LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn này là kết quả do tơi tự nghiên cứu để hồn thành.
Các số liệu, thống kê, kết quả sử dụng trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc
cụ thể rõ ràng. Các kết luận của luận văn này chưa từng cơng bố trong bất cứ cơng
trình khoa học nào.
Hà Nội, tháng 3 năm 2014
Học viên
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phan Tố Uyên người đã dành rất
nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tơi hồn thành luận văn
tốt nghiệp.
Nhân đây, tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế
quốc dân, quý thầy cô trong Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế đã tạo rất nhiều
điều kiện để tơi học tập và hồn thành tốt khóa học.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn quý anh, chị và ban lãnh đạo Công ty Trách
nhiện hữu hạn Tristar Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi điều tra khảo sát để có dữ
liệu viết luận văn và đóng góp nhiều ý kiến bổ ích cho luận văn này.
Mặc dù tơi đã có nhiều cố gắng hồn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và
năng lực của mình, tuy nhiên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được những đóng góp q báu của q thầy cơ và các bạn.
Hà Nội, tháng 3 năm 2014
Học viên
Đỗ Đình Toại
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
Từ viết tắt
Nguyên nghĩa
1
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
2
WTO
World Trade Organization -Tổ chức thương mại Thế giới
3
AFTA
ASEAN Free Trade Area – Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN
4
APEC
Asia-Pacific Economic Cooperation- Diễn đàn Hợp tác
Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
5
DN
Doanh nghiệp
6
TT
Thị trường
7
DVD
Đầu đĩa
8
LCD
Màn hình phẳng
9
TV
Ti vi
10
EU
Châu Âu
11
CEPT
Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau khi trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức Thương mại thế giới WTO từ
ngày 11/1/2007 đến nay thị trường hàng hóa của Việt Nam đã và đang mở cửa để
đón nhận hàng hóa từ khắp các quốc gia trên thế giới với những cam kết của một
thành viên WTO. Việc mở cửa thị trường bán lẻ đã đưa thị trường bán lẻ Việt Nam
trở nên vô cùng sôi động và phong phú, được đánh giá là một trong những thị
trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới.
Trước sự cạnh tranh đang diễn ra ngày một gay gắt và khốc liệt trên thị
trường, mỗi doanh nghiệp nên có sự chuẩn bị sẵn sàng với những kế hoạch phát
triển kinh doanh để có thể tồn tại và phát triển vững chắc. Một doanh nghiệp nếu
có được những kế hoạch phát triển kinh doanh đúng đắn và thích hợp, có thể dựa
vào nội lực để tận dụng được các cơ hội đến từ mơi trường bên ngồi hay tránh né
được những rủi ro, hạn chế những điểm yếu thì chắc chắn sẽ đủ sức cạnh tranh và
đứng vững trên thị trường
Hiện nay, hàng gia dụng nhập khẩu đang chiếm một tỷ trọng lớn trên thị
trường với đủ các nhãn hiệu và xuất xứ, chất lượng cũng như giá cả. Tất cả các hãng
tham gia vào mảng thị trường này đều tận dụng tối đa điểm mạnh của mình, sử
dụng mọi nguồn lực, mọi chiến lược có thể để nâng cao vị thế và phát triển kinh
doanh. Chính vì thế cạnh tranh trên thị trường này là rất lớn. Để phát triển kinh
doanh hàng gia dụng nhập khẩu một cách hiệu quả đòi hỏi các doanh nghiệp kinh
doanh hàng gia dụng nhập khẩu phải có được sự phân tích chun sâu về lĩnh vực
mà công ty đang kinh doanh, phải phân tích được đặc điểm kinh doanh của ngành
hàng gia dụng nhập khẩu, thực trạng kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu của công
ty, đưa ra đánh giá về thực trạng phát triển kinh doanh của cơng ty từ đó đưa ra các
giải pháp phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu của cơng ty, để cơng ty có
những phương hướng, những bước đi chính xác trên thị trường.
Nhận ra điều đó, từ những năm đầu thành lập Cơng ty trách nhiệm hữu hạn
Tristar Việt Nam - hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nhập khẩu và kinh doanh các
mặt hàng gia dụng cao cấp nhất trên thị trường đến từ Châu Âu mang thương hiệu
quốc tế Fagor đã luôn tìm tịi và thay đổi mọi hướng đi để có thể phát triển kinh
doanh mặt hàng hàng gia dụng nhập khẩu của mình. Nhưng những sự tìm tịi và
thay đổi đó đều mang tính bộc phát, khơng mang tính chất nghiên cứu tồn diện và
chuyên sâu. Trong khi đó sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh ngày càng
mạnh mẽ, ngày càng mang tính chuyên nghiệp cao
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn mang tính cấp thiết và ý nghĩa quan
trọng là cần phải nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên sâu về ngành hàng hàng
gia dụng nhập khẩu, từ đó rút ra những giải pháp để phát triển kinh doanh hàng gia
dụng nhập khẩu hiệu quả cho công ty Tristar Việt Nam, luận văn này được lựa chọn
với tên đề tài: "Phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu của công ty
Trách nhiệm hữu hạn Tristar Việt Nam ."
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn hướng tới mục tiêu cụ thể như sau:
Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng “Phát triển kinh doanh hàng gia dụng
nhập khẩu của công ty Trách nhiệm hữu hạn Tristar Việt Nam” trong thời gian qua
thì luận văn đề xuất các giải pháp phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu
của công ty đến năm 2020.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
- Phân tích những vấn đề cơ bản về phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu
của các doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu của công ty
TNHH Tristar Việt Nam.
- Đưa ra được các giải pháp phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu của
công ty TNHH Tristar Việt Nam đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình kinh doanh và phát triển kinh doanh
hàng gia dụng nhập khẩu của công ty Tristar Việt Nam thời gian qua
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập
khẩu của Công ty Tristar Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013 và đề xuất giải pháp
đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý thuyết sử dụng để phân tích:
+ Phương pháp tổng hợp.
+ Phương pháp phân tích.
+ Phương pháp thống kê so sánh.
- Dữ liệu cần thu thập: Các số liệu thống kê, báo cáo về q trình hoạt động
kinh doanh của cơng ty Tristar Việt Nam đã được công bố. Các số liệu báo cáo về
q trình hoạt động kinh doanh có liên quan tới công ty Tristar Việt Nam của các
đại lý, các trung tâm thương mại, showroom của công ty, cũng như nguồn số liệu
báo cáo về tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam, thu nhập bình qn đầu người và
chính sách kinh tế của chính phủ Việt Nam đối với các doanh nghiệp kinh doanh
hàng gia dụng nhập khẩu.
- Nguồn dữ liệu:
+ Dữ liệu thứ cấp: thu thập từ các báo cáo thường niên, các tài liệu, thông tin
nội bộ của Công ty Tristar Việt Nam. Các nguồn dữ liệu này được trích dẫn trực
tiếp trong luận văn và được ghi chú chi tiết trong danh mục tài liệu tham khảo.
+ Dữ liệu sơ cấp: thu thập thông qua các thành phần trong hệ thống kênh phân
phối cũng như của khách hàng tiêu dùng sản phẩm và đối thủ cạnh tranh của công
ty Tristar Việt Nam.
5. Tổng quan các công trình khoa học có liên quan tới đề tài.
Trong thời gian qua, vấn đề phát triển kinh doanh hàng hóa đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu. Một số cơng trình nghiên cứu về phát triển kinh doanh lĩnh vực
sản phẩm thẻ của ngân hàng. Một số cơng trình nghiên cứu về phát triển kinh doanh
dịch vụ thông tin di động, một số cơng trình thì nghiên cứu về phát triển kinh doanh
dịch vụ nội dung số của công ty truyền thông. Đề tài: “ Phát triển kinh doanh dịch
vụ nội dung số của Công ty Cổ phần Phần mềm Truyền thơng đa phương tiện” của
tác giả Đồn Quốc Tuấn, Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Trong đó đề cập tới việc phát
triển kinh doanh nói chung và phát triển kinh doanh dịch vụ nội dung số nói riêng.
Đề tài: “ Phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ” của tác giả Lê
Hữu Thông, Đại học Đà Nẵng đề cập tới phát triển kinh doanh của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ nói chung hay đề tài: “ Giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh
nước sạch tại công ty TNHH Một thành viên Kinh doanh nước sạch Thái Nguyên”
của tác giả Phạm Thị Thanh Ngây, Đại học kinh tế - Đại học Thái Nguyên. Đề tài
này đề cập tới phát triển kinh doanh sản phẩm nhất nước sạch của cơng ty TNHH
một thành viên.
Các cơng trình trên đều nghiên cứu chung về phát triển kinh doanh và làm thế
nào để phát triển kinh doanh nói chung và về từng sản phẩm cụ thể của riêng từng
cơng ty. Chưa có đề tài nào nghiên cứu về phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập
khẩu với thương hiệu Fagor một cách chun sâu. Có thể nói, luận văn này là cơng
trình được nghiên cứu dưới góc độ lý luận và thực tiễn hồn tồn khác so với các
cơng trình nghiên cứu trước đây. Đó là lý luận, thực tiễn phát triển kinh doanh hàng
gia dụng nhập khẩu nói chung và hàng gia dụng nhập khẩu cao cấp nói riêng.
6. Dự kiến đóng góp của luận văn
- Giá trị khoa học:
+ Làm rõ tầm quan trọng của phát triển kinh doanh trong cơng ty thương mại.
- Giá trị thực tiễn:
+ Phân tích rõ được thực trạng kinh doanh của mặt hàng đồ gia dụng hiện tại
nói chung và của Cơng ty Tristar Việt Nam nói riêng.
+ Đề xuất các giải pháp phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu, là cơ
sở thực tiễn cho Ban lãnh đạo Công ty Tristar Việt Nam trong việc đưa ra các quyết
định để nâng cao vị thế cạnh tranh cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh cho
công ty.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu phần nội dung và kết luận, ngồi ra cịn có
các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. Trong
đó, nội dung đề tài được chia làm 3 chương chính như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập
khẩu ở các doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu của
công ty Trách nhiệm hữu hạn Tristar Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp phát phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập
khẩu của công ty Trách nhiệm hữu hạn Tristar Việt Nam đến năm 2020.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH DOANH VÀ
PHÁT TRIỂN KINH DOANH HÀNG GIA DỤNG NHẬP
KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Vai trò và sự cần thiết phải phát triển kinh doanh hàng gia dụng
nhập khẩu tại các doanh nghiệp.
Trước khi đi vào nghiên cứu vai trò và sự cần thiết phải phát triển kinh
doanh hàng gia dụng nhập khẩu tại các doanh nghiệp, ta tìm hiểu về khái niệm hàng
gia dụng nhập khẩu và kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu.
1.1.1. Khái niệm về hàng gia dụng, hàng gia dụng nhập khẩu và kinh
doanh hàng gia dụng nhập khẩu.
- Khái niệm hàng gia dụng, hàng gia dụng nhập khẩu.
Hàng gia dụng hiểu theo nghĩa đơn giản là hàng sử dụng trong nhà. Ví dụ điển
hình về các hàng gia dụng bao gồm máy điều hòa khơng khí, giường, chăn, ghế, đồ vải
vóc, khăn tắm, máy xay, các loại sách, tủ, bàn, ghế, tủ chè, chạn, máy sấy quần áo, phin
cà phê, máy tính, dụng cụ nấu ăn, ghế sofa, sa-lông, rèm, thanh rèm, màn cửa, các mặt
hàng đồ trang trí, ấm, chén đĩa, ly, tách, máy rửa chén, quạt, tủ lạnh, dụng cụ cầm tay,
bàn ủi, đèn, bảng, khăn trải, nệm, thiết bị y tế gia đình, lị vi sóng, gương, lược, gối, nồi
chảo, thảm, máy may, loa, dàn âm thanh nổi, radio, bàn, lò nướng bánh, mỹ phẩm
thông thường, các vật dụng khác....
“ Hàng gia dụng là tên gọi chỉ chung cho những vật dụng, mặt hàng, đồ vật
được trang bị và sử dụng để phục vụ cho các tiện nghi, tiện ích nhằm đáp ứng nhu cầu
sử dụng thường xuyên cho sinh hoạt hàng ngày đối với một gia đình hay hộ gia đình.”
Hàng gia dụng được sử dụng từ xưa đến nay trong các gia đình và ngày càng
đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chất lượng cũng như tăng lên về số lượng tùy vào
mức độ phát triển của xã hội và nhu cầu cũng như khả năng đáp ứng của từng cá
nhân, gia đình. Nói chung đó là những mặt hàng từ thiết yếu không thể thiếu được
trong mỗi gia đình như: Nồi niêu xoong chảo, đến những mặt hàng cao cấp cho
những người có thu nhập cao như tủ rượu, tủ là hay máy rửa bát…
Tồn cầu hóa đã khiến cho hàng hóa thế giới lưu chuyển qua nhiều quốc gia
khác nhau. Hàng gia dụng cũng vậy, việc hàng gia dụng được sản xuất tại nước này
và được nước khác nhập khẩu về tiêu dùng trong nước là một hoạt động phổ biến và
vô cùng phát triển hiện nay.
“Hàng gia dụng nhập khẩu là hàng gia dụng được sản xuất tại nước ngoài và
nhập khẩu về Việt Nam thông qua các công ty thương mại, các nhà máy sản xuất
hàng gia dụng hoặc các công ty đa quốc gia nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng
trong nước.”
Hàng gia dụng nhập khẩu hiện nay đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình ở
thị trường trong nước và đang dần thay thế các mặt hàng gia dụng được sản xuất
trong nước ở một số lĩnh vực mà chúng ta khơng có thế mạnh
- Khái niệm nhập khẩu và kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu.
Nhập khẩu là hoạt động đưa các hàng hóa và dịch vụ vào một nước do các
Chính phủ, tổ chức hoặc cá nhân đặt mua từ các nước khác nhau.
Kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu là hoạt động ký kết, đưa hàng gia dụng
nhập khẩu được mua từ các tổ chức, các công ty sản xuất hàng gia dụng nước ngoài
vào lãnh thổ Việt Nam để cung cấp cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu khách hàng
nhằm mục đích thu lợi nhuận.
1.1.2 Sự cần thiết phải phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu tại
các doanh nghiệp
Chúng ta đang sống trong một xã hội mà nền kinh tế thị trường đang phát triển
mạnh mẽ. Nhất là từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO thì
hàng hóa các nước tràn ngập vào thị trường Việt Nam với muôn vàn kiểu dáng, chất
lượng, giá cả cũng như xuất xứ.
Đối với mọi doanh nghiệp thương mại: Kinh doanh là vấn đề nòng cốt, là
vấn đề sống còn của doanh nghiệp, và đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng gia
dụng nhập khẩu cũng thế, vấn đề cốt lõi vẫn là phải bán được hàng, tiêu thụ được
sản phẩm. Khi mà sản phẩm trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng
và cần phải có những sản phẩm thay thế nhưng trong nước không sản xuất được vì
một lý do nào đó thì những doanh nghiệp kinh doanh cần phải phát triển các mặt
hàng nhập khẩu.
Hàng gia dụng cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ khi mà nhu cầu
ngày càng lớn và khả năng trong nước khơng đáp ứng nổi nhu cầu. Vì vậy các
doanh nghiệp sẽ hướng tới phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu. Việc
kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu tại các doanh nghiệp là cần thiết bởi các yếu tố
sau đây.
1.1.3.1- Đối với doanh nghiệp
- Việc phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu sẽ đem lại nguồn doanh
thu cho doanh nghiệp.
- Phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu sẽ đảm bảo cho vị thế của
doanh nghiệp trên thị trường hàng gia dụng với các đối tác và nhà phân phối.
- Phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu giúp xây dựng hình ảnh và
thương hiệu của doanh nghiệp đối với khách hàng.
- Phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu mở rộng thị phần của doanh
nghiệp trên thị trường hàng gia dụng.
- Phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu giúp doanh nghiệp đáp ứng
đẩy đủ hơn nhu cầu của khách hàng. Chăm sóc khách hàng tốt hơn và có thể đáp
ứng được nhiều loại khách hàng hơn.
1.1.3.2- Đối với người tiêu dùng
-Việc phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu sẽ đem lại cơ hội tiêu
dùng sản phẩm mới, chất lượng hơn và thỏa mãn nhu cầu hơn.
- Phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu mở rộng khả năng tiêu dùng
trong nước, cho phép tiêu dùng một lượng hàng hoá nhiều hơn khả năng sản xuất
trong nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao cũng như thị hiếu của người
tiêu dùng, làm tăng mức sống người dân, tăng thu nhập quốc dân, góp phần không
nhỏ vào việc nâng cao đời sống tinh thần, nâng cao tầm hiểu biết của nhân dân về
sự phát triển không ngừng của thế giới.
1.1.3.3- Đối với sự phát triển kinh tế xã hội
- Việc phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu góp phần thúc đẩy tự do
hóa thương mại, giúp hàng hóa nước ngồi thâm nhập làm đa dạng thị trường hàng
hóa trong nước.
- Phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu tạo sự chuyển giao công
nghệ, tạo ra sự đồng đều về phát triển trong nước và nâng cao được cơng nghệ sản
xuất hàng hóa trong nước.
- Phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu xố bỏ tình trạng độc
quyền, phá vỡ triệt để cơ chế tự cung tự cấp của nền kinh tế đóng. Đồng thời
nhập khẩu cũng tạo ra sự cạnh tranh tích cực giữa hàng nội và hàng ngoại tức là
tạo ra động lực buộc các nhà sản xuất trong nước phải không ngừng vươn lên,
thúc đẩy sản xuất trong nước.
- Phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu giải quyết được các nhu cầu
đặc biệt như hàng hoá khan hiếm, hàng hố cao cấp, cơng nghệ hiện đại mà trong
nước khơng thể sản xuất được hay khó khăn trong quá trình sản xuất vì nguồn lực
khan hiếm.
- Phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu góp phần khai thác có hiệu
quả lợi thế so sánh của một quốc gia, từng bước hoà nhập nền kinh tế quốc gia với
nền kinh tế thế giới phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế.
- Phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu bổ sung kịp thời những mặt
mất cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển nền kinh tế cân đối và ổn định.
Để tồn tại và phát triển đòi hỏi mỗi doanh nghiệp kinh doanh hàng gia dụng
nhập khẩu phải huy động tốt mọi tiềm năng nội lực của mình, phải khơng ngừng
chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. Bởi lẽ, nếu khơng có thị trường thì doanh nghiệp
sẽ khơng thể tồn tại và phát triển. Thị trường hàng gia dụng luôn luôn biến động, do
vậy để thành công trong kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu các doanh nghiệp
phải thường xuyên nắm bắt, quan tâm đến thị trường và không ngừng phát triển thị
trường. Hoạt động trong cơ chế thị trường mà không nắm bắt được cơ hội, sự vận
động của nền kinh tế, không biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản phẩm
mới trong kinh doanh hàng gia dụng thì doanh nghiệp kinh doanh hàng gia dụng
nhập khẩu sẽ bị tụt hậu và sớm bị loại ra khỏi thị trường. Doanh nghiệp kinh doanh
hàng gia dụng nhập khẩu muốn thành cơng thì khơng thể chỉ giành lấy một mảng thị
trường mà phải vươn lên nắm vững thị trường, thường xuyên mở rộng và phát triển
thị trường hàng gia dụng nhập khẩu.
1.1.3 Đặc điểm kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu.
Kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu cũng giống như kinh doanh hàng hóa
sản xuất trong nước đó là sử dụng các kênh kinh doanh truyền thống kết hợp với các
biện pháp marketing hiện đại nhưng cũng mang những đặc điểm riêng của loại hàng
hóa nhập khẩu đó là:
- Đặc điểm về sản phẩm:
Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm gia dụng nhập khẩu phụ thuộc
vào xuất xứ và thương hiệu của sản phẩm. Đa phần các mặt hàng gia dụng nhập
khẩu từ Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản có chất lượng tốt nhất thị trường.
Thiết kế và công nghệ: Do là những sản phẩm nhập khẩu nên thường có cơng
nghệ cao với thiết kế liên tục thay đổi so với các sản phẩm được sản xuất trong nước
Gía cả sản phẩm: Gía cả sản phẩm được phân cấp rõ ràng với từng xuất xứ
khác nhau.
Vòng đời sản phẩm: Các sản phẩm nhập khẩu theo từng phân cấp có vịng đời
sản phẩm khác hẳn nhau. Nó phụ thuộc vào xuất xứ và thương hiệu cũng như chất
lượng sản phẩm.
- Đặc điểm về khách hàng:
Khách hàng là người trực tiếp tiêu dùng sản phẩm và đánh giá chất lượng sản
phẩm. Đa số khách hàng của mặt hàng gia dụng nhập khẩu cao cấp đều có độ hiểu
biết tương đối về sản phẩm và thương hiệu, xuất xứ hơn các khách hàng của mặt
hàng gia dụng nhập khẩu trung cấp và thấp cấp.
- Đặc điểm về mạng lưới phân phối:
Mạng lưới phân phối mặt hàng gia dụng nhập khẩu thì phụ thuộc vào tốc độ
phát triển của các trung tâm điện máy, siêu thị điện máy và các đại lý bán hàng. Hàng
gia dụng nhập khẩu được phân phối thông qua nhiều công ty thương mại và cửa hàng
gia dụng hoặc thông qua các siêu thị điện máy, các website bán hàng online.
Vì vậy kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu phải chọn loại phân khúc thị
trường cho phù hợp và đề ra các chiến lược kinh doanh cho từng loại phân khúc đã
chọn, với từng phân khúc sẽ áp dụng một chiến lược riêng và đánh vào từng đối
tượng khách hàng khác nhau, kèm theo đó là sự kết hợp với các nhà phân phối bán
buôn và bán lẻ.
1.2- Nội dung phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu tại các
doanh nghiệp
1.2.1 Phát triển mặt hàng hàng gia dụng nhập khẩu.
Trong vấn đề phát triển mặt hàng hàng gia dụng nhập khẩu, đưa thêm ngày
càng nhiều mặt hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu đa dạng của thị trường, đặc
biệt là mặt hàng mới – chất lượng cao. Đó chính là phương thức kinh doanh có hiệu
quả và cũng là phương thức thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Kinh doanh
hàng gia dụng nhập khẩu có thể phát triển mặt hàng theo hai hướng: Phát triển mặt
hàng mới và mở rộng chủng loại hàng gia dụng nhập khẩu hiện có.
1.2.1.1 Phát triển mặt hàng mới.
Phát triển mặt hàng mới có thể là mặt hàng mới đối với bản thân doanh nghiệp
hoặc mới đối với thị trường. Phát triển mặt hàng mới luôn tồn tịa hai mặt là rủi ro
và cơ hội. Cần đầu tư tập trung nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các mặt hàng
tiềm năng có thể phát triển trong tương lai để phân bổ nguồn lực phát triển mặt hàng
nhằm tạo được lợi thế cạnh tranh.
Phát triển mặt hàng mới phải trả lời được câu hỏi: Phát triển mặt hàng nào,
phục vụ đáp ứng cho phân khúc thị trường nào, làm như thế nào, các giá trị tạo nên
sự khác biệt, nếu đối thủ cạnh tranh cũng phát triển mặt hàng này thì mất bao nhiêu
thời gian, cần nguồn lực là bao nhiêu, thời gian triển khai và kỳ vọng lợi nhuận thu
được. Từ đó xây dựng kế hoạch phát triển mặt hàng mới.
Trong phát triển mặt hàng hàng gia dụng nhập khẩu mới, cần chú trọng đặc
biệt tới yếu tố văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam. Bởi vì văn hóa tiêu dùng của
người Việt Nam có những đặc điểm khác biệt so với văn hóa tiêu dùng của người
Châu Âu nên khơng phải lúc nào mặt hàng mới cũng tiêu thụ tốt ở thị trường trong
nước.
1.2.1.2 Mở rộng chủng loại mặt hàng gia dụng nhập khẩu hiện có.
Nghiên cứu, phân tích mặt hàng đang có về doanh thu, chi phí, số lượng khách
hàng. Đặc biệt nghiên cứu các phản hồi của khách hàng qua các kênh trong đó kênh
chăm sóc khách hàng là quan trọng nhất. Phân tích các yêu cầu của khách hàng qua
kênh chăm sóc khách hàng sẽ giúp cho việc hoàn thiện các mặt hàng gia dụng để
mở rộng thêm các mặt hàng mới để đáp ứng yêu cầu của khách hàng tốt hơn.
Dựa trên những phân tích về doanh thu, chi phí đối với mặt hàng hàng gia
dụng đưa ra những quyết định phù hợp với thực tế. Đối với những mặt hàng có
doanh thu khơng bù đắp được chi phí, khách hàng khơng sử dụng nhiều, cần có kế
hoạch loại bỏ khỏi danh mục kinh doanh hàng gia dụng và thay thế bằng những mặt
hàng mới. Những mặt hàng có lượng khách hàng ổn định hoặc có xu hướng tăng
trong quá trình kinh doanh, cần phải đầu tư nghiên cứu, đưa ra những chủng loại
mới và hoàn thiện dịch vụ để phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Mở rộng chủng loại mặt hàng gia dụng nhập khẩu có thể theo hướng mở rộng
về quy cách sản phẩm hoặc chủng loại sản phẩm. Đối với mặt hàng hàng gia dụng
nhập khẩu, do khoa học kỹ thuật phát triển ở mức độ cao, khả năng thay đổi về
chủng loại mặt hàng sẽ ngày càng cao, vì vậy khả năng đáp ứng mặt hàng hàng gia
dụng nhập khẩu sẽ ngày càng được mở rộng.
1.2.2 Phát triển thị trường hàng gia dụng nhập khẩu theo phạm vi địa lý
Kinh doanh trong cơ chế thị trường, chiếm lĩnh thị trường là yêu cầu quan
trọng để phát triển doanh nghiệp. Các doanh nghiệp kinh doanh hàng gia dụng nhập
khẩu bên cạnh việc duy trì và mở rộng thị trường chính hiện có của mình như là:
Các doanh nghiệp kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu đến từ Châu âu và Nhật
Bản thì thị trường chính sẽ là các thành phố phát triển về kinh tế như Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh…, các doanh nghiệp kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu
nhưng sản phẩm đến từ Malaysia, Đài Loan, Thái Lan thì thị trường chính sẽ là các
khu vực có thu nhập trung bình hoặc ven các thành phố lớn…thì cần phải ln ln
mở rộng thị trường kinh doanh, phân khúc thị trường hợp lý, ví dụ như: Ngoài các
thành phố phát triển như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì ở các thành phố
khác có một bộ phận khơng nhỏ những người tiêu dùng có thu nhập cao và muốn sử
dụng sản phẩm hàng gia dụng nhập khẩu cao cấp và có chất lượng. Bộ phận người
tiêu dùng này sẽ tập hợp thành thị trường mục tiêu mà các doanh nghiệp kinh doanh
hàng gia dụng nhập khẩu cao cấp sẽ cần hướng tới và mở rộng hơn nữa. Hiện nay ở
các tỉnh và thành phố trên cả nước đều có các trung tâm thương mại lớn để giời
thiệu và bán sản phẩm, việc đưa mặt hàng gia dụng nhập khẩu vào các trung tâm
thương mại lớn chính là một hình thức rất tốt để doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng
này mở rộng thị trường và hướng tới những thị trường tiềm năng mới. Việc mở rộng
thị trường nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, có
như vậy doanh nghiệp mới đạt hiệu quả kinh doanh cao. Bởi vì, thị trường đóng vai
trị hết sức quan trọng cho mỗi doanh nghiệp kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu,
thị trường là môi trường kinh tế - xã hội của doanh nghiệp, là tấm gương để các
doanh nghiệp nhận biết nhu cầu xã hội về hàng gia dụng nhập khẩu và đánh giá kết
quả kinh doanh của mình để thơng qua đó doanh nghiệp kinh doanh có thể biết
được nên kinh doanh mặt hàng gia dụng nhập khẩu nào? Thị trường hàng gia dụng
nhập khẩu là nơi hình thành các mối quan hệ kinh tế của doanh nghiệp kinh doanh
hàng gia dụng nhập khẩu với doanh nghiệp phân phối, đối thủ cạnh tranh và với
toàn bộ nền kinh tế quốc dân... Đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng gia dụng
nhập khẩu thì việc mở rộng thị trường có nghĩa là đồng thời mở rộng cả thị trường
mua và thị trường bán.
1.2.3 Phát triển mạng lưới kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu.
Phát triển mạng lưới kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu không chỉ đơn thuần
là mở rộng hệ thống showroom như các loại hình hàng hóa khác mà cịn là mở rộng
hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị điện máy và các đại lý, bạn hang của doanh
nghiệp. Hàng gia dụng nhập khẩu có khả năng đến được với khách hàng hay không
phụ thuộc vào mạng lưới kinh doanh. Khả năng tự bao phủ thị trường của các doanh
nghiệp là có giới hạn, vì vậy phát triển mạng lưới kinh doanh với các doanh nghiệp
kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu trước hết là phát triển kết nối với các đại lý,
trung tâm thương mại. Mở rộng liên kết với các trung tâm thương mại, siêu thị điện
máy và các đại lý là cơ hội để sản phẩm hàng gia dụng lan tỏa tới khách hàng. Tăng
cơ hội thu hút khách hàng của doanh nghiệp kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu.
1.2.4 Phát triển các hoạt động hỗ trợ kinh doanh hàng gia dụng nhập
khẩu
Phát triển các hoạt động hỗ trợ kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu bao gồm
phát triển các hoạt động khuếch trương bán hàng và phát triển các hoạt động dịch
vụ khách hàng.
1.2.4.1 Thúc đẩy hoạt động khuếch trương bán hàng.
Suy cho cùng thì việc doanh nghiệp kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu có
đạt hiệu quả hay không là tuỳ thuộc vào việc hàng gia dụng nhập về có tiêu thụ
được hay khơng. Để tổ chức tốt khâu bán hàng thì điều quan trọng phải thúc đẩy
hoat động khuyếch trương bán hàng, đó là một công cụ quan trọng trong chiến lược
Marketing trong mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp kinh doanh hàng gia dụng
nhập khẩu sử dụng các chiến lược sau:
- Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo, đài, tivi,
internet …
- Làm tốt các hoạt động xúc tiến bán hàng như: Phát không các tài liệu liên
quan đến sản phẩm cho khách hàng, bán hàng kèm theo quà thưởng...
- Xây dựng tốt mối quan hệ quần chúng nhằm thu hút sự chú ý của khách
hàng như: Tổ chức hội nghị khách hàng, hội thảo quốc tế, tiến hành các hoạt
động tài trợ, từ thiện...
- Tổ chức dịch vụ sau bán hàng như: Doanh nghiệp cần cung cấp tư liệu kỹ
thuật như các bản hướng dẫn sử dụng, sơ đồ cấu tạo và các Catalogue hàng hoá, bảo
hành bảo dưỡng...
- Các điều kiện ưu đãi trong thanh toán như: Ưu đãi thanh toán tiền mặt, thanh
toán sớm…
- Sử dụng các kỹ thuật yểm trợ như: Mở rộng cửa hàng giới thiệu sản phẩm,
tham gia vào các hiệp hội kinh doanh, hội chợ triển lãm...
1.2.4.2 Tăng cường hoạt động dịch vụ khách hàng.
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của hoạt động dịch vụ khách hàng trong
phát triển kinh doanh. Hoạt động dịch vụ khách hàng được thực hiện trong cả ba
quá trình: Hoạt động dịch vụ khách hàng trước khi bán hàng, hoạt động dịch vụ
khách hàng trong khi bán hàng và hoạt động dịch vụ khách hàng sau khi bán hàng.
Trong phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu cũng vậy. Hoạt động dịch
vụ khách hàng lại càng quan trọng hơn vì khơng chỉ đơn thuần là hàng gia dụng
bình thường mà là hàng gia dụng nhập khẩu cao cấp, vì vậy các hoạt động dịch vụ
khách hàng đi kèm theo cũng phải tương xứng với hàng hóa tức là cũng phải là
những hoạt động dịch vụ khách hàng cao cấp. Tức là phải đáp ứng được các tiêu
chí như sau:
- Tính chuyên nghiệp: Các hoạt động dịch vụ khách hàng phải đảm bảo tính
chuyên nghiệp tức là phải đảm bảo: đúng nơi, đúng lúc, đúng thứ khách hàng cần,
phải đảm bảo thường xuyên và liên tục phản hồi các yêu cầu của khách hàng.
- Tính đầy đủ: Đảm bảo khách hàng được hưởng đầy đủ các dịch vụ của công
ty cũng như các dịch vụ đi kèm theo sản phẩm
- Tính giá trị gia tăng: Khách hàng cần được hưởng thêm những giá trị gia
tăng khi mua sản phẩm của doanh nghiệp như: lắp đặt miễn phí sản phẩm, vận
chuyển miễn phí …
Kèm theo đó phải ln ln đưa ra các dịch vụ mới nhằm thỏa mãn một
cách toàn diện nhu cầu của khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp.
1.3 - Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh doanh hàng gia dụng
nhập khẩu ở các doanh nghiệp.
1.3.1 Nhân tố bên ngồi doanh nghiệp.
Đây là nhóm nhân tố có tầm ảnh hưởng vĩ mơ đến hoạt động phát triển kinh
doanh hàng gia dụng nhập khẩu của doanh nghiệp, nó bao gồm:
1.3.1.1 Mơi trường kinh tế.
Mơi trường kinh tế có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh doanh hàng gia
dụng nhập khẩu ở các doanh nghiệp
Những yếu tố ảnh hưởng bao gồm:
- Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam
- Thu nhập bình quân đầu người
- Tỷ giá ngoại tệ
Vậy những nhân tố trên ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh doanh
hàng gia dụng nhập khẩu.
Thứ nhất: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng GDP thể hiện tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia,
như vậy GDP mà tăng càng nhanh thì kinh tế quốc gia đó ngày càng phát triển,
người dân càng ngày càng giàu có và vì thế mà tiêu dùng sản phẩm nói chung, tiêu
dùng hàng gia dụng nhập khẩu nói riêng càng ngày càng tăng cao vì vậy tốc độ tăng
trưởng GDP ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh doanh hàng gia dụng nhập khẩu.
Nghiên cứu tố độ tăng GDP trong những năm vừa qua ta có hình sau:
Hình 1. Tốc độ tăng GDP 2002 - 2013
9.0%
8.5%
8.0%
7.5%
7.0%
6.5%
6.0%
5.5%
5.0%
2002
2003
2004
2005 2006
2007 2008
2009 2010
Tốc độ tăng trưởng GDP 2002-2013
2011
2012
2013
Hình 1.1: Tốc độ tăng GDP 2002 - 2013
Nguồn: GSO
Nhình vào hình trên ta có thể thấy được tốc độ tăng GDP của nước ta giai
đoạn từ năm 2002 đến năm 2007 đều đạt trên 7% và đạt đỉnh cao vào năm 2007 với
8.46%. Trong giai đoạn này xây dựng và bất động sản rất phát triển, những khu đô
thị mới và những dự án bất động sản mới phát triển rất nhanh, nguồn vốn vay ngân
hàng rất lớn và có nhiều ngơi nhà mới cũng như cơng trình mới mọc lên, chính vì
thế nhu cầu của nền kinh tế về hàng tiêu dùng gia dụng nhập khẩu cũng tăng cao để
đáp ứng về chất lượng cũng như về giá trị của các ngôi nhà, chính vì thế ta dễ dàng
nhận thấy kinh doanh hàng gia dụng trong giai đoạn này rất phát triển, đặc biệt là
hàng gia dụng nhập khẩu. Còn trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013, tốc độ
tăng trưởng GDP luôn đạt mức dưới 7% và thấp nhất vào năm 2012 với tốc độ chỉ
đạt 5.03% bởi vì trong giai đoạn này cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính tồn cầu
2008 - 2009 mặc dù khơng tác động trực tiếp tới nền kinh tế Việt Nam thông qua hệ
thống tài chính, nhưng nó thực sự đã làm khuếch đại những bất ổn kinh tế nội tại
quốc gia vốn đã tàng tích từ nhiều năm trước đó. Bất động sản giảm giá liên tục,