Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

skkn một số kinh nghiệm về việc triển khai nội dung 5 của phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thpt tháp chàm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.09 KB, 28 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm - 1 -
SỞ GD – ĐT NINH THUẬN
TRƯỜNG THPT THÁP CHÀM
============
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ VIỆC TRIỂN KHAI NỘI DUNG 5 CỦA PHONG
TRÀO
XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC
Người viết: Trương Thò Hạnh
Chức vụ: P. Hiệu trưởng
Năm học: 2010-2011
Ng
ườ
i vi
ế
t: Tr
ươ
ng Th

H

nh
Sáng kiến kinh nghiệm - 2 -
A. HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

Giáo dục truyền thống là một phần không thể thiếu để hình thành và phát triển
nhân cách, đạo đức của học sinh. Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập ngày càng
sâu rộng, lại càng đặt ra cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo một sứ mệnh vẻ vang cùng
những thách thức nặng nề. Đó là: “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài và giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho


học sinh – thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước”.
Là thành viên trong đội ngũ “trồng người”, tôi luôn suy nghĩ về điều đó.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định “Mục tiêu
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát
triển đất nước năm 2011-2015” là “… Xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu
nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức, sống có văn hóa, nghĩa
tình… Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa truyền thống, cách mạng. Phát triển,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục
truyền thống lịch sử cách mạng, giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa anh hùng cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành,
ý thức trách nhiệm xã hội cho thế hệ trẻ. Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình
và xã hội trong giáo dục ”
2. Công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 7/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cấp trung học cơ sở và
cấp trung học phổ thông từ năm học 2008-2009:
2.1/ “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lí học đi đôi với hành,
giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà
trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
2.2/ “Nội dung giáo dục địa phương phải góp phần thực hiện mục tiêu năm học, gắn
lí luận với thực tiễn hoạt động kinh tế - xã hội, văn hóa, lịch sử địa phương…”.
3. Yêu cầu nội dung 5 của phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực (“XD THTT, HSTC”): “Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy
giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương”.
a) Tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng… ở xã, phường;
b) Nhận và tổ chức cho giáo viên, học sinh chăm sóc/bảo vệ di tích hoặc 1 công trình
hoặc chăm sóc/phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng.
4. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2010-2011:
- Số 4718/BGDĐT-GDTrH ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Số 1251/SGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Sở Giáo dục – Đào tạo

Ninh Thuận

về phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với
yêu cầu thực hiện:
Ng
ườ
i vi
ế
t: Tr
ươ
ng Th

H

nh
Sáng kiến kinh nghiệm - 3 -

“1. Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013;
2. Công văn số 307/KH–BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
Kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 - 2009 và giai đoạn 2008 - 2013;
3. Công văn liên tịch số 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN ngày 19/8/2008
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch và Trung ương Đoàn
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về Kế hoạch liên ngành triển khai phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 - 2013;
4. Công văn số 1741/BGDĐT-GDTrH ngày 05/3/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”;

5. Công văn số 227/KH-SGDĐT ngày 26/8/2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo về Kế
hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 - 2009 và giai đoạn 2008 – 2013’’ „.
II. CƠ SỞ THỰC TẾ:
1. Là phó hiệu trưởng – phụ trách hoạt động phong trào, phó ban chỉ đạo “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” của trường THPT Tháp Chàm, tôi đã ba năm
lập kế hoạch, triển khai phong trào, trong đó có nội dung 5 và đã đạt kết quả tốt.
2. Phường Bảo An – địa bàn trường đóng, là nơi có bề dày truyền thống về lịch sử
đấu tranh cách mạng, nơi có Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ. Kể từ khi Bộ và Sở
Giáo dục phát động phong trào XD THTT, HSTC, trường đã đăng kí với Ủy ban nhân
dân phường Bảo An nhận chăm sóc Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ.
Từ đó lại nay, theo đúng kế hoạch, ít nhất mỗi tháng một lần, học sinh trường đã
lên quét dọn, trồng và chăm sóc cây xanh tại Đài.
Trường đã quán triệt kết hợp thực hiện hoạt động chăm sóc, lồng ghép việc tuyên
truyền, giáo dục tình cảm đạo đức cách mạng, qua đó, bồi dưỡng lòng tự hào về quê
hương đất nước, rèn kỹ năng sống thân thiện, tích cực cho học sinh .
3. Thực trạng am hiểu lịch sử cách mạng, lịch sử địa phương ở học sinh cả nước (nói
chung), học sinh trường THPT Tháp Chàm (nói riêng) đang có xu thế suy giảm, bất
cập; trong khi các thế lực thù địch đang ráo riết bằng nhiều thủ đoạn, hình thức tinh vi
để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” làm “đổi màu” tư tưởng thế hệ trẻ Việt
Nam.
4. Sự lúng túng của không ít trường phổ thông trước việc triển khai nội dung 5 của
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ngay trên địa bàn Ninh Thuận –
nơi vốn dồi dào điều kiện để thực hiện phong trào như: có nhiều địa danh cách mạng,
di tích lịch sử, di tích văn hóa… ; thậm chí, các di tích ấy ở rất gần trường học.
5. Yêu cầu bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa trong hoàn cảnh các danh lam, di tích
Ng
ườ
i vi
ế

t: Tr
ươ
ng Th

H

nh
Sáng kiến kinh nghiệm - 4 -
ở một số địa phương đang bị bỏ quên, xao lãng, dẫn đến hiện trạng xuống cấp, hoang
hóa, sử dụng không đúng mục đích, không phát huy được tác dụng đích thực. Đài
tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ phường Bảo An cũng chưa được chăm sóc, bảo quản
tốt.
Chính từ những lí do ấy, qua quá trình triển khai hoạt động, tôi quyết định thực hiện
đề tài này, để từ đó trao đổi, gợi tìm ý tưởng cùng các bạn đồng nghiệp đã và đang
xây dựng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Ở phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin đúc rút, tổng kết một số kinh nghiệm về việc
triển khai nội dung 5 của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”.
Kính mong các bạn đồng nghiệp trao đổi để chúng ta cùng thực hiện tốt nhiệm vụ
được giao.
B. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN:
I. RA QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO “XÂY
DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”:
Vào đầu năm học, căn cứ nhiệm vụ trường học, hướng dẫn thực hiện phong trào và
cơ cấu tổ chức nhà trường, hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban chỉ đạo phong trào
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trường, gồm các thành phần chủ
yếu:
 Hiệu trưởng - Bí thư chi bộ Trưởng ban
 P. hiệu trưởng- Phụ trách phong trào Phó ban thường trực
 P. hiệu trưởng- Phụ trách chuyên môn Phó ban

 P. hiệu trưởng- Phụ trách HĐNG, CSVC Phó ban
 Chủ tịch Công đoàn Ủy viên
 Bí thư Đoàn trường Ủy viên
 Trưởng ban nề nếp Ủy viên.
(Xem Danh sách ban chỉ đạo“XD THTT, HSTC”trường THPT Tháp Chàm-Phụ lục
1)

II. LẬP KẾ HOẠCH:
Sau khi có quyết định của hiệu trưởng, căn cứ:
- Nhiệm vụ năm học;
- Hướng dẫn kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” của Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh;
- Nghị quyết hội nghị công nhân viên chức trường;
- Chức trách được giao;
- Dựa vào thực tế nhà trường,
tôi đã:
Ng
ườ
i vi
ế
t: Tr
ươ
ng Th

H

nh
Sáng kiến kinh nghiệm - 5 -
1. Dự thảo kế hoạch “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của trường


THPT Tháp Chàm năm học 2010-2011; trong đó có nội dung 5. Kế hoạch nêu rõ mục
tiêu, nhiệm vụ chung, nhiệm vụ cụ thể của toàn năm, kế hoạch tháng; thời gian thực
hiện, phạm vi thực hiện, người phụ trách, kết quả đạt được.
Với kế hoạch tháng, tôi luôn đưa vào phần đánh giá cái đã làm được và chưa làm
được so với kế hoạch. Từ đó, rút kinh nghiệm, nêu biện pháp khắc phục. Trên cơ sở
ấy, đề ra kế hoạch phù hợp cho tháng tiếp theo.
(Xem Phụ lục 2.1, 2.2)
2. Thông qua dự thảo trước các thành viên trong ban, lấy ý kiến đóng góp của tập thể.
3. Điều chỉnh, hoàn thiện kế hoạch.
4. Trình trưởng ban ký duyệt, đưa vào kế hoạch chung của trường.
5. Phổ biến kế hoạch đến toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh và ban
đại diện cha mẹ học sinh để cùng “biết, bàn, làm và kiểm tra”.

III. ĐĂNG KÝ VỚI CHÍNH QUYỀN - NƠI CÓ DI TÍCH
Khi kế hoạch đã được thống nhất ở trường, thay mặt ban chỉ đạo phong trào “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tôi đã làm tờ trình gửi Ủy ban nhân
dân phường Bảo An về việc:

TRƯỜNG THPT THÁP CHÀM
ĐĂNG KÍ
Chăm sóc Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ phường Bảo An
Năm học 2010-2011
và trực tiếp làm việc với nhà chức trách.
Xác định chăm sóc Đài tưởng niệm là một hoạt động mang tính chính trị - giáo dục
cao, có ý nghĩa xã hội rộng lớn và liên quan đến nhiều thành phần cùng tham gia, lại
được thực hiện trong một thời gian dài; vì vậy, ở bản đăng kí, tôi ghi rõ:
- Cơ sở đăng kí:
- Đối tượng đăng kí:
- Công việc đăng kí:
- Thời gian đăng kí:

- Cam kết thực hiện:
- Những đề nghị chính quyền địa phương (Đoàn phường) hỗ trợ, phối hợp
(Xem phụ lục 3)
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Khi đã được chính quyền địa phương đồng ý bằng văn bản, ban chỉ đạo phong trào
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” họp (có sự tham dự của đại diện
phường – Bí thư Đoàn – chủ quản trực tiếp), thống nhất quy cách triển khai các buổi
lao động chăm sóc Đài tưởng niệm. Cụ thể:
Ng
ườ
i vi
ế
t: Tr
ươ
ng Th

H

nh
Sáng kiến kinh nghiệm - 6 -
1. Về phía nhà trường:
1.1/ Hàng tháng, ban chỉ đạo phong trào lên kế hoạch hoạt động.
Để lên được kế hoạch và phân công công việc phù hợp, tôi hoặc một thành viên
ban chấp hành chi đoàn giáo viên hay ban lao động lên thị sát thực tế, xác định đúng
công việc cần làm: tưới cây, dọn vệ sinh, trồng cây, xén tỉa cây.v.v… Từ đó, lên kế
hoạch sát đúng cả về thời gian, công việc, đối tượng tham gia và người hướng dẫn,
điều hành.
Dựa trên kế hoạch này, Ban chỉ đạo phong trào hoặc ban lao động trường :
- Triển khai công việc trong buổi chào cờ đầu tuần;
- Sắp xếp (khi có lớp đăng kí) hoặc điều động, phân công các lớp tham gia; bàn giao

công việc cụ thể cho giáo viên chủ nhiệm phụ trách lớp. Đồng thời, điều giáo viên
trong ban chấp hành Đoàn hỗ trợ.
* Số buổi lao động: + Định kì: 1 lần/ tháng;
+ Với những tháng có sự kiện lịch sử hay các ngày lễ, tết như:
tháng 2, tháng 4, tháng 5, tháng 8, tháng 9, tháng 12: ngoài số buổi quy định, có thể
tăng thêm 1 lần/ tháng (vào trước ngày lễ, tết).
1.2/ Khi đã bố trí xong ở trường, tôi điện báo sơ bộ kế hoạch cho Bí thư Đoàn
phường để đơn vị quản lí được biết và có kế hoạch phối hợp trong công việc (mở
cổng, hỗ trợ máy bơm nước tưới cây.v.v ).
1.3/ Đúng thời gian đã định, học sinh và giáo viên được phân công có mặt tại Đài,
tiếp nhận công việc và các phương tiện hỗ trợ của phường.
Xác định hoạt động lao động chăm sóc Đài tưởng niệm không đơn thuần chỉ để lao
động quét dọn vệ sinh hay chăm sóc cây trồng…, mà từ những việc làm ấy, trên hết,
trước hết phải là thông qua lao động, bằng lao động, để đưa học sinh đến với một di
tích lịch sử, giúp các em có cơ hội được tận mắt chứng kiến các chứng tích ghi nhận
chiến công, hi sinh của lớp người đi trước trong đấu tranh cách mạng cho đất nước,
quê hương với phương châm “ Trăm nghe không bằng một thấy”. Từ đó, giáo dục học
sinh truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, yêu quê và ý thức sống đúng, sống đẹp.
Vì thế:
- Khi đưa học sinh đi lao động, ban chỉ đạo phong trào thường kết hợp ban lao động
để phân công luân phiên lớp, nhằm tạo điều kiện đưa được nhiều nhất số lượt học sinh
đến khu tưởng niệm này.
(Xem Danh sách các lớp tham gia – Phụ lục 2.2, 4)
- Là phó ban, chịu trách nhiệm chính trước trưởng ban trong việc tổ chức triển khai
hoạt động nên trước khi các buổi lao động diễn ra, bao giờ tôi cũng mời giáo viên chủ
nhiệm và cán bộ Đoàn – những người điều hành, hướng dẫn hội ý để:
+ Quán triệt mục đích, ý nghĩa của buổi lao động;
+ Phổ biến công việc, thống nhất cách thức điều hành, hướng dẫn học sinh và
phương pháp thực hiện.
- Trong trao đổi, hội ý, tôi luôn xác định rõ với giáo viên hướng dẫn: mục đích hàng

đầu của việc tổ chức lao động chăm sóc Đài tưởng niệm là để giáo dục truyền thống
Ng
ườ
i vi
ế
t: Tr
ươ
ng Th

H

nh
Sáng kiến kinh nghiệm - 7 -
cách mạng, ý thức gìn giữ, tôn tạo di tích; giúp học sinh có cơ hội tiếp cận minh
chứng lịch sử; góp phần bồi dưỡng kiến thức lịch sử, văn hóa, môi trường. Mặt khác,
bằng lao động, để các em được góp một phần công sức của mình vào việc bảo quản
khu tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ. Từ đó, yêu cầu giáo viên hướng dẫn phải triển
khai và thực hiện tốt các yêu cầu đặt ra
+ Để giáo viên có điều kiện hoàn thành mục tiêu của buổi lao động, trong quá trình
làm việc với Đoàn phường và Ủy ban địa phương, tôi luôn tham mưu để phường cử
thành viên giới thiệu ý nghĩa của Đài tưởng niệm, nguồn gốc, chứng tích lịch sử liên
quan… cho giáo viên và học sinh đến tham gia lao động.
Với suy nghĩ: đưa học sinh đi lao động cũng chính là cho các em đi tham quan một
chứng tích lịch sử và mục tiêu hàng đầu của các buổi lao động tại khu tưởng niệm là
để giáo dục truyền thống, giáo dục ý thức. Vì thế, trong đánh giá, nghiệm thu kết quả,
ban chỉ đạo luôn xem đây là tiêu chí hàng đầu. Cụ thể là, xem các em không chỉ đã
làm được những gì mà quan trọng là đã hiểu thêm được gì qua buổi lao động các em
được tham gia.
Để đánh giá chính xác hiệu quả việc làm, sau buổi lao động, ban chỉ đạo cho lớp
tham gia làm báo cáo (theo mẫu), ghi rõ kết quả và nộp cho ban điều hành.

(Xem Phụ lục 4).
Hàng tháng, trong tiết chào cờ đầu tuần, ban chỉ đạo phong trào “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” đã lồng ghép để nhận xét kết quả hoạt động; biểu
dương tập thể, cá nhân tiêu biểu và thưởng điểm thi đua cho lớp hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ.
2. Về phía địa phương: đã phối hợp tốt với nhà trường trong việc mở cổng, chuẩn bị
máy bơm nước, cử cán bộ giới thiệu các kiến thức liên quan Đài tưởng niệm v.v…
Nhờ đó, các buổi lao động của trường đều được tiến hành thuận lợi và đạt mục tiêu
đã đề ra.
C. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA SKKN:
Qua ba năm triển khai hoạt động, tôi nhận thấy: hoạt động có tác dụng và ý nghĩa
tốt ở nhiều phương diện. Cụ thể:
1. Về giáo dục, nhận thức:
1.1. Đây là một trong những cơ sở góp phần nâng cao nhận thức về lịch sử cách mạng
địa phương; bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và ý thức dân tộc cho cán bộ, giáo viên,
học sinh,…
1.2. Góp phần hình thành, bồi dưỡng nhân cách, lối sống đúng - đẹp, sống thân thiện,
tích cực, có ích cho người tham gia.
1.3. Rèn kỹ năng lao động.
2. Về thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”: đây là
minh chứng khẳng định trường THPT Tháp Chàm đã triển khai đồng bộ các nội dung
của phong trào.
Ng
ườ
i vi
ế
t: Tr
ươ
ng Th


H

nh
Sáng kiến kinh nghiệm - 8 -
3. Về xã hội: từ hoạt động đã tạo điều kiện gắn kết hơn mối quan hệ phối hợp giữa
nhà trường và địa phương trong giáo dục học sinh.

Kết quả khảo sát học sinh tham gia (Xem Phụ lục 5) đã khẳng định:
Stt Câu hỏi
Số HS
được hỏi
Kết quả trả lời
1
Khi tham gia chăm sóc Đài
tưởng niệm các AHLS, em đã:
250
Học tập được Không học tập
được gì
- Được biết thêm 1 khu tưởng
niệm (TN) ở địa phương;
250 0.0
- Được hiểu thêm về lịch sử đấu
tranh cách mạng của địa phương;
250 0.0
- Tinh thần đấu tranh cách mạng
của các AHLS;
250 0.0
- Ý thức bảo tồn, chăm sóc các
khu di tích lịch sử, cách mạng,
văn hóa …

250 0.0
- Thái độ thân thiện, lối sống tốt,
sống tích cực.
250 0.0
2
Đánh giá của em về cách thức,
kết quả triển khai hoạt động
chăm sóc Đài TN , các di tích
lịch sử, văn hóa của trường
THPT Tháp Chàm
250
Đạt
Chưa
đạt
Tốt Khá TB
245 05 0.0 0.0
3
Đề xuất của em để giúp trường
thực hiện tốt hơn nội dưng
chăm sóc Đài TN, các di tích
LS, VH (nói riêng), phong trào
XD THTT, HSTC (nói chung)
250
Tiếp
tục
thực
hiện
Tổ
chức
“Thắp

nến tri
ân”
Tăng
số lớp,
lần
lao
động
Khác
250 95 105 23
D. KẾT LUẬN:
1. Hoạt động có tính giáo dục và ý nghĩa cao; vì thế, cần phải được triển khai nghiêm
túc, hiệu quả. Trường THPT Tháp Chàm đã triển khai khá tốt nội dung này; cụ thể
trong ba năm qua, kết quả năm sau đều cao hơn năm trước, được chính quyền địa
phương đánh giá cao.
2. Để thực hiện tốt nội dung, khi triển khai cần:
- Có kế hoạch rõ ràng, có sự phối hợp chặt chẽ từ nhiều phía như chính quyền địa
phương, người trực tiếp quản lí các khu di tích , tổ chức Đoàn thanh niên, Công
đoàn…; phải huy động được sự tham gia tích cực của cán bộ- giáo viên-công nhân
viên và phụ huynh học sinh.
Ng
ườ
i vi
ế
t: Tr
ươ
ng Th

H

nh

Sáng kiến kinh nghiệm - 9 -
- Nhận xét, đánh giá kịp thời, chính xác; có biểu dương người tốt, việc tốt để giáo
dục, tuyên truyền.
- Xác định đúng mục tiêu chính, mục tiêu lâu dài của hoạt động, đó là: giáo dục
truyền thống, giáo dục ý thức giữ gìn, phát huy thành quả lịch sử, cách mạng, văn hóa
dân tộc, địa phương đối với người tham gia.
3. Đối với phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, để đạt hiệu
quả cao trong hoạt động, cần làm việc với phương châm: “Hãy bắt đầu và hoàn thành
từ những việc nhỏ”. Có như thế mới thành công trong việc lớn. Bởi vì, thực hiện tốt
từng nội dung chính là cơ sở để tạo nên sự thân thiện, tích cực cho mọi thành viên
trong nhà trường và cộng đồng!

Qua thực tế triển khai hoạt động, tôi mạnh dạn đề xuất mấy ý kiến sau đây:
 Với Sở Giáo dục – Đào tạo: cần có giải pháp cho phong trào “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” ở nội dung 5: “Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm
sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương”; cần có
mô hình hoạt động tiêu biểu lấy từ thực tế ở các nội dung , để các trường học tập, làm
theo; có như thế mới sớm đưa phong trào vào chiều sâu, hiệu quả.
 Với cán bộ quản lí đảm trách công tác chỉ đạo phong trào“Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” ở các trường: trong quá trình thực hiện, cần linh hoạt,
chủ động, sáng tạo, nhạy bén, bám sát điều kiện thực tế để vận dụng phù hợp cho đơn
vị mình; tránh tư tưởng thụ động và chờ đợi.
Muốn làm được điều này, cán bộ phải chịu khó và tích cực.
 Với trường THPT Tháp Chàm: qua tìm hiểu nguyện vọng của giáo viên, học sinh,
đồng thời cũng để góp phần làm phong phú các loại hình tổ chức của phong trào,
trong năm học tới, ban chỉ đạo Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
trường cố gắng tổ chức lễ “Thắp nến tri ân” nhân ngày 22/12 hoặc 16 hay 30/4 lịch
sử. Làm được như thế, nội dung hoạt động sẽ phong phú và đạt hiệu quả cao hơn.

Tháp Chàm, ngày 10 tháng 5 năm 2011

Người viết
Trương Thị Hạnh
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Ng
ườ
i vi
ế
t: Tr
ươ
ng Th

H

nh
Sáng kiến kinh nghiệm - 10 -
CHỦ TỊCH
Ph

n
PHỤ LỤC
Ng
ườ
i vi
ế
t: Tr
ươ

ng Th

H

nh
Sáng kiến kinh nghiệm - 11 -
PHỤ LỤC 1
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT THÁP CHÀM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 1810/QĐ-THPT TC Tháp Chàm, ngày 15 tháng 8 năm 2010
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập ban chỉ đạo thực hiện phong trào
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT THÁP CHÀM
- Căn cứ Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục-
Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 về triển khai thực
hiện phong trào;
- Căn cứ công văn số 1251/SGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Sở Giáo
dục – Đào tạo Ninh Thuận về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học
2010-2011;
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của hiệu trưởng trường phổ thông quy định trong Điều
lệ trường phổ thông và căn cứ yêu cầu thực tế công việc

QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay thành lập ban chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” trường THPT Tháp Chàm gồm những ông ( bà ) có
tên sau đây:
1. Ông Hồ Hoài Nam Hiệu trưởng Trưởng ban chỉ đạo

2. Bà Trương Thị Hạnh P. Hiệu trưởng P. Trưởng ban chỉ đạo trực
3. Ông Diệp Phu P. Hiệu trưởng P. Trưởng ban chỉ đạo
4. Ông Nguyễn Hữu Mạnh P. Hiệu trưởng P. Trưởng ban chỉ đạo
5. Ông Trần Đức Phú Bí thư Đoàn trường Ủy viên
6. Ông Võ Văn Quý CT Công đoàn Ủy viên
7. Ông Nguyễn Thành Hải Trưởng ban nề nếp Ủy viên.
Điều 2: Ban chỉ đạo có nhiệm vụ theo quy định ở các văn bản hướng dẫn của Bộ GD-
ĐT, sở GD-ĐT Ninh Thuận về cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”.
Điều 3: Các ông bà có tên trên và trưởng các tổ ban chuyên môn chịu trách nhiệm thi
hành quyết định này.
Ng
ườ
i vi
ế
t: Tr
ươ
ng Th

H

nh
Sáng kiến kinh nghiệm - 12 -
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Như điều 1
- Sở GD-ĐT
- Lưu VT Hồ Hoài Nam
PHỤ LỤC 2.1
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT THÁP CHÀM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


KẾ HOẠCH
“XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
Năm học: 2010 - 2011
- Căn cứ chỉ thị số 40/2008/CT – BGDĐT ban hành ngày 22/07/2008 của Bộ Giáo dục và
đào tạo và kế hoạch số 227/KH- SGDĐT của Sở GD&ĐT v/v Triển khai phong trào thi đua
“XD THTT,HSTC” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013;
- Căn cứ công văn số 305/KHLN-SGDĐT-SVHTTDL-TĐTN của sở GDĐT, sở Văn hóa
thông tin & Du lịch, tỉnh Đoàn thanh niên Cộng sản HCM ngày 8/4/2009 về Kế hoạch liên
ngành triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
giai đoạn 2008 – 2013;
- Căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2010-2011 của Sở GD-ĐT tháng
8 năm 2010;
- Dựa trên thực tế đơn vị;
Ban vận động “XDTHTT,HSTC” trường THPT Tháp Chàm đề ra kế hoạch và phát động
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2010-
2011. Cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU :
1) Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng
môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của trường, địa
phương và đáp ứng nhu cầu xã hội; hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học với chủ đề: “Nâng cao
chất lượng giáo dục và đổi mới quản lí”.
2) Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã
Ng
ườ
i vi
ế
t: Tr
ươ
ng Th


H

nh
Sáng kiến kinh nghiệm - 13 -
hội một cách phù hợp và hiệu quả; đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên.
3) Kết hợp với 2 phong trào thi đua “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
và “ đẩy mạnh phong trào khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”.
II. YÊU CẦU:
1. Giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện
cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ.
2. 100% học sinh tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng một
cách hứng thú, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo.
3. 100% thầy giáo, cô giáo chủ động, sáng tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo
dục trong điều kiện hội nhập quốc tế.
4. Các tổ chức, cá nhân góp phần giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng cho
học sinh.
5. Phong trào thi đua đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong công việc của
nhà trường, sát với điều kiện ở cơ sở.
Đó là:
- Điều tra và giúp đỡ học sinh hoàn thành cấp học THPT; phấn đấu giảm tối đa trường
hợp học sinh bỏ học.
- Tôn trọng sự đa dạng và khác biệt của cá nhân học sinh.
- Quan tâm đến những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt ( hoàn cảnh khó khăn ).
- Có nội dung giáo dục, hoạt động giáo dục phù hợp với nhu cầu và cuộc sống của học
sinh tại địa phương.
- Sử dụng hình thức tổ chức và phương pháp dạy và học tích cực,
- Bảo đảm có cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và các nguồn lực cần thiết, phù hợp.
- Đánh giá thường xuyên kết quả học tập và sự phát triển toàn diện của học sinh.
- Có các hoạt động hỗ trợ nhằm tạo tâm lý học tập thoải mái, gắn liền với việc bảo vệ gìn

giữ các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.
- Nhà trường xây dựng và thực hiện quy định nhằm đảm bảo môi trường an toàn, không
bạo lực, có sự hổ trợ cho giáo viên và học sinh.
- Có cơ sở vật chất an toàn, phù hợp và hợp vệ sinh.
- Giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sống.
- Cung cấp hoặc phối hợp để cung cấp các dịch vụ y tế, hỗ trợ tâm lý thân thiện đối với học
sinh.
Ng
ườ
i vi
ế
t: Tr
ươ
ng Th

H

nh
Sáng kiến kinh nghiệm - 14 -
- Tạo môi trường bình đẳng, thân thiện và khuyến khích học sinh học tập, rèn luyện.
- Huy động học sinh, gia đình, cộng đồng và nhà trường cùng tham gia; có thể đóng góp ý
kiến cho các hoạt động của nhà trường và tham gia vào các tổ chức của học sinh và nhà
trường; hỗ trợ sự phát triển và bảo vệ trẻ vị thành niên.
- Thực hiện cơ chế huy động sự tham gia của các thành viên cộng đồng, các cơ quan đoàn
thể vào việc phát triển, quản lý nhà trường và bảo vệ nhà trường.
III. NỘI DUNG : trường phải thực hiện tốt 5 nội dung sau:
1) Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn
- Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học
đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh.
- Tổ chức để học sinh trồng cây và chăm sóc cây thường xuyên. Thực hiện tốt cam kết chăm

sóc bồn hoa của lớp, trường.
- Trường có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
- Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công
cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân ; không xả rác bừa bãi.
2) Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh giúp các em tự
tin trong học tập.
- Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần,
tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh.
- Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải
pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.
3) Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng
làm việc, sinh hoạt theo nhóm ; nâng cao tính tự lực tự quản của các em.
- Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông,
đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Chấm dứt việc nô đùa nguy hiểm.
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ
nạn xã hội. Chấm dứt các vi phạm đánh nhau, tụ tập băng nhóm…
4) Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia
chủ động, tự giác của học sinh : tham gia Hội khỏe Phù Đổng các cấp, tổ chức thi Hát dân
ca; hội diễn văn nghệ mừng Đảng – mừng Xuân và tham gia các hội diễn văn nghệ tại địa
phương.
- Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với
lứa tuổi của học sinh.
5) Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa,
cách mạng ở địa phương
Ng
ườ
i vi
ế

t: Tr
ươ
ng Th

H

nh
Sáng kiến kinh nghiệm - 15 -
- Trường nhận chăm sóc Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ phường Bảo An: góp phần làm
cho Đài tưởng niệm ngày một sạch, đẹp, khang trang hơn; tuyên truyền, giới thiệu các công
trình, di tích của địa phương như tháp PôKlonggarai, thủy điện Đa Nhim…
Cụ thể, tùy từng giai đoạn, thời điểm trong năm học 2010-2011, trường sẽ tập trung vào 3
nội dung trọng tâm của phong trào. Đó là:
1. Học sinh học tập và rèn luyện tốt, giáo viên dạy tốt: Động viên và cố gắng giúp học
sinh học hết cấp học; xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn; từng bước nâng cấp
cơ sở vật chất, xây dựng trường học khang trang, xanh - sạch - đẹp; thầy đổi mới phương
pháp dạy học, trò học tập hứng thú; giảm lưu ban, bỏ học để nâng cao hiệu quả giáo dục.
2. Đẩy mạnh tính tích cực của học sinh: nâng cao chất lượng các hoạt động thể thao, văn
hoá, văn nghệ, vui chơi; trong đó coi trọng việc đưa trò chơi dân gian, hát dân ca và các hoạt
động tập thể vui mà học phù hợp với lứa tuổi ở nhà trường.
3. Nhận chăm sóc Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ phường Bảo An: động viên học
sinh, tham gia chăm sóc công trình, trồng cây, làm vệ sinh sạch sẽ.
KẾ HOẠCH CỤ THỂ
Thời
gian
Nội dung công việc
Phạm vi
thực hiện
Phụ trách
Kết quả

(cập nhật theo
tháng)
Tháng
8/2010
1. Thành lập ban chỉ đạo phong
trào, phân công nhiệm vụ.
2. Dự thảo Kế hoạch hoạt động; lấy
ý kiến của CB-GV-CNV.
3. Phổ biến kế hoạch; Truyền thông
mục đích, yêu cầu, nội dung phong
trào thi đua đến các tổ chức, CB-
GV-CNV và học sinh;
4. Tổ chức đăng kí thực hiện
5. Phát động phong trào thi đua đợt 1:
nội dung xây dựng trường- lớp xanh,
sạch, đẹp, an toàn (chú trọng việc
NT, CĐ,
ĐTNCS
Ban chỉ đạo
Toàn trường
Ban chỉ đạo
PT (+Ban
TĐ, Ban NN
Toàn thể
CB-GV-
CNV và học
sinh trường.
Hiệu trưởng
Trưởng ban
Trưởng ban

P.Ban chỉ đạo
Ban chỉ đạo
+GVCN các
7 thành viên
(DS riêng).
Đúng kế hoạch.
Thực hiện đúng
.
100% đăng kí.

Đã phát động
nhưng 1 số lớp
chưa trang trí.
Ng
ườ
i vi
ế
t: Tr
ươ
ng Th

H

nh
Sáng kiến kinh nghiệm - 16 -
trang trí lớp học, vệ sinh trường - lớp)
và bảo vệ cảnh quan.
6. Rèn kỹ năng sống cho học sinh:
truyền thông về tâm sinh lý và sức
khỏe, giới tính lứa tuổi HS THPT.

7. Hoàn thành các công trình, dụng cụ
vệ sinh học đường.
Chuyên gia
tư vấn tâm lí
và SKSS
(+HS).
Ban tài vụ
+GVCN
lớp.
HT +
TBCĐPT
Hiệu trưởng
(tiếp tục)
HS tham gia
khá đầy đủ;
hiệu quả truyền
thông cao.
Tiếp tục hoàn
thiện.
Tháng
9
1. Tổ chức phần “hội” thân thiện
trong lễ khai giảng.

2. Rèn kỹ năng sống: tuyên truyền
hành vi thân thiện học đường trong
CB-GV-CNV và HS.
3. Đối thoại với CB-GV-CNV và ban
đại diện CMHS trường.
4. Đánh giá kết quả trang trí phòng

học thân thiện;

5. Phát động phong trào CB-GV-
CNV và HS hát dân ca.
6. Lồng ghép việc truyền thông
phong trào tới CMHS qua Đại hội các
chi hội đầu năm.
5. Chăm sóc Đài tưởng niệm các
AHLS phường Bảo An:
Ban tổ chức
lễ (+CB-
GV-CNV
HS+CMHS
Ban chỉ đạo
+ GV, HS
Cấp ủy,
BGH, các
TB, Đ thể
Ban chỉ đạo
PT (+Ban
TĐ,Ban NN
Toàn
trường.
BanCĐPT+
GVCN
Ban CĐPT
GVCN+HS
lớp: 11T1,
Trưởng ban,
Hiệutrưởng

Ban chỉ đạo
HT +
TBCĐPT
Ban chỉ đạo +
ban Vnghệ
Tr. Ban VN
HT+ TB
P.ban CĐPT
Ban lao động;
Rất tốt.

Tốt. Hiệu quả
tích cực.
Tốt, đúng kế
hoạch.
1 số lớp chưa
đạt yc -> bổ
sung.
Đúng KH.
Tốt. Hiệu quả
cao.
Biểu dương lớp
11T1, 10K15
Ng
ườ
i vi
ế
t: Tr
ươ
ng Th


H

nh
Sáng kiến kinh nghiệm - 17 -
+ đăng kí;
+ thực hiện trồng cây xanh, dọn vệ
sinh.
6. Phổ biến nội dung công văn
2638/HD-SGDDT ngày 24/9 về
Hướng dẫn tổ chức Lễ tri ân và
trưởng thành.
10K6.
Ban chỉ đạo
phong trào.
GVCN, CB Đ
P.ban CĐPT
(+ 30đ/lớp).
Đúng kế hoạch
Tháng
10
1. Tiếp tục triển khai phong trào hát
dân ca.
2. Xây dựng nếp sống văn hóa học
đường: giao tiếp thân thiện.

3. Đăng kí dạy đổi mới, học tích cực.
4. Đối thoại với học sinh
5. Họp cùng tổ NV thống nhất KH
“Viết lời tri ân” cho HS 12.

6. Triển khai tìm hiểu luật ATGT+PC
HIV/AIDS.
7. Lao động chăm sóc Đài tưởng
niệm: phát động trồng cây xanh,
Toàn trường
Toàn trường
GV, HS
BGH,
trưởng các
ban,đoàn
thể,tổ;HS
khối 10.
Tổ Ngữ văn.
Toàn trường
Toàn trường
10K16
Ban vănnghệ
HT + TBPT

Ban CĐPT
+Ban CM
HT – T ban.
P. ban chỉ đạo
PT.
PBCĐPT+BT
ĐT+CBCT
GVCN, ĐT
Tốt, đúng KH.
Chuyển biến
tích cực, rõ.

Hiệu quả chưa
rõ.

Chưa thực hiện
;chuyển T11.
Đã triển khai
lúc 16 giờ thứ
5.21.10.
Tốt, tác dụng
rõ.
Rất tốt. Biểu
dương trước
cờ:10T1, 12T3,
11T1, 10T2
(+30đ/lớp).
Tháng
11
1. Thi tiết dạy tốt, giờ học tốt.

GV, các lớp TB +HPCM
+Ban nề nếp
Triển khai
đồng bộ.
Ng
ườ
i vi
ế
t: Tr
ươ
ng Th


H

nh
Sáng kiến kinh nghiệm - 18 -
2. Thi hát dân ca.

3. Đối thoại với học sinh
4. Lao động chăm sóc Đài TN
5. LĐ tổng VS trường:
Tập thể, cá
nhân đăng kí
BGH,
trưởng các
ban, đoàn
thể; HS
HS 10k12
11T3;10K6;
10K4;10K1.
+TBan
VNTB+HT
Trưởng ban
Ban LĐ
+GVCN; ĐT
Ban
LĐ+GVCN
Các lớp được
chọn +CĐGV.
Thực hiện bằng
phiếu thăm dò.

HS tham gia
100%.
Tốt (+20đ)
Đúng kế hoạch.
Ng
ườ
i vi
ế
t: Tr
ươ
ng Th

H

nh
Sáng kiến kinh nghiệm - 19 -
Tháng
12
1. Giáo dục truyền thống: Tìm hiểu
lịch sử cách mạng địa phương;
hát về anh bộ đội theo chủ đề
“Uống nước nhớ nguồn”.
- Chăm sóc Đài tưởng niệm các
anh hùng, liệt sĩ.
2. Đối thoại với học sinh
3. Triển khai viết lời tri ân cho học
sinh khối 12 (kết hợp HD số
3196/SGDDT-GDTrH ngày 7/12 của
Sở GD-ĐT Ninh Thuận).
4. Tiếp tục thực hiện giờ dạy tốt (thi

dạy giỏi cấp trường), tiết học tốt.
5. Triển khai kế hoạch số
3286/SGDDT-GDTrH ngày 16/12 về
công tác tăng cường các giải pháp
ngăn chặn HS đánh nhau.
6. Sơ kết đợt thi đua 1; phát động đợt
thi đua 2: Mừng Đảng, mừng xuân.
Khách mời:
CBCM;CB,
GV,HS
HS + Đd
CĐGV
BGH,
trưởng các
ban - đoàn
thể; HS 12
GV, HS
Ban chỉ đạo
PT
Ban chỉ đạo
phong trào.
BCĐ+ĐT
GVCN + ĐT
TB+HT
Giáo viên dạy
NV 12.
Ban CĐPT ,
HP CM,
CTCĐ, BT
ĐT.

P.ban CĐ PT
Thực hiện tốt.
Biểu dương
11T1(+20đ)
Chuyển bằng
hình thức ĐT
qua văn bản.
Tốt.
Tốt. Đúng kế
hoạch.
Đúng kế hoạch.
9 GV đạt
GVDG cấp
trường.
Thực hiện vào
tiết chào cờ
tuần 20, thứ 2,
20/12.
Tháng
1/2011
1. Văn nghệ , thể thao “Mừng Đảng,
mừng Xuân” 2011.
2. Đối thoại với Ban đại diện CMHS
trường.
3. Thi “Nhịp cầu tri thức”
4. Hội thảo chuyên môn: dạy tốt, ->
học tốt.
Toàn trường
BGH,
GVCN các

lớp.
Ban TC , HS
khối 12
CB-GV
TrB VN
TDTT.
Hiệu trưởng
+TBCĐ PT.
Bí thư ĐT
HT+P.HT phụ
Tốt. Khen TB
VN.
Thực hiện
trong HNPH
lần 2, CN,
02/1/2011.
Tốt.
Đã thực hiện;
Ng
ườ
i vi
ế
t: Tr
ươ
ng Th

H

nh
Sáng kiến kinh nghiệm - 20 -

5. Lao động chăm sóc Đài TN; phát
động góp cây trồng ở trường và ở Đài
trường.
Lớp 10T1
trách CM
Ban LĐ;
GVCN + ĐT
từ 13g 30’ thứ
5, 06/1/2011
Thực hiện
13/1/11. Tốt.
Biểu dương
11A3, 12C1,
10K15
(+30đ/lớp)
Tháng
2
1. Lao động chăm sóc Đài tưởng
niệm và vệ sinh đường phố Khu 7
Bảo An.
2. Thi “Nhịp cầu tri thức”
3. Phát động phong trào “giúp HS
khó khăn”
4. Thu, chấm bài “Lời tri ân”
Ban LĐ, CN
+ HS 11A3;
11A1,A2, B.
Học sinh
khối 12
CB-GV-

CNV, HS
GV NV 12+
HS12
Trưởng ban
LĐ + GVCN
Ban tổ chức
cuộc thi
Ban vận
động+Hội
CTĐ trường.
TổtrưởngNV
Tốt.Biểu
dương 11A3,B
(18/2):+30đ/l
Tốt. Tiếp tục
thực hiện ở T3.
Đã tặng 135
suất quà Tết
cho học sinh
nghèo.
100%HSTG
Tháng
3
1. Phát động phong trào tuần học tốt-
dạy tốt, tháng học tốt-dạy tốt chào
mừng 26.3;
2. Thi “Nhịp cầu tri thức” (chung
kết).
3. Hoàn thành chọn bài “Lời tri ân”.
4. Văn nghệ+ các hoạt động thể dục

thể thao, trò chơi dân gian +Hội trại
chào mừng ngày thành lập Đoàn 26.3;
5. Lao động chăm sóc Đài TN+ tổng
VSMT tháp P.
Toàn thể HS
HS khối
12+Ban TC
cuộc thi .
Tổ Ngữ văn
Toàn trường
HS là cán bộ
Đoàn+lớp
GVCN+HS
11T2; 10T2,
Đoàn trường
BCH Đoàn
trường.
TT Ngữ văn,
Ban tổ chức
Ban lao động
Tốt. Khen
thưởng 11T1
đạt tháng học
tốt.
Kết quả tốt

Đúng kế hoạch.
Đã tổ chức lễ s
T7,19/3 và Hội
trại 19,20/3.

Biểu dương lớp
10T2,
Ng
ườ
i vi
ế
t: Tr
ươ
ng Th

H

nh
Sáng kiến kinh nghiệm - 21 -
6. Sơ kết đợt thi đua 3, phát động đợt
thi đua 4 (-> 19/5).
10T3, 10K2.
Ban CĐPT P.ban chỉ đạo
10K2,+30đ.
Trong lễ chào
cờ thứ 2 28.3.
Tháng
4
1. Chăm sóc Đài tưởng niệm; tổng
vệ sinh môi trường trường, tháp
Pôklông.
3. Đối thoại với Ban đại diện CMHS
khối 12.
4. Báo cáo tổng kết phong trào thi đua
XDTHTT, HSTC NH 2010-2011 của

trường về Sở GD&ĐT theo y/c của
CV 337/SDGĐT-VP ngày 14/3.
GVCN+ HS
lớp 11A2,3;
K5,6.
BCĐ, BGH,
GVCN,
PHHS 12.
Ban chỉ đạo
PT
Ban CĐPT,
Ban LĐ.
HT-TB CĐPT
BCĐ PT + HT
Tốt; biểu
dương trước
cờ; (+30đ)
(chuyển bằng
PLL HS)
Đúng thời hạn.
Tháng
5
1. Lao động chăm sóc Đài TN
2. Tổ chức lễ tri ân, trưởng thành cho
học sinh khối 12
3. Tổ chức lễ Tổng kết năm học .

4. Tổng kết phong trào thi đua XD
THTT,HSTC năm học 2010-2011
CNHS10K4

HS12,Đd 10
11; PHHS
12; CB-GV
CNV; ĐB
Toàn trường
+Đd CMHS
Ban chỉ đạo
phong trào
Ban LĐ+ĐT
Ban chỉ đạo
PT
T.ban CĐPT

T. ban
18/5. Tốt
Đã tổ chức lúc
6g45’ ngày
21/5. Rất tốt
Đúng kế hoạch
(7g ngày 26/5).
Trong lễ Tri ân
DUYỆT KẾ HOẠCH TM. BAN CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO
TRƯỞNG BAN NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
P. Trưởng ban
Ng
ườ
i vi
ế
t: Tr
ươ

ng Th

H

nh
Sáng kiến kinh nghiệm - 22 -
Trương Thị Hạnh
Ng
ườ
i vi
ế
t: Tr
ươ
ng Th

H

nh
Sáng kiến kinh nghiệm - 23 -

PHỤ LỤC 2.2

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT THÁP CHÀM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH
LAO ĐỘNG CHĂM SÓC ĐÀI TƯỞNG NIỆM CÁC ANH HÙNG, LIỆT SĨ
Phường Bảo An, Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận
Tháng Mục đích Nội dung công việc Thời gian
Người tham gia

Kết quả
Hướng dẫn LĐ
9/2010
-Thực hiện kế hoạch 2910/THPT-TC
ngày 5/9/2010;
-Lập thành tích chào mừng năm học
mới; 65 năm CMT8…;
-Giáo dục truyền thống Uống nước
nhớ nguồn; rèn kỹ năng LĐ.
-Trồng cây cảnh;
-Tưới cây;
-Dọn vệ sinh.
Thứ 7
(25/9/2010
T.Gianh (CN)
T. Dũng (ĐT)
10K15
- Biểu dương 10K15 LĐ tốt
(+30đ);
- Biểu dương 4 lớp góp cây:
1)T2, 12C, 12T3, 11T1.
10
-Thực hiện kế hoạch 2910/THPT-TC
ngày 5/9/2010;
-Giáo dục truyền thống Uống nước
nhớ nguồn;
- Rèn kỹ năng lao động
- Trồng cây cảnh;
- Chăm sóc cây;
Dọn vệ sinh khu vực.

Thứ 4,
13/10.
C. Nguyệt
T. Dũng
10K16
- 10K16: Tốt; +20đ;
- Cộng điểm thi đua cho
10T1,2; 11A1,3, 11T1: nộp
cây , -> +20đ/lớp.
11
- Thực hiện kế hoạch 2910/THPT
-TC ngày 5/9/2010;
- Lập thành tích chào mừng ngày
NGVN;
-Rèn kỹ năng LĐ,thái độ thânthiện
- Dẫy cỏ;
- Dọn gạch đá vụn
- Tưới cây;
- Quét rác
Thứ 5,
11/11.
C.Tấm
T. Thanh
10K12 - 10K1 đăng kí LĐ (C. Vy).
- Hoàn thành tốt (+20đ).
12 - Thực hiện kế hoạch 2910/THPT
-TC ngày 5/9/2010;
- Lập thành tích chào mừng ngày
thành lập QĐND VN (22/12); GD
- Trồng và chăm sóc

cây;
-Dọn vệ sinh.
Thứ 6,
10/12.
C. Bích Hạnh
T. Dũng
11T1 - Rất tốt: nộp nhiều cây
cảnh, hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ, -> (+30đ), biểu
dương trước cờ.
Ng
ườ
i vi
ế
t: Tr
ươ
ng Th

H

nh
Sáng kiến kinh nghiệm - 24 -
truyền thống Uống nước nhớnguồn
-Rèn kỹ năng LĐ,thái độ thânthiện
- GV hướng dẫn HS tìm
hiểu LS địa phương tốt.
1/2011
- Thực hiện kế hoạch 2910/THPT
-TC ngày 5/9/2010;
- Mừng Xuân mới Tân Mão;

- GD tr. thống hướng về nguồn cội.
- Rèn kỹ năng LĐ,lối sống tích cực
- Chăm sóc cây;
- Dẫy cỏ;
- Dọn vệ sinh.
13/1/2011
T. Hoằn
T. Thanh
10T1
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
2
- Thực hiện kế hoạch 2910/THPT
-TC ngày 5/9/2010;
- Mừng Đảng, mừng Xuân ;
- GD truyền thống nhớ ơn Đảng.
- Rèn kỹ năng LĐ.
- Chăm sóc cây;
- Dẫy cỏ;
- Dọn vệ sinh.
18/2/2011
C. Hằng
T. Hiển
11B1
- HS LĐ tốt (+30đ).
- GV hướng dẫn có hiệu
quả, nhất là việc giúp các
em hiểu LS Đài TN.
3
- Thực hiện kế hoạch 2910/THPT

-TC ngày 5/9/2010;
- Lập thành tích chào mừng 26/3;
GD tr. thống Tiếp bước cha anh.
-Rèn kỹ năng LĐ và lối sống đúng.
- Trồng bổ sung cây;
- Tưới nước cho cây;
- Dọn vệ sinh .
Thứ 3/15/3
T. Hiển
T. Thanh
11T2 - Tốt (+ 20đ).
4
- Thực hiện kế hoạch 2910/THPT
-TC ngày 5/9/2010;
- Lập thành tích chào mừng ngày
16/4,30/4.
- GD truyền thống Uống nước nhớn
guồn
-Rèn kĩ năng sống.
- Thắp nến tri ân;
- Lao động chăm sóc
cây, dọn vệ sinh khu
vực.
< 16/4;
15/4/2011
- Đoàn trường

C. Giang
T. Dũng


GV +
Đd
HS.

11A3
- Do Kế hoạch của Đoàn
phường nên chưa thực hiện
được HĐ Thắp nến tri ân
(chuyển năm sau).
- Rất tốt. Biểu dương trước
cờ, +30đ)
5
- Thực hiện kế hoạch 2910/THPT
-TC ngày 5/9/2010;
- Mừng ngày 19/5;
- GD ý thức làm theo gương Bác;
-Rèn kỹ năng LĐ,thái độ tích cực.
- Chăm sóc cây;
- Dẫy cỏ;
- Dọn vệ sinh.
18/5/2011 C. Linh 10K4
TM. BAN XDTHTT, HST
Ng
ườ
i vi
ế
t: Tr
ươ
ng Th


H

nh
Sáng kiến kinh nghiệm - 25 -
PHỤ LỤC 3
SỞ GD-ĐT NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT THÁP CHÀM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 2910/THPT-TC Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 5 tháng 9 năm 2010
BẢN ĐĂNG KÝ
Chăm sóc Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ
Kính gửi:
- Ủy ban nhân dân phường Bảo An, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Thuận;
- Ban bảo quản Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ phường Bảo An, Phan Rang-
Tháp Chàm, Ninh Thuận.
- Thực hiện: + Nhiệm vụ năm học 2010-2011;
+ Các công văn hướng dẫn của Sở Giáo dục-Đào tạo Ninh Thuận về “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013;
+ Nhiệm vụ giáo dục truyền thống cách mạng và đạo đức, tư tưởng cho CB-
GV-CNV và học sinh;
+ Kết hợp ba môi trường: nhà trường, gia đình, xã hội trong công tác giáo dục;
- Căn cứ điều kiện thực tế của trường;
Nay ban chỉ đạo phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trường THPT
Tháp Chàm kính đề nghị Ủy ban nhân dân phường Bảo An, ban bảo vệ khu tưởng niệm các anh
hùng, liệt sĩ phường Bảo An, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, cho phép trường nhận chăm sóc
Đài tưởng niệm. Cụ thể:
+ Về thời gian: * Định kì: 1 lần / tháng;
* Các ngày lễ lớn: 22/12, 3/2, 16 (30)/4.
+ Về việc làm: * Dẫy cỏ, quét dọn khuôn viên; Kết hợp tìm hiểu
* Trồng cây cảnh làm đẹp khu tưởng niệm; gương anh hùng,

* Tưới và chăm sóc cây. liệt sĩ, truyền thống
cách mạng địa phương.
Trên tinh thần “ Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội”, để làm tốt công
tác giáo dục truyền thống; giáo dục ý thức giữ gìn, tôn tạo di tích cũng như thái độ sống tích cực,
thân thiện với môi trường cho con em địa phương, chúng tôi mong muốn và tin tưởng sự tạo điều
kiện, giúp đỡ của quí cấp.
Chúng tôi hứa sẽ quản lí tốt học sinh trong quá trình lao động và tuân thủ mọi quy định của
phường trong việc bảo quản khu tưởng niệm.
Trân trọng kính chào!
Nơi nhận: TM. BAN CHỈ ĐẠO
- Như trên (để đăng kí); PHÓ BAN
- Lưu VT

Ý KIẾN CỦA PHƯỜNG BẢO AN:
……………………. …………. …… Trương Thị Hạnh
Ng
ườ
i vi
ế
t: Tr
ươ
ng Th

H

nh

×