Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Phân tích hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.76 KB, 19 trang )

NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VDB
I. Tổng quan:
1. Nguyên nhân:
a) Nguyên nhân thay thế QHTĐTPT = VDB là do:
• trong quá trình hoạt động QHTĐTPT bộc lộ 1 số hạn chế:
 năng lực tổ chức, quản lý, năng lực thẩm định dư án, dự báo chưa
theo kịp sự phát triển của NKT, gây rủi ro cho vốn đầu tư
 QHTĐTPT bị hạn chế về khả năng huy động vốn:
Năm 2003 2004 2005 2006 2007
1. Vốn huy động
- Trái phiểu chính phủ
- Bảo hiểm xã hội
- Tiết kiệm bưu điện
- Huy động khác
24.086
5.781
1.900
1.800
14.605
27.992
6.001
3.500
3.100
15.391
30.589
3.325
3.000
2.800
21.464
31.158
10.050


2.100
2.700
16.308
35.339
24.095
50
2.500
8.694
2. Số dư vốn huy động
Trong đó trái phiếu chính phủ
22.734
7.012
33.664
13.013
47.845
16.303
48.774
25.753
62.231
49.848
Có thể thấy, trong các năm từ 2003-2005, vốn huy động có tăng
trưởng, tuy nhiên nguồn từ TPCP ( nguồn được xem là chủ đạo )
thì lại chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng nguồn (bình quân
là 18.76% vốn huy động => vốn đầu tư phụ thuộc vào NSNN ).
Nguyên nhân có lẽ đến từ việc mức lãi suất huy động cho TPCP
nằm trong khung do BTC quy định => không phù hợp với thị
trường và không hấp dẫn
 Do yêu cầu khi gia nhập WTO: 1 trong những điều kiện để VN gia
nhập WTO là phải giảm dần, sau đó xóa bỏ việc trợ cấp trực tiếp
cho DN.

b) Nguyên nhân cần đến NHPT :
o Cần có 1 tổ chức để huy động vốn trung va dài cho các DÁPT:
DÁPT là dự án : +) tạo ra các SP chiến lược
+) thúc đẩy thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu thu nhập dân

o Cần 1 tổ chức tài trợ có ưu đãi cho 1 số đối tượng đặc biệt trong NKT: Tồn tại
những đối tượng cần vốn, song ko có điều kiện tiếp cận các nguồn khác trên
thị trường
o Tổ chức tài trợ phải là ngân hàng để vốn được quay vòng và sinh lời: Ngân
hàng là 1 trung gian tài chính tồn tại dựa vào mức độ hiệu quả trong việc sử
dụng vốn của khách hàng mà NH tài trợ. Mỗi khoản TD được cấp đều qua
thẩm định để đảm bảo các nguyên tắc TD cơ bản. NH cũng có cơ chế quản lý
rủi ro và giải ngân vốn hiệu quả
2. Đặc điểm:
• Có các đặc điểm của 1 trung gian tài chính
• 1 số đặc điểm riêng:
 VDB chịu sự quản lý của CP mà đại diện là BTC.
VDB ko có hội đồng quản trị, thay vào đó là hội đồng quản lý
gồm các thành viên trong bộ tài chính và bô kế hoạch đầu tư
 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 0%, không phải tham gia BHTG, được
CP đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các
khoản phải nộp NSNN với các hoạt động TDĐT, TDXK, các
hoạt động mà chính phủ giao
 VDB hoạt động không vì lợi nhuận mà vì mục tiêu cuối cùng là
hỗ trợ cho sự phát triển KT- XH của đất nước. Tuy nhiên, lợi
nhuận là phương tiện để VDB thực hiện mục tiêu cuối cùng
của mình
 VDB có các lợi thế về các nguôn có nguồn từ NSNN như: dự
toán chi cho ĐTPT hang năm, ODA được CP giao, được vay
của tiết kiệm bưu điện. quỹ BHXH, được CP bảo lãnh khi phát

hành TP trong và ngoài nước
 VDB cho vay đối với đối tượng khách hàng theo lãi suất căn
cứ vào lãi suất huy động vốn bình quân và chi phí quản lý của
Ngân hàng
II. Hoạt động của VDB:
1. Huy động vốn:
a. Yêu cầu của nguồn vốn:
- Lượng vốn lớn
- Trung và dài hạn
- Lãi suất phù hợp tỷ lệ sinh lời của các dự án, sao cho WACC thấp
b. Các nguồn huy động:
+) nguồn lớn, ổn định,
thời gian sử dụng dài,
chi phí lớn (lãi suất
cạnh tranh + chi phí
phát hành )
+) Nguồn có chi phí
thấp nhất, thời gian sử
dụng tuong đối dài, ít
nhạy cảm với biến
động lãi suất trên thị
trường
+) Ko dồi dào, phụ
thuộc vào nhiều yếu tố
như: thu NSNN hàng
năm, viện trợ ko hoàn
lại hàng năm
+) Chi phí thấp, thời
gian sử dụng dài
+) Dự toán NS chi đầu

tư phát triển hàng
năm
+) Viện trợ không hoàn
lại của các quốc tế
+) Tiền gửi ủy thác của
các tổ chức
+) Vốn đóng góp tự
nguyện ko hoàn trả
của các đối tượng
hưởng lợi trức tiếp từ
DÁPT
+) TPCP
+) Vay lại từ CP, NHNN
+) Vay từ NHTM Cổ
phần Bưu Điện Liên
Việt, Bảo hiểm Xã hội
Việt Nam.
+) Tài khoản tiền gửi
thanh toán cho các dự
án
+) Tài khoản tiền gửi
tiết kiệm trung và dài
hạn của các tổ chức
( VDB ko nhận tiền tiết
kiệm trưc tiếp từ dân
cư)
KhácĐi vayTiền gửi
NSNN
Nguồn vốn VDB
2. Hoạt động cấp tín dung :

a) Cho vay:
Quy chế về hoạt động TD đầu tư và TD XNK được quy định trong nghị định
75/2011
Đặc điểm TD đầu tư TD XNK
Đối tượng được vay vốn +) Chủ đầu tư có dự án thuộc
danh mục do NN quy định
+) Nhà XK or nhà NK nước
ngoài có hợp đồng XNK thuôc
đối tuongj mà NN quy định
Điều kiện vay vốn +) Chủ đầu tư có phương án
SXKD hiệu quả đảm bảo trả
được nợ vay
+) Vốn chủ sở hữu tham gia
dự án minh 20%
+) Mua bảo hiểm TS với các
TS hình thành từ tiền vay
trong suốt thời hạn vay vốn
+) PÁ SXKD…
+) Bảo hiểm TS…
+) Nhà NK nước ngoài phải
được NNTW,các TCTC thực
hiện TDĐT, TD XNK ở nước
nhà NK bảo lãnh
Mức vốn cho vay +) Tối đa 70% vốn của dự án,
tuy nhiên mức cho vay tối đa
ko vượt quá 15% vốn điều lệ
thực có của VDB
+) Tối đa 85% giá trị hợp
đồng XNK or L/C or B/L,
nhưng ko quá 15% vốn

ĐLthực có của VDB
Quá trình cho vay của VDB bao gồm:
 Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ vay vốn
 Quyết định cho vay và ký kết hợp đồng TD
 Giải ngân và giám sát quá trình sử dụng vốn
 Thu hồi nợ, xư lý rủi ro
b) Hỗ trợ sau đầu tư:
o Đối tượng: chủ đầu tư có dự án thuộc danh mục các dự án được vay vốn
TD đầu tư
o Điều kiện: +) được VDB thẩm định và ký hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư
+) Dự án đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng, đã trả được
nợ gốc vay
+) Không vay vốn của VDB
o Mức hỗ trợ: ko quá 70% tổng số vốn đầu tư vào TSCĐ theo quyết toán
đầu tư được duyệt. Mức chênh lệch lãi suất được tính trên cơ sở lãi suất
cho vay bình quân của một số NHTM lớn với lãi suất cho vay đầu tư của
NN.
3. Hoạt động đầu tư:
Các khoản tín dụng có tính thanh khoản thấp, mức rủi ro cao, do vậy, ngân hàng phải tìm
kiếm các khoản đầu tư nhăm:
 Ổn định thu nhập cho ngân hàng khi nguồn thu từ cho vay giảm
 Cân bằng rủi ro TD
 Tạo nguồn thanh khoản thông qua bán chứng khoán để đáp ứng nhu cầu tiền mặt
hoặc dùng chúng làm đảm bảo để huy động thêm vốn
Hoạt động này bao gồm đầu tư vào CK hoặc đàu tư trực tiếp vào NKT
III. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của NHPT:
- Hiệu quả hoạt động của NHPT chính là mối tương quan giữa lợi ích ngân hàng đem
lại với các hao phí ngân hàng phải bỏ ra để đạt được mục tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế -
xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ nhất định.
I. Nhóm chỉ tiêu phán ánh sự đóng góp của NHPT đối với sự nghiệp phát triển kinh tế

- xã hội của quốc gia:
Nhóm chỉ tiêu này cho biết những đóng góp cụ thể của NHPT đối với nền kinh tế thông
qua các hoạt động nghiệp vụ của mình.
* Mức độ hoàn thành kế hoạch được giao hàng năm
Chỉ tiêu này cho biết mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của ngân hàng hàng kỳ
(hàng năm) đối với từng hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng.
Tỷ lệ này được tính cho từng nội dung của hoạt động tín dụng (cho vay đầu tư, cho
vay xuất khẩu, hỗ trợ sau đầu tư ). Tỷ lệ này > 1 thì NHPT hoàn thành vượt mức nhiệm
vụ được giao, = 1 là NHPT hoàn thành nhiệm vụ được giao và < 1 là NHPT không hoàn
thành kế hoạch.
* Mức độ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH
Chỉ tiêu này cho biết tác động của vốn tài trợ bởi ngân hàng đối với sự nghiệp CNH –
HĐH của đất nước thông qua tạo cơ sở phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, phát
triển cơ sở hạ tầng, phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp và khu
chế xuất. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ vốn giải ngân của ngân hàng đã được chuyển tới
đúng đối tượng và sử dụng có hiệu quả và ngược lại.
* Mức độ đóng góp vào đảm bảo an sinh xã hội, phát triển các vùng, miền khó khăn và
đặc biệt khó khăn.
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của việc thực hiện vai trò “người cho vay cuối cùng” của
NHPT đối với các đối tượng không nhận được sự tài trợ từ các tổ chức hay các cá nhân
đầu tư vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ vốn tài trợ của
ngân hàng có hiệu quả khi nó tạo ra sự chuyển dịch thu nhập một cách tương đối công
bằng giữa các bộ phận dân cư.
* Giá trị gia tăng cơ sở vật chất của nền kinh tế.
Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tài trợ bởi NHPT đối với việc tăng cường
cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Giá trị tài sản cố định được hình thành càng lớn
và tăng đều qua các thời kỳ càng thể hiện sự đóng góp đáng kể của ngân hàng đối với nền
kinh tế.
* Giá trị đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế.
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của các ngành được NHPT tài trợ so

với tổng kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế. Chỉ tiêu này đạt giá trị càng cao chứng tỏ
NHPT có nhiều nỗ lực đối với hoạt động thúc đẩy xuất khẩu cho nền kinh tế.
* Số dự án thành công trên tổng số dự án được tài trợ bởi ngân hàng.
Chỉ tiêu này cho thấy chất lượng của các khoản tín dụng được cấp bởi ngân hàng. Sự
thành công của dự án thể hiện ở việc mục tiêu của dự án đạt được đối với các chủ thể liên
quan đến dự án đó. Đối với NHPT các mục tiêu này được đo lường bởi hiệu quả kinh tế -
xã hội và hiệu quả tài chính. Hiệu quả xã hội: các dự án thành công khi đạt được những
kết quả phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và bù đắp được những hao phí
mà xã hội phải hy sinh để dự án được thực hiện. Hiệu quả tài chính: dự án thành công là
dự án tạo ra giá trị gia tăng cho chủ đầu tư và trả nợ cho ngân hàng. Nhờ đó vốn tài trợ
của ngân hàng được bảo toàn, sinh lời và quay vòng. Số dự án thành công càng nhiều thì
chất lượng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng cao và ngược lại.
II. Nhóm chỉ tiêu phán ánh khả năng sinh lời và an toàn của NHPT:
* Lợi nhuận.
Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu – Chi phí
Đây là chỉ tiêu tài chính cho biết kết quả hoạt động mỗi kỳ của ngân hàng, phản ánh mối
tương quan giữa doanh thu và chi phí của kỳ đó. Lợi nhuận càng cao chứng tỏ các khoản
tín dụng của ngân hàng có chất lượng, quản lý tốt chi phí trong kỳ.
* Chênh lệch lãi suất bình quân.
Chỉ tiêu này phản ánh thu nhập mà NHPT nhận được tính trên một đơn vị tiền tệ có được
từ hoạt động kinh doanh tiền tệ trong một thời kỳ nhất định.
Chênh lệch lãi suất bình quân = LCV – LHĐ
Trong đó: LCV: lãi suất cho vay bình quân trong kỳ của NHPT; LHĐ: lãi suất huy động
bình quân trong kỳ của NHPT.
Khi ngân hàng duy trì được chênh lệch này ở giá trị dương chứng tỏ ngân hàng hoạt động
có lãi và ngược lại.
* Hiệu suất sử dụng vốn.
Đây là chỉ tiêu trung gian để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, nó cho biết một
đơn vị tiền tệ vốn huy động đã được sử dụng bao nhiêu.= (DN/V )
Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng tìm được nhiều dự án vay vốn được đánh giá là

hiệu quả.
* Hệ số an toàn vốn – CAR.
Hệ số này phản ánh mức độ an toàn đối với vốn của ngân hàng.
Để đảm bảo an toàn vốn theo thông lệ quốc tế thì hệ số này phải đảm bảo tối thiểu là 8%.
* Tỷ lệ nợ quá hạn (hoặc nợ xấu).
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng các hoạt động cho vay của ngân hàng, nó cho biết một
đơn vị tiền tệ dư nợ tạo ra bao nhiêu đơn vị tiền tệ nợ quá hạn tại thời điểm đánh giá.
Hoặc
Chỉ tiêu này cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng thấp.
* Tỷ lệ sinh lời tài sản – ROA.
ROA thấp có thể là kết quả của chính sách đầu tư hay cho vay không năng động hoặc có
thể do chi phí hoạt động của ngân hàng quá cao. ROA cao phản ánh cơ cấu tài sản hợp lý,
có thể điều động linh hoạt giữa các hạng mục tài sản trước những biến động của nền kinh
tế.
* Tỷ lệ sinh lời vốn chủ sở hữu – ROE.
ROE cao hay thấp sẽ đánh giá khả năng huy động VCSH của ngân hàng, qua đó tác động
đến việc mở rộng và duy trì vị thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.
III. Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NHPT:
• Chính sách tín dụng của nhà nước cho đầu tư phát triển
Chính sách tín dụng nhà nước bao gồm chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu
và chính sách tín dụng cho các đối tượng ưu tiên. Đây là chính sách thể hiện sự ưu tiên
của chính phủ đối với một số ngành, lĩnh vực quan trọng.
NHPT là một trong số các tổ chức cấp TDNN. NHPT được đặt dưới sự kiểm soát của
Chính phủ, thông qua chính sách TDNN, trong một số trường hợp Chính phủ cho mình
có đặc quyền buộc các NHPT tuân thủ theo các mục tiêu chung thông qua can thiệp trực
tiếp vào các quyết định tài trợ của ngân hàng. Những can thiệp này một mặt buộc Chính
phủ phải hỗ trợ để các NHPT có thể chịu đựng được các chi phí và mạo hiểm cũng như
duy trì được sự bền vững về tài chính cho họ, nhưng mặt khác lại gây ra những hệ quả
tiêu cực: Đối tượng nhận tài trợ ỷ lại vào sự can thiệp (hỗ trợ ưu đãi của Chính phủ) nên
thường không nỗ lực trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tận dụng tối đa những

ưu đãi có được, thậm chí coi đó là những ưu đãi nghiễm nhiên, là sự “cho không” nên sử
dụng một cách lãng phí. Ngân hàng do bị nhà nước chỉ định nên không nỗ lực trong việc
đánh giá phân tích đối tượng nhận tài trợ. Như vậy sự can thiệp này là nguyên nhân của
hiện tượng tham nhũng và lãng phí.
• Các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng
- Khả năng huy động vốn trung và dài hạn phù hợp với hoạt động tài trợ của ngân
hàng
Đối với NHPT, vốn trung và dài hạn là cơ sở chính của các khoản tài trợ được thực hiện
bởi ngân hàng và do đó nó là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển của ngân
hàng. Khả năng huy động vốn với mức lãi suất hợp lý cũng như khả năng đáp ứng các
yêu cầu xin tài trợ là những chỉ số đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng.
Chiến lược nguồn vốn của NHPT là khai thác triệt để các nguồn hỗ trợ từ phía chính phủ,
các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, tiết kiệm trugn và dài hạn của dân cư. Đồng
thời tính toán sao cho có sự phù hợp về quy mô, kỳ hạn và lãi suất của các nguồn vốn với
các đối tượng tài trợ của ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng có thể huy động vốn ngoại tệ
từ các chính phủ và tổ chức quốc tế.
- Chính sách tín dụng của ngân hàng
Chính sách tín dụng của ngân hàng cung cấp cho cán bộ tín dụng và các nhà quản lý ngân
hàng đường lối cụ thể trogn việc ra quyết định cho vay và xây dựng danh mục cho vay.
Nó bao gồm phương thức cấp tín dụng, quy mô hạn mức vốn cho vay, lãi suất cho vay,
thời hạn tín dụng và kỳ hạn trả nợ, các hình thức bảo đảm tiền vay… Một chính sách tín
dụng rõ rang giúp cho ngân hàng hướng tới một danh mục cho vay hiệu quả, có thể đạt
được nhiều mục tiêu như đảm bảo an toàn vốn vay, tưng khả năng sinh lời, hạn chế rủi ro
và đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý.
- Năng lực của cán bộ ngân hàngtrong việc đánh giá khách hàng
Chất lượng cán bộ kém, không đủ trình độ đánh giá khách hàng hoặc đánh giá không tốt,
cố tình đánh giá sai là một trogn số các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Để có các
khoản vay tôt, cán bộ ngân hàng phải am hiểu về khách hàng, lĩnh vực kinh doanh, môi
trường khách hàng sống và kinh doanh. Họ phải có khả năng dự báo các vấn đề liên quan
đến người vay và lĩnh vực kinh doanh của người vay. Và trên hết, cán bộ ngân hàng phải

có khả năng giữ mình trong sạch để không gây ra rủi ro đạo đức. Nhìn chung, chất lượng
cán bộ tín dụng là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng món vay và từ đó sẽ tác
động đến hiệu quả vốn vay của ngân hàng
- Năng lực quản lý rủi ro của ngân hàng
Hoạt động của NHPT luôn tiềm ẩn rủi ro lớn xuất phát từ việc tài trợ cho các đối tượng
đặc biệt trong nền kinh tế. Nếu rủi ro xảy ra khoogn được xử lý kịp thời thì hậu quả sẽ rất
khó lường với niềm tin của dân chúng đối với ngân hàng và sự sống còn của ngân hàng
khi mà đối tượng nhận tài trợ của NHPT là các dự án có tầm quan trọng quốc gia. Như
vậy nâng lực quản lý rủi ro của NHPT là cơ sở vô cùng quan trọng để ngân hàng đánh giá
đúng tổn thất xảy ra và có những biện pháp xử lý hiệu quả, qua đó duy trì và nâng cao
hiệu quả hoạt động của ngân hàng một cách bền vững.
IV. Thực trạng hiệu quả hoạt động của VDB:
Thực trạng hiệu quả hoạt động của VDB
Giai đoạn 2010 – 2012 , nền kinh tế Việt Nam, nền kinh tế thế giới, rơi vào tình trạng suy
thoái: suy giảm tốc độ tăng trưởng, lạm phát cao, thất nghiệp nhiều, hệ thống tài chính ngân
hàng bộc lộ nhiều yếu kém về vấn đề rủi ro, thanh khoản, nợ quá hạn… Trong bối cảnh đó, VDB
đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội
a) Kết quả đạt được
 Hoạt động tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, cho vay lại vốn ODA, hỗ trợ sau
đầu tư đạt mức kế hoạch chính phủ giao
Kết quả giải ngân vốn tài trợ so với kế hoạch Chính phủ giao
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011
Thực
hiện
TL hoàn thành Thực hiện TL hoàn
thành
TD đầu tư 24.295 92% 23.452 92%
TD xuất khẩu 16.150 108% 16.700 98%

Cho vay lại ODA 10.021 100% 10.577 106%
Hỗ trợ sau đầu tư 251 100% 100 -
Nguồn: Báo cáo thường niên của VDB
Tín dụng xuất khẩu là lĩnh vực mà VDB luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức
kế hoạch được giao hàng năm trong đó khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp xuất
khẩu mặt hàng thủy sản, cà phê, điều, rau củ, chè Đồng thời VDB quản lý tốt các nguồn
vốn ODA cho vay lại, góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam đối với các nhà tài trợ quốc
tế. Đến cuối năm 2011, VDB quản lý 60% vốn ODA tại Việt Nam với tổng số vốn theo
hợp đồng tín dụng khoảng 10.000 tỷ USD. Hoạt động hỗ trợ sau đầu tư được VDB cố
gắng hoàn thành kế hoạch, trong năm 2011 VDB tiếp tục quản lý hỗ trợ sau đầu tư cho
gần 440 dự án với số tiền hỗ trợ theo hợp đồng hơn 2.400 tỷ đồng.
 Đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút các nguồn vốn khác trong xã hội tham
gia đầu tư các dự án phát triển
Đến cuối năm 2011, VDB quản lý cho vay gần 2.500 dự án với số vốn theo hợp đồng
tín dụng gần 200.000 tỷ đồng, trong đó dự nợ các dự án trong nước chiếm khoảng 50%
tổng dư nợ. Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước có vai trò như “vốn mồi” để thu hút các
nguồn vốn ngân hàng thương mại, vốn tư nhân và các nguồn vốn khác tham gia đầu tư
vào các dự án phát triển. Bằng nguồn vốn này trong hơn 5 năm( 2006 -2012), đã góp
phần thúc đẩy huy động các nguồn lực xã hội được khoảng 450.000 tỷ đồng để đầu tư
gần 2.200 dự án thuộc các lĩnh vực ưu tiên được Nhà nước khuyến khích. Bên cạnh đó,
các hoạt động hỗ trợ gián tiếp của VDB như hỗ trợ sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng cũng
góp phần tích cực huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, thúc đẩy sản xuất
kinh doanh, giúp các doanh nghiệp huy động được từ các tổ chức tín dụng.
 Vốn tài trợ của VDB góp phần làm tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, thực
hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Các chương trình/dự án trọng điểm về ngành điện (bao gồm cả sản xuất và phân phối
điện), lọc dầu, các nhà máy xi măng, luyện thép, cơ khí trọng điểm, vệ tinh Vinasat, phân
bón, đóng tàu biển đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất kinh tế cho nền kinh tế. Tổng
giá trị đóng góp của VDB chiếm khoảng 7% tổng giá trị tài sản cố định tăng thêm của cả
nước.

Dư nợ bình quân cho lĩnh vực xuất khẩu đạt trên 16.000 tỷ đồng đạt và vượt mức kế
hoạch được chính phủ giao, tập trung chủ yếu vào mặt hàng thuộc đối tượng nhà nước
khuyến khích xuất khẩu đặc biệt là ngành nông-lâm thủy sản. Tỷ trọng KNXK các mặt
hàng VDB tài trợ so với tổng KNXK của cả nước tăng qua các năm
Kết quả đóng góp của VDB vào KNXK của cả nước
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm
2009
Năm 2010
KNXK mặt hàng VDB tài trợ
(tỷ USD)
1,56 2,49 3,64
Tổng KNXK của cả nước
(tỷ USD)
52 56,6 71,63
Tỷ trọng KNXK mặt hàng VDB tài
trợ so với tổng KNXK (%)
3 4,4 5,08
Nguồn: Báo cáo thường niên ban tín dụng xuất khẩu
Đầu tư từ vốn tín dụng Nhà nước luôn đồng điệu với chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã
thể hiện tính dẫn dắt và tác động tích cực của nguồn vốn tín dụng Nhà nước với mục tiêu
chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ năm 2006
đến 2012, VDB đã đầu tư sản xuất 32 dự án đầu tư nhà máy xi măng (khoảng 52 triệu
tấn/năm), trên 120 dự án đầu tư cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển, mua mới tàu biển, hỗ
trợ đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng các cơ sở đóng tàu và đầu tư vào các dự án sản xuất
sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam, các dự án đầu
tư đóng mới toa xe đường sắt, 16 dự án lớn ngành hóa chất, 80 dự án công nghiệp chế
biến
 Góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển
vùng miền, bảo vệ môi trường
Các dự án của VDB hoàn thành đi vào hoạt động góp phần xây mới 40.000 km kênh

mương, hạ tầng 817 cụm tuyến dân cư, trồng mới, chăm sóc, bảo vệ 277.140 ha rừng, trang
bị thêm 450 giường bệnh, 1.600 triệu sản phẩm thuốc các loại hàng năm, tăng thêm nhiều
trang thiết bị hiện đại kỹ thuật cao, bổ sung thêm 3500 MW công suất phát điện, 1.300 km
đường dây điện và các trạm biến áp đưa vào hoạt động, năng lực sản xuất xi măng tăng 15
triệu tấn/năm, dự án đường ô tô cao tốc, các dự án cấp nước sạch tại Hà Nội, Tp Hồ Chí
Minh và các tỉnh thành khác với năng lực cung cấp bổ sung 1.200.000 m
3
/ngày đêm…
Ngoài ra còn các chương trình của chính phủ như kiên cố hóa kênh mương, tôn nền vượt lũ
đồng bằng sông Cửu Long, di dân tái định cư và dự án đường giao thông tránh ngập dự án
thủy điện Sơn La, cho vay trả lương, nợ bảo hiểm…
b) Hạn chế
Bên cạnh những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước thì
hoạt động của VDB vẫn còn hạn chế, hiệu quả không cao
 Giải ngân tín dụng đầu tư chậm
Căn cứ vào số liệu kết quả giải ngân vốn tài trợ so với kế hoạch Chính phủ giao, giải
ngân tín dụng đầu tư luôn thấp hơn kế hoạch được giao, chỉ đạt 92%. Mức kế hoạch hàng
năm do chính phủ giao là kết quả tính toán nhu cầu vốn của nền kinh tế đối với ngân
hàng, phải đạt mức kế hoạch đó thì mới đủ để thực hiện các dự án phát triển. Việc giải
ngân chậm trễ gây ảnh hưởng đến tiến độ thực thi các dự án và có thể gây ra những chi
phí tổn thất không đáng có.
 Số dự án thành công trên tổng số dự án được tài trợ thấp
Mặc dù hàng năm số dự án được VDB tài trợ đều tăng lên nhưng số dự án thành công
không nhiều thể hiện qua số liệu nợ quá hạn, nợ khoanh trên dự nợ lớn đặc biệt là trong
hoạt động tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu
Nợ quá hạn trong các hoạt động
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Cho vay tín dụng đầu tư
- Nợ quá hạn
- Nợ khoanh
86.502.574
3.285.655
175.288
100%
3,79%
0,2%
97.851.622
3.749.337
3.008.769
100%
3,83%
3,07%
Cho vay tín dụng xuất khẩu
- Nợ quá hạn
- Nợ khoanh
16.079.355
2.458.166
-
100%
15,29%
-
16.266.757
2.712.051
-
100%
16,67%
-

Cho vay lại vốn ODA
- Nợ quá hạn
- Nợ khoanh
61.221.297
613.277
-
100%
1%
-
102.643.869
919.641
133.519
100%
0,89%
0,13%
Cho vay khác
- Nợ quá hạn
7.257.854
545.005
100%
7,5%
10.103.816
162.555
100%
1,6%
Nguồn: Báo cáo thường niên của VDB
Cho đến năm 2011, VDB đang quản lý cho vay tín dụng đầu tư đối với 2.200 dự án
với số vốn vay theo hợp đồng tín dụng đã ký là khoảng 180 nghìn tỷ đồng, trong đó số dự
án vừa đạt mục tiêu của chủ đầu tư vừa đảm bảo trả đủ và đúng hạn nợ cho ngân hàng
ước tính khoảng 351 dự án như vậy là chiếm 14% tổng số dự án ngân hàng quản lý.

 Khả năng tự chủ tài chính thấp.
Mặc dù VDB là ngân hàng có hoạt động chủ yếu là cấp tín dụng nhưng doanh thu
từ tín dụng không cao, không tương xứng với tỷ trọng tài sản trong hoạt động tín dụng.
Từ đó có thể thấy cơ cấu doanh thu của VDB là không bền vững. Thu lãi cho vay chỉ
chiếm 55,67% (năm 2010) tổng thu nhập của VDB, năm 2011 con số này chỉ đạt 51,2%
trong khi đó tỷ lệ tài sản trong hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng với tổng tài sản là
82,5% năm 2010; 82,6% năm 2011. Doanh thu của VDB phụ thuộc nhiều vào thu cấp bù
chênh lệch lãi suất và hoạt động quản lý. Khoản thu này trong tổng thu nhập của VDB
chiếm 19,5% năm 2010 và 22,6% năm 2011.
VDB phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài do tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng
tài sản thấp nên khả năng chống chịu của VDB khỉ xảy ra khó khăn tài chính không cao
Cơ cấu tài sản và vốn
Đơn vị: %
Năm 2010 Năm 2011
Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản 8,9 5,8
Vốn huy động/Tổng tài sản 91,1 94,2
Dư nợ/Tổng tài sản 82,58 82,61
Mặc dù lợi nhuận các năm dương nhưng tỷ lệ sinh lời thấp so với các TCTD cùng
quy mô trên thị trường. ROA của 10 ngân hàng có ROA cao nhất là 2,9% của trung bình
toàn ngành là 1,3% còn ROE lần lượt là 17,1% và 8,6%
Một số chỉ tiêu lợi nhuận
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch thu chi 833.640 trđ 1.015.964 trđ
ROA 0,4% 0,36%
ROE 5,37% 8,38%
 Nguy cơ rủi ro tín dụng ở mức cao
Hoạt động của VDB cũng như các NHTM khác luôn phải đối mặt với tất cả các
loại rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ (rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh
khoản, rủi ro tỷ giá…). Các loại rủi ro trên có mối quan hệ biện chứng với nhau trong đó
hoạt động tín dụng là lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ đem lại rủi ro lớn nhất cho ngân hàng.

Như một hệ quả của việc số dự án VDB tài trợ thành công rất ít, ngân hàng có nguy cơ
rủi ro tín dụng ở mức cao. Tỷ lệ nợ xấu bình quân tính cho tất cả các khoản tín dụng tại
VDB là 12,45% (chưa bao gồm nợ xấu tàu biển của Vinashin) năm 2010; 12,57% năm
2012 tương đương khoảng 22.600 tỷ đồng nợ xấu. Thêm vào đó việc trích lập dự phòng
để bù đắp tổn thất đối với rủi ro tín dụng chưa được coi trọng và tính toán chính xác phù
hợp với chuẩn mực trong hệ thống ngân hàng. Dự phòng rủi ro không đủ bù đắp tổn thất,
số dự phòng trích lập luôn thấp hơn số dư nợ quá hạn. Năm 2010 nợ quá hạn của VDB
lên tới 6.552 tỷ đồng trong khi đó số dư quỹ dự phòng rủi ro chỉ có 728 tỷ đồng (tức là số
nợ quá hạn gấp khoảng 9 lần số dư Quỹ dự phòng rủi ro). Công tác xử lý rủi ro chậm:
trong 5 năm (2006-2010) đã xử lý rủi ro cho 281 dự án với tổng số tiền được xử lý theo
các biện pháp khoanh nợ, xóa nợ và bán nợ là 1.900 tỷ đồng.
Bên cạnh rủi ro tín dụng, nguy cơ rủi ro về kỳ hạn giữa vốn huy động và vốn sử
dụng, rủi ro thanh khoản của VDB cũng khá cao. Doanh thu lãi tiền gửi của VDB chiếm
một phần không nhỏ trong tổng doanh thu (khoảng 20%) chứng tỏ VDB có một lượng
vốn lớn gửi tại các TCTD khác. Sự tồn đọng một lượng lớn vốn nhàn rỗi và chuyển sang
tiền gửi để bù đắp thâm hụt tài chính đã làm gia tăng chi phí cơ hội và độ rủi ro về kỳ hạn
giữa vốn huy động và vốn sử dụng. Chi phí huy động vốn cao chiếm khoảng 90% tổng
chi phí trong điều kiện thu nợ từ cho vay chỉ đạt khoảng 50% đến 75% kế hoạch hàng
năm thì nguy cơ xảy ra rủi ro thanh khoản tại VDB không phải là thấp.
Nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động của VDB
 Nguyên nhân khách quan:
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước
Các quy định trong chính sách tín dụng đầu tư phát triển không chỉ khiến VDB
không thể không thể hoạt động theo mô hình NHTM thông thường mà còn làm giảm tính
chủ động của ngân hàng trong việc ra các quyết định của mình.
Theo quy định VDB được có quyền chủ động lựa chọn dự án tài trợ, các dự án được cấp
tín dụng phải dựa trên kết quả thẩm định phê duyệt của ngân hàng tuy nhiên trên thực tế
ngân hàng vẫn phải cấp tín dụng theo chỉ định đối với nhiều dự án. Do chính sách tín
dụng nhà nước chưa quy định cụ thể chỉ tiêu, chuẩn mực đánh giá hiệu quả dự án phát
triển nên có những dự án thuộc lĩnh vực được Chính phủ khuyến khích ưu tiên nhưng

hiệu quả không cao vẫn yêu cầu được ngân hàng cấp tín dụng. Thực tế còn có hiện tượng
chính quyền địa phương gây sức ép đối với việc ngân hàng cấp tín dụng cho dự án. Vì
vậy mà hiệu quả tài chính của ngân hàng không được coi trọng
Các dự án được chỉ định VDB cho vay thường là những dự án có nhu cầu vốn lớn
thời gian sử dụng vốn dài, hiệu quả tài chính không có hoặc rất thấp nhưng vì sự cần thiết
của chúng cho nền kinh tế mà VDB phải thực hiện cho vay. Khi tài trợ cho những đối
tượng này VDB vấp phải những khó khăn cho việc thu hồi vốn vì những dự án này chỉ có
thể thu hồi vốn sau vài chục năm trong khi đó vốn huy động chỉ có thể sử dụng tối đa 10-
15 năm, vốn ODA khoảng 20 năm nên xảy ra hiện tượng chưa thu hồi được vốn đã phải
trả nợ.
Lãi suất cho vay của VDB do bị ràng buộc bởi chính sách tín dụng nhà nước mà rất kém
linh hoạt so với các tín hiệu của thị trường. Luôn có hiện tượng lãi suất tín dụng của VDB
thấp hơn so với các TCTD khác. Chính sách ưu đãi lãi suất không có sự phân loại đối
tượng nên việc quy định một lãi suất ưu đãi đối với mọi đối tượng nhận vốn từ VDB là
không phù hợp và không hiệu quả. Bên cạnh đó việc áp dụng một lãi suất duy nhất cho
hợp đồng tín dụng dài hạn trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động hạn chế sự chủ
động của ngân hàng.
 Nguyên nhân chủ quan:
Năng lực huy động vốn của VDB còn nhiều hạn chế
VDB huy động vốn trên thị trường chủ yếu theo các hình thức truyền thống là nhận tiền
gửi mà chưa đa dạng các phương thức huy động vốn như các NHTM trên thị trường hiện nay.
Nguồn vốn huy động qua việc phát hành trái phiếu chính phủ rất có ý nghĩa với VDB nhưng
lại không ổn định do phụ thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mô và năng lực tài chính pháp lý của
ngân hàng. Ngoài huy động vốn bằng phát hành TPCP thì VDB chưa triển khai phát hành
loại giấy tờ có giá nào khác.
VDB cũng chưa khai thác được các nguồn vốn bằng ngoại tệ (trừ ODA) Khả năng tiếp
cận với các nguồn kiều hối, đầu tư trực tiếp của nước ngoài, đầu tư gián tiếp còn hạn chế.
Ngoài ra VDB cũng không thể cạnh tranh với các NHTM khác về lãi suất, cung cấp dịch vụ
thanh toán, chương trình khuyến mãi nên hầu hết VDB chỉ nhận được các khoản tiền gửi
ngắn hạn của các tổ chức kinh tế trong nước.

Chất lượng thẩm định thấp
Bộ máy tổ chức thẩm định của VBD còn thiếu chuyên nghiệp, chưa có bộ phận hướng dẫn tư
vấn khách hàng thủ tục vay vốn nên các dự án vay vốn gửi đến ngân hàng thường quá sơ sài,
thiếu hồ sơ pháp lý, nội dung còn mang tính chủ quan, các chỉ tiêu tài chính không hợp lý và
mâu thuẫn với nhau. Thêm nữa, trong ngân hàng thiếu hệ thống thông tin bổ trợ bên cạnh những
thông tin do khách hàng cung cấp dẫn đến thời gian thẩm định kéo dài, nội dung thẩm định
không được đảm bảo do không đủ thông tin.
Các nội dung thẩm định như chỉ tiêu hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội, tài sản đảm
bảo tiền vay, rủi ro của dự án không được thực hiện theo đúng các chuẩn mực. Nhiều nội dung
thẩm định thiếu tài liệu hướng dẫn chính xác từ đó khiến cán bộ thẩm định gặp nhiều khó khăn
khi thẩm định các dự án lớn.
Năng lực quản lý rủi ro thấp
VDB chưa có đầy đủ những đánh giá về các loại rủi ro mà một ngân hàng có thể gặp phải mà
chỉ tập trung vào nghiên cứu và quản lý rủi ro tín dụng. Không chỉ vậy các chỉ tiêu nợ quá hạn,
nợ xấu, hệ số an toàn vốn tối thiểu… chưa được tính toán theo chuẩn mực chung của các TCTD
mà chỉ theo quy định riêng của ngân hàng nên các số liệu chưa phản ánh chính xác tình hình của
ngân hàng.
VDB chưa có bộ phận riêng biệt quản lý rủi ro, việc phân loại nợ chỉ căn cứ vào thời gian
quá hạn mà chưa xem xét khả năng trả nợ của khách hàng. Quy trình thực hiện xử lý rủi ro còn
rườm rà, phức tạp tốn nhiều công sức. VDB cũng không được chủ động hoàn toàn trong việc ra
quyết định xử lý rủi ro tín dụng.
Chất lượng cán bộ của VDB chưa đáp ứng được nhu cầu công việc
Rủi ro đạo đức gây không ít nợ quá hạn, nợ xấu cho VDB nguyên nhân là do cơ chế tác
nghiệp và công tác đào tạo tuyển dụng của VDB. Cán bộ thiếu kính nghiệm trong lĩnh vực ngân
hàng, chuyên môn trình độ nghiệp vụ thực tế còn ít không đáp ứng được nhu cầu công việc ngày
một gia tăng tại VDB.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của VDB
- Hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước
Chính phủ cần hoàn thiện các nội dung về lãi suất cho vay, đối tượng được cấp tín dụng nhà
nước nhằm dễ dàng áp dụng chính sách vào thực tiễn và nâng cao hoạt ddoognj cảu ngân hàng

phát triển.
- Nâng cao năng lực huy động vốn của ngân hàng:
Hoạt động huy động vốn của VDB cần tập trung vào cải thiện uy tín của ngân hàng trên thị
trường tài chính (minh bạch thông tin, tăng tiềm lực tài chính bằng cách tăng quy mô vốn điều lệ,
nâng cao hiệu quả tín dụng, xử lý nợ tồn đọng là sạch BCĐKT), đa dạng hóa các hình thức huy
động vốn (mở rộng phát hành trái phiếu, quản lý và sử dụng tốt vốn ODA để có thể tự thu hút
vốn ODA mà không cần thông qua sự điều phối của chính phủ, mở tài khoản thanh toán cho các
khách hàng, dự án nhận tài trợ từ ngân hàng…)
- Cải thiện chất lượng thẩm định của ngân hàng
VDB cần tổ chức các ban phòng thẩm định hoạt động theo một quy trình chuẩn mực, xây
dựng hệ thống các nội dung thẩm định cho từng lĩnh vực tài trợ cụ thể, hoàn thiện nội dung thẩm
định hiệu quả tài chính theo thông lệ quốc tế, bổ sung hướng dẫn cụ thể nội dung thẩm định hiểu
quả kinh tế xã hội của dự án, xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cho công tác thẩm định,
nghiên cứu áp dụng các phương pháp đánh giá rủi ro dự án hiện đại…
- Cải thiện năng lực quản lý rủi ro
VDB cần nhanh chóng cơ cấu lại bộ phận quản lý rủi ro trong đó thực hiện được các hoạt
động: nhận biết rủi ro, đo lường rủi ro, điều tiết rủi ro, giám sát rủi ro. Bên cạnh đó cần hoàn
thiện và bổ sung các nội dung quản lý rủi ro bằng việc xây dựng hệ thống văn bản quy chế, quy
trình thủ tục cấp tín dụng thống nhất rõ ràng trong toàn hệ thống; hoàn thiện hệ thống xếp hạng
tín dụng nội bộ; phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo căn cứ chất lượng, mức độ rủi ro của
khoản vay và tình hình tài chính của khách hàng…
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng
Cán bộ của VDB cần được đào tạo bài bản chuyên môn một cách chính quy, hoặc tuyển dụng
những người được đào tạo phù hợp với công việc được giao. Thường xuyên nâng cao chuyên
môn vào đạo đức cho đội ngũ cán bộ ngân hàng. Xây dựng và coogn khai quy định xử lý trách
nhiệm đối với các đối tượng nhằm nghiêm khắc xử lý các đơn vị, cá nhân gây thiệt hại cho ngân
hàng. Đồng thời xây dựng chính sách lương bổng phù hợp với năng lực và công việc để thu hút
nhân tài đén làm việc tại ngân hàng.
V. NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VDB TRONG VIỆC TÀI TRỢ CHO CÁC
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN

1. Khả năng đáp ứng vốn vay của NHPT so với thực tế vốn vay của DAPT
Hiện nay nhu cầu vốn của các dự án phát triển luôn vượt quá khả năng đáp ứng vốn vay vủa
NHPT. Số vốn vay VDB của các dự án chỉ chiếm khoảng 28% tổng vốn đầu tư còn lại 72%
còn lại được huy động từ các nguồn khác. Như vậy khả năng đáp ứng vốn vay của NHPT so
với thực tế vốn vay của DAPT còn thấp. Tổng mức đầu tư cho các dự án ngành điện (gồm cả
dự án nguồn điện và dự án lưới điện) khoảng 250.000 tỷ đồng trong đó số vốn vay từ VDB
chỉ được hơn 51.000 tỷ đồng. Số vốn VDB tài trợ cho các dự án lĩnh vực đầu tư sản xuất xi
măng là 18.000 tỷ đồng trên tổng mức đầu tư cho các dự án là 52.000 tỷ đồng; con số này ở
ngành công nghiệp đóng tàu và vận tải biển là 11.000 tỷ đồng/38.000 tỷ đồng…
2. Tổng số dự án phát triển đã được tài trợ từ VDB
Đến cuối năm 2011, NHPT quản lý cho vay gần 2.500 dự án với số vốn theo HĐTD gần
200.000 tỷ đồng, trong đó số dự án vừa đạt mục tiêu của chủ đầu tư vừa đảm bảo trả đủ và
đúng hạn nợ cho ngân hàng ước tính khoảng 351 dự án như vậy là chiếm 14% tổng số dự án
ngân hàng quản lý.
Tỷ trọng tài trợ lớn nhất của VDB là tài trợ cho lĩnh vực công nghiệp xây dựng. Ngân hàng
cấp tín dụng cho hai lĩnh vực này với dư nợ bình quân 78% tổng dư nợ toàn ngân hàng. Với
114 dự án trọng điểm (nhóm A) tập trung vào các ngành xi măng, thép điện, giấy, phân bón,
chế biến cao su và cơ khí với số vốn vay từ VDB chiếm 28% tổng vốn đầu tư của các dự án.
Việc đẩy mạnh cho vay đầu tư các dự án phát triển trong lĩnh vực này đã đạt được các kết
tích cực:
- Ngành điện: Tập đoàn Điện lực và các doanh nghiệp ngoài tập đoàn đã thực hiện 81 dự án
nguồn điện; 76 dự án lưới điện. Các dự án hoàn thành đã góp phần đưa công suất phát điện
tăng thêm 6000MW, xây mới hơn 1000km đường dây 500kV, gần 3000km đường dây 220kV
và 110kV
- Đầu tư sản xuất xi măng: Có 32 dự án đầu tư nhà máy xi măng cung cấp khoảng 52 triệu
tấn xi măng ra thị trường năm 2012.
- Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn: Các doanh nghiệp đã thực hiện 1000 dự án chủ yếu vào
các lĩnh vực: trồng rừng nguyên liệu và trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm cây công nghiệp, lâm
sản, thủy hải sản và thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc, sản xuất và chế biến muối, đầu tư

thiết bị phục vụ nông nghiệp… Điển hình là các dự án Dây chuyền dứa cô đặc Đồng Giao,
dự án Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bá Thước, dự án Nhà máy đường Lam Sơn, dự án
Trồng cao su của Binh đoàn 15. Chương trình kiên cố hóa kênh mương, tôn nền vượt lũ đã
góp phần xây mới trên 100.000km kênh mương, trên hàng trăm nghìn km đường giao thông
nông thôn được bê tông hóa, xây dựng hạ tầng của trên 900 cụm tuyến dân cư… trồng mới,
chăm sóc, quan lý bảo vệ gần 300.000 ha rừng
- Ngành công nghiệp đóng tàu: Trên 120 dự án đầu tư cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển,
mua mới tàu biển, hỗ trợ đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng các cơ sở đóng tàu và đầu tư vào
các dự án sản xuất sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp đóng tàu Việt
Nam. Việt Nam từ chỗ chỉ đóng và sửa chữa tàu nhỏ thì nay đã đóng được các loại tàu có
trọng tải lớn như: tàu trở hàng khô trọng tải 53.000 DWT, 70.000 DWT, tàu chở dầu 100.000
tấn, tàu container 1.700 TEU
- Lĩnh vực phát triển ngành hóa chất: Tổng công ty hóa chất và các doanh nghiệp khác đã
thực hiện 16 dự án góp phần tăng thêm năng lực sản xuất cho nền kinh tế 600.000 tấn phân
bón, 40.000 tấn axit sunfuaric mỗi năm với các dự án lớn như Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc,
DAB Lào Cai…
- Dự án an sinh xã hội (trường hịc bệnh viện, xử lý rác thải, cấp nước sạch…) Chính phủ và
cộng đồng doanh nghiệp đầu tư trên 178 dự án góp phần tăng thêm năng lực đào tạo khoảng
200.000 học sinh/năm, đào tạo nghề cho khoảng 5000 người/năm, bổ sung 500 giường bệnh,
hàng triệu m3 nước sạch mỗi ngày đêm…
Bên cạnh đó VDB cũng là đầu mối cấp vốn cho một số dự án quan trọng của quốc gia như
Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy thủy điện Sơn La, dự án vệ tinh Vinasat…
3. Định hướng tài trợ DAPT của VDB
Về định hướng thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2010 – 2015, VDB đặt mục tiêu đạt được các
tiêu chí cơ bản của một ngân hàng theo hướng an toàn và tăng trưởng bền vững. Bên cạnh
đó, từng bước đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng, giảm cấp bù chênh lệch lãi suất và chi phí
quản lý từ ngân sách nhà nước. Tỷ lệ nợ xấu phân loại theo chuẩn mực dưới 5%; hệ số an
toàn vốn tối thiểu 15%.
4. Ví dụ về dự án thủy điện Sơn La
Dự án Nhà máy thủy diện Sơn La là dự án được cấp vốn từ ngân sách nhà nước thông qua

VDB là đầu mối. Một số thông tin về dự án như sau:
• Tên dự án : Dự án thủy điện Sơn La.
• Dự án thủy điện Sơn La gồm các dự án thành phần sau:
 Dự án xây dựng công trình thủy điện Sơn La do Tổng công ty Điện lực Việt Nam là
chủ đầu tư gồm:
- Công trình đầu mối: Đập chính, đập tràn tại tuyến Pa Vinh II, kết cấu bê tông trọng lực;
- Tuyến năng lượng: Cửa lấy nước; đường dẫn nước áp lực; nhà máy thuỷ điện sau đập với 6
đến 8 tổ máy; trạm biến áp, trạm phân phối điện ngoài trời;
- Đường dây tải điện 220 - 500 kV đấu nối nhà máy với hệ thống điện quốc gia;
- Nhà quản lý vận hành; nhà ở của cán bộ, công nhân viên vận hành nhà máy;
 Dự án tái định canh định cư (theo địa bàn quản lý) do ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La,
ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu, ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên là chủ đầu tư.
 Dự án các công trình giao thông tránh ngập do Bộ Giao thông vận tải là chủ đầu tư.
• Địa điểm xây dựng : Công trình chính thuộc địa phận xã ít Ong, huyện Mường La,
tỉnh Sơn La. Hồ chứa nước thuộc một số xã, huyện, trên địa bàn các tỉnh Sơn La, Lai Châu
và Điện Biên.
• Mục tiêu đầu tư Dự án thủy điện Sơn La :
- Cung cấp nguồn điện năng để phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Góp phần chống lũ về mùa mưa và cung cấp nước về mùa kiệt cho đồng bằng Bắc Bộ.
- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc.
• Vốn đầu tư:
Tổng mức đầu tư điều chỉnh là: 60.195,928 tỷ đồng, trong đó:
a) Dự án xây dựng công trình thủy điện Sơn La: 34.867,052 tỷ đồng.
b) Dự án di dân, tái định cư: 20.293,821 tỷ đồng.
c) Dự án giao thông tránh ngập: 5.035,055 tỷ đồng,
• Nguồn vốn đầu tư:
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư: 16.890,258 tỷ đồng.
- Nguồn vốn Tập đoàn Điện lực Việt Nam: 43.305,670 tỷ đồng.
(nguồn: Quyết Định 668/2012/QĐ-TTg )

• Kết quả đạt được
Sau 7 năm xây dựng, hiện nay nhà máy Thủy điện Sơn La đã được khánh thành vào ngày 23
tháng 12 năm 2012 và đi vào hoạt động, lượng điện cung cấp cho lưới điện quốc gia trung
bình là trên 10 tỷ kW/ năm, bằng gần 1/10 sản lượng điện của Việt Nam năm 2012, chính
thức trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á.
Tính cho đến thời điểm này thì nhà máy thủy điện Sơn La là công trình điện đầu tiên của cả
nước vượt tiến độ (3 năm ), ước tính làm lợi cho đất nước trên 1 tỉ USD và chưa kể những cái
được khác nhờ tiến độ thần tốc này .
Để có được thành công này, vai trò của VDB trong việc giải ngân vốn đúng hạn, kịp thời là
không hề nhỏ. Ngoài việc là người bảo lãnh cho chủ đầu tư vay khoản tiền 400 triệu USD để
mua sắm thiết bị cho dự án, VDB còn thực hiện cho vay số tiền 10.000 tỷ đồng để đảm bảo
tiến độ di dân, tái định cư, phát điện theo kế hoạch đã đề ra. Cụ thể, Thực hiện dự án tái định
cư (TĐC) Thủy điện Sơn La, tỉnh phải di chuyển trên 3.500 hộ với trên 16.000 khẩu, đây là
công việc rất khó khăn, đòi hỏi phải có nguồn vốn kịp thời để đẩy nhanh tiến độ di dân. VDB
Lai Châu đã cho vay trên 2.000 tỷ đồng để tỉnh thực hiện công tác di dân, TĐC, xây dựng cơ
sở hạ tầng cho người dân tại nơi ở mới. Dự án được thực hiện theo cơ chế đặc thù, phức tạp,
chi phối đến nhiều chính sách và ảnh hưởng trực tiếp đến người dân TĐC giải phóng lòng hồ.
Với tinh thần vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc, cán bộ VDB Lai Châu đã khắc phục mọi
khó khăn, tham mưu cho UBND tỉnh tháo gỡ những vướng mắc trong công tác bồi thường,
hỗ trợ xây dựng các khu điểm TĐC để giải ngân kịp thời nhằm đảm bảo đúng chế độ chính
sách của nhà nước. Chỉ trong một thời gian ngắn với nguồn vốn kịp thời của VDB Lai Châu,
đến nay 14 khu gồm 38 điểm TĐC đã hoàn thành, đảm bảo cơ sở hạ tầng của người dân tại
nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ.

×