Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn phương pháp dạy thơ trung đại việt nam lớp 7 trương thcs liễu châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.9 KB, 18 trang )

Tổ khoa học xà hội - Trờng THCS Liên Châu

Năm häc 2012 – 2013

PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC
TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU

BÀN VỀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT
NAM Ở MÔN NGỮ VĂN 7 TRONG NHÀ TRƯỜNG THCS
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài.
1.Cơ sở lí luận:
Văn thơ trung đại Việt Nam là bộ phận văn học gắn liền với một giai
đoạn cực kì quan trọng trong lịch sử đất nước - giai đoạn nhà nước phong kiến
Việt Nam được xác lập, đi tới chỗ cực thịnh rồi chuyển dần tới chỗ suy vi. Giai
đoạn văn học này đã để lại một di sản vô cùng quý báu, đồ sộ về khối lượng,
phong phú, đa dạng về nội dung, đạt tới nhiều đỉnh cao về nghệthuật. Qua việc
nghiên cứu, tìm hiểu di sản này, chúng ta càng thêm gắn bóvới truyền thống cao
đẹp của dân tộc. Bởi lẽ “Mỗi tác giả với thiên tài của mình và giới hạn của thời
đại, phản ánh một thời kì lịch sử, đánh dấu một bước tiến của văn học, làm
giàu thêm cho tư tưởng, tình cảm và tiếng nói Việt Nam”(Phạm Văn Đồng).
Chúng ta có thể tìm thấy trong di sản này những điều giúp lại quá khứ vinh
quang nhưng khơng ít phần gian khó của dân tộc, để rồi từ đó có thể nhìn lại
hiện tại một cách thấu đáo hơn và hướng về tương lai một cách tin tưởng hơn.
Đối với nhà trường THCS, di sản này đóng một vai trị rất quan trọng trongviệc
giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, quan điểm, lí tưởng thẩm
mĩ...cho học sinh, thơng qua những thành quả nổi bật của người xưa trong lĩnh
vực sáng tạo nghệ thuật ngôn từ, kết tinh trong các tác phẩm nghệ thuật tiêu
biểu.
Việc dạy văn học ở nhà trường nói chung và dạy thơ trữ tình trung đại
theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là một vấn đề đã và


đang được nhiều nhà nghiên cứu về phương pháp dạy học văn cũng như nhiều

1


Tổ khoa học xà hội - Trờng THCS Liên Châu

Năm häc 2012 – 2013

giáo viên giảng dạy văn học quan tâm.
2. Cơ sở thực tiễn:
Chương trình Ngữ văn 7 kì I có một số lượng tương đối lớn các văn bản
thuộc thể loại thơ trữ tình trung đại. Đó là các văn bản nghệ thuật được các nhà thơ
Việt Nam sáng tác trong thời kì phong kiến. Các tác giả thơ trữ tình trung đại phần
nhiều là những thi nhân nổi tiếng, tâm hồn nặng những nỗi đời. Làm thơ với họ là
mượn cảnh, mượn việc để kí thác tâm sự, bày tỏ nỗi lòng nhân thế...
Qua thực tế giảng dạy thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở trường THCS
chúng tôi nhận thấy: Đây là thể loại văn học tương đối khó, hơn nữa các tác
phẩm văn học trung đại được tính từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX đã cách chúng ta
hơn mười thế kỉ, đến với thế hệ trẻ dưới mái trường phổ thông thế kỉ XXI đã
có khoảng cách rất xa về thời gian. Vì thế, người giảng dạy gặp khó khăn
trong soạn giảng, nhiều học sinh ít hứng thú, khơng tích cực trong giờ học
những bài văn học cổ. Vấn đề đặt ra là phải có những biện pháp tối ưu nhằm
giúp giáo viên và học sinh đạt hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập thơ trữ
tình trung đại Việt Nam.
Đó là lí do thơi thúc tơi lựa chọn đề tài “Bàn về một số phương pháp
giảng dạy thơ trung đại Việt Nam ở Môn Ngữ văn 7 trong nhà trường THCS”
với mong muốn có thể ứng dụng hiệu quả hơn trong giảng dạy để dạy tốt các
bài thơ trữ tình trung đại trong chương trình Ngữ văn 7, nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả dạy, học môn ngữ văn ở trường THCS.

II. Mục đích nghiên cứu:
- Thuận lợi và khó khăn trong việc dạy, học thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
- Đề xuất những biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy,
học thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động dạy và học các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam của giáo viên
và học sinh lớp 7.

2


Tổ khoa học xà hội - Trờng THCS Liên Châu

Năm häc 2012 – 2013

IV. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khảo sát việc dạy và học các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở lớp
7 để nắm bắt hiện trạng một cách chính xác.
- Xây dựng cơ sở lí luận của phương pháp phát huy tính tích cực
- Bước đầu đề xuất một số biện pháp trong dạy học thơ trữ tình trung
đại Việt Nam ở lớp 7 theo hướng tích cực hố hoạt động học tập của
học sinh.
PHẦN II :NỘI DUNG.
I. Thống kê các văn bản thơ trữ tình trung đại lớp 7:
Dạy đọc hiểu thơ trữ tình, đặc biệt thơ trữ tình trung đại địi hỏi một cách
tiếp cận riêng khác với dạy các văn bản tự sự, miêu tả hay nghị luận. Cho nên,
trước khi dạy, người thầy cần nắm được hệ thống các văn bản thơ trữ tình trung
đại trong chương trình Ngữ văn 7 để từ đó có định hướng, cách khai thác riêng
cho từng cụm bài, từng bài. Ta có thể theo dõi các tác phẩm thơ trữ tình trung
đại lớp 7 qua bảng hệ thống sau:

STT Tác phẩm
1
Sông núi nước Nam

Tác giả
Lý Thường Kiệt

Thể loại
Thất ngơn

tứ

tuyệt
Ngũ ngơn tứ tuyệt
Lục bát
Thất ngơn tứ

2
3
4

Phị giá về kinh
Trần Quang Khải
Côn Sơn ca
Nguyễn Trãi
Buổi chiều đứng ở phủ Trần Nhân Tông

5
6


Thiên Trường trông ra
Bánh trôi nước
Sau phút chia li

tuyệt
Hồ Xn Hương
Tứ tuyệt
Đặng Trần Cơn (Đồn Song thất lục bát

Qua đèo Ngang

Thị Điểm dịch)
Bà Huyện Thanh Thất ngôn bát cú

Bạn đến chơi nhà

Quan
Nguyễn Khuyến

7
8

đường luật
Thất ngôn bát cú
Đường luật

Như vậy, phần phần lớn các bài thơ Trung Đại Việt Nam thời kì này chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ bởi phong cách thơ Đường của Trung Quốc. Chính vì vậy,
3



Tổ khoa học xà hội - Trờng THCS Liên Châu

Năm häc 2012 – 2013

trong qúa trình dạy, cần bám sát đặc trưng thể loại, các tín hiệu nghệ thuật (chủ
yếu là các thể thơ cổ điển, nghệ thuật đối, ước lệ, cách sử dụng từ ngữ) để trên
cơ sở đó, dẫn dắt HS đi tìm cái hay, cái đẹp trong tư tưởng, nghệ thuật của tác
phẩm.

4


Tổ khoa học xà hội - Trờng THCS Liên Châu

Năm häc 2012 – 2013

II. Một số nét khái quát về thơ trữ tình Trung đại Việt nam .
1. Đặc trưng thi pháp của thơ trung đại
Văn học Trung đại Việt Nam nói chung và Thơ trữ tình Trung đại nói
riêng được ra đời trong bối cảnh xã hội phongkiến phát triển. Nó phản ánh thực
tế lịch sử xã hội phong kiến từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX. Đặc biệt là những
biến động của xã hội và thân phận con người. Chủ đề xuyên suốt như sợi chỉ đỏ
của thơ Trung đại Việt Nam là cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo. Các
tác giả thơ Trung đại Việt Nam chủ yếu là những người có địa vị xã hội, có
những ảnh hưởng quan trọng cho sự phát triển của xã hội…Chính vì thế khi
giảng dạy hoặc phân tích, bình giảng cần phải chú ý đến các đặc điểm cơ bản
sau :
* Quan niệm “Văn dĩ tải đạo” : Vănchương phải chuyên chở đạo lý.
*Tính ước lệ, tượng trưng, quy phạm: Đây là đặc điểm nổi bật của văn

thơ Trung đại. Khi sáng tác, các tác giả thường vay mượn văn thi liệu điển cố,
điển tích lấy từ sách vở Thánh Hiền và kinh sách của các tơn giáo. Chẳng hạn
nói đến cây và hoa thì tùng, trúc, cúc, mai, sen…bởi chúng là những biểu tượng
để chỉ những phẩm chất cốt cách, khí tiết của người quân tử, của bậctrượng phu;
nói đến con vật thì phải long, ly, quy, phượng ; nói đến người thì ngư, tiều, canh,
mục; nói đến hoa bốn mùa thì phải là xn lan, thu cúc, hạ sen,đơng sen; tả mỹ
nhân thì làn thu thủy, nét xuân sơn, tóc như mây, da như tuyết …
* Tính giáo huấn, bác học,cao quý, trang nhã: Đối tượng, mục đích của
văn thơ chủ yếu là đề cao thần quyền, cường quyền mang tính giáo hóa,
giáohuấn con người với khuôn phép định sẵn. Ngôn từ diễn đạt diễm lệ, tránh
nói thơ tục, nếu có thì dùng ngụ ý, ám chỉ chứ ít khi nói thẳng…
* Cảm thức về thế giới con người thời Trung đại Việt Nam: Con người
thấy mình trong tự nhiên, với suy nghĩ trong vũ trụ có ta và trong ta có cả vũ
trụ… Vì thế khi nói về trời đất, về khơng gian, thời gian với nhiều cách thể hiện
bằng nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau như thời gian chu kỳ tuần hồn,thời
gian tuyến tính, thời gian vĩnh cửu, thời gian khơng gian được cảm nhận bằng
nhiều giác quan khác nhau…Cho nên con người khi bất đắc chí tìm về thiên
5


Tổ khoa học xà hội - Trờng THCS Liên Châu

Năm häc 2012 – 2013

nhiên, vũ trụ như tìm về cội nguồn. Khi ngắm cảnh trời mây, họ cũng như mơ về
nguồn cội. Người Trung Quốc ý thức gia tộc, gia hương rất mạnh mẽ như Lý
Bạch nhìn trăng mà nhớ đến quê nhà (Tĩnh dạ tứ), cũng như trong thơ Đường
luật của Việt Nam, Bà Huyện Thanh Quan nhìn cảnh đèo Ngang mà nhớ về quê
cũ; với Bác Hồ trong bài : “Tức cảnh Pác Bó” thì đó là khơng gian bờ suối, hang
đá …

* Cách biểu hiện: Cái tôi trữ tình hồ lẫn vào trong thiên nhiên ngoại
cảnh, nó tỉnh lượt chủ ngữ, nó tan trong cảm xúc, cái tơi nó đạt tính phổ qt .
* Cách diễn đạt: Gợi mà khơng tả, hồ quyện giữa thi, nhạc và hoạ.
* Ngôn ngữ: Từ ngữ sử dụng ở thơ Đường là những từ ngữ quen thuộc
nhưng lại có khả năng diễn đạt vô cùng tinh tế, phong phú. Sở dĩ đạt được như
thế là vì cơng phu tinh luyện của các nhà thơ. Vì thế, học thơ Đường là học tinh
thần lao động và sáng tạo của nhà thơ với vốn từ hữu hạn.
* Đề tài: Đề tài trong thơ Đường khơng lấy gì làm phong phú nhưng
khơng hề trùng lặp vì những mối quan hệ từ ngữ. Vì thế phải hướng dẫn học
sinh chú ý những từ ngữ đắc giá( nhãn tự) vì đó là những từ có tính khái quát
cao.
* Tứ thơ: Cái quan trọng nhất trong thơ Đường là tứ thơ. Tư duy thơ
Đường là kiểu tư duy quan hệ, học sinh phải cảm nhận mối quan hệ giữa các sự
vật trong không gian, quan hệ giữa con người với vũ trụ và quan hệ giữa con
người với con người. Thơ ca nói chung cũng như thơ Đường nói riêng, nó khơng
nói hết, khơng nói trực tiếp ý mình muốn nói mà để cho người đọc cùng suy
nghĩ, cùng sáng tạo. Chính đặc điểm này đã tạo nên cái gọi là “ý tại ngôn
ngoại”, “ngôn tận ý bất tận”. Nói gọn lại: chính đặc điểm này mà thơ Đường cơ
đọng, súc tích, giàu tính biểu tượng. Nó gợi mà không tả để tạo nên một môi
trường liên tưởng rộng. Vậy, ta giúp học sinh tham gia đồng sáng tạo cùng tác
giả, học sinh cảm nhận được cái mạch ngầm của những tác phẩm thơ ca.
2. Đặc điểm hình thức .

6


Tổ khoa học xà hội - Trờng THCS Liên Châu

Năm häc 2012 – 2013


Ở bậc Trung học cơ sở, thơ Đường luật các em được học một số thể thơ như:
ngũ ngơn, thất ngơn với số dịng là tứ tuyệt, bát cú. Vậy, trước hết ta phải hướng
dẫn học sinh nắm được đặc điểm hình thức của thể thơ này.
a. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật:
- Thể thơ này, bài thơ có bốn dịng, mỗi dịng có năm chữ, vần ở cuối các
câu một, hai, bốn hoặc cuối câu hai, bốn.
- Xét về thanh điệu: tiếng thứ hai với thứ tư trong mỗi câu phải đối nhau và
tiếng thứ hai, thứ tư trong mỗi cặp câu cũng phải đối nhau. Nghĩa là trong một
dòng, nếu tiếng thứ hai là tiếng bằng thì tiếng thứ tư phải là tiếng trắc, và ngược
lại nếu tiếng thứ hai là tiếng trắc thì tiếng thứ tư phải là tiếng bằng.
b. Thể thơ thất ngôn bát cú:
- Về số chữ trong câu, số câu trong bài: Bài thơ có tám câu, mỗi câu có bảy
chữ.
-

Về vần: Độc vận, vần chân ở cuối câu một và các câu chẵn và là vần

bằng.
- Về đối: Hai câu thực và hai câu luận thường đối nhau. Có khi đối ngay ở
hai câu đề và trốn đối ở hai câu thực và hai câu luận.
- Về niêm: Niêm nghĩa là dính. Câu một niêm với câu tám, câu hai niêm với
câu ba, câu bốn niêm với câu năm, câu sáu niêm với câu bảy.
- Về luật: Theo hệ thống thanh ngang. Cho phép: “ Nhất tam ngũ bất luận” và
buộc phải: “ Nhị tứ lục phân minh”. Có luật bằng vần bằng và luật trắc vần
bằng.
c. Thất ngôn tứ tuyệt:
- Là dạng rút gọn của thể thơ thất ngôn bát cú: gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ.
- Vần: Vần bằng và là vần chân ở câu một, hai, bốn; có khi chỉ ở câu hai và
câu bốn.
7



Tổ khoa học xà hội - Trờng THCS Liên Châu

Năm häc 2012 – 2013

KẾT CẤU CỦA CÁC THỂ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT VÀ THẤT NGƠN
BÁT CÚ
Thất ngơn

Thất ngơn

tứ tuyệt

bát cú

Phần 1

Khai

Đề

Phần 2

Thừa

Thực

Giải thích, triển khai tự đề


Phần 3

Chuyển

Luận

Bàn luận ý nghĩa của bài

Phần 4

Hợp

Kết

Mục đích

Giới thiệu tựa đề

Tóm tắt ý nghĩa, bày tỏ thái độ, tình cảm

III. Thực trạng việc giảng- dạy các tác phẩm văn học trung đại ViệtNam
trong nhà trường THCS hiện nay.
1.Về việc dạy của giáo viên :
Chúng ta đều biết rằng văn học Trung đại là bộ phận văn học đồng hành
với sự phát triển của xã hội phong kiến. Trong các tác phẩm đều viết bằng ngơn
ngữ Hán văn cổ hay chữ Nơm có phần xa lạ với ngôn ngữ Tiếng Việt hiện đại
ngày nay. Vì vậy tìm hiểu, phân tích một tác phẩm văn học Trung đại là việc
làm không đơn giản. Trong những năm vừa qua đội ngũ giáo viên dạy văn nói
riêng đã được trang bị nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực đã thực sự
mang lại hiệu quả tốt. Mặc dù vậy vẫn còn những hạn chế trong cách vận

dụng phương pháp từ đội ngũ. Bản thân những người dạy văn về cơ bản đã tận
tâm tận lực với nghề, tích cực nghiên cứu tìm hiểu các kiến thức. Tuy nhiên với
sự đa dạng và phức tạp của văn học Trung đại thì hiệu quả dạy phần văn học này
vẫn khơng tránh khỏi những hạn chế. Các điển tích, điển cố của văn học trung
đại là phức tạp và đa nghĩa. Vì vậy địi hỏi phải có một tư duy hết sức khoa học,
hết sức sáng tạo đối với đội ngũ giáo viên khi thực hiện phần văn học quan trọng
này.
2.Việc học của học sinh:

8


Tổ khoa học xà hội - Trờng THCS Liên Châu

Năm häc 2012 – 2013

Thể loại, thi pháp văn học cổ có nhiều xa lạ với thi pháp văn học đương
đại nên đó là điều khó khăn cho học sinh tiếp nhận.Vốn sống kinh nghiệm thực
tế học sinh cịn ít, học sinh khó khăn khi tái hiện hồn cảnh xã hội, hiểu các điển
tích, điển cố được sử dụng trong tác phẩm văn học cổ. Bên cạnh đó, trong q
trình phát triển đi lên của đât nước, chúng ta có những thành tựu quan trong về
lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên với cơ chế nền kinh tế thị trường đã tạo ra những
phức tạp và những ảnh hưởng không lành mạnh đối với đời sống con người,
nhất là thế hệ trẻ. Đặc biệt là đối tượng học sinh, trong đó có học sinh bậc trung
học cơ sở. Một bộ phận lớn học sinh chịu ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực của
XH chi phối nên ý thức học tập không cao, thiếu tự giác. Trong khi đó, phần văn
học trung đại là phần văn học khó nhất. Vì thế, chất lượng học sinh thuyên
giảm. Ngoài ra, sự quan tâm, cách nhìn nhận của phụ huynh học sinh là sính học
các mơn Khoa học tự nhiên cũng có những ảnh hưởng khơng tích cực đến việc
nỗ lực phấn đấu của học sinh đối với mơn Ngữ văn. Điều đó càng địi hỏi phải

có những giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng học bộ môn ngữ văn của
học sinh, trong đó có phần văn học trung đại Việt Nam.
IV. Một số phương pháp dạy thơ trữ tình trung đại lớp 7
1. Đối với khâu chuẩn bị
- Về phía giáo viên: tìm hiểu bài kĩ lưỡng nhuần nhuyễn đến mức thuộc
thơ, sống với bài thơ, tìm hiểu tác giả, hồn cảnh ra đời của tác phẩm để hiểu
được thấu đáo nội dung tư tưởng của tác phẩm. Hướng dẫn HS soạn kĩ ở nhà,
kiểm tra kĩ bài soạn của HS, có biện pháp nhắc nhở, phê bình hay báo với giáo
viên chủ nhiệm nếu HS có biểu hiện soạn chống đối như: soạn sơ sài, soạn
nhưng chỉ là chép lại mà khơng hiểu, khơng nhớ.
- Về phía học sinh: cần chuẩn bị bài soạn chu đáo trên cơ sở hướng dẫn
của hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa và sự hướng dẫn của giáo viên. Với
HS học tốt, cần đọc thêm tư liệu để bước đầu hiểu được tác phẩm, sưu tầm các
câu thơ, bài thơ có nét tương đồng với tác phẩm sắp học hay các nhận định về
tác phẩm.

9


Tổ khoa học xà hội - Trờng THCS Liên Châu

Năm häc 2012 – 2013

2. Đối với hoạt động dạy học trên lớp lớp:
Bước 1: Giáo viên nên hết sức coi trọng khâu kiểm tra sự chuẩn bị của
HS, bởi đây chính là tiền đề quan trọng để HS cảm thụ được tác phẩm ngay trên
lớp.
Bước 2: Giáo viên cần chú ý khâu vào bài để tạo khơng khí phù hợp với
bài học. Có thể là một bài hát, một bản nhạc, một bức tranh... mang nội dung
tư tưởng tương đồng với tác phẩm chuẩn bị học.

Bước 3: Với phần đọc văn bản:
- Đọc thơ: Đọc thơ là để tạo tâm thế ban đầu cần thiết cho học sinh cũng
chính là bước đầu tiếp cận hình tượng thơ. Cần đọc cả bản phiên âm, dịch nghĩa
(nếu có), dịch thơ
- Đọc diễn cảm là tạo điều kiện cho cảm xúc của học sinh được khởi động
theo âm- vang của ngôn ngữ, nhất là ngơn ngữ thơ, và ngơn ngữ nhân vật trữ
tình, cái mà đọc bằng mắt nhiều khi không đạt được. Đọc chính là tạo lên rung
động thơ, tạo lên sự đồng điệu về tâm hồn để rồi tiến tới sự đồng tình và đồng ý
với tác giả
Bước 4: Với phần phân tích:
* Cho học sinh tìm hiểu kĩ về tác giả, về hoàn cảnh ra đời của tác
phẩm:
Dạy thơ trung đại, cần lưu ý xác lập một cái nhìn biện chứng và lịchsử.
Các tác phẩm văn học trung đại được sáng tạo và truyền bá trong những hoàn
cảnh lịch sử nhất định. Tựu chung những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa
của cuộc sống văn hoá, tinh thần của dân tộc đã in đậm dấu ấn trên những tác
phẩm này. Nếu không đặt tác phẩm trong mối liên hệ với hoàn cảnh lịch sử, bản
thân tác giả.... nhiều khi chúng ta khơng thể hiểu, lí giải chính xác và thấu đáo
những vấn đề trong tác phẩm.
* Chú ý đến đặc trưng thể loại:
Cho học sinh tìm hiểu về thể loại và đặc trưng của từng thể loại. Mỗi thể
loại văn học trung đại nói chung, Thơ trung đại nói riêng có dạng thức tồn tại và
phương thức biểu đạt nhất định. Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại là đi
10


Tổ khoa học xà hội - Trờng THCS Liên Châu

Năm häc 2012 – 2013


vào thi pháp- đi lại con đường của người sáng tác để có thể thâm nhập và hiểu
tác phẩm được dễ dàng. Cho học sinh nắm được thi pháp của thơ trung đại. Thơ
Đường luật gồm có các thể thơ: Tứ tuyệt, Thất ngôn bát cú...Dạy thơ Đường luật
thất ngôn bát cú ( thể thơ được học nhiều ở THCS)cần chú ý các đặc điểm về
vần, niêm luật, đối và kết cấu, ngơn ngữ.
Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà huyện Thanh Quan), đây là
một bài thơ tuân theo các quy định nghiêm ngặt của phong cách thơ Đường. Vì
vậy, giáo viên có thể hướng dẫn HS khai thác theo bố cục của bài thất ngôn bát
cú, gồm 4 phần đề - thực – luận – kết. Ở mỗi phần ln có sự song hành bức
tranh cảnh và bức tranh tâm trạng, giáo viên cần chú ý hướng dẫn HS khai thác
tìm hiểu.
Hoặc chia bài bát cú thành 2 phần: bốn câu đầu gọi là “nửa trên” thì nặng
cảnh nhẹ tình ; bốn câu sau gọi là “nửa dưới” thì nặng tình nhẹ cảnh.
Nhưng với bài thơ “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến), vẫn là đề - thực luận-kết với niêm, luật, vần, đối rất chuẩn như luật thơ Đường quy định nhưng
phá cách ở ý tưởng, ở cấu tứ bài thơ. Vì thế, khi dạy bài thơ này nên đi theo diễn
biến tự nhiên quá trình cảm xúc của nhân vật trữ tình, nên chia bài thơ theo 3 ý
như sau: 1-Cảm xúc khi bạn tới chơi (câu 1); 2-Cảm xúc về gia cảnh (câu 2 đến
câu 7); 3-Cảm xúc về tình bạn (câu 8)
* Suy ngẫm để thấy các tầng ý nghĩa sau những ngôn từ hàm súc.
Ngắn gọn, hàm súc vốn là những tiêu chuẩn của cái hay, cái đẹp trong
hoạt động nghệ thuật ngôn từ thuở trước. Bởi vậy nếu chỉ đọc và suy diễn qua
loa sẽ không thể hiểu, cảm thụ hết giá trị của tác phẩm. Cần đọc chậm, đi sâu
từng bước và thường xuyên đọc đi đọc lại để suy ngẫm.
VD: Nếu khơng tìm hiểu kĩ, ta chỉ thấy được nội dung tả cảnh đèo núi lúc
chiều tà trong 4 câu thơ sau:
“ Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.”
11



Tổ khoa học xà hội - Trờng THCS Liên Châu

Năm häc 2012 – 2013

( “Qua đèo Ngang”- Bà Huyện Thanh Quan)
Thực ra 4 câu thơ tả ít mà gợi nhiều. Tả cảnh đèo Ngang hoang vắng trong buổi
hồng hơn, qua đó mà gửi gắm tâm trạng, tình cảm cơ đơn, buồn nhớ dằng dặc
trong lịng người lữ khách. Đó chính là bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, là tính
hàm súc “ý tại ngơn ngoại” thường thấy trong thơ văn trung đại.
* Khai thác đặc trưng về ngôn từ, hình ảnh trong tác phẩm trung đại.
- Về ngơn ngữ thơ đã là thơ thì ngơn ngữ phải cơ đọng, hàm súc, giàuhình
tượng, cảm xúc... Ngơn ngữ thơ Trung đại ảnh hưởng ngôn ngữ của Đường thi
càng như thế. Đặc biệt các bài thơ tuyệt cú, bát cú dùng rất ít chữ. Cho nên
người làm thơ Đường coi trọng từng chữ một. Ngơn ngữ thơ Đường bao giờ
cũng súc tích, cơng phu, điêu luyện. Thơ Đường nói riêng và thơ nói chung
thường có “nhãn tự” hoặc “thi nhãn” (những chữ mà thơ dùng hay nhất, khéo
nhất, thể hiện rõ nhất cái “thần” của câu thơ). Một bài thơ có thể có một, hai
“nhãn tự” cũng có thể khơng có “nhãn tự” .
VD: ở bài “Nam quốc sơn hà”, chữ “Nam quốc”, “Nam đế”; trong “Truyện
Kiều”những chữ như “tót” trong câu “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”, “lẻn” trong “
Đẩy song đã thấy Sở Khanh lẻn vào”, hay “ngây” trong câu “Lạ cho mặt sắt
cũngngây vì tình”...đều có thể coi là “nhãn tự”; Với bài thơ “ Qua đèo Ngang ”
cụm từ “Ta với ta” là nhãn tự . tác giả sử dụng nghệ thuật điệp đại từ “ta” sáng
tạo để cho thấy nữ thi sỹ Bà Huyện thanh quan đang đối diện với chính nỗi
buồn, cơ đơn, nỗi nhớ của mình đã cực tả nỗi cơ đơn đến mức tuyệt đối.
- Khi khai thác bài, giáo viên cần chú ý đến hệ thống từ ngữ được sử dụng, đó
là các tính từ, các từ láy gợi hình gợi cảm, các động từ, các hình ảnh thơ... để thể
hiện sâu sắc, rõ nét bức tranh cảnh và bức tranh tâm trạng của nhân vật trữ tình.

VD: Trong bài “Qua Đèo Ngang, đó là hệ thống các từ láy mang giá trị gợi hình
gợi cảm: “lom khom”, gợi lên hình ảnh những tiều phu bóng dáng nhỏ bé, nhạt
nhịa như muốn chìm lắng vào trong không gian núi rừng hiu hắt, vắng lặng;
“lác đác” gợi lên sự thưa thớt, vắng vẻ của những ngôi nhà chợ ven sông...Tất
cả đều nhằm làm nổi bật lên bức tranh thiên nhiên đèo Ngang heo hút lúc chiều
tà, ẩn trong đó là tâm trạng buồn bã cô đơn của người “lữ khách”
12


Tổ khoa học xà hội - Trờng THCS Liên Châu

Năm häc 2012 – 2013

* Một trong những biểu hiện tích cực của đổi mới phương pháp dạy
học trong giờ Đọc – hiểu thơ trữ tình là giảng bình.
Những lời bình giảng, phân tích của giáo viên trong giờ đọc – hiểu văn
bản là rất cần thiết, quan trọng góp phần làm nên dư vị ngọt ngào, khơi gợi cảm
xúc của học sinh khi tiếp nhận các giá trị văn chương. Và có một thực tế là
những giáo viên có những lời bình hay, độc đáo sẽ được học sinh nhớ mãi, ấn
tượng mãi.
VD: Khi hướng dẫn HS phân tích hết bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn
Khuyến, giáo viên có thể cho HS so sánh cụm từ “ta với ta” trong bài thơ này
với cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà huyện Thanh
Quan, trên cơ sở đó giáo viên có thể bình về tình cảm của Nguyễn Khuyến đối
với bạn: Nếu “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” là mình ta đối diện với
chính ta, là sự cực tả nỗi cơ đơn đang xâm chiếm tồn bộ cõi lịng người lữ
khách thì “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” ấm áp tình bạn, ta với ta là tơi
với bác, tuy hai mà một, là sự gắn bó thắm thiết của một tình bạn chân thành,
trong sáng, cao đẹp.
*Khi hướng dẫn HS phân tích, cần chú ý xây dựng hệ thống câu hỏi

hợp lí để khai thác nghệ thuật và nội dung của bài:
- Các câu hỏi đàm thoại ngồi tính chất xác định rõ ràng, phải có màu
sắc văn học, có khả năng khêu gợi tình cảm, cảm xúc, xúc động thẩm mỹ cho
học sinh.
- Câu hỏi phải vừa sức học sinh, thích hợp với khn khổ một giờ học
trên lớp, vừa phải có khả năng “gợi vấn đề” suy nghĩ tìm tịi sáng tạo cho học
sinh.
- Câu hỏi khơng tuỳ tiện, phải được xây dựng thành một hệ thống lơgíc,
có tính tốn giúp học sinh từng bước đi sâu vào tác phẩm như một chính thể.
- Cần có sự kết hợp cân đối giữa các loại câu hỏi cụ thể và loại câu hỏi
tổng hợp gợi vấn đề. Câu hỏi có khi theo lối diễn dịch, có khi theo lối qui nạp
nhưng đều nhằm cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức vững chắc.
+Khi đặt câu hỏi, chúng ta có thể thực hiện một số giải pháp:
13


Tổ khoa học xà hội - Trờng THCS Liên Châu

Năm häc 2012 – 2013

- Suy nghĩ thật kĩ vấn đề mình sắp dạy:
- Tham khảo các câu hỏi gợi ý trong SGK, SGV, sách bài soạn. Xây dựng
hệ thống câu hỏi riêng của mình cho bài soạn.
- Cố gắng sử dụng nhiều hình thức diễn đạt khác nhau để hỏi về cùng một
nội dung;
- Chú ý đón bắt, khơi gợi những ý tưởng mới mẻ của học sinh, từ thực tế
trả lời của các em, điều chỉnh lại cách hỏi cho phù hợp.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học, nâng cao hiệu quả giảng dạy, cầnsử
dụng phần mềm Power Point vào việc soạn giáo án điện tử. Có thể khaithác

mạng Internet để có ảnh các tác giả, tranh minh họa, nhân vật hoặc chitiết, cảnh
tượng… trong tác phẩm. Có thể dùng phần mềm sơ đồ tư duy Mind-map để chia
bố cục hoặc tổng kết, khái quát nội dung bài học.
4. Cần chú ý tính tích hợp trong mơn Ngữ Văn.
Tích hợp là sự kết hợp biện chứng giữa các yếu tố bộ môn Ngữ văn,
baogồm phần Văn – Tiếng việt – Tập làm văn. Thực tế chứng minh rằng, bộ
mơnngữ văn rất cần q trình tích hợp. Vì vậy, trong mỗi giờ ngữ văn, giáo
viêncần nhấn mạnh yêu cầu này để hiệu quả bộ môn ngữ văn ngày càng được
nângcao. Đặc biệt, việc tích hợp sẽ góp phần rèn luyện các kỹ năng cơ bản
là:nghe, nói, đọc, viết cho học sinh theo mục tiêu của mơn học.
- Tích hợp ngang giữa các phân môn- văn, tiếng Việt , tập làm văn.
- Tích hợp dọc nội dung học tập đồng tâm giữa các khối lớp.
- Tích hợp giữa mơn Ngữ văn với các môn học khác như: Lịch sử, Địalý...
IV. BI DY THC HNH
Tiết 29

Qua Đèo Ngang
(Bà Huyện Thanh Quan)

A. Mơc tiªu :
14


Tổ khoa học xà hội - Trờng THCS Liên Châu

Năm học 2012 2013

1.Kiến thức:
- Giúp HS hình dung đợc cảnh tợng Đèo Ngang và tâm trạng của bà Huyện
Thanh Quan lúc qua Đèo. Nỗi buồn, cô đơn, nhớ nớc, thơng nhà thăm thẳm nh

thấm vào cả cảnh vật trong lời thơ trang nghiêm đài các.
2.Kỹ năng:
- Bớc đầu hiểu về thể thơ thất ngôn bát cú Đờng luật.
- Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích theo bố cục bài thơ thất ngôn bát cú.
3.Thái độ
Giáo dục tình yêu quê hơng, đất nớc, con ngời.
B. PHNG TIN, PHNG PHP:
Phng tin:
- SGK, SGV, Sách bài tập, Sách tham khảo Ngữ văn 7
- Su tầm ảnh chụp cảnh Đèo Ngang, phiếu học tập
Phơng pháp :
- Vấn đáp ; Nêu vấn đề ; thảo luận nhóm,
C- Tiến trình lên lớp :
1. ổn định lớp:
Sĩ số : 7A1: ... .........
2. Bài cũ:

7A2 : .. 7A3: .

? Đọc thuộc bài thơ Bánh trôi nớc?
? Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
Cùng với các nữ thi sĩ Hồ Xuân Hơng, Đoàn Thị Điểm ..... Bà Huyện
Thanh Quan đà góp phần làm vinh dự cho nền văn học trung đại Việt Nam chúng
ta. Bà sáng tác không nhiều nhng là một danh tài hiếm có. Tác phẩm của bà hiện
còn 6 bài Qua Đèo Ngang là một trong sáu bài thơ đặc sắc của bà. Nội dung,
cảnh sắc Đèo Ngang nh thế nào thì cô trò cùng nhau đi tìm hiểu bài thơ này.
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu tác I.c Hiu chỳ thớch
giả, từ khó

1. Đọc:

?Theo em, văn bản này nên đọc - Đọc giọng chậm, buồn
giọng nh thế nào?
- Ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/2/3
15


Tổ khoa học xà hội - Trờng THCS Liên Châu

Năm học 2012 2013

- GV đọc mẫu- HS đọc văn bản

2. Chú thích:

- Nhận xét cách đọc của HS

a. Tác giả, tác phẩm

?. Dựa vào chú thích * hÃy nêu * Tác giả
những nét chính về tác giả?
- Quờ: Lng Nghi Tm Thng Long
GV trình chiếu trên máy chân ( kinh đơ Đại Việt hàng ngàn năm, giàu
dung Bµ Huyện Thanh Quan, hình truyn thng vn húa, vn hin)
ảnh bia mộ dòng họ bà và giới - Xut thõn trong gia ỡnh quý tc cú
thiệu vị trí Đèo Ngang và con đờng truyn thng nho hc

thiên lý từ Thăng Long  HuÕ

- Là một trong nữ sĩ tài danh hiếm có của
thơ Trung đại VN => Hồn thơ trang nhã.
NT tả cảnh ngụ tình điêu luyện
* XuÊt xø: ST nhân dịp nữ thi sĩ từ Thăng

GV tr×nh chiÕu h×nh ảnh để giải

Long vo Hu nhn chc Cung trung

thích các tõ “tiÒu, quèc quèc, gia

giáo tập”, dừng nghỉ ở Đèo Ngang

gia

c. Từ khó

Hoạt động 2: HD hiểu VB

II. Hiểu văn bản:
1.Kiểu văn bản và phơng thức biểu cảm
- Văn bản tự sự
- Tả + Biểu cảm
2. Thể thơ

?.Văn bản này đợc viết theo thể thơ
nào?


- Thất ngôn bát cú Đờng luật
(8 câu mỗi câu 7 chữ)

GV trình chiếu trên màn hình

+ Gieo vần a chữ cuối các câu 1, 2, 4, 6

?. Cách gieo vần, phép đối nh thế nào , 8
?
+ Phép đối : câu 3-4 , 5-6
3. Bố cục:
?. Theo em văn bản này có bố cục
nh thế nào ?

4 phần: Đề - thực - luận - kết
4. Phân tích

GV sử dụng máy chiếu để khai

16

a. Bức tranh ®Ìo Ngang


Tổ khoa học xà hội - Trờng THCS Liên Châu

Năm học 2012 2013

thác các hình ảnh thơ và dẫn dắt - Thời điểm: xế tà -> t.gian NT -> gợi nhớ
HS phân tích

- Gọi HS đọc 4 câu đầu
?. Cảnh sắc Đèo Ngang đợc tác giả - Cảnh vật: cỏ cây chen đá
miêu tả vào thời điểm nào ? Thời

lá chen hoa

điểm đó thờng gợi cảm giác gì ?

Nghệ thuật:

?. Vậy cảnh vật ở đây đợc tác giả

+ Tiểu đối (cây chen đá/lá....hoa)

miêu tả ra sao ?

+ Điệp từ "chen"

?. Tác giả sử dụng yếu tố nghệ thuật

+ Cách hiệp vần liên tiếp (tà, đá, lá)

gì ở câu thơ này ?

=> Cảnh rậm rạp, hoang sơ, vắng vẻ -> gợi
buồn vắng.

?. Em có nhận xét gì về cảnh sắc ở - Sự sống con ngời
đây


Lom khom- tiều vài chú
Lác đác - chợ mấy nhà
=> Nghệ thuật:

?. Đứng trên cao, phóng tầm mắt

+ Đảo ngữ

xuống, tác giả bắt gặp hoạt ®éng cđa

+ PhÐp ®èi chn

con ngêi ë ®©y nh thÕ nào?

+ Từ láy giàu sức gợi hình:"lom khom,
lác đác" + Lợng từ :" vài , mấy"

?. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ => gợi hình ảnh con ngời nhỏ bé, vất vả
thuật gì ở 2 câu thơ trên ?
làng xóm tha thớt,tiêu điều. Cảnh nghèo
nàn thiếu sự sống => thi sĩ buồn vắng lẻ
loi .
- Âm thanh tiếng chim rừng : chim gia
?. Những đắc sắc NT đợc sử dụng gợi gia và chim cuốc
cuộc sống đèo Ngang có đặc điểm
ntn?

=> Nghệ thuật:
+ Phép đối: giữa 2 câu 5 - 6


GV đọc 2 câu luận

+ Sử dụng lối chơi chữ :

?. Hai câu này tả về cái gì ?

Điệp ©m: qc qc, gia gia

?. Em hiĨu nh thÕ nµo về loài chim
17

Từ đồng nghĩa : Quốc = nớc/ nhớ n-


Tổ khoa học xà hội - Trờng THCS Liên Châu
cuốc cuốc, chim gia gia ?

Năm học 2012 2013

ớc; Gia = nhà / thơng nhà

?. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ => Gợi tiếng chim rừng nghe da diết khắc
thuật gì ở 2 câu này ?

khoải => Gợi nỗi lòng nhớ nớc, thơng

?. Em có nhận xét gì về cách sử dụng nhà, nhớ ngời thân, hoài cổ về kinh thành
từ cuốc cuốc, gia gia ?

Thăng Long.

* Tiểu kết: Cảnh Đèo Ngang lúc chiều

?. Tâm trạng của Bà Huyện Thanh tà thoáng đÃng mà heo hút, thấp thoáng
Quan đợc bộc lộ ở 2 câu thơ này nh sự sống con ngời nhng còn hoang sơ, gợi
thế nào ?

cảm giác buồn vắng lặng

GV giảng bình: nhà thơ dùng điển b. Tâm trạng của nhà thơ
tích: Vua Thục mất nớc biến thành - Đối lập hai hình ảnh:
chim kêu "quốc quốc" sầu nÃo ?

Trời non nớc

GV chốt tiểu kết trên bảng

>< Mảnh tình riêng

(Vũ trụ bao la)
(con ngời nhỏ bé)
=> Nổi bật nỗi buồn, lẻ loi của tác giả giữa

Gọi HS đọc 2 câu kết

?. Phân tích sự đối lập giữa cảnh và Đèo Ngang trời cao thăm thẳm, non nớc
bao la
nỗi lòng của tác giả qua 2 câu thơ :
Dừng chân đứng lại ....

- Điệp đại từ "ta với ta" => TG đối diện


Một mảnh tình riêng.....

với lòng chính mình( Buồn, nhớ, cô đơn
không biết chia sẻ cùng ai) => Đẩy nỗi cô
đơn đến mức tuyệt đối .

?. Em hiểu thế nào là tình riêng "ta III. Tổng kết:
với ta"? Cụm từ "ta với ta "ở đây là 2 a. Nội dung:
- Miêu tả cảnh sắc Đèo Ngang trong một

hay 1 ngời?

buổi chiều tà ->đẹp, buồn, vắng lặng
Hoạt động 3: HD tổng kết

- Bộc lộ tâm sự u hoài, nỗi buồn nhớ tiếc

?. Nêu giá trị nội dung bài thơ ?

quá khứ, nhớ nhà, thơng nớc, sự cô đơn, lẻ

?. Bài thơ sử dụng những nét nghệ loi của tác giả
b. Nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình, chơi chữ
thuật đặc sắc nào ?
- GV chốt trên Bản đồ t duy máy độc đáo ,từ láy gợi hình ,điệp từ , phÐp
®èi ..
chiÕu
- HS ®äc ghi nhí sgk
18



Tổ khoa học xà hội - Trờng THCS Liên Châu

Năm häc 2012 – 2013

- GV híng dÉn lun tËp
4. Củng c :
? Nêu những đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đờng luật ?
? Bài thơ diễn tả tâm trạng gì của tác giả ?
5. Hớng dẫn về nhà:
- Học thuộc ( ghi nhớ ) để nắm chắc ND , nghệ thuật của VB.
- Học thuộc lòng văn bản .
Soạn bài : Bạn đến chơi nhà ” . - ( Ngun Khun )
 Chó ý so sánh cụm từ Ta với ta đợc sử dụng trong 2 bài thơ.
Tiết sau học VB : Bạn đến chơi nhà .
PHN III: KT LUN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:
Như trong phần lí do chọn đề tài đã từng nói: Cảm nhận thơ Đường, thơ
Đường luật là một vấn đề khó; nhưng tổ chức, hướng dẫn để học sinh cảm nhận
được nó lại là một vấn đề cịn khó hơn. Nó địi hỏi người giáo viên đứng lớp
phải công phu và thực nghiệm. Là những giáo viên trực tiếp giảng dạy bản thân
chúng tôi đã tìm tịi, học hỏi và nghiên cứu tài liệu để từ đó đúc kết thành kinh
nghiệm về phương pháp tiếp cận và cảm thụ các tác phẩm thơ Trung đại Việt
nam. Dù sao đi nữa, đây cũng chỉ là một kinh nghiệm của một nhóm nên khơng
thể nào tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong các thầy cơ giáo và đồng
nghiệp góp ý kiến chân thành để kinh nghiệm này hoàn thiện hơn!
II. Kiến nghị:
- Thư viện nhà trường nên bổ sung nguồn tài liệu mới giới thiệu về cuộc
đời, sự nghiệp của các tác giả thơ trữ tình trung đại Việt Nam .

- Các tài liệu văn học giới thiệu về các giai đoạn phát triển của văn học
nước nhà gắn với các giai đoạn lịch sử của dân tộc.

Duyệt của BGH

Liên Châu, ngày 10 tháng 10 năm 2012
19


Tổ khoa học xà hội - Trờng THCS Liên Châu

Năm häc 2012 – 2013
Người thực hiện

Nguyễn Thu Hương

20



×