Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

skkn phương pháp rèn luyện kỹ năng đọc vàkhai thác bản đồ địa lý 12” thpt chuyên lê quý đôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.73 KB, 14 trang )

Trang 1
CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong dạy học Địa lý nói chung, ngoài cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về
Địa lý tự nhiên, Địa lý kinh tế - xã hội thì việc trang bị cho học sinh những kỹ năng cơ bản
là điều không thể thiếu, đặc biệt trong chương trình Địa lý lớp 12, vì đây là lớp cuối cấp của
bậc trung học phổ thông, sau khi học xong các em sẽ trực tiếp tham gia vào đời sống xã hội
hoặc tiếp tục theo học ở bậc cao hơn thì việc tiếp xúc với nguồn tri thức Địa lý ngày càng
đa dạng và phong phú cho nên đòi hỏi các em phải tự rèn luyện, tự học tập để thích nghi với
đời sống xã hội, biết vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn. Mặt khác, với yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học Địa lý nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
thì việc học sinh có kỹ năng là điều kiện quan trọng. Vì vậy, trong dạy học Địa lý việc rèn
luyện kỹ năng đọc và khai thác bản đồ cho học sinh cần phải được chú trọng.
Đối với học sinh, các em chưa được trang bị đầy đủ những kỹ năng Địa lý cần thiết nên
gây nhiều khó khăn khi khai thác các nguồn tri thức Địa lý, phần lớn học sinh khi tốt nghiệp
ra trường khả năng vận dụng kỹ năng Địa lý vào trong thực tiễn hầu như không có. Nói
cách khác, việc dạy và học của giáo viên và học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu về rèn
luyện kỹ năng Địa lý. Cho nên, việc nghiên cứu “Phương pháp rèn luyện kỹ năng đọc và
khai thác bản đồ Địa lý 12” là vấn đề cấp thiết.
2. Mục tiêu
Nhằm xác định một số phương pháp để thực hiện có hiệu quả việc rèn luyện kỹ năng đọc
và khai thác bản đồ Địa lý 12 cho học sinh theo trình độ nhận thức của học sinh ở ba cấp độ
biết, hiểu và vận dụng.
3. Nhiệm vụ
Nghiên cứu tổng quan về cơ sở lí luận của phương pháp rèn luyện kỹ năng Địa lý 12 cho
học sinh theo trình độ nhận thức của học sinh.
Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng đọc và khai thác bản đồ Địa lý 12 cho học sinh ở
trường phổ thông chuyên Lê Quý Đôn - Ninh Thuận
Nghiên cứu một số phương pháp rèn luyện kỹ năng đọc và khai thác bản đồ Địa lý 12


cho học sinh có hiệu quả.
4. Thời gian trải nghiệm đề tài
Do thời gian nghiên cứu có hạn và bước đầu thực hiện việc nghiên cứu nên đề tài chỉ tìm
hiểu kỹ năng đọc và khai thác bản đồ Địa lý 12 cơ bản.
Tổ chức dạy thực nghiệm và dạy đối chứng ở lớp 12 tại Trường THPT chuyên Lê Quý
Đôn - Ninh Thuận.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp toán thống kê
- Phương pháp thực nghiệm

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

Kỹ năng là khả năng vận dụng những tri thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó
vào thực tiễn. Kỹ năng còn được hiểu là năng lực về phương thức thực hiện một hành động.
Kỹ năng được lặp đi lặp lại nhiều lần và hoạt động của học sinh khi đó trở thành thói
quen thành thạo, khéo léo ít nhiều có tính tự động thì gọi là kĩ xảo.
1.1.1 Khái niệm kỹ năng Địa lý
Là những hoạt động thực tiễn mà học sinh hoàn thành được một cách có ý thức trên cơ
sở những kiến thức Địa lý mà họ đã có.
1.1.2 Vai trò của kỹ năng trong dạy học Địa lý
Trang 2

Kỹ năng Địa lý có vai trò quan trọng trong quá trình học tập của học sinh nói chung và
học sinh lớp 12 nói riêng. Địa lý lớp 12 học về Địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội Việt Nam
với những khái niệm mới về Địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, những bản đồ, lược đồ kinh tế
- xã hội, số liệu thống kê, biểu đồ, đòi hỏi phải hình thành và rèn luyện cho học sinh các kỹ
năng để giúp các em biết khai thác nguồn tri thức.
1.2. THỰC TRẠNG VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỊA LÝ 12 CHO HỌC SINH
Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN - NINH THUẬN

1.2.1. Quan điểm của giáo viên về việc rèn luyện kỹ năng Địa lý 12 cho học sinh
Địa lý là môn học gắn liền với thực tiễn, vì nhiệm vụ của nó là truyền tải những kiến
thức về Địa lý tự nhiên, Địa lý kinh tế - xã hội thông qua hệ thống kênh chữ, kênh hình
trong sách giáo khoa Địa lý. Muốn nắm vững những kiến thức về Địa lý thì ngoài việc học
sinh tiếp nhận nguồn tri thức từ giáo viên thì việc rèn luyện, hình thành cho học sinh những
kỹ năng để tự mình khám phá những kiến thức đó là vấn đề cần được chú trọng. Vì thế, việc
rèn luyện kỹ năng Địa lý trong quá trình dạy học Địa lý cho học sinh là cần thiết và rất được
nhiều giáo viên quan tâm.
Hơn nữa, trong chương trình Địa lý 12 nội dung đề cập đến các vấn đề về Địa lý tự
nhiên, Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam đó là những kiến thức khó nên để hình thành cho
học sinh những khái niệm, phân tích và đánh giá các mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên -
kinh tế - xã hội thì yêu cầu học sinh phải có những kỹ năng nhất định để có thể khai thác
các nguồn tri thức Địa lý trong quá trình học tập. Mặt khác, việc rèn luyện cho học sinh
những kỹ năng Địa lý nói chung và những kỹ năng cần thiết khác nhằm đạt hiệu quả cao
trong quá trình dạy học cũng là một trong những mục tiêu của xu hướng đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.

1.2.2. Các dạng kỹ năng Địa lý 12 giáo viên đã hình thành cho học sinh
Các kỹ năng Địa lý 12 cần rèn luyện cho học sinh gồm:
- Đọc và nhận biết các đối tượng Địa lý trên bản đồ, lược đồ, Atlas. Phân tích, so sánh
mối liên hệ giữa các đối tượng Địa lý về mặt tự nhiên - kinh tế - xã hội thông qua bản đồ,
lược đồ, Atlas Địa lý.
- Phân tích số liệu thống kê.
- Vẽ và đọc biểu đồ, rút ra những nhận xét từ biểu đồ.
- Quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, đánh giá các sự vật và hiện tượng Địa lý .
- Thu thập, xử lí và trình bày các thông tin Địa lý . Vận dụng kiến thức để giải thích các
hiện tượng, sự vật Địa lý và để ứng dụng vào thực tiễn của cuộc sống.

1.2.3. Ưu và nhược điểm của thực trạng
1.2.3.1. Ưu điểm

- Bản thân nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng
Địa lý 12 cho học sinh. Thông qua đó, giúp học sinh hiểu sâu kiến thức, nâng cao chất
lượng bài dạy, phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong quá trình học tập trên
lớp, tạo niềm say mê, yêu thích của học sinh đối với bộ môn.
- Việc rèn luyện kỹ năng giúp học sinh nắm vững nội dung kiến thức Địa lý và vận dụng
vào thực tiễn. Phát triển tư duy, phát triển kỹ năng quan sát, giúp học sinh tự tin hơn khi
đứng trước tập thể. Phần lớn học sinh đều thấy hứng thú khi được học tập những bài Địa lý
có rèn luyện kỹ năng ở trên lớp để trình bày một vấn đề, báo cáo một vấn đề cụ thể nào đó.
- Nhà xuất bản Giáo dục và Sở Giáo dục - Đào tạo đã có sự đầu tư và cho xuất bản các
phương tiện học tập Địa lý khá phong phú phục vụ cho việc rèn luyện kỹ năng Địa lý.
1.2.3.2. Nhược điểm
Trang 3

- Đa số học sinh quan niệm môn Địa lý là môn học bài nên dẫn đến tình trạng học sinh
còn lúng túng, vụng về khi thực hành với các loại kỹ năng. Phần lớn học sinh khi tốt nghiệp
ra trường, khả năng vận dụng các kỹ năng vào thực tế còn rất hạn chế.
- Các giáo viên chưa có một quy trình chung thống nhất trong các bước rèn luyện kỹ
năng Địa lý cho học sinh.
- Giữa các giáo viên chưa có sự đồng bộ về cách thức rèn luyện kỹ năng, một số giáo
viên có kinh nghiệm thì rất chú trọng việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh














































Trang 4

CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỊA LÝ 12

2.1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỊA LÝ
2.1.1. Mục đích
- Đối với học sinh lớp 12 việc rèn luyện kỹ năng Địa lý không chỉ giúp các em hoàn
thiện các kỹ năng đã học ở các lớp đầu cấp mà còn giúp cho các em có thể học tập tốt
chương trình Địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội Việt Nam. Có những kỹ năng cần thiết để có
thể tự học sau khi ra trường, áp dụng vào thực tiễn cuộc sống và tiếp tục học ở bậc cao hơn.
Việc rèn luyện kỹ năng giúp cho học sinh thích ứng với phương pháp dạy học theo
hướng phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh.
Dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên, học sinh có được những kỹ năng học tập để tự
tìm hiểu, phát hiện và giải quyết các vấn đề trên cơ sở tự giác, được tạo khả năng độc lập,
sáng tạo và tạo điều kiện chủ động học tập trên lớp cũng như ở nhà.
- Hoàn thành mục tiêu giáo dục, chương trình của môn học, của bậc học.
2.1.2. Yêu cầu
Nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo và thích nghi với quan điểm dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thì đòi hỏi học sinh phải biết làm việc với
các nguồn tri thức và cần phải nắm được một số kỹ năng cơ bản trong việc khai thác chúng,
ví dụ như:
- Kỹ năng bản đồ: Học sinh phải nhận biết, hiểu được tính chất của đối tượng được biểu
hiện trên bản đồ, phân tích đánh giá các mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên - kinh tế - xã
hội từ đó rút ra những kết luận cần thiết.
Trong giai đoạn hiện nay, với tình hình tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm góp

phần nâng cao năng lực, trí tuệ của học sinh, nâng cao khả năng tự học tự rèn của học sinh
thì trong dạy học Địa lý việc tăng cường rèn luyện kỹ năng cho học sinh là vấn đề cấp thiết.
Trong kỳ thi tốt nghiệp, làm bài kiểm tra, thi học kỳ, cuốn Atlas Địa lý Việt Nam là cẩm
nang không thể thiếu để học sinh vận dụng kỹ năng khi làm bài.
2.2. CÁC LOẠI KỸ NĂNG ĐỊA LÝ CẦN RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH 12
* Ở lớp 12: Tiếp tục hoàn thiện và phát triển các kỹ năng ở chương trình Địa lý 10, 11
cũng như ở cấp trung học cơ sở. Đối với lớp 12, chú trọng kỹ năng đọc và sử dụng bản
đồ, Atlas, biểu đồ, bảng số liệu để phân tích, giải thích, so sánh các sự vật, hiện tượng
Địa lý, tìm ra các mối liên hệ giữa các đối tượng Địa lý với nhau. Tăng cường khả năng
quan sát, phân tích, khảo sát, điều tra các sự vật hiện tượng Địa lý ngoài thực địa để
phục vụ quá trình rèn luyện kỹ năng khảo sát Địa lý địa phương. Hệ thống kỹ năng Địa
lý lớp 12 như sau: Như vậy ở chương trình Địa lý 12 tiếp tục củng cố và phát triển kỹ năng
Địa lý nhằm phát triển hơn nữa tư duy Địa lý cho học sinh, đó là tư duy tổng hợp, gắn với
lãnh thổ, có liên hệ thường xuyên với thực tiễn đời sống và sản xuất.
Bảng tổng hợp các loại kỹ năng Địa lý 12 theo bài
Các loại
kỹ

năng


Bài
Kỹ năng
làm việc với
bản đồ, lược
đồ.
Kỹ năng
làm việc
với bảng
số liệu.

Kỹ năng
làm việc
với biểu
đồ.
Kỹ năng
làm việc
với sách
giáo khoa.
Kỹ năng
khảo sát
địa
phương và
liên hệ
thực tế.
Kỹ năng
làm việc
với tài liệu
tham
khảo.
Kỹ năng tìm ra
mối quan hệ
giữa các yếu tố
tự nhiên và
kinh tế - xã
hội.
1 x x x
2 x x
3 x
4 x x
5 x x

6 x
Trang 5

7 x
8 x x
9 x x x x
10 x x
11 x x x
12 x x
13 x x
14 x x x
15 x x
16 x x x
17 x x
18 x x x
19 x x
20 x x
21 x x x x x x
22 x x x
23 x x
24 x x x
25 x x x x x
26 x x x
27 x x x x x
28 x
29 x x x x x
30 x x x x
31 x x x x x
32 x x x x x
33 x x x x x

34 x x x x
35 x x x x x
36 x x x x x
37 x x x
38 x x x x x
39 x x x
40 x x x x x
41 x x x x
42 x
43 x x x
44 x x x x x
45 x x

x
36 31 29 5 16 7 16
% 80 68,8 64,4 15,5 35,5 15,5 35,5
Ghi chú: x là kỹ năng cần rèn luyện; ∑
x
là tổng số bài có chứa kỹ năng.

100*
x

Tỉ lệ % =
Tổng số bài học

2.3. PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỊA LÝ 12
2.3.1. Các bước trong quá trình rèn luyện kỹ năng
* Mức độ biết:
- Giáo viên làm mẫu: Có thể tiến hành theo các bước sau.

Bước 1: Giáo viên nêu tên và yêu cầu của kỹ năng cần thực hiện.
Bước 2: Giáo viên thực hiện làm mẫu.
Trang 6

Xác định tên của bản đồ. Đọc phần chú thích, tìm hiểu các kí hiệu được biểu hiện trên
bản đồ.
Xác định các đối tượng Địa lý cần tìm trên bản đồ.
Hướng dẫn học sinh so sánh và phân tích bản đồ. Xác định các mối quan hệ bên trong và
bên ngoài của đối tượng, các mối quan hệ Địa lý giữa các đối tượng với nhau (nếu có).
Bước 3: Học sinh thực hiện mẫu theo cá nhân hoặc theo nhóm.
Bước 4: Đại diện nhóm (hoặc cá nhân) lên trình bày. Học sinh nhận xét, bổ sung. Giáo
viên đánh giá và kết luận.
Ví dụ: Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi (sách giáo khoa Địa lý 12): Hướng dẫn học sinh
thực hiện theo mẫu quan sát vùng núi Tây Bắc trên bản đồ Địa lý tự nhiên hoặc bản đồ địa
hình (Sách giáo khoa Địa lý 12) kết hợp với bản đồ Hình thể Việt Nam (Atlas Địa lý Việt
Nam).
Bước 1: Dựa vào bản đồ Tự nhiên Việt Nam hoặc bản đồ địa hình (hình 6, sách giáo
khoa Địa lý 12) kết hợp bản đồ Hình thể Atlas Địa lý Việt Nam trình bày các đặc điểm
chung của vùng núi Tây Bắc theo các yêu cầu sau:
Giới hạn? Hướng núi? Độ cao? Các dãy núi chính?
Bước 2: Giáo viên thực hiện mẫu, học sinh quan sát ghi nhớ.
Dựa vào kí hiệu để xác định giới hạn (vị trí) của vùng núi trên bản đồ: Nằm giữa sông
Hồng và sông Cả.
Hướng núi: Dựa vào kí hiệu dãy núi để xác định hình dạng, phương hướng: Nằm theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Dựa vào đường bình độ hoặc thang phân màu, tìm chỉ số ghi độ cao trên bản đồ (đơn vị
m) để xác định độ cao, độ dốc của núi: Gồm các dãy núi có độ cao trung bình trở lên trong
đó núi cao chiếm ưu thế điển hình là đỉnh Phanxipăng (3143m), Pusilung (3076m),
Puhuổilong (2178m), Pu tra (2504m), Khoan la san (1853m)…
Dựa vào kí hiệu để xác định các dãy núi chính: Đây là vùng có địa hình cao nhất nước ta

với 3 mạch núi lớn: Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn, phía tây là địa hình núi trung bình
với dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt - Lào, ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn
nguyên, cao nguyên đá vôi.
Bước 3: Giáo viên cho các nhóm thực hiện theo mẫu với nhiệm vụ cụ thể như sau:
Nhóm 1: Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc.
Nhóm 2: Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc.
Nhóm 3: Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Nam.
Bước 4: Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét. Giáo viên đánh giá,
kết luận.
* Mức độ hiểu:
- Giáo viên ra hệ thống câu hỏi phát vấn hoặc các bài tập: Có thể tiến hành theo các bước
sau.
Bước 1: Giáo viên định hướng cho học sinh quan sát bản đồ và giao nhiệm vụ bằng các
câu hỏi, bài tập gắn với bản đồ.
Bước 2: Học sinh làm việc theo nhóm hoặc cá nhân tìm hiểu nội dung câu hỏi hay bài
tập và nhiệm vụ cần giải quyết câu hỏi hay bài tập đó. Tìm hiểu nội dung bản đồ. Trên cơ
sở kiến thức, kỹ năng bản đồ đã có học sinh trả lời câu hỏi hoặc giải đáp bài tập.
Bước 3: Học sinh tự kiểm tra (bổ sung, sửa chữa) và đánh giá phần thực hiện.
Bước 4: Đại diện nhóm hoặc cá nhân lên trả lời câu hỏi hoặc giải bài tập. Học sinh khác
bổ sung. Giáo viên nhận xét, điều chỉnh, kết luận. Học sinh tự hoàn thiện kỹ năng.
Yêu cầu câu hỏi hay bài tập phải phù hợp với mục tiêu, kiến thức của bài, đảm bảo tính
vừa sức. Tuy nhiên, nếu có trường hợp khó, giáo viên có thể gợi ý, hướng dẫn từng phần
giúp học sinh giải quyết các vấn đề nêu ra.
Ví dụ Khi dạy bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp ( phần 2).
Trang 7

Bước 1: Giáo viên ra câu hỏi: Dựa vào bản đồ Công nghiệp chung Việt Nam (hình 26.2,
sách giáo khoa Địa lý 12 hay Atlas Địa lý Việt Nam trang 16) hãy:
- Cho biết hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở các khu vực nào?
- Các trung tâm công nghiệp nổi bật và các ngành công nghiệp của từng trung tâm ở các

khu vực đó?
Bước 2: Học sinh làm việc theo nhóm nhỏ hoặc cá nhân để tìm chỉ ra nhiệm vụ cần giải
quyết của câu hỏi và tìm hiểu nội dung bản đồ tìm đáp án.
Nhiệm vụ: Kể tên các khu vực tập trung công nghiệp của nước ta, các trung tâm công
nghiệp của mỗi vùng và các ngành công nghiệp chủ yếu của các trung tâm đó.
Học sinh tìm hiểu nội dung bản đồ “Công nghiệp chung”, đọc phần chú giải để hiểu các
kí hiệu và phương pháp biểu hiện. Đối chiếu các kí hiệu trên bản đồ để kể tên các khu vực
tập trung công nghiệp ở nước ta. Các trung tâm công nghiệp nổi bật cũng như cơ cấu ngành
công nghiệp của các trung tâm đó.
Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:
- Ở Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công
nghiệp cao nhất cả nước. Các trung tâm công nghiệp nổi bật như Hà Nội (cơ khí, luyện kim,
hóa chất, điện tử, dệt, may…), Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả (cơ khí, khai thác than, vật
liệu xây dựng), Đáp Cầu - Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học), Đông Anh - Thái
Nguyên (cơ khí, luyện kim), Việt Trì - Lâm Thao (hóa chất, giấy), Hòa Bình - Sơn La (thủy
điện), Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa (dệt, may, điện, vật liệu xây dựng).
- Ở Nam Bộ có các trung tâm công nghiệp nổi bật: Thành Phố Hồ Chí Minh (lớn nhất cả
nước về giá trị sản xuất công nghiệp với các ngành như luyện kim, cơ khí, điện tử, đóng
tàu, sản xuất ô tô, hóa chất, giấy, dệt, chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng…),
Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một nổi bật là các ngành chuyên môn hóa như khai thác dầu
khí, sản xuất điện, phân đạm từ khí, ngoài ra còn có cơ khí, đóng tàu, dệt, may, chế biến
thực phẩm.
- Dọc Duyên Hải Miền Trung có các trung tâm, nổi bật là Đà Nẵng (cơ khí,

đóng tàu, hóa
chất, dệt, may), ngoài ra còn có Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang… chủ yếu là chế biến nông
sản và sản xuất vật liệu xây dựng.
- Các khu vực còn lại, nhất là ở vùng núi, hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân
bố rời rạc, phân tán.)
Bước 3: Học sinh tự kiểm tra, đánh giá phần thực hiện được.

Bước 4: Đại diện nhóm hoặc cá nhân trình bày trước lớp. Học sinh trong lớp nhận xét.
Giáo viên nhận xét, bổ sung.
* Mức độ vận dụng
Giáo viên ra các bài thực hành để học sinh vận dụng: Có thể tiến hành theo các bước:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài thực hành, hình dung các bước đi và sản phẩm của mỗi
bước, các loại phương tiện chính cần sử dụng.
Bước 2: Cung cấp những kiến thức lý thuyết làm cơ sở cho kỹ năng (nếu học sinh đã có
thì yêu cầu học sinh nhắc lại, giáo viên bổ sung hoặc nhấn mạnh các điểm quan trọng);
cung cấp kiến thức thực hành hoặc ôn lại kiến thức đã có kèm theo sự bổ sung, nhấn mạnh
các thao tác cơ bản.
Bước 3: Hướng dẫn cách làm
Bước 4: Học sinh thực hiện bài thực hành theo cá nhân hoặc nhóm.
Bước 5: Học sinh tự đánh giá. Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Ví dụ: Bài 13: Thực Hành: Đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số đỉnh
núi, dãy núi.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài thực hành:
- Xác định vị trí các dãy núi, đỉnh núi và dòng sông trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam
(hoặc Atlas Địa lý Việt Nam).
- Điền vào lược đồ Việt Nam các cánh cung, các dãy núi, một số đỉnh núi.
Trang 8

Hoạt động 1: Xác định vị trí các dãy núi, cao nguyên trên bản đồ.
Hình thức: Cá nhân.
Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi: Xác định trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam (hoặc
Atlas Địa lý Việt Nam) vị trí:
- Các dãy núi Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Bạch Mã, Hoành
Sơn.
- Các cao nguyên đá vôi: Tà Phình, Sìn Chài, Sơn La, Mộc Châu.
- Các cao nguyên badan: ĐăkLăk, Plâyku, Mơ Nông, Di Linh.
- Các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách đọc bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam trong
Atlas Địa lý Việt Nam để học sinh có thể hoàn thành công việc của mình trong thời gian
ngắn nhất. Giáo viên có thể bổ sung và nhấn mạnh những điểm chủ yếu trong quy trình đọc
bản đồ.
Bước 2: Hai học sinh ngồi cùng bàn trao đổi để tìm vị trí các dãy núi, cao nguyên trong
Atlas Địa lý Việt Nam.
Bước 3: Giáo viên yêu cầu một số học sinh lên chỉ trên bản đồ Địa lý Việt Nam treo
tường các dãy núi và cao nguyên nước ta.
Bước 4: Các học sinh khác quan sát, bổ sung. Giáo viên nhận xét, chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Xác định vị trí các đỉnh núi trên bản đồ.
Hình thức: Cả lớp, nhóm
Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên các vùng đồi núi của Việt Nam? (Vùng núi Đông Bắc,
Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam)
Nhóm:
Bước 1:
- Giáo viên yêu cầu:
+ Quan sát bản đồ Hình thể Việt Nam, xác định vị trí các đỉnh núi: Phanxipăng 3143m,
Khoan Sa Lan 1853m, Pu Hoạt 2452m, Tây Côn Lĩnh 2419m, Ngọc Linh 2598m,
Puxailaileng 2711m, Rào Cỏ 2235m, Hoành Sơn 1046m, Bạch Mã 1444m, Chư Yang Sin
2405m, Lang Biang 2167m.
+ Sắp xếp tên các đỉnh núi vào các vùng đồi núi tương ứng.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và nêu nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Vùng núi Đông Bắc.
+ Nhóm 2: Vùng núi Tây Bắc.
+ Nhóm 3: Vùng núi Trường Sơn Bắc.
+ Nhóm 4: Vùng núi Trường Sơn Nam.
Bước 2: Các nhóm cùng bàn bạc trao đổi để tìm vị trí các đỉnh núi trong Atlas Địa lý
Việt Nam.
Bước 3: Đại diện các nhóm lên sắp xếp tên các đỉnh núi vào các vùng đồi núi tương ứng
vào bảng và xác định trên bản đồ Địa lý tự nhiên treo tường từng vị trí các đỉnh núi:

- Vùng núi Tây Bắc: Đỉnh Phanxipăng, Khoan Sa Lan.
- Vùng núi Đông Bắc: Đỉnh Tây Côn Lĩnh.
- Vùng núi Bắc Trường Sơn: Đỉnh Pu Hoạt, Puxailaileng, Rào Cỏ, Hoành Sơn, Bạch Mã.
- Vùng núi Nam Trường Sơn: Đỉnh Ngọc Linh, Chư yang Sin, Lang Biang.
Bước 4: Các học sinh khác quan sát, bổ sung. Giáo viên nhận xét, chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3: Xác định vị trí các dòng sông trên bản đồ.
Hình thức: Cặp đôi.
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh:
- Xác định trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam (Atlas Địa lý Việt Nam) vị trí các dòng
sông: sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông
Hương, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Đà Rằng, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông
Hậu.
Trang 9

- Kể tên các dòng sông thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc
Trung Bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Bước 2: Hai học sinh cùng bàn trao đổi để tìm vị trí các dòng sông trong Atlas Địa lý
Việt Nam.
Bước 3: Giáo viên yêu cầu nhiều học sinh lên chỉ trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam
vị trí các dòng sông.
- Một số học sinh kể tên các dòng sông thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ; sông miền
Tây Bắc và Bắc Trung Bộ; sông miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Bước 4: Các học sinh khác quan sát, bổ sung, giáo viên nhận xét, chuẩn kiến thức.
Hoạt động 4: Điền vào lược đồ các cánh cung, các dãy núi, các đỉnh núi.
Hình thức: Cá nhân.
Bước 1: Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu của bài.
Bước 2: Ba học sinh lên bảng dán các cánh cung, các dãy núi, các đỉnh núi lên lược đồ
trống.
Bước 3: Các học sinh khác nhận xét. Giáo viên đánh giá.
Bước 4: Học sinh vẽ vào lược đồ trống Việt Nam đã chuẩn bị sẵn.





































Trang 10

CHƯƠNG III

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM
Thực nghiệm nhằm kiểm tra tính khả thi, tính hiệu quả của việc rèn luyện kỹ năng Địa lý
12 theo 3 mức độ nhận thức của học sinh.
3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM
- Thời gian tiến hành thực nghiệm: Học kì I, năm học 2010 - 2011.
- Địa điểm thực nghiệm: Được tiến hành ở Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Ninh
Thuận. Chọn ra 2 lớp có trình độ tương đương nhau lớp đối chứng (ĐC) lớp 12A1với 46
học sinh và lớp thực nghiệm (TN) 12A2 với 47 học sinh.
- Nội dung thực nghiệm: Chọn 2 bài để tiến hành thực nghiệm:
+ Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tt) (tiết 7): Rèn luyện kỹ năng đọc và khai thác các
kiến thức từ bản đồ.
+ Bài 13: Thực hành (tiết 14) Đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy
núi và đỉnh núi: Rèn luyện kỹ năng đọc và hiểu bản đồ.
- Phương pháp thực nghiệm: Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được cùng dạy với 2
giáo án khác nhau, lớp thực nghiệm dạy theo giáo án của đề tài, lớp đối chứng dạy theo giáo
án do chính bản thân thường sử dụng. Sau khi dạy xong, cả 2 lớp đánh giá bằng một bài
kiểm tra khoảng 10 phút, cùng một đề.
3.3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
3.3.1. Kết quả về điểm số


S
Lớp thực nghiệm 12A2
HỌC KỲ 1 S
Lớp đối chứng 12A1
HỌC KỲ 1
T HỌ TÊN Điểm kiểm tra

T HỌ TÊN Điểm kiểm tra
T

15 phút T

15 phút
1 SỬ NGỌC KIỀU CHINH 9 7 1 TRƯƠNG MINH CHÂU 7 7
2 NG HOÀNG TRÚC DIỆP 7 7 2 NGUYỄN PHÙNG ÁI DUYÊN 5 6
3 VÕ ĐÌNH TRIỀU DUYÊN 4 6 3 ĐẶNG NG NGÂN GIANG 9 6
4 TRẦN NG TRÚC GIANG 7 9 4 HUỲNH TRƯƠNG HƯƠNG 7 8
5 TRẦN THU HIỀN 7 6 5 NGUYỄN TH NGỌC HUYỀN 8 8
6 NG THỊ MINH HỒNG 9 7 6 NGUYỄN LÊ HOÀNG KHANH 9 7
7 TRẦN THANH HUYỀN 5 5 7 NGUYỄN KHOA DIỆU LINH 6 6
8 TRẦN THỊ LÊ 6 7 8 PHAN TH XUÂN MAI 8 8
9 NGUYỄN T BÍCH NGA 9 9 9 LÂM KHÁNH MY 8 7
10

TRẦN T THANH NGUYÊN

7 7 10 NGUYỄN VŨ THÙY NGA 5 8
11


ĐẶNG T HỒNG NGUYỆT

7 9 11 NGUYỄN T NGỌC NỮ 6 6
12

VÕ NGUYỄN YẾN NHI 7 5 12 LÊ TH KIỀU OANH 6 7
13

PHAN T CẨM NHIÊN 5 6 13 NGUYỄN TH HỒNG PHƯƠNG

7 7
14

ĐẠO THÀNH HỒNG OANH 7 5 14 VÕ TH KIM PHƯỢNG

9 8
15

LÊ NỮ CHÂU PHƯƠNG

7 5 15 NGUYỄN XUÂN QUỲNH 8 6
16

PHẠM NGỌC MAI PHƯƠNG

5 7 16 TRẦN TH KIM SON 9 8
17

TRẦN THỊ DIỄM SƯƠNG 7 9 17 HỒ THỊ BÍCH THẢO 8 7
18


HỒ THỊ THU THẢO 6 7 18 TRÌNH TH BẢO THOA 6 7
19

TRẦN NGUYỄN THU

THẢO 7 9 19 TRẦN THỊ NGỌC THÚY 8 7
Trang 11

20

LÊ THỊ NHẬT THIÊN 6 9 20 VŨ NGUYỄN THANH THÚY 8 7
21

HÀNG T PHƯƠNG THƯ 6 7 21 NGUYỄN TH NHƯ TIÊN 9 9
22

NGUYỄN T THANH THÚY 9 7 22 LÊ TRẦN QUỲNH TRÂM 8 8
23

NGUYỄN T HẠNH THÙY 6 7 23 HÀ THỊ TRÚC 7 6
24

VÕ T BẢO TRÂN 9 9 24 NGUYỄN TH ÁI VÂN 6 5
25

NGUYỄN T HUYỀN TRINH 6 9 25 NGUYỄN TH TƯỜNG VÂN 7 6
26

TÀI THẬP VIỆT TRÚC 9 7 26 NGUYỄN HOÀI BẢO 4 6

27

TRẦN T NGỌC UYỂN 9 5 27 NGUYỄN XUÂN THÁI

BÌNH 6 6
28

PHẠM NG YẾN VI 6 6 28 CAO VĂN CHINH 6 6
29

PHẠM THÀNH ĐẠT 6 5 29 HUỲNH QUỐC DŨNG 5 5
30

NGUYỄN HOÀNG GIANG 7 8 30 PHAN KHỞI ĐĂNG 5 3
31

BÙI NGỌC HÂN 7 7 31 NGUYỄN NGỌC ĐỨC 6 8
32

NGUYỄN VĂN HẢO 9 7 32 NGUYỄN HỮU ĐƯỢC 6 6
33

LÊ QUANG HIÊN 9 6 33 PHAN MINH HOÀNG 5 2
34

TRIỆU QUỐC HOÀNG 9 9 34 KIỀU TRUNG HƯNG 7 7
35

VÕ THÀNH HUYNH 8 7 35 HOÀNG NGỌC NHẤT HUY 6 6
36


LÊ HỮU TRỌNG NGHĨA 7 5 36 LÊ TRẦN NGUYÊN

7 6
37

NGUYỄN MINH NHẬT 6 9 37 NGÔ HOÀNG NGUYÊN

6 6
38

TRẦN NHU 9 9 38 NGÔ KHÁNH NGUYÊN

6 6
39

DƯƠNG NGUYÊN QUÂN 6 5 39 PHÙNG MINH NHỰT 5 6
40

NGUYỄN HỮU QUỐC 9 7 40 HOÀNG MINH NGỌC SƠN 7 9
41

PHẠM HỮU ANH TÀI 8 7 41 ĐÀO ĐỨC THỊNH 5 6
42

ĐÀO DUY TÂM 5 7 42 HUỲNH NGỌC TIỂN 5 8
43

HUỲNH LÊ GIA TRÍ 9 7 43 NGUYỄN HỮU TOÀN 9 8
44


ĐỖ KIM TÙNG 6 5 44 DƯƠNG MINH TRIẾT 4 6
45

NGUYỄN NHẬT VINH 7 7 45 LÊ QUANG TÝ 4 4
46

PHÙNG THẾ VINH 7 5 46 LÊ KHÔI VIỆT 7 5
47

TẠ HÙNG VƯƠNG 6 9




Bảng phân phối tần suất tổng hợp điểm các bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm và đối chứng
Kết quả kiểm tra
Yếu kém
(1 - 4 điểm)
Trung bình
(5 - 6 điểm)
Khá
(7- 8 điểm)
Giỏi
(9 -10 điểm)
Lớp Tổng số
bài
kiểm tra
Số bài Tỉ lệ % Số bài Tỉ lệ
%

Số bài Tỉ lệ % Số bài Tỉ lệ
%
ĐC 12A1 Bài 7 46 3 6,5 20 43,5 17 37,0 6 13,0
TN 12A2 Bài 7 47 1 2,1 16 34,0 17 35,8 13 27,7
ĐC 12A1 Bài 13 46 3 6,5 21 45,7 20 43,5 2 4,3
TN 12A2 Bài 13 47 0 0 15 31,9 20 42,6 12 25,5


Nhận xét về định lượng: Từ kết quả trên ta thấy lớp đối chứng có số bài đạt điểm trung
bình trở xuống có tỉ lệ nhiều hơn lớp thực nghiệm (lớp đối chứng là 47 bài – 51,1%, lớp
Trang 12

thực nghiệm là 31 bài - 33%). Ngược lại, lớp thực nghiệm có số bài khá và giỏi chiếm tỉ lệ
nhiều hơn lớp đối chứng (lớp thực nghiệm là 62 bài – 66 %, lớp đối chứng là 45 bài –
48,9%).
Nhìn chung, chúng ta thấy các lớp tham gia thực nghiệm có kết quả tốt hơn lớp đối
chứng. Điều đó chứng tỏ việc dạy học thực nghiệm đã bước đầu đạt được những kết quả
nhất định trong việc vận dụng các phương pháp rèn luyện kỹ năng Địa lý 12 cho học sinh.
3.3.2. Kết quả về định tính
- Đối với lớp thực nghiệm:

+ Học sinh hứng thú học tập, tạo nhiều cơ hội để học sinh phát huy năng lực cá nhân,
nâng cao tính năng động, sáng tạo và giúp học sinh nắm chắc kỹ năng.
+ Học sinh dễ tiếp thu bài học, hiểu bài, nắm vững kiến thức và có khả năng vận dụng
các tri thức đã nắm vào thực tế và vào trong tìm hiểu, khai thác các tri thức Địa lý mới.
+ Không khí giờ học sôi nổi, học sinh học tập tích cực.
- Đối với lớp đối chứng:
+ Học sinh học tập thụ động chủ yếu nghe và ghi chép, thực hiện máy móc theo các thao
tác của giáo viên.
+ Học sinh cũng nắm được nội dung bài dạy nhưng khả năng vận dụng tri thức vào thực

tiễn còn yếu.

Trang 13


KẾT LUẬN

1. Kết quả đạt được của đề tài
Đã hệ thống hóa những lí luận cơ bản phục vụ cho việc rèn luyện kỹ năng đọc và
khai thác bản đồ Địa lý 12 theo mức độ nhận thức của học sinh.
Xác định được hệ thống kỹ năng Địa lý cần phải rèn luyện cho học sinh lớp 12 và
mức độ rèn luyện kỹ năng.
Nghiên cứu và đề xuất một số phương pháp rèn luyện kỹ năng Địa lý theo mức độ nhận
thức của học sinh.
Nắm được thực trạng giảng dạy, học tập đối với các cách thức rèn luyện kỹ năng đọc và
khai thác bản đồ Địa lý 12 cho học sinh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Vận dụng các phương pháp rèn luyện kỹ năng đọc và khai thác bản đồ Địa lý theo mức
độ nhận thức của học sinh vào việc dạy thực nghiệm và dạy đối chứng tại trường THPT
chuyên Lê Quý Đôn - Ninh Thuận
Kết quả thực nghiệm và đối chứng đã cho thấy hiệu quả của các phương pháp rèn luyện
kỹ năng đọc và khai thác bản đồ theo mức độ nhận thức của học sinh theo hướng nghiên
cứu của đề tài có kết quả khả quan hơn.
2. Hạn chế của đề tài
Đề tài mới chỉ đưa ra phương pháp rèn luyện kỹ năng đọc và khai thác bản đồ Địa lý 12,
còn nhiều kỹ năng khác chưa được đề cập đến. Mặt khác, phương pháp rèn luyện kỹ năng
đọc và khai thác bản đồ theo mức độ nhận thức trong đề tài chỉ nêu khái quát chứ chưa đi
sâu, cụ thể vào từng phần của từng loại kỹ năng.
Phạm vi thực nghiệm chỉ có chuyên Lê Quý Đôn - Ninh Thuận chưa thực hiện được trên
diện rộng do thời gian có hạn. Đồng thời việc tiến hành thực nghiệm cũng chỉ tiến hành ở
một số bài nhất định trong một thời gian không dài nên chưa phát huy hết hiệu quả của đề

tài.
3. Kiến nghị
Việc rèn luyện kỹ năng đọc và khai thác bản đồ Địa lý 12 cho học sinh là một quá trình
lâu dài có tính kế thừa và liên tục. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải thường xuyên
vận dụng các phương pháp rèn luyện kỹ năng trong quá trình dạy, học.
Học sinh cần phải được trang bị đầy đủ các tập Atlas, các tập bài tập Địa lý, sách rèn
luyện các loại kỹ năng, sách giáo khoa, sách bài tập và các phương tiện học tập để từ đó
giúp cho việc rèn luyện kỹ năng Địa lý cho học sinh được thuận tiện hơn.
Cần biên soạn các tài liệu hướng dẫn cách thức rèn luyện kỹ năng cho từng bài học cụ
thể theo từng khối lớp cho giáo viên giúp cho việc soạn giảng được nhẹ nhàng hơn.
Cần đảm bảo đầy đủ và đồng bộ các phương tiện dạy học cho bộ môn, giúp cho việc rèn
luyện kỹ năng được tiến hành thuận lợi.
Trong kiểm tra, đánh giá cần tăng cường các câu hỏi, bài tập liên quan đến kỹ năng Địa
lý.



Phan Rang- Tháp Chàm, ngày 11/05/2011

Người viết




Trần Ngọc Sơn
Trang 14



NHẬN XÉT CUẢ TỔ CHUYÊN MÔN



















NHẬN XÉT CUẢ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN























×