Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

nghiên cứu đề xuất quy trình chiết xuất laminaran từ rong s.mcclurei

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 68 trang )


i
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đƣợc đề tài này
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Duy Nhứt đã tận tình hƣớng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện đồ án.
Xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Chế Biến đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tập ở trƣờng.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công
nghệ Nha Trang cùng các anh chị làm việc ở Viện đã quan tâm giúp đỡ tôi trong
thời gian thực tập vừa qua.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè đã tận tình
động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nha trang, tháng 7 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Lê Nhƣ Hạ Nguyên








ii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii


DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ RONG NÂU 3
1.1.1 Giới thiệu chung về rong nâu 3
1.1.2 Thành phần hoá học của rong nâu 3
1.1.3 Ứng dụng của rong nâu 6
1.1.4 Tình hình sử dụng rong nâu trên thế giới 8
1.1.5 Tình hình sử dụng, chế biến rong nâu ở Việt Nam 9
1.1.6 Giới thiệu về rong mơ 10
1.2 TỔNG QUAN VỀ LAMINARAN 12
1.2.1 Giới thiệu về Laminaran 12
1.2.2 Đặc điểm, cấu tạo của Laminaran 12
1.2.3 Tính chất của Laminaran 13
1.2.4 Ứng dụng của Laminaran 14
1.2.5 Phƣơng pháp chiết laminaran 14
1.2.6 Một số nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 16
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 19
2.1.1 Nguyên liệu chính 19
2.1.2 Nguyên liệu phụ 19
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 19
2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

iii
2.3.1 Nghiên cứu các công đoạn của quy trình sản xuất laminaran. 21
2.3.1.1 Sơ đồ quy trình sản xuất dự kiến 21
2.3.1.2 Giải thích quy trình 22

2.3.2 Bố trí thí nghiệm 25
2.3.2.1 Xác định nồng độ dung dịch CaCl
2
25
2.3.2.2 Xác định tỷ lệ d
2
CaCl
2
/rong 26
2.3.2.3 Xác định thời gian chiết 27
2.3.2.4 Xác định nhiệt độ chiết 28
2.3.3 Xây dựng thang điểm cảm quan cho sản phẩm laminaran. 28
2.3.4 Các máy móc thiết bị dùng trong nghiên cứu. 31
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
3.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1.1 Kết quả phân tích hàm lƣợng ẩm của nguyên liệu chính 32
3.1.2 Kết quả xác định nồng độ dung dịch CaCl
2
32
3.1.3 Kết quả xác định tỷ lệ dung dịch CaCl
2
/khối lƣợng rong khô 35
3.1.4 Kết quả xác định thời gian chiết 37
3.1.5 Kết quả xác định nhiệt độ chiết 40
3.1.6 Kết quả xác định cấu trúc laminaran 42
3.1.6.1 Xác định thành phần đƣờng bằng phƣơng pháp sắc kí khí: 42
3.1.6.2 Phổ HSQC của laminaran 45
3.1.6.3 Phổ COSY của laminaran 46
3.1.6.4 Phổ NMR của laminaran 47
3.2 ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH SẢN XUẤT LAMINARAN TỪ S.MCCLUREI 49

3.2.1 Quy trình sản xuất 49
3.2.2 Thuyết minh sơ đồ quy trình 50
3.3 TIẾN HÀNH SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG
SẢN PHẨM 51
3.4 XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM 52
3.5 TÍNH SƠ BỘ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU 52

iv
3.6 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 53
3.6.1 Kết luận 53
3.6.2 Đề xuất ý kiến 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
PHỤ LỤC 56


v
DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1. Mức chất lƣợng sản phẩm theo tổng số điểm trung bình có trọng lƣợng
của các thành viên trong hội đồng cảm quan. 29
Bảng 2.2. Danh mục chỉ tiêu và hệ số quan trọng với sản phẩm laminaran. 29
Bảng 2.3. Bảng điểm cảm quan của laminaran 30
Bảng 3.1. Hàm ẩm của rong nguyên liệu 32
Bảng 3.2. Đánh giá màu sắc sản phẩm phụ thuộc vào nồng độ dung dịch CaCl
2
33
Bảng 3.3. Đánh giá màu sắc của sản phẩm phụ thuộc vào tỉ lệ dung dịch CaCl
2
/ khối

lƣợng rong 35
Bảng 3.4. Đánh giá màu sắc của sản phẩm phụ thuộc vào thời gian nấu chiết 38
Bảng 3.5. Đánh giá màu sắc của sản phẩm phụ thuộc vào nhiệt độ nấu chiết 40
Bảng 3.6. Chất lƣợng cảm quan của sản phẩm 51
Bảng 3.7. Tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm 52
Bảng 3.8. Chi phí nguyên, vật liệu cho 100g sản phẩm 52


vi
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Cấu trúc của axít alginic 4
Hình 1.2. Cấu trúc fucoidan từ Ascophyllum nodosum. 5
Hình 1.3. Cấu trúc hóa học của laminaran 13
Hình 1.4. Quy trình chiết laminaran theo T.N. Zvyagintseva et al./ J. Ep. Mar.
Biol. Ecol. 294 (2003) 1 13 15
Hình 2.1. Sơ đồ qui trình sản xuất dự kiến 21
Hình 2.2. Cấu trúc của alginate canxi 23
Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định nồng độ dung dịch CaCl
2
. 25
Hình 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định tỷ lệ d
2
CaCl
2
/rong 26
Hình 2.5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thời gian chiết 27
Hình 2.6. Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định nhiệt độ chiết 28
Hình 3.1. Điểm cảm quan của sản phẩm phụ thuộc vào nồng độ dung dịch CaCl
2

. 33
Hình 3.2. Hiệu suất thu laminaran phụ thuộc vào nồng độ dung dịch CaCl
2
34
Hình 3.3. Điểm cảm quan của sản phẩm phụ thuộc tỷ lệ dung dịch CaCl
2
/khối
lƣợng rong. 36
Hình 3.4. Hiệu suất thu laminaran phụ thuộc tỷ lệ dung dịch CaCl
2
/ khối lƣợng
rong khô. 36
Hình 3.5. Điểm cảm quan của sản phẩm phụ thuộc thời gian nấu chiết. 38
Hình 3.6. Hiệu suất thu laminaran phụ thuộc thời gian nấu chiết. 39
Hình 3.7. Điểm cảm quan của sản phẩm phụ thuộc vào nhiệt độ nấu chiết 40
Hình 3.8. Hiệu suất thu laminaran phụ thuộc vào nhiệt độ nấu chiết 41
Hình 3.9. Sơ đồ phản ứng xác định thành phần các gốc đƣờng của laminaran 43
Hình 3.10. Sắc ký đồ GC của glucose đƣợc acetyl hóa trực tiếp 44
Hình 3.11. Phổ HSQC của laminaran 45
Hình 3.12. Phổ COSY của laminaran 46
Hình 3.13. Phổ
1
H-NMR của laminaran từ rong S.mcclurei 47
Hình 3.14. Quy trình sản xuất 49


vii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI
VNĐ
Việt Nam đồng
UT
Ung thƣ
AIDS
Acquired Immune Deficiency Syndrome
AOAC
Association of Official Analytical Chemist
COSY
Correlation Spectroscopy
FDA
Food and Drug Administration
GC
Gas Chromatography
HIV
Human Immunodeficiency Virus
HSQC
Heteronuclear Single Quantum Coherence
HPLC
High Performance Liquid Chromatography
IUPAC
International Union of Pure and Applied Chemistry
NMR
Nuclear Magnetic Resonance
UV
Ultra Violet
TLC
Thin Layer Chromatography


1
LỜI NÓI ĐẦU

Trong thảm thực vật đa dạng và vô tận của đại dƣơng, rong nâu là một trong
số các loài thực vật biển có khả năng tự tái tạo đáng đƣợc lƣu ý nhất. Rong nâu
chứa nhiều các hợp chất thiên nhiên có giá trị dinh dƣỡng và dƣợc dụng cao. Đó là
các chất dinh dƣỡng đƣờng (galactose, manose, xylose,…); 17 axít amin; các axít
béo không no; các chất khoáng; keo và các vitamin cần thiết cho cơ thể sống; các
polyphenol có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ bảo vệ cơ thể loại trừ các gốc tự
do nguy hiểm; fucoidan và fucan có khả năng kích thích hệ miễn dịch, chống viêm
nhiễm, ngăn ngừa ung thƣ, đồng thời làm tăng chỉ số chức năng gan; iốt hữu cơ
giúp tuyến giáp hoạt động tối ƣu; alginate là chất giải độc thiên nhiên và laminaran
là chất chống đông tụ máu và ung thƣ.
Rong nâu đƣợc coi là nguồn lợi polysacarit có ứng dụng hết sức rộng rãi nhờ
các đặc điểm cấu trúc và tính chất đặc thù của chúng. Theo các nhà khoa học Nga
polysacarit tồn tại trong rong nâu đƣợc chia làm 2 nhóm chính: nhóm tan trong
kiềm là axit alginic có hàm lƣợng lớn nhất, đã đƣợc nghiên cứu từ những năm 30
của thế kỷ trƣớc và đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhƣ công nghiệp,
thực phẩm, dƣợc phẩm và mỹ phẩm; nhóm tan trong nƣớc bao gồm fucoidan,
laminaran và polyuronan là những chất có nhiều hoạt tính sinh học quí giá mới
đƣợc nghiên cứu sử dụng trong khoảng vài thập kỷ trở lại đây. Trong đó laminaran
là chất kích hoạt miễn dịch an toàn, không độc, là chất kháng ung thƣ, kháng khuẩn,
kích thích hạt giống nảy mầm và tăng trƣởng cây trồng đang đƣợc quan tâm rất
nhiều.
Nƣớc ta có bờ biển dài hơn 3.200 km trải dài từ Bắc xuống Nam, bao dọc hết
phía Đông và phía Nam đất nƣớc với diện tích mặt nƣớc rộng hơn 1.000.000 km
2
,
đƣợc thiên nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên rong nâu rất đa dạng và phong phú
trong đó rong mơ (Sargassum) đã phát hiện đƣợc trên 60 loài với sản lƣợng khai

thác ƣớc tính đạt trên 10.000 tấn khô/năm. Tuy nhiên các nghiên cứu trong nƣớc về

2
tách chiết các polysacarit tan trong nƣớc có hoạt tính sinh học trong rong nâu đặc
biệt là laminaran còn rất ít và hạn chế.
Xuất phát từ những lý do nêu trên tôi quyết định chọn đề tài:“Nghiên cứu đề
xuất quy trình chiết xuất laminaran từ rong S.mcclurei”.
Nội dung của đề tài bao gồm:
Tìm hiểu tổng quan về nguyên liệu, thành phần hóa học của nguyên liệu,
tình hình sử dụng rong nâu, các phƣơng pháp tách chiết laminaran trong nƣớc
và trên thế giới.
Đề xuất quy trình, nghiên cứu xác định các thông số kỹ thuật tối ƣu cho
quy trình sản xuất.
Tính sơ bộ giá thành sản phẩm
Trong thời gian thực hiện đề tài này tôi đƣợc sự chỉ dẫn tận tình của TS.
Nguyễn Duy Nhứt. Tuy đã có nhiều cố gắng trong thời gian làm đề tài nhƣng do lần
đầu ứng dụng các kiến thức đã học vào công tác nghiên cứu, thời gian thực hiện còn
hạn hẹp nên sự thiếu sót trong đề tài là khó tránh khỏi. Rất mong đƣợc ghi nhận
những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn.
Nha Trang, tháng 7 năm 2010
Sinh viên thực hiện

Lê Nhƣ Hạ Nguyên






3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 TỔNG QUAN VỀ RONG NÂU
1.1.1 Giới thiệu chung về rong nâu
Rong nâu là tên gọi chung của các loài rong thuộc ngành Pheophyta, ngành
này chỉ có một lớp Pheophycea, gồm 265 chi và khoảng 1500 - 2000 loài, phần lớn
sống ở biển chỉ có một số loài sống ở nƣớc ngọt.
Rong nâu sống bám vào các vật thể khác nhờ bàn bám, do đó rong nâu thƣờng
sống ở các vùng biển đá hoặc nơi có các vật bám khác nhƣ chân đập, cầu cảng, san
hô Rong nâu tại các vùng ôn đới, hàn đới có kích thƣớc cá thể lớn, số lƣợng cá thể
nhiều, số loài ít. Còn ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, rong nâu có kích thƣớc cá thể
nhỏ, số lƣợng loài phong phú. Nguồn lợi rong nâu chủ yếu tập trung ở các nƣớc
châu Âu và Bắc Mỹ. Ở châu Á, rong nâu phân bố dọc theo ven biển các nƣớc Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á.
Rong biển Việt Nam rất phong phú và đa dạng, theo các kết quả nghiên cứu
thì hiện nay nƣớc ta có khoảng 794 loài, phân bố ở miền Bắc 310 loài, miền Nam
484 loài, 156 loài tìm thấy ở cả hai miền. Nguồn rong biển mọc tự nhiên chủ yếu là
rong nâu, trữ lƣợng khoảng 10000 tấn khô/năm, miền Trung và miền Nam là nơi có
trữ lƣợng rong nâu lớn và chất lƣợng cao.
1.1.2 Thành phần hoá học của rong nâu
1. Sắc tố
Trong rong nâu có các sắc tố chlorphyl (diệp lục tố), xanthophyl (diệp hoàng
tố), fucoxanthin (sắc tố màu nâu), caroten (sắc tố đỏ). Tùy theo tỉ lệ các sắc tố
này mà rong có màu từ nâu đậm nâu vàng nâu vàng lục. Các chất màu của
rong nâu ở dạng các sản phẩm phenol nên khá bền vững với nhiệt độ, ánh sáng
và các môi trƣờng hóa chất [1].
2. Gluxit
a. Monosacarit
Monosacarit quan trọng trong rong nâu là mannitol


4
Công thức tổng quát: HOCH
2
–(CHOH)
4
–CH
2
OH
Mannitol dễ tan trong nƣớc, tan đƣợc trong acol, có vị ngọt. Hàm lƣợng từ
14 25% trọng lƣợng rong khô tùy thuộc vào nơi sinh sống. Hàm lƣợng mannitol
biến động theo thời gian sinh trƣởng trong năm, đạt cực đại vào lúc trƣởng thành và
sau đó giảm dần. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học viện Hải Dƣơng
học và Đại học Thủy sản thì hàm lƣợng mannitol của loài S.mcclurei có hàm lƣợng
cao nhất trong ngành rong nâu, vào tháng 4 đạt 15,9% so với trọng lƣợng khô [1].
b. Polysacarit
* Alginic
Alginic là thành phần rất quan trọng trong rong nâu, nó chính là thành phần làm
cho rong nâu có ý nghĩa về mặt kinh tế. Axit alginic là một polysaccarit mạch thẳng
đƣợc tạo thành từ hai monome là axit β-D-manuronic (ký hiệu là M) và axit α-L-
gluronic (ký hiệu là G) đƣợc nối với nhau qua liên kết glycosit (1 4) [1], [3].
Hàm lƣợng alginic trong các loài rong nâu khoảng 2 4% so với rong tƣơi và
13 15% so với rong khô, hàm lƣợng này phụ thuộc vào loài rong và vị trí địa lý
môi trƣờng mà rong sinh sống. Hàm lƣợng alginic của rong cũng biến đổi theo thời
gian sinh trƣởng trong năm, hàm lƣợng tăng vào đầu tháng 1, tăng cao vào các
tháng 3, 4 cũng là thời gian rong phát triển hình thành các phao bơi và thỏi sinh sản,
sau đó hàm lƣợng giảm dần khi rong già và tàn lụi [1].









Hình 1.1: Cấu trúc của axít alginic

5
Hàm lƣợng alginic có ở các loài rong ở biển miền Trung Việt Nam là khá cao,
dao động từ 12,3 35,9% so với trọng lƣợng rong khô tuyệt đối tùy thuộc vào loài
và vùng địa lý mà rong sinh sống [1].
* Axít fucxinic: Có tính chất gần giống với alginic. Axít fucxinic tác dụng với
axít sunfuric tạo hợp có chất màu phụ thuộc vào nồng độ axít sunfuric, nhờ tính chất
này mà fucxinic đƣợc ứng dụng vào sản xuất sợi tơ màu, phim ảnh màu [1].
* Fucoidan
Fucoidan là một polysacarit với bộ khung chính đƣợc tạo bởi α-L-fucose sulfat
(chiếm hơn 90%) và một lƣợng nhỏ các đƣờng đơn khác nhƣ: D-manose, D-
galactose, D-xylose, L-rhamnonse, D-glucose và axít D-uronic. Những nghiên cứu
gần đây cho thấy fucoidan thể hiện nhiều hoạt tính sinh học đặc biệt nhƣ chống
đông tụ, chống viêm nhiễm và điều tiết miễn dịch, ức chế sự phát triển u bƣớu và
ung thƣ, kháng virút kể cả virút HIV [3].











Hình 1.2. Cấu trúc fucoidan từ Ascophyllum nodosum.
* Laminaran:
Laminaran là một glucose polysacarit chỉ có trong rong nâu. Laminaran đƣợc
biết đến nhƣ là những chất kháng ung thƣ, chất bảo vệ phóng xạ và chống đông tụ
máu [3].
* Cellulose: là thành phần tạo nên vỏ cây rong.

6
3. Protein
Protein của rong nâu có hàm lƣợng không cao lắm và thƣờng ở dạng kết hợp
với iod tạo iod hữu cơ nhƣ: monoiodinzodozin, diiodinzodizin.
Hàm lƣợng protein rong nâu vùng biển Nha Trang dao động từ 8,05 21,11%
so với trọng lƣợng rong khô và hàm lƣợng cũng phụ thuộc vào loài, giai đoạn phát
triển và đặc biệt là điều kiện sống [1].
4. Iod
Hàm lƣợng iod trong một số loại rong nâu dao động 0,05 0,16% so với rong
khô tuyệt đối. Vào các tháng mùa đông hàm lƣợng iod tích lũy trong rong nhiều hơn
các tháng mùa hè. Với hàm lƣợng iod cao, rong mơ đƣợc sử dụng làm nguồn cung
cấp iod để phòng chống và chữa bệnh bƣớu cổ [1].
5. Chất khoáng
Rong nâu có khả năng tích luỹ hàng loạt các nguyên tố với hệ số tập trung cao,
nồng độ của các nguyên tố này trong tro của chúng có thể gấp hàng vạn lần so với
nƣớc biển. Có 23 nguyên tố là Al, Si, Mg, Ca, Sr, Ba, Fe, V, Mor, Ti, Co, Ni, Cr,
Sn, As, Bi, Cu, Pb, Zn, Ga, Be, Na và K. Ðặc biệt, rong mơ chứa một lƣợng khá lớn
nguyên tố strontium (Sr), cao hơn khoảng 100 lần hàm lƣợng trong nƣớc biển. Vì Sr
là thành phần của chất thải phóng xạ nên tính chất này của rong mơ góp phần làm
sạch chất thải phóng xạ trong nƣớc biển. Ngƣời ta còn phát hiện chất natri alginate
chiết từ rong mơ có thể chứa đƣợc bệnh nhiễm phóng xạ vì chất này uống vào sẽ
hấp thu Sr phóng xạ đã bị nhiễm trong cơ thể rồi thải ra ngoài [1].
1.1.3 Ứng dụng của rong nâu

Trong rong nâu có chứa nhiều hoạt chất sinh học quý giá. Ngày nay chúng
đƣợc ứng dụng hết sức rộng rãi trong các ngành công nghiệp thực phẩm, dƣợc
phẩm, mỹ phẩm, công nghệ dệt, nông nghiệp, công nghệ sinh học… Các polysacarit
chính trong rong nâu là: axít alginic, fucoidan và laminaran.
* Alginate có độ nhớt cao, tính mao dẫn kém, khi khô trong suốt, bóng và có
tính đàn hồi tốt nên đƣợc ứng dụng vào trong công nghiệp dệt. Alginate có độ dính
cao nên thƣờng đƣợc cho thêm vào thuốc nhuộm, vécni, sơn để tăng độ bền màu.

7
Trong y học alginate đƣợc dùng làm chất trị bệnh nhiễm phóng xạ vì khi ngƣời
bệnh ăn alginate natri thì nó kết hợp với stronti rồi thải ra ngoài. Alginate natri làm
tăng hiệu quả chữa bệnh của penicillin vì khi có mặt alginate natri sẽ làm cho
penicillin tồn tại lâu hơn trong máu. Trong công nghệ bào chế thuốc alginate natri
đƣợc sử dụng làm chất ổn định, nhũ tƣơng hóa hay chất tạo đặc cho dung dịch, làm
vỏ bọc thuốc, làm chất phụ gia chế các loại thức ăn kiêng… [1], [18].
* Fucoidan là một hợp chất sinh học có tác dụng thúc đẩy các tế bào ung thƣ
tự chết theo chƣơng trình, đây là một cơ chế bảo vệ giúp ngăn ngừa bệnh ung thƣ. Ở
các phòng thí nghiệm, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, fucoidan có thể ngăn chặn
sự phân chia các tế bào nguy hiểm, làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, có khả
năng kháng đông, kháng huyết khối, chống viêm nhiễm, kháng virút. Với những
đặc tính sinh hóa trên, fucoidan đƣợc ví nhƣ “thần dƣợc” chuyên điều trị các bệnh
UT nhƣ: UT bàng quang, UT xƣơng, UT não, UT gan, UT vú, UT cổ tử cung, UT
kết tràng, UT tuyến tiền liệt, UT buồng trứng, UT tụy, UT dạ dày, UT vòm họng,
UT tuyến giáp… Ngoài ra, fucoidan còn đƣợc sử dụng để điều trị các bệnh dị ứng,
lão hóa, viêm khớp, suyễn, đái tháo đƣờng, tăng nhãn áp, huyết áp cao, cholesterol
cao, bệnh tim, viêm gan C, HIV, bệnh gan, loét dạ dày, đột quỵ, tuyến giáp, thiên
đầu thống [3], [19].
* Laminaran có tác dụng rất tích cực trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh có
liên quan đến mạch máu tim, chất kháng ung thƣ, chất bảo vệ phóng xạ, kháng đông
lạnh, chất kích thích hạt giống nảy mầm và tăng trƣởng cây trồng [3].

* Do đặc tính có khả năng hút các chất phóng xạ và tích lũy trong cơ thể với
nồng độ cao hơn ngoài môi trƣờng nhiều nghìn lần nên rong nâu thƣờng đƣợc dùng
để xác định mức độ ô nhiễm phóng xạ của vùng biển. Do tính hấp thụ cao các muối
khoáng nên hàm lƣợng một số muối có tính chất vi lƣợng trong rong nâu tƣơng đối
cao. Do vậy ngƣời ta còn dùng rong nâu bổ xung vào thức ăn cho ngƣời mắc một số
bệnh thiếu sắt hay thiếu iod [19].



8
1.1.4 Tình hình sử dụng rong nâu trên thế giới
Rong biển đã đƣợc sử dụng từ rất sớm, khoảng 2700 năm trƣớc công nguyên ở
Trung Quốc. 600 năm trƣớc công nguyên, rong biển đã đƣợc chế biến thành một
món ăn quý dành cho vua chúa. Thuốc “trƣờng sinh bất tử” đƣợc Tần Thuỷ Hoàng
vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa sử dụng vào năm 200 trƣớc công nguyên,
nhƣng mãi hơn 2000 năm sau khoa học hiện đại mới chứng minh đƣợc đó chính là
thành phần của rong nâu. Trong mƣời năm gần đây, chính quyền Trung Quốc đã chi
phí đến 12 triệu USD để phát triển một loại thuốc trị AIDS từ rong nâu với tên
thƣơng phẩm là FUCOIDAN GLYCOCALYX (F GC). Loại thuốc tự nhiên này
có khả năng diệt virút HIV, tăng cƣờng hệ miễn dịch. Ngày 01 tháng 01 năm 2003
loại thuốc này đã đƣợc chính phủ Trung Quốc cấp phép sản xuất và đƣa vào sử
dụng.
Tại Nhật Bản rong nâu đã đƣợc sử dụng làm thức ăn từ thế kỷ thứ V [11], cuối
năm 2001 cơ quan quản lý thực phẩm và dƣợc phẩm đã xem xét và cấp phép cho
các sản phẩm thực phẩm chức năng của Nhật đƣợc bổ sung thêm thành phần
fucoidan để tăng cƣờng hệ miễn dịch, giảm cholesterol, giảm mỡ máu… [10] và trở
thành thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh nan y ngay cả ung thƣ.
Theo số liệu công bố hằng năm của tổ chức FAO [16], rong biển ngày càng
đƣợc ƣa chuộng sử dụng nhiều hơn trên thế giới và trong vòng 30 năm trở lại đây
sản lƣợng rong biển đã tăng lên 4 lần đạt gần 10 triệu tấn tƣơi/năm, trong đó chỉ

khoảng 10% là nhờ khai thác tự nhiên, còn lại hơn 90% là nhờ canh tác. Các sản
phẩm polysacarit công nghiệp chính từ rong biển là agar, agarose, carrageenan và
alginate. Chúng đƣợc sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm để làm chất
phụ gia thức ăn, thực phẩm chức năng, đồ uống, sản xuất bia, chế biến thịt, cá hộp,
sản xuất sữa và bánh kẹo, trong mỹ phẩm, nha khoa và y dƣợc, trong các ngành
công nghiệp, dệt may, công nghệ sinh học v.v…
Các polysacarit từ rong nâu đƣợc sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thực
phẩm, công nghệ sinh học và y học. Ngoài ra trong công nghiệp chế biến phức hợp
rong biển ta cũng có thể thu nhận các thành phần có giá trị khác nhƣ: fucoidan,

9
laminaran và những chất chuyển hóa phân tử thấp nhƣ mannitol, các axít amin tự
do, polyphenol, các hợp chất chứa iốt, các vitamin và axít béo.
1.1.5 Tình hình sử dụng, chế biến rong nâu ở Việt Nam
Mặc dù đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về biển nhƣng sự đầu tƣ phát triển nuôi trồng,
chế biến khai thác rong biển ở Việt Nam còn hạn chế và chƣa có hiệu quả. Sinh
khối của rong nâu của nƣớc ta là rất lớn và đa dạng, song thành phần, cấu trúc và
tính chất của các chất chứa trong đó lại chƣa đƣợc nghiên cứu một cách đầy đủ,
ngay cả những đối tƣợng đã đƣợc quan tâm nhƣ fucoidan, laminaran. Chính vì vậy
đã làm hạn chế việc sử dụng rong nâu nhƣ là nguồn cung cấp các hợp chất có phổ
hoạt tính sinh học rộng.
a. Công nghệ sản xuất alginate ở Việt Nam
Alginate cũng đƣợc nghiên cứu và sản xuất tại Hải Phòng, Nha Trang và thành
phố Hồ Chí Minh, song chất lƣợng còn non kém, số lƣợng chƣa đủ đáp ứng nhu cầu
cho các ngành công nghiệp trong nƣớc. Ngoài thị trƣờng còn bắt gặp khá nhiều
alginate của nƣớc ngoài nhƣ: Đức, Mỹ, Nhật, Trung Quốc,…
Vào những năm 70, Bộ Thủy sản đã nghiên cứu ban hành quy trình sản xuất
alginate bằng phƣơng pháp formol. Trƣờng đại học Thủy sản năm 1997 đã nghiên
cứu đƣa ra quy trình sản xuất alginate bằng phƣơng pháp CaCl
2

trên các loài rong
nâu ở vùng biển Nha Trang và quy trình sản xuất alginate bằng phƣơng pháp xử lý
formol trên hai loại rong S.mcclurei và S.kjellmanianum vùng biển Nha Trang –
Khánh Hòa.
Về nghiên cứu ứng dụng cũng đƣợc một số cơ quan chú ý để phát triển đầu ra
cho công nghệ sản xuất alginate.
Nhìn chung công nghệ sản xuất alginate của Việt Nam còn rất non yếu. Chúng
ta có nhiều tiềm năng về rong nâu nhƣng phải nhập khẩu sản phẩm keo rong nâu
alginate phục vụ cho 21 ngành công nghiệp trong nƣớc [1].
b. Công nghệ sản xuất fucoidan ở Việt Nam
Trên thế giới, một số nƣớc đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm fucoidan.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, fucoidan còn rất mới mẻ. Sau một thời gian nghiên cứu,

10
Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang đã thực hiện đề tài “Nghiên
cứu công nghệ và thiết bị sản xuất fucoidan quy mô pilot từ một số loài rong nâu
Việt Nam” cho kết quả tốt. Đƣợc biết, trong quá trình thực hiện đề tài, sản phẩm
fucoidan đã đƣợc Viện thử nghiệm bƣớc đầu trên một số bệnh nhân mắc bệnh: ung
thƣ, dạ dày, viêm gan C,… cho kết quả rất khả quan [ 3].
1.1.6 Giới thiệu về rong mơ
Trong ngành rong nâu thì rong mơ là họ có kích thƣớc cá thể lớn và trữ lƣợng
cao nhất trong các loài rong biển Việt Nam.
a. Ðặc điểm sinh học và sinh sản của rong mơ [2]
Họ rong mơ (Sargassaceae) thuộc bộ rong đuôi ngựa (Fucales), ngành rong
nâu. Rong mơ có khả năng phân bố rộng, mọc trên tất cả các bờ biển đá, đá vôi, san
hô chết trong khoảng từ mức triều thấp tới vài mét sâu. Rong có kích thƣớc cá thể
rất lớn, có thể dài tới 6 – 8 m, sinh lƣợng hơn 12 kg rong tƣơi, rong bám vào đá nhờ
đĩa bám hay hệ thống rễ bò phân nhánh. Thân rong có trục chính, trên đỉnh phân
thành các nhánh chính và các nhánh bên. Trên các nhánh có các cơ quan dinh
dƣỡng gần giống nhƣ lá và các túi chứa không khí gọi là phao. Rong mơ tăng

trƣởng chiều dài nhờ một tế bào ở ngọn nhánh. Tế bào này nằm trong một hốc sâu ở
ngọn. Trên mặt lá, phao, nhánh ta thấy có những hốc chứa nhiều lông không màu
gọi là lông hay huyệt (Cryptosmata).
Ða số loài rong mơ có cây đực và cây cái riêng, khi rong đạt kích thƣớc tối đa
chúng sẽ mọc ra các nhánh ngắn gọi là nhánh phụ, trên đó có cơ quan sinh sản. Giao
tử đực sẽ đƣợc phóng thích khỏi giao tử phòng cái. Noãn cầu có thể nhìn thấy đƣợc
bằng mắt thƣờng, chúng có kích thƣớc khoảng vài trăm mét. Sự thụ tinh chỉ xảy ra
với các giao tử đã đƣợc phóng thích, hợp tử sẽ phát triển liền ngay sau đó, chúng
bám vào bờ đá hoặc san hô chết để phát triển thành cây mầm. Khi đạt tới khoảng 4
5 cm, cây mầm bắt đầu phát triển nhanh thành cây rong mơ.
Sinh sản dinh dƣỡng của rong mơ chỉ xảy ra ở một số loài nhƣ loài
S.polycystum có hệ thống rễ bò (trên rễ bò có mang các lá nhỏ, ở nách lá sẽ nảy chồi

11
tạo ra đĩa bám mọc thành cây rong mới), các loài S.microcystum, S.polycystum sinh
sản nhờ phân gốc.

b. Mùa vụ
Rong mơ phát triển mạnh nhất từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau, các loài mọc ở
vùng triều ven bờ có độ sâu ít thƣờng phát triển sớm trƣởng thành vào tháng 3, 4 tới
tháng 5 đã bị chết. Ở các vùng sâu, ven đảo, rạn ngầm, rong mọc chậm hơn,
trƣởng thành vào tháng 6, 7 và tàn vào tháng 8. Từ tháng 9 đến tháng 11, các bãi
rong mơ đều trơ trụi có cây con mới mọc, từ sau tháng 12 thì chúng phát triển rất
nhanh. Sau khi đã đạt kích thƣớc tối đa và phóng thích giao tử, rong sẽ bị sóng nhổ
hay tàn lụi.
c. Phân bố, sản lượng
Rong mơ phân bố dọc theo bờ biển nƣớc ta, ở miền Trung và miền Nam rong
tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,Quảng Nam,
Đà Nẵng, Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận,
Vũng Tàu, Kiên Giang và các đảo: Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc, quần đảo Trƣờng

Sa. Ở các tỉnh phía Bắc rong mơ có ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng và một số
đảo nhƣ Cô Tô, Cát Bà,…
Diện tích rong mơ ở vùng biển Quảng Nam Đà Nẵng khoảng 190.000 m
2
,
trữ lƣợng khoảng 800 tấn rong tƣơi. Diện tích rong mơ của tỉnh Bình Định khoảng
hơn 40.000m
2
, trữ lƣợng rong khoảng hơn 100 tấn/năm. Vùng biển Khánh Hòa là
vùng có diện tích rong mơ mọc cao nhất khoảng 2.000.000m
2
, trữ lƣợng có thể khai
thác đƣợc hàng năm khoảng 11.000 tấn rong tƣơi. Sản lƣợng rong mơ trung bình
của các tỉnh duyên hải miền Trung là 18.000 tấn rong tƣơi/vụ.
* Loài S.mcclurei tập trung nhiều ở ven biển các tỉnh miền Trung, trong đó có
khu vực Hòn Chồng, tỉnh Khánh Hòa. Thời gian rong đạt kích thƣớc tối đa trùng
với thời gian thực tập thuận lợi cho việc cung cấp nguyên liệu nên tôi đã chọn loài
rong S.mcclurei làm đối tƣợng nghiên cứu trong đề tài này.

12
Loài rong này dài 1 2 m có khi dài đến 4 m hoặc hơn khi mọc sâu. Đĩa bám
rộng khoảng 1 cm, thƣờng mọc liên tiếp 2 3 đĩa bám chung. Trục chính ngắn
khoảng 1cm, các nhánh chính không có gai to khoảng 1,5 2 mm, các nhánh bên
mọc cách nhau 3 7 cm, dài 20 cm. Lá của rong hơi dày và dai chắc, có hình bầu
dục kéo dài, mép lá có răng cƣa nhọn, gân không rõ, cuống lá ngắn. Rong này có
nhiều phao hình xoan hay hơi kéo dài. Rong có cây đực và cây cái riêng và sinh sản
theo hình thức sinh sản hữu tính [2].
S.mcclurei thích nghi với nhi dạng vật bám và điều kiện môi trƣờng khác nhau.
Chu kì sống của rong S.mcclurei có chu kì sống là 1 năm. Kể từ lúc rong bắt đầu
mọc (tháng 9) đến tháng 1, rong có xu hƣớng tăng trƣởng rất chậm về chiều dài, tập

trung cho việc phát triển trục chính. Từ tháng 1 trở đi các nhánh chính của cây rong
phát triển nhanh chóng về chiều dài và đạt kích thƣớc tối đa vào tháng 4. Sau khi
đạt kích thƣớc tối đa, rong sẽ tàn lụi dần vào các tháng sau đó [2].
1.2 TỔNG QUAN VỀ LAMINARAN
1.2.1 Giới thiệu về Laminaran
Laminaran là polysacarit tạo thành từ glucose, có tên thƣờng gọi là laminarin,
tên gọi theo danh pháp quốc tế là: 1,3 β D glucan [12].
Laminaran có hàm lƣợng từ 1 15% trọng lƣợng rong khô tùy thuộc vào từng
loại rong, vị trí địa lý và môi trƣờng sinh sống của từng loại rong. Thƣờng vào mùa
hè hàm lƣợng laminaran giảm vì phải tiêu hao cho quá trình sinh trƣởng và phát
triển của cây rong [1].
Laminaran thƣờng đƣợc chiết xuất từ rong nâu (Pheophyceae), và đặc biệt là
từ Fucales hoặc Laminariales.
1.2.2 Đặc điểm, cấu tạo của Laminaran
Laminaran đƣợc hình thành từ các gốc D glucan kết hợp với nhau bằng các
liên kết β-1→3 và một ít liên kết β-1→6, gốc đƣờng cuối mạch của một số phân tử
có thể có các gốc mannitol (M-series) hoặc vẫn là glucose (G-series) [3].
Nhƣ đã biết các gốc laminaran từ các loài rong khác nhau là các 1,3; 1,6-β-D-
glucan trọng lƣợng phân tử thấp, chúng khác nhau rõ rệt ở về tỉ lệ của các liên kết

13
β-1→3 và β-1→6 cũng nhƣ cách thức nối của các liên kết này trong chuỗi glucan.
Laminaran từ L.hyperbrea thực tế là mạch thẳng 1,3-β-D-glucan (Nelson và Lewis,
1974). Laminaran từ L.saccharina bao gồm gần hai liên kết β-1,6-glucosit trên phân
tử (1,3 : 1,6 = 10 : 1) ở kiểu phân nhánh độc nhất vô nhị từ chuỗi β-D-glucan
(Percival, 1970) [3].
Công thức phân tử của laminaran: (C
6
H
10

O
5
)
n
; n = 20 30
Công thức hóa học của laminaran là:











Mạch có mannitol là mạch M, chỉ có glucose là mạch G
Hình 1.3 Cấu trúc hóa học của laminaran
 Để xác định cấu trúc laminaran cần xác định các thông số sau:
Xác định thành phần đƣờng: có mannitol là mạch M, chỉ có glucose là mạch G
Xác định tỉ lệ gốc liên kết 1 3 và 1 6 trong phân tử laminaran đƣợc xác
định bằng phổ NMR.
1.2.3 Tính chất của Laminaran
Laminaran ở dạng bột màu trắng (98% chất khô) và có màu be (89% chất
khô), không mùi. Laminaran không phân ly trong nƣớc và ổn định với ánh sáng.
Laminaran có trọng lƣợng phân tử từ 5 đến 10 kDa.
Laminaran bị tủa trong ethanol khi nồng độ ethanol cao hơn 85%.
O
H

H
H
H
OH
OH
H OH
CH
2
OH
O
OH
OH
OH
OH
OH
O
H
H
H
H
OH
H OH
CH
2
OH
O
O
H
H
H

H
OH
OH
H OH
CH
2
OH
O
O
H
H
H
H
OH
H OH
O
CH
2
OH
O
O
H
H
H
H
OH
O
H OH
OH
CH

2
OH
Mannitol
Glucose
(a) M¹ch M
(b) M¹ch G

14
Mật độ tƣơng đối: 1,502 (98% chất khô)
Độ hòa tan trong nƣớc: 301,5 g/lít ở 23°C
Độ hòa tan trong dung môi hữu cơ (ở 20°C)
Heptane n: <10 mg/lít
Xylene: <10 mg/lít
1,2 dichloroethane: <10 mg/lít
Methanol: 60 mg/lít
Acetone: 21 mg/lít
Ethylacetate: <10 mg/lít
Thủy phân ổn định (ở 50°C): sự thủy phân ổn định ở pH 4; 7 và 9;
1.2.4 Ứng dụng của Laminaran
Laminaran là thực phẩm chức năng có giá trị dƣợc lý đƣợc FDA chấp thuận
trong việc chống đông máu, làm giảm hàm lƣợng cholesterol trong máu và kích
thích miễn dịch bẩm sinh [4]. Gần đây các nhà khoa học nghiên cứu và phát hiện
thấy chất laminaran trong rong biển có thể hỗ trợ, không để tế bào miễn dịch “tử
vong”, từ đó có tác dụng bảo vệ hệ thống miễn dịch không bị tổn thƣơng dƣới tác
động của tia bức xạ. Khả năng chống tia bức xạ của chất chiết xuất từ rong biển
thiên nhiên này đã đem lại niềm hy vọng cho những ngƣời đang dùng tia phóng xạ
chữa trị các khối u gây ung thƣ trong cơ thể [17]. Ngoài ra, laminaran còn có tác
dụng tăng sức đề kháng với nhiễm trùng [7] và thúc đẩy sửa chữa vết thƣơng [8].
Laminaran với những đặc tính của một alpha amylase gây ra sự kích hoạt
các enzym có mặt trong quá trình tăng trƣởng ở thực vật và sự kích thích của hoạt

động phân giải protein của các tế bào đƣợc xử lý. Nên hiện nay laminaran đƣợc
nghiên cứu để sử dụng nhƣ là một chất thúc đẩy hạt giống nảy mầm và tăng tốc độ
tăng trƣởng cây trồng.
1.2.5 Phƣơng pháp chiết laminaran
Laminaran đƣợc lấy từ tảo nâu thông qua các quá trình chiết xuất nhằm liên
tục loại bỏ các thành phần khác ngoài laminaran (polysacarit nhƣ axít alginic,

15
fucoidan, muối,…). Các quá trình này sử dụng các bƣớc liên quan đến xay, kết tủa
bằng acid, siêu lọc và thẩm tách.
Đặc tính để tách chiết laminaran: laminaran là chất không phân ly trong nƣớc,
chính vị vậy nó không bị hấp phụ trên cột nhựa anionit mà bị hấp phụ trên cột chứa
chất hấp phụ không phân cực (teflon), đồng thời laminaran bị tủa trong ethanol khi
nồng độ ethanol cao hơn 85% [3].
Theo T.N. Zvyagintseva et al./ J. Ep. Mar. Biol. Ecol. 294 (2003) 1 13,
laminaran đƣợc tách chiết theo phƣơng pháp sau:



















Hình 1.4. Quy trình chiết laminaran theo T.N. Zvyagintseva et al./ J. Ep. Mar.
Biol. Ecol. 294 (2003) 1 13
1. Chiết lạnh (0,4% HCl, 20 25
o
C), 5 giờ
2. Chiết nóng (H
2
O, 60 70
o
C), 6 giờ
Chiết với ethanol, acetone, chloroform
2. Rửa với dung dịch ethanol 15%

1. Rửa giải với nƣớc

Rong tƣơi
Dịch chiết
Rong khô đã đƣợc loại béo
Giữ trên cột polychrome 1 (70 x 7 cm)
Nƣớc thải

Dịch rửa chứa
laminaran


16

 So với phƣơng pháp chiết này, phƣơng pháp chiết bằng CaCl
2
đƣợc thực
hiện trong đề tài có những ƣu điểm đó là phƣơng pháp chiết đơn giản hơn, độ nhớt
của dịch chiết nhỏ hơn do các muối alginate tan trong nƣớc đã đƣợc giữ lại trong bã
rong dƣới dạng alginate canxi nên thuận lợi hơn cho quá trình lọc và ít gây tổn thất
laminaran hơn. Ngoài ra phƣơng pháp chiết này còn cho sản phẩm có màu sắc sáng
hơn do các chất màu đã đƣợc cố định trong bã rong trong quá trình nấu chiết dƣới
tác dụng của CaCl
2
.
1.2.6 Một số nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
a. Một số nghiên cứu của nước ngoài
Chiết xuất từ rong Laminaria theo quy trình được mô tả trong sáng chế độc
quyền của Pháp số 74 35162.74 35.162.
Lấy 300 g rong tƣơi loại Saccharina Laminaria đem cắt nhỏ 0,5 1 cm. Cho
0,9 lít dung dịch axít sulfuric 0,3% vào lƣợng rong ở trên. Quá trình chiết xuất đƣợc
thực hiện ở nhiệt độ khoảng 80°C, kết hợp với khuấy đảo trong 1 giờ. Quá trình
chiết này đƣợc thực hiện hai lần. Sau khi trung hòa, dịch chiết thu đƣợc đƣợc xử lý
với polyvinylpyrrolidone (PVP) ở hàm lƣợng khoảng 10% so với trọng lƣợng của
dịch, hỗn hợp đƣợc khuấy trong 30 phút và sau đó đƣợc lọc trong điều kiện chân
không. Dịch chiết tiếp tục đƣợc lọc trên một ống màng carbon đất sét với kích
thƣớc lỗ khí 50.000 Dalton. Trong quá trình lọc, áp suất trên cột đƣợc duy trì ở mức
1 bar. Sau khi lọc, dịch chiết còn lại có thể tích khoảng 0,8 lít và pH là 5,5 đƣợc
đem đi thẩm tách trên một màng cellulose ester với kích thƣớc lỗ khí là 500 hoặc
1000 Dalton. Sau khi thẩm tách, dịch đƣợc đem đi sấy khô và thu đƣợc 7 g
laminaran tinh khiết.
Quy trình thay thế cho phương pháp chiết xuất Laminaran từ tảo
Laminaria.
300 g rong tƣơi loại Nodosum Ascophyllum đƣợc nghiền cho đến khi rong có

đƣờng kính hạt nhỏ hơn 1 mm. 0,9 lít dung dịch canxi clorua 2% đƣợc cho vào
lƣợng rong ở trên để kết tủa các alginate. .
Lần chiết xuất đầu đƣợc thực hiện ở nhiệt độ khoảng 60°C, kết hợp khuấy đảo

17
trong vòng 7 giờ. Dịch đƣợc đƣa qua một hệ thống lọc, dịch lọc đƣợc thu hồi còn
bã thì đƣợc chiết lần thứ 2 ở các điều kiện tƣơng tự nhƣ lần chiết xuất đầu tiên
nhƣng thời gian chiết là để qua đêm. Sau đó, dịch chiết xuất lần thứ hai cũng bị thu
hồi bởi quá trình lọc.
Dịch thu đƣợc sau hai lần chiết đƣợc trộn lẫn với nhau và đƣợc đƣa qua một
màng siêu lọc có kích thƣớc lỗ 1.000 Dalton để loại bỏ các muối khoáng. Tách bỏ
hàm lƣợng ion còn lại trong dịch bằng xử lý trên một cột nhựa trao đổi anion.
Sau khi tái sinh với natri hydroxit và rửa bằng nƣớc khử khoáng, nhựa đƣợc
đƣa vào một cột thủy tinh có đƣờng kính 2 3 cm, chiều cao 20 cm. Dịch lọc đƣợc
đƣa vào từ trên đỉnh cột và xâm nhập từ từ vào hạt nhựa. Các ion không đƣợc giữ
lại trong các hạt nhựa theo nƣớc đi ra khỏi cột. Cột sau đó đƣợc rửa bằng nƣớc khử
khoáng. Dịch thu đƣợc sau khi rửa cột đƣợc thẩm tách trên một màng cellulose ester
có kích thƣớc lỗ 500 hoặc 1000 Dalton. Dịch sau khi thẩm tách đƣợc sấy khô và thu
đƣợc 7 g bột khô laminaran tinh khiết.
Chiết laminaran từ rong nâu Laminaria jobonica theo phương pháp của
Klarzynsky (2000)
Laminaria jobonica đƣợc chiết bằng nƣớc nóng trong 3 giờ. Dịch chiết đƣợc
phân đoạn bởi một hệ thống siêu lọc, hệ thống này sử dụng một tấm màng có diện
tích 0,1 m
2
, kích thƣớc lỗ lọc là 100 kDa, tốc độ lọc khoảng 0,9 lít/giờ. Dịch chiết
đƣợc tiếp tục đƣa qua một màng lọc có kích thƣớc 1 kDa. Khối lƣợng phân tử trung
bình của laminaran đƣợc phân tách bởi hệ thống lọc sắc kí dạng gel.
b. Các nghiên cứu trong nước
Đề tài “Tách chiết và phân tích thành phần các polysacarit tan trong nước

từ một số loài rong nâu Việt Nam” của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ
Nha Trang với mục đích chiết tách các polysacarit bao gồm: fucoidan, laminaran và
axít alginic từ một số loài rong nâu có giá trị kinh tế ở vùng biển Nha Trang và
nghiên cứu thành phần hoá học, đặc điểm cấu trúc của các polysacarit: fucoidan,
laminaran và axít alginic từ rong nâu Việt Nam làm cơ sở cho việc xây dựng công
nghệ phức hợp chiết xuất các hợp chất đƣờng có hoạt tính sinh học từ rong nâu Việt

18
Nam theo định hƣớng dƣợc liệu nhằm phục vụ sức khoẻ cộng đồng, phát triển kinh
tế xã hội, khoa học các tỉnh ven biển phía Nam Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lƣợng laminaran trong các mẫu rong nghiên
cứu đều nhỏ hơn 0,8% và thay đổi hàm lƣợng theo các chi rong với thứ tự sau:
Sargassum > Padina > Turbinaria. Đặc biệt loài rong Turbina ornata không có
laminaran. Hàm lƣợng laminaran trong các loài rong thuộc cùng một chi rong
Sargasum khác nhau không nhiều, chỉ dao động trong khoảng 0,51 – 0,79%. So
sánh với hàm lƣợng laminaran có trong một số loài rong nâu thu thập tại vùng ôn
đới nhƣ Nga, Nhật Bản, Canada, Pháp… thì hàm lƣợng laminaran trong rong nâu
Việt Nam có hàm lƣợng ít hơn rất nhiều. Ví dụ nhƣ: Với loài rong thuộc chi Padina
thu thập tại Pháp hàm lƣợng laminaran lên đến 14%. Điều này có thể giải thích do
điều kiện sinh trƣởng của rong nâu tại vùng nhiệt đới không thích hợp cho việc sinh
tổng hợp laminaran.










×