Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

xác định cấu tạo lớp và thành phần 'mát - nhựa' hợp lý để chế tạo cánh bơm nước chuyên dụng cho nuôi trồng thủy sản từ vật liệu compozite

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.41 MB, 117 trang )

GVHD:PGS.TS Phạm Hùng Thắng
Luận văn tốt nghiệp Th.S Đặng Xuân Phương
SVTH: Đỗ Văn Thân -1-
LỜI NÓI ĐẦU

Ngành nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta được xác định là một ngành kinh tế
mũi nhọn, có giá trị xuất khẩu cao, mang lại ngoại tệ lớn, trong đó nuôi tôm đóng
góp không nhỏ, nuôi tôm là nghề đem lại lợi nhuận cao nhưng mang tính rủi do,
nếu không đựoc áp dụng khoa học kỹ thuật và thiết bị máy móc.
Trong ngành nuôi tôm thì máy đảo nước sục khí là thiết bị không thể
thiếu, nó mang lại nhiều lợi ích thiết thực như: Bổ sung lượng thiếu hụt ôxy trong
nước; góp phần làm tăng mật độ nuôi ít nhất từ 5÷10 lần, tạo dòng chảy lưu động
trong ao thường xuyên để gom chất bẩn, thức ăn thừa, duy trì điều kiện thích hợp
nhất đối với tôm.
Hiện nay, trên thị trường đã có một số loại bơm đảo nước sục khí phục vụ
cho quá trình nuôi tôm. Các loại bơm đảo nước sục khí này có những ưu điểm
lớn như làm tăng hàm lượng ôxy đủ cho tôm sinh trưởng và phát triển, phá bỏ
được lớp nhiệt phân tầng trong ao, giảm sự thay nước, loại bớt chất khí thặng dư,
tăng mật độ nuôi, song cũng còn tồn tại một số nhược điểm mà chúng ta cần phải
nghiên cứu để khắc phục. Trên cơ sở của đề tài khoa học cấp bộ thiết kế một loại
bơm hướng trục chuyên dụng phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản, nay tôi được Bộ
môn Chế Tạo Máy Khoa Cơ Khí trường Đại Học Nha Trang giao cho đề tài:
“Xác định cấu tạo lớp và thành phần “Mat-nhựa” hợp lý để chế tạo cánh bơm
nước chuyên dụng cho nuôi trồng thủy sản từ vật liệu compozite.”
Sau một thời gian nghiên cứu, tiến hành sản xuất và thử nghiệm dưới sự
hướng dẫn tận tình của thầy PGS.TS Phạm Hùng Thắng tôi đã hoàn thành đề
tài với đầy đủ nội dung sau:
1. Tổng quan về quy trình chế tạo cánh bơm nước chuyên dụng cho nuôi
trồng thủy sản từ vật liệu Compozite.
2. Xác định tiêu chí đánh giá hợp lý vật liệu chế tạo cánh bơm chuyên dụng
từ Compozite.


3. Xác định cấu tạo lớp và thành phần Mat nhựa hợp lý.
GVHD:PGS.TS Phạm Hùng Thắng
Luận văn tốt nghiệp Th.S Đặng Xuân Phương
SVTH: Đỗ Văn Thân -2-
4. Thử nghiệm và hoàn chỉnh.
5. Hạch toán giá thành chế tạo cánh bơm.
6. Kết luận và đề xuất ý kiến.
Vì thời gian và trình độ bản thân còn hạn chế và đây cũng là lần đầu tiên
làm quen với công tác nghiên cứu khoa học mà đề tài lại kha khó nên tôi không
thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện đề tài. Vì vậy, tôi rất
mong được sự chỉ bảo của các thầy trong khoa và sự đóng góp ý kiến của những
người quan tâm đến lĩnh vực này để vấn đề nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Nhân đây, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS Phạm
Hùng Thắng, thầy Th.S Đặng Xuân Phương đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn
tôi thực hiện luận văn này. Cảm ơn các thầy trong khoa, các anh, chị công nhân
của trung tâm tàu cá và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp.

Nha Trang, ngày 20 tháng 11năm 2007
Sinh viên thực hiện

Đỗ Văn Thân











GVHD:PGS.TS Phạm Hùng Thắng
Luận văn tốt nghiệp Th.S Đặng Xuân Phương
SVTH: Đỗ Văn Thân -3-
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ BƠM NƯỚC CHUYÊN DỤNG TRONG
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

I.1. Tổng quan về sử dụng bơm nước chuyên dụng trong nuôi trồng thủy
sản.
Trong ngành nuôi trồng thuỷ sản hiện nay để đạt hiệu quả và năng suất
kinh tế thì không thể thiếu sự hỗ trợ của máy móc và những kết quả nghiên cứa
về ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay việc sử dụng bơm nước trong nuôi trồng
thủy sản ngày một nhiều và trở thành nhu cầu thiết yếu của ngành nuôi, một số
loại bơm nước được sử dụng như: máy bơm luân chuyển, cấp và tháo nước, máy
đảo nước, máy sục khí,… nhằm tạo những điều kiện thuận lợi tốt nhất cho sự
sinh trưởng và phát triển của vật nuôi.
► Lợi ích của việc sử dụng bơm nước:
Sử dụng bơm nước trong nuôi trồng thủy sản đã đem lại rất nhiều lợi ích
về kinh kế cũng như đời sống của vật nuôi.
− Giảm sự thiếu ôxy trong ao để giảm thiểu số sinh vật bị chết khi nuôi ở
tình trạng cao sản.
− Gia tăng được mật độ nuôi từ 5 – 10 lần mật độ nuôi thông thường.
− Tạo một dòng nước thường trực trong ao. Nhờ đó, ao có một đời sống sinh
động hơn, với các điều kiện thiên nhiên thích hợp được gia tăng.
− Phá bỏ được lớp nhiệt phân tầng trong ao, từ đó giảm sự thay nước, loại
bớt được chất khí thặng dư. Đồng thời nhiệt độ của nước, phân bón, hoá chất,
thuốc men sẽ được phân bố đều trong ao.
− Làm bền vững các điều kiện của môi trường bằng cách ôxy hoá tất cả các
hoá chất và chuyển dời các hợp chất hữu cơ hoà tan.

I.2. Bơm đảo nước- sục khí chuyên dụng trong nuôi trồng thủy sản.
GVHD:PGS.TS Phạm Hùng Thắng
Luận văn tốt nghiệp Th.S Đặng Xuân Phương
SVTH: Đỗ Văn Thân -4-
Bơm đảo nước – sục khí trong nuôi trồng thủy sản có rất nhiều loại và
nhiều cách bố trí khác nhau trong ao nuôi. Do đó khi sử dụng phải biết cách lựa
chọn loại thiết bị và cách bố trí cho phù hợp hoặc có thể cải tiến chúng theo
phương án tối ưu nhất, ở đây tôi chỉ giới thiệu về bơm đảo nước- sục khí chuyên
dụng trong nuôi trồng thủy sản.
I.2.1 Bơm đảo nước - sục khí chuyên dụng kiểu trục đứng.
I.2.1.1. Bơm đảo nước - sục khí kiểu trục đứng sử dụng kim loại.
+ Ưu điểm:
Ngoài ưu điểm của máy sục khí thông thường loại máy này còn có một số
ưu điểm nổi trội sau:
− Đảm bảo lượng oxy hoà tan trong ao tốt.
− Có khả năng gom chất thải, cặn bã tập trung lại (bố trí vị trí bơm hợp lý).
− Đảm bảo tạo dòng chảy tốt, hoà trộn được các chế phẩm sinh học.
− Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo phù hợp với điều kiện vật liệu trong nước.
− Có độ bền cao (thiết bị chế tạo từ thép không gỉ, hợp kim đồng), làm việc
tốt trong môi trường nuôi trồng thủy sản.
+ Nhược điểm:
− Các thiết bị đều làm bằng kim loại (thép không gỉ, hợp kim đồng) nên
khối lượng bơm rất nặng.
− Số lượng chi tiết hỗ trợ, thiết bị trong bơm nhiều khó lắp đặt, trong ao
nuôi.
− Cánh bơm được đúc bằng hợp kim đồng, thép không gỉ nên khối lượng
nặng, gia công tinh lại bằng tay kém chính xác, khó cân bằng do sinh lực quán
tính li tâm làm thiết bị rung.
− Cánh bơm chế tạo bằng phương pháp đúc đòi hỏi bậc thợ phải cao.
− Các chi tiết làm bằng hợp kim chống ăn mòn và gia công tinh cánh bơm

thì giá thành rất cao.
- Giá thành của bơm còn cao.
GVHD:PGS.TS Phạm Hùng Thắng
Luận văn tốt nghiệp Th.S Đặng Xuân Phương
SVTH: Đỗ Văn Thân -5-

Hình 1.1: Bơm đảo nước - sục khí kiểu trục đứng của đề tài khoa học cấp
nhà nước KC 07-27 [8].
GVHD:PGS.TS Phạm Hùng Thắng
Luận văn tốt nghiệp Th.S Đặng Xuân Phương
SVTH: Đỗ Văn Thân -6-
Bảng 1.1: Các chi tiết trong bơm đảo nước - sục khí chuyên dụng bằng kim
loại[8].
STT Tên gọi Vật liệu

STT Tên gọi Vật liệu
1 Ống hướng dòng SCS14 13 Khớp nối bên động cơ

CT38
2 Bulông M6x20 SCS14 14 Đệm cao su Cao su
3 Đai ốc M6 SCS14 15 Then bằng 6x6x24 SCS14
4 Đai ốc M12x1.5 SCS14 16 Bôlông M8x6 SCS14
5 Then bằng 6x6x50 SCS14 17 Bôlông M10x40 SCS14
6 Thân bơm SCS14 18 Đai ốc M10 SCS14
7 Bệ đỡ thân bơm CT38 19 Trục bơm SCS14
8 Khớp nối CT38 20 Ống lót SCS14
9 Chốt khớp nối CT38 21 Bạc trượt nhựaPE
10 Động cơ điện 1,1KW

SCS14 22 Bulông M5x12 SCS14

11 Bulông M8x30 SCS14 23 Cánh bơm Hk đồng
12 Then bằng 6x6 SCS14 24 Ổ bi liền gối đỡ

I.2.1.2. Bơm đảo nước - sục khí kiểu trục đứng sử dụng vật liệu phi kim
loại.
Qua nghiên cứa phát huy đề tài khoa học cấp nhà nước KC07- 27 khoa cơ
khí trường Đại Học Nha Trang đã nghiên cứa theo hướng sử dụng vật liệu phi
kim loại thay thế cho các chi tiết, thiết bị trong bơm đảm bảo độ bền, hạ giá
thành sản phẩm và khắc phục một số nhược điểm của máy bơm sử dụng vật liệu
kim loại.
+ Ưu điểm:
− Đảm bảo lượng oxy hoà tan trong nước.
− Đảm bảo việc luân chuyển nước và gom chất thải, cặn bã rắn trong ao
nuôi.
− Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo phù hợp với điều kiện vật liệc trong nước.
GVHD:PGS.TS Phạm Hùng Thắng
Luận văn tốt nghiệp Th.S Đặng Xuân Phương
SVTH: Đỗ Văn Thân -7-
− Các ống dẫn dòng, hướng dòng bằng thép đã được thay bằng ống nhựa
PVC (ống nhựa Bình Minh), nên khối lượng bơm giản nhiều, việc làm phao lắp
bơm trên ao dễ dàng.
− Ít tốn kim loại, dễ dàng đảm bảo độ đồng tâm của trục bơm với bạc lót.
− Cánh bơm được làm bằng nhựa PA6, dễ dàng gia công trên máy phay
CNC hoặc đúc bằng máy ép nhựa.
− Cánh bơm bằng nhựa nên nhẹ hơn kim loại rất nhiều, do đó lực quán tính
li tâm giảm, máy cũng ít bị rung.
− Chịu được môi trường nước biển, không bị ăn mòn.
− Tháo tác tháo lắp, sử dụng, vận hành dễ dàng, làm việc ổn định.
− Giá thành hạ.
+ Nhược điểm:

− Động cơ điện sử dụng đặt ngay trên mặt nước, nên dễ bị cháy cuộn dây
khi thời tiết thay đổi có sóng gió nước tạt vào máy, gỉ sét phần vỏ sau một thời
gian sử dụng do điều kiện môi trường: hơi nước, nước biển, ánh nắng.
− Động cơ đặt trên mặt nước, nên trục động cơ phải dài, số gối đỡ trục
nhiều, đường ống phức tạp cồng kềnh.
− Yêu cầu độ đồng trục giữa trục động cơ và trục bơm nên chế tạo và lắp
ráp đòi hỏi bậc thợ cao.
− Cánh bơm bằng nhựa PA6 sau thời gian bị thấm nước gây trương nở làm
bó ống làm hư máy bơm.
− Giá thành vật liệu, giá thành chế tạo cánh bơm còn cao.
− Ống hút và ống xả bằng nhựa PVC dài tạo điều kiện cho hà bám nhiều,
khi ghép nối tạo thành các góc vuông gây tổn thất cục bộ lớn làm giản hiệu suất
của bơm.
GVHD:PGS.TS Phạm Hùng Thắng
Luận văn tốt nghiệp Th.S Đặng Xuân Phương
SVTH: Đỗ Văn Thân -8-

Hình 1.2: Bơm đảo nước - sục khí kiểu trục đứng sử dụng vật liệu phi kim
loại.
Bảng 1.2: Các chi tiết trong bơm sục khí chuyên dụng sử dụng vật liệu phi
kim loại[13].
STT Tên gọi Vật liệu STT Tên gọi Vật liệu
1 Động cơ điện 1,1KW SCS14 13 Ống xả PVC
2 Bulông M10 SCS14 14 Đai ốc hãm SCS14
3 Then bằng SCS14 15 Then bằng SCS14
4 Giá đỡ bơm Compozite 16 Cánh bơm Nhựa PA
5 Bulông M8 SCS14 17 Bạc lót dưới Nhựa PA
6 Bạc lót trên Nhựa PA 18 Ống hút PVC
7 Ống bao SCS14 19 Lọc rác PVC
8 Trục SCS14 20 Phao Xốp

9 Gối đỡ SCS14 21 Ống hút khí SCS14
10 Ống lót SCS14 22 Bulông M6 SCS14
11 Ống đẩy PVC 23 Khớp nối trục SCS14
12 Co 90
0
PVC 24
GVHD:PGS.TS Phạm Hùng Thắng
Luận văn tốt nghiệp Th.S Đặng Xuân Phương
SVTH: Đỗ Văn Thân -9-

I.2.1.2. Bơm đảo nước – sục khí kiểu trục ngang sử dụng động cơ điện chìm.
Những nhược điểm của bơm nước kiểu hướng trục đứng đã được khắc
phục bằng cách sử dụng động cơ điện chìm thay thế động cơ trên bộ và vật liệu
compozite vào chế tạo một số thiết bị, chi tiết đã đem lại hiệu qủa tốt.
Khi sử dụng động cơ điện chìm và một số thiết bị bằng vật liệu compozite
thì bơm đảo nước sục khí đã đem lại hiệu quả tốt và khắc phục được những
nhược điểm còn tồn tại.
Khi sử dụng động cơ điệm chìm và vật liệu compozite thì đem lại những
ưa điểm.
+ Ưu điểm:
− Đây là loại máy bơm hai công dụng: Ngoài công dụng đảo nước - sục khí
còn dùng làm bơm cấp thoát nước thay thế bơm li tâm.
− Đảm bảo lựong oxy hoà tan trong nước, đảm bảo dòng chảy tốt cho tôm,
có khả năng gom chất thải, cặn bã rắn trong ao (bố trí bơm hợp lý) tốt hơn.
− Động cơ điện là loại động cơ trên bộ đã được cải hoán cho phù hợp, đặt
dưới nước có trục theo phương ngang trùng với phương của dòng nước cần phun
vào ao, nên kết cấu trục động cơ ngắn hơn, mặt khác giản được chiều dài ống
hướng dòng, tức giảm tổn thất về công suất và chi phí vật liệu.
− Ống hướng dòng bằng chế tạo bằng vật liệu compozite chủ động được
kích thước và hình dạng theo theo lý thuyết, chỗ gấp được làm cong theo bán

kính R, không còn ở dạng xiên giảm tới mức tối thiểu tổn thất cục bộ, đảm bảo
bền trong nước mặn, không bị ăn mòn.
− Cánh bơm được đúc bằng vật liệu compozite cốt ( Mating + vải roving sợi
thủy tinh), nền nhựa polyeste chưa no, chịu chịu môi trường nước mặn, giá thành
chế tạo cánh bơm hạ.
− Số lượng chi tiết thiết kế, chế tạo bổ xung, hỗ trợ cho bơm giảm.
− Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo phù hợp với điều kiện vật liệu trong nước.
− Giá thành hạ phù hợp với người nuôi trồng thuỷ sản.
GVHD:PGS.TS Phạm Hùng Thắng
Luận văn tốt nghiệp Th.S Đặng Xuân Phương
SVTH: Đỗ Văn Thân -10-
+ Nhược điểm:
− Động cơ được đặt dưới nước yêu cầu độ kín nước phải tuyệt đối, chế tạo
đòi hỏi bậc thợ cao.
− Phần mép cánh bơm bị bẻ phần nhựa do va đập với vật rắn trong nước khi
đi qua ống hút va chạn vào cánh.









Hình 1.3: Bơm đảo nước- sục kiểu trục ngang với vai trò bơm cấp thoát
nước

Hình 1.4: Bơm đảo nước- sục khí sử dụng động cơ điện chìm đóng vai trò
đảo nước - sục khí.

GVHD:PGS.TS Phạm Hùng Thắng
Luận văn tốt nghiệp Th.S Đặng Xuân Phương
SVTH: Đỗ Văn Thân -11-
Bảng 1.3: Các chi tiết trong bơm sục khí chuyên dụng sử dụng động cơ điện
chìm[13].
STT Tên gọi Vật liệu STT Tên gọi Vật liệu
1 Độngcơ
điện1,1KW
SCS14 7 Thanh treo SCS14
2 Vòng treo SCS14 8 Ống dẫn khí SCS14
3 Ống dẫn dòng Composite 9 Ống hút Compozite
4 Cáp điện PE 10 Cánh bơm PA6
5 Phao Φ114 PVC 11 Ống xả Compozite
6 Hộp điều khiển PE 12 Trục SCS14

I.3. Đánh giá khả năng chế tạo cánh bơm đảo nước – sục khí chuyên dụng
bằng vật liệu compozite.
I.3.1. Kết cấu và điều kiệm làm việc của cánh bơm chuyên dụng.
I.3.1.1. Kết cấu cánh bơm
+ Sự thay đổi độ nghiêng của cánh bơm:
Trong sát bầu cánh độ nghiêng và độ cong cánh lớn, ngoài ra gần mép
cánh thì độ nghiêng giản (hình1.5).

Hình 1.5: Sự thay đổi đô nghiêng cánh bơm từ gốc đến mép cánh.


GVHD:PGS.TS Phạm Hùng Thắng
Luận văn tốt nghiệp Th.S Đặng Xuân Phương
SVTH: Đỗ Văn Thân -12-
Hình 1.6: Chiều dài profin và bước lưới cánh trên bánh công tác.

+ Tính toán chiều dày profin lá cánh của cánh bơm:










Tính toán và kết quả tính toán được trình bày trong [8] và được kiể tra lại
bởi[13].
Bảng 1.4: bảng tính toán độ dày cho phép nhỏ nhất của lưới profin của
cánh bánh công tác theo điều kiện chảy không tách dòng [13,tr27].

TT Thông số tính toán Kí hiệu và công
thức tính toán
Đơn
vị
Giá trị
1 2 3 4 5 6
1 Bán kính tính toán R m 0.028

0.045

0.056

2 Tốc độ dòng ch
ảy dọc

trục
V
Z
=4Q/[
π
(D
2
-d
2
)]
m/s 2.87

2.87

2.87

3 Vận tốc vòng
U=
π
.r.n/30
m/s 8.21

13.19

16.71

4 Hình chi
ếu của vận tốc
tuyệt đối l
ên phương

vận tốc vòng
ν
2u
=g.H/η
tl
.u
m/s 2.66

1.65

1.30

5 u-v
2u
m/s 5.55

11.54

15.41

6 Tgβ
1
Tgβ
1
=V
Z
/u Rad 0.35

0.22


0.17

7 Tgβ
2
Tgβ
2
=V
Z
/(u-v
2u
) Rad 0.52

0.25

0.19

8 Gócvào β
1
Β
1
=arctan(β
1
) độ 19.27

12.27

9.74

9 Góc ra β
2

Β
2
=arctan(β
2
) độ 27.32

13.96

10.55

GVHD:PGS.TS Phạm Hùng Thắng
Luận văn tốt nghiệp Th.S Đặng Xuân Phương
SVTH: Đỗ Văn Thân -13-
10 ∆β ∆β=β
2

1
độ 8.06

1.69

0.81

11 ∆β tối ưu ∆β
tối ưu
=0,8∆β độ 6.44

1.35

0.65


12 l/t cho phép(tra đ

thị[1,tr280])
l/t=ƒ(∆β,β
2
) 0.66

0.60

0.55


Bảng 1.5 : Bảng tính toán cung mỏng và tương đương của các profin lá
cánh bánh công tác[13,tr28].
TT Thông số đơn vị trị số
1 2 3
R m 0.028

0.045

0.057

1
T=2
π
r/Z
m 0,059

0,094


0,117

2 (l/t )

0.66

0.60

0.55

3 L=(l/t )

.t m 0,039

0,057

0,065

4 T
0
=t/l 1,515

1,667

1,818

5 Γ=60g.H/η
tl
.t m/s

2
0,451

0,461

0,472

6 Γ
1
=Γ/Z m/s
2
0,150

0,154

0,157

7
U=
π
.r.n/30
m/s 8,503

13,666

17,007

8 V
u2
=g.H/(η

tl
.U) m/s 2,564

1,631

1,341

9 W
u∞
= U-V
u2
/2 m/s 7,221

12,850

16,336

10 V
Z
=4Q/D
2
.(1-D
2
) m/s 3,03

3,03

3,03

11

Tg
α
,
=V
Z
/W
u∞

0,416

0,234

0,184

12
α
,

độ 39,6

13,8

7,1

13
Cos
α
,

0,771


0,971

0,992

14
W

=W
u∞
/cos
α
,

m/s 7,82

13,19

16,6

15 57,3Γ
1
/(W

.l) 88,28

37,17

26,51


16
L=ƒ(T
0
,
α
,
) tra đồ thị
m 1,80

1,82

1,81

17 β
tl
=57,3Γ
1
/(W

.l.L) độ 17,17

6,99

4,91

18

α
=f(
α

,
,
T
0

tl
) tra đồ thị
độ 1,83

1,55

1,29

19
α
=
α
,
+ ∆
α

độ 22,64

13,08

10,25


GVHD:PGS.TS Phạm Hùng Thắng
Luận văn tốt nghiệp Th.S Đặng Xuân Phương

SVTH: Đỗ Văn Thân -14-
+ Thiết kế cánh bơm bằng vật liệu phi kim loại:

Hình 1.7 : Bản vẽ cánh bơm của bơm hướng trục[13, tr36].
+ Kết cấu cánh bơm bằng vật liệu phi kim loại:


Hình 1.8: Kết cấu cánh bơm chuyên dụng[10].
+ Các thông số chính của cánh bơm:
- Tốc độ quay của cánh bơm 2900vòng/phút
- Đường kính mép cánh D = 113(mm)
GVHD:PGS.TS Phạm Hùng Thắng
Luận văn tốt nghiệp Th.S Đặng Xuân Phương
SVTH: Đỗ Văn Thân -15-
- Đường kính củ cánh bơm d = 56 (mm)
- Chiều dài củ l
c
= 58 (mm)
I.3.1.2 Điều kiện làm việc của cánh bơm
Trong điều kiệm làm việc cánh bơm được gắn trên trục động cơ quay với
tốc độ 2900 vòng/phút, đặt chìm trong nước biển do đó cánh bơm chịu tác động
của các lực thủy động, lực khối lượng rất phức tạp ( lực đẩy dọc trục, lực tiếp
tuyến tác dụng lên toàn bộ bề mặt cánh, lực ly tâm tác dụng lên toàn bộ thể tích
của cánh). Dưới tác dụng của các lực này trên cánh và phần củ cánh xuất hiện các
trạng thái ứng suất phức tạp ( ứng suất uốn, kéo, nén), khi làm việc trong môi
trường nước biển đây là môi trường thủy phân, có nồng độ kiềm và axít yếu nên
khi chọn vật liệu phải chú ý tới khả năng phân hủy, tạo cặp điện cực.
Tác động của môi trường là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới khả năng làm
việc, cũng như tuổi thọ của thiết bị trong bơm nói chung và cánh bơm nói riêng,
cánh bơm làm việc trong nước biển nên chịu tác động trực tiếp của những lực

thủy động của khối chất lỏng đè lên cánh bơm, chịu tác động của các dung môi,
axit loãng, kiềm loãng làm cho cánh bơm bị ăn mòn, bị oxy hóa, điện phân, thủy
phân, ngoài ra còn rất nhiều vật thể trôi nổi, lơ lửng có trong nước chui vào ống
va đập vào cánh. Tất cả các yếu tố đó sẽ làm cho cánh bơm bị mòn, xây sước,
hoặc gây bể cánh, sinh ra lực quán tính ly tâm làm rung máy hoặc dẫn đến phá
hủy hư máy. Yếu tố môi trường trên đều ảnh hưởng tới việc chọn vật liệu cho
thiết bị cánh bơm.

I.3.2. Vật liệu chế tạo cánh bơm và tiêu chí đánh giá.
I.3.2.1. Vật liệu chế tạo cánh bơm.
►Yêu cầu đối với vật liệu chế tạo cánh bơm:
Cánh bơm khi làm việc quay cùng với trục với tốc độ lớn yêu cầu độ đồng
tâm cao, từ cấu tạo ta thấy phần dẫn dòng cánh bơm khá mỏng từ gốc cánh ra đến
mép, làm việc trong nước. Do đó để cánh bơm làm việc tốt, bền về cơ tính, cũng
như khả năng chịu được tác động của môi trường thì vật liệu chọn làm cánh bơm
cần đảm bảo những yêu cầu tổ hợp phức tạp sau:
GVHD:PGS.TS Phạm Hùng Thắng
Luận văn tốt nghiệp Th.S Đặng Xuân Phương
SVTH: Đỗ Văn Thân -16-
− Vật liệu có dễ tìm, giá thành không được cao, để giá thành chế tạo hạ.
− Tính chất cơ học của vật liệu cần phải đảm bảo độ bền của cánh bơm
không chỉ trong các điều kiện làm việc bình thường mà còn phải thỏa mãn trong
các chế độ đặc biệt có thể có trong quá trình làm việc của bơm.
− Vật liệu phải đảm bảo độ bền dẻo và có khả năng chống nứt và bị phá hoại
khi rác lọt vào bơm khi bơm đang làm việc.
− Vật liệu làm cánh bơm cần có tính chống mòn tốt trong cùng cặp vật liệu
với vòng đệm chống thấm, trục, bulông lắp cánh với trục.
− Hình dạng kết cấu phải phù hợp với công nghệ đúc và gia công cơ khí để
đảm bảo hiệu suất thủy lực là cao nhất.
− Vật liệu làm cánh bơm phải phù hợp với môi trường chất lỏng làm việc

của máy bơm.
− Vật liệu làm cánh bơm khi lựa chọn phải tính đến kích thước của nó.
− Vật liệu làm bánh công tác khi chọn phải đảm bảo thuận lợi nhất trong quá
trình đúc.
− Vật liệu làm cánh bơm phải có khả năng làm việc trong nước biển.
− Khi sửa chữa, bảo dưỡng đơn giản, dễ dàng, giá không cao.
►Vật liệu chế tạo cánh bơm
Theo truyền thống thì bánh công tác được làm băng kim loại, hợp kim là
chính nhưng trong điều kiện vật liệu kim loại ngày một kham hiếm vì vậy đã
chuyển dần sang dạng vật liệu phi kim loại có cơ tính cao như nhựa PVA, PA, vật
liệu composite. Tuy vậy mỗi loại đều có nhưng ưu, nhược điểm nhất định.
+ Vật liệu chế tạo cánh bơm là kim loại, hợp kim thép không gỉ
Sử dụng vật liệu chế tạo cánh bơm là thép không gỉ (pH<3,5) hoặc đồng
đỏ, đồng thau (pH = 3,5-6,0) thì vật liệu này có thể đảm bảo được độ bền của
cánh bơm khi chịu các ứng suất phức tạp của áp lực thủy động tác dụng lên,
không bị ăn mòn. Nhưng với vật liệu cánh bằng kim loại thì thường được chế tạo
theo phương pháp đúc, đòi hỏi công nghệ chế tạo cao, chi phí vật liệu lớn, từ đó
làm tăng giá thành của sản phẩm. Mặc khác với vật liệu là kim loại thì cánh bơm
GVHD:PGS.TS Phạm Hùng Thắng
Luận văn tốt nghiệp Th.S Đặng Xuân Phương
SVTH: Đỗ Văn Thân -17-
có khối lượng lớn rất khó cân bằng động cho cánh bơm khi cánh bơm có các
khuyết tật vật đúc nên rất dễ xuất hiện lực ly tâm, phá bạc và ổ bi, làm viêc trong
nước nếu không chọn đúng thì sẽ tạo thành cặp điện cực, làm cánh bị han gỉ.
Một số kim loại hợp kim dùng chế tạo cánh bơm:
* Đồng đỏ: OHФ-9-2; OHФ-5-0; OHФ5-2; OЦC-6-6-3 chịu được nước
biển.
* Đồng thau loại này chứa nhiều thiếc nên rất đắt có các mác: БpOЦ-10-2;
БpOФ-10-1; БpAЖH-10-4-4.
* Thép không gỉ có các mác: 1X13; 2X13; 1X18H9T.

+ Vật liệu chế tạo cánh bơm là nhựa có cơ tính cao (chất dẻo không gia
cường) PA, PVA
Chế tạo cánh bơm bằng vật liệu nhựa, vì đây là loại bơm nhỏ, có thể đảm
bảo được độ bền cho phép (đã được kiểm nghiệm bền bằng phương pháp phần tử
hửu hạn) và không bị gỉ sét trong môi trường nước biển, trọng lượng rất nhẹ. Và
nó giúp cho quá trình chế tạo được đơn giản có thể sử dụng phương pháp đúc
hoặc gia công cơ trên máy CNC với sự trợ giúp của máy tính. Đồng thời với
công nghệ chế tạo bánh công tác băng vật liệu ta có thể tính được khả năng đảm
bảo khe hở hướng kính của bánh công tác qua đó có thể đảm bảo được hiệu suất
của bơm. Nhưng nó có nhược điểm, vì cánh bơm làm bằng vật liệu nhựa nên nó
bị ngấm nước sau một thời gian hoạt động vì vậy ta phải chọn loại nhựa tốt và
phải bảo dưỡng định kỳ, do đó giá thành còn cao.
+ Vật liệu chế tạo cánh bơm là compozite.
Compozite là vật liệu mới, hiện đang được phát triển và ứng dụng rộng rãi
trên nhiều lĩnh vực như: hàng không ,vũ trụ ,tàu thủy, khung xe, thùng xe ôtô,
ghế công viên, bể bơi, bể chứa thùng chứa nước, thùng đựng dung môi,v.v…
Cánh bơm chuyên dụng bước đầu đã được chế tạo thử bằng vật liệu compozite
nhờ phương pháp đúc tiếp xúc bằng cách trải các lớp mat - vải xen kẽ và quét
nhựa tuy nhiên phần mép cánh vẫn chưa đảm bảo bền và công nghệ chế tạo còn
bị hạn chế như biên dạng cánh bơm không đều, không có sự đồng đều của vật
GVHD:PGS.TS Phạm Hùng Thắng
Luận văn tốt nghiệp Th.S Đặng Xuân Phương
SVTH: Đỗ Văn Thân -18-
liệu ( tạo các lớp tách biệt), tốn rất nhiều thời gian gia công, không có khả năng
áp dụng máy móc.
Trong phạm vi đề tài tôi tìm hiểu, tính toán tìm ra thành phần vật liệu
compozite để chế tạo cánh bơm chuyên dụng trong nuôi trồng thủy sản.
I.3.2.2. Tiêu chí đánh giá vật liệu chế tạo cánh bơm.
- Vật liệu phải đảm bảo độ bền về cơ tính ( độ cứng cũng như độ bền dẻo).
- Vật liệu không bị han gỉ trong môi trường nước biển.

- Vật liệu không bị phân hủy , tạo cặp điệm cực trong môi trường nước
biển.
- Vật liệu dễ dàng cho công nghệ đúc và gia công cơ khí.
- Giá thành vật liệu và giá thành giá gia công phải hạ.
I.3.3. Khả năng chế tạo cánh bơm đảo nước – sục khí chuyên dụng bằng vật
liệu compozite.
Vật liệu compozite dùng chế tạo cánh bơm có thể đảm bảo độ bền cho
phép nếu chọn đúng vật liệu thành phần và pha trộn theo tỉ lệ vật liệu hợp lý, sử
dụng vật liệu compozite quá trình chế tạo đơn giản, sử dụng phương pháp đúc, có
thể chế tạo ở điều kiện nhiệt độ phòng cho sản phẩn bóng đẹp cả 2 mặt với độ
chính xác cao, đây là loại vật liệu không bị ngấm nước, không bị phân hủy trong
nước (chọn đúng loại nhựa), nhẹ hơn nhôm, nhẹ hơn thép tới (50-70)%, khả
năng chịu va đập cũng rất tốt, giá thành vật liệu hạ, nên giá thành chế tạo sản
phẩm rất hạ nếu được sản xuất nhiều.
Khả năng đáp ứng của vật liệu compozite là hoàn toàn có thể nên đi
nghiên cứa vật liệu compozite để tìm ra vật liệu thành phần có thể chế tạo cánh
bơm.





GVHD:PGS.TS Phạm Hùng Thắng
Luận văn tốt nghiệp Th.S Đặng Xuân Phương
SVTH: Đỗ Văn Thân -19-
CHƯƠNG II
XÁC ĐỊNH KẾT CẤU HỢP LÝ VẬT LIỆU COMPOZIT ĐỂ
CHẾ TẠO CÁNH BƠM NƯỚC CHUYÊN DỤNG.
II.1. Kết cấu và cơ tính của vật liệu compozite.
II.1.1. Kết cấu của vật liệu compozite.

II.1.1.1. Giới thiệu chung về vật liệu compozite
Compozite là loại vật liệu: Nhe- bền- không gỉ- chịu hóa chất- chịu thời
tiết… đó là ưu điểm chủ yếu của compozite, sự ra đời của vật liệu compozite là
cuộc cách mạng về vật liệu nhằm thay thế cho vật liệu truyền thống ở những mục
đích thích hợp trong công nghiệp và đời sống. Vật liệu truyền thống có một số
nhược điểm khó hoặc không thể khắc phục được như: nặng (kim loại), mối mọt
(gỗ), dễ vỡ (sành,sứ), sét gỉ, chi phi bảo dưỡng cao. Nếu khai thác nhiều sẽ ảnh
hưởng tới môi trường sinh thái. Với những ưu điểm của compozite thì compozite
có thể khắc phục được nhược điểm của vật liệu truyền thống, vì vậy nó đã được
ứng dụng vào những mục đích, tạo ra những sản phẩm với ưu điểm được phát
huy một cách hiệu quả, thỏa mãn yêu cầu sử dụng, cùng với sự phát triển của vật
liệu polymer, compozite cũng không ngừng phát triển nó được ứng dụng rộng rãi
trong mọi lĩnh vực công nghiệp cũng như đời sống, tạo ra nhiều sản phẩm như:
tàu thủy, xe lửa, máy bay, bể bơi, nhà cửa, tấm lợp, ghế công viên, ống dẫn,
thùng chứa, vỏ ôtô, cấu kiện cho ngành hàng không v.v…
II.1.1.2. Định nghĩa về compozite
Vật liệu compozite hay compozite là vật liệu được pha trộn từ các vật liệu
có bản chất khác nhau, vật liệu tạo thành có đặc tính trội hơn đặc tính của từng
vật liệu thành phần khi xét riêng rẽ.
Compozite là vật liệu đa thành phần (nhiều pha): Nhẹ- Chắc- Bền-Chịu
hoá- Chịu thời tiết, v.v…
II.1.1.3 Đặc điểm.
GVHD:PGS.TS Phạm Hùng Thắng
Luận văn tốt nghiệp Th.S Đặng Xuân Phương
SVTH: Đỗ Văn Thân -20-
Vật liệu compozite gồm một hay nhiều pha gián đoạn được phân bố trong
một pha liên tục. Khi vật liệu gồm nhiều pha gián đoạn, ta gọi đó là compozite
hỗn tạp. Pha gián đoạn thường có cơ tính trội hơn pha liên tục.
− Pha liên tục gọi là nền
− Pha gián đoạn gọi là cốt hay vật liệu tăng cường

Compozite có những đặc điểm chính sau:
− Là vật liệu nhiều pha mà chúng thường rất khác nhau về bản chất, không
hoà tan lẫn vào nhau và phân cách nhau bằng ranh giới pha. Trong thực tế, phần
lớn compozite là loại hai pha gồm nền là pha liên tục trong toàn khối, cốt là pha
phân bố gián đoạn.
− Nền và cốt có tỷ lệ, hình dáng, kích thước và sự phân bố theo thiết kế đã
định trước.
− Tính chất của các pha thành phần được kết hợp lại để tạo nên tính chất
chung của compozite. Tuy nhiên đó không phải là sự cộng đơn thuần tất cả các
tính chất của các pha thành phần khi chúng đứng riêng rẽ mà chỉ lựa chọn trong
đó những tính chất tốt và phát huy thêm.
II.1.1.4. Phân loại
Có 2 cách phân loại vật liệu compozite:
- Theo tính chất vật liệu nền.
- Ttheo cấu trúc của vật liệu cốt.
II.1.1.4.1. Theo vật liệu nền thì có các loại
− Compozite nền polime.
− Compozite nền kim loại.
− Compozite nền ceramic.
− Compozite nền hỗn hợp nhiều pha.
II.1.1.4.2 Theo cấu trúc vật liệu cốt
Loại cốt hạt và loại cốt sợi khác nhau ở kích thước hình học của cốt: Cốt
sợi có tỷ lệ chiều dài trên đường kính khá lớn, cốt hạt là các phần tử đẳng trục.
GVHD:PGS.TS Phạm Hùng Thắng
Luận văn tốt nghiệp Th.S Đặng Xuân Phương
SVTH: Đỗ Văn Thân -21-
Compozite cấu trúc là khái niệm để chỉ các bán thành phẩm dạng tấm, lớp, dạng
tổ ong.












Hình 2.1: Cấu trúc compozite theo cấu tạo cốt.
II.1.1.5. Kết cấu của vật liệu compozite.
Compozite có nhiều loại, được tạo ra tuỳ vật liệu thành phần và mục đích
sử dụng.
Compozite cấu tạo bởi 2 thành phần chu yếu là: Cốt – nhựa nền từ hai
thành phần này tạo ra rất nhiều dạng kết cấu của compozite, kết cấu của
compozite lại phụ thuộc vào tỉ lệ trọng lượng giữa cốt – nền và sự phân bố hình
học của vật liệu cốt theo đích sử dụng.
Ngoài ra, còn có các chất khác (xúc tác, xúc tiến, phụ gia khác), với tỷ lệ
trọng lượng rất nhỏ khoảng vài % nhưng không thể thiếu.


Cốt hạt Cốt sợi Compozite cấu trúc
Hạt
mịn
Liên
tục

Tổ
ong
Gián

đoạn
Tấm ba
l
ớp



ớng

Lớp
Ngẫu
nhiên

Hạt
thô
Hình 2.2: C
ấu tạo compozit
e
.

Compozite

GVHD:PGS.TS Phạm Hùng Thắng
Luận văn tốt nghiệp Th.S Đặng Xuân Phương
SVTH: Đỗ Văn Thân -22-
II.1.1.5.1. Thành phần cốt
Cốt là thành phần chịu lực chủ yếu (gia cường), là pha gián đoạn, cốt cũng
được chia thành 2 loại chính: cốt hạt và cốt sợi
− Cốt hạt: Vật liệu compozite cốt hạt, hạt khác sợi là không có kích thước
ưu tiên, được dùng để tăng cơ tính vật liệu hoặc của vật liệu nền.

Theo đặc trưng hình học hạt được phân thành: hạt cầu và hạt không phải cầu
+ Hạt cầu (vibi) có thể đặc, có thể rỗng, đường kính trung bình khoảng 10-
150 micromét, vi bi được chế tạo từ thuỷ tinh, cácbon, phenol,…Trong thực tế
lượng vi bi rỗng chiếm 99% tổng số vi bi sử dụng, do rẽ bị vỡ nên chỉ được dùng
ở chế độ gia công với áp lực thấp, vi bi đặc thì khối lượng riêng nặng hơn
(2500kg/m
3
), nhưng giá thành thấp hơn, chịu được áp lực cao hơn khi gia công
cùng với nhựa.
+ Hạt không phải cầu : hay được dùng nhất là hạt mica
Ngoài ra còn có hạt không dùng gia cường mà dùng với mục đích giản giá
thành, tăng độ cứng, ổn định kích thước, nhưng làm giản giá thành, độ bền kéo,
độ bền nén.
− Cốt sợi: Vật liệu compozite cốt sợi , sợi cũng có rất nhiều loại: sợi thuỷ
tinh, sợi cácbon, sợi armid, sợi polyeste, sợi bor, sợi gốc thực vật, sợi gốc
khoáng, sợi kim loại, sợi tổng hợp,… Trong mỗi loại lại chia ra nhiều dạng khác
nhau, tuỳ theo mục đích sử dung và cơ tính đạt được mà ta sử dụng loại nào cho
phù hợp.
Cấu tạo và cơ tính một số loại sợi thông dụng hay được dùng:
+ Sợi thuỷ tinh:
(54%SiO
2
,15%Al
2
O
3
,20%(MgO,CaO)+8%B
2
O
3

+3%(F,Na
2
O,TiO
2
,Fe
2
O
3
,
K
2
O…)) là loại sợi được sử dụng phổ biến nhất trong công nghệ compozite.Cấu
tạo phân ra các loại sợi sau: sợi đơn, tao sợi, sợi roving, chỉ, sợi đơn có thể liên
tục hoặc cắt ngắn, cấu tạo từ nhiều sợi đơn liên tục cho ta tao sợi liên tục và
roving liên tục, cấu tạo từ sợi đơn ngắn cho ta tao sợi ngắn và roving ngắn, từ các
GVHD:PGS.TS Phạm Hùng Thắng
Luận văn tốt nghiệp Th.S Đặng Xuân Phương
SVTH: Đỗ Văn Thân -23-
tao sợi, roving, chỉ người ta dệt thành các sẩn phẩn gia cường (vải: vải dệt, vải
ngẫu nhiên không dệt là Mat cắt ngắn hay Mat liên tục).
* Sợi đơn là loại nhỏ nhất có đường kính d = (5-13) µm, sợi đơn có thể
liên tục hoặc cắt ngắn l = (5-8) cm trước khi kết dính thành tao sợi hoặc roving,
dệt thành vải gia cường tuỳ mục đích sử dụng.
* Tao sợi được tạo ra từ nhiều sợi đơn bằng cách kết dính lại, có tao sợi
liên tục, tao sợi cắt ngắn
* Roving do nhiều tao sợi dính kết lại loại sợi to hơn gọi là roving tương
tự ta cũng có roving liên tục và roving cắt ngắn, roving còn được chia ra roving
mền và roving cứng tuỳ mục đích sử dụng và công nghệ mà ta chọn loại nào.
* Chỉ tạo ra bằng cách xe xoắn nhiều sợi đơn (102, 204, 408) đều đặn và
liên tục (20-40) vòng/1m chiều dài, được cuộn thành các cuộn rồi đem đi dệt.

Trong sợi thuỷ tinh lại chia ra rất nhiều loại sợi tùy theo thành phần hoá
học: thuỷ tinh , E, A, C, R, S, D, thuỷ tinh E là loại được sử dụng nhiều nhất
trong công nghệ compozit do có ưu điểm: sức bền cơ tính và tuổi thọ cao, nó là
loại sợi thuỷ tinh rẻ nhất.
Bảng 2.1 : Ứng dụng của các loại sợi thuỷ tinh gia cường.
Roving cho sản phẩm Đặc điểm cấu tạo
Sợi cắt ngắn Chiều dài sợi (3- 50)mm tẩm plastic
MAT cắt ngắn CSM Các s
ợi cắt ngắn tẩm plastic, không xoắn, phân bổ ngẫu
nhiên ép lại và cuộn thành cuộn dài(1- 1,04)m, nặng (30-

50)kg.
MAT liên tục CM Cấu tạo từ các tao sợi liên tục, không d
ệt, không xoắn,
tẩm plastic ép lại
Vải các loại Cấu tạo từ các sợi dược dệt dọc, ngang, chéo: như l
ụa,
vải chéo ,satin một chiều
Sợi(Chỉ) Là các sợi chỉ gồm: (102,204,408) x n sợi đ
ơn không
xoắn tẩm dính plastic




GVHD:PGS.TS Phạm Hùng Thắng
Luận văn tốt nghiệp Th.S Đặng Xuân Phương
SVTH: Đỗ Văn Thân -24-














+ Sợi cacbon là sợi tạo thành nhờ sự grafit hoá sợi cacbon có cường độ
chịu kéo và mô đun đàn hồi rất cao ( E= 650.000MPa, R= 4.000MPa) cũng có rất
nhiều loại: LM, HR, HM, THM sợi cácbon tương đối nhẹ có độ bền cao, rất cao
đây là loại sợi ưu việt, nhưng giá thành rất cao do công nghệ chế tạo nên được
dùng chủ yếu cho ngành vũ trụ, hàng không.
+ Sợi armid còn có tên là kevlar, loại được ứng dụng chủ yếu mang tên là
k29 và k49 là loại sợi nhẹ hơn sợi thuỷ tinh, có cơ tính cao, chịu kéo, chịu va đập
như sợi thuỷ tinh, uốn kén hơn nhược điểm của loại này là: khó cắt, khó gia công
cắt gọt, kén chọn nhựa, có màu đục nên chủ yếu ứng dụng làm vỏ máy bay.
Hình 2.3: MAT sợi cắt ngắn CSM.
Hình 2.4: Dạng vải dệt.
a, khi trải ra. b, khi cuộn lại.

b, khi cuộn lại. a, khi trải ra.

GVHD:PGS.TS Phạm Hùng Thắng
Luận văn tốt nghiệp Th.S Đặng Xuân Phương
SVTH: Đỗ Văn Thân -25-
+ Sợi polyete (tergal, orcon, terylen…) có đặc tính cơ học cao, sức bền

kéo R>1.000 MPa, môđun E= 14.000 MPa, nhẹ, chịu va đập tốt nhưng kén cứng
vững không phù hợp cho sản xuất đúc.
+ Sợi bor có độ bền uốn, nén, bền cắt cao, độ cứng và mô đun đàn hồi cao,
dẫn điện, dẫn nhiệt, sợi bo là vật liệu bán dẫn dùng chủ yếu trong vi mạch, giá
thanh cũng rất cao.
+ Sợi kim loại: sắt, đồng, nhôm…có mô đun và ứng suất phá huỷ thấp chủ
yếu dùng làm vật liệu cách âm, cách nhiệt.
Ngoài ra còn một số loại sợi khác được sử dụng được sử dụng và những
lĩnh vực đặc thù riêng.
Một số dạng kết cấu được tạo ra từ sợi thuỷ tinh là loại bán sản phẩn.
II.1.1.5.2. Thành phần nhựa nền
Nhựa nền cũng có khá nhiều loại, có nhiều cách phân loại, theo chất dẻo
ta có nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn, theo khả năng phản ứng ta có loại no (bão
hoà) và loại chưa no (chưa bão hoà).
Nhựa nhiệt dẻo là nhựa có thể tái sinh nhiều lần mà chỉ thay đổi đặc tính
vật lý, sản phẩn được hình thành và tạo dáng bằng cách gia nhiệt.
Nhựa nhiệt rắn được hình thành và tạo dáng thông qua phản ứng hóa học,
nhiệt năng (từ bên ngoài hoặc ngay trong phản ứng hóa học ) và lực nén, chất dẻo
nhiệt rắn không tái sinh được vì thay đổi đặc tính hóa học.
Yêu cầu với nhựa làm nền phải là vật liệu biến dạng được và tương thích
với vật liệu cốt, ngoài ra còn phải có tỷ trọng nhỏ để vật liệu compozite có đặc
trưng cơ học cao, vì vậy trong công nghệ chế tạo compozite chủ yếu dùng loại
nhựa nhiệt rắn (hay loại nhựa chưa no) hầu như không dùng nhựa nhiệt dẻo.
Một số loại nhựa nhiệt rắn thông dụng dùng làm nhựa nền trong sản xuất
vật liệu compozite:
− Nhựa polyeste chưa no được tạo thành từ trưng cất glycol và axít chưa no
hoặc andehit sản phẩn tạo ra ở nhiệt độ phòng tồn tại ở dạng thể rắn từ nhựa gốc

×