Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

hướng dẫn hàng hải cho các tàu thuyền hoạt động ven biển từ nha trang đến vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.65 KB, 79 trang )





TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY SẢN
KHOA KHAI THÁC HÀNG HẢI
BỘ MÔN HÀNG HẢI




NGÔ VĂN CHÍNH




HƯỚNG DẪN HÀNG HẢI CHO TÀU THUYỀN
HOẠT ĐỘNG VEN BIỂN TỪ VŨNG TÀU ĐẾN
NHA TRANG






CHUYÊN NGHÀNH AN TOÀN HÀNG HẢI






GVHD: Th.S. TRẦN ĐỨC LƯỢNG







Nha Trang, thaùng 11 naêm 2005

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




LỜI CẢM ƠN


Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, cho đến nay cơ bản đề tài đã hoàn
thành. Qua khoản thời gian vừa qua tôi đã rút ra nhiều bài học bổ ích cùng với
những kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên có được sự hoàn thành đề tài đúng thời
hạn đó ít nhiều tôi nhận được sự giúp đỡ của những cá nhân, đoàn thể, cùng
toàn thể những thân hữu gần xa. Nhân đây cho tôi được gữi lời cảm ơn sâu sắc
đến:
1 - Cảng vụ Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.
2 - Sở GTVT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
3 - Sở thuỷ sản tỉnh Ninh Thuận.
4 - Sở GTVT tỉnh Bình Thuận.
5 - Bộ môn Hàng Hải - Trường ĐHTS Nha Trang.
6 – Các quý thầy cô khoa Khai Thác - Trường ĐHTS Nha Trang.

7 - Thầy giáo: Ngô Văn Thao – Khoa Khai Thác Hàng Hải, trường Đại
Học Thuỷ Sản – Nha Trang.
8 – Bạn Trương Hoàn Thái – 43athh, ĐHTS Nha Trang.
9 – Các bạn tại số nhà 20 - Nguyễn Đình Chiểu – Nha Trang.
10 - Đặc biệt sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo: Trần Đức Lượng (Bộ
môn hàng hải – Khoa khai thác HH - trường ĐHTS Nha Trang).
Một lần nữa cho tôi gữi lời cảm ơn chân thành nhất đến đến các quý thầy
cô cùng toàn thể mọi người đã và đang giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài tốt
nghiệp này.

Ngô Văn Chính
Nha trang, tháng11 năm 2005.


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




LỜI NÓI ĐẦU

Những năm gần đây, ngành vận tải biển của Việt Nam đã có những bước
nhảy vọt đáng kể. Hàng hoá được vận chuyển từ Bắc vào Nam, từ miền Trung ra
miền Bắc, từ trong nước ra ngoài nước…Tạo sự thăng hoa trong lĩnh vực hàng
hải. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực thuỷ sản cũng có những biểu hiện tích cực. Các
tàu thuyền hoạt động ven biển tăng lên cả về chất lượng và số lượng.
Trong khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ mà rõ nhất là từ Nha Trang
(Khánh Hoà) đến Mũi Vũng Tàu có lượng tàu thuyền hoạt động ở khu vực ven
biển tương đối nhiều. Ngành hàng hải Việt Nam đã phát triển một cách trông
thấy, nhưng vẫn chưa đưa ra được nhiều những hướng dẫn cụ thể cho các loại

tàu thuyền hoạt động ven biển này. Những rủi ro như đâm va, mắc cạn, chìm
tàu… là không thể tránh khỏi.
Để hạn chế những tai nạn tàu thuyền ở khu vực ven biển và xây dựng một
chuẩn mực cho các tàu thuyền ven biển khu vực từ Nha Trang đến Vũng Tàu, tôi
đã thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Hướng dẫn hàng hải cho các tàu thuyền hoạt
động ven biển từ Nha Trang đến Vũng Tàu”. Trong cuốn đề tài này được chia
làm 4 vấn đề chính:
Chương I: Tổng quan
ChươngII: Tổng quan về vùng biển từ Nha Trang đến Vũng Tàu:
- Khái quát chung về khu vực từ Nha Trang đến Vũng Tàu.
- Đặc điểm các tỉnh trong khu vực.
ChươngIII: Hướng dẫn hàng hải cho tàu thuyền từ Nha Trang đến Vũng
Tàu:
- Hướng dẫn hàng hải từ Vũng Tàu đến Mũi Dinh
- Hướng dẫn hàng hải cho tàu thuyền từ Mũi Dinh đến Nha Trang.
Chương IV: Kết luận và đề xuất.
Với khoảng thời gian nghiên cứu không nhiều, do đó còn những hạn
chế và sai sót khó tránh khỏi. Rất mong sự đóng góp của những thầy hướng dẫn
đề tài và quý bạn đọc cho đề tài được đầy đủ, cụ thể và thuyết phục.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



Qua đây, cho tôi được bày tỏ sự cảm ơn đến quý thầy cô trong khoa Khai
Thác – Hàng Hải, Trường Đại Học Thuỷ Sản. Cảm ơn thầy Trần Đức Lượng
khoa Khai Thác Hàng Hải đã hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi được hoàn thành
tốt đề tài tốt nghiệp.


Ngô Văn Chính

Nha trang, tháng 11 năm 2005

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



CHƯƠNG I: TỔNG QUAN


I. VẤN ĐỀ HƯỚNG DẪN HÀNG HẢI CHO TÀU THUYỀN HOẠT
ĐỘNG VEN BIỂN CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY:

Lưu lượng tàu thuyền hoạt động ven biển của Việt Nam hàng năm tương
đối lớn. Có đầy đủ tất cả các loại tàu thuyền với nghành nghề khác nhau: Tàu
vận chuyển hàng hoá, tàu hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản, tàu du lịch, tàu
quân sự, tàu nghiên cứu và thăm dò,… Để đảm bảo tính hiệu quả trong lĩnh
vực này, Đảng Nhà Nước và các cơ quan liên quan luôn xây dựng, hướng dẫn
chỉ đạo cụ thể.
Các tàu thuyền hoạt động trong khu vực từ Vũng Tàu đến Nha Trang chủ
yếu là các tàu vận tải, thuỷ sản và du lịch. Tâm điểm nằm ở khu vực Vũng Tàu
(tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà). Bên cạnh đó còn có
những tàu thuyền thuộc địa bàn khác hoạt dộng thông qua vùng nước từ Vũng
Tàu đến Nha Trang. Để đảm bảo cho tàu thuyền hoạt động ven biển cần phải đưa
ra những hướng dẫn cụ thể như:
+ Chế độ thời tiết, thuỷ văn trong khu vực.
+ Các chướng ngại trên tuyến dường.
+ Cách thức hành trình trong khu vực.
+ Những khu vực tiếp cận khi hành trinh trong khu vực.
+ Hướng đi chính khi hành trình.
+ Một số các hướng dẫn khác.


II. QUAN ĐIỂM LỰA CHỌN ĐỀ TÀI:
Hàng năm chúng ta vẩn phải chứng kiến những vụ tai nạn hàng hải trên
biển, nguyên nhân khách quan có và do chủ quan của con người cũng có. Thiệt
hại do tai nạn hàng hải không thể lường trước được. Có thể là chìm tàu, mất tích,
hư hại hàng hoá, thậm chí thiệt hại cả tính mạng của con người. Để tạo tính hiệu
quả, xây dựng một cách thức hướng dẫn chung và hạn chế những tổn thất trong
lĩnh vực hàng hải tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



III. NHỮNG HOẠT ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU:


Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã làm một số việt cụ thể như sau:
+ Để hiểu một cách bao quát nhất về đề tài, tôi đã tiếp cận những người
trong lĩnh vực hàng hải, đưa ra những câu hỏi có thể phải thực hiện trong quá
trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, lắng nghe những ý kiến, và thuyết phục sự giúp
đỡ khi cần thiết.
+ Tiếp cận các vùng nước, các tàu thuyền, cầu cảng có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu.
+ Tiếp cận các cơ quan như Sở Giao Thông Vận tải, Sở Thuỷ Sản, Các
Cảng Vụ các tỉnh để thu thập các số liệu, thông tin có liên quan đến vấn đề mà
mình nghiên cứu.
+ Để đánh giá được các điều kiện về thờI tiết khí hậu và thuỷ văn, tôi phải
tiếp cận các trạm quan trắc, đài khí tượng và những tài liệu có liên quan trong
khu vực mà mình nghiên cứu
+ Để có thể vạch ra hướng đi cho hành trình tôi phải tiếp cận những con
tàu tạI các khu vực cảng, xin số liệu của một vài chuyến đi cụ thể. Bên cạnh đó,

thông qua sự hướng dẫn của thầy giáo trong bộ môn hàng hải của trường để rồi
nghiên cứu và vạch ra một hướng đi cho tàu chính xác.
+ Ngoài những việt làm cụ thể, tôi còn đọc các tài liệu trong sách và trên
mạng có liên quan.
+ Ngoài ra, để có thể hoàn thành tốt vấn đề nghiên cứu của mình tôi
không ngừng tham khảo các ý kiến từ thầy giáo hướng dẫn, bạn bè.


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ VÙNG BIỂN TỪ
NHA TRANG ĐẾN VŨNG TÀU.

A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU VỰC TỪ NHA TRANG ĐẾN
VŨNG TÀU:

I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH CỦA KHU VỰC:

Ở vùng biển từ Nha Trang đến Vũng Tàu, kéo dài từ vĩ độ 10
0
15’N đến
12
0
15’N, những dãy núi thường tiến dần ra gần biển nên phía đồng bằng bị thu
hẹp lại. Đằng sau những cồn cát trắng xoá chạy dài hàng chục km là những cánh
đồng phì nhiêu có nhiều sông nhỏ chảy qua. Vùng cửa sông thường bị cát chắn,
nước ứ lại tạo ra những bãi lầy sú vẹt và những cây đước mặn mọc. Phía tây của
vùng là những khối núi đồ sộ cao từ 1500 - 2000m.

II. ĐẶC ĐIỂM VỀ KHÍ HẬU CỦA KHU VỰC NHA TRANG ĐẾN
VŨNG TÀU:

Đặc điểm thời tiết quan trọng nhất và rất độc đáo của khu vực từ Nha
Trang đến Vũng Tàu này là tình trạng khô hạn cao trong toàn bộ chế độ mưa -
ẩm liên quan với vị trí che khuất của vùng bởi các vòng cung núi bao bọc khắp
các phía Bắc, Tây, Nam, tạo nên các luồng gió trong cả hai mùa.
II.1. Độ ẩm, mây, nắng:
+ Độ ẩm: Độ ẩm khá thấp, trung bình năm vào khoảng 80%. Thời kỳ
tương đối ẩm là 3 tháng mùa mưa, từ tháng 9 đến tháng 11 có độ ẩm trung bình
đạt tới 82 – 85%. Mây ít. Nắng nhiều, nhiều nhất toàn quốc với số giờ nắng hàng
năm lên tới 2300 – 2400 giờ.
Thời kỳ khô nhất là các tháng vào nửa cuối mùa đông, từ tháng 1 đến
tháng 3 độ ẩm trung bình chỉ vào khoảng 75 – 78%. Độ ẩm tối thấp tuyệt đối có
thể xuống dưới 20 – 25%.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



Bảng 1: Một vài đặc trưng độ ẩm – mây - nắng

Đặc Trưng Nha Trang Mũi Dinh
Độ ẩm trung bình năm
Độ ẩm trung bình tháng lớn nhất
Độ ẩm trung bình tháng nhỏ nhất
Độ ẩm tối thấp tuyệt đối
Lượng mây trung bình năm
Lượng mây trung bình tháng lớn nhất
Lượng mây trung bình tháng nhỏ nhất

Số giờ nắng trung bình
Số giờ nắng trung bình tháng lớn nhất
Số giờ nắng trung bình tháng nhỏ nhất
82
85 (tháng11)
79 (tháng 1)
24
6,2
7,5
5,0
2258
240 (tháng 4)
123 (tháng 11)
80
82 (tháng 10)
77 (tháng 2)
20
6,6
7,4 (tháng 10,11)

5,5

+ Mây: tương đối ít mưa, lượng mây trung bình vào khoảng 6 - 6,5/10.
Thời kỳ nhiều mây nhất là những tháng mùa mưa (từ tháng 9 – 12), có lượng mây
trung bình 7 - 7,5/10. Thời kỳ ít mây nhất là những tháng cuối mùa đông (tháng 2,
3,4) với lượng mây 4-5/10.
+ Nắng: Nam Trung Bộ là vùng nhiều nắng nhất toàn quốc. Số giờ nắng
trung bình hàng năm lên tới 2200 - 2400 giờ. Trong suốt 7 tháng, từ tháng 3 đến
tháng 8, mỗi tháng đều có từ 200 - 250 giờ nắng (trung bình 7 - 8 giờ một ngày).
Nhiều nắng nhất là tháng 4 hay tháng 3, có số giờ nắng trên dưới 250 giờ.


II.2. Chế độ nhiệt:
Liên quan đến vĩ độ khá thấp của vùng, đã thấy biểu hiện một số nét đặc
trưng cho miền khí hậu phía nam. Ở đây hoàn toàn không còn mùa đông lạnh nữa.
Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất vượt quá 23
0
C (ở đồng bằng). Chênh lệch giữa
nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất chỉ vào khoảng 4 - 5
0
C. Và tuy trong biến
trình năm không xuất hiện hai cực đại, song suốt từ tháng 5 – 8, nhiệt độ trung
bình tháng chỉ sàn sàn như nhau. Có thể nói, dạng biến trình nhiệt độ ở đây mang
tính quá độ từ dạng xích đạo qua dạng nhiệt đới.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



* Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 26
0
C ở đồng bằng, và giảm dần trên
các rẻo cao .Tổng nhiệt độ toàn năm ở đồng bằng vào khoảng 9600 – 9700
0
C.
* Ba tháng giữa mùa đông tương đối mát, nhiệt độ trung bình trong khoảng
23 – 25
0
C (9 tháng còn lại có nhiệt độ vượt quá 25
0
C). Trong những tháng này,
nhiệt độ tối thấp trung bình không xuống dưới 20 – 21

0
C.
* Giới hạn tối thấp tuyệt đối của nhiệt độ chỉ tới 14 - 15
0
C ở đồng bằng; trên
thượng du thì thấp hơn tuỳ theo độ cao.

Bảng 2: Đặc trưng của chế độ nhiệt (
0
C )
Đặc Trưng
Nha Trang
Mũi Dinh
Nhiệt độ trung bình năm
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất
Nhiệt độ tối cao trung bình tháng cao nhất
Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất
Nhiệt độ tối thấp trung bình thàng thấp nhất
Nhiệt độ tối cao tuyệt đối
Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối
Biên độ năm trung bình
Biên độ ngày trung bình
26,3
0
C
28,2 (tháng 6)

33,2 (tháng 8)

23,8 (tháng 1)


20,5 (tháng 1)

39,5
14,6
4,4
3,1
25,7
0
C
27.7 (tháng 5)

30,8 (tháng 5)

23,4 (tháng 1)

21,1 (tháng 1)

36,2
13,0
4,3
5,3


* Mùa hạ, chế độ nhiệt gần tương tự như hai vụ trước. Có 4 tháng nhiệt độ
trung bình vượt quá 25
0
C, tối cao trung bình vượt quá 33
0
C. Tháng nóng nhất là

tháng 6 hay tháng 5, có nhiệt độ tới xấp xỉ 28
0
C.
* Dao động ngày đêm của nhiệt độ vào khoảng 7 - 8
0
C, giảm xuống 5 -
6
0
C ở ven biển trong những tháng giữa mùa hạ, nhiệt độ dao động ngày đêm
mạnh nhất, biên độ này lên đến 8 – 9
0
C, còn trong những tháng giữa mùa đông,
biên độ ngày nhỏ nhất chỉ vào khoảng 4 – 6
0
C.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



II.3. Chế độ mưa :
Lượng mưa ít hơn hẳn so với các vùng phía Bắc. Ở phần phía bắc (Khánh
Hoà), trung bình hàng năm thu được 1300 – 1500mm và ở đây phần phía nam
(Ninh Thuận), dưới 1000mm, thậm chí dưới 700 – 800mm ở trung tâm khô hạn
Phan Rang - Mũi Dinh (Phan Rang 653mm/năm, Mũi Dinh 751mm/ năm). Số
ngày mưa cũng rất ít, trung bình hàng năm quan sát dược trên dưới 100 ngày ở
Khánh Hoà, và chỉ 50 – 70 ngày ở Ninh Thuận (Phan Rang 47 ngày / năm). Khu
vực Bình Thuận và Vũng Tàu có lượng mưa lớn hơn, liên quan đến độ ẩm cao hơn
so với vùng phía Bắc của khu vực.


Bảng 3: Một vài đặc trưng của chế độ mưa

Đặc Trưng Nha Trang Phan Rang Mũi Dinh
Lượng mưa trung bình năm (mm)
Số ngày mưa trung bình năm
Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất
Ngày mưa trung bình tháng lớn nhất
Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất
Số ngày mưa trung bình tháng nhỏ nhất
Số ngày mưa trên 50mm
Số ngày mưa trên 100mm
Lượng mưa ngày cực đại (mm)
Lượng mưa tháng cực đại (mm)
Lượng mưa năm cực đại (mm)
Lượng mưa năm cực tiểu (mm)

1441
116
399(tháng 11)
18 (tháng 11)
22 (tháng 2)
4(tháng 2,3,4)
4,6
2,0
256
1061
2245
739
653
47

164 (tháng10)
9 (tháng 10)
1 ( tháng 2,3 )
1(tháng 1,2,3)
1,5
0,6
180
552
1304
522
731
72
159(tháng10
)
12 (tháng
10)
3 (tháng 2)
11 (tháng 2)
1
0,4
150
518
1186
409


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




Bảng 4: Một vài đặc trưng về thời tiết tại Bình Thuận và Vũng Tàu:

Bảng 5: Tổng lượng mưa hàng năm
Tỉnh
KHÁNH
HÒA
NINH
THUẬN
BÌNH
THUẬN
VŨNG TÀU

Tổng lượng
mưa/năm(mm)
1300 – 1400 700 – 900 1200 - 1300 1400 - 1500

Hàng năm, ở phần phía bắc có 4 tháng lượng mưa trung bình vượt quá
100mm, từ tháng 9 – tháng 12, ở phần phía nam chỉ có 3 tháng, từ tháng 9 đến
tháng 11.
Cũng như ở các vùng của phía bắc, mưa tập trung chủ yếu trong hai tháng
10 - 11, mà lượng mưa xấp xỉ như nhau tuỳ nơi hoặc tuỳ tháng này hoặc tháng
kia có lượng mưa trội hơn một chút ít; còn số ngày mưa vào khoảng 15 - 18 ngày
ở phần phía Bắc, 10 - 12 ngày ở phần phía nam.
Trường hợp mưa lớn rất ít gặp, cả mùa chỉ quan sát được 4 – 5 ngày
mưa/50mm, một đến hai ngày mưa/100mm ở phần phía bắc, còn ở phần phía
nam, mỗi năm trung bình chỉ xảy ra 1 – 2 ngày mưa/50mm và phải vài năm mới
có một ngày mưa/100mm. Tuy nhiên, lượng mưa ngày cực đại trong thời gian
quan sát được cũng có khả năng đạt tới trên dưới 300mm ở phần phía bắc, 200 -
250mm ở phần phía nam.
Thời kỳ mưa kéo dài 8 – 9 tháng, từ tháng 12, tháng 1 đến hết tháng 8.

Trong đó, đặc biệt ít mưa là 4 tháng từ tháng 1 – tháng 4. Trong những tháng ít
mưa, ở phần phía bắc thu được lượng mưa đáng kể 20 – 40 mm/tháng với 4 – 5
ngày mưa. Song ở phần phía nam (Ninh Thuận) thì thu được 2 – 5mm/tháng với
Đặc trưng Bình Thuận Vũng Tàu
Nhiệt độ trung bình (
0
C) 26,6 28
Tổng lượng mưa /năm (mm) 1203 1500
Độ ẩm tương đối (%) 80 82
Hướng gió chính E (77%) SW (50%), NE (50%)
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



1 – 2 ngày mưa. Còn các tháng khác (từ tháng 6 – tháng 8, tháng 12), lượng mưa
trung bình vào khoảng 50 - 80mm/tháng ở phần phía bắc; 40 – 60mm/tháng ở
phần phía nam. Riêng tháng 5, lượng mưa tăng một cách tương đối, đạt tới xấp xỉ
100mm ở phần phía bắc, 70 – 90mm ở phần phía nam.
Từ năm này qua năm khác, lượng mưa có thể dao động trong phạm vi khá
rộng xung quanh giá trị trung bình nhiều năm. Lượng mưa toàn năm có thể
chênh lệch khỏi giá trị trung bình tới 500 – 700mm từ những giá trị cực đại vượt
quá 2000mm ở phần phía bắc, 1000 – 1200mm ở phần phía nam, tới những giá
trị cực tiểu 700 – 800mm ở phần phía bắc, 400 –500mm ở phần phía nam.
Còn lượng mưa các tháng chính giữa mùa mưa (tháng 10 – 11) có thể dao
động từ dưới 30 – 50mm (cực tiểu) tới trên 500 – 700 mm (cực đại). Trái lại,
trong những tháng mùa khô, cũng có năm thu được lượng mưa tháng vượt quá
150 – 200mm. Đặc biệt ở trung tâm khô hạn Phan Rang, theo số liệu đo được
trong thời gian quan sát không dài lắm, hầu hết các tháng trong năm đều đã có
lần không thu được giọt mưa nào (trong mùa ít mưa) hoặc chỉ thu được 2 – 3 m
(trong mùa mưa). Riêng khu vực Vũng Tàu và phía nam Bình Thuận do độ ẩm

lớn nên lượng mưa hàng năm tương đối lớn.

II.4. Chế độ gió:
Hướng gió thịnh hành mùa đông là Đông Bắc và Bắc. Tần suất hai hướng
đó trong tháng 1cộng lại đạt tới 70 – 80% số lần quan sát. Còn mùa hạ, hướng
thịnh hành là các hướng thuộc góc phần tư Nam (Tây Nam, Nam, Đông Nam)
với tần suất tổng cộng trong tháng 7 đạt tới 80 – 90% số lần quan sát.
- Tốc độ gió trung bình trong đất liền vào khoảng 2m/s ở ven biển tăng lên
tới 2,5 – 3,5m/s.
- Gió mạnh nhất thường quan sát thấy khi có bão, có thể đạt tốc độ cực đại
tới 30 – 50m/s ở ven biển (Xem thêm phụ lục 8 – 14).

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



Bảng 6: Vài đặc trưng của chế độ gió


II.5. Một vài hiện tượng thời tiết đáng chú ý khác:
+ Bão:
Trong khu vực Nam Trung Bộ tương đối ít bão so với các vùng ven biển
Trung Bộ và Bắc Bộ. Mùa bão cũng đến muộn hơn một chút. Tháng nhiều bão
nhất ở vùng bờ biển này là tháng 11 rồi đến tháng 10. Tháng 12 cũng có khả
năng bị bão nhưng ít hơn.Gió bão vẫn mạnh ở ven biển, tới tốc độ cực đại đạt từ
30 – 50m/s và trên nữa song yếu đi nhanh chóng khi vào đất liền vì bị núi chắn
ngay sát bờ biển. Mưa bão cũng lớn, song không dữ dội bằng các vùng ở phía
Bắc. Cường độ mưa bão lớn nhất trong một ngày chỉ đạt tới trên dưới 300mm.
Cuối cùng, cũng nói tới hoạt động tương đối muộn của bão ở vùng này so
với các vùng phía Bắc. Ở đây tháng 10 là tháng có khả năng bão đổ bộ trực tiếp

nhất. Nhìn chung số bão đổ bộ cũng như cường độ và các tác hại của bão ở khu
vực này có bớt nghiêm trọng hơn hai vùng phía bắc của miền đông Trường Sơn
(vùng Bình Trị Thiên và vùng Trung Trung Bộ).




Đặc Trưng

Nha Trang

Mũi Dinh


Hướng gió thịnh hành tháng1 và t
ần
suất (%)
Hướng gió thịnh hành tháng 7 và tần
suất (%)
Tốc độ gió trung bình (m/s).

ĐB (33)

B (32)

2,3

B (43)

ĐB(34)


2,4

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



Bảng 7: Số bão đổ bộ vào Nam Trung Bộ trong thời kỳ 55 năm (1911 – 1965)









+ Dông:
Tương đối ít dông, hàng năm có chừng 40 – 50 ngày dông. Trong mùa
đông, kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, có hai tháng nhiều dông nhất là tháng

5 và
tháng 9, mỗi tháng quan sát được chừng 8 – 10 ngày dông. Các tháng khác mỗi
tháng có chừng 5 – 6 ngày dông.
+ Gió tây khô nóng:
Thời kỳ đầu và giữa mùa hạ cũng có gió tây và khô nóng, nhưng mức độ
gió tây khô nóng ở đây là không đáng kể bằng các vùng phía Bắc, nhất là vùng
Bình Trị Thiên. Tóm lại, khí hậu vùng Nam Trung Bộ có đặc điểm chủ yếu là: ít
mưa, nhiều nắng, ít mây. Mùa đông không lạnh, chỉ hơi mát hơn mùa hè. Đặc
biệt, khu vực Ninh Thuận, Phan Thiết có khí hậu rất khô hạn, với lượng mưa nhỏ

kỷ lục toàn quốc. Nói chung, khí hậu vùng này có một thời kỳ rất khô hạn kéo
dài, ảnh hưởng lớn đến những điều kiện xã hội. Tuy nhiên, xét trên phương diện
hàng hải, việc ít mưa, ít dông và những thuận lợi về gió, bão làm ảnh hưởng một
cách tích cực đến quá trình cho tàu thuyền hoạt động trong khu vực Nam Trung
Bộ này.
Tháng Số bão đổ bộ vào
khu vực (cơn)
4 1
5 1
2 0
8 0
9 1
10 6
11 7
12 2
Cả năm 18
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



B - ĐẶC ĐIỂM CÁC TỈNH TRONG KHU VỰC:


I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THUỶ
VĂN TỈNH KHÁNH HOÀ:

I.1 - Vị trí địa lý vùng biển Khánh Hoà:

Tỉnh Khánh Hoà nằm ở vùng cực Nam Trung Bộ kéo dài từ vĩ độ
11

0
50’00’’N đến vĩ độ 12
0
54’00’’N, phía bắc giáp tỉnh Phú Yên, tây giáp Đắc
Lắc, Lâm Đồng, nam giáp Ninh Thuận và phía đông giáp Biển Đông. Diện tích
tự nhiên 5.258 km
2
, với 135 km đường bờ ven đảo, với hơn 100 đảo lớn, nhỏ ven
bờ, là những vị trí hết sức thuận lợi cho nghề cá phát triển. Diện tích vùng biển
bao gồm từ đường đẳng sâu 200m trở vào, gấp hai lần diện tích lục địa, bằng
10.000 km
2
. Là một tỉnh cực Đông của Tổ quốc, tới kinh độ 109
0
20’E ngang với
đảo Hải Nam (Trung Quốc), nghĩa là cách điểm cực Tây (Nghệ An) tới trên 350
km. Đây là vị trí địa lý thuận lợi, tiến ra có thể khai thác nguồn lợi biển Đông.
Các đảo ven bờ và vịnh như vịnh Cam Ranh, vịnh Văn Phong, đầm Nha
Phú, là những vị trí hết sức thuận lợi cho nghề cá ven bờ, phát triển và bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản, phát triển du lịch biển và đường thuỷ nội địa. Khánh Hoà
được quản lý, khai thác quần đảo Trường Sa, một vùng san hô đầy tiềm năng và
triển vọng để tỉnh vươn ra làm chủ biển khơi.Vịnh Văn Phong đang xây dựng
cảng tại đây thành một trong những cảng luân chuyển quốc tế (xem chi tiết trên
bản đồ).

I.2 - Điều kiện tự nhiên :

Tỉnh Khánh Hoà có nhiều đảo lớn nhỏ, trong đó có 32 đảo ven bờ, 19 đảo
có diện tích từ 0,05 km
2

trở lên với tổng diện tích khoảng 49 km
2
. Đảo ven bờ
lớn là đảo hòn Tre có diện tích 36km
2
, các đảo hòn Miếu, hòn Tằm và hòn Mun
đều lớn trên 1km
2
. Trong 70 đảo nằm trong các đầm, vịnh, có 26 đảo có diện tích
từ 0,05km
2
trở lên. Đảo lớn nhất trong vịnh là hòn Lớn (ở Vịnh Văn Phong - Bến
Gỏi) có diện tích 44km
2
.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



Khánh Hoà có nhiều bán đảo lớn, bán đảo hòn Hèo có diện tích 146km
2
,
bán đảo Cam Ranh - 106 km
2
, bán đảo hòn Gốm – 83 km
2
. Khánh Hoà có các
vịnh và đầm lớn như vịnh Văn Phong - bến Gỏi có diện tích 503km
2
, độ sâu dưới

30m. Vịnh Bình Cang - Nha Trang, độ sâu dưới 16m và vịnh Cam Ranh có diện
tích 185km
2
, độ sâu dưới 25m.
Đổ ra biển Khánh Hoà có hàng chục sông suối nhỏ và ngắn. Đáng kể, có 2
sông có trữ lượng nước phong phú nhất tỉnh: sông Cái ở Nha Trang có lưu vực
khoảng 1800km
2
và sông Dinh ở Ninh Hòa có lưu vực 800km
2
. Lưu vực của toàn
bộ các sông, suối ở Khánh Hoà tới 3000km
2
. Điều kiện tự nhiên đó tạo cho
Khánh Hoà có gần 1000ha hồ chứa nước phục vụ cho thủy lợi và nuôi trồng thủy
sản .

I.3 - Đặc điểm khí hậu thuỷ văn :

Khánh Hoà thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm điển hình, độ ẩm: 70 - 80%;
lượng mưa trung bình 1300 - 1700mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm 26,4
o
.
Theo Nguyễn Tác An (1981) giá trị trung bình của nhiệt độ không khí cao
nhất là 33
0
C và thấp nhất 20
0
C, chênh lệch 13
0

C. Xu thế chung, mùa có khí hậu
cao kéo dài từ tháng 5 - 9, mùa có nhiệt độ thấp nhất từ tháng 12 - 2. Ở Khánh
Hoà không có mùa đông rõ rệt, chỉ có 2 mùa là mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến
tháng 8, còn mùa mưa rất ngắn kéo dài từ tháng 9 -12, riêng 4 tháng này lượng
mưa đạt đến 1000mm.
Nhiệt độ nước biển tầng mặt có giá trị trung bình cực đại là 31,3
o
C và giá
trị cực tiểu 23,4
0
C, độ mặn có giá trị cực đại là 35,82
00
0
và vào mùa mưa đạt cực
tiểu là 30,11
00
0
. Riêng ở trong đầm, có nơi độ mặn tăng lên đến 41
00
0
vào mùa
khô và xuống tới 1
00
0
vào mùa mưa. Độ PH của nước biển Khánh Hoà dao động
từ 7-7,5. Độ chiếu sáng có trị số trung bình từ 25-30cal /Cm
2
/h, gấp 20 lần so với
ngưỡng bức xạ tối thiểu đối với quang hợp.
I. 4 - Dòng chảy:

Theo quy luật chung, dòng chảy năm của các sông tỉnh Khánh Hoà biến
đổi theo không gian và thời gian. Nghiên cứu sự biến đổi dòng chảy năm theo
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



không gian bằng cách xây dựng bản đồ đẳng trị dòng chảy năm theo các vùng
trong tỉnh và nghiên cứu sự biến đổi theo thời gian bằng cách xác định sự thay
đổi dòng chảy giữa các tháng và các mùa trong năm.

Bảng 8 : Các đặc trưng chính của sông ngòi Khánh Hoà

Các nhánh
sông chính
Các nhánh
sông phụ
Độ cao
nguồn
m
Diện
tích
lưu
vực
Km
2

Độ
dài
sông
km

Độ
rộng
bqlv
km
Độ dốc
sông
(
0
/
00
)
Mật
độ
lưới
sông
km/k
m
Hệ
số
uống
khúc


Sông cạn
Bình Trung
Đồng Điền
Hiền Lương
Sông Cái
Ninh Hoà










Sông Cái
Nha Trang








SôngThương
S.Trà Khúc
S.Cạn
S.Trầu
S.Tô Hạp








Suối Bông
Suối Trầu
Suối Chủ
Chay
Đá Bàn –
Sông Lốt
Sông Đá –
Tân Lan



Sông Khế
Sông Cầu
suối Dầu
Suối Giang
Sông Chò

840
860
1200
1300

700
100
440

115

760
175




1000
1200
775
1500
275




800
900
300
700
1060
86
113
154
964

61
65
115

358







2000
75
190
272
186
586



142
173
80
160
300
14
18
18
49

20
15
13

37

30





79
22
27
32
40
63



22
23
18
26
23
6.1
6.3
8.6
19.7

3.0
4.3
8.8

9.7







25.3
3.4
7.0
8.5
4.6
9.3



6.4
7.5
4.4
6.2
13.0



9.2













3.7








7.3



0.6












0.8


1.0
0.7
1.0
0.5



1.4












1.4
1.2
1.2
1.3
1.4
1.4




1.3
1.2



Bảng 9: Thời tiết tại Nha Trang
Vĩ độ:12
0
15’N; Kinh độ:109
0
12’E; Độ cao: 6m
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




Nhi
ệt
độ
trung
bình
(
0
C)

Mưa (mm)


Độ ẩm
tương

đối (%)




Hướng gió thịnh hành


Tháng

Nhiệt độ
trung bình
Tổng lượng
Số ngày
Trung bình
Tối thấp
tuy
ệt đối

Lượng mây (từ 0 đến 10)

Số giờ nắng

Chính



Phụ



1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

23,8
24,5
25,8
25,6
28,1
28,2
28,0
28,0
27,2
26,3
25,2
24,4


56
22
39

26
64
51
44
50
174
332
399
184


9
4
4
4
8
7
8
8
15
17
18
14


79
80
82
82
82

81
80
82
84
84
85
81

29
35
39
36
38
31
26
24
40
37
40
35


6,7
5,4
5,1
5,0
5,5
5,8
6,5
5,9

6,8
7,1
7,4
7,5

158
190
230
240
226
222
202
220
156
149
123
136

ĐB(33%)


ĐB(33%)


ĐN(58%)


ĐB(25%)

B (32%)



ĐN(29%)






B (16%)
Trung
bình
năm
26,3 1441

116

82 24 6,2 2258




I.5 - Chế độ gió :

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



Bảng 10: Tốc độ gió trung bình và hướng gió chính
(số liệu 1977 – 1992)

Trạm I II III IV V VI VII VIII

IX X XI XII

N.Trang


N
5.3


NE
5.0


E
4.9

SE
4.5

SE
4.1

SE
3.8

SE
3.8


SE
3.8

SE
3.8

NW
2.0

N
5.6

N
5.8

C.Ranh

N
4.6

N
4.2

NE
4.3

SE
4.3

SE

4.3

SE
3.3



SW
3.3

SW
3.8

SE
3.9

NE
5.1

NE
5.1




Bảng11: Khả năng xuất hiện tốc độ gió mạnh nhất
(số liệu 1977 – 1992)
Trạm tần suất % 5 10 25 50 75 90 95
Nha Trang 29 27 23 19 16 14 13
Cam Ranh 26 24 21 18 15 12 11


















PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



Bảng 12: Các hướng gió ứng với các cấp tần suất (%)
(số liệu 1977 – 1992)
Trạm Cấp

I II III IV V VI VII VIII

IX X XI XII
>10


NE
NE
NW

N
NE
E
NW

NE
SE
NW

NE
SE
NW

SE
NW

SE
NW

SE
NW

SE
NW

SE

NW

SE
NW

N
NE
NW

N
NE
NW

>20

N
NE
NE SE SE SE SE SE SE
NW

SE
NW

N
NE

N
NW




Nha
Trang

>30

SE
>10

N
NE
N
NE
N
NE
SE

N
NE
SE
SE
SW
SE
SW
SE
SW
SE
SW
SE
SW

N
NE
N
NE
N
NE
>20

N
NE
N
NE
NE SE SW SW SW N
NE
N
NE
N
NE


Cam
Ranh
>30

N
NE
N N


II - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THỦY

VĂN TỈNH NINH THUẬN

II.1 Điều kiện tự nhiên:

Ninh Thuận là một tỉnh cực Nam Trung Bộ, vị trí địa lý từ 11
0
18’14’’N –
12
0
09’45’N và 108
0
39’08’’E – 109
0
14’25’’E. Phía bắc giáp Khánh Hoà, phía
nam giáp Bình Thuận, phía đông giáp Biển Đông. Ninh Thuận là một địa bàn
kinh tế trọng điểm phía nam, cửa ngỏ ra biển của tỉnh Lâm Đồng.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



Bờ biển Ninh Thuận dài 105 km, từ vĩ tuyến 11
0
18’N đến 11
0
50’N, phía
bắc giáp vịnh Cam Ranh (Khánh Hoà), phía nam giáp Tuy Phong (Bình Thuận).
Vùng đặc quyền kinh tế tổng cộng bao gồm 24.480km
2
. Diện tích vùng biển nội
thuỷ là 1800km

2
.
Với vị trí địa lý vùng biển như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành
thuỷ sản, ngành vận tải biển phát triển thông qua việc tiếp cận khoa học kỹ thuật,
chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh phát trển sản xuất hàng hoá và giao lưu kinh tế
với các tỉnh Đông Nam Bộ, vùng duyên hải miền Trung.



























Hình 1: Ninh Thuận


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



II. 2 Đặc điểm địa hình vùng biển:

Bờ biển Ninh Thuận có dạng nguyên sinh đang bị mài mòn. Các mũi đá
gốc (thành phần đá Ganit phức hệ Đèo Cả) thường nhô ra biển tạo thành các vịnh
hở như vịnh Phan Rang, vịnh Cà Ná, đồng thời tạo nên những đầm, vũng ăn sâu
vào đất liền như đầm Nại, đầm Cà Ná, đầm Sơn Hải, đầm Vĩnh Hy và dọc bờ
biển có các sông, suối đổ ra các vũng, đầm tạo nên những bến đậu tàu thuyền tự
nhiên khá thuận lợi.
Địa hình đáy biển thềm lục địa chia làm hai bậc: bậc thềm trong và bậc
thềm ngoài.
- Bậc thềm trong từ bờ ra đến độ sâu 50m, địa hình uốn cong nhiều nếp
(15m, 20m, 35m). Bề mặt của thềm ở đây tương đối bằng phẳng, phổ biến là cát
nhỏ và có lẫn một số thành phần như nhuyễn thể. Nếp uốn ở khu vực độ sâu 36 -
50m có dạng bậc đột ngột, có thể là đới chuyển tiếp từ trầm hiện đại sang trầm
tích di tích.
- Bậc thềm ngoài từ độ sâu 50m đến mép sườn lục địa được đặc trưng bởi
bề mặt không đồng nhất, phần trong lồi lõm, lượn sóng, phần ngoài bằng phẳng
hơn. Cùng với sự thể hiện rất rõ các nếp uốn cong địa hình ở độ sâu 50m, 70m,
120m và với bề mặt mài mòn ở độ sâu 140m.

II. 3 Sông ngòi và các điều kiện khí hậu:


Do điều kiện địa hình, hầu hết các sông suối vừa và nhỏ trong tỉnh đều
ngắn, dốc và nằm trong hệ thống lưu vực sông Cái Phan Rang. Những sông suối
nhỏ còn lại chỉ tồn tại dòng chảy trong mùa mưa, hết mùa mưa là hết nước. Sông
Cái Phan Rang là con sông lớn nhất Ninh Thuận chảy theo hướng Tây Bắc -
Đông Nam và đổ ra biển Đông (vũng Phan Rang). Khu vực thượng nguồn sông
Cái Phan Rang mật độ lưới sông suối từ 0,55km/km
2
trở lên, mật độ lưới sông
giảm dần từ thượng nguồn về hạ lưu. Vào mùa mưa cửa sông lớn còn mùa khô
cửa sông hẹp đi nhiều.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




II. 4 Một số nét thuỷ văn vùng biển:

Tại vùng biển Ninh Thuận thể hiện rõ tính chất gió mùa và có ảnh hưởng
của dải ven bờ. Gió mùa Tây Nam thể hiện rõ từ tháng 6 - 8, gió mùa Đông Bắc
kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Các tháng gió chuyển tiếp là tháng 4 - 5
và tháng 9 - 10. Gió Đông Bắc thổi mạnh hơn gió Tây Nam, tốc độ trung bình 10
-11m/s. Gió Tây Nam vùng ven bờ có sóng mép bờ, tốc độ 7 - 8m/s. Ngoài ra
còn có thành phần hướng sóng gió tây trong mùa Tây Nam và gió đông trong
mùa gió Đông Nam.

II. 5 Sóng và thuỷ triều:

a) Sóng :


Theo thống kê và phân tích từ nhiều nguồn cho thấy độ cao sóng cực đại
là 8m về mùa gió Đông Bắc và 5m về mùa gió Tây Nam. Về cấp độ ổn nhất là
sóng đông bắc cấp 3 (tương đương độ cao 2 - 3,4m) và sóng tây nam cấp 2
(tương đương độ cao 1 - 1,9m). Sóng đông bắc ổn định 6 tháng (từ tháng 6 - 9)
chênh lệch giữa hai mùa là tháng 5 và tháng 10, hai tháng này sóng đổi hướng
truyền, thường có sóng nhỏ và lặng sóng .
Về thực tiễn sản xuất, nếu tính đến sóng tây nam là loại sóng nhỏ và
không gây nguy hiểm bất ngờ thì trong một năm có 6 tháng thuận lợi cho hoạt
động sản xuất trên biển, đó là thời kỳ từ tháng 5 - 10. Các tháng còn lại ít thuận
lợi hơn, khả năng tạo sóng nguy hiểm nhiều hơn .
Về mặt khoa học đây là những nét đặc trưng của địa phương về chế độ
sóng vùng biển, trong đó có vấn đề ảnh hưởng đáng kể của sóng lừng từ biển
Đông, kể cả trong tháng 4 được coi như gió mùa Đông Bắc suy yếu và chuyển
mùa.
b) Thuỷ Triều:

Chế độ thuỷ triều ở Ninh Thuận là nhật triều không đều. Các dao động
triều cực đại là tháng 6, 7 và tháng 11, 12. Số ngày nhật triều khống chế khoảng
18 đến 20 ngày trong một tháng. Kỳ nước cường giao động 1,2 – 2,3 m, kỳ nước
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



kém khoảng 0,5m. Các tháng giao động mực nước cực tiểu là tháng 3 - 4 và
tháng 8 – 9. Sóng nhật triều chuyển động tịnh tiến băng qua vùng biển theo
hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam.
c) Bão lụt và áp thấp nhiệt đới:

Đặc trưng của bão là gió xoáy mạnh kết hợp mưa lớn trên phạm vi rộng và
di chuyển theo hướng gió, đường kính vùng bão có thể lên tới hàng trăm km, sức

gió từ cấp 8 lên đến trên cấp 12.
Theo số liệu thống kê hàng năm có khoảng mười cơn bão trên biển Đông.
Nhìn chung, hàng năm có bão đổ bộ vào Ninh Thuận, nhưng không đáng kể.
d) Dòng chảy:

Hệ thống dòng chảy theo phương ngang trên vùng biển Ninh Thuận là
thay đổi theo mùa, dọc theo đường bờ và đường đẳng sâu tại các khu vực gần bờ
(độ sâu < 80m). Tại các khu vực có độ sâu 80 - 140m tồn tại một dòng chảy
thường kỳ từ Bắc xuống Nam. Cường độ dòng chảy cực đại tại thềm lục địa miền
Trung từ tháng 12 - 3 đạt 0,7 – 1,1 hải lý/giờ, tháng 6 - 9 từ 0,5 - 1 hải lý/giờ và
đạt 1 - 2 hải lý /giờ vào tháng 10 - 1, tháng 4 - 5 ở mức 0,2 – 0,5 hải lý /giờ.
Trong các vùng vịnh của Ninh Thuận chế độ dòng chảy trong khu vực ven
bờ đặc biệt là các khu vực đầm phá khác hẳn với chế độ dòng chảy thềm lục địa
do đặc điểm của địa hình.


III – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU
THỦY VĂN TỈNH BÌNH THUẬN

III. 1 Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình:

+ Diện tích: 7992 km
2
, bao gồm các huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm
Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh, Phú Quý.
+ Bình Thuận là một tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, phía đông bắc,
Phía bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây nam giáp Bà Rịa – Vũng Tàu phía đông
nam giáp biển Đông.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com




+ Địa hình của tỉnh có thể chia thành 3 vùng: vùng núi rừng, vùng đồng
bằng và vùng ven biển. Bờ biển dài hơn 192km (120 hải lý) từ mũi Đá Chẹt giáp
Cà Ná - Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu – Bà Rịa Vũng Tàu, có nhiều nhánh
núi đâm ra biển tạo nên các mũi: La Gàn, mũi Nhỏ, mũi Rơm, mũi Né và mũi Kê
Gà. Bờ biển được chia thành những đoạn lỏm, vòm để tạo ra những vùng cửa
biển tốt như: La Gàn – Phan Rí, mũi Né – Phan Thiết, La Gi. Ngoài khơi có đảo
Phú Quý rộng 32 km
2
là cầu nối giữa đất liền với quần đảo Trường Sa.
+ Các sông chảy qua tỉnh là sông La Ngà (từ cao nguyên Di Linh đổ
xuống hồ Biển Lạc), Sông Quao, sông Công, sông Dinh…Bình Thuận nằm trong
vùng nhiệt đới, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, khí hậu nóng, khô hạn.
Nhiệt độ trung bình năm 26 - 27
0
C, lượng mưa trung bình năm 800 – 1150mm
(32 – 45in).





















Hình 2: Bình Thuận

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

×