Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein và tỷ lệ thay thế bột cá bằng bột đậu nành khác nhau trong thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm (lates calcarifer bloch, 1790) giai đoạn giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (832.52 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN










NGUYỄN KHẮC HẢI
MSSV: 45DN037




NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PROTEIN VÀ TỶ LỆ THAY THẾ BỘT CÁ
BẰNG BỘT ĐẬU NÀNH KHÁC NHAU TRONG THỨC ĂN LÊN SINH TRƯỞNG
VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ CHẼM (Lates calcarifer Bloch, 1790)
GIAI ĐOẠN GIỐNG

Luận văn tốt nghiệp
Chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản, 2003-2007












CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS_TS LẠI VĂN HÙNG









Nha Trang, tháng 11 năm 2007

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình, ngoài những cố gắng
phấn đấu của riêng bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình
của gia đình, Thầy Cô giáo và các bạn của tôi.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, đã động viên tôi trong suốt
thời gian học tập tại trường Đại học Nha Trang. Đây là nguồn động lực tinh thần giúp tôi
vượt qua những lúc khó khăn.
Đặc biệt, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS_TS Lại Văn
Hùng, thầy giáo đã rất tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện cả về vật chất kỹ thuật, kiến thức
chuyên môn và những lời động viên về tinh thần để tôi hoàn thành tốt đề tài của mình.

Qua đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới anh Phan Ngọc Anh (chủ trang trại,
nơi tôi thực tập), cùng tất cả các bạn sinh viên khác thực tập cùng cơ sở đã nhiệt tình hợp
tác và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm.
Một lần nữa, tôi xin gửi lại đây lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành nhất
tới gia đình, quý Thầy Cô giáo và các bạn.













TÓM TẮT
Nghề nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) ở Việt Nam tuy chưa phát triển rộng khắp
trong cả nước, xong nó hứa hẹn mang lại một tiềm năng lớn trong tương lai gần. ở nước ta
những nghiên cứu khoa học về qui trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chẽm còn
ít. Trong đó đặc biệt là những nghiên cứu trong lĩnh vực dinh dưỡng và thức ăn còn hạn
chế. Đây là lý do định hướng cho tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp chuyên ngành nuôi trồng
thủy sản với hai nôi dung nghiên cứu:
1. nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein khác nhau trong thức ăn lên
sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm (Lates calcarifer) ở giai đoạn 3,5 đến 6 cm.
2. nghiên cứu ảnh hưởng tỷ lệ thay thế bột cá bằng bột đậu nành trong thức ăn
lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm (Lates calcarifer) ở giai đoạn 2,5 đến 4 cm.
Thí nghiệm được thực hiện với 3 loại thức ăn có mức protein khác nhau 36%, 39%

và 42% protein và 3 mức thay thế bột cá bằng bột đậu nành 0%, 17% và 33%.
Qua hai tháng thực hiện thí nghiệm đã thu được những kết quả khả quan với mức
42% protein (nội dung 1), và mức thay thế bột cá bằng bột đậu nành 17% (nội dung 2) là
phù hợp nhất cho kết quả sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm ở giai đoạn giống (P<
0,05), so với các mức khác trong thí nghiệm.
Tuy nhiên, do qui mô thí nghiệm còn nhỏ, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật trong
thí nghiệm còn thiếu do đó kết quả của thí nghiệm còn nhiều vấn đề cần xem xét và thảo
luận.















MỤC LỤC

Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
Phần 2: TỔNG LUẬN 3
2.1 đặc điểm sinh học cá chẽm 3
2.1.1 Vị trí phân loại 3

2.1.2 Đặc điểm hình thái 4
2.1.3 Đặc điểm phân bố 5
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng 6
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng 6
2.1.6 Đặc điểm sinh sản 7
2.1.7 Vòng đời của cá chẽm 9
2.2 Tình hình nuôi cá biển trên thế giới 9
2.2.1 Vài nét về nghề nuôi cá biển trên thế giới 9
2.2.2 Tình hình nghiên cứu và nuôi cá chẽm trên thế giới 11
2.3 Tình hình nuôi cá biển ở việt nam 13
2.3.1 Vài nét về tình hình nuôi cá biển ở Việt Nam 15
2.3.2 Tình hình nghiên cứu và nuôi cá chẽm ở Việt Nam 18
2.4 Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng của cá chẽm 18
2.4.1 Khái quát chung về nhu cầu dinh dưỡng cá 19
2.4.2 Những nghiên cứu về dinh dưỡng của cá chẽm 21
2.5 Công nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản 21
2.5.1 Bột cá và bột đậu nành trong thức ăn thủy sản 27
2.5.2 Một vài tồn tại trong ngành công nghiệp sản xuất thức ăn
và phương hướng khắc phục 31
Phần 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
3.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 31
3.2 Phương pháp nghiên cứu 32
3.1.2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 32
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 32
3.2.3 Phương pháp và dụng cụ xác định các thông số kỹ thuật 32
3.2.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm 34
3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu 34
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
4.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein lên sinh trưởng
Và tỷ lệ sống của cá chẽm ở giai đoạn 3,5 đến 6 cm 37

4.1.1 Các yếu tố môi trường trong ao ương 37
4.1.2 Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm 39
4.1.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein lên sinh
trưởng của cá chẽm giai đoạn 3,5-6 cm 40
4.1.4 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein lên tỷ lệ
sống của cá chẽm giai đoạn 3,5-6 cm 44
4.1.5 Xác định mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân cá
chẽm giai đoạn 3,5-6 cm 45
4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ thay thế bột cá bằng bột đậu nành
lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm 2,5-4 cm 47
4.2.1 Các yếu tố môi trường trong ao ương 47
4.2.2 Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm 47
4.2.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ thay thế bột cá bằng bột
đậu nành lên sinh trưởng cá chẽm giai đoạn 2,5-4 cm 49
4.2.4 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ thay thế bột cá bằng bột
đậu nành lên tỷ lệ sống của cá chẽm giai đoạn 2,5-4 cm 52
4.2.5 Xác định mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân cá
chẽm giai đoạn 2,5-4 cm 53
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 54
5.1 Kết luận 54
5.1.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein lên sinh trưởng
và tỷ lệ sống của cá chẽm giai đoạn 3,5-6 cm 54
5.1.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ thay thế bột cá bằng bột đậu
nành lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm giai đoạn 2,5-4 cm 54
5.2 Đề xuất ý kiến 55











DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 1: vài tên địa phương của loài cá Lates calcarifer Bloch, 1790 4
Bảng 2: một số loài cá biển xuất khẩu chính của Việt Nam 15
Bảng 3: Nhu cầu protein ở một số giai đoạn nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) 20
Bảng 4: công thức thức ăn cho cá chẽm ở Malaysia 21
Bảng 5: công thức thức ăn cho cá chẽm ở Indonesia 21
Bảng 6: tỷ lệ thành phần của các acid amin thiết yếu trong các
nguyên liệu khác nhau 23
Bảng 7: tỷ lệ bột cá sử dụng trong ngành nông nghiệp 28
Bảng 8: các yếu tố môi trường trong ao ương cá 38
Bảng 9: công thức thức ăn dùng trong (thí nghiệm 1) 39
Bảng 10: ảnh hưởng các hàm lượng protein khác nhau lên sinh
trưởng của cá chẽm 3,5-6 cm 40
Bảng 11: ảnh hưởng của hàm lượng protein khác nhau lên
tỷ lệ sống cá chẽm 3,5-6 cm 44
Bảng 12: các yếu tố môi trường trong ao ương cá (thí nghiệm 2) 48
Bảng 13: công thức thức ăn với tỷ lệ bột cá và bột đậu nành
trong thí nghiệm 49
Bảng 14: ảnh hưởng các tỷ lệ bột cá và bột đậu nành khác nhau
lên sinh trưởng của cá chẽm giai đoạn 2,5 – 4 cm 49
Bảng 15: ảnh hưởng của tỷ lệ thay thế bột cá bằng bột đậu nành
lên tỷ lệ sống của cá chẽm giai đoạn 2,5-4 cm 52
















DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 1: phân bố của giống cá chẽm trên thế giới 3
Hình 2: cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) 3
Hình 3: sơ đồ vòng đời cá chẽm 9
Hình 4: ảnh hưởng các hàm lượng protein khác nhau lên tốc độ
tăng trưởng chiều dài cá chẽm giai đoạn 3,5 – 6 cm 31
Hình 5 ảnh hưởng các hàm lượng protein khác nhau lên tốc độ
tăng trưởng khối lượng thân cá chẽm giai đoạn 3,5 – 6 cm 42
Hình 6: ảnh hưởng các hàm lượng protein khác nhau lên
tỷ lệ sống cá chẽm gia đoạn 3,5 – 6 cm 42
Hình 7: ảnh hưởng của tỷ lệ bột cá và bột đậu nành khác
nhau lên tốc độ tăng trưởng chiều dài thân cá chẽm giai 2,5 – 4 cm 45
Hình 8: ảnh hưởng của tỷ lệ bột cá và bột đậu nành khác
nhau lên tốc độ tăng trưởng khối lượng thân cá chẽm giai 2,5 – 4 cm 50

Hình 9: ảnh hưởng của tỷ lệ bột cá và bột đậu nành khác
nhau lên tỷ lệ sống cá chẽm giai 2,5 – 4 cm 50


















PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Cùng với những điều kiện tự nhiên thuận lợi sẵn có và việc áp dụng những thành tựu
của tiến bộ khoa học công nghệ, ngành thủy sản Việt Nam đã có những thành tựu rực rỡ
trong những năm gần đây. Xuất khẩu thủy sản tăng cả về sản lượng lẫn giá trị kinh tế; đời
sống của hầu hết người dân tham gia trong hoạt động thủy sản được nâng lên đáng kể; sản
phẩm trong ngành thủy sản không những đáp ứng được nhu cầu thực phẩm hàng ngày mà
còn đem lại thêm thu nhập kinh tế cho người dân.
Nhìn lại chặng đường hơn 45 năm qua kể từ ngày thành lập, thủy sản từ một lĩnh vực
sản xuất nhỏ bé, nghèo và lạc hậu, nay đã trở thành một trong nhữ
ng ngành kinh tế xứng

đáng trong nền kinh tế. Trong những thành tựu to lớn từ ngành thuỷ sản mang lại thì nuôi
trồng thuỷ sản đóng góp một vai trò quan trọng. Trứơc những yêu cầu phát triển của ngành
thì việc đa dạng hoá đối tượng nuôi là một việc làm cần thiết và cấp bách, đặc biệt là
những loài hải đặc sản, những loài có giá trị kinh tế cao. Trong những đối tượng đó có con
cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790).

Cá chẽm (Lates calcarifer) là loài cá biển có giá trị kinh tế cao, thịt ngon và là đối
tượng xuất khẩu quan trọng. Đây là đối trượng nuôi hấp dẫn ở nhiều quốc gia trong đó có
Việt Nam. Nghề nuôi cá chẽm ở nước ta hiện nay đang trong giai đoạn đầu. Nguồn giống
cung cấp cho nuôi thương phẩm chủ yếu được bắt ngoài tự nhiên. Do đó hoạt động nuôi
còn tự phát, manh mún, phân tán do phụ thuộc vào nguồn cung cấp giống.
Để sớm đưa cá chẽm trở thành đối tượng nuôi rộng rãi và mang lại hiệu quả kinh tế
cao trong khắp cả nước thì chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện qui trình kỹ
thuật từ sản xuất giống nhân tạo đến qui trình nuôi thương phẩm và các nghiên cứu khoa
học có liên quan khác… Trong những nghiên cứu đó bắt buộc phải có nghiên cứu về nhu
cầu dinh dưỡng cho cá. Đối với cá chẽm nói riêng và bất kỳ một loài vật nuôi nói chung thì
vấn đề thức ăn là yêu tố quan trọng bậc nhất, vì thức ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh
trưởng, phát triển và khả năng sống sót của vật nuôi. Thức ăn không phù hợp sẽ làm cho cá
không ăn được hoặc nếu ăn được cũng không có khả năng hấp thụ được các chất dinh
dưỡng, dẫn đến cá chậm lớn, sức đề kháng kém. Mặt khác thức ăn dư thừa nhiều sẽ làm ô
nhiễm môi trường nuôi và phát sinh dịch bệnh có thể làm chết cá. mọi sự cung cấp thiếu
hay thừa các chất dinh dưỡng đều ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và làm giảm hiệu quả
kinh tế.
Trước những yêu cầu từ thực tế nhằm xác định thêm những thông tin cho nhu cầu
protein của cá chẽm giai đoạn cá giống. đồng thời bước đầu làm quen với công tác nghiên
cứu khoa học, lấy lý thuyết vận dụng vào thực tế sản xuất. Được sự cho phép của bộ môn
Dinh dưỡng thuỷ sản, khoa Nuôi trồng thuỷ sản, Trường Đại học Nha Trang, tôi được
phân công thực hiện đề tài : Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein và tỷ lệ thay
thế bột cá bằng bột đậu nành khác nhau trong thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống
của cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) giai đoạn giống.

Đề tài nghiên cứu bao gồm những nội dung sau:
 Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein khác nhau trong thức ăn lên
sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm giai đoạn 3,5-6 cm
 Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ thay thế bột cá bằng bột đậu nành trong thức
ăn khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm giai đoạn 2,5-4 cm
Trong thời gian thực hiện đề tài do thời gian không dài, các trang thiết bị nghiên
cứu còn thiếu và những hạn chế về chuyên môn của bản thân, cho nên trong nghiên cứu
này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự đóng góp ý kiến và sửa sai
của quý Thầy cô giáo và các bạn
Xin chân thành cảm ơn!


Nha Trang, ngày 18 tháng 11 năm 2007

Sinh viên thực hiện


Nguyễn Khắc Hải








PHẦN 2: TỔNG QUAN
2.1 Đặc điểm sinh học cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790)
2.1.1 Vị trí phân loại
Cá Chẽm ( Lates calcarifer) được Bloch mô tả lần đầu tiên vào năm 1790 và đặt tên

khoa học là Helecentrus calcarifer, sau dó nhiều nhà ngư loại khác đã phân loại và gọi đối
tượng này với nhiều tên gọi khác nhau. Cá chẽm được xếp vào bộ Perciformes, bộ phụ
Percoidei nhưng các tác giả khác nhau lại xếp chúng vào các họ khác nhau. Ví dụ Day
(1878) xếp cá chẽm vào họ Percinae; Fowler (1982), thì xếp vào họ Latinnea; Katayama
(1956), xếp vào Centropomidae. Theo Greewood (1976) đã chỉ ra cụ thể giống Lates này
có 8 loài trong đó Lates calcarifer phân bố ở Tây Thái Bình Dương và ấn Độ Dương, còn 7
loài khác phân bố ở Châu phi [15].








Hình 1: Phân bố của giống cá chẽm trên thế giới
Theo Nguyễn Nhật Thi (1991) ở Việt Nam có duy nhất một loài trong họ cá chẽm
đó là Lates calcarifer (Bloch, 1790) và được xếp vào họ Centropomidae (họ cá sơn biển).
Tên thường gọi là cá chẽm hay cá vược.





Hình 2: cá chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790)

Năm 1974, FAO công nhận vị trí phân loại cá chẽm như sau:
Ngành: Vetebrata
Lớp: Osteichthyes
Lớp phụ: Teleostomi

Bộ: Perciformes
Bộ phụ: Percoidae
Họ: Centropomidae
Giống: Lates
Loài: Lates calcarifer Bloch, 1790
Các quốc gia khác nhau, thậm trí trong cùng một quốc gia nhưng giữa các vùng
khác nhau thì tên gọi của loài Lates calcarifer cũng không giống nhau, dưới đây là một vài
tên gọi của loài cá này ở các quốc gia khác nhau.
Bảng 1: Vài tên địa phương của loài cá Lates calcarifer Bloch, 1790
Quốc gia Tên gọi
Anh Giant perch, white seabass, slver perch
Ân Độ Giant perch, palmer, cck-up seabass
Đông Bengal Begti, bekti, dangara, voliji fitadar, todah
Silanka Modhak, keduwa
Malaysia Saikap, kakap
Thailand Pla kapong kao, Pla kapong
Bắc Borneo Ikan, salung-sung
Việt Nam Cá chẽm, cá vược
Capuchia Tvey spong
Indonesia Kakap, pelak, petcham, telap
Australia Barramundi
Papua New Giunea Barramundi

2.1.2 Đặc điểm hình thái
Cá chẽm có thân dài và dẹp bên, cuống đuôi khuyết sâu. Đầu nhọn nhìn từ phía bên
thấy phía trên hơi lõm xuống ở giữa và hơi lồi ở mặt lưng. Miệng rộng và hơi so le, hàm
trên kéo dài đến phía dưới sau hốc mắt. Răng dạng nhung không có răng nanh, trên nắp
mang có gai cứng, vây lưng có hai vây: vây trước có 7-9 gai cứng và vây sau có 10-11 tia
vây mềm. Vây hậu môn có 3 gai cứng, vây đuôi tròn có dạng hình quạt. Vẩy dạng lược có
kích cỡ vừa phải, có 61 vẩy đường bên [ 26].

Chan (1968), đã xác định màu sắc của cá thay đổi qua hai giai đoạn. ở giai đoạn cá
giống, thân cá có màu ô-liu phần bụng và hai bên thân có màu bạc. ở giai đoạn trưởng
thành thân cá có màu xanh lục hay vàng nhạt, phần dứơi bụng có màu nhạt [15].
2.1.3 Đặc điểm phân bố
Theo Greenwood (1976) và Moore (1980), Lates calcarifer phân bố tự nhiên ở ven
biển thuộc vùng Ân Độ Dương và Tây Thái Bình Dương bao gồm các nước: India, Burma,
Srilanka, Bangladesh, Maylaysia, Peninsula, Java, Borneo, Celebes, Philippiles, Papua
New Giunea, Bắc Australia, Nam china và Taiwan [16].
FAO (1974), cá chẽm phân bố rộng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Tây Thái
Bình Dương và Ân Độ Dương, giữa kinh tuyến 50
o
Đông đến 160
o
tây, vĩ tuyến 26
o
Bắc
đến 25
o
Nam. Ngoài ra cá còn được tìm thấy ở phần phía bắc Châu á, phía nam dài đến
Queensland, phía tây đến Đông phi [2].
Mai Đình Yên (1979), Nguyễn Hữu Phụng (2002) đã xác định Việt Nam cá chẽm có
mặt ở hầu hết các tỉnh từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến mũi Cà Mau, trong tất cả các thuỷ
vực nước mặn, lợ, ngọt [17].
 Phân bố sinh thái
Cá chẽm là loài rộng muối và có tính di cư xuôi dòng. Cá thành thục sinh dục được
tìm thấy ở vùng cửa sông, hồ (ví dụ: hồ Songhla ở Thailand) hay các đầm nước lợ nơi có
độ mặn dao động 30-32 ppt và độ sâu 10-15 m. Âú trùng mới nở (10-15 ngày tuổi, dài 0,4
– 0,7 cm thường phân bố ven bờ biển gần các cửa sông nước lợ. Trong khi cá con cỡ 1 cm
có thể gặp trong các thuỷ vực nước ngọt ví dụ: ruộng lúa, hồ (Bhatia & Kungvamkij,
1971). Trong điều kiện tự nhiên cá chẽm lớn lên trong các thuỷ vực nước ngọt và di cư ra

vùng nước mặn thành thục và sinh sản [2].
+ Nhiệt độ
: nhìn chung cá chẽm tăng trưởng chậm khi nhiệt độ nước xuống dưới
25
oC
, giảm khả năng bắt mồi ở dưới 20
oC
và tỷ lệ sống thấp ở dưới 15
oC
(tỷ lệ sống khoảng
40%). Trong nghề nuôi cá chẽm thương phẩm người ta thường mong muốn và duy trì nhiệt
độ nước trong khoảng 26-30
oC
, cần phải đảm bảo nhiệt độ nước trong ao nuôi ít nhất phải
trên 20
oC
[14].
+ Độ mặn: Cá chẽm có khả năng chịu đựng được khoảng dao động của độ mặn khá
rộng từ 0 – 36 ppt. Thậm trí cá chẽm nhỏ (TL = 10 mm) có thể di cư từ vùng nước mặn tới
vùng nước ngọt trong khoảng 6 giờ mà không bị chết (Rasmussen, 1911) [14].
+ Oxy hoà tan: khi hàm lượng oxy hoà tan trong nước giảm xuống còn 2 ppm sẽ làm
cho cã bị chết chỉ trong một vài phút. Trừ phi hàm lượng oxy tăng trở lại nhanh chóng
ngay sau đó [14].
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Sinh trưởng của cá chẽm có dạng đường cong sigma. Trong đó cá tăng trưởng chậm
ở giai đoạn đầu nhưng tăng trưởng nhanh khi cá đạt kích cỡ 20 – 30 gam và giảm dần khi
cá đạt trọng lượng khoảng 4 kg (Kungvankij, 1986). Môi trường sống khác nhau cũng ảnh
hưởng tới tốc độ sinh trưởng của cá. Cá sống trong môi trường nước ngọt có tốc độ tăng
trưởng nhanh hơn trong môi trường nước mặn (Wantanabe et al. 1984). Cá chẽm có chiều
dài và trọng lượng tối đa là 2m (TL) và 50 kg (W) (Bahanal & Soseanto, 1982).

Reynolds và Moore (1982), xác định tăng trưởng của cá bằng phương pháp đồ thị
phương trình hồi qui để xác định chiều dài trung bình theo từng nhóm tuổi, từ đó lập đồ thị
tương quan giữa chiều dài và trọng lượng thân với tuổi của cá (dẫn từ Võ Ngọc Thám [3]).
Day (1971) đã tìm được mối liên quan giữa khối lượng thân (W) và chiều dài thân
(L) ở các giai đoạ
n khác nhau qua công thức:
Lg W = 6,41506 + 3,623445 Lg L (cá bột 10 - 15 mm)
Lg W = 6,83589 + 3,188958 Lg L (cá hương 16 – 45 mm)
Lg W = 6,70072 + 3,22692 Lg L (cá giống 50 – 200 mm)
Bahana và Socanto (1982) cũng tìm được mối tương quan giữa chiều dài và khối
lượng của cá chẽm (kích thước: 2,4 – 100 cm) là:
Lg W = 6,70792 + 2,9166 Lg L

2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá chẽm là loài cá dữ điển hình. Khi cá còn nhỏ chúng có thể ăn các loài phiêu sinh
vật (chiếm 20%) mà chủ yếu là tảo khuê, nhưng thức ăn chính của chúng vẫn là cá, tôm
nhỏ (chiếm 80%). Phổ thức ăn của cá chẽm rộng, nhưng khả năng sử dụng thức ăn của
chúng thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau của cơ thể. Theo David (1986), cá có kích
thước 10 – 20 mm đã bắt
đầu ăn các loài cá nhỏ với tỷ lệ 0,8 trong khẩu phần ăn và tăng
dần đến 87% khi cá đạt 1m TL.
Theo Chacko, 1958 thức ăn chủ yếu của cá chẽm là các loài cá đối, cá măng… và
bọn giáp xác như: cua, tôm. ngoài ra chúng còn ăn các động vật thân mềm hai mảnh vỏ
như: sò, vẹm, ngao… [17]. Tame & Marichamys (1986) cho rằng: ấu trùng cá chẽm ăn
sinh vật phù du rồi chuyển sang ăn ấu trùng côn trùng. ở giai đoạn cá bột cá ăn các loài
động vật nổi như: Copepoda, ấu trùng nhuyễn thể… Khi cá đạt cỡ 5 – 15 cm thì thức ăn
chủ yếu của chúng là tôm và cá. giai đoạn này cá thực hiện tính ăn lẫn nhau. Kết qủa này
cũng phù hợp với nghiên cứu của Jena & Patnaik (1976), Russell & Greett (1985) [18].
Cá chẽm có tập tính săn mồi, cá con 10 – 40 mm TL có thể sử dụng thức ăn bất kỳ
lúc nào trong ngày nhưng mạnh nhất vào lúc xế chiều (Barlow et al. 1995)

Lương Công Trung (1999), ông nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá chẽm từ cá bố mẹ
được bắt ngoài tự nhiên và thấy rằng. Cá chẽm bắt mồi mạnh vào lúc trời tối từ 17h trở đi.
Cá bắt mồi ngay khi cho ăn thức ăn xuống và ăn rất nhanh (80 – 100%). Cá mới được
thuần dưỡng chưa quen với môi trường mới chúng thường tránh xa khi có tiếng động hoặc
bóng người [8].
Cá chẽm sẽ ăn thịt đồng loại đối với những con cá có chiều dài lên đến xấp xỉ 67%
chiều dài (TL) của con cá lớn. Tính ăn thịt đồng loại chủ yếu ở những con cá có chiều dài
nhỏ hơn 15 cm. Những con cá có chiều dài nhỏ hơn 16 mm TL rất khó khăn trong viêc tập
cho chúng ăn thức ăn chế biến [14].
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
+ Mùa vụ: Cá chẽm đẻ quanh năm (Kungvankij, 1984), thời điểm chính vụ từ tháng
4 đến tháng 8. Cá con cỡ 1 cm có thể thu được nhiều từ tháng 5 đến tháng 8
(Bhatia & Kungvankij, 1971). Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến mùa vụ sinh sản của
cá chẽm trong đó có sự tác động của thời tiết, khí hậu là rất lớn [8].
+ Phân biệt giới tính: Thông thường rất khó phân biệt giới tính của loài cá này nếu
chỉ dựa vào hình dạng bên ngoài, ngoại trừ vào mùa sinh sản. Trong mùa sinh sản để phân
biệt giới tính của cá có thể dựa vào một số đặc điểm sau:
Cá đực có mõm hơi cong, trong khi đó con cái thì mõm thẳng. Cá đực có thân thon
dài hơn cá cái (cùng tuổi), còn cá cái kích cỡ lớn hơn so với cá đực. Đến vụ sinh sản,
những vẩy gần lỗ huyệt của cá đực sẽ dày lên, còn những con cá cái bụng to hơn cá đực.
+ Chuyển đổi giới tính: Đặc điểm nổi bật trong sinh sản của cá chẽm là có sự thay
đổi giới tính từ cá đực thành cá cái sau khi tham gia sinh sản một vài lần. Đặc tính này
không hoàn toàn là tuyệt đối, có những con cá đực không chuyển thành cá cái trong suốt
cuộc đời (Moore, 1979). Hiện nay vẫn chưa có những giải thích rõ ràng về hiện tượng
này. Những con cá cái được chuyển đổi giới tính từ cá đực đựơc gọi là con cái thứ cấp, còn
cá cái phát triển trực tiếp từ trứng đựơc gọi là cá cái sơ cấp.
+ Sức sinh sản: Sức sinh sản của cá chẽm có liên quan tới kích thước và trọng lượng
cơ thể cá. Buồng trứng thu được từ 18 cá cái có trọng lượng từ 5,5 kg đến 11 kg cho
khoảng 2,1 – 7,1 triệu trứng (Wongsomnuk & Maneewongsa, 1976). Các quan sát của Vụ
nông nghiệp Australia (Annon, 1975) cho thấy cá 12 kg cho 7,5 triệu trứng, cá 19,5 kg cho

8,5 triệu trứng, và cá 22 kg cho 17 triệu trứng [2].
Dustan (1959) đã ước tính sức sinh sản trung bình của cá chẽm thuộc vùng biển miền
trung là 0,6.10
6
/ kg khối lượng thân [19]. Theo Davis (1984) cá chẽm có kích cỡ từ
122 cm – 124 cm có sức sinh sản ước tính khoảng 15,3. 10
6
– 45,7. 10
6
[7]. Moore (1982),
cho rằng: sức sinh sản của cá chẽm rất cao, cá có khối lượng cơ thể khoảng 7,77 kg – 20,8
kg thì sức sinh sản từ 2,3 .10
6
– 32,2 .10
6
trứng. Theo Davis (1986), cá chẽm là loài mắn
đẻ, nó có thể cho trên 10 triệu trứng ở kích thước 100 cm TL và 30 – 40 triệu trứng ở 120
cm TL.
+ Tập tính sinh sản: Dựa trên những nghiên cứu về tập tính sinh sản của cá trong bể
cho thấy, cá đực và cá cái thành thục sẽ tách đàn và ngừng ăn một tuần trước khi đẻ. Khi
cá cái thành thục sinh dục tốt nó gia tăng các hoạt động sinh dục với cá đực. Cá đực và cá
cái thành thục chín mùi sinh dục sẽ bơi lội thành từng cặp thường xuyên ở tầng mặt khi sắp
đẻ trứng. Cá đẻ thành nhiều lần trong khoảng 7 ngày thời gian để trứng vào lúc chiều tối
(khoảng từ 18h đến 22h) [2].
2.1.7 Vòng đời cá chẽm
Cá chẽm trải qua phần lớn thời gian sinh trưởng (2 – 3 năm) trong các thuỷ vực nước
ngọt như: sông, hồ nối liền với biển. Cá có tốc độ sinh trưởng nhanh thường đạt cỡ 3 – 5
kg, sau 2 – 3 năm. Cá trưởng thành 3 – 4 tuổi di cư từ vùng nước ngọt về vùng cửa sông và
ra biển nơi có độ mặn 30 – 32 ppt để phát triển tuyến sinh dục và đẻ trứng sau đó [2].
Vòng đời của cá chẽm ở phía bắc Australia cũng được nhiều tác giả nghiên cứu như

Moore (1978, 1980, 1982); Moore & Reynolds (1982); Russell & Grrett (1983, 1985);
Griffin (1985, 1986); Davis (1982, 1985) đều có nhận định vòng đời của cá chẽm ở phía
bắc Australia giống với vòng đời của cá chẽm ở thailand và đưa ra sơ đồ vòng đời của cá
chẽm.






]Smith (1965) ghi rằng, một số con cá có vòng đời trong nước ngọt nơi chúng lớn lên
cỡ 65 cm và trọng lượng đạt 19,5 kg. Tuyến sinh dục của những con cá đó thì không phát
triển. Trong môi trường nước lợ, cá chẽm đạt 1,7 m TL được tìm thấy ở vùng Indonesia.
Hiện nay điều chưa biết là cá trưởng thành có di cư ngược dòng không hay chúng giữ giai
đoạn còn lại của chúng với đời sống ở biển.
2.2 Tình hình nuôi cá biển trên thế giới
2.2.1 Vài nét về nghề nuôi cá biển trên thế giới
Hình 3: Sơ đồ vòng đời cá chẽm
Bãi cá trưởng thành
(0-34 ppt)
Bãi sinh trưởng c
ủa cá son
(25-30ppt)
Bãi đẻ (30-32 ppt)
Nuôi cá nước lợ hay nước mặn là một trong những nghề có từ lâu đời. Điển hình như
cá măng (Chanos chanos) đã được nuôi ở những ao vùng ven biển ở Indonesia hơn 700
năm và loài cá này cũng đựơc nuôi cách đây hơn 400 năm ở vùng Phillipines, Taiwan. Cá
măng là một loài cá biển nuôi cho sản lượng đáng kể, phần lớn sản lượng của loài cá này
trên thế giới được nuôi trong ao nước lợ với mật độ thấp và không bổ sung thức ăn nhân
tạo. hiện nay mô hình này đã thay đổi, cá nuôi được cho ăn hàng ngày, nhưng hầu hết cá

giống vẫn đựơc đánh bắt từ tự nhiên [26].
ở Nhật Bản, các loài cá biển được nuôi thâm canh trong bè đặc biệt là loài cá tráp
đuôi vàng (Seriola quinqueradiata) và (Pagrus maijor), nhưng cơ bản vẫn sử dụng nguồn
giống ngoài tự nhiên và sử dụng cá tạp làm thức ăn.
Từ thế kỷ trước cá hồi được nuôi rộng rãi ở vùng nước ngọt nhờ vào kỹ thuật sản
xuất giống có hiệu quả. Còn nghề nuôi cá hồi trong nước mặn không thể phát triển như ở
Nauy cho đến thập niên 70 và 80. Những vùng khác của Châu Âu, bắc và nam Mỹ đáng kể
là Scotland, Canada, Chile mãi đến thập niên 80 nghề nuôi cá hồi nước mặn mới bắt đầu
phát triển nhanh nhờ vào kỹ thuật sản xuất giống, nuôi bè và sử dụng thức ăn công nghiệp.
Hiện nay, cá hồi đại tây dương (Salmon salar) là loài cá biển nuôi quan trọng nhất ở nhiều
quốc gia trên thế giới. Nauy nổi tiếng là quốc gia có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát
triển nghề nuôi cá hồi. Năm 1997, sản lượng cá hồi nuôi đạt 312,6 tấn; năm 1998 đạt
348.600 tấn; năm 2000 đạt 412.700 tấn.
Quốc gia Đài Loan nghề nuôi cá có lịch sử từ rất lâu đời vào nh
ững năm 1960, ngoài
việc cho sinh sản nhân tạo thành công loài cá hồi, Đài Loan tiếp tục đạt được những thành
công trong sinh sản nhân tạo các loài cá khác như: cá đối nục, cá măng, cá vền đen, cá vền
vàng, cá chẽm… Hiện nay Đài Loan đang tập trung nghề nuôi lồng. Nuôi cá lồng trên biển
hạn chế được những bất lợi của môi trường do việc nó mở rộng diện tích nuôi và các hình
thức nuôi trong ao. Năm 2000, có khoảng 1.500 lồng, trong đó có 80% s
ố lồng sử dụng để
nuôi cá giò (Rhachicentroncanadum). Số lồng còn lại sử dụng để nuôi các đối tượng khác
như: cá mú chấm đỏ, cá hồng bạc, cá tráp đỏ… Năm 1990 sản lượng cá nuôi đạt 103 tấn;
năm 1997 sản lượng tăng gấp 7 lần; đến năm 1998 tăng gấp 3 lần sản lượng năm 1997, đạt
2.673 tấn, trong đó cá giò chiếm 50% tổng sản lượng.
Thailand có nghề cá biển đã phát triển qua hơn 2 thập kỷ, sản lượng tăng một cách ổn
định. Đối tượng nuôi chính là cá chẽm (Lates calcarifer) và cá mú (Epinephelus spp). Khu
vực nuôi cá chẽm chủ yếu ở vùng cửa sông và các đầm phá ven biển, còn khu vực nuôi cá
mú chủ yếu trong các vùng ven bờ, các eo ngách, vịnh ít sóng gió. Từ năm 1996 đến năm
1998 sản lượng cá chẽm tăng từ 654 tấn lên 2.998 tấn, còn sản lượng cá mú tăng 357 tấn

lên 723 tấn [7]. Thailand nghề nuôi thuỷ sản ven biển thường kết hợp với các ao sản xuất
muối, người ta đã học được cách nuôi cá trong mùa mưa, khi mà không thể sản xuất muối
họ đã chuyển sang nuôi thuỷ sản và bắt đầu áp dụng kỹ thuật hiện đại hơn [26].
Australia là quốc gia đạt được thành công lớn trong nghề nuôi cá biển ở 2 thập kỷ
qua. đối tượng nuôi chính là cá hồi đại tây dương (Atlantic Salmon) và cá ngừ vây xanh
(Southern blifintuna) với sản lượng hàng năm đạt 1.200 tấn doanh thu xấp xỉ 10 triệu
USD/ năm. Theo dự kiến đến năm 2010 Australia có thể thu được từ nghề nuôi cá công
nghiệp là 2,5 tỷ USD/ năm, trong đó cá hồi chiếm 1 tỷ USD và cá ngừ chiếm 300 triệu
USD (Hussey, 1999) [11].
Theo thống kê của FAO từ năm 1988 đến năm 1997 sản lượng cá biển trên toàn thế
giới tăng khoảng 10% hàng năm. Năm 1997 sản lượng cá biển trên toàn thế giới đạt 2 triệu
tấn, trị giá 8 tỷ USD, trong đó sản lượng cá hồi đại tây dương đạt 640.000 tấn, chiếm ưu
thế nhất (Hambrey, 2000). Vào năm 1997 Tổ chức nông-lương Liên Hợp Quốc (FAO)
cũng đưa ra số liệu thống kê và nhận định rằng: Châu á là vùng có nghề nuôi trồng thuỷ
sản phát triển mạnh nhất chiếm 82% theo giá trị thuỷ sản toàn thế giới và 91% theo sản
lượng. Tổng sản lượng thuỷ sản của các loài nuôi quan trọng là 27.788.384 tấn trong đó
giáp xác là 1.126.634 tấn (chiếm 4%), nhuyễn thể 5.087.068 tấn (chiếm 18%), rong biển
832.879 tấn (chiếm 25%), cá 14.669.173 tấ
n (chiếm 53%) và các loại khác 72.632 tấn. Về
giá trị nhóm cá chiếm 53% và giáp xác chiếm 17%. Điều này cho thấy hải sản đóng vai trò
quan trọng nhất trong toàn ngành nuôi trồng thuỷ sản [26].
2.2.2 Tình hình nghiên cứu và nuôi cá chẽm trên thế giới
a) Những nghiên cứu khoa học về loài cá chẽm (Lates calcarifer)
Thailand là quốc gia đầu tiên trên thế giới nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo cá chẽm
(Lates calcarifer) tại hồ Songkla vào năm 1971 (theo Ruangpapil, 1986) và đến năm 1973
họ đã thành công cho cá chẽm sinh sản nhân tạ
o thành công bằng phương pháp chủ động
môi trường sinh thái với nguồn cá được đánh bắt ngoài tự nhiên (Kungvankij, 1981). Đến
năm 1975 thailand tiếp tục cho đẻ cá chẽm thành công với nguồn cá bố mẹ được nuôi trong
lồng. Năm 1977, các nhà nghiên cứu lại tiếp tục thu được những thành công trong sinh sản

nhân tạo cá chẽm bằng cách sử dụng hormone sinh dục để kích thích cho cá đẻ. Sau
Thailand có nhiều quốc gia khác cũng đã cho sinh sản nhân tạo thành công loài cá này như
ở: Phillipines, Singapore, Malaysia, Việt Nam…
Greett và Rusmussen (1987), làm thí nghiệm kích thích cá chẽm sinh sản bằng LRHa
và HCG (Northern Fisheries Research Centre In Queensland). Họ cho rằng chỉ những con
cá cái có đường kính trứng lớn hơn 0,4 mm mới được sử dụng để kích thích hormone sinh
sản. theo Kungvankij (1987) cá cái có đường kính trứng 0,4 – 0,5 mm và cá đực có sẹ chảy
ra khi vuốt là sẵn sàng cho việc kích thích sinh sản [8].
Hiện nay có hai phương pháp cho sinh sản nhân tạo cá chẽm (Lates calcarifer) ở các
nước Đông Nam á là thụ tinh nhân tạo từ trứng và tinh trùng cá chẽm thành thục ngoài tự
nhiên và kích thích sinh sản (bằng cách tác động vào điều kiện môi trường sống và kích
thích sinh sản bằng kích dục tố). Chỉ riêng phương pháp điều khiển môi trường, hàng năm
ở Thailand có thể sản xuất đựơc 50 - 100 triệu cá bột và cá giống.
Sau khi ở Thailanh sản xuất thành công giống cá chẽm thì đã có rất nhiều nhà khoa
học tập trung nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng cho cá chẽm ở giai đoạn giống. Ngoài ra còn
một số nhà nghiên cứu khác nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện môi trường sinh
thái đến sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm ví dụ: nhiệt độ, độ mặn, pH…
b) Tình hình sản xuất giống và nuôi cá chẽm trên thế giới
Theo Mackingnon (1984) và Sirrike (1982) thì năm 1981 Thailand sản xuất được 20
triệu cá bột và cùng năm đó nuôi được trên 300 tấn cá chẽm thương phẩm. Aron (1987), đã
tổng kết năm 1985 tổng sản lượng cá chẽm nuôi ở Thailand đạt 512 tấn. Từ năm 1988 đến
năm 1996 sản lượng cá chẽm tăng từ 654 tấn lên 2.998 tấn [3]. Trước những thành tựu mà
Thailand đã gặt hái được từ nghề nuôi cá chẽm nó đã ảnh hưởng sâu rộng đến hàng loạt
các nước khác và nghề nuôi cá chẽm đã nhanh chóng lan rộng sang hàng loạt các quốc gia
khác như: Indonesia, Malaysia, Phillippines, Việt Nam…
Tại Trung Quốc cá chẽm là đối tượng nuôi thuỷ sản quan trọng, trong hơn 30 năm
phát triển đối tượng này Trung Quốc đã có hàng trăm trại sản xuất giống nằm rải rác tại
các vùng ven biển mà tập trung chủ yếu ở Thượng HảI, Phúc Kiến, Hà Nam, Hải Nam và
Trung Giang. Ngư dân Trung Quốc đã thuần hoá giống cá này để nuôi trong ao nước ngọt.
Cá 30 ngày tuổi được ương trong ao đất do đó sớm làm quen với môi trường ao nuôi, nên

tỷ lệ sống cao khi nuôi thương phẩm. Theo Chen. L.C (1989), ngư dân Trạm Giang nuôi
đơn cá chẽm trong ao đất với mật độ 2-5 con/ m
2
. Sau 6 tháng nuôi có thể đạt năng suất 6-
12 tấn/ ha. Nuôi ghép bán thâm canh cá chẽm 0,2 con/ m
2
với cá rô phi 0,4 con/ m
2
có bổ
sung thêm thức ăn là cá tạp thì kết qủa cho thấy cứ 2,5 - 4 kg cá tạp cho 1 kg cá chẽm và
hiệu quả này rất cao.
Chủ yếu nghề nuôi cá chẽm ban đầu được nuôi trong các lồng lưới, các loại lồng lưới
này có dạng hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn. Thể tích của lồng dao động từ
8 m
3
(2 m x 2 m x 2 m) đến 150 m
3
. Mật độ nuôi đối với hình thức nuôi lồng nhìn chung
khoảng 15 - 40 kg/ m
3
, thậm trí mật độ có thể lên đến 60 kg/ m
3
xong việc tăng mật độ
càng cao thì yêu cầu quản lý tốt về chất lượng nước, sức khoẻ, lắp đặt máy sục khí và thay
nước càng nhiều hơn [14].
ở Australia, một số lượng trại nuôi cã chẽm đã xây dựng hệ thống nuôi nước ngọt
tuần hoàn, với việc lắp đặt hệ thống lọc sinh học và lý học. Những ưu điểm của hệ thống
này là nó có thể đặt ngay gần thị trường tiêu thụ, do đó giá thành vân chuyển giảm. Mật độ
nuôi trong các trang trại như thế này khoảng 15 kg/ m
3

[14].
Cá chẽm là loài cá có giá trị cao và hiện nay đang có nhu cầu cao ở các nước Châu á.
Theo thống kể của FAO, hiện nay sản lượng cá chẽm toàn cầu hàng năm lên tới gần
400.000 tấn, trong đó trên 90% là từ Thailand và các nước Đông Nam á khác [27]. ở
Thailand phần lớn cá chẽm bán trên thị trường là nuôi trong lồng và nuôi ao. Theo những
người nuôi cá chẽm ở miền nam Thailand, sự canh tranh thương mại giữa các nước trong
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN), như Thailand, Indonesia, Việt Nam đang
gia tăng, chủ yếu là do cá chẽm từ hai nước Indonesia và Việt Nam có giá rẻ hơn.
2.3 Tình hình nuôi cá biển tại Việt Nam
2.3.1 Vài nét về tình hình nuôi cá biển tại việt nam
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa thuộc khu vực Đông Nam á, có đường
bờ biển dài 3260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km
2
. Biển Việt Nam có hơn
2000 loài cá biển, trong đó có khoảng 130 loài có giá trị kinh tế cao. Sản lượng khai thác
cho phép khoảng 1,4 - 1,5 triệu tấn. Do đặc điểm của vùng nhiệt đới nên cá biển Việt Nam
phần lớn là các loài có kích thước nhỏ và chu kỳ sinh sản ngắn [25]. Hiện nay ngành thủy
sản đẩy mạnh phát triển nghề nuôi cá biển. Đã hình thành các mô hình nuôi công nghiệp
phục vụ cho xuất khẩu đối với một số loài như cá song (cá mú), cá chẽm, cá hồng, cá giò.
Một số loài khác cũng đang đựơc tiến hành nuôi thử nghiệm như cá tráp, cá chim biển, cá
bơn… Hình thức nuôi theo qui mô công nghiệp trên các lồng bè trong các vịnh, đầm quanh
đảo, các vùng ven biển trong cả nước.
Công nghệ sản xuất một số loài cá biển như cá song, cá chẽm, cá giò; công nghệ sinh
sản nhân tạo tôm; một số loài cá nuôi cũng đã được nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều địa
phương. Thành công trong công việc giữ giống, di giống, thuần hóa, chọn lọc và lai tạo
giống mới nhiều loài khác nhau đã mở ra khả năng hoàn thiện tập đoàn cá nuôi phù hợp
với yêu cầu của nuôi trồng thuỷ sản khắp các vùng trong cả nước. Nhờ đó đóng góp của
nuôi trồng thuỷ sản vào giá trị sản xuất ngành thuỷ sản hàng năm ngày càng tăng, năm
1990 chiếm tỷ trọng 31%, năm 2000 chiếm 36,16%, năm 2004 đạt 55,5% tổng giá trị toàn
ngành thuỷ sản [24].

Năm 1994, Viện hải dương học Nha Trang đã thành công trong việc cho sinh sản
nhân tạo và ương nuôi hai loài cá ngựa (Hippocampus kuda và H. trimaculata) sau 8 tháng
nuôi đạt khối lượng (W) 2,2 – 1,5 g/con. Tương ứng chiều dài thân (TL) 132 – 156 mm
(Nguyễn Trọng Nho, 2003) [4].
Năm 1994 – 1995, Viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng đã thành công trong sản xuất
giống cá núc tại vịnh Hạ Long, kết quả sau 3 tháng nuôi đạt khối lượng 50 g/ con, chiều
dài (L) tương ứng là 13 cm.
Năm 2001, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã thành công trong sinh sản nhân
tạo loài cá giò (Rachysentron canadium) song tỷ lệ ương nuôi thành cá hương và cá giống
còn rất thấp (1 – 4 %). Viện cũng đã nhập 20.000 giống cá mú và ương nuôi thương phẩm
[13].
Theo Nguyễn Trọng Nho và CTV (2001) [18], từ năm 1995 đến năm 1998 số lượng
lồng nuôi trên biển tăng 10 lần, năm 1998 có trên 10.000 lồng nuôi, trong đó 6.000 lồng ở
vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) và vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) chiếm diện tích 150 ha. Hầu
hết lồng nuôi do tư nhân quản lý (chiếm 99%), hơn 70% sản lượng được xuất khẩu ra thị
trường quốc tế như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản … và 30% tiêu thụ trong nước. Chi
phí cho nuôi biển năm 2001 là 106.192 triệu đồng lớn hơn năm 2000 là 4.303 triệu đồng.
Tỷ suất lợi nhuận của nuôi biển trong năm 2001 đạt 122,4% (Bộ thủy sản, 2001).
Vào những năm 80, thủy sản Việt Nam xuất khẩu chủ yếu qua hai thị trường trung
gian là Hongkong và Singapore, đến nay chúng ta đã xuất khẩu trực tiếp được vào các thị
trường của các nước ở khắp các châu lục, đặc biệt là các thị trường quan trọng như: Nhật
Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc và các nước EU [24]. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng đông lạnh
của Việt Nam chiếm khoảng 15 – 20% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng năm.
Trong đó giá trị xuất khẩu các mặt hàng cá biển chiếm khoảng 40 – 50% tổng giá trị các
mặt hàng cá đông lạnh [25].
Bảng 2: Một số loài cá biển xuất khẩu chính của Việt Nam
Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh Tên la tinh
1. Cá nổi lớn 1. Big pelagic

Cá ngừ Tuna

Thunnus
Cá kiếm swordfish
Xiphias gladius
Cá cờ Marlin
Makaira
Cá thu Mackerel
Acanthocybium
Cá nục heo (cá dũa) Mahi-mahi
Coryphaena hippurrus
2. Cá nổi nhỏ 2. Small pelagic fishes

Cá hè E mperor
Lethrinidae
Cá nục, sòng Scal
Carangidae
Cá chỉ vàng Yellow strip trevally
Selaroides leptolepis
Cá trích Herring
Clupeidea
Cá cơm Anchovies
Engraulidae
Cá bạc má India mackerel
Rastrelliger
3. cá rạn 3. Rock fishes

Cá song (mú) Grouper
Ephinephenus
Cá chẽm Barramundi, giant seaperch
Lates calcarifer
Cá hồng Snapper

Lujanus
4. Cá đáy 4. Demersal fishes

Cá bơn Flounder tongue sole
Pseudorhombus cynoglos
Cá hố Largehead hairtall
Trichiurus lepturus
Cá chim Pomfret
Stromateoides
Cá lượng Threadfin bream
Nemipterus
Cá sạo Grunt
Pomadasys
Cá trác Mootail bigeye
Plectorynchus hamrur
Cá đù bạc Silver croaker
Pennahia argentata
Cá đục bạc Silver sillago
Silago sihama
Cá bánh đường Long spine seabream
Evynnis cardinalis
Cá lượng (cá đổng cờ) Threadfin bream
Nemipterus
Cá đầu vuông (cá đổng quéo) Japanese horsehead fish
Brachiostegus japonicus
Cá phèn Goleban (yellow) goitfish,
Upeneus moluccensis
Cá đối mục Bully mullet
Mugil cephlus
2.3.2 Tình hình nghiên cứu và nuôi cá chẽm ở Vệt Nam

a) Những nghiên cứu khoa học về cá chẽm tại Việt Nam
Từ trước cho đến nay nghề nuôi cá chẽm ở nước ta chủ yếu dựa vào nguồn giống
được bắt ngoài tự nhiên. Từ thập niên 70 những nghiên cứu về loài cá này còn ít mới chỉ
dừng lại ở mức độ nghiên cứu những đặc điểm sinh học. Trong những năm gần đây có
nhiều công trình nghiên cứu về loài cá này, đặc biệt là các công trình nghiên cứu thuộc dự
án NUFU do trường Đại học Thủy sản Nha Trang (nay là Đại học Nha Trang) chủ đề tài đã
có một số thành công được ghi nhận (Nguyễn Trọng Nho, 2001) [4].
Võ Ngọc Thám (1995) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá chẽm
(Lates calcarifer) ở đầm Nha Phu Khánh Hòa đã xác định được mùa vụ sinh sản, vị trí bãi
đẻ, cỡ cá thành thục và bãi sinh trưởng của cá.
Lương Công Trung (1999), đã nghiên cứu và đưa ra nhận định. Sự tăng trưởng kém
của cá chẽm cho ăn bằng thức ăn luân trùng (Roratoria) kém hơn cho ăn thức ăn là Artemia
không phải do hàm lượng dinh dưỡng của luân trùng kém không phù hợp cho cá chẽm sinh
trưởng là do kích thước của chúng nhỏ, do đó luân trùng kích thích bắt mồi kém hơn đồng
thời năng lượng cá phải tiêu hao cho hoạt động bắt mồi lớn hơn so với cá bắt mồi là
Artemia,
ở giai đoạn cá hương 20 – 24 ngày tuổi. Cho nên kết hợp luân trùng và artemia là
thức ăn đạt hiệu quả cao nhất của cá chẽm ở giai đoạn này [8].
Năm 2000, Nguyễn Duy Hoan & Võ Ngọc Thám đã thực hiện thành công đề tài
khoa học “Nghiên cứu sản xuất thử giống cá chẽm (Lates calcarifer) tại Khánh Hòa”. Tác
giả đề tài đã đưa ra qui trình sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi từ giai đoạn cá bột lên
cá giống [6].
Huỳnh Văn Lâm (2000), cho biết nhiệt độ và độ mặn thích hợp nhất cho cá chẽm
sinh trưởng ở nhiệt độ 28 – 31
oC
và độ mặn khoảng 25 – 35 ppt; mật độ ương thích hợp là
50 – 100 con/ L, cho tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống cao. Độ mặn dao động trong khoảng
10 – 20 ppt ít ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá chẽm ở giai đoạn 26 – 50 ngày tuổi. Có thể
ương nuôi cá chẽm giai đoạn 26 -50 ngày tuổi ở điều kiện môi trường nước ngọt, lợ, mặn
(độ mặn: 0 – 30 ppt), tuy nhiên cá ương nuôi ở nước ngọt có tỷ lệ sống thấp hơn đáng kể so

với ương nuôi trong môi trường nước lợ hay nước mặn [9].
Năm 1998, tại huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh, đã sản xuất nhân tạo bằng
phương pháp sử dụng kích dục tố kích thích sinh sản. Tuy nhiên qui trình chưa ổn định,
hiện tượng chết hàng loạt ở giai đoạn sớm còn cao.
Sau hơn 10 năm (1996 – 2007) nghiên cứu và thử nghiệm đề tài “Qui trình kỹ thuật
sản xuất giống nhân tạo cá chẽm (Lates calcarifer)” nhóm nghiên cứu trường Đại học
Thủy sản Nha Trang chính thức công bố tìm ra được qui trình kỹ thuật sản xuất giống cá
chẽm nhân tạo. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, nhóm đã
hoàn thiện được qui trình kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ (cá chẽm tại các tỉnh phía nam) trong
hệ thống lồng nuôi trên biển và bể xi măng nước chảy tuần hoàn với hệ thống lọc sinh học.
Tỷ lệ cá bố mẹ có thể tham gia sinh sản đạt 100%. Qui trình kỹ thuật ấp nở trứng cá, ương
nuôi cá bột thành cá giống qui mô sản xuất thương mại với tỷ lệ sống đạt 38% [30]
Từ năm 2004 đến nay, nhóm cũng sản xuất được hơn 2 triệu cá giống có chiều dài
2 – 3 cm (TL), trong đó cung cấp miễn phí 300.000 con cho trại thực nghiệm Nuôi trồng
thủy sản (Trường Trung học thủy sản IV tại Quảng Ninh), Trung tâm khuyến ngư các tỉnh
Thái Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh thuận . Số
giống còn lại cung cấp cho người nuôi trồng thủy sản ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên
Giang [30].
b) Tình hình nuôi cá chẽm ở Việt Nam
Những năm gần đây khi con tôm sú (Penaeus monodon) đang dần mấ
t vị thế do dịch
bệnh, ô nhiễm môi trường thì đề tài nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá chẽm (Lates
calcarifer) do các nhà nghiên cứu của trường Đại học thủy sản Nha Trang thực hiện đã đưa
được con cá chẽm từ ngoài khơi vào trong đất liền. Với khả năng kháng bệnh cao, sinh
trưởng nhanh, tiêu thụ tốt… con cá chẽm đang dần “lên ngôi”, nhiều hộ gia đình ở thị xã
Cam Ranh (Khánh Hoà) đang thay dần những diện tích nuôi tôm sú
để chuyển dần sang
nghề nuôi cá chẽm thương phẩm. Nếu năm 2004, Cam Ranh mới bắt đầu nuôi thử nghiệm
thì nay thị xã đã có gần 70 hecta diện tích với trên 100 hộ. Theo kinh nghiệm của người
dân thì quá trình nuôi cá chẽm rất đơn giản, ít chăm sóc. Người nuôi chỉ cần có đìa để lọc

phân loại cá lớn và cá nhỏ, vì cá chẽm thuộc loài cá dữ. Do vậy tốt nhất nên chỉ thả nuôi
khoảng 20.000/ ha [29].
Nghề nuôi cá chẽm hiện nay đã và đang thu được những thành tựu nhất định về kinh
tế. Nhiều hộ nuôi ở Cam Ranh thu lợi nhuận 70 – 100 triệu đồng/ ha, sau 7 – 8 tháng nuôi
thương phẩm theo mô hình nuôi luân canh với tôm sú và cá rô phi. Từ thành công này
nhiều địa phương trong cả nước đề nghị chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá chẽm
nhân tạo để có thể tự sản xuất giống ở địa phương, đảm bảo chất lượng giống cung cấp cho
người nuôi trồng thủy sản ở địa phương [30].
Nuôi cá chẽm trong ao đất có hai hình thức nuôi là nuôi đơn và nuôi ghép. Trong
nuôi đơn điều bất lợi là hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thức ăn bổ sung, làm giảm lợi
nhuận của người nuôi, đặc biệt là những nơi có nguồn cá tạp hạn chế và đắt. Trong nuôi
ghép, đối tượng được sử dụng để nuôi ghép với cá chẽm là những loài không cạnh tranh
thức ăn với cá chẽm, có chu kỳ sinh sản ngăn, sức sinh sản lớn như cá rô phi. Cá rô phi thả
nuôi trong ao mục đích cơ bản nhằm lợi dụng đặc điểm sinh sản của nó để làm thức ăn cho
cá chẽm. Cá rô phi thả nuôi trước khi thả cá chẽm ít nhất là 21 ngày nhằm tạo ra quần đàn
cá rô phi con để làm thức ăn sống cho cá chẽm nuôi.
Hiện nay số lượng trại sản xuất cá chẽm cung cấp cho nuôi thương phẩm còn ít như:
Trường Đại học thủy sản Nha Trang, Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hải Tiến Và số
lượng giống cung cấp cho ngư dân còn thiếu nhiều. Trước những ưu điểm của con cá chẽm
trong nuôi thương phẩm đang hứa hẹn nhi
ều tiềm năng cho nghề nuôi thủy sản trong cả
nước. Do đó mà yêu cầu quan trọng là phải làm sao các nhà nghiên cứu, các trung tâm
nghiên cứu thủy sản chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá chẽm về địa
phương càng sớm càng tốt, nhằm đảm bảo nguồn giống cung cấp cho người nuôi.
2.4 Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng cá chẽm
2.4.1 Khái quát chung về nhu cầu dinh dưỡng cá
Dinh dưỡng là nuôi dưỡng tập hợp những chứ
c năng có thể biến đổi và sử dụng thức
ăn, nhằm giúp cho sinh vật tăng trưởng và hoạt động bình thường.
Động vật thủy sản có những đặc điểm dinh dưỡng rất riêng biệt và rất khác so với

những động vật trên cạn.

×