Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi hứng thú với hoạt động làm quen với toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 18 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Làm quen với toán” là môn học đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình
thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Đặc biệt nó có tầm quan trọng rất lớn đối với
việc phát triển trí tuệ. Bởi nó giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh và trực
tiếp giúp trẻ giải quyết các bài toán trong cuộc sống hằng ngày của trẻ, nếu không
có các biểu tượng toán trẻ rất khó khăn để hiểu hết câu hỏi của người khác, để biểu
đạt những suy nghĩ của mình vì hằng ngày trẻ gặp rất nhiều tình huống muốn giải
quyết. Vì vậy việc hình thành các biểu tượng toán là rất cần thiết. Đồng thời góp
phần vào việc phát triển tư duy cho trẻ và các quá trình tâm lí khác.Ngoài ra“Làm
quen với toán”còn góp phần hình thành các biểu tượng sơ đẳng ban đầu về toán
như: Số lượng, hình dạng, kích thước, phép đếm, định hướng trong không gian,
thời gian. Hình thành và phát triển khả năng nhận thức các biểu tượng ban đầu về
toán, các thao tác tư duy như: Quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá,
khả năng tranh luận, phán đoán, ước lượng và tìm cách giải quyết vấn đề cung cấp
và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ hiểu và vận dụng số từ ngữ về toán như: To nhỏ, cao - thấp, phải – trái, nhiều hơn – ít hơn, cung cấp những kinh nghiệm, những
vấn đề có ý nghĩa và thú vị gần gũi liên quan đến cuộc sống thực của trẻ, giúp trẻ
có những phản ứng nhanh nhạy sảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
Đối với trẻ 5 – 6 tuổi hình thành biểu tượng toán là trang bị cho trẻ những
kiến thức toán học sơ đẳng dưới dạng những biểu tượng toán chứ không phải là
những khái niệm toán học, đó là những biểu tượng về tập hợp, số lượng, hình dạng
kích thước, định hướng không gian và thời gian. Từ những kiến thức đó nó sẽ là
hành trang, là nền tảng vững chắc để trẻ có thể tự tin khi bước chân vào lớp 1.
Nhận thức được tầm quan trọng nói trên. Bản thân tôi đã thường xuyên cập
nhật mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động làm quen với toán để triển khai kịp thời
và có kế hoạch sát sao cho bản thân, làm thế nào để hoạt động “ Làm quen với
toán” ngày càng mở rộng và nâng cao hơn nữa, phù hợp với xu thế đổi mới của
ngành giáo dục. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với biểu
tượng toán sơ đẳng tôi mạnh dạn nghiên cứu thực nghiệm và viết đề tài “Một số
biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi hứng thú với hoạt động làm quen với toán”. Nhằm
góp phần thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới của trường nói riêng và
ngành học nói chung.


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1


I. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Hoạt động làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng , không những giúp trẻ học
bộ môn toán sau này dễ dàng hơn mà còn giúp trẻ tiếp thu kiến thức của các môn
học khác một cách nhanh nhạy và chính xác hơn.
Hoạt động “làm quen với toán” là một môn khoa học cần có độ chính xác cao
và nó là một bộ môn rất quan trọng đối với trẻ, nhằm giúp trẻ làm quen với mọi vật
xung quanh, nhằm giải quyết những khó khăn thiết thực trong đời sống của trẻ.
Trong các hoạt động giáo dục trẻ Mầm non đặc biệt là trẻ 5 – 6 tuổi hoạt động
vui chơi là hoat động chủ đạo. Vì Trẻ nhỏ ở lứa tuổi này rất hiếu động, rất thích tìm
tòi khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh. tất cả những cái trẻ nhìn thấy đều
ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ , đần dần trẻ có được những khái niện giản đơn
nhất về thế giới xung quanh có nhu cầu muốn tìn tòi ,phám phá về tính chất, đặc
điểm của sự vật hiện tượng ,tập hợp các số lượng , hình dạng, màu sắc, kích thước,
vị trí, sắp xếp của chúng trong không gian.
VD: Khi chơi với đồ vật trẻ muốn biết tại sao vật này lại lăn được nhưng vật kia lại
không lăn được . hình dạng, kích thước và chất liệu của chúng khác nhau như thế
nào? Hoặc trẻ muốn biết từng nhóm đồ vật có bao nhiêu vật và cách so sánh các
nhóm với nhau. Trẻ muốn biết nhóm này có số lượng nhiều hay ít hơn nhóm kia.
Bắt đầu trẻ muốn biết làm thế nào để cho hai nhóm được bằng nhau. Từ đó trong tư
duy của trẻ đã nảy sinh khái niệm thêm bớt một cách giản đơn nhất về phép cộng
trừ của bậc tiểu học. Xuất phát từ nhu cầu đó mà việc cho trẻ làm quen với biểu
tượng toán sơ đẳng là nhu cầu rất cần thiết và vô cùng quan trọng.
II. Thực trạng của vấn đề:
* Thuận lợi:
- Hiện nay Nga Liên là một trong những xã có nền kinh tế, văn hoá phát triển khá

ổn định và bền vững nổi bật nhất là nghề sản xuất kinh doanh và nghề tiểu thủ công
nghiệp. Chính vì vậy mà vấn đề an sinh xã hội được nâng cao, các bậc phụ huynh
rất quan tâm đến việc học hành của con em mình.
- Về phía nhà Trường: Trường Mầm non Nga liên là một ngôi trường đạt chuẩn
quốc gia, trường có một cơ sở khang trang đầy đủ, phòng học rộng rãi, thoáng mát.
Một môi trường, trong sạch, an toàn cho trẻ hoạt động và vui chơi. Nhà trường có
ban giám hiệu nhiệt tình, trình độ chuyên môn vững vàng. Thêm vào đó lại được sự
quan tâm, nhiệt tình, sâu sát của Phòng giáo dục và UBND xã.

2


- Về phía giáo viên trường có tổng số Giáo viên là 25 cô giáo trong đó có 12 cô đã
có bằng trên chuẩn đó là bằng đại học và bản thân tôi cũng rất là vinh dự được nằm
trong tốp 12 cô đó. Và 7 cô hiện đang theo học lớp Đại Học còn lại 6 cô có bằng
đạt chuẩn. Chính vì vây mà kiến thức của giáo viên được nắm rất chắc, chuyên
môn nghiệp vụ rất dầy dặn và tạo được sự tin tưởng tuyệt đối từ các bậc phụ
huynh.
- Về phía học sinh : Các em cũng được quan tâm nhiều hơn, mức sống của các bé
cũng khá đầy đủ, các bé đã được tiếp xúc với các phương tiện truyền thông hiện đại
ngay từ khi còn rất nhỏ và có khoảng 95% các bé đã được đi học từ lớp nhà trẻ
bé(12 – 18 tháng tuổi). Cho nên các bé rất là mạnh dạn tự tin, năng động và thông
minh.
* Khó khăn:
Trước những mặt tích cực như vậy vẫn còn một số những hạn chế nho nhỏ
về trang thiết bị, đồ dùng phục phụ cho môn học còn ít, chưa phong phú, nhận thức
kĩ năng của trẻ đã tập trung nhưng chưa đạt hiệu quả cao. Vì Một số cháu chưa qua
lớp mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ mà học luôn chương trình mẫu giáo lớn. Trẻ gặp
nhiều khó khăn khi gặp phải một vấn đề phức tạp mà không có sự chuẩn bị dần từ
những vấn đề đơn giản. Cho nên phần lớn trẻ không biết xếp tương ứng 1 – 1 đặt số

lượng tương ứng bị nhầm, đếm hay bị nhảy cóc khi thực hiện một số phép biến đổi,
còn lúng túng nói sai kết quả. Hay nhầm lẫn các chữ số với nhau như số 9 với 6. số
2 với số 5 số 3 và số 7 còn đặt ngược. gọi tên các hình, các khối còn nhầm lẫn chưa
phân biệt được định hướng trong không gian hoặc hay bị nhầm lẫn.
Mặt khác sự nhận thức của các bậc phụ huynh chưa đồng đều, Một số phụ
huynh còn xem nhẹ môn học này đối với trẻ mầm non. Chúng tôi vẫn còn hay được
nghe những câu cửa miệng của phụ huynh rằng “ Ôi dời cái trò Mầm non thì học
hành cái nỗi gì với lại trẻ nó biết cái gì mà các cô cứ làm quan trọng hoá vấn
đề ...,”.
Trước những thực trạng đó. Bản thân tôi đã nhận thức được nhiệm vụ của
người giáo viên là không được nản lòng trước mọi thử thách khó khăn mà cần phải
biết tìm ra các phương pháp, biện pháp sáng suất nhất để các giờ học thêm sinh
động mang tính chất của độ tuổi: “ Học mà chơi, chơi mà học”. Làm cách nào để
đưa trẻ đến các hoạt động đặc biệt là hoạt động làm quen với toán một cách nhẹ
nhàng khéo léo mà vẫn đạt được hiệu quả cao nhất.

3


Vào đầu năm học tôi bắt đầu khảo sát kết quả đầu vào trẻ của lớp mình và
thấy kết quả như sau:
Kết quả khảo sát đầu năm học:
Nội dung khảo sát
Tổng
Kết quả khảo sát
số trẻ Trẻ đạt Tỷ lệ % Trẻ CĐ Tỷ lệ %
Dạy trẻ về biểu tượng Tập
34
15
44

19
56
hợp - Số lượng - Phép đếm
Dạy trẻ biết xác định hình
34
17
50
17
50
dạng, kích thước.
Dạy trẻ biết định hướng
34
13
38
21
62
trong không gian
Từ những vấn đề trên việc tìm ra giải pháp tốt nhất để hình thành những biểu
tượng toán sơ đẳng cho trẻ 5 -6 tuổi một cách chính xác, bền vững, khắc phục được
những khó khăn của địa phương, phát huy được tính tích cực của trẻ là thiết thực là
cấp bách và cũng là điều quan trọng trong thực tế hiện nay.Chính vì vậy mà tôi đã
đi vào nghiên cứu đặc thù của hoạt động Làm quen với toán. Để tìm ra giải pháp
hữu hiệu nhất giúp trẻ hứng thú với môn học này.
III. Các giải pháp và tổ chức thực hiện thực hiện:
1.Biện pháp Dạy trẻ làm quen với hoạt động có chủ định.
* Hoạt động “Làm quen với toán” không phải là một môn học khô khan,buồn tẻ
và cũng không đòi hỏi giáo viên phải có nhiều năng khiếu, xong làm thế nào để
giáo viên truyền thụ một cách chính xác mà giờ học không bị cứng nhắc. Hiện nay
chúng ta đang thực hiện chương trình giáo dục Mầm non mới nên phương pháp dạy
học cũng được linh hoạt sáng tạo, nhẹ nhàng thoải mái, không gò ép.

Trước khi thực hiện cho trẻ “ Làm quen với toán” tôi thường nghiên cứu tài
liệu tham khảo để tìm ra nhiều hình thức dạy trẻ, sau đó chọn một hình thức dạy trẻ
hấp dẫn nhất và phù hợp với đặc điểm của lớp, tôi cho trẻ làm quen mọi lúc, mọi
nơi để nắm bắt tình hình chung của lớp.Cụ thể khi dạy trẻ làm quen với hình dang,
kích thước.
VD: Ở chủ đề “ Gia đình” Khi cho trẻ ôn tập các khối “ Khối vuông, khối
chữ nhật, khối trụ, khối cầu” tôi cho trẻ làm quen với các khối bằng cách liên hệ
với thực tế đời sống hàng ngày của trẻ và hỏi trẻ các con thử nghĩ xem khối vuông
giống với đồ vật gì ở Gia đình nhà mình nào? Lúc đó trẻ liên tưởng và nói ngay là con thưa cô giống cái “ti vi” ạ. Tôi lại hỏi tiếp vậy khối chữ nhật thì giống đồ vật
4


gì? Trẻ trả lời luôn mà không cần suy nghĩ Giống tủ lạnh ạ. Tôi lại hỏi tiếp vậy
khối trụ thì giống đồ dùng gì, tôi tưởng trẻ không hề biết gì về khối trụ nhưng ngờ
đâu trẻ lại thông minh hơn tôi tưởng tất cả đều chanh nhau trả lời Bé Ngọc Ánh thì
nói là giống bánh xe lu, bé Việt Anh thì bảo giống cái ở máy ép nước mía bé hải
sơn thì lại bảo giống cái bể lọc nước ở nhà con...
- Kết quả khi tôi giơ bất kỳ khối gì ra hỏi trẻ, trẻ đều nói đúng tên các khối
và phân biệt rất rõ ràng đặc điểm của từng khối. Vì liên hệ với thực tế là một biện
pháp rất hiệu quả đối với trẻ mầm non nên tôi đã chọn biện pháp này và thu được
kết quả rất cao.
Mỗi giờ học “ Làm quen với toán” tôi đều có kế hoạch cho trẻ được làm quen trước
với nội dung sẽ dạy trên hoạt động học sắp tới thông qua các hoạt động khác như:
Hoạt động góc, hoạt động ngoài trời... Bởi đây là cơ hội tốt nhất để trẻ làm quen
với biểu tượng toán. Ở các góc chơi này tôi cho trẻ lmf quen với Tập hợp – số
lượng – phép đếm.
VD: Ở chủ đề “ Gia đình” trong quá trình cho trẻ chơi ở hoạt động góc:
Góc phân vai: Tôi đi lại đặt câu hỏi với nhóm chơi gia đình như: Gia đình bác có
mấy người? Mỗi người trong gia đình bác cần có bao nhiêu bát? Bao nhiêu đôi
đũa? Sau đó trẻ đếm số người rồi trả lời con thưa cô có 6 người ạ, cần 6 cái bát và 6

cái đũa ạ. Tôi nói 6 người, 6 cái bát thì đúng rồi nhưng còn 6 cái đũa tôi cầm lên và
chia cho 6 người rồi hỏi mỗi người 1 cái đũa thì có ăn được cơm không? Lúc đó trẻ
nhìn và cười rồi bảo không ạ. Vậy thì mỗi người cần mấy cái đũa trẻ nói cần 2 cái
đũa ạ.

Tôi chốt lại đúng rồi mỗi một người cần có 2 chiếc đũa hay còn gọi là một đôi .Như
vậy 6 người cần 6 đôi đũa hay là 12 chiếc đũa các bác hiểu cả chưa?

5


Còn góc chơi tạo hình: Tôi khuyến khích trẻ vẽ gia đình của mình và hỏi trẻ về số
lượng các thành viên mà trẻ thể hiện qua tranh. Sau khi trẻ vẽ xong cho trẻ trưng
bày sản phẩm và đếm số người trên sản phẩm Quá trình được làm quen như vậy
chắc chắn vào tiết học sắp tới , khi tôi hỏi trẻ về các nhóm đồ dùng, đồ chơi có số
lượng là 6, 7, 8 có xung quanh lớp trẻ sẽ dễ dàng thấy ngay.
Hay về định hướng không gian cũng thế. Tôi sẽ trang trí ở khu vườn cổ tích
của lớp tôi những chú chim đang đậu trên cành cây rất sinh động dưới gốc cây tôi
sắp xếp những chú thỏ và sóc...Sau đó đến giờ kể chuyện tôi sẽ dẫn các bé đến đó
và kể cho các bé nghe những câu chuyện sáng tạo rồi hỏi trẻ con chim đậu ở đâu
các con? Sóc và thỏ thì ở phía nào các con? Từ đó trẻ sẽ rất hứng thú và rất khắc
sâu những gì cô cần truyền đạt đến với trẻ.
Soạn giáo án là khâu rất quan trọng, quan trọng nhất là góp phần làm nên
thành công của tiết dạy, tôi thường chú ý những điều sau:
Nắm được yêu cầu đề ra mà trẻ cần đạt.
Căn cứ vào đặc điểm độ tuổi và thực trạng nhận thức của trẻ trong lớp, tôi xác định
rõ bài tập này thuộc dạng bài tập sao chép, hay dạng bài tập sáng tạo, từ đó để xá
định mức độ tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động để xác lập phương thức hoạt động
cho trẻ và lựa chọn hình thức tổ chức tiết dạy sao cho có hiệu quả. Ngồi chữ U hay


6


hàng dọc tuỳ vào bài học sao cho nhìn chung cách ngồi như thế nào để tiết học diễn
ra như một hoạt động vui chơi, dự kiến tình hình có vấn đề như thế nào để kích
thích lôi cuốn trẻ tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập, chuẩn bị câu hỏi nhằm khơi
gợi phát triển tư duy ở trẻ nhất là về kiến thức và kĩ năng.
2. Biện pháp dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
- Với 8 thời điểm trong ngày, tôi luôn tận dụng ở mọi thời điểm thích hợp trong
mọi hoạt động của trertrong thời gian ở trường để lồng ghép nhận biết hoat động
toán cho trẻ.
* Đón trẻ: Tôi luôn trò chuyện với phụ huynh về tình hình của trẻ và trò chuyện với
trẻ.
VD: Hôm nay Gia Gia có đôi dép mới đẹp quá. Đôi dép có mấy chiếc vậy con, dép
của con có mầu gì.
* Thể dục sáng: tôi cho trẻ đếm theo cô và tập theo nhịp: 1, 2, 3, 4 để trẻ tập đếm.
VD: Khi dạy trẻ nhận biết, phân biêt phái phải, phía trái của bản thân, khi hoạt
động thể dục sáng tôi lồng ghép vào việc tập trung đội hình, xếp hàng như: Hàng
thứ nhất bước sang bên trái 1 bước, hay bốn bạn đội trưởng bước lên phía trước 2
bước, cả lớp chú ý bên phải quay.
* Hoạt động học có chủ định khác.
VD: Khi tôi dạy bài thơ: “Mèo đi câu cá” tôi cũng lồng toán vào bài dạy. Tôi hỏi:
Anh em nhà mèo có mấy người? Trong bài thơ có mấy nhân vật ( Trẻ đếm số nhân
vật).
- Hoặc ở chủ đề “Bản thân” dạy khám phá khoa học tôi cũng lồng ghép toán. Ở
phần ổn định tổ chức tôi cho trẻ hát bài “tập đếm” để trẻ đếm các ngón tay của
mình qua đó tích hợp toán cho trẻ. Ngoài ra tôi còn cho trẻ chơi trò chơi xếp hình
như: Hình Tam giác 3 ngón tay, Hình chữ nhật 4 ngón tay.
* Hoạt động góc: VD: góc phân vai tôi treo rất nhiều quả chín trên cành cây to Để
trẻ đếm và nhận biết định hướng không gian.

* Hoạt động ngoài trời: Tôi cho trẻ chơi với lá, hột, hạt, phấn vẽ hoặc cành cây
khô...,và yêu cầu trẻ tạo nhóm, xếp số lượng mà trẻ đã được học. Trẻ tự xếp lá cây
khô theo ý thích của mình để tạo thành nhóm. Sau đó tôi hỏi trẻ các con đã tạo
được nhóm có số lượng là mấy? Trẻ trả lời là 4 ạ.

7


- Sau đó tôi lại hỏi tiếp vây 2 nhóm gộp lại có số lượng là mấy? Trẻ giơ 8 ngón
tay lên và trả lời là 8 chiếc lá ạ.

- Nhóm chơi khác lại chơi xếp ngôi nhà bằng cành cây khô tôi đến bên và hỏi trẻ
ngôi nhà c/c xếp có những hình gì? Mái nhà hình gì? Thân nhà hình gì?...tôi hỏi trẻ
nhằm mục đích để trẻ khắc sâu hình ảnh, đặc điểm, của số lượng và các hình.
Ngoài ra tôi còn cho trẻ đếm số lượng đồ chơi trên sân trường.

8


* Giờ ăn: tôi cho trẻ đếm số đĩa trên bàn, số nồi trên bàn cô, tôi mở rộng hỏi trẻ về
kích thước như: nồi nào to nhất/ nồi nào nhỏ nhất? Cái đĩa hình gì.
* Giờ ngủ trưa: Tôi hỏi trẻ cái quạt trần nằm ở phía nào? Cái gối giống hình gì?...
3. Biện pháp xây dựng môi trường làm quen với toán.
Đây là nguyên tắc dạy học quan trọng để hình thành biểu tượng toán ban đầu
cho trẻ mầm non. Học phải đi đôi với hành, học phải đi đôi với cuộc sống thực tiễn,
do đó cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với toán không chỉ dừng lại ở tiết học
mà còn cho trẻ vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã có giúp trẻ nhớ lâu hơn về
các chữ số, số lượng, kích thước, hình dạng... Chính vì thế tạo môi trường cho trẻ
làm quen với toán, qua các đặc điểm như màu sắc, hình dạng góp phần hình thành
ở trẻ khả năng yêu thích cái đẹp, thích tạo ra cái đẹp ở xung quanh là việc làm hết

sức quan trọng và tôi tạo ra môi trường làm quen với toán như sau:
-Trang trí, sắp xếp lớp học phòng học hài hoà hợp lý sẽ tạo được sự chú ý, sẽ
hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào giờ học theo từng chủ đề, từng nội dung của từng bài.
-Tuỳ vào nội dung của từng bài để bố trí trực quan xung quanh lớp giá đồ
chơi, tranh treo tường cho hợp lý để trẻ luyện tập cũng như liên hệ thực tế.
Ví dụ: Chủ đề gia đình
+ Treo tranh về gia đình đông con, ít con để trẻ đếm số lượng người và giáo
dục trẻ.

9


+ Đồ dùng gia đình xếp ở giá đồ chơi để trẻ có thể luyện đếm.
- Trang trí góc làm quen với toán: Tôi dành một khoảng tường có diện tích
vừa phải, vừa tầm với trẻ, địa điểm tôi chọn dễ gây sự chú ý của trẻ và nhất là đối
với các bậc phụ huynh. Phía trên của mảng tường đó tôi đề “ Toán với tuổi thơ” Tôi
dán những nhóm đối tượng có số lượng từ 1 – 10 với nhiều sự vật ngộ nghĩnh
nhưng gần gũi với trẻ như: Gà, chim, mèo, lợn... trong mỗi nhóm có một chữ số
tương ứng giữa các chữ số với số lượng. Những vật liệu của góc “ Toán với tuổi
thơ” phải là cô và trẻ cùng làm được tận dụng những vật liệu sẵn có ở địa phương
và vận động phụ huynh đóng góp. VD: Số 9 được làm bằng vỏ lạc, nhóm 9 cây
xanh làm bằng vỏ cây...
4.Biện pháp Gây hứng thú thông qua sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan
hấp dẫn trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán cho trẻ 5 -6 tuổi.
Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ về biểu tượng toán mang nặng cảm
tính nên tôi đã sử dụng thủ thuật gây hứng thú cho trẻ ngay từ tiết học đầu tiên,
nhằm tạo cho trẻ một tâm trạng vui vẻ, phấn khởi khơi gợi tính tò mò ham hiểu biết
của trẻ .
a. Sử dụng mô hình, sa bàn, bài thơ, câu chuyện.
- Tôi sử dụng mô hình , sa bàn hoặc một câu chuyện, bài thơ một trò chơi để

dẫn dắt trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với biểu tượng toán.
* Đối với bài làm quen với biểu tượng về số lượng tôi cũng gợi ý dẫn dắt trẻ
đưa trực quan ra bằng cách.
VD: Tôi kể cho trẻ nghe một câu chuyện sáng tạo về chú Thỏ Nâu sau đó tôi đưa ra
tình huống là sinh nhật Thỏ. Tôi đã chuẩn bị sẵn đồ dùng trực quan của mình và trẻ
giống nhau là 2 nhóm : Thỏ và Cà rốt có số lượng 5. Tôi nói: hôm nay là sinh nhật
“ Thỏ Nâu “, Thỏ Nâu rất thích ăn cà rốt chúng mình cùng nhau tặng cà rốt cho
những chú Thỏ Nâu nào! Trẻ lấy và xếp tương ứng 1 Thỏ và 1củ cà rốt để tạo
nhóm mới.

10


Việc gây hứng thú ngay từ đầu tiết học bằng đồ dùng trực quan không những tạo
được sự chú ý cho trẻ ngay từ đầu mà còn tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái để trẻ dễ
dàng tiếp thu nội dung trọng tâm của tiết học.
VD: Nhận biết phân biệt khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật” Tôi chọn chủ
đề Quê Hương – đất nước - Bác Hồ. Tôi đã dùng mô hình Lăng Bác được xếp theo
hình thức sau.
- Lăng Bác xếp bằng khối chữ nhật.
- Hàng rào xung quanh lăng Bác xếp bằng khối vuông
- Cột trụ cổng vào Lăng Bác xếp bằng khối trụ
- Bóng đèn trên cột trụ được xếp bằng khối cầu.
* Khi gợi mở cho trẻ vào chủ đề tôi nói: “ Hôm nay cô cùng các con sẽ đi
thăm một nơi rất đẹp ở thu đô Hà Nội.” Khi đi đến trước Mô hình cô hỏi trẻ:
“Chúng mình đang được đến thăm nơi nào vậy nhỉ”? Mô hình lăng Bác có gì đặc
biệt không? trẻ nêu được là “ Lăng Bác được xếp bằng khối chữ nhật, hàng rào
xếp băng khối vuông,.... ”. Cô nhắc lại và nhấn mạnh yêu cầu, để hiểu kỹ hơn về
đặc điểm riêng của từng khối đó hôm nay cô và các con sẽ cùng khám phá tìm hiểu
nhé! ( Cô và trẻ vào bài)

b. Lựa chọn và sử dụng trực quan đúng lúc, đúng chỗ.
Đặc điểm nhận thức của trẻ 5 -6 tuổi là tư duy trực quan hình tượng nhưng
do trẻ chưa học qua chương trình mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ. Nên trong quá
trình dạy trẻ tôi thường kết hợp giữa vật thật, tranh ảnh với mô hình với nhau.
Đồ dùng trực quan phải đủ, đẹp, hấp dẫn, phù hợp với từng tiết học, đúng
chủ đề, trẻ phải có đồ dùng trực quan như cô để thao tác và sử dụng cùng một lúc
với cô nhịp nhàng.
Thao tác cô đưa ra trực quan phải rõ ràng, dứt khoát để trẻ không lúng túng
khi làm theo cô.
Cô hướng dẫn trẻ sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình học tập phải
đúng lúc.
Các đồ dùng trực quan tôi chuẩn bị cho trẻ theo mức độ phức tạp dần.
11


Khi trẻ sử dụng thành thạo tôi động viên khuyến khích trẻ. Nếu trẻ còn lúng
túng chưa thành thạo trẻ sẽ được hướng dẫn tỉ mỉ và sẽ được sửa luôn nếu sai sót.
Đối với trực quan có nhược điểm riêng biệt, đặc biệt tôi sử dụng câu đố để
đưa trực quan ra.
VD: Khối vuông và khối cầu tôi dùng câu đố để trẻ đoán.
Khối gì xinh xắn
Sáu mặt hình vuông.
Bé hãy đoán xem.
Khối gì thế nhỉ?
Để liên kết các nội dung trong một tiết học được liên hoàn và chuyển sang
nội dung mới một cách linh hoạt, đưa trực quan ra một cách hợp lý không có động
tác thừa hay các câu hỏi lặp đi lặp lại nhàm chắn, tôi thường sử dụng các câu truyện
sáng tạo.
VD: Có một bạn thỏ rất ngoan, hôm nay trên đường đi học bạn thỏ gặp cô,
và bạn thỏ đã nói thầm vào tai cô đấy! Chúng mình có muốn biết bạn thỏ nói gì

không nào? ( Trẻ hào hứng nghe và rất muốn được biết điều mà Thỏ nói với cô
giáo) Tôi lại nói tiếp: Bạn thỏ nhờ cô hỏi các bạn lớp mình xem có biết ngày 19/5
là ngày gì không nào? Trẻ trả lời đúng .Tôi nói tiếp : Bạn thỏ cảm ơn các bạn lớp
mình đã giúp cho bạn ấy biết bí mật của ngày 19/ 5 nên đã tặng lớp mình một món
quà ( món quà đó là một trò chơi ôn luyện được chuẩn bị trước)
Khi đưa trực quan là nội dung tích hợp của các môn học khác, vào hoạt động
làm quen với biểu tượng toán bằng câu hỏi nhẹ nhàng, hợp lý điều đó đã phát huy
được tính tích cực một cách cao nhất ở trẻ, khi tham gia các hoạt động.
VD: Để khắc sâu kiến thức về khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật
tôi đặt câu hỏi?
Bạn nào thích chơi khối cầu và khối trụ?
Bạn nào thích chơi khối vuông và khối chữ nhật?
Trẻ tự trả lời, tôi sẽ phân thành các nhóm.
+ Nhóm thích chơi khối cầu, khối trụ về nhóm nặn khối cầu, khối trụ.
+ Nhóm thích chơi khối vuông, khối chữ nhật về nhóm tìm hình bằng giấy
màu tương ứng để dán các mặt khối, Điều này trẻ rất hào hứng thi đua, khi cùng
nhau tham gia vào các hoạt động.

12


Với việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, hấp dẫn trẻ tôi đã
tạo ra các tình huống liên tục trong suốt quá trình trẻ tham gia các hoạt động “Làm
quen với biểu tượng toán” giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách chính xác, sâu sắc
và bền vững.
c. Sưu tầm một số trò chơi mới.
Trò chơi là một trong những trực quan vô cùng quan trọng trong hoạt động
làm quen với biểu tượng toán, trẻ được “Học và hành”. Là một đặc điểm nổi bật
của trẻ mẫu giáo thông quá các hình thức chơi, trẻ sẽ nhận nhiệm vụ học một cách
tự nhiên, nhẹ nhàng không căng thẳng, không gò ép. Trẻ hào hứng chơi khi trong

trò chơi xuất hiện những trực quan hấp dẫn, bất ngờ.
VD: Trò chơi “Ali ba ba cùng nhau xếp đôi, ba, bốn... ”
Khi chơi trò chơi này tôi cho trẻ cầm tay nhau đứng thành vòng tròn sau đó
cô hát “ Hôm nay nhân ngày hội vui chúng ta cùng nhau kết đôi Ali ba ba”

Thì lập tức trẻ chọn bạn và đứng thành đôi.

13


Tôi lại hát tiếp “ Hôm nay nhân ngày hội vui chúng ta cùng nhau kết ba Ali
ba ba’ trẻ lại khum ba bạn lại vói nhau, cứ như thế tôi tăng dần số lượng lên hoặc
giảm bớt đi trẻ rất hứng thú chơi trò chơi này.
Tuy nhiên các trò chơi không nên lặp đi lặp lại ở cùng một tiết học, sẽ dẫn
đến trẻ bị nhàm chán, không hứng thú tham gia hoạt động.Yêu cầu của trò chơi
phải được nâng dần nên qua mỗi lần chơi thì mới phát huy tính sáng tạo tính tích
cực của trẻ, chính vì vậy tôi đã nghiên cứu, xác định nội dung bài dạy để chọn trò
chơi cho phù hợp, tuỳ từng trò chơi mà tôi tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm, tổ, cá
nhân và tập thể.
- Trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán tôi thường sử dụng trò chơi
học tập,và lựa chọn trong nhiều trò chơi học tập để áp dụng với từng bài cho phù
hợp
Ví dụ: Trò chơi “Về đúng nhà”
Tôi thường sử dụng trong phần ôn luyện cho tập hợp số lượng, phép đếm.
Ví dụ: Hình dáng chữ số tôi thường sử dụng cho tiết học ôn luyện và nhận
biết chữ số.
Qua việc sử dụng trò chôi trong các giờ làm quen với biểu tượng toán , tiết
học trở lên sôi nổi, trẻ được tham gia hoạt một cách toàn diện, tinh thần thoải mái
14



nên có thể không bị mệt mỏi và căng thẳng. Điều này đã tạo cho trẻ hứng thú hăng
say trong quá trình tham gia hoạt động học tập.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng.
- Trong các tiết học làm quen với toán tôi cũng có thể sử dụng một số thao
tác ứng dụng công nghệ thông tin cho việc giảng bài của mình.
VD1: Trong tiết tạo nhóm số lượng trong chủ đề động vật tôi đã kể cho trẻ
nghe câu chuyện “Anh em mèo khoang “và tôi đưa ra nhóm con mèo thì lần lượt
các con mèo được xuất hiện trên màn hình với tiếng kêu meo meo meo .....các hiệu
ứng, âm thanh, tiếng động các hình ảnh sinh động làm hứng thú với trẻ từ đó gây
được sự chú ý với trẻ hơn.

Đồ dùng trực quan là yếu tố không thể thiếu được trong việc dạy trẻ, vì trẻ chỉ lĩnh
hội kiến thức khi được trực tiếp tri giác các đối tượng. Đồ dùng trực quan càng đẹp,
càng hấp dẫn thì càng thu hút được trẻ.
Ngày nay việc giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
không còn là điều mới mẻ với chúng ta, nhưng ở cấp bậc mầm non thì vấn đề này
chưa được phổ biến rộng rãi. Việc sử dụng đồ dùng trực quan trên máy vi tính còn
mang lại cho trẻ hứng thú và kích thích trẻ tham gia vào hoạt động hơn nữa bởi trên
máy vi tính các hình ảnh xuất hiện và mất đi hay kèm theo các hiệu ứng mới là hấp
15


dẫn theo ý muốn của giáo viện, trẻ sẽ tập trung sự chú ý trước những điều mới lạ,
tiết học sẽ càng đạt hiệu quả hơn.
IV. Kiểm nghiệm:
* Kết quả trên trẻ:
Trong quá trình nghiên cứu tìm tòi, triển khai áp dụng các thủ thuật sử dụng
trực quan, các yếu tố nêu trên vào hoạt động cho trẻ làm quen với biểu tượng toán
sơ đẳng. Tôi đã thu được kết quả rất khả quan như sau.

Kết quả khảo sát cuối năm:
Nội dung khảo sát
Tổng
Kết quả khảo sát
số trẻ Trẻ đạt Tỷ lệ % Trẻ CĐ Tỷ lệ %
Dạy trẻ về biểu tượng Tập
34
34
100
0
0
hợp - Số lượng - Phép đếm
Dạy trẻ biết xác định hình
34
33
97
1
3
dạng, kích thước.
Dạy trẻ biết định hướng
34
31
91
3
9
trong không gian
* Kết quả của cô giáo:
- Cô giáo đã tạo được môi trường học tập và vui chơi cho trẻ trong và ngoài lớp rất
sinh động, hấp dẫn, thoáng đãng và khoa học.
- Bổ xung được nhiều đồ chơi cho tiết dạy.

- Giờ dạy “ Cho trẻ làm quen với biểu tượng toán” Tôi đã được Ban giám hiệu nhà
trường cùng đồng nghiệp đánh giá xếp loại giỏi.
- Đã được phòng Giáo dục cử dạy mẫu cho hơn 100 sinh viên của Trường ĐH
Hồng Đức về dự thực tập rút kinh nghiệm và được các giảng viên đánh giá rất cao
và đựơc xếp loại suất sắc qua 2 tiết dạy vừa qua.
- Trong 6 năm liên tục được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 5 – 6
tuổi bản thân tôi đã gặt hái được rất nhiều thành công cho cả cô và trò, được các
bậc phụ huynh tin tưởng và tín nhiệm đó là một thành công và là một niềm vui rất
lớn đối với tôi.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. Kết luận:
Từ những kết quả nghiên cứu trên tôi rút ra kết luận sau.
Việc hình thành biểu tượng về toán sơ đẳng cho trẻ 5 -6 tuổi là một trong những nội
dung lớn của chương trình giáo dục cho trẻ Mầm non. Nhằm phát triển trí tuệ và
16


các mặt khác của nhân cách toàn diện, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị cho
trẻ học toán ở phổ thông.
Việc làm này không chỉ có ý nghĩa lớn nao đối với các nhà nghiên cứu mà
đối với các trường Mầm non phải đặc bịêt là các giáo viên Mần non cần nắm vững
những nội dung chương trình và thường xuyên mở rộng nội dung chương trình.
Ngoài việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng mới mà còn phải
thường xuyên tổ chức cho trẻ luyện tập bằng các biện pháp phù hợp nhằm ôn
luyện, củng cố và nâng cao chất lượng các biểu tượng về hình khối cho trẻ.
Tôi xây dựng hệ thống tổ chức trò chơi học tập nhằm ôn luyện. củng cố làm
quen những kiến thức, kỹ năng về hình khối như phân biệt nhận biết các dạng từ
đơn giản đến phức tạp, kết quả thu được phù hợp với giả thuyết khoa học mà tôi đã
đưa ra.
Trong quá trinh nghiên cứu thực trạng, tôi nhận thấy biểu tượng hình khối

của trẻ còn nghèo làn, hạn chế, việc tính nhẩm, thêm bớt của trẻ còn chậm.
Nguyên nhân hoàn toàn không phụ thuộc vào phía trẻ. Không phải là do trẻ
không có khả năng lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng cơ bản và mở rộng về nội
dung toán học sơ đẳng nói chung mà do chúng ta chưa giúp trẻ ghi nhớ sâu sắc và
mở rộng những biểu tượng toán học sơ đẳng đó.
Chính vì vậy công việc nghiên cứu tìm tòi những biện pháp dạy học có hiệu
quả giúp trẻ hứng thú với môn”Làm quen với toán” để hỗ trợ phương pháp hình
thành biểu tượng về hình khối nói riêng và biểu tượng về toán học nói chung là rất
quan trọng và cần thiết để tạo cho trẻ một nền móng vững chắc là hành trang để trẻ
chuẩn bị bước vào lớp 1.
II. Đề xuất:
.1 Đối với ngành giáo dục.
- Tổ chức bồi dường thường xuyên cho các giáo viên Mầm non về chuyên đề toán
để giúp giáo viên nắm bắt, tiếp cận những vấn đề của chương trình mầm non mới.
- Tổ chức các hình thức thi dạy để các giáo viên có điều kiện phát huy trao đổi, rút
kinh nghiệm về khả năng tổ chức cũng như sử dụng các biện pháp dạy học phù
hợp.
- Thường xuyên liên kết với các trường Đại học, cao đẳng Để được dạy mẫu cho
các em sinh viên và đựơc rút kinh nghiệm từ các giảng viên có chuyên môn.
- Bổ sung hỗ trợ tài liệu mới để giáo viên được học hỏi, tiếp cận những cái mới.

17


.2 i vi nh trng.
- To iu kin cho giỏo viờn tham quan, hc hi d gi nhng tit dy mu, dy
gii nõng cao trỡnh .
- Khuyn khớch giỏo viờn ng ký thi ua dy tt mụn toỏn, vit sỏng kin kinh
nghim giỏo viờn trong trng hc hi ln nhau.
- Cn trang b y vt cht, dựng dy hc cho cụ v tr.

.3 i vi giỏo viờn.
- Bn thõn tụi luụn luụn tớch cc hc tp, hc hi nõng cao trỡnh tay ngh.
- Chu khú su tm, nghiờn cu tỡm nhng hỡnh thc t chc cng nh cỏc bin
phỏp dy hc phự hp nht vi mi tit dy.
- Kt hp vi ph huynh cú bin phỏp giỏo dc tr mt cỏch tt nht gia ỡnh
v nh trng.
Trờn õy l mt s kinh nghim ca tụi a ra cũn nhiu hn ch mong c
cỏc cp lónh o b sung v cụng nhn ti: Mt s bin phỏp giỳp tr 5 6
tui hng thỳ vi hot ng lm quen vi toỏn.
Tụi xin chõn thnh cm n.
xác nhận của thủ trởng
Nga Liờn, ngy 09 thỏng 04 nm 2013
đơn vị
Tụi xin cam oan õy l SKKN ca mỡnh
vit khụng sao chộp ni dung ca
ngi khỏc.
Ngi thc hin

Lờ Th Võn

18



×