1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số (do Thường trực HD ghi)………………………………………………………….
1. Tên sáng kiến : “Biện pháp hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý bài văn
tả người ở lớp 5”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến :
+ Phạm vi :
Học sinh lớp 5 cấp Tiểu học
+ Đối tượng nghiên cứu :
Học sinh khối 5, trường Tiểu học Bảo Thạnh, huyện Ba Tri.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến :
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết :
- Ưu điểm :
+ Nội dung và chương trình sách giáo khoa phù hợp với các đối tượng học sinh.
+ Đa số học sinh đều nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng
tìm ý, lập dàn ý bài văn tả người ở lớp 5”.
- Hạn chế :
Việc dạy, học làm văn ở tiểu học nói chung và và việc dạy học văn tả người ở lớp
5 nói riêng bên cạnh những điểm tốt, mang lại một số kết quả nhất định nhưng lại còn
khá nhiều nhược điểm. Khuyết điểm lớn nhất, dễ thấy nhất là bệnh công thức, khuôn
sáo, máy móc, thiếu tính chân thực trong cả cách dạy và cách học. Về phía người học,
thường có những biểu hiện phổ biến như sau:
+ Vay mượn ý của người khác, thường là của bài văn mẫu. Nói cách khác học sinh
thường học thuộc bài văn mẫu để chép vào bài của mình. Với cách học này các em
không cần quan sát, không có cảm xúc gì về đối tượng được tả.
+ Miêu tả hời hợt, chung chung không có sắc thái riêng biệt nào của đối tượng
được tả Vì thế bài làm ấy gán cho đối tượng miêu tả nào cùng loại cũng được. Một bài
miêu tả như vậy đọc lên thấy mờ nhạt. Nguyên nhân chủ yếu là các em không biết cách
quan sát hoặc các em không biết cách hồi tưởng lại kinh nghiệm sống của mình.
Về phía giáo viên dạy văn miêu tả thường có các biểu hiện sau:
+ Chỉ có một con đường duy nhất hình thành các hiểu biết về lý thuyết, các kỹ
năng làm bài là qua phân tích các bài mẫu.
+ Để đối phó với việc học sinh làm bài kém, để đảm bảo chất lượng khi kiểm tra
nhiều giáo viên cho học sinh học thuộc một số bài bài văn mẫu để các em khi gặp đề bài
tương tự cứ thế chép ra. Vì thế đẫn đến tình trạng cả thầy và trò nhiều khi bị lệ thuộc
vào văn mẫu.
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm của 28 học sinh lớp 5
3
năm học 2012-2013
cho thấy :
+ Số bài học sinh lập được dàn ý và viết được đoạn văn hay theo dàn ý đã lập: 4
+ Số bài học sinh lập được dàn ý nhưng chưa viết được đoạn văn : 6
+ Số bài học sinh chưa biết lập dàn ý và viết đoạn văn: 18
Nguyên nhân của những tồn tại:
2
- Giáo viên chưa chuẩn bị chu đáo khi hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Học sinh nhận xét về đoạn văn không đầy đủ
- Học sinh quan sát đối tượng định tả còn đại khái, lướt qua nên không tìm được ý,
ý nghèo nàn, bài văn không có sáng tạo.
- Học sinh không biết ghi chép những gì mà mình quan sát được một cách rõ ràng.
- Học sinh thiếu sự tưởng tượng, ít cảm xúc về đối tượng miêu tả, vốn ngôn ngữ
còn quá ít ỏi. Các em không biết cách hồi tưởng lại kinh nghiệm sống của mình.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến :
- Mục đích của sáng kiến:
Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho học sinh. Đồng thời trang bị cho
bản thân và đồng nghiệp một số kiến thức, kĩ năng cơ bản, nhằm mang lại hiệu quả tốt
trong việc giảng dạy môn Tập làm văn sau này.
- Nội dung giải pháp:
+ Tính mới: Giúp giáo viên nắm được một số biện pháp để làm tốt, nâng cao
việc dạy Tiếng Việt trong trường Tiểu học, ngoài các phương pháp, biện pháp mang
tính sư phạm đang được thầy cô giáo vận dụng, thiết nghĩ cần có thêm những hướng
tích cực khác kịp thời uốn nắn những sai lệch trong học sinh tránh bệnh công thức,
khuôn sáo, máy móc, thiếu tính chân thực trong cả cách dạy và cách học. Phát huy
những điều tốt giúp học sinh rèn luyện hình thành thói quen và ham thích học Tiếng
Việt trong nhất là với phân môn Tập làm văn.
+ Các bước thực hiện giải pháp mới một cách cụ thể :
Để khắc phục hạn chế nói trên quả là một việc làm không dễ nhưng cũng không
phải là không làm được. Sau đây là một số biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức,
có niềm say mê, hứng thú trong việc học văn:
1. Để hoàn chỉnh đề tài này chúng tôi đã nghiên cứu nhiều tài liệu, từ những kiến
thức quý báu, những kinh nghiệm từ nhiều năm giảng dạy ở lớp 4, 5 đã giúp chúng tôi
học được nhiều nội dung kiến thức rất bổ ích cho công tác giảng dạy.
2. Dự giờ rút kinh nghiệm: Học hỏi từ kinh nghiệm của đồng nghiệp trong giảng
dạy tại trường, sinh hoạt cụm, trong các tạp chí, sách báo có liên quan mà đặc biệt là
kinh nghiệm dạy học của bản thân được thể hiện trong từng tiết dạy, ngày dạy và từng
năm dạy. Qua đó chúng tôi đã rút kinh nghiệm cho bản thân mình và rút kinh nghiệm
cho tiết dạy. Khắc phục những điểm chưa tốt trong giảng dạy nói chung và trong phân
môn Tập làm văn nói riêng.
Qua thực tế chương trình ở lớp 5 đối với phân môn Tập làm văn cho thấy:
Bài Luyện tập tả người . ( tiết 23,24,25,26,29,30 ).
Kết quả để đánh giá loạt bài này là tiết 31 ( Kiểm tra viết )
Theo trình tự hướng dẫn học sinh làm một bài văn thường theo nhiều giai đoạn sau:
* Giai đoạn định hướng: Nhận diện đặc điểm loại văn bản ( giúp học sinh nắm chắc
cấu tạo bài văn tả người ).
* Giai đoạn lập chương trình: Quan sát đối tượng, tìm ý và sắp xếp ý thành dàn ý
trong bài văn miêu tả.
* Giai đoạn thực hiện chương trình: Xây dựng đoạn văn - Liên kết các đoạn thành
bài văn.
* Giai đoạn kiểm tra văn bản mới hoàn thành: Viết được đoạn văn, bài văn theo nội
dung chương trình quy định.
3. Một số phương pháp dạy học Môn Tập làm văn lớp 5 bài “Luyện tập tả
người”:
3
Cùng với phương pháp giảng dạy đặc trưng của phân môn, qua quá trình giảng dạy
thực tế, chúng tôi có kinh nghiệm truyền đạt đến học sinh với những con đường có sáng
tạo, có chọn lọc nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất. Trong phân môn tập làm văn bao giờ
cũng giúp cho học sinh nhận rõ:
- Tính cụ thể sinh động
- Tính sáng tạo
- Tính chân thực
- Tính hấp dẫn, truyền cảm.
Qua quá trình đọc và tìm hiểu những đặc điểm miêu tả trong đoạn văn .
Cụ thể qua một số tiết sau:
Tiết 23 : Cấu tạo của bài văn tả người
Đây là bài đầu tiên để củng cố về cấu tạo bài văn tả người trong loạt bài “Luyện tập
tả người”.
Với bài tập này chúng tôi đã phóng to tranh sách giáo khoa cho học sinh quan sát.
Giáo viên gọi học sinh nêu lần lượt từng câu hỏi như sách giáo khoa, tổ chức trao đổi
theo cặp để trả lời câu hỏi, nhóm khác nhận xét và bổ sung, giáo viên gắn lên bảng câu
trả lời đúng ( viết sẵn trong những băng giấy ). Cuối cùng gọi một số học sinh trung
bình và yếu nhắc lại nội dung trả lời để giúp học sinh yếu nhớ lâu hơn phần nội dung.
Trong quá trình tìm hiểu bài giáo viên động viên khuyến khích học sinh yếu trả lời
câu hỏi.
Sau đó tiếp tục cho học sinh thảo luận nhóm 4 để nêu nhận xét về cấu tạo bài văn tả
người, gồm có 3 phần:
1.
Mở bài: Giới thiệu người định tả
2.
Thân bài:
a)
Tả ngoại hình ( đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, cặp mắt,
…).
b)
Tả tính tình, hoạt động ( lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác,…).
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.
Phần luyện tập lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả người, chúng tôi gợi ý để học sinh
tìm ý rồi từ ý đã tìm để lập dàn ý cho bài văn như sau:
Mỗi nhóm một phiếu Ao, trên phiếu có hình ảnh một người thân của một bạn trong
nhóm. Các học sinh trong nhóm sẽ lần lượt nói những từ ngữ nhận xét của em về đặc
điểm ngoại hình, hoạt động cũng như những nhận xét về tính tình của người trong ảnh
rồi đặt thành câu có đầy đủ chủ ngữ vị ngữ.
Gợi ý cho học sinh như:
–
Hình dáng của người này như thế nào?
–
Khuôn mặt ra sao? Đôi mắt thế nào?
–
Mái tóc như thế nào? Ngắn hay dài, mượt mà hay có đặc điểm gì khác?, …
–
Đặc điểm hình dáng của người như thế nào? ( cao, thấp, gầy, ốm, ), dáng
đi ra sao?
–
Cách ăn mặc thế nào? Nói năng ra sao?
–
Người đó đang làm gì? Em tưởng tượng hoạt động của họ như thế nào?
–
Tình cảm của em với người đó thế nào?
Đặt câu với những từ ngữ đó và sắp xếp các ý đó lại là các em đã lập được một dàn
ý tả người hoàn chỉnh.
Giáo viên yêu cầu nhóm trình bày lên bảng, chọn nhóm có ý khá đầy đủ để đọc
cho lớp nghe, lớp góp ý thêm cho hoàn chỉnh dàn bài. Giáo viên khuyến khích, động
4
viên học sinh nêu nhận xét để phát triển khả năng nói cho học sinh, giúp học sinh tích
cực hơn trong giờ học nếu còn thời gian
Tiết 24. Luyên tập tả người
Bài tập 1: Đọc đoạn văn (TV5 tập I/122), nêu những đặc điểm tả ngoại hình của bà:
“ Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xoã xuống
ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách
khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày.
Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ
dàng, và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. khi bà mỉm cười,
hai con người đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng
ấm áp, tươi vui. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của
bà tôi hình như vẫn tươi trẻ ”. Học sinh cùng nhau nói trong nhóm ( mỗi nhóm 4, 5 học
sinh ) về đặc điểm ngoại hình của người bà kết hợp quan sát bức tranh sách giáo khoa
trang 122 được giáo viên phóng to giao cho mỗi nhóm, học sinh lần lượt nối tiếp nhau
nói, cách làm này giúp học sinh yếu nói lên được ý kiến của mình và khắc sâu thêm
kiến thức (động viên học sinh yếu trình bày ). Học sinh nhận xét bạn nói đủ các đặc
điểm tả ngoại hình chưa. Để rồi học sinh rút ra kết luận: Để viết được một đoạn văn
miêu tả đặc điểm ngoại hình người bà thì tác giả đã quan sát rất kĩ và tràn đầy tình yêu
thương với bà thì mới viết nên đoạn văn tả bà của mình một cách sinh động như vậy.
Giáo viên viết một số đoạn văn hay tả đặc điểm ngoại hình của người bà lên giấy
khổ lớn (dán lên góc học tập của mỗi nhóm, để cho học sinh tham khảo thêm ) gọi học
sinh đọc cho cả lớp nghe khuyến khích học sinh nói lên cảm nhận của mình. Qua đó
giúp học sinh kết luận: Cũng có khi cùng tả về người, nhưng mỗi người lại có những
cách thức miêu tả khác nhau.
Ví dụ 1: Bà năm nay đã ngoài tám mươi tuổi. Dáng bà hơi nhỏ nhưng khoẻ mạnh.
Nước da đã chuyển sang màu hơi nâu, có điểm những chấm đồi mồi. Mái tóc trắng như
cước. Tóc bà rụng nhiều không còn dày nặng như xưa nhưng em vẫn thấy bà vấn tóc
trong một vành khăn đen rất gọn gàng. Bàn tay, bàn chân nổi rõ những đường gân xanh
dưới lớp da mỏng. Khuôn mặt rất nhiều nếp nhăn đó lại hằn lên thành nếp rất rõ. Đôi
mắt bà không còn tinh tường như trước. Khách quen đến nhà, bà nhận ra tiếng trước lúc
nhìn rõ người. Tuy thế hàm răng bà vẫn còn chắc, bà vẫn ăn trầu như xưa.
Ví dụ 2: Bà năm nay đã ngoài sáu mươi, dáng người nhỏ gầy với mái tóc pha sương
nay dã bạc màu mây trắng. Lưng bà đã bắt đầu còng xuống, nước da bị nắng cháy sạm,
có chỗ đã xuất hiện những chấm đồi mồi vì bà đã phải bương chải, tần tảo buôn bán để
nuôi mẹ, các cậu và các dì. Đôi mắt bà không còn tinh tường như xưa nữa, con ngươi đã
hơi đùng đục nhưng cái nhìn thì vẫn như thưở nào hiền hậu yêu thương. Hai gò má của
bà nhô lên rám nắng, đôi môi khô và thâm lại theo năm tháng của cuộc đời. Trên khuôn
mặt xuất hiện nhiều nếp nhăn ở đôi mắt, khoé môi. Mỗi khi cười những nếp nhăn ấy lại
hằn sâu hơn. Những lúc buồn, đôi mắt bà đăm chiêu như phản chiếu những ngày lặn lội
vất vả vì những miếng cơm, manh áo cho con cái.
Tiết 25, Bài tập 2/ sgk tập I trang 130: lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em
thường gặp.
Cách làm như sau: chia lớp làm 4 nhóm.
Cho mỗi nhóm chọn ra một bức ảnh mà nhóm đã chuẩn bị sẵn để tập trung viết
dàn ý tả về ngoại hình của người đó. Yêu cầu nhóm làm bài vào phiếu bài tập lớn trên
giấyAo, khuyến khích tất cả học sinh trong mỗi nhóm đều phát biểu ý kiến, áp dụng
hình thức nối tiếp nhau nói về đặc điểm của đối tượng trong bức ảnh, tạo cơ hội cho học
5
sinh yếu được phát biểu. Nhóm chọn một bạn ghi vào phiếu bài tập. Sau đó các nhóm
trình bày phiếu bài tập có đính kèm theo bức ảnh lên trên bảng, đại diện mỗi nhóm đọc
bài làm, các nhóm khác nghe đồng thời quan sát bức ảnh để góp ý, bổ sung cho hoàn
chỉnh.
Giáo viên sửa chữa bổ sung bài tập của các nhóm và giúp học sinh nhận ra: Miêu tả tất
nhiên đòi hỏi phải có tính cụ thể, tính sáng tạo, nhưng cũng rất cần tính chân thực. Miêu
tả dù có sáng tạo đến bao nhiêu đi chăng nữa nhưng không được xa rời bản chất của đối
tượng miêu tả.
Tiết Luyện tập tả người tiết 26 tuần 13.
Dựa theo dàn ý mà các em đã lập trong bài trước, hãy viết một đoạn văn tả ngoại
hình của người đó.
Chúng tôi tiến hành như sau:
Dùng dàn ý đã lập ở tiết trước gắn ở góc học tập cùng với những đoạn văn mẫu đã
sử dụng ở tiết 24 để cho học sinh tham khảo và để hỗ trợ cho học sinh yếu.
Tổ chức cho học sinh làm bài tập cá nhân. Giáo viên theo dõi sát bài làm của những
học sinh trung bình và yếu để gợi ý thêm những chi tiết tả cho bài làm đầy đủ ý hơn.
Trước khi làm bài yêu cầu học sinh đọc các gợi ý trong sách giáo khoa trang 132. Học
sinh làm bài xong gọi một số học sinh trình bày ( chọn đối tượng là học sinh khá, giỏi
để sửa bài, số bài còn lại giáo viên đem về nhà chấm và nhận xét cụ thể, chỉ ra những ý
hay những ý chưa hay cần sửa chữa thêm cho học sinh có cơ sở điều chỉnh lại bài làm
của mình ), sau mỗi bài học sinh đọc lên, cả lớp sẽ nhận xét theo hướng sau:
–
Đoạn văn đã có câu mở đoạn chưa?
- Cách viết đã nêu đủ, đúng và sinh động những đặc điểm tiêu biểu về ngoại hình
của người em tả chưa? Đã thể hiện tình cảm của em với người đó chưa?
–
Cách xếp các câu trong đoạn đã hợp lí chưa?
Giáo viên sửa chữa rút ra kết luận chung cho học sinh:
Để viết được đoạn văn hay, cụ thể, sinh động, chân thực và sáng tạo. Đòi hỏi người
viết dù có miêu tả đối tượng nào ở góc độ nào cũng phải tạo được sự hấp dẫn, truyền
cảm đối với người đọc. Muốn vậy, khi miêu tả, các em phải thổi vào đó hơi thở của cảm
xúc, biến đổi miêu tả trở nên có hồn, nếu không nó đơn thuần chỉ là những dòng chữ
khô khan, lạnh lùng, không để lại ấn tượng gì cho người đọc.
Lưu ý với học sinh: Câu mở đầu đoạn miêu tả cũng khá độc đáo, mới lạ, gây nhiều
thiện cảm với người đọc nên cần xác định đúng yêu cầu bài tập để viết câu mở đầu
đúng, từ đó sẽ viết nên đoạn văn hoàn chỉnh.
Sau khi đã qua những bước trên, trong tưởng tượng của các em đã phát họa được
chân dung của đối tượng miêu tả. Một trong những chứng tỏ điều này là các em đã nhớ
được nhiều chi tiết, hình ảnh, biết sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, thổi hồn vào sự
vật, hiện tượng một cách sống động gần gũi… để các em thể hiện bản thân mình một
cách thoải mái, không gò bó và đầy tính sáng tạo.
Với tiết 29 Luyện tập tả người ( tả hoạt động )
Bài tâp 1: Chúng tôi chọn hình thức thảo luận nhóm ( mỗi nhóm 4, 5 học sinh ) đọc
bài văn “ Công nhân sửa đường”
–
Xác định các đoạn của bài văn.
–
Nêu nội dung chính của từng đoạn.
–
Tìm chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn.
Ở mỗi nhóm học sinh phải thay phiên nhau phát biểu ý kiến trả lời câu hỏi, làm cho
tất cả học sinh đều được nói, không để học sinh yếu đứng ngoài hoạt động nhóm,
6
khuyến khích học sinh giỏi sửa chữa câu trả lời của bạn, không chê bạn, mà nên khuyến
khích bạn nói lên ý kiến. Các nhóm ghi phần trả lời vào phiếu bài tập lớn, gắn lên bảng ,
trình bày và nhóm khác bổ sung, góp ý để hoàn chỉnh yêu cầu bài tập. giáo viên luôn
động viên học sinh rèn cách trình bày trôi chảy, mạch lạc.
Bài tập 2: Viết một đoạn văn tả hoạt động của người thân mà em yêu mến.
Để làm tốt bài tập này chúng tôi đã sử dụng nhiều hình ảnh trực quan minh hoạ
sinh động, học sinh chuẩn bị thêm một số hình ảnh chụp về người thân, bạn bè những
hình ảnh ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Khuyến khích học sinh nói nhiều về người thân
trong hình ảnh. Tạo cơ hội cho học sinh được nhận xét, phát biểu nói lên được ý kiến
của mình từ đó học sinh viết đoạn văn tả người đầy đủ và chi tiết. Chúng tôi cho học
sinh làm bài cá nhân, giáo viên quan sát để kịp thời giúp đỡ thêm cho những học sinh
còn lúng túng bằng cách đặt những câu hỏi gợi ý thêm.
Tiết 30: Luyện tập tả người ( tả hoạt động )
Lập dàn ý cho bài vãn tả hoạt ðộng của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập ði,
tập nói. Chúng tôi thống nhất chọn lập dàn ý tả hoạt động của một em bé. Với hình thức
hoạt động nhóm 6, học sinh có điều kiện phát biểu và nhận về những ý hay từ nhiều
bạn.
Để làm tốt bài tập này, chúng tôi dặn học sinh mang theo đến lớp bức ảnh của
những em bé là em, là cháu của mình rồi gắn hết các bức ảnh lên bảng phụ của nhóm
mình, sau đó nhóm sẽ quan sát và chọn ra một bức ảnh để làm đối tượng lập dàn ý miêu
tả hoạt động. Đồng thời chúng tôi cũng sưu tầm giới thiệu thêm cho học sinh những
hình ảnh về những hoạt động đáng yêu, ngộ nghĩnh của em bé để kích thích sự sáng tạo
khi học sinh làm bài, đồng thời tạo sự hưng phấn cho học sinh trong giờ học. Trong quá
trình học sinh hoạt động nhóm giáo viên quan sát, góp ý thêm cho nhóm. Kết quả học
sinh đã làm rất tốt dàn ý bài văn.
Trước giờ học tập làm văn, nói riêng về bài văn tả người chúng tôi thường dặn dò
học sinh chọn những tấm hình về ông bà, cha mẹ, anh chị, em bé để rồi kể cho bạn bè,
kể cho cô giáo nghe về hình dáng, tính tình của họ, kể về những việc làm của họ, cách
làm này đã giúp học sinh đọng lại ấn tượng, những hình ảnh đẹp để làm bài văn sau này.
Những lúc trò chuyện trao đổi như thế đã giúp cho học sinh có nhiều vốn từ ngữ hình
ảnh hơn để học sinh lập dàn ý tốt hơn từ đó viết đoạn văn hoàn chỉnh hơn trước.
Tiết 31 Tả người ( Kiểm tra viết )
Học sinh chọn một trong các đề sau:
1.
Tả một em bé đang tuổi tập đi, tập nói.
2.
Tả một người thân ( ông bà, cha, mẹ, anh ,em….) của em.
3.
Tả một bạn học của em.
4. Tả một người lao động ( công nhân, nông dân, thợ thủ công, bác sĩ, y tá, cô giáo,
thầy giáo,…) đang làm việc.
Sử dụng những bức ảnh học sinh đã mang đến lớp học ở tiết 29, 30 gắn lên bảng
phụ treo ở các góc học tập để học sinh quan sát. Dùng dàn ý chi tiết đã lập ở tiết 25 và
30 để hỗ trợ cho học sinh yếu.
Dành cho học sinh 4 - 6 phút để học sinh nói về đối tượng sẽ tả và giải đáp những
thắc mắc của học sinh ( nếu có ). Sau đó dành thời gian cho học sinh làm bài ( hoạt
động cá nhân, giáo viên theo dõi học sinh yếu và gợi ý thêm nếu cần thiết).
Thu tất cả số vở của học sinh để chấm, giáo viên luôn nhận xét một cách chân tình,
sửa chữa cho các em cả về lỗi từ ngữ, lỗi câu và lỗi chính tả để khi tiết trả bài viết học
sinh nhận ra những hạn chế của mình và hoàn chỉnh lại bài văn tốt hơn.
7
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp :
Giải pháp này đã được thực hiện có hiệu quả với học sinh khối 5 trường tiểu học
Bảo Thạnh năm học 2011 – 2012, trên thực tế chúng tôi đang áp dụng giải pháp này
trong năm học 2012-2013 và khẳng định rằng có thể áp dụng dạy cho học sinh khối 5
cấp Tiểu học ở những năm sau này.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng giải pháp :
Sau thời gian vận dụng tôi nhận thấy ngoài nhiệm vụ chính là biết làm một bài văn,
học sinh được chủ động, tự do thể hiện cái “tôi” của mình một cách rõ ràng, bộc bạch
cái riêng của mình một cách trọn vẹn. Dạy Tập làm văn là dạy các em tập suy nghĩ
riêng, tập sáng tạo, tập thể hiện trung thực con người mình qua từng bài học cụ thể. Tiết
dạy nhẹ nhàng, hiệu quả giờ dạy được nâng lên rõ rệt. Học sinh hứng thú học tập, hoạt
động tích cực hơn, các em mạnh dạn tự tin hơn. Số em chưa đạt yêu cầu đã giảm đi. Số
em khá giỏi tăng lên rõ rệt.
Kết quả khảo sát bài làm của 28 em học sinh ở giai đoạn kiểm tra cuối năm cho
thấy:
- 100% học sinh nắm được thể loại, yêu cầu của đề bài.
- 100% học sinh có khả năng quan sát tìm ý.
- 100% học sinh biết lập dàn ý và viết đoạn văn tả người đạt yêu cầu .
Trong đó:
+ Lập được dàn ý chi tiết và viết được đoạn văn hay, sử dụng từ ngữ chính xác, hình
ảnh sinh động: 8 em.
+ Lập được dàn ý và viết được đoạn văn theo đúng trình tự dàn ý đã lập: 15 em
+ Lập được dàn ý và viết được đoạn văn nhưng từ ngữ chưa phong phú, chưa sinh
động: 5 em.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm : 01 đơn yêu cầu công nhận sáng kiến.
Bảo Thạnh, ngày 19 tháng 05 năm 2013
Người mô tả
Trương Văn Tài
Trương Văn Tài
Trường Tiểu học Bảo Thạnh, huyện Ba
Tri
Giáo viên
8,0đ