Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

HÀNH VI TIÊU DÙNG của SINH VIÊN và các MẠNG VIỄN THÔNG DI ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.72 KB, 15 trang )

ĐỀ TÀI: HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA SINH VIÊN VÀ CÁC MẠNG VIỄN THÔNG DI ĐỘNG
I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bước vào năm học mới bên cạnh việc các bạn sinh viên rộn ràng vì sắp bước chân vào cánh cửa đại học
và môi trường học tập mới, thì họ cũng bịn rịn với việc sắp phải chia tay gia đình, xa người thân, xa quê
nhà để đến những vùng đất xa lạ, đến những miền tri thức mới. Do đó, hành trang được chuẩn bị không
thể thiếu chiếc điện thoại di động hoặc những phương tiện liên lạc. Còn những bạn sinh viên đã và đang
bước đi trên con đường sinh viên, việc giữ liên lạc với gia đình, bạn bè là vô cùng cấn thiết đối với họ.
Nắm bắt được tâm lý chung đó, các nhà mạng di động cũng đang ráo riết tìm ra những chính sách
“nóng” nhất, mới nhất để có thể thu hút được nhóm đối tượng khách hàng là sinh viên này. Từ những
đại gia như Viettel, Mobile fone, Vina phone… đến chú ong Beeline, hay chú lính tò te Vietnam mobile,
chú lính mới toanh Đông dương telecom (Indochina),(KHÔNG DÙNG VĂN NÓI TẠI ĐÂY) tất cả đều
rất tập trung để tung ra những chiêu bài nhằm mục đích thu hút càng nhiều khách càng tốt.
Việc đưa ra chính sách thế nào là công việc của các nhà mạng, nhưng việc lựa chọn sử dụng dịch vụ
mạng nào là quyền lựa chọn của người tiêu dùng. Trước những kích thích sử dụng (chính sách ưu đãi,
khuyến mãi) những lời chào mời hấp dẫn như thế, họ sẽ có những phản ứng ra sao, thái độ như thế nào?
Đề tài Hành vi tiêu dùng của sinh viên và những mạng di động “ nhỏ” (NHỎ? THẤY ĐỀU NÓI
LỚN HẾT MÀ, Ý KIẾN EM LÀ BỎ NHỎ HAY LỚN GÌ ĐÓ ĐI) sẽ làm rõ được hành vi của sinh
viên đối với dịch vụ mạng di động và qua đó giúp chúng ta hiểu rõ những ưu điểm hay nhược điểm của
các chính sách của các nhà cung cấp mạng di động trước nhóm khách hàng rất tiềm năng này.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Hành vi người tiêu dùng được giải thích bằng nguyên lý thứ 4 trong 10 nguyên lý của kinh tế học : “Con
người phản ứng với các kích thích”. Vì đây là một vấn đề rộng nên nhóm chúng tôi chỉ đề cập đên một
trong số những hành vi cơ bản ảnh hưởng tới những quyết định của người tiêu dùng khi lựa chọn các
mạng viễn thông di động.
1
Để có thể đưa ra những kích thích đối với hành vi tiêu dùng của khách hàng, những doanh nghiệp phải
đánh giá hành vi tiêu dùng của họ thông qua nhiều yếu tố như: văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý Hình
bên dưới giới thiệu một mô hình chi tiết của những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của người
tiêu dùng.
Văn hoá


Nền văn
hoá
Xã hội
Nhóm tham
khảo
Cá nhân
Tuổi và giai
đoạn của chu kỳ
sống
Tâm lý
Nhánh văn
hoá
Gia đình Nghề nghiệp Động cơ
Người mua
Hoàn cảnh
kinh tế
Nhận thức
Lối sống Hiểu biết
Tầng lớp xã
hội
Vai trò và địa
vị
Nhân cách và
tự ý thức
Niềm tin và thái
độ
Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
Nền văn hóa
Nền văn hóa là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và hành vi của một người. Một người
khi lớn lên sẽ tích luỹ được một số những giá trị, nhận thức, sở thích và hành vi thông qua gia đình của

mình và những định chế then chốt khác.
Nhánh văn hóa
Mỗi nền văn hóa đều có những nhánh văn hóa nhỏ hơn tạo nên những đặc điểm đặc thù hơn và mức độ
hòa nhập với xã hội cho những thành viên của nó. Các nhánh văn hóa tạo nên những khúc thị trường
quan trọng, và những người làm Marketing thường thiết kế các sản phẩm và chương trình Marketing
theo các nhu cầu của chúng
2
Tầng lớp xã hội
Các tầng lớp xã hội có một số đặc điểm.
- Những người thuộc mỗi tầng lớp xã hội đều có khuynh hướng hành động giống nhau hơn so với
những người thuộc hai tầng lớp xã hội khác.
- Con người được xem là có địa vị thấp hay cao tuỳ theo tầng lớp xã hội của họ.
- Tầng lớp xã hội của một người được xác định theo một số biến, như nghề nghiệp, thu nhập, của
cải, học vấn, và định hướng giá trị chứ không phải chỉ theo một biến.
- Các cá nhân có thể di chuyển từ tầng lớp xã hội này sang tầng lớp xã hội khác, lên hoặc xuống,
trong đời mình. Mức độ cơ động này khác nhau tuỳ theo mức độ cứng nhắc của sự phân tầng xã hội
trong một xã hội nhất định.
Nhóm tham khảo
Nhiều nhóm có ảnh hưởng đến hành vi của một người. Nhóm tham khảo của một người bao gồm những
nhóm có ảnh hưởng trực tiếp (mặt đối mặt) hay gián tiếp đến thái độ hay hành vi của người đó. Những
nhóm có ảnh hưởng trực tiếp đến một người gọi là những nhóm thành viên. Đó là
- Những nhóm mà người đó tham gia và có tác động qua lại.
- Có những nhóm là nhóm sơ cấp, như gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng, và đồng nghiệp,
mà người đó có quan hệ giao tiếp thường xuyên. Các nhóm sơ cấp thường là có tính chất chính thức hơn
và ít đòi hỏi phải có quan hệ giao tiếp thường xuyên hơn.
Gia đình
Các thành viên trong gia đình là nhóm tham khảo quan trọng có ảnh hưởng lớn nhất. Ta có thể phân biệt
hai gia đình trong đời sống người mua. Gia đình định hướng gồm bố mẹ của người đó. Do từ bố mẹ mà
một người có được một định hướng đối với tôn giáo, chính trị, kinh tế và một ý thức về tham vọng cá
nhân, lòng tự trọng và tình yêu. Ngay cả khi người mua không còn quan hệ nhiều với bố mẹ, thì ảnh

hưởng của bố mẹ đối với hành vi của người mua vẫn có thể rất lớn. Ở những nước mà bố mẹ sống chung
với con cái đã trưởng thành thì ảnh hưởng của họ có thể là cơ bản. Một ảnh hưởng trực tiếp hơn đến
3
hành vi mua sắm hàng ngày là gia đình riêng của người đó, tức là vợ chồng và con cái. Gia đình là một
tổ chức mua hàng tiêu dùng quan trọng nhất trong xã hội và nó đã được nghiên cứu rất nhiều năm.
Vai trò và địa vị
Trong đời mình một người tham gia vào rất nhiều nhóm – gia đình, các câu lạc bộ, các tổ chức. Vị trí
của người dó trong mỗi nhóm có thể xác định căn cứ vào vai trò và địa vị của họ.
Tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống
Một số công trình mới đây đã xác định các giai đoạn tâm lý của chu kỳ sống. Những người lớn tuổi đã
trải qua những thời kỳ hay những biến đổi nhất định trong quá trình sống. Các công ty phải theo dõi rất
sát những hoàn cảnh sống luôn thay đổi, ly hôn, góa bụa, tái giá, và tác động của những thay đổi đó đến
hành vi tiêu dùng.
Nghề nghiệp
Nghề nghiệp của một người cũng ảnh hưởng đến cách thức tiêu dùng của họ. Những người có mức
lương cao thường hay tiêu dùng những mặt hàng có giá trị đắt tiền hơn những người có thu nhập thấp
hay thu nhập trung bình.
Hoàn cảnh kinh tế
Việc lựa chọn sản phẩm chịu tác động rất lớn từ hoàn cảnh kinh tế của người đó. Hoàn cảnh kinh tế của
người ta gồm thu nhập có thể chi tiêu được của họ (mức thu nhập, mức ổn định và cách sắp xếp thời
gian), tiền tiết kiệm và tài sản (bao gồm cả tỷ lệ phần trăm tài sản lưu động), nợ, khả năng vay mượn,
thái độ đối với việc chi tiêu và tiết kiệm.Hoàn cảnh kinh tế ở đây có thể là lạm phát, suy thoái…
Lối sống
Những người cùng xuất thân từ một nhánh văn hóa, tầng lớp xã hội và cùng nghề nghiệp có thể có
những lối sống hoàn toàn khác nhau. Lối sống của một người là một cách sống trên thế giới của họ được
thể hiện ra trong hoạt động, sự quan tâm và ý kiến của người đó. Lối sống miêu tả sinh động toàn diện
một con người trong quan hệ với môi trường của mình.
4
Nhân cách và ý niệm về bản thân
Mỗi người đều có một nhân cách khác biệt có ảnh hưởng đến hành vi của người đó. ở đây nhân cách có

nghĩa là những đặc điểm tâm lý khác biệt của một người dẫn đến những phản ứng tương đối nhất quán
và lâu bền với môi trường của mình. Nhân cách thường được mô tả bằng những nét như tự tin có uy lực,
tính độc lập, lòng tôn trọng, tính chan hòa, tính kín đáo và tính dễ thích nghi. Nhân cách có thể là một
biến hữu ích trong việc phân tích hành vi của người tiêu dùng, vì rằng có thể phân loại các kiểu nhân
cách và có mối tương quan chặt chẽ giữa các kiểu nhân cách nhất định với các lựa chọn sản phẩm và
nhãn hiệu. Có thể có những người nghĩ mình hoàn hảo người ta sẽ lựa chọn cho mình những sản phẩm
theo họ là hoàn hảo.
Động cơ
Tại bất kỳ một thời điểm nhất định nào con người cũng có nhiều nhu cầu. Một số nhu cầu có nguồn gốc
sinh học. Chúng nảy sinh từ những trạng thái căng thẳng về sinh lý như đói, khát, khó chịu. Một số nhu
cầu khác có nguồn gốc tâm lý. Chúng nảy sinh từ những trạng thái căng thẳng về tâm lý, như nhu cầu
được thừa nhận, được kính trọng hay được gần gũi về tinh thần. Hầu hết những nhu cầu có nguồn gốc
tâm lý đều không đủ mạnh để thúc đẩy con người hành động theo chúng ngay lập tức. Một nhu cầu sẽ
trở thành động cơ khi nó tăng lên đến một mức độ đủ mạnh. Một động cơ (hay một sự thôi thúc) là một
nhu cầu đã có đủ sức mạnh để thôi thúc người ta hành động.
Nhận thức
Nhận thức được định nghĩa là “một quá trình thông qua đó cá thể tuyển chọn, tổ chức và giải thích thông
tin tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh”. Nhận thức không chỉ phụ thuộc vào những
tác nhân vật lý, mà còn phụ thuộc vào cả mối quan hệ của các tác nhân đó với môi trường xung quanh
và những điều kiện bên trong cá thể đó.
Người ta có thể có những nhận thức khác nhau về cùng một khách thể do có ba quá trình nhận thức: Sự
quan tâm có chọn lọc, sự bóp méo có chọn lựa và sự ghi nhớ có chọn lọc.
Sự quan tâm có chọn lọc. Hàng ngày người ta tiếp xúc với vô số các tác nhân kích thích. Ví dụ, một
người trung bình có thể tiếp xúc với hàng nghìn quảng cáo mỗi ngày. Dĩ nhiên người đó không thể chú
5
tâm đến tất cả những tác nhân kích thích đó. Phần lớn những tác nhân kích thích đó bị sàng lọc đi. Một
thách thức thực sự là làm thế nào giải thích được là người ta sẽ chú ý đến những tác nhân kích thích nào.
Sau đây là một số kết quả thu được.
- Người ta có khuynh hướng chú ý đến những tác nhân kích thích có liên quan đến một nhu cầu
hiện có

- Người ta có khuynh hướng chú ý đến những tác nhân kích thích mà họ đang mong đợi
- Người ta có khuynh hướng chú ý đến những tác nhân kích thích có những điểm khác biệt hẳn với
những tác nhân thông thường.
Tri thức
Khi người ta hành động họ cũng đồng thời lĩnh hội được tri thức, tri thức mô tả những thay đổi trong
hành vi của cá thể bắt nguồn từ kinh nghiệm. Hầu hết hành vi của con người đều được lĩnh hội. Các nhà
lý luận về tri thức cho rằng tri thức của một người được tạo ra thông qua sự tác động qua lại của những
thôi thúc, tác nhân kích thích, những tấm gương, những phản ứng đáp lại và sự củng cố.
Niềm tin và thái độ
Thông qua hoạt động và tri thức, người ta có được niềm tin và thái độ. Những yếu tố này lại có ảnh
hưởng đến hành vi mua sắm của con người.
Đương nhiên, các nhà sản xuất rất quan tâm đến những niềm tin mà người ta mang trong đầu mình về
những sản phẩm và dịch vụ của mình. Những niềm tin đó tạo nên những hình ảnh của sản phẩm cũng
như nhãn hiệu và người ta hành động theo những hình ảnh đó. Nếu có niềm tin nào đó không đúng đắn
và cản trở việc mua hàng thì nhà sản xuất cần thiết hành một chiến dịch để uốn nắn lại những niềm tin
đó. Thái độ diễn tả những đánh giá tốt hay xấu dựa trên nhận thức bền vững, những cảm giác cảm tính
và những xu hướng hành động của một người đối với một khách thể hay một ý tưởng nào đó.
Vì thế người ta khuyên công ty nên làm cho sản phẩm của mình phù hợp với những thái độ sẵn có, chứ
không nên cố gắng thay đổi thái độ của mọi người. Đương nhiện, cũng có những trường hợp ngoại lệ
khi mà chi phí rất tốt kém cho những nỗ lực nhằm thay đổi thái độ được bù đắp lại một cách thỏa đáng.
6
II. PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI
1. Phân tích và đánh giá
Đối tượng khảo sát
Sinh viên các năm thuộc các trường ĐH trong khối ĐHQG TP.HCM khu vực Thủ Đức
Kết quả khảo sát
Tổng số phiếu phát ra: 500 phiếu
Tổng số phiếu thu về: 415 phiếu
Số phiếu hợp lệ: 384 phiếu
Phân tích từ kết quả khảo sát

Biểu đồ: Thị phần của các mạng di động với đối tượng là sinh viên
Dựa vào biểu đồ, trong tổng số 384 sinh viên được khảo sát:
23.96% sử dụng mạng Mobifone cố định; cao nhất là Viettel – chiếm 63.32% sự lựa chọn;
Vinaphone chiếm vị trí khiêm tốn: 8.07%; còn lại là các mạng khác như: S-fone – 0.26%, EVNTelecom
– 0.52%, Beeline: 0.78%, Vietnammobile: 2.08%.
7
Giải thích hiện tượng này, ta thấy có những nguyên nhân sau:
Áp dụng lý thuyết hành vi người tiêu dùng
 6/2009 Viettel chính thức cung cấp gói cước Sinh Viên dành cho tất cả sinh viên hệ công lập,
dân lập trên toàn quốc. Đây là gói cước đầu tiên ở Việt Nam được thiết kế đặc biệt dành riêng cho đối
tượng khách hàng này. Ngoài các chính sách ưu đãi như cước gọi và nhắn tin rẻ, không hạn chế gọi
nghe, miễn phí sử dụng dịch vụ truy cập GPRS/EDEG gói D25, hàng tháng các bạn sinh viên còn được
Viettel tặng thêm 25.000đ vào tài khoản cho tới khi ra trường. Sinh viên đang sử dụng các gói cước khác
của Viettel có thể chuyển qua gói cước “Sinh Viên” một cách dễ dàng và thuận tiện. Đặc biệt với việc
công bố giảm giá cước dịch vụ di động áp dụng từ ngày 1/6 của Viettel, các thuê bao sử dụng gói cước
sinh viên được giảm cước cao nhất lên tới 30%. Cước gọi chỉ còn 1390 đồng/ phút nội mạng, 1590
đồng/ phút gọi ngoại mạng. Cước phí tin nhắn SMS 200đ/tin nội mạng, 250đ/tin ngoại mạng, cước tin
nhắn MMS là 500đ/ cho một bản tin. Bên cạnh đó Viettel còn cho liên hệ, đặt bàn đăng ký ngay tại từng
trường Đại học vào mỗi dịp đầu năm học, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sinh viên. Vì vậy mà Viettel
được đánh giá là nhà mạng của sinh viên.
Theo kinh tế vi mô, khi đường cầu chưa thay đổi, các chính sách đã giảm giá cước ưu đãi cho sinh viên,
khiến lượng người tiêu dùng tăng lên nhanh. Điều này giải thích vì sao thị phần của Viettel tăng lên
nhanh chóng sau khi tung ra gói cước này.
 Mặc dù ngay sau đó MobiFone và Vinaphone cũng nhảy vào cuộc đua quyết liệt ngay sau đó
(MobiFone tung ra gói cước Q-student sau hai tháng và được đánh giá là ưu đãi hơn hẳn dành cho sinh
viên; Vinaphone với gói cước TalkEZ”, mở màn bằng hai gói cước cho sinh viên “Talk-Student” và học
sinh/thiếu niên “ Talk-Teen”) song lại không thành công bằng Viettel
người tiên phong.
Sự kém cạnh này có thể do phương thức tiếp cận của MobiFone và Vinaphone chưa rộng khắp và hiệu
quả. Tâm lý của sinh viên là sẵn lòng sử dụng nhưng lại ngại chủ động tìm hiểu. Thông tin trên báo chí

và webiste chính thức của các mạng chưa đủ lôi kéo sự chú ý của sinh viên, nên cách marketing trực tiếp
Viettel áp dụng là kinh nghiệm cho các nhà mạng còn lại với mảng khách hàng này.
8
Biểu đồ thị trường khi đạt đến cân bằng, gia nhập mới
Ta làm rõ nhận định trên bằng biểu đồ sau
Biểu đồ: Yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của sinh viên
Khi được khảo sát những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mạng, khuyến mãi và giá
cước là hai yếu tố được sinh viên quan tâm nhất (55.2% - 59.6% sinh viên cho rằng giá cước – khuyến
mãi ảnh hưởng nhiều đến quyết định của họ). Tiếp theo đó là dịch vụ - tiện ích với 42%.
 Sinh viên quyết định lựa chọn sử dụng một mạng cố định không chỉ cứ nhằm vào lợi ích tức thì
(giá cước, khuyến mãi), họ còn xét đến những lợi ích thêm mà nhà mạng có khả năng cung cấp. Bất kỳ
người sử dụng nào đều muốn trả tiền ít nhất mà được hưởng nhiều lợi ích hơn, () chẳng hạn như biết
thuê bao đang ở nơi nào, hoặc thông báo cho người muốn liên lạc gọi lại khi tài khoản hết tiền, hoặc
hiện danh sách các số điện thoại gọi vào khi điện thoại hết pin, mất sóng Hầu hết những giá trị cộng
thêm này rất có ý nghĩa với sinh viên, nhất là những người ít tiếp cận thông tin từ internet, truyền hình.
9
Mảng dịch vụ tiện ích qua hình thức tặng thêm hoặc giá trị gia tăng cũng trong tình trạng cạnh tranh khá
quyết liệt giữa các nhà mạng (Vinaphone có 41 dịch vụ, Viettel 31 dịch vụ, MobiFone hơn 30 dịch vụ).
Vậy sinh viên còn xem xét đến nhân tố nào để đưa ra quyết định?
Như trong biểu đồ, giá trị “ảnh hưởng từ người quen” cũng chiếm tỷ trọng tương đối. Giả sử như
người thân, bạn bè hay liên lạc đa số sử dụng mạng Vinaphone thì sinh viên cũng phải làm một bài toán
về chất lượng liên lạc và giá cước nội mạng. Việc sử dụng chung mạng họ có thể tiết kiệm với giá cước
nội mạng rẻ hơn, và không ngại tâm lý gọi ngoại mạng.
Đối với nhân tố này thì những mạng di động mới vào cuộc hay còn non kém không thể cạnh tranh
lại với ba mạng lớn: Vinaphone – phủ sóng 62 tỉnh thành, 100% số huyện trên cả nước, kể cả vùng biên
giới và hải đảo; MobiFone với 20.000 trạm phát sóng; Viettel mục tiêu có 20000 trạm phát sóng vào hết
năm 2010.
Ngoài ra nên chú ý rằng không phải mỗi sinh viên đều sử dụng cố định hẳn một mạng di động. Theo
khảo sát có đến 65% số sinh viên có thêm ít nhất là một sim di động nữa bên cạnh số cố định đang sử
dụng. 26.8% sinh viên chọn MobiFone để sử dụng thêm, VietnamMobile chiếm 11.2%, Viettel là 9.9%,

Vinaphone: 8.1%, sim S-fone chiếm 2.1% và Beeline là 5.8%. Lý do chính để sinh viên sử dụng thêm
mạng khác (với mức độ liên lạc là “thỉnh thoảng”) là để hưởng ưu đãi từ khuyến mãi. Một điều lưu ý là
đa số sinh viên sử dụng mạng Viettel cố định có xu hướng chọn thêm MobiFone hoặc VietnamMobile.
Điều này cho thấy đối với sinh viên, các mạng lớn đã có thương hiệu thì việc chọn lựa mạng này hay
mạng khác không đem lại sự khác biệt lớn. Điều này liên quan đến con só 12.9% quan tâm đến thương
hiệu sản phẩm. Có thể nói trong thị trường khách hàng sinh viên, hai mạng Mobi và Viettel không lo
thiếu khách.
Việc này góp phần ảnh hưởng đến chi tiêu hàng tháng của sinh viên dành cho việc liên lạc bằng di
động.
10
Biểu đồ: Chi tiêu hàng tháng của sinh viên
Sinh viên chi tiêu tập trung trong khoảng 50,000-100,000đ là 35,15%. Tiếp theo là 100-150, chiếm
21%. Những khoảng còn lại không có sự xê xích nhiều. Ta thấy 50-100 và 100-150 là khoảng tiền thích
hợp với túi tiền mà sinh viên sẵn lòng bỏ ra để phục vụ cho mục đích liên lạc bằng di động của mình.
Với mức khuyến mãi thường là 50 - 100% với mật độ khoảng hai tháng một đợt khuyến mãi, sinh viên
sẽ cảm thấy họ không bị thiệt và vui vẻ chi tiêu. Chi tiêu cận biên
Đối với khoảng từ 150 đến trên 200,000đ/tháng, tập trung chủ yếu ở những bạn nhận xét “bình
thường” (từ 20-30%) khi được hỏi về những yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn mạng di động.
Đối với nhóm này chủ yếu các bạn chỉ dùng một số của một mạng là đủ. Khuyến mãi hay giá cước
không ảnh hưởng đến họ, “có thì tốt mà không có cũng chẳng sao”. Nguyên nhân có thể phụ thuộc vào
khả năng tài chính tương đối của một số sinh viên, cũng có thể sinh viên không có bất cứ nhu cầu nào
đối với các mạng khác. Tương tự với khoảng nhỏ hơn 50,000đ, hầu hết sinh viên khu ĐHQG ở KTX
hay ở trọ nên việc gặp gỡ, liên lạc trực tiếp thuận lợi hơn nên nhu cầu liên lạc bằng điện thoại di động
không nhiều.
Thực chất, thị trường sinh viên dễ mà cũng khó cho sự phát triển thành công. Sinh viên tài chính có
hạn, họ không dễ bằng lòng như công nhân viên chức hay dễ dãi như học sinh. Sinh viên yêu cầu rất cao
về tất cả các mặt một khi đã quyết định sử dụng mạng di động.
11
Sinh viên là những người rất nhạy cảm về giá (bao gồm cước, khuyến mãi), theo lý thuyết Co giãn
theo giá của cầu thì cầu co giãn rất nhiều, doanh nghiệp muốn tăng tổng doanh thu thì cần áp dụng chính

sách giảm giá. Đó là lý do tại sao các nhà mạng lần lượt đua nhau giảm giá và có những chính sách ưu
đãi dành cho đối tượng khách hàng này. Đồng thời, việc giảm giá đã làm cho những mạng di động nhỏ
không thể cạnh tranh nổi và dần biến mất.
Biểu đồ: Mức độ hài lòng với các mạng di động của sinh viên
Vì theo như khảo sát của nhóm, sinh viên sử dụng các mạng Beeline, S-fone, HT Mobile,
EVNTelecom, VietnamMobile, Indochina không đáng kể (biểu đồ tròn) nên nhóm chỉ phân tích việc
đánh giá đối với ba mạng được sử dụng nhiều nhất là MobiFone, Viettel, Vinaphone.
Tuy sinh viên sử dụng Vinaphone không nhiều nhưng về mức độ hài lòng lại ngang với Viettel –
45.6%, Mobi kém hơn một chút với 25.6% (Lưu ý rằng phần “không đánh giá” là do họ không sử dụng
nên không đánh giá). Tại thời điểm hiện tại cả ba mạng đã xây dựng chiến lược phù hợp, đáp ứng hầu
hết nhu cầu của người tiêu dùng sinh viên về tất cả các mặt nên thái độ hài lòng đối với các mạng này là
điều dễ hiểu. Các nhà mạng có thể nói khai thác thị trường tiềm năng này một cách khá hiệu quả.
12
Giải pháp
Như những nhận định trên, thì hầu hết các mạng viễn thông nhỏ đều tỏ ra thua kém hơn trong quá trình
cạnh tranh thị trường mục tiêu sinh viên. Do đó, chúng tôi xin đề ra một số giải pháp như sau:
Đối với chính phủ:
Cần thiết phải ban hành một cách đồng bộ các văn bản luật có liên quan đến lĩnh vực cung cấp dịch vụ
thông tin di động. Một mặt đảm bảo quyền tự chủ cho các công ty kinh doanh, tăng cường tính cạnh
tranh lành mạnh trong chất lượng dịch vụ. Mặt khác bảo vệ quyền lợi cũng như nghĩa vụ của khách
hàng.
Ví dụ: Quy định hạn chế khuyến mãi di động của Bộ TT&TT thật sự đã có một tầm ảnh hưởng rất lớn
đến thị trường di động hiện nay. Mặc dù phần lớn các đại lý kinh doanh sim vẫn còn dự trữ một số
lượng không nhỏ các loại sim khuyến mãi được kích hoạt trước ngày 01/07/2010 với các mức khuyến
mãi cao gấp 3 hoặc 4 lần mức giá của một chiếc sim, nhưng rõ ràng mức tiêu thụ cũng không cao như
lúc trước. Những người mua sim kích hoạt trước 01/07 với các mức khuyến mãi cao cũng chỉ xem đó
như một giải pháp tiết kiệm tạm thời chứ không thể tính đến chuyện “mua sim thay thẻ nạp” trong tương
lai nữa.
Có thể nói việc hạn chế các khuyến mãi ồ ạt của các mạng di động cũng đã góp phần không nhỏ vào
việc giảm thiểu số lượng sim rác, sim ảo, tuy nhiên, song song đó, có vẻ như việc này cũng vô tình tạo

nên một áp lực tâm lý lên người dùng di động – những người đã quen với việc được các nhà mạng “ưu
đãi” rất nhiều trong suốt thời gian qua. Cho nên hiện nay, khi các khuyến mãi “khủng” đang bị giới hạn,
thì đã có một số lượng không nhỏ người tiêu dùng hạn chế việc sử dụng di động của mình hoặc về lâu
dài thì họ tìm một phương án khả thi hơn là chuyển sang dùng những gói cước gọi nội mạng giá rẻ để
tiết kiệm chi phí. Đây phải chăng là một cơ hội mới cho các mạng di động nhỏ như Beeline, Sfone,
Vietnammobile tìm lại chỗ đứng của mình trên thị trường di động Việt Nam sau một thời gian dài bị
các “đại gia” làm mưa làm gió khi mà cả 3 mạng di động nhỏ này đều có những gói cước nội mạng giá
cực rẻ và mức cước ngoại mạng cũng không cao lắm.
Đối với doanh nghiệp:
13
Cần có sự thay đổi trong phương thức kinh doanh và cung cấp dịch vụ thông tin di động. Các công ty
cần có sự đa dạng các hình thức cung cấp dịch vụ, đưa ra các gói dịch vụ mới với các nội dung khác
nhau nhằm kích thích khách hàng trong quá trình sử dụng.
Khi các “đại gia” di động đang loay hoay tìm giải pháp cho việc kinh doanh của mình thì việc hạn chế
khuyến mãi ồ ạt có vẻ như đang tạo một lợi thế cho các mạng di động nhỏ như Sfone, Vietnammobile,
Beeline… khi các nhà mạng này đang có ưu thế về các gói cước gọi nội mạng giá cực rẻ
Thật sự, ưu thế của các gói cước gọi nội mạng giá rẻ đang rất được các bạn học sinh, sinh viên và những
người có thu nhập thấp quan tâm, nhất là trong tình hình khuyến mãi di động đang bị hạn chế như thế
này. Và xét về vấn đề này thì có vẻ như các mạng nhỏ đang có một lợi thế khá lớn. Sfone thì có gói
cước 1 đồng gọi nội mạng cực rẻ chỉ 1đ/1s từ phút thứ 2, và gói cước Eco999 với mức giá gọi ngoại
mạng cũng hấp dẫn không kém, Vietnammobile cũng có gói MaxiTalk rất tiện dụng cho những người
cần liên lạc nội mạng nhiều với giá thuê bao chỉ từ 5000đ - 8000đ/ngày. Và mới đây, vào ngày 01/07,
Beeline cũng đã công bố sự trở lại của gói cước Big Zero với tên gọi Big Zero Refresh, chỉ 1199đ/phút
nội mạng, miễn phí từ phút thứ 3 đến phút thứ 20 của một cuộc gọi, và giá cước ngoại mạng cũng
chỉ có 1199đ/phút. (Viettel trước đây cũng đã từng đưa ra 2 gói cước gọi nội mạng giá rẻ là FreeTalk và
FreeNight được đông đảo khách hàng hưởng ứng nhưng hiện nay lại tạm ngưng không cung cấp tiếp).
Có thể nói trong giai đoạn khuyến mãi di động bị hạn chế như hiện nay thì những gói cước giá rẻ như
vừa nêu trên chắc chắn đang được rất nhiều các khách hàng trẻ, các bạn học sinh, sinh viên và những
người có thu nhập thấp quan tâm và cân nhắc. Rất có thể trong thời gian tới, nếu như những mạng di
động lớn không có những giải pháp giảm cước hay những chính sách ưu đãi khác thì sẽ có khá nhiều

khách hàng chọn giải pháp sử dụng một số để liên lạc chính, còn một số dành riêng cho gia đình và bạn
bè với những gói cước nội mạng siêu rẻ để tiết kiệm chi phí!
Đối với người tiêu dùng:
Những mong đợi của khách hàng tùy thuộc lớn vào định hướng kinh doanh của các công ty. Do một thời
gian dài đua nhau khuyến mãi trên thẻ do đó đã tạo nên thói quen chờ đợi khuyến mãi. Một số khách
hàng khác không hoàn toàn thay đổi sim trong sử dụng dịch vụ di động vì như thế cũng vất vả trong giao
tiếp và liên lạc. Do đó, dù có khuyến mãi hay không người ta vẫn giữ nguyên số sim mà họ có đẻ sử
dụng. Ngược lại, với một bộ phận công chúng, việc sử dụng điện thoại di động mang tính thời vụ, không
14
hoàn toàn cố định sim, do đó họ sẽ sẵn sàng thay đổi sim để sử dụng. Như vậy, các vấn đề xem xét cho
thấy cần có sự đổi mới quan trọng trong ngành thông tin di động.
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
Bảng khảo sát
Dữ liệu phân tích
15

×