Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Quy trình và nghiệp vụ khai hải quan hàng xuất nhập khẩu bằng container trong vận tải biển tại công ty tnhh marine sky logistics

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 70 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra sôi động khắp hành tinh, nền kinh tế Việt Nam
đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và Thế Giới, thì Hàng hải trở
thành hoạt động không thể thiếu của các Doanh Nghiệp.
Muốn hoạt động Ngoại Thương có hiệu quả thì các Doanh Nghiệp cần có chuyên
gia giỏi nghiệp vụ Hàng hải. Và hôm nay tôi xin đi sâu vào một phần của nghiệp
vụ Ngoại Thương là: “QUY TRÌNH VÀ NGHIỆP VỤ KHAI HẢI QUAN
HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG CONTAINER TRONG VẬN TẢI BIỂN
TẠI CÔNG TY TNHH MARINE SKY LOGISTICS”.
Với những mục têu nhằm tạo thuận lợi cho phát triển XNK, thu hút vốn đầu tư của
Nước Ngoài, phát triển du lịch và giao thương Quốc Tế, đảm bảo quản lý, nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác Hải Quan Việt Nam đã luôn thực hiện theo khẩu
hiệu mà mình đã đặt ra:
“ Thuận lợi, Tận tụy, Chính xác “
Tuy nhiên, trong quá trình hoàn thành báo cáo sẽ không tránh khỏi những thiếu sót
do trình độ còn hạn chế , kinh nghiệm đánh giá thực tế chưa sâu sắc và đầy đủ hơn
nữa là kiến thức trong lĩnh vực này quá rộng ,vì thế em kính mong nhận được sự
chỉ bảo, đóng góp của quý thầy cô và quý anh chị tại Công ty.
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC VỀ CONTAINER:
1. Khái niệm container :(công ten nơ)
• Container hóa là hệ thống vận chuyển hàng hóa đa phương thức sử dụng các
Container theo tiêu chuẩn ISO để có thể sắp xếp trên các tàu côngtenơ, toa
xe lửa hay xe tải chuyên dụng. Có ba loại độ dài tiêu chuẩn của côngtenơ là
20 ft (6,1 m), 40 ft (12,2 m) và 45 ft (13,7 m).
• Sức chứa Container (của tàu, cảng v.v.) được đo theo TEU (viết tắt của
twenty-foot equivalent units trong tiếng Anh, tức "đơn vị tương đương 20
foot").
• TEU là đơn vị đo của hàng hóa được côngtenơ hóa tương đương với một
côngtenơ tiêu chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft (rộng) × 8,5 ft (cao) (khoảng 39 m³ thể
tích).


• Theo tiêu chuẩn ISO 668:1995(E), container hàng hóa (freight container) là
một công cụ vận tải có những đặc điểm sau:
a. Có đặc tính bền vững và đủ độ chắc tương ứng phù hợp cho việc sử dụng
lại;
b. Được thiết kế đặc biệt để có thể chở hàng bằng một hay nhiều phương thức
vận tải, mà không cần phải dỡ ra và đóng lại dọc đường;
c. Được lắp đặt thiết bị cho phép xếp dỡ thuận tiện, đặc biệt khi chuyển từ một
phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác;
d. Được thiết kế dễ dàng cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra khỏi
container;
e. Có thể tích bên trong bằng hoặc hơn 1 mét khối (35,3 ft khối).
• Thực tế thường hay gặp thuật ngữ container tiêu chuẩn quốc tế (ISO
container), đó là những container hàng hóa (như nêu trên) tuân theo tất cả
các tiêu chuẩn ISO liên quan về container đang có hiệu lực tại thời điểm sản
xuất container.
2. Các đặc điễm của container:
a. Kích thước container
Container 40ft là loại container tiêu chuẩn thông dụng nhất trên thế giới hiện nay.
Loại dài hơn cũng dần phổ biến, đặc biệt là ở Bắc Mỹ. Những loại ngắn hơn
(chẳng hạn như loại 10ft) ngày càng ít được sử dụng.
b. Phân loại container
 Các loại container đường biển được chia thành hai nhóm chính: theo tiêu
chuẩn và không theo tiêu chuẩn ISO. Loại không theo tiêu chuẩn có thể
tương tự container ISO về hình dáng kích thước, nhưng không được sử dụng
rộng rãi và nhất quán do không được tiêu chuẩn hóa.
 Đây, chúng ta chỉ xem xét các loại container theo tiêu chuẩn ISO (ISO
container). Theo tiêu chuẩn ISO 6346 (1996), container đường biển bao gồm
một số loại chính sau:
1. Container bách hóa (General purpose container)
2. Container hàng rời (Bulk container)

3. Container đặc thù (Named cargo container)
4. Container nhiệt (Thermal container)
5. Container hở mái (Open-top container)
6. Container mặt bằng (Platform container)
7. Container bồn (Tank container)
c. Ký mã hiệu container
Trên container có rất nhiều ký mã hiệu bằng chữ và bằng số thể hiện những ý
nghĩa khác nhau. Tiêu chuẩn hiện hành quy định đối với các ký mã hiệu này là ISO
6346:1995, theo đó, các ký mã hiệu này chia thành những loại sau:
1. Hệ thống nhận biết (identification system)
2. Mã kích thước và mã loại (size and type codes)
3. Các ký hiệu khai thác (operational markings)
 Ngoài ra, trên vỏ container còn các ký mã hiệu khác như:
1. Biển chứng nhận an toàn CSC
2. Biển Chấp nhận của hải quan
3. Ký hiệu của tổ chức đường sắt quốc tế UIC
4. Logo hãng đăng kiểm
5. Test plate (của đăng kiểm)
6. Tên hãng (Maersk, MSC…), logo, slogan (nếu có)
7. Mác hãng chế tạo (CIMC, VTC…)
d. Cấu trúc container
• Container có nhiều loại, mỗi loại có một hoặc một số đặc điểm cấu trúc đặc
thù khác nhau (tuy vẫn tuân theo tiêu chuẩn để đảm bảo tính thống nhất và
tính thuận lợi cho việc sử dụng trong vận tải đa phương thức). Dưới đây sẽ
xem xét cấu trúc của loại container phổ biến để có khái niệm chung nhất.
• Về cơ bản container bách hóa (General Purpose Container) là khối hộp chữ
nhật 6 mặt gắn trên khung thép (frame). Có thể chia thành các bộ phận chính
sau:
1. Khung (Frame)
2. Khung đáy và mặt sàn (Base Frame)

3. Khung mái và mái
4. Khung dọc và vách dọc
5. Khung mặt trước và vách mặt trước
6. Khung mặt sau và cửa
7. Góc lắp ghép (Corner Fittings)
CHƯƠNG II: KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHIỆP
VỤ HẢI QUAN HÀNG CONTAINER, XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN:
I. HẢI QUAN:
1. Khái niệm Hải Quan:
 Hải quan là cơ quan nhà nước có chức năng điều tiết về lưu thông
hàng hóa xuất nhập khẩu, thu thuế và chống buôn lậu. Ðể làm được
chức năng của mình, hải quan phải có thủ tục, phải đề ra nguyên tắc,
địa điểm và thời hạn thực hiện các thủ tục đó.
 Hải quan Việt Nam từ khi ra đời đến nay đã trải qua những thời kỳ
hoạt động theo chỉ thị, theo quyết định, theo pháp lệnh và từ ngày
29/6/2001 trở đi, theo Luật hải quan đã được thông qua.
2. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan
• Một là: Hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự
kiểm tra, giám sát hải quan, vận chuyển đúng tuyến đường, qua cửa
khẩu theo quy định của pháp luật.
• Hai là: hàng hóa, phương tiện vận tải được thông qua sau khi làm thủ
tục hải quan
• Ba là: thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng,
thuận tiện và theo đúng quy định của pháp luật.
• Bốn là: Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
3. Nhiệm vụ của mọi người khi làm thủ tục hải quan
 Người khai hải quan phải:

Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp và xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải
quan.
Ðưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việc
kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật
 Công chức hải quan phải:
Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan
Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải
Thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
Quyết định việc thông quan hàng hóa, phương tiện vận tải
4. Ðịa điểm làm thủ tục hải quan:
o Ðịa điểm làm thủ tục hải quan là trụ sở hải quan cửa khẩu được thành
lập tại các cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân
dụng quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế, cửa
khẩu biên giới đường bộ.
o Trụ sở hải quan ngoài cửa khẩu được thành lập ở khu vực do Thủ
tướng quy định.
o Ðịa điểm làm thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất nhập
cảnh là trụ sở hải quan nơi phương tiện đó xuất nhập cảnh
5. Thời hạn khai và nộp tờ khai
Người khai hải quan phải khai và nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa,
phương tiện vận tải trong thời hạn sau đây:
- Hàng hoá nhập khẩu được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày hàng hóa đến cửa khẩu.
- Hàng hóa xuất khẩu được thực hiện chậm nhất là 08 giờ trước khi
phương tiện vận tải xuất cảnh.
- Hành lý mang theo của người nhập cảnh, xuất cảnh được thực hiện
ngay khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu nhập và trước khi tổ chức
vận tải chấm dứt việc làm thủ tục nhận hành khách lên phương tiện
vận tải xuất cảnh.

- Hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi của người nhập cảnh được
thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người nhập cảnh đến cửa
khẩu.
- Hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh được thực hiện ngay khi hàg
hóa, phương tiện vận tải tới cửa khẩu nhập đầu tiên và trước khi hàng
hóa, phương tiện vận tải qua cửa khẩu xuất cuối cùng.
- Phương tiện vận tải đường biển xuất cảnh, nhập cảnh được thực hiện
chậm nhất 02 giờ sau khi cảng vụ thông báo phương tiện vận tải đã
đến vị trí đón trả hoa tiêu và 01 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất
cảnh.
- Phương tiện vận tải đường hàng không xuất cảnh, nhập cảnh được
thực hiện ngay khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu và trước khi tổ
chức vận tải chấm dứt việc làm thủ tục nhận hàng hóa xuất khẩu, hành
khách xuất cảnh.
- Phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ và đường sông xuất cảnh,
nhập cảnh được thực hiện ngay sau khi phương tiện vận tải đến cửa
khẩu nhập đầu tiên và trước khi phương tiện vận tải qua cửa khẩu xuất
cuối cùng để xuất cảnh
6. Công chức hải quan phải:
 Công chức hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay
sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy
định của pháp luật; trong trường hợp không chấp nhận đăng ký hồ sơ
hải quan thì phải thông báo lý do cho người khai hải quan biết.
 Sau khi người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về việc
làm thủ tục hải quan, thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra
thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau:
Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng
hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất.
Chậm nhất là 02 ngày ngày làm việc cho đến 08 ngày làm việc. Ðối với lô
hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng

hóa.
Việc kiểm tra phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh phải bảo đảm kịp
thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và việc xuất cảnh, nhập
cảnh của hành khách.
II. HỒ SƠ HẢI QUAN:
1. Hồ sơ đối với hàng xuất khẩu, chủ hàng phải nộp:
 Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu.
 Bản kê chi tiết hàng hóa đối với lô hàng có nhiều chủng loại.
 Giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hàng
hóa phải có giấy phép xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
 Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương
đương hợp đồng mà trong trường hợp cần thiết Tổng cục trưởng Tổng
cục hải quan quy định;
 Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng
cụ thể mà người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan
hải quan.
2. Hồ sơ đối với hàng nhập khẩu, chủ hàng phải nộp:
 Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu
 Hóa đơn thương mại
 Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương
đương hợp đồng.
 Giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hàng
hóa phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
 Bản sao vận đơn.
 Bản kê chi tiết hàng hoá đối với lô hàng có nhiều chủng loại.
 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).
 Giấy xác nhận đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa của tổ chức giám
định hàng hóa hoặc giấy thông báo của nhà nước về việc miễn kiểm
tra về chất lượng ở cấp nhà nước.
 Chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng cụ

thể.
 Trường hợp được Chi cục trưởng Hải quan chấp nhận, người khai
hải quan được nộp chậm các chứng từ sau đây:
a. Giấy chứng nhận xuất xứ - được nộp chậm không quá 60 (sáu
mươi) ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
b. Các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan (trừ tờ khai hải quan)
không quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải
quan.
Ngoài ra, đối với các hàng hóa khác, hồ sơ hải quan cũng suy từ hồ sơ hải
quan đối với hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu để quy định.
III. Một vài công ước quốc tế liên quan
- Hiệp định tính trị giá GATT/WTO
- Ðối với hàng nhập khẩu, trị giá được xác định theo 06 (sáu) phương
pháp sau:
1) Trị giá giao dịch.
2) Trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt.
3) Trị giá giao dịch của hàng hóa tương tự.
4) Phương pháp trị giá khấu trừ.
5) Phương pháp trị giá tính toán.
6) Phương pháp dự phòng.
PHẦN II:TÌM HIỂU TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MARINE SKY
LOGISTICS
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH
MARINE SKY LOGISTICS
I. Lịch sử hình thành và phát triển công ty TNHH Marine Sky Logistics
1. Sự hình thành
Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Sự
giao thương giữa Việt Nam với các nước ngày càng phát triển mạnh dẫn đến nhu
cầu về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cũng không ngừng phát triển.

Đồng thời, dịch vụ giao nhận vận tải ngày càng thể hiện và chứng minh vai trò
quan trọng của mình trong quá trình thực hiện các hợp đồng kinh tế ngoại thương.
Trên thực tế cho thấy bản thân các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu không thể
thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhất việc đưa hàng hóa của mình ra nước ngoài và
ngược lại do sự hạn chế trong chuyên môn và nghề nghiệp. Chính vì vậy việc ra
đời của các công ty dịch vụ giao nhận vận tải đang là nhu cầu cần thiết. Công ty
TNHH Marine Sky Logistics cũng là một trong số đó.
Tên giao dịch Tiếng Việt : Công ty TNHH Marine Sky Logistic
Tên giao dịch quốc tế : MARINE SKY LOGISTICS CO.LTD
Ngày thành lập : 08/01/2008
Mã số thuế : 0310964526
Biểu tượng của công ty :
Vốn điều lệ : 9.000.000.000 VND
Văn phòng chính : Số 812/1, đường Trường Chinh, QuậnTân
Bình,Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại : (848) 38114857
Fax : (848) 38114836
Email :
Website :
Chủ doanh nghiệp : Lê Tuấn Phương
Lĩnh vực hoạt động chính : Vận tải và giao nhận hàng hóa
2. Quá trình phát triển :
Công ty TNHH Marine Sky là một công ty tư nhân, có tư cách pháp nhân, có con
dấu riêng, hạch toán độc lập phù hợp với pháp luật Việt Nam. Công ty luôn hoạt
động theo slogan : “hãy để chúng tôi nói lên sự uy tín của bạn”. Chính vì thế, tuy
mới thành lập nhưng công ty đã tạo dựng cho mình một vị thế khá vững trong
ngành dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và đã được nhiều khách hàng
lớn cả trong, ngoài nước tin cậy và chọn lựa.
Công ty không những mở rộng được mạng lưới kinh doanh mà còn đẩy mạnh các
loại hình kinh doanh như: đại lý giao nhận vận tải quốc tế, vận tải nội địa, dịch vụ

khai thuê hải quan, xuất nhập khẩu ủy thác,…Với sự tận tâm và lòng nhiệt tình,
mọi thành viên trong công ty luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của mình và
không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách hàng, để hướng đến mục
tiêu trở thành cầu nối hiệu quả giữa công ty với các đại lí, các đối tác nước ngoài
và khách hàng. Công ty luôn nổ lực nâng cao chất lượng các dịch vụ để tạo được
lòng tin và sự ủng hộ của khách hàng.
Ngày 10/02/2010, công ty chính thức trở thành hội viên hợp tác của Liên đoàn
quốc tế các hiệp hội giao nhận - FIATA (International Federation of Freight
Forwarders Associations). Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA)
thành lập năm 1926 là tổ chức giao nhận vận tải lớn nhất thế giới. FIATA là một tổ
chức phi chính trị, tự nguyện, là đại diện của 35.000 công ty giao nhận ở 130 nước
trên thế giới. FIATA được thừa nhận của các cơ quan Liên hiệp quốc như Hội
đồng kinh tế xã hội liên hiệp quốc (ECOSOC), Ủy ban Châu Âu của Liên hiệp
quốc (ECE), Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương
(ESCAP)
Những thành quả đạt được hôm nay cho thấy công ty đã có những chiến lược kinh
doanh phù hợp, đúng đắn, kết hợp giữa đầu tư và am hiểu thị trường….Vì vậy,
công ty đã đạt được mục tiêu đề ra:
- Đảm bảo và phát triển nguồn vốn.
- Nâng cao doanh thu nhằm đạt được lợi nhuận cao.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của công nhân viên.
- Hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước.
II. Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của công ty :
1. Chức năng
Phối hợp với các tổ chức khác trong và ngoài nước để tổ chức chuyên chở, giao
nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng ngoại giao, hàng quá cảnh, hàng hội chợ triển
lãm, hàng tư nhân, tài liệu chứng từ liên quan, chứng từ phát nhanh.
Nhận ủy thác dịch vụ về giao nhận, kho vận, thuê kho bãi, mua bán cước các
phương tiện vận tải (ô tô, tàu biển, máy bay, xà lan, container…) thực hiện các
dịch vụ khác liên quan đến hàng hóa nói trên như : việc gom hàng, chia hàng lẻ,

làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hóa và
giao hàng đó cho người chuyên chở để chuyên chở đến nơi quy định.
Thực hiện các dịch vụ tư vấn về vấn đề giao nhận, vận tải kho hàng và các vấn đề
khác có liên quan theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Tiến hành các dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa
quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam và ngược lại bằng các phương tiện vận chuyển
khác nhau.
Làm đại lý cho các hãng tàu, hãng hàng không trong và ngoài nước, liên doanh liên
kết với các tổ chức trong và ngoài nước trong lĩnh vực vận chuyển, giao nhận, kho
bãi, thuê tàu…
2. Nhiệm vụ
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh theo quy chế
hiện hành nhằm thực hiện mục đích và chức năng mà công ty đề ra.
Bảo đảm việc bảo toàn và bổ sung vốn trên cơ sở tự tạo nguồn vốn, bảo đảm trang
trải về tài chính, sử dụng hợp lý theo đúng chế độ, sử dụng có hiệu quả các nguồn
vốn, làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước.
Thông qua các liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để thực hiện việc giao
nhận, chuyên chở hàng hóa bằng các phương thức tiên tiến, hợp lý, an toàn trên các
luồng, các tuyến vận tải, cải tiến việc chuyên chở, chuyển tải, lưu kho, lưu bãi giao
hàng hóa và đảm bảo hàng hóa an toàn trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quản lí tài chính, tài sản các chế độ chính sách cán
bộ và quyền lợi của người lao động theo chế độ tự chủ, chăm lo đời sống, đào tạo,
bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân của công ty để đáp ứng
được yêu cầu, nhiệm vụ kinh doanh ngày càng cao.
3. Phạm vi hoạt động
Hiện tại công ty đã ký hợp đồng liên kết với nhiều hãng tàu lớn như OOCL, APL,
MOL, EVERGREEN, MAERKS, CMA, VN AIRLINE, JETSTAR, DHL,
FEDEX Dịch vụ giao nhận quốc tế bằng đường biển của công ty được khách
hàng đánh giá là đáng tin cậy trên thị trường. Đặc biệt, công ty thường xuyên vận
chuyển hàng hoá bằng container tuyến Châu Âu, Châu Á

3.1. Dịch vụ giao nhận vận tải đường biển
Thực hiện các công việc giao nhận hàng nguyên container (FCL – Full
container loaded), hàng lẻ (LCL – Less than container loaded) bằng đường biển,
làm đại lý hãng tàu nước ngoài, làm thủ tục cho các tàu cập cảng, rời cảng và đảm
nhiệm thêm một số dịch vụ nhằm tạo quy trình công việc khép kín như dịch vụ
khai thuê hải quan cho hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển, dịch vụ vận chuyển
hàng container bằng đường bộ, mua bảo hiểm hàng hóa, thuê giám định
3.2. Dịch vụ vận tải hàng không
Thực hiện giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không, khai
thuê hải quan, bảo hiểm…
3.3. Dịch vụ vận tải đường bộ
Thực hiện gom nhiều lô hàng lẻ của các chủ hàng khác nhau và xếp chung
vào container để vận chuyển đi nước ngoài, trucking nội địa, (port to port, door to
door …) đóng gói hàng hoá, khai thuê hải quan, tư vấn khách hàng
3.4. Dịch vụ khai thuê thủ tục hải quan
Một số doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu xuất khẩu theo điều kiện
Incoterms, họ tìm đến công ty chỉ để yêu cầu khai thuê hải quan, và công ty cũng
đã s™n sàng thực hiện. Do đó, dịch vụ này cũng được xem là một mảng hoạt động
của công ty. Tuy nhiên, lượng nhu cầu này rất ít, và doanh thu cũng không cao.
Ngoài ra công ty còn là mô phỏng của mô hình xúc tiến thương mại, tư vấn
xuất nhập khẩu…nhằm bước đầu tạo liên kết chuỗi cung ứng trong tiêu chí hình
thành một công ty logistics đúng nghĩa.
III. Tình hình tổ chức kinh doanh
1. Bộ máy quản lý của công ty
Marine Sky là một công ty chuyên về dịch vụ, với số lượng nhân sự ít nhưng tất cả
đều liên kết chặt chẽ với nhau, mỗi người được phân bổ một nhiệm vụ rõ ràng cụ
thể và kết nối công việc của từng người thành một quy trình hoạt động. Hoạt động
từng thành viên ở công ty đều được chỉ dẫn và giám sát của giám đốc với một cơ
cấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản mà hoạt động rất hữu ích.
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC
TRỢ LÝ GIÁM ĐỐC
TRUCKING
KINH DOANH
HẢI QUAN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
BỘ PHẬN HỖ TRỢ : MARKETING, IT, CUSTOMER CARE
LOGISTICS
 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Marine Sky Logistics :
2. Mối quan hệ giữa các phòng ban :
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận :
Giám đốc: Quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.
Giám đốc cùng với phó giám đốc bàn bạc, đề ra phương hướng, mục tiêu và cách
thực hiện các hoạt động của công ty trong thời gian dài hạn và ngắn hạn.
Phó giám đốc: Điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, phó
giám đốc cũng là người kiêm luôn bộ phận nhân sự, nghĩa là phó giám đốc cũng là
người quản lý nhân viên, tuyển dụng hay sa thải nhân viên, đề ra các chế độ lương
thưởng cho nhân viên sau khi đã thông qua ý kiến của giám đốc.
Trợ lý giám đốc: quản lý thời gian biểu công tác tại công ty, thừa hành quyết
định của ban giám đốc, quản lý kỷ luật, tâm sinh lý, yêu cầu công việc của nhân
viên, là người soạn thảo hợp đồng và phát ngôn chính của công ty.
Phng kinh doanh: Chức năng chính của phòng là liên hệ đến các khách
hàng có nhu cầu sử dụng đến các dịch vụ làm hàng xuất khẩu, hoặc làm hàng nhập
khẩu của công ty. Liên hệ đến các hãng tàu, hãng hàng không, khu vực kho bãi để
tìm ra đối tác thực hiện lô hàng, đồng thời dựa vào giá cước của hãng tàu đưa ra để
tiến hành làm hàng.
Phng chứng từ và kế toán: Chức năng chính của phòng là làm các chứng
từ theo yêu cầu của đơn hàng, tiến hành thu gom chứng từ sau khi đã hoàn thành
một lô hàng, thanh toán và giải quyết công nợ, khai báo thuế, thống kê, báo cáo tài
chính định kỳ. Tham mưu cho phó giám đốc sử dụng các nguồn vốn và huy động
vốn đạt hiệu quả cao, kiểm tra và thực hiện các chế độ chính sách về tài chính,

quản lý, tổ chức và sử dụng lao động hợp lý.
Phng trucking: tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vận chuyển nội điạ, thuê
kho bãi, kết hợp với phòng sale để tiến hành làm hàng port to door hoặc door to
door. Khai thác thị trường nội địa gồm tuyến xe tải, xe lửa, xe đầu kéo, xà lan…
Phng hải quan: nhiệm vụ chính là thông quan lô hàng xuất nhập, tư vấn
thuế hàng hóa xuất nhập, lên tờ khai, lấy hàng, bố trí kiểm dịch, giám định hàng
hóa, giám sát hàng hóa, bố trí làm hàng, xếp dỡ,…
2.2. Mối quan hệ giữa các phòng ban:
Với bộ máy tổ chức gọn nhẹ như trên nên việc giữ thông tin liên lạc giữa các
phòng ban rất kịp thời. Việc phối hợp giữa các phòng ban cũng diễn ra tương đối
nhịp nhàng và có hiệu quả vì mặc dù phân chia phòng ban rõ ràng, nhưng khi hoạt
động, các nhân viên lại có thể làm đan xen, một nhân viên sales có thể thực hiện
luôn tất cả các khâu của việc làm lô hàng mà mình đã đảm nhiệm.
2.3. Tình hình nhân sự:
Ổn định tổ chức, cải tổ bộ máy hoạt động của đơn vị, coi trọng yếu tố con
người có năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất để phân công bố
trí công việc hợp lý có năng suất cao và hiệu quả tốt là mối quan tâm hàng đầu của
ban lãnh đạo. Từ điểm xuất phát ban đầu, công ty Marine Sky Logistics có khoảng
22 lao động. Qua nhiều đợt tinh giảm biên chế số lao động thiếu trình độ, kết hợp
với sự tuyển chọn nhiều lao động trẻ có năng lực, đạo đức, trình độ chuyên môn,
ngoại ngữ để có thể tham gia quản lý và điều hành các hoạt động có hiệu quả hơn,
đến nay đội ngũ số cán bộ, công nhân viên của công ty là 14 người trong đó 4
người trình độ cao đẳng và 10 người trình độ đại học với kinh nghiệm làm việc là 2
– 5 năm (lương trung bình của công ty khoảng 3,5 – 7 triệu đồng chưa tính phụ
cấp).
Với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, thích ứng nhanh với môi
trường, có trình độ lao động, tay nghề và tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng mọi
yêu cầu của khách hàng cùng với tinh thần đoàn kết chặt chẽ đã làm cho uy tín của
công ty ngày càng được nâng cao rộng rãi.
2.4. Guồng quay hoạt động tại công ty :

Nhân viên marketing sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường hàng hóa, lên danh
sách khách hàng sơ bộ, song song đó là nhân viên IT sẽ quảng bá, truyền tin trên
online company và các diễn đàn cùng ngành…Sau đó, nhân viên kinh doanh tìm
kiếm khách hàng, tiếp nhận nhu cầu xuất hoặc nhập khẩu của đại lý, khách hàng có
nhu cầu, chào giá dịch vụ của công ty đến đại lý, khách hàng, đàm phán với các
hãng tàu, hãng hàng không để có giá cước tốt nhất cho khách hàng (nếu là hàng
sea, air), nếu khách hàng chỉ có nhu cầu trucking nội địa hoặc khai hải quan thì
nhân viên kinh doanh bàn giao lại cho hai phòng ban đó… Sau đó tiến hành xem
xét và báo giá, hai bên thỏa thuận và ký kết hợp đồng giao nhận. Trợ lý giám đốc
sẽ lên lịch làm hàng, bố trí nhân viên giao nhận làm hàng. Sau khi hoàn thành,
nhân viên giao nhận thu hồi biên bản làm hàng có xác nhận của ba bên, trả lại cho
phòng chứng từ tiến hành lên debit note và thanh toán lô hàng. Sau mỗi lô hàng,
nhân viên care của công ty sẽ lên kế hoạch chăm sóc khách hàng, trình bày cho trợ
lý và phó giám đốc, nhằm tìm ra phương pháp hậu mãi tốt nhất.
III. Nghiên cứu đánh giá loại hình kinh doanh của công ty :
1. Đại lý hãng tàu:
Tính đến cuối năm 2011 công ty đã là đại lý hai hãng tàu nước ngoài:
- Seaways Shipping Limited là một hãng tàu lớn và có uy tín của Ấn Độ,
Seaways Shipping cung cấp dịch vụ đi các tuyến: Nhavasheva, Dubai,
Calautta, Tuticorin, Cochin, Chitagong… các tuyến này nằm ở Ấn Độ.
Ngoài ra còn có một số tuyến ở vùng trung đông.
- Federated Shipping Limited: hãng tàu của Singapore đi các tuyến Inchon
(Hàn Quốc), Qingdao (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan), Portklang
(Malaysia)….
Các hãng tàu này sẽ cung cấp cho công ty mức giá gọi là tariff (giá thị trường)
và Marine Sky Logistics chào khách hàng với giá này, khi khách hàng đồng ý với
giá mà công ty đã chào thì nhân viên booking sẽ book trên tàu feeder của các
shipping lines có khai thác feeder operation, để vận chuyển đến các cảng trung
chuyển mà các tàu mẹ sẽ nhận hàng như: Singapore, Portklang, Hong Kong để
chuyển tải sang tàu mẹ và tiếp tục vận chuyển hàng đến cảng đích.

2. Forwarder:
Ban đầu công ty thành lập lĩnh vực kinh doanh là dịch vụ giao nhận hàng
hóa, dịch vụ khai hải quan và dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa nên đây chính là
chức năng hàng đầu của công ty và đủ sức cạnh tranh với các đối thủ khác nhờ vào
đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, tận tâm trong công việc.
Công ty thực hiện dịch vụ hải quan đối với hàng xuất và hàng nhập với sự ủy
thác của khách hàng:
- Đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở, công ty hoạt động như cầu
nối giữa người gửi hàng và người nhận hàng, công ty nhận ủy thác từ
người xuất nhập khẩu để thực hiện các công việc khác nhau như: nhận
hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, lưu kho… theo hợp
đồng ủy thác.
- Thực hiện việc gom hàng, trong vận tải bằng container thì việc gom hàng
là không thể thiếu, nhằm gom những lô hàng lẻ (LCL) thành hàng nguyên
container (FCL) để tận dụng sức chở của container và giảm giá cước.
- Đóng vai trò là người chuyên chở, tức là người trực tiếp ký kết hợp đồng
chuyên chở với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng từ nơi này
đến nơi khác, ngay cả dịch vụ giao door to door cũng được công ty đảm
nhiệm.
- Công ty kinh doanh 2 loại hình này thực sự có mối kết hợp hoàn hảo giữa
hai bên, thay vì phải mua cước tàu chuyên chở cho lô hàng làm dịch vụ thì
kết hợp với việc làm đại lý cho hãng tàu công ty sẽ có nhiều thuận lợi hơn
về giá cả khi mua chỗ trên tàu, từ đó công ty thuận lợi hơn trong quá trình
giao nhận hàng hóa từ khâu nhận hàng, book tàu, giao nhận, hải quan…và
các dịch giao door.
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MARINE SKY LOGISTICS
I. Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của công ty
trong những năm gần đây :
1. Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2009 – 2011 :

Bảng 1. Doanh thu và chi phí của công ty qua các năm
Đơn vị tính : triệu VNĐ
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
So sánh giữa các năm
2009 và 2010 2010 và 2011
Tươn
g đối
Tuyệt
đối
(%)
Tươn
g đối
Tuyệt
đối
(%)
Tổng doanh thu 1726 2021 2321 295
117.0
9
300
114.8
4
Tổng chi phí 1091 1305 1400 214
119.6
2
95
107.2
8
Tổng lợi nhuận 635 716 921 81
112.7
6

205
128.6
3
Thuế (25% lợi
nhuận)
158.7
5
179 230.25
Lợi nhuận ròng
476.2
5
537 690.75
% tăng lợi nhuận
ròng
12.76
%
28.63
%
Biểu đồ 1. Tình hình kinh doanh của công ty qua các năm :
Đơn vị tính : Triệu VNĐ
Dựa vào bảng thống kê trên ta có một số nhận xét vế tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty trong những năm gần đây như sau :
Có thể thấy, từ khi thành lập vào năm 2008 đến nay, công ty vẫn hoạt động
hiệu quả, dù lợi nhuận có sự biến động mạnh qua các năm, nhưng do công ty chưa
đầu tư vào kho bãi, container… nên chi phí bỏ ra ít, vì vậy công ty vẫn duy trì
được số dương cho lợi nhuận.
Tổng doanh thu vào năm 2009 chỉ đạt 1726 triệu đồng so vời năm 2010 thì
tăng không đáng kể tương ứng 17.09% (tương đương 295 triệu đồng). Do các hoạt
động của công ty đều bị ảnh hưởng mạnh bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh
tế khó khăn hàng hóa hiếm hoi, miếng bánh nhỏ phải chia nhiều phần, điều này

làm tăng tính cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường, nhà nước đã giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp từ 28% năm 2008 xuống còn 25% năm 2009 và công ty đã giảm chi
phí làm hàng xuống mức thấp nhất để duy trì hoạt động kinh doanh, nhưng lợi
nhuận ròng của công ty vẫn giảm trên 22%.
Đến năm 2010 thì doanh thu đạt 2021 triệu đồng so với năm 2011 thì cũng
tăng không đáng kể tương ứng 14.84% (tương đương 300 triệu đồng). Vì nền kinh
tế năm 2010 vẫn chưa phục hồi sau suy thoái, nhưng vào năm này công ty nhận
làm đại lý cho một hãng tàu có tuyến Châu Á mạnh nên doanh thu từ việc làm đại
lý chiếm tỷ trọng khá cao. Bước đầu làm đại diện cho các line nhưng đã thu được
kết quả tốt trong bối cảnh kinh tế đang khó khăn, do đó đã làm cho các hãng tàu
chú ý về tiềm năng của công ty nên doanh thu từ hoạt động vận tải biển tăng đáng
kể. Tổng doanh thu năm 2010 đã bắt đầu tăng trở lại từ quý 3 của năm, công ty đã
vượt qua những khó khăn vẫn còn tồn tại sau cuộc suy thoái, đứng vững và phát
triển.
Năm 2011 là một năm đầy sóng gió đối với doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.
Năng lực sản xuất kinh doanh của hàng loạt doanh nghiệp bị suy yếu nghiêm trọng,
khả năng tiếp cận vốn bị suy giảm do lãi suất tín dụng trở nên đắt đỏ và nguồn vốn
khan hiếm. Ước tính, khoảng trên dưới 50.000 doanh nghiệp đã lâm vào cảnh phá
sản. Công ty MSL đã vượt qua cơn khủng hoảng và sinh lợi cao vào năm này từ
các khách hàng lớn của mình .
Dịch vụ
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá
trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá
trị
Tỷ

trọng
(%)
Giá
trị
Tỷ
trọng
(%)
Vận tải biển
865 50.12 973 48.14 1073 46.23
Vận tải đường hàng
không
422 24.45 441 21.82 521 22.45
Vận tải đường bộ
409 23.70 574 28.40 674 29.04
Thủ tục hải quan
30 1.74 33 1.63 53 2.28
Bảng 2 : Doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh
Biểu đồ 2. Doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh
Các dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách hàng là toàn bộ quy trình giao
nhận hàng hóa, hoặc các dịch vụ vệ tinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ
người gửi đến người nhận, chẳng hạn như làm các thủ tục cần thiết cho hàng hóa,
lưu kho, lưu bãi, bốc xếp, chuyển tải, vận tải hàng hóa bằng đường bộ hoặc đường
thủy. Trong đó, phần lớn các dịch vụ mà công ty thực hiện đều dành cho hàng xuất
nhập khẩu, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ vận tải hàng không rất thấp trong tổng
doanh thu, trong đó, dịch vụ chính là vận tải biển.
Nếu xét về mảng giao nhận, vận tải nội địa, công ty thực sự là một nhà giao
nhận chuyên nghiệp và uy tín, với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động. Tuy nhiên,
với các dịch vụ như lưu kho hàng hóa, các dịch vụ như bốc xếp hàng hóa, vận tải
đường biển, mua bảo hiểm cho hàng hóa… công ty phải sử dụng dịch vụ thuê
ngoài. Các đối tác thường xuyên của công ty bao gồm các hãng tàu như Hub line,

MOL Vietnam, OOCL, K line Logistics… các công ty bảo hiểm như Bảo Minh,
Prodential, AIA , các công ty bốc xếp như công ty TNHH Hải Thành…Vì là một
công ty giao nhận uy tín, thường xuyên có những lô hàng lớn, nên khi làm việc với
những đối tác này, công ty cũng gặp được nhiều thuận lợi hơn, trong việc thương
lượng giá cả, hoặc được nhiều ưu đãi hơn, nhất là với những hàng hóa mang tính
mùa vụ như sơ dừa ,bắp ủ chua khi mà nhu cầu vận chuyển sẽ tập trung vào một
số thời điểm, do đó, việc book tàu, mượn container sẽ gặp nhiều khó khăn.
Chủng loại mặt hàng cũng khá đa dạng, ở Công ty TNHH Marine Sky
Logistics những hàng hóa vận chuyển theo container vẫn là chủ yếu, như hàng sắt
phế liệu, bột nhang
Còn cơ cấu chi phí của công ty chủ yếu bao gồm chi phí khấu hao, nhiên
liệu, vật liệu, lương và các khoản theo lương, các loại chi phí sửa chữa thay thế,
các dịch vụ thuê ngoài. Trong đó, các chi phí thuê ngoài chiếm tỷ trọng tương đối
cao trong tổng chi phí, mà đây là những yếu tố công ty khó kiểm soát được, phụ
thuộc nhiều vào tình hình thị trường, đây cũng là một trong những khó khăn của
công ty.
1.5.2 Cơ cấu thị trường
Bảng số liệu về cơ cầu thị trường qua ba năm 2009, 2010 và 2011
Thị trường
2009 2010 2011
Doanh
thu
Tỷ
trọng
(%)
Doanh
thu
Tỷ
trọng
(%)

Doanh
thu
Tỷ
trọng
(%)
Trung Quốc 742 42.99 886 43.84 1012 43.60
Hàn Quốc 210 12.17 321 15.88 401 17.28
Hoa Kỳ 342 19.81 384 19.00 442 19.04
Ấn Độ 101 5.85 153 7.57 201 8.66
Châu Âu
(EU)
331 19.18 277 13.71 26 11.42
Tổng 1726 100 2021 100 2321 100
Biểu đồ tỷ trọng cơ cấu thị trường của MSL qua ba năm
Nhìn vào cơ cấu các nước có hàng xuất nhập đến năm 2011, ta thấy Trung
Quốc, Hàn Quốc và Hoa Kỳ chiếm tỉ trọng dịch vụ xuất nhập hàng nhiều nhất. Đây
một phần là do mối quan hệ làm ăn buôn bán, nhưng phần khác là vì nhu cầu tiêu
dùng của người dân như mặt hàng bột nhang xuất nhiều sang Trung Quốc, hộp
nhựa xuất khẩu chủ yếu sang Hoa Kỳ, cải bắp ủ chua xuất nhiều sang Hàn Quốc ,
hàng xuất sang các nước khác ở Châu Âu (như Anh, Đức) thì đa số là mặt hàng sơ
dừa.
Trong khi đó, đối với các loại hàng nhập do công ty làm dịch vụ, thì chúng
được nhập chủ yếu từ các nước Châu Á như thức ăn cho tôm và keo dán kính được
nhập chủ yếu từ Hàn Quốc, giày dép được nhập từ Ấn Độ,… nhưng đối với mặt
hàng rượu thường được nhập chủ yếu từ Nga và Pháp.
CHƯƠNG III - PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
I. Đặc điểm – tính chất thị trường
Thị trường dịch vụ giao nhận, logistics tại Việt Nam là một thị trường quy mô
nhỏ, nhưng đang phát triển mạnh, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO,
lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng nhanh, kéo theo sự gia tăng các dịch vụ hàng

hóa, tốc độ phát triển 20-25%/năm, có thể đạt giá trị 1 tỉ USD vào cuối năm 2011.
Các công ty xuất nhập khẩu chuyên môn hóa vào sản xuất nên xu hướng thuê
ngoài các dịch vụ Logistics ngày càng phổ biến, tỉ lệ ngày càng cao. Theo dự báo,
trong tương lai không xa, dịch vụ Logistics sẽ trở thành một ngành kinh tế quan
trọng tại Việt Nam, đóng góp tới 15% GDP cả nước. Đặc biệt, trong 10 năm tới,
khi kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể đạt mức 200 tỉ USD/năm thì
nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics lại càng lớn. Dự báo đến năm 2012, hàng
container qua cảng biển Việt Nam sẽ đạt từ 3,6-4,2 triệu TEU, đến năm 2020 sẽ lên
đến 7,7 triệu TEU.
Mặc dù Logistics đã và đang phát triển mạnh trên thế giới, nhưng ở Việt Nam
còn khá mới mẻ, phần lớn các dịch vụ Logistics được thực hiện ở các công ty giao
nhận.
Theo Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS), đến nay nước ta có
khoảng 1000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Logistics,
dịch vụ giao nhận. Xét về mức độ phát triển có thể chia các công ty giao nhận
thành 4 cấp độ sau:
• Cấp độ 1: Các đại lý giao nhận truyền thống - chỉ thuần tuý cung cấp các
dịch vụ do khách hàng yêu cầu, thông thường là: vận chuyển hàng hoá bằng
đường bộ, thay mặt chủ hàng làm thủ tục hải quan, lưu kho bãi, giao nhận. Ở
cấp độ này có gần 80% các công ty, và họ phải thuê lại kho và dịch vụ vận
tải.
• Cấp độ 2: Các đại lý giao nhận đóng vai trò người gom hàng và cấp vận
đơn nhà (House Bill of Lading) và sử dụng vận đơn này như của hãng tàu.
Yêu cầu của loại hình này là phải có đại lý độc quyền tại các cảng lớn để thực

×