Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Thị trường tín dụng nông thôn cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.3 KB, 21 trang )

Đề tài
Thị trường tín dụng nông thôn
cho khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long
1
ddd
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA THỊ TRƯỜNG
TÍN DỤNG NÔNG THÔN
1.1 Một số khái niệm
Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay (quan hệ vay
mượn), là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một giá trị hay hiện vật theo những điều kiện
mà hai bên thỏa thuận, hết thời hạn thì người đi vay phải trả cho người cho vay số tài sản
kèm theo một số lợi tức.
Thị trường tín dụng nông thôn là nơi diễn ra hoạt động cung – cầu vốn tín dụng
giữa các chủ thể cho vay vốn nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn tín dụng phát triển kinh tế - xã
hội ở khu vực nông thôn.
Thị trường tín dụng chính thức là nơi diễn ra công khai các hoạt động huy động,
cung ứng và giao dịch vốn, tuân thủ Pháp luật nhà nước. Lực lượng tham gia cung vốn
trên thị trường này là các trung gian tài chính: hệ thống Ngân Hàng, Kho bạc, QTDND,…
Lực lượng tham gia cầu vốn tín dụng là hộ gia đình, chủ thể SX-KD ở khu vực nông thôn.
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các định chế tín
dụng nông thôn (ĐCTDNT) thuộc khu vực chính thức
1.2.1 Lãi suất
Lãi suất thực thấp không phải là cách hiệu quả của việc phân phối lại thu nhập cho
nông dân nghèo ở vùng nông thôn.
Sự ngộ nhận của việc ứng dụng quan him Keynes “lãi suất thấp là cần thiết để
khuyến khích đầu tư vào sản xuất”
Lãi suất thực âm sẽ khuyến khích sự dịch chuyển chi phí giao dịch từ các ĐcTDNT
đến người mượn và ảnh hưởng đến phong cách phục vụ của các định chế.
1.2.2 Huy động tiết kiệm
Von Pischke giải thích nguyên nhân chủ yếu của sự thất bại của ĐCTDNT trong việc


huy động tiết kiệm là do thiếu dịch vụ huy động tiết kiệm tiện lợi ở nông thôn và
nhiều ĐCTDNT tiến hành nâng cao lãi suất nhưng cũng thất bại vì lãi suất danh nghĩa
tăng nhưng lãi suất thực âm
Theo Seibel, nguyên lý của huy động tiết kiệm chứa đựng hai tiên đề: sự hiện hữu của
tiết kiệm, cơ chế kích thích đối với huy động tiết kiệm (lãi suất thực dương, khả năng
sinh lãi). Khả năng tiết kiệm ở vùng NT là có tiềm năng nhưng lại thiếu cơ chế kích
thích đối với huy động tiết kiệm
1.2.3 Cấu trúc tổ chức của ĐCTDNT
2
ddd
Cấu trúc tổ chức thích hợp sẽ đóng góp vào sự thành công của các định chế hơn là
lãi suất. Một tổ chức thích hợp nên tiến hành như sau:
- Đa dạng hóa loại hình sở hữu đối với hệ thống ĐCTDNT
- Mỗi loại định chế cần thiết lập theo hệ thống hội nhập dọc
- Mật độ của các chi nhánh cơ sở của một ĐCTDNT là yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động
- Đa dạng hóa chức năng dịch vụ của ĐCTDNT
1.2.4 Cơ chế khắc phục vấn đề thông tin không hoàn hảo
- Phương pháp trực tiếp: mở rộng nguồn lực đối với việc sàng lọc, kích thích và cưỡng
chế người mượn nhằm giảm tỉ lệ nợ quá hạn bằng cách: thu hồi nợ thường xuyên, kích
thích trả lại nợ, khuyến khích tiết kiệm
- Phương pháp gián tiếp: sử dụng hình thức cho vay theo nhóm, nếu một thành viên
trong nhóm không trả được nợ đúng kì hạn, các thành viên khác sẽ bị ảnh hưởng.
1.2.5 Yếu tố ngoại sinh
Bao gồm quyền sử dụng đất nông nghiệp làm cho đất có giá trị như tài sản thế chấp và
giúp các định chế có thể mở rộng cung tín dụng, môi trường pháp lý giúp giảm bớt chi
phí cưỡng chế và cơ sở hạ tầng nông thôn tốt làm thu nhập người dân ổn định, giàm
bất cân xứng thông tin, giảm chi phí sàng lọc và rủi ro trong hoạt động cho vay.
1.3 Những đặc điểm cơ bản của thị trường tín dụng nông thôn
Ta có thể thấy thị trường tín dụng nông thôn là một bộ phận của thị trường tín

dụng thông thường. Vì thế ngoài những đặc điểm cơ bản như thị trường tín dụng thông
thường ra, nó còn có những đặc điểm khác biệt riêng. Những đặc điểm đó là :
- Thị trường tín dụng nông thôn trải ra trên địa bàn rộng lớn, số lượng khách hàng đông
đảo vừa thúc đẩy quá trình huy động vốn, cho vay vốn vừa cản trở quá trình này.
Đây là khu vực kinh tế rộng lớn, nhiều tiềm năng, lượng khách hàng cung – cầu
vốn tín dụng đông đảo và chuyên về sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành
nghề phi nông nghiệp khác. Phát triển sẽ thúc đẩy quá trình tiết kiệm và đầu tư. Nhưng
chính địa bàn hoạt động của thị trường tín dụng nông thôn rộng lớn cũng gây khó khăn
cho công tác quản lý nguồn vốn do những món vay nhỏ , lẻ và chi phí giao dịch tăng
thêm, làm cho lợi nhuận kinh doanh trên thị trường tín dụng nông thôn thấp hơn so với
các khu vực kinh tế khác.
3
ddd
- Chủ thể tham gia hoạt động cung – cầu vốn trên thị trường tín dụng nông thôn có sự khác
biệt so với chủ thể cung- cầu ở các thị trường tài chính khác.
Chủ thể cung vốn tín dụng là trung gian tài chính, bao gồm phần lớn các tổ chức
tín dụng có mặt hầu hết khu vực nông thôn, song chủ lực cung vốn tín dụng ở địa bàn
nông thôn vẫn là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách
xã hội, quỹ tín dụng nông dân. Đó chính là những chủ thể gắn bó chặt chẽ với nông dân,
nông nghiệp, nông thôn; có bề dày kinh nghiệm trong huy động và cho vay tín dụng phát
triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn.
Chủ thể cầu vốn tín dụng chủ yếu là nông dân, một phần là các nhà sản xuất, kinh
doanh ngành nghề phi nông nghiệp. Chủ thể cầu vốn tín dụng ở nông thôn đa số là những
người nghèo, không có tài sản thế chấp để vay vốn tín dụng. Trình độ lập dự án kinh
doanh cũng như hạch toán kinh doanh còn hạn chế, thiếu sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống
tổ chức, nguyên tắc hoạt động của tổ chức tín dụng, tâm lý bảo thủ, trì trệ của người sản
xuất nhỏ…đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc sự dụng hiệu quả vốn tín dụng của các chủ
thể cầu vốn.
- Lãi suất trên thị trường tín dụng nông thôn thường đa dạng, phong phú; vừa tuân thủ lãi
suất kinh doanh vừa tuân thủ lãi suất ưu đãi dẫn tới cơ chế điều hành lãi suất tín dụng

trên thị trường nông thôn không đồng nhất.
- Đối tượng vay vốn trên thị trường tín dụng nông thôn đa số là hộ gia đình sản suất nông
nghiệp, được phân theo nhiều vùng miền khác nhau…dẫn đến số lượng vốn cho vay
không lớn, thủ tục cho vay phức tạp, khoản vốn cho vay phức tạp, rườm rà và nhiều tầng
nấc trung gian, lãi suất áp dụng cho từng đối tượng trên địa bàn rộng lớn…tạo nên sự trì
trệ trong toàn hệ thống thị trường tín dụng nông thôn.
- Hoạt động của thị trường tín dụng nông thôn không tách rời hoạt động của thị trường tài
chính, chịu sự chi phối không chỉ của chính sách tài chính - tiền tệ mà còn bị chi phối của
hàng loạt chính sách (chính sách phát triển nông thôn, chính sách đầu tư, chính sách đất
đai…). Thị trường tín dụng nông thôn hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước.
1.4 Vai trò của định chế tín dụng nông thôn trong bối cảnh Việt Nam
Trong giai đoạn 2001-2010, thị trường tài chính nông thôn đã có những bước phát
triển đáng khích lệ, đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế khu vực nông thôn.
Trong đó, các tổ chức tín dụng đã chứng tỏ vai trò tiên phong trong việc đảm bảo nguồn
4
ddd
vốn phát triển sản xuất – kinh doanh, từng bước nâng cao mức sống cho người nông dân,
một số ngân hàng thương mại đã xác định rõ mục tiêu hướng đến phát triển kinh tế khu
vực nông thôn.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank)
Thành lập ngày 26/03/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam,
Argibank là ngân hàng giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong nền kinh tế Việt Nam, đặc
biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Những điểm đáng chú ý trong hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân, nông thôn
của Agribank 20 năm qua:
- Tăng trưởng liên tục cả về dư nợ, số hộ được vay và chất lượng tín dụng: Tổng
tài sản khi mới thành lập năm 1988 là 1.500 tỷ đồng, đến thời điểm 31/12/2007 là 325.802
tỷ đồng, tương đương 20 tỷ USD và lớn gấp 220 lần năm 1988. Trong đó 70% tổng dư nợ
của Agribank dành cho khu vực nông nghiệp.Từ chỗ chỉ có vài nghìn hộ nông dân năm
1991 được vay tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đến nay đã có hơn 10 triệu

hộ khách hàng, với trên 70% tổng dư nợ (242.102 tỷ đồng) của Agribank dành cho kinh tế
hộ nông dân và nông thôn có quan hệ tín dụng với Agribank.
- Đa dạng hóa đối tượng cho vay, tạo điều kiện cho hộ nông dân thỏa mãn các nhu
cầu về vốn. Ngoài sản xuất kinh doanh, hộ nông dân còn được Agribank cho vay khi có
nhu cầu vốn để đầu tư vào các lĩnh vực phi nông nghiệp như: Xuất khẩu lao động; Mua xe
ô tô, xe máy để phục vụ sản xuất đời sống, xây dựng, sửa chữa nhà; Khắc phục khó khăn
trong sản xuất, đời sống (như thiên tai, dịch bệnh gia súc, gia cầm…)
- Đa dạng hóa phương thức cho vay giúp hộ nông dân thuận lợi, dễ dàng khi vay
vốn.
- Chất lượng tín dụng được bảo đảm, tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng thấp, đến nay là
dưới 2%. Hộ nông dân trả nợ tốt, ngay cả khi do có khó khăn được Ngân hàng gia hạn,
khoanh nợ, sau đó khi khôi phục và phát triển trở lại, người vay luôn cố gắng trả nợ sòng
phẳng như các trường hợp đối với hộ vay trồng cà phê, cao su, dập dịch cúm gà trong
những năm qua.
Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXHVN)
5
ddd
Thành lập vào ngày 04/10/ 2002, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam hoạt
động không vì mục đích lợi nhuận, là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của chính
phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Chính sách hỗ trợ tín dụng ưu
đãi với người nghèo đã hỗ trợ vốn cho 10 triệu hộ nghèo, số khách hàng còn dư nợ với
NHCSXHVN là 8 triệu, dư nợ bình quân cho vay hộ nghèo tăng từ 2,5 triệu đồng/năm
vào 2002 đã lên đến 10 triệu đồng năm 2010. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết 30a của
Chính phủ về giảm nghèo nhanh, bền vững tại 62 huyện nghèo trong cả nước, đã có
144.000 hộ nghèo được vay vốn, dư nợ gần 700 tỷ đồng với lãi suất cho vay bằng 0%.
Đến hết năm 2011, tổng dư nợ cho các chương trình tín dụng đạt trên 103 nghìn tỷ
đồng, trong đó: Chương trình hộ nghèo, GQVL, HSSV, hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở theo
Quyết định 167, có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả về số tuyệt đối và tương đối. Do đặc
điểm riêng có của từng chương trình và đối tượng thụ hưởng, đồng vốn tín dụng của
NHCSXH phổ biến là từ các thành phố, thị xã "chảy ngược" lên các tỉnh miền núi vùng

cao, hải đảo xa xôi, về các cụm dân cư và đồng bào DTTS nghèo trong cả nước.
Với sự hợp tác, hỗ trợ tích cực của cấp uỷ, chính quyền, 4 tổ chức hội, đoàn thể từ
Trung ương tới địa phương và sự nỗ lực của mình, liên tục trong nhiều năm nay, toàn hệ
thống NHCSXH đã tích cực triển khai hiệu quả các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ.
Đồng vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH ngày đêm lan toả, cơ bản đến đúng tay, đúng
chỗ cần hỗ trợ, thực sự là những đòn bẩy vực dậy, đẩy lùi khó khăn cho cộng đồng người
nghèo. Hơn 2,5 triệu hộ thoát nghèo, 2,5 triệu lao động có việc làm, trên 2,4 triệu HSSV
có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, xây dựng 3,1 triệu công trình
NS&VSMTNT, gần 400 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và gia đình trong diện chính sách
chưa có nhà ở Tỷ lệ hộ nghèo tại 62 huyện nghèo đã có tốc độ giảm tương đối nhanh.
40 Tập đoàn, Tổng Công ty nhận giúp 62 huyện nghèo. Đến cuối năm 2011, tỷ lệ hộ
nghèo ở 62 huyện nghèo đã giảm được 5% (còn 55%). Số hộ thoát nghèo, vươn lên làm
giàu ngày một nhiều. Ngược lại, số hộ tái nghèo, hộ mới phát sinh nghèo lại rất thấp
Đây là một thực tế về hiệu quả hoạt động liên tục gần 10 năm qua của NHCSXH.
Quỹ Tín dụng nhân dân
6
ddd
Năm 1993, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 390/TTg cho phép triển khai đề án
thí điểm thành lập Hệ thống QTDND. Đây là một trong những bước đi đầu tiên cụ thể hóa
các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi thực tiễn ở nông
thôn. Hiện nay, mô hình QTDND đang được tiếp tục phát triển tại các tỉnh, thành phố và
hoạt động của các QTDND cơ sở đã giúp các hộ gia đình mở rộng sản xuất, kinh doanh,
phát triển các ngành nghề, dịch vụ, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho thành viên, góp
phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn.
Đến tháng 06/2011, cả nước đã có 1.071 QTDND cơ sở hoạt động tại 56/63 tỉnh,
thành phố với gần 1,7 triệu thành viên là các hộ gia đình; tổng nguồn vốn hoạt động lên
đến hơn 31.742 tỷ đồng (không kể Quỹ tín dụng trung ương), tăng 13% so với 31/10/2010
và tăng 24,3% so với cùng kỳ năm ngoái (30/06/2010). Tính trung bình tổng nguồn vốn
hoạt động của mỗi QTDND cơ sở khoảng 30 tỷ đồng, phục vụ trung bình gần 1.700 thành

viên đại diện hộ gia đình. Thực tế ở nhiều nơi, nhiều vùng nhờ có QTDND nên thành
viên, các hộ gia đình có điều kiện xóa đói, giảm nghèo hiệu quả, hỗ trợ tích cực cho địa
phương chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp Mặt khác, với tư cách
là một doanh nghiệp, QTDND đóng góp một cách đáng kể các khoản thuế hằng năm cho
ngân sách địa phương, trực tiếp tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở
xã, phường hỗ trợ các hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách kịp thời, tạo ra
nhiều việc làm và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
Có thể nói, thời gian qua, hoạt động thị trường tài chính nông thôn Việt Nam đã
phát triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát
triển của khu vực này, khu vực tài chính nông thôn Việt Nam vẫn chưa phát huy tối đa
tiềm năng của các tổ chức Tài chính nông thôn, hiệu quả hoạt động còn thấp, đặc biệt
chưa có hệ thống cảnh báo rủi ro sớm đối với khách hàng ở khu vực nông thôn. Sự phối,
kết hợp hoạt động giữa các tổ chức tài chính nông thôn trong nước với hệ thống các tổ
chức tài chính nông thôn quốc tế còn hạn chế. Việc phân bổ nguồn vốn của khu vực này
chưa thực sự trọng tâm, trọng điểm, chưa cân đối với nhu cầu và khả năng tạo ra hàng
7
ddd
hóa, đặc biệt là hàng hóa xuất khẩu của từng vùng, miền. Trong khi sự cạnh tranh giữa
các tổ chức tài chính vi mô nông thôn đang ngày càng mạnh mẽ.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.1 Đặc điểm nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long
2.1.1 Đặc điểm nền nông nghiệp Việt Nam
Với các đặc điểm của khí hậu tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đã cho phép
chúng ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với các đặc điểm cơ bản sau:
- Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiêp: nước ta có rất nhiều sản phẩm từ cây lương
thực như lúa gạo, ngô cho đến các cây công nghiệp ngắn ngày như mía, lạc, đỗ tương
rồi các loại cây công nghiệp lâu năm như cao su, điều, cà phê, các cây ăn quả như
bưởi, cam…
- Áp dụng thâm canh tăng vụ và cơ cấu mùa vụ, tùy thuộc địa hình có các hình thức

canh tác khác nhau : Theo chiều Bắc – Nam ta thấy: Miền Bắc : Mùa đông lạnh ngoài
2 vụ lúa còn kết hợp trồng vụ màu vào tháng giáp Tết (cây ôn đới ) : bắp cải, cà chua,
su hào,… Miền Nam : Cơ cấu mùa vụ phát triển một vụ hoặc 2 vụ lúa. Thời gian mùa
vụ cũng khác nhau ở cả 2 miền….
- Bên cạnh những thuận lợi thì nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta cũng gặp không ít
những khó khăn luôn phải đối mặt với những thiên tai. Mỗi năm nước ta phải gánh
chịu từ 7-10 cơn bão tạo sự khắt khe trong mùa vụ hay những đợt sâu bệnh hại lúa như
dịch rãy nâu, đạo ôn, vàng lá… làm giảm năng suất cây trồng hoặc mất mùa hoàn toàn
2.1.2 Đặc điểm riêng của nông nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long, một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì
nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là một vùng đất quan trọng, sản xuất lương thực lớn
nhất nước, là vùng thuỷ sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn của cả nước. Mặc dù diện
tích canh tác nông nghiệp và thủy sản chưa tới 30% của cả nước nhưng ĐBSCL đóng góp
hơn 50% diện tích lúa, 71% diện tích nuôi trồng thủy sản, 30% giá trị sản xuất nông
nghiệp và 54% sản lượng thủy sản của cả nước. Diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm
hơn 50% so với cả nước . Bình quân lương thực đầu người gấp 2.3 lần so với lương thực
trung bình cả nước . Nhờ vậy nên Đồng bằng sông Cửu Long là nơi xuất khẩu gạo chủ lực
8
ddd
của cả đất nước. .Nghề nuôi trồng tôm cá xuất khẩu đang phát triển mạnh . Tôm cá tập
trung rất gần bờ và dễ nuôi nên đánh bắt rất thuận tiện.
Đồng bằng sông Cửu Long nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới
sông ngòi, kênh rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông thuỷ vào bậc nhất so với
các vùng ở nước ta. Như nền nông nghiệp chung của cả nước nền nông nghiệp đồng bằng
sông Cửu Long cũng mang những đặc điểm chung ấy. Tuy nhiên, do sự trải dài từ Bắc
đến Nam của đất nước cũng như sự phân bố địa hình , nền nông nghiệp đồng bằng sông
Cửu Long có những đặc điểm riêng được khí hậu, nguồn nước, tài nguyên đất, hệ sinh
thái, hệ động vật mang lại.
2.1.2.1 Khí hậu
Đồng bằng sông Cửu Long có một nền nhiệt độ cao và ổn định trong toàn vùng.

Đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi ít xảy ra thiên tai do khí hậu đặc biệt là bão.
Những đặc điểm khí hậu này đã tạo ra một nguồn lực rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát
của sinh vật đạt được năng suất sinh học cao, tạo ra một thảm thực vật và một quần thể
động vật phong phú đa dạng, nhưng có tính đồng nhất tương đối trong toàn vùng.
2.1.2.2 Nguồn nước
Đồng bằng sông Cửu Long lấy nước ngọt từ sông Mêkông và nước mưa. Cả hai
nguồn này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt. Lượng nước bình quân của sông
Mêkông chảy qua Đồng bằng sông Cửu Long hơn 460 tỷ m
3
và vận chuyển khoảng 150 -
200 triệu tấn phù sa. Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình bồi bổ lâu
dài đã tạo nên Đồng bằng Châu thổ phì nhiêu ngày nay.
Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông kênh rạch lớn nhỏ chi chít rất thuận
lợi cung cấp nước ngọt quanh năm.
2.1.2.3 Tài nguyên đất
Tổng diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, không kể hải đảo, khoảng 3,96 triệu ha,
trong đó khoảng 2,60 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ
sản chiếm 65%. Trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm trên 50%,
trong đó chủ yếu đất lúa trên 90%. Đất chuyên canh các loại cây màu và cây công nghiệp
ngắn ngày khoảng 150.000 ha, đất cây lâu năm chiếm trên 320.000 ha, khoảng 8,2% diện
tích tự nhiên.
9
ddd
Vùng bãi triều có diện tích khoảng 480.000 ha, trong đó gần 300.000 ha có khẳ
năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ. Theo điều tra năm 1995 tỷ lệ che phủ rừng
chỉ còn 5%.
2.1.2.4 Hệ sinh thái và động vật
Hệ sinh thái: sông Mêkông đã tạo ra nhiều dạng sinh cảnh tự nhiên, thay đổi từ
các bãi thuỷ triều, giồng cát và đầm lầy ngập triều ở vùng đồng bằng ven biển, các vùng
cửa sông, cho đến vùng ngập lũ, các khu trũng rộng, đầm lầy than bùn, các dải đất cao

phù sa ven sông và bậc thềm phù sa cổ nằm sâu trong nội địa. Các vùng đất ngập nước bị
ngập theo mùa hoặc thường xuyên chiếm một diện tích lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Những vùng này có chức năng kinh tế và sinh thái quan trọng
Hệ động vật ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm 23 loài có vú, 386 loài và bộ chim,
6 loài lưỡng cư và 260 loài cá. Số lượng và tính đa dạng của hệ động vật thường lớn nhất
trong các khu rừng tràm và rừng ngập mặn còn lại.
Những vùng ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi cư trú của các
loài bò sát và động vật lưỡng cư. Nhiều loài động vật có vú, chim, bò sát và động vật
lưỡng cư bị đánh bắt phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng.
2.2 Đặc điểm thị trường tín dụng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long
Nguồn cung cấp tín dụng và đặc điểm tín dụng chủ yếu của đồng bằng sông
Cửu Long
Khu vực Đồng bằng Sông cửu Long (ĐBSCL) ngoài hai ngân hàng đã có thời gian
hoạt động khá lâu đối trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn - đó là Agribank và Ngân
hàng Chính sách Xã hội, thì hai ba năm gần đây, một số ngân hàng thương mại (NHTM)
khác đã mở rộng phạm vi hoạt động vào khu vực này. Cùng với quá trình phát triển các
kênh phân phối, các NHTM đã từng bước chú ý đến việc đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ
ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp và dân cư.
Một số các ngân hàng khác như : lienviet bank với đề án “Đầu tư phát triển tín
dụng nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010-2013, theo
đó ngân hàng sẽ dành ra một khoản tín dụng từ 3.000-5.000 tỷ đồng cho vay. Một trong
những ngân hàng có tổng số dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với tỷ trọng
lớn - LienVietpostbank với 4000 tỉ đồng cho vay khu vực nông nghiệp nông thôn trong
10
ddd
đó trên 20.000 hộ nông dân ở Đồng bằng song Cửu Long được hưởng lợi gián tiếp từ đề
án này. Ngoài ra còn có các ngân hàng như viettin bank, ngân hàng phát triển nhà
ĐBSCL…
Các chương trình, dự án tài chính vi mô: Từ đầu thập niên 1990, các tổ chức phi
chính phủ (NGO) nước ngoài đã bắt đầu tham gia hỗ trợ kỹ thuật cho các chương trình tín

dụng cho người nghèo. Trong đó đáng kể là các tổ chức Groupe de Recherche et
d’Echanges Technologiques (GRET), ActionAid, Développement International Des
Jardins (CARE), Save The Children Fund (Anh), và OXFAM. Các NGO đã tham gia tích
cực vào việc huy động tiết kiệm, cũng như đào tạo năng lực cho các nhóm tiết kiệm tín
dụng, và các tổ chức quần chúng. Khách hàng của các NGO là phụ nữ nghèo, cộng đồng
dân tộc thiểu số và người nghèo ở vùng sâu vùng xa; thường là những đối tượng mà khu
vực tài chính chính thức chưa đủ khả năng tiếp cận để phục vụ.
Ngoài ra còn có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, quần chúng như Hội Liên
hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Cựu chiến binh và Hội Người
làm vườn. Trong đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ được xem là thành công nhất trong việc đáp
ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính của các hội viên.
Đối tượng được tiếp cận nguồn vốn tín dụng nông nghiệp, nông thôn:
- Hộ gia đình, cá nhân, chủ trang trại:
Nhờ có mạng lưới kinh doanh trải rộng cùng với việc áp dụng hình thức cho vay
theo nhóm, phối hợp với những tổ chức quần chúng để cung cấp các dịch vụ tài chính,…
đối tượng khách hàng được phục vụ cũng như các kênh dẫn vốn tới hộ sản xuất, doanh
nghiệp cũng được mở rộng, phát triển khắp các vùng kinh tế của đất nước. Hoạt động tín
dụng đã thực sự gắn với làng, bản, xóm thôn, gần gũi với bà con nông dân. Vốn cho vay
đã tạo thêm nghề mới, khôi phục các làng nghề truyền thống, góp phần chuyển dịch cơ
cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, công nghiệp, dịch
vụ.
- Các hợp tác xã nông thôn, các tổ chức kinh tế
Đối tượng cho vay không còn đơn lẻ như những năm về trước nữa , mà đã được
mở rộng như: cho vay xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn (điện, đường giao thông),
11
ddd
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay để mở rộng quy mô sản xuất. Đặc biệt là phát triển
việc cho các làng nghề vay theo hướng sản xuất hàng hóa như chế biến nông lâm sản,
chăn nuôi đại gia súc gia cầm, làm các nghề mộc, nghề rèn, thêu ren, đồ thủ công mỹ
nghệ.

- Ngoài ra còn có các cá nhân cung ứng các dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ tiêu thụ
trong xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
MÔ HÌNH “PHÚ-TAM-NÔNG”
Với sự tham gia của 7 nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học,
nhà báo, nhà bảo hiểm và nhà ngân hàng.
Hướng đi:
- Thứ nhất, hạ lãi suất hoặc hỗ trợ lãi suất
Giải quyết vấn đề này, các ngân hàng cần đưa ra những mô hình cho nông dân
vay tín chấp với thủ tục đơn giản, nhanh gọn. Trong đó, cán bộ tín dụng sẽ là người hoàn
thành hồ sơ vay vốn cho nông dân. Điển hình như ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIDV) là ngân hàng dẫn đầu trong việc hạ lãi suất cho vay và mức lãi suất cho vay
đối với khu vực “tam nông” là 15,5%/năm. LienVietPostBank những cá nhân vay vốn
theo Đề án tín dụng NNNT sẽ được hỗ trợ lãi suất 1%/năm vào cuối kỳ quyết toán.
- Thứ hai, ngân hàng đóng vai trò trung gian
Trong mô hình mới này, ngân hàng đóng vai trò trung gian, cho vay thu nợ khép
kín, “cho vay tay phải, thu nợ tay trái”, làm tốt công tác thanh toán công nợ giữa các nhà.
- Thứ ba, có các biện pháp hỗ trợ vốn và giám sát
Song song với vai trò trung gian, ngân hàng sẽ triển khai các chính sách, chương
trình hỗ trợ của Nhà nước thông qua việc thực hiện đồng bộ 2 giải pháp: Hỗ trợ vốn gián
tiếp và hỗ trợ vốn trực tiếp đối với nhà nông. Các biện pháp hỗ trợ gián tiếp như hỗ trợ
vốn cho doanh nghiệp, kết hợp xây dựng đầu ra cho sản phẩm; hỗ trợ vốn cho nhà khoa
học, kết hợp thẩm định chất lượng sản phẩm; hỗ trợ vốn trực tiếp cho nông dân thông qua
hỗ trợ vốn vật tư nông nghiệp.
Điển hình như Agribank cũng đang nghiên cứu sản phẩm cho vay nhỏ, chỉ ở mức
5 triệu đồng, với thủ tục cho vay đơn giản. Mô hình trên là phù hợp cho thực trạng phát
triển tín dụng ĐBSCL vì vốn dĩ người đi vay chủ yếu nơi đây là các cá nhân và hộ gia
12
ddd
đình, họ còn thiếu những kiến thức cơ bản về lĩnh vực tài chính cũng như tín dụng nông
nghiệp. Việc đơn giản hóa thủ tục cũng là một vấn đề cần quan tâm đến ở vì nó sẽ đem

đến hiệu quả cao hơn với sự tiết kiệm thời gian và nhân lực. Thông qua đó thì không chỉ
người làm nông mà các hộ gia đình nghèo khó cũng có thể tiếp cận đến nguồn vốn để có
thể cải thiện đời sống, góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế.
2.3 Thành tựu và hạn chế
2.3.1 Thành tựu
Đối tượng được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngày càng tăng đã thúc đẩy phát
triển nông nghiệp, nông thôn và chuyển dịch cơ cấu
Với số vốn đầu tư hàng ngàn tỉ đồng, các ngân hàng thương mại và tổ chức tín
dụng đã giúp hàng vạn hộ nông dân đẩy mạnh sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi theo mùa vụ và tiếp tục mở rộng ngành nghề góp phần làm tăng thu nhập và cải
thiện đời sống.
Đi đôi với việc đầu tư cho trồng trọt, chăn nuôi các ngân hàng đã mở rộng cho vay
phát triển ngành nghề tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Nhằm thúc đẩy kinh tế hàng
hóa phát triển, ngân hàng còn đầu tư vốn khuyến khích các trang trại mở rộng quy mô sản
xuất, thu hút lao động có việc làm.
Nguồn vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn ngày càng tăng
Trên địa bàn nông thôn hiện nay, ngoài các nguồn vốn cho vay từ các định chế tài
chính vi mô, thì nguồn vốn tín dụng chủ lực phục vụ nông nghiệp nông thôn là nguồn vốn
tín dụng từ hệ thống ngân hàng, mà chủ lực là NHNo&PTNT, QTDND, NHCSXH.
Nguồn vốn này thường hiện diện dưới hai hình thức là cho vay thông thường và vay ưu
đãi (theo chính sách của Nhà nước, hoặc theo các chương trình dự án của các tổ chức tài
chính quốc tế như WB, IMF,…).
Thị trường tín dụng nông nghiệp, nông thôn được mở rộng, tăng được tỷ trọng số
hộ vay và mức dư nợ bình quân/hộ. Các hộ nông dân vay vốn được giải quyết nhanh
chóng, những thủ tục phiền hà đã giảm bớt, không còn tình trạng phải chờ đợi như những
năm trước đây.
13
ddd
Hơn nữa, việc mở rộng tín dụng nông cùng với vốn tự có và sức lao động đã giúp

họ có điều kiện khai thác tiềm năng kinh tế tự nhiên của mỗi vùng, từng bước hình thành
các vùng chuyên canh lúa, hoa màu và cây công nghiệp có tỷ suất hàng hóa cao.
2.3.2 Hạn chế
Hoạt động tín dụng của ĐBSCL thời gian vừa qua tuy đạt được những kết quả nhất
định, song so với mức tăng tín dụng chung của toàn bộ nền kinh tế, cũng như so với các
ngành khác còn thấp. Điều đó cho thấy tín dụng nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng đủ
cho nhu cầu và mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn, hiệu quả của tín dụng ngân
hàng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn chưa cao, chưa gắn
kết được giữa nông nghiệp với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, tiềm năng của
ĐBSCL về kinh tế rừng, ven biển chưa được tận dụng.
Đối với dịch vụ huy động vốn
Một số dữ liệu về vấn đề dư nợ và cơ cấu nợ tín dụng của ĐBSCL so với các
khu vực khác
Bảng 2: Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn khu vực ĐBSCL
Dư nợ cho vay
nông nghiệp,
nông thôn(tỷ đ)
Trong đó
Tỷ trọng so với
dư nợ cho vay
toàn quốc (%)
Dư nợ vùng
ĐBSCL(tỷ đ)
Tăng trưởng
so với năm
trước (%)
31/12/2009 292.919 82.615 26,65 28,20
31/12/2010 381.994 108.469 31,29 28,40
31/12/2011 499.056 133.745 23,30 26,80
Nguồn: Báo cáo của NHNN

Vốn tín dụng dành cho ĐBSCL mới chỉ khá hơn so với những năm trước, còn so
với khu vực đồng bằng Sông Hồng, khu vực Đông Nam Bộ, thì vẫn ở mức thấp. Thiếu
14
ddd
vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn cho sản xuất kinh doanh, cho đầu tư cơ sở hạ tầng,
cho việc đổi mới công nghệ… vẫn là vấn đề cấp bách của doanh nghiệp và hộ gia đình ở
khu vực này.
Đối với người dân
Đối với cá nhân và hộ gia đình, thu nhập thấp là rào cản lớn nhất đối với họ khi
tiếp cận dịch vụ ngân hàng.
Khi sử dụng dịch vụ ngân hàng họ thường cân nhắc giữa chi phí (công sức) bỏ ra
với sự thuận tiện và lợi ích nhận được từ các dịch vụ. Trong khi họ làm ra sản phẩm, nếu
được mùa thì rớt giá, mất mùa thì giá lại tăng. Như vậy thu nhập của người nông dân phụ
thuộc quá lớn vào các yếu tố bên ngoài, họ không chỉ chịu rủi ro do yếu tố thiên nhiên,
mà còn chịu rủi ro do biến động giá. Tình trạng này dẫn đến họ không thể chủ động và
kiểm soát được nguồn thu trong sản xuất. Vì thế, thu nhập của họ rất thấp so với thu nhập
trung bình của cả nước. Vào thời năm 2010, thu nhập bình quân của khu vực này chỉ
tương ứng 98,6% mức trung bình cả nước.
Bảng 1: thu nhập bình quân ĐBSCL và
bình quân chung cả nước
Nguồn: Điều tra mức sống HGĐ,
2010
Đối với các ngân hàng thương mại
Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tuy đã chú ý đến sự đa dạng, nhưng tính tiện lợi
và chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu của từng nhóm khách hàng. Hiện
nay, nhiều ngân hàng mới chỉ tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ truyền thống như
tiền gửi tiết kiệm, dịch vụ tín dụng; thanh toán.
15
ddd
Quy trình cung cấp tín dụng còn phức tạp, chưa phù hợp với trình độ của người

dân đặc biệt là các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp là đất đai. Thủ tục phiền hà và
quy định rắc rối là một cản trở lớn đối với người dân có trình độ văn hóa thấp, và làm nảy
sinh những tệ nạn như cò vay vốn, phát triển hình thức tín dụng nặng lãi,… và không đáp
ứng kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tóm lại: Với những rào cản trên đây đã làm hạn chế việc tiếp cận các dịch vụ
ngân hàng của người dân khu vực ĐBSCL. Giữa ngân hàng và khách hàng (cá nhân hộ
gia đình) còn có khoảng cách, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng là nhu cầu cần thiết, nhưng
không ít khách hàng chưa tiếp cận được.
2.3.3 Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến những thất bại hạn chế trong nông nghiệp ở đồng bằng sông
Cửu Long hầu hết cũng chính là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong tín dụng nông
nghiệp của cả nước :
- Một bộ phận người dân trình độ quản lý và sử dụng vốn vay thấp, chưa nhận thức đầy đủ
về việc có vay, có trả, ít tích luỹ. Nhiều hộ vay đến hạn phải trả nợ Ngân Hàng, đi vay
nóng với lãi suất cao, buộc phải dùng vốn tín dụng chính sách để trả nợ vay nóng, tạo ra
vòng luẩn quẩn: Mắc nợ ngân hàng, không có vốn sản xuất, nợ chồng nợ.
- Hoạt động sản suất nông nghiệp còn chứa đựng nhiều rủi ro, do diễn biến thời tiết phức
tạp, khó lường, dịch bệnh, sâu bệnh luôn rình rập, thị thường tiêu thụ sản phẩm nông sản,
thực phẩm chưa ổn định, một số mặt hàng xuất khẩu thì phụ thuộc quá nhiều vào giá cả
thế giới…, thêm vào đó, công tác nghiên cứu, dự báo kinh tế liên quan đến lĩnh vực này
còn yếu nên đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất.
- Thu nhập của các hộ nông dân còn thấp, cùng với việc xử lý quyền sử dụng đất của người
nông dân còn có những bất cập, nên việc cho vay các khoản vốn lớn để mở rộng sản xuất
của hộ gia đình nông thôn là rất hạn chế.
- Quy trình cung cấp tín dụng còn phức tạp, chưa phù hợp với trình độ của người dân đặc
biệt là các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp là đất đai, còn khá phiền hà, làm nảy sinh
những tệ nạn như cò vay vốn, phát triển hình thức tín dụng nặng lãi,… và không đáp ứng
kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Bên cạnh đó, phần lớn người dân ở ĐBSCL cũng như ở các khu vực khác như khu vực
miền núi, vùng sâu, vùng xa, dân trí không đồng đều; chưa tiếp cận được tiến bộ khoa học

16
ddd
kỹ thuật nên nếu như không có một sự đảm bảo, tư vấn về việc làm kinh tế, phát triển sản
xuất từ phía người cung cấp vốn thì chắc chắn họ sẽ hạn chế tiếp cận với vốn vay. Ngoài
ra, vì chưa có các sản phẩm bảo hiểm đi kèm nên nếu có sự biến động lớn về giá cả, thị
trường tiêu thụ, thiên tai, dịch bệnh,… thì khả năng trả nợ ngân hàng của người dân cũng
bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nên các ngân hàng chỉ cho vay nhỏ giọt và vay cầm chừng.
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1 Kết luận
Thị trường tín dụng nông thôn là một thị trường nhiều tiềm năng, gắn với nhu cầu
sinh hoạt và kinh doanh ngày càng tăng của phần lớn tổng dân số, nhất là với nhu cầu
hình thành các vùng chuyên canh lúa, hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm như
đồng bằng Sông Cửu Long; xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn (điện, đường giao
thông), phát triển các trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần to lớn trong sự
phát triển về kinh tế cuả khu vực đồng bằng. Thị trường tín dụng nông thôn là bộ phận
cấu thành đặc biệt quan trọng của thị trường tài chính cũng như của nền kinh tế thị trường
khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, những đóng góp chủ yếu cuả thị trường tín dụng
nông thôn trong quá trình phát triển nông nghiệp của khu vực ĐBSCL:
- Thị trường tín dụng nông thôn tạo lập các kênh huy động và cung ứng vốn, thúc
đẩy kinh tế nông thôn phát triển năng động và hiệu quả. Ngoài ra, thị trường tín dụng
nông thôn còn đóng vai trò quan trọng trong huy động, phân bổ vốn tín dụng đầu tư phục
vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội ở khu
vực đồng bằng, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư.
- Sự trưởng thành của thị trường tín dụng nông thôn không những tác động trực
tiếp đến tăng trưởng, phát triển kinh tế nông thôn mà còn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế cuả Đồng bằng Sông cửu Long theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; góp
phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư, nâng cao thu nhập và
đời sống của hộ nông dân, từng bước xóa đói giảm nghèo.
- Nền kinh tế đồng bằng Sông Cửu Long đã dần khởi sắc và phát triển cùng với thị
trường sản phẩm hàng hoá, thị trường và các yếu tố đầu vào cuả sản xuất

17
ddd
- Thị trường tín dụng nông thôn đóng vai trò là "cầu nối" giữa các chủ thể có vốn
và thừa vốn với các chủ thể thiếu vốn và cần vốn, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
đồng bằng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng bằng theo hướng hiện đại gắn với hội nhập
kinh tế quốc tế;
- Thị trường tín dụng nông thôn cũng góp phần phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-
xã hội ở đồng bằng như mạng lưới giao thông, điện, thông tin liên lạc góp phần làm cho
đồng bằng ngày càng hiện đại, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế , phát triển xã hội văn minh,
hiện đại, xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, gắn kết chặt chẽ, bảo vệ môi trường
sinh thái.
Tóm lại, trong thời gian qua, thị trường tín dụng nông thôn đã góp phần to lớn vào
quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp; thúc đẩy hình thành thị trường tài chính khu vực
ĐBSCL ; đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn, tư liệu sản xuất, khoa học công
nghệ để phát triển kinh tế nông thôn; tận dụng khai thác mọi tiềm năng về đất đai, lao
động và tài nguyên thiên nhiên; phát triển kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho nông dân tiếp
thu công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh; phát triển ngành nghề truyền thống, ngành
nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong nông thôn, nâng cao
cuộc sống tinh thần vật chất cho người nông dân. Thị trường tín dụng nông nghiệp, nông
thôn được ngày càng mở rộng. Các hộ nông dân vay vốn được giải quyết nhanh chóng,
những thủ tục phiền hà đã giảm bớt, không còn tình trạng phải chờ đợi như những năm
trước đây,tạo cơ hội giúp hộ nông dân chủ động thực hiện phương án kinh doanh của
mình. Có được bước phát triển trên, có thể nói là do sự hỗ trợ về mặt chính sách, vốn của
Chính phủ, của ngân hàng nông nghiệp. Như chính sách ưu đãi về lãi suất, ưu đãi về điều
kiện vay vốn, nguồn vốn hỗ trợ cho những rủi ro do hạn hán, mất mùa, lũ lụt, thị trường
tiêu thụ gặp khó khăn.
3.2 Hướng phát triển cho thị trường tín dụng nông thôn trong tương lai
3.2.1 Đường lối và chính sách của Chính phủ trong phát triển thị trường
tín dụng nông thôn
18

ddd
Tổng kết 10 năm thực hiện quyết định 67 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nếu như cuối năm 1998 (thời điểm trước khi
ban hành Quyết định 67), dư nợ tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn chỉ mới
đạt 34.000 tỷ đồng, thì sau 10 năm dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của ngành ngân
hàng đã tăng gấp gần 9 lần và đạt hơn 292.919 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 16,7% tổng dư nợ
cho vay nền kinh tế) và đến 31/5/2010 dư nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã
đạt 315.672 tỷ đồng.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân trong 10 năm là 21,78%. Trong năm 2009,
cho vay trung và dài hạn chiếm 40%, cho vay ngắn hạn chiếm 60%. Chất lượng tín dụng
cho vay nông nghiệp, nông thôn được đảm bảo. Nợ xấu trong cho vay nông nghiệp, nông
thôn được duy trì ở mức thấp, cuối năm 2009 là 2,75%.
Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đã góp phần tạo ra bước phát triển vượt bậc của
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực và tạo ra thị trường hàng
hóa trong nông nghiệp với nhiều mũi nhọn, có kim ngạch xuất khẩu cao. Cơ cấu kinh tế ở
nông thôn từng bước được chuyển dịch, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận
nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới theo hướng văn minh,
hiện đại. Bên cạnh đó cũng có những tồn tại hạn chế khi thực hiện Quyết định 67. Đó là
nguồn vốn tín dụng ngân hàng vẫn chưa thỏa mãn được hết nhu cầu vốn cho sản xuất,
kinh doanh và phục vụ đời sống ở nông thôn. Chính sách cho vay của các ngân hàng theo
Quyết định 67 còn có những hạn chế như chưa có sự gắn kết chặt chẽ với quy hoạch, tiêu
thụ sản phẩm… vì thế hiệu quả đầu tư còn kém.
Triển khai Nghị định 41 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn
Nghị định 41 nêu rõ, ngoài những đối tượng đầu tư theo Quyết định 67, các tổ
chức tín dụng được cho vay để kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông, lâm, ngư,
diêm nghiệp; cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng dịch vụ phi
nông nghiệp trên địa bàn nông thôn; cho vay tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống nhân dân
ở nông thôn. Nghị định cũng quy định 8 lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp,

19
ddd
nông thôn; mở rộng thêm nhiều đối tượng so với Quyết định 67. Việc các doanh nghiệp,
các tổ chức và cá nhân sản xuất kinh doanh hoặc cung ứng các dịch vụ nông nghiệp ở
nông thôn đều được hưởng các chính sách theo Nghị định sẽ có tác động thúc đẩy tích
cực việc đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Nhờ nghị định mới, việc vận hành cơ chế, chính sách, tài chính của các ngân hàng
sẽ thông thoáng hơn và tác động to lớn, tích cực hơn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
và đời sống của người dân ở khu vực nông thôn, giúp họ vươn lên, chủ động làm giàu
thuận lợi, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo. Đây cũng là chính sách hỗ trợ đắc lực cho
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện thành công
mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp.
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nông thôn và bài học
cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long
- Tăng cường nguồn vốn vay hỗ trợ do nhu cầu vay vốn hiện nay lớn hơn mức cho
vay quy định
- Có cơ chế xử lý rủi ro triệt để cho người nghèo vay vốn khi gặp rủi ro bất khả
kháng. Điều đó có nghĩa khi các đối tượng vay vốn gặp phải thiên tai nặng nề, ốm
đau kéo dài, tai nạn lao động, thiệt hại về người… thì Chính phủ nên xóa nợ cho
họ, tạo điều kiện cho họ tiếp tục vươn lên.
- Mạng lưới tín dụng cần phải phát triển hơn nữa, đến tận vùng sâu, vùng xa trên
khắp cả nước, để giảm chi phí giao dịch cho người dân. Đội ngũ nhân viên của các
tổ chức tín dụng cần tư vấn, hướng dẫn cho nông dân cả về các thủ tục vay vốn
cũng như phương hướng phát triển kinh tế.
- Nhà nước nên có những chính sách khuyến khích nhiều tổ chức hơn nữa đầu tư
trong vấn đề bảo hiểm trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Tiếp tục cải tiến phương thức cho vay vốn của ngân hàng theo hướng giảm bớt các
thủ tục phiền hà, đảm bảo hộ dân tiếp cận được nguồn vốn tín dụng dễ dàng, thuận
tiện. Phải gắn kết giữa thị trường tiền tệ và thị trường hàng hóa với vai trò ngân
hàng là cầu nối.

- Phát huy ưu điểm các loại hình hợp tác xã tín dụng trong việc khắc phục hiện
tượng bất cân xứng thông tin. Người vay sẽ được thẩm định bởi các thành viên
trong ban quản lý hợp tác xã. Thông tin địa phương sẽ giúp các hợp tác xã tín dụng
20
ddd
ước lượng được rủi ro của người vay cũng như giảm chi phí giao dịch. Hợp tác xã
tín dụng cung cấp dịch vụ gửi tiền để huy động các khoản tiết kiệm nhỏ.
21

×