Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Mô hình JustInTime và thành công của Dell khi áp dụng mô hình vào hoạt động sản xuất kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.34 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
o0o
TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP
Đề tài: Mô hình Just-In-Time và thành công của Dell khi áp
dụng mô hình vào hoạt động sản xuất kinh doanh
Lớp: QTR410(2-1112).1_LT
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đào Minh Anh
Nhóm 8:
1
MỤC LỤC
M C L CỤ Ụ 2
CH NG I: GI I THI U CHUNG V MÔ HÌNH JUST IN TIMEƯƠ Ớ Ệ Ề 3
II. Quá trình hình th nh v phát tri nà à ể 4
III. N i dung c a mô hình JITộ ủ 6
1.Tri t lý mô hình JITế 6
2. c tr ng c a mô hình JITĐặ ư ủ 7
K T LU NẾ Ậ 16
Danh m c t i li u tham kh o:ụ à ệ ả 17
B ng ánh giá các th nh viên:ả đ à 18
LỜI MỞ ĐẦU
Để thực hiện sự trao đổi hàng hóa, hay một quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh
nghiệp không những chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên trong nội bộ mà còn có sự tác động của
các yếu tố của môi trường bên ngoài. Đặc biệt, khi thế giới đang ở giai đoạn đa phương hóa
trong mậu dịch, môi trường kinh doanh trở nên phức tạp hơn với những yếu tố cạnh tranh khốc
liệt.
Trải qua nhiều giai đoạn với những biến động khác nhau, nhưng các nhà sản xuất kinh
doanh thành công đều phải khẳng định: giá cả, chất lượng và tính kịp thời của sản phẩm là những
2
yếu tố mang tính quyết định đến thành bại của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp có thể thành
công nếu biết lựa chọn, áp dụng một cách linh hoạt mô hình sản xuất kinh doanh thích hợp với


điều kiện thực tế của mình.
Khi giá cả và chất lượng sản phẩm càng ngày càng nâng cao, tiến dần tới sự đồng đều
giữa các doanh nghiệp, thì việc đảm bảo được tính “kịp thời, đúng lúc” sẽ tạo được thế mạnh cho
công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố “kịp thời” đó, bằng những kiến thức đã học và
tìm hiểu, chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài:
“Mô hình kịp thời JIT (Just in time)”
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cố gắng hết sức, tuy nhiên cũng không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những nhận xét, đóng góp từ cô và các bạn để
chúng em có thể hoàn thiện được tiểu luận này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔ HÌNH JUST IN TIME
I.Giới thiệu chung:
Hệ thống quản lý hàng tồn kho ( JIT) là một phần của quá trình quản lý sản xuất nhằm
mục đích giảm thiểu chi phí hoạt động và chi phí sản xuất bằng cách loại bỏ bớt những công
đoạn kém hiệu quả gây lãng phí. Nghĩa là doanh nghiệp chỉ sản xuất một số lượng đúng bằng số
lượng mà công đoạn tiếp theo cần đến. Các nguồn nguyên vật liệu và hàng hóa cần thiết trong
quá trình sản xuất và phân phối được dự báo và lên kế hoạch chi tiết sao cho quy trình tiếp theo
có thể thực hiện ngay sau khi quy trình hiện thời chấm dứt.
3
Hệ thống quản lý hàng tồn kho được dựa trên ý tưởng là thay vì tốn chi phí cho việc dự
trữ hàng hóa thì các nhà sản xuất có thể cung cấp chính xác số lượng cần thiết vào chính xác cả
về thời điểm giao hàng và số lượng cần giao.
“Just In Time” nhằm mục đích giảm đi chi phí không cần thiết giữa các công đoạn. Trong
các giai đoạn sản xuất nguyên liệu được đáp ứng đầy đủ và chính xác vào lúc cần thiết ,không có
tình trạng tồn trữ và thiếu hụt nguyên vật liệu. Mỗi công đoạn sản xuất sẽ sản xuất ra số lượng
cần thiết và hệ thồng chỉ sản xuất ra các sản phẩm mà khách hàng muốn. Qua đó không có hạng
mục nào sản xuất ra thành phẩm mà không có đầu ra phải tồn kho và không có nhân công, thiết
bị nào phải chờ đợi vì không có NVL để sản xuất. Như vậy mô hình đã giảm thiểu được chi phí
tồn kho và chi phí thiệt hai do thiếu NVL.

II. Quá trình hình thành và phát triển
Từ những năm 1930, Hãng ô tô Ford (Hoa Kì) lần đầu tiên đã áp dụng hệ thống dây chuyền
để lắp ráp ô tô. Có thể nói, Ford là người đi đầu trong việc áp dụng các dây truyền sản xuất. Đây
là một dạng sơ khai của phương pháp Just in time (JIT).
Tuy nhiên, phải đến những năm 1970, phương pháp trên mới được hoàn thiện bởi Hãng
Toyota (Nhât Bản) và được nâng thành lý thuyết Just in time – JIT.
Một vài đặc điểm trong phương pháp JIT của Toyota:
 Hãng ô tô Toyota đã phát triển hệ thống dây chuyền sản xuất cảu Ford, phát huy
ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của hai hình thái sản xuất: tinh xảo và
đại trà, loại bỏ các yếu điểm về giá thành và sự chặt chẽ công nghiệp, cho ra đời
một phương thức sản xuất mới với đội ngũ công nhân có tay nghề cao được trang
bị hệ thống máy móc linh hoạt, đa năng, có khả năng sản xuất với nhiều mức công
suất. Phương thức này được đánh giá là sử dụng ít nhân lực hơn, ít diện tích hơn,
tạo ra ít phế phẩm hơn, và sản xuất được nhiều loại sản phẩm hơn hình thức sản
xuất đại trà.
4
 Nền tảng của hệ thống sản xuất Toyota: khả năng duy trì liên tục dòng sản phẩm
trong các nhà máy, nhằm thích ứng linh hoạt với các thay đổi của thị trường,
chính là khái niệm JIT sau này. Dư thừa tồn kho và lao động được hạn chế tối đa,
qua đó tăng năng suất và giảm chi phí. Bên cạnh đó, mặc dù khả năng giảm thiểu
chi phí là yêu cầu hàng đầu của hệ thống, Toyota đã đưa ra 3 mục tiêu phụ nhằm
đạt được mục tiêu chính yếu đó:
- Kiểm soát chất lượng
- Bảo đảm chất lượng
- Tôn trọng con người
 Trong quy trình lắp ráp ô tô, các linh kiện phải được các quy trình khác cung cấp
đúng lúc với đúng số lượng cần thiết. Từ đó, tồn kho sẽ giảm đáng kể kéo theo
việc giảm diện tích kho hàng. Kết quả là chi phí cho kho bãi được triệt tiêu, tăng
tỷ suất hoàn vốn.
 Tuy nhiên, việc áp dụng JIT vào tất cả các quy trình là điều rất kho khăn. Toyota

Motor đã thực chính sách là công nhân của quy trình sau sẽ tự động lấy các linh
kiện cần thiết với số lượng cần thiết tại từng quy trình trước đó. Va như vậy,
những gì mà công nhân quy trình trước phải làm là sản xuất cho đủ số linh kiện
đã được lấy đi.
Trong công cuộc công nghiệp hoá sau Đại chiến thế giới thứ 2, nước Nhật thực hiện
chiến lược nhập khẩu công nghệ nhằm tránh gánh nặng chi phí cho nghiên cứu và phát triển
(R&D) và tập trung vào việc cải thiện quy trình sản xuất (kaizen). Mục tiêu của chiến lược này là
nâng cao chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm. Eiji Toyoda và Taiichi Ohno của Toyota Motor
đã phát triển được một khái niệm hệ thống sản xuất mới, mà ngày nay được gọi là Hệ thống SX
Toyota. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nước Nhật có được ngày hôm nay xuất phát từ nền tảng
sản xuất dựa trên hệ thống tuyệt với đó.
Sau Nhật Bản, JIT đước 2 chuyên gia Hoa Kì là Deming và Juran phát triển ở Bắc Mỹ.
5
Hiện nay, mô hình JIT đã lan rộng trên khắp thế giới. Cùng với sự phát triển như vũ bão
của công nghệ truyền thông thông tin, JIT đã trở thành khả năng cạnh tranh phải có đối với bất
cứ doanh nghiệp nào.
III. Nội dung của mô hình JIT
1. Triết lý mô hình JIT
Phương pháp Just In Time (JIT) được gọi là hệ thống cung ứng đúng thời điểm. Trong
sản xuất hay dịch vụ, mỗi công đoạn của quy trình sản xuất ra một số lượng đúng bằng số lượng
mà công đoạn sản xuất tiếp theo cần tới. Các quy trình không tạo ra giá trị gia tăng phải bỏ ra.
Điều này cũng đúng với giai đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất, tức là hệ thống chỉ sản xuất
ra cái mà khách hàng muốn. Nói cách khác, JIT là hệ thống sản xuất trong đó các nguồn nguyên
vật liệu, hàng hóa và sản phẩm truyền vận trong quá trình sản xuấtvà phân phối được lập kế
hoạch chi tiết từng bước sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi quy trình hiện thời
chấm dứt. Qua đó, không có hạng mục nào rơi vào tình trạng để không, chờ xử lý, không có
nhân công hay thiết bị nào phải đợt đẻ có đầu vào vận hành.
Để thỏa mãn nhu cầu với chi phí thấp nhất, một số doanh nghiệp đã thành công trong việc
sử dụng phương pháp JIT. Theo phương pháp này mức dự trữ có xu hường giảm đến không. Hệ
thống đúng thời điểm bao trùm chức năng mua, quản trị dự trữ và quản trị sản xuất. Quan điểm

này được thể hiện như sau:
- Sản xuất và cung cấp các thành phần cuối cùng đúng thời điểm và chúng
được đem bán đúng thời điểm trên thị trường.
- Ở mỗi giai đoạn của quy trình sản xuất, các chi tiết hoặc cụm chi tiết đều
phải cung cấp đến vị trí cần thiết đúng lúc cần phải có:
+ Các cụm phụ tùng chi tiết: đúng lúc chúng được ráp thành những sản
phẩm hoàn chỉnh.
+ Các chi tiết riêng rẽ: đúng thời điểm lắp ghép chúng thành các cụm chi
tiết.
+ Vật liệu thô: đúng thời điểm chế tạo chi tiết.
Trong hệ thống sản xuất “đúng thời điểm” hay còn gọi là “hệ thốn sản xuất không dự
trữ”, lượng tồn kho được kiểm soát để luôn ở mức tối thiểu và có xu hườg tiến sát đến
6
mức đơn vị.Điều bày sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, nhất là giảm đáng kể
chi phí sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như tăng cường khả năng đáp ứng
nhu cầu của khách hàng.
2.Đặc trưng của mô hình JIT
- Mức độ sản xuất đều và cố định
Một hệ thống sản xuất JIT đòi hỏi một dòng sản phẩm đồng nhất khi đi qua một hệ
thống thì các hoạt động khác nhau sẽ thích ứng với nhau và để nguyên vât liệu và sản
phẩm có thể chuyển từ nhà cung cấp đến đầu ra cuối cùng. Mỗi thao tác phải được phối
hợp cẩn thận bởi các hệ thống này rất chặt chẽ.
- Tồn kho thấp
Hệ thống JIT có lượng tồn kho thấp. Lợi ích của việc này là tiết kiệm được không
gian và tiết kiệm chi phí do không phải ứ đọng vốn trong các sản phẩm còn tồn đọng
trong kho. Bên cạnh đó tồn kho luôn là nguồn lực dự trữ để khắc phục những mất cân đối
trong quá trình sản xuất, có nhiều tồn kho sẽ làm cho những nhà quản trị ỷ lại, không cố
gắng khắc phục những sự cố trong sản xuất và dẫn đến chi phí tăng cao.
- Kích thước lô hàng nhỏ
Đặc điểm của hệ thống JIT là kích thước lô hàng nhỏ trong cả hai quá trình sản xuất và

phân phối từ nhà cung ứng. Kích thước lô hàng nhỏ sẽ tạo ra một số lợi ích cho hệ thống JIT hoạt
động một cách có hiệu quả.
- Lắp đặt với chi phí thấp và nhanh:
Theo phương pháp này, người ta sử dụng các chương trình làm giảm thời gian và chi phí
lắp đặt để đạt kết quả mong muốn, những công nhân thường được huấn luyện để làm những công
việc lắp đặt cho riêng họ, công cụ và thiết bị cũng như quá trình lắp đặt phải đơn giản và đạt
được tiêu chuẩn hóa, thiết bị và đồ gá đa năng có thể giúp giảm thời gian lắp đặt. Hơn nữa, người
ta có thể sử dụng nhóm công nghệ để giảm chi phí và thời gian lắp đặt nhờ tận dụng sự giống
nhau trong những thao tác có tính lặp lại. Quá trình xử lý một loạt các chi tiết tương tự nhau trên
những thiết bị giống nhau có thể làm giảm yêu cầu thay đổi việc lắp đặt, sự tinh chỉnh trong
trường hợp này là cần thiết.
- Bố trí mặt bằng hợp lý:
Hệ thống JIT thường sử dụng bố trí mặt bằng dựa trên nhu cầu sản phẩm. Thiết bị được
sắp xếp để điều khiển những dòng sản phẩm giống nhau, có nhu cầu lắp ráp hay xử lý giống
7
nhau. Để tránh việc di chuyển một khối lượng chi tiết lớn trong khu vực thì người ta đưa những
lô nhỏ chi tiết từ trung tâm làm việc này đến trung tâm làm việc kế tiếp, như vậy thời gian chờ
đợi và lượng sản phẩm dở dang sẽ được giảm đến mức tối thiểu.
- Sửa chữa và bảo trì định kỳ
Do hệ thống JIT có rất ít hàng tồn kho nên khi thiết bị hư hỏng có thể gây ra nhiều rắc
rối. Để giảm thiểu việc hỏng hóc, doanh nghiệp sử dụng các chương trình bảo trì định kỳ, trong
đó nhấn mạnh vào việc duy trì thiết bị trong điều kiện hoạt động tốt nhất và vào việc thay thế
những cụm chi tiết có dấu hiệu hỏng trước khi sự cố xảy ra.
- Sử dụng công nhân đa năng
Hệ thống JIT dành vai trò nổi bật cho công nhân đa năng được huấn luyện để điều khiển
tất cả những công việc từ việc điều khiển quy trình sản xuất, vận hành máy đến việc bảo trì, sửa
chữa…Người ta mong muốn công nhân có thể điều chỉnh và sửa chữa nhỏ cũng như thực hiện
việc lắp đặt.
- Đảm bảo mức chất lượng cao
Những hệ thống JIT đòi hỏi các mức chất lượng cao. Những hệ thống này được gài vào

một dòng công việc liên tục, nên sự xuất hiện của những trục trặc do chất lượng kém sẽ tạo sự
phá vỡ trên dòng công việc này.
- Lựa chọn người bán hàng tin cậy và nâng cao tinh thần hợp tác của các
thành viên hệ thống
Theo truyền thống, người mua đóng vai trò kiểm tra chất lượng và số lượng hàng mang
đến, và khi hàng hóa kém phẩm chất thì trả cho người bán để sản xuất lại. Trong hệ thống JIT,
hàng hóa kém phẩm chất sẽ đình trệ sự liên tục của dòng công việc. Việc kiểm tra chất lượng
hàng hóa đưa đến được xem là không hiệu quả vì nó không được tính vào giá trị sản phẩm. Do
đó việc đảm bảo chất lượng được chuyển sang người bán. Người mua sẽ làm việc với người bán
để giúp họ đạt được chất lượng hàng hóa mong muốn. Mục tiêu cơ bản của người mua là có thể
công nhận người bán như một nhà sản xuất hàng hóa chất lương cao, do vậy không cần có sự
kiểm tra của người mua.
- Sử dụng hệ thống kéo, liên tục cải tiến
Hệ thống JIT dùng phương pháp kéo để kiểm soát công việc, mỗi công việc sẽ gắn đầu ra
với nhu cầu của khâu kế tiếp. Trong hệ thống JIT, có sự thông tin ngược từ khâu này sang khâu
8
khác, do đó công việc được di chuyển “đúng lúc” tới khâu kế tiếp, theo đó dòng công việc được
kết nối với nhau, và sự tích lũy thừa tồn kho giữa các công đoạn sẽ được tránh khỏi.
3.Điều kiện áp dụng
Mô hình Just In Time tỏ ra hiệu quả nhất đối với những doanh nghiệp có những hoạt
động sản xuất lặp đi lặp lại. Một đặc trưng quan trọng của mô hình Just In Time là kích thước lô
hàng nhỏ trong cả hai quá trình sản xuất và phân phối từ nhà cung ứng. Kích thước lô hàng nhỏ
sẽ tạo ra một số thuận lợi cho doanh nghiệp như: lượng hàng tồn kho sản phẩm dở dang sẽ ít hơn
so với lô hàng có kích thước lớn, điều này sẽ giảm được chi phí lưu kho và tiết kiệm được diện
tích kho bãi. Lô hàng có kích thước nhỏ hơn sẽ ít cản trở hon tai nơi làm việc. Dễ kiểm tra chất
lượng lô hàng và khi phát hiện sai soát thì chi phí sửa lại lô hàng sẽ thấp hơn lô hàng có ích
thước lớn.
Tuy nhiên việc sử dụng mô hình Just-In-Time đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa
nhà sản xuất và nhà cung cấp, bởi vì bất kỳ một sự gián đoạn nào cũng có thể gây thiệt hại cho
nhà sản xuất vì sẽ phải chịu những tổn thất phát sinh do việc ngừng sản xuất.

4. Ưu điểm và nhược điểm của phương thức JUST IN TIME :
4.1.Ưu điểm
• Giảm lượng tồn kho ở tất cả các khâu: cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm.
• Giảm nhu cầu về mặt bằng.
• Tăng chất lượng sản phẩm, giảm phế phẩm và lượng sản phẩm làm lại.
• Giảm thời gian phân phối trong sản xuất.
• Có tính linh động cao trong phối hợp sản xuất.
• Dòng sản xuất nhịp nhàng và ít gián đoạn, chu kỳ sản xuất ngắn, do các công
nhân có nhiều kỹ năng nên họ có thể giúp đở lẫn nhau và thay thế trong trường
hợp vắng mặt.
• Tăng mức độ sản xuất và tận dụng thiết bị.
• Có sự tham gia của công nhân trong việc khắc phục các sự cố của quá trình sản
xuất, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân.
• Tạo áp lực để xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp.
9
• Giảm nhu cầu lao động gián tiếp, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
4.2. Nhược điểm
• Đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng của xã hội tốt, hoàn hảo. Ví dụ chỉ cần
một chiếc xe giao hàng của công ty vệ tinh bị kẹt xe trên đường không kịp giao
hàng đúng giờ quy định thì toàn bộ các dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt
động.
• Đòi hỏi toàn xã hội phải có một hệ thống nhân viên và kỹ thuật viên có trình độ
và kiến thức cao,ý thức kỷ luật lao động cao, bởi vì chỉ cần một nhân viên của
công ty vệ tinh vô kỷ luật kiểm tra một con ốc không kỹ thì cả xã hội phải ngưng
làm việc.
• Đòi hỏi chính phủ phải có một hệ thống văn bản pháp luật hỗ trợ sản xuất rành
mạch, minh bạch và nghiêm minh, một hệ thống nhân viên chính phủ giữ đúng kỷ
cương tôn trọng pháp luật vì ví dụ chỉ cần một nhân viên hải quan hay cảnh sát
của chính phủ nhũng nhiểu làm khó dễ trong lúc chuyển vận hàng hoá phụ kiện là

sẽ kéo theo việc ngưng hoạt động toàn bộ
• Một số lãnh đạo cấp cao của các cơ quan cho rằng JIT phủ nhận công sức của họ
nên khó khăn khi áp dụng JIT.
• Tồn kho ít, nên khi nhu cầu khách hàng tăng đột biến sẽ dẫn đến tình trạng thiếu
hàng.
10
CHƯƠNG II: SỰ THÀNH CÔNG CỦA DELL KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH
JIT
I. JIT – Mô hình kinh doanh của DELL
DELL là một công ty sử dụng trung thành hệ thống “kéo” của mô hình JIT làm nguyên
tắc đòn bẩy để thực hiện quá trình sản xuất thành công. Họ đã cách mạng hóa việc bán máy tính
cá nhân, bằng cách sử dụng một mô hình kinh doanh trực tiếp với nguyên lý cơ bản bao gồm
nhận đơn đặt hàng trực tiếp từ khách hàng tùy chỉnh, do đó làm giảm hàng tồn kho và phân phối
hợp lý hóa. Dell luôn bám sát nhu cầu của người mua và liên kết thông tin chặt chẽ với nhà cung
ứng bằng hệ thống tự động hóa nhằm tạo nên sự ăn khớp giữa cung và cầu
1. Hoạt động tích hợp với người mua:
Đối với khách hàng là cá nhân, khách hàng vào website của Dell để xây dựng máy tính
với cấu hình tùy chỉnh. Sau khi, khách hàng ưng ý với máy tính mà mình xây dựng thì cơ sở dữ
liệu khách hàng của Dell sẽ ghi lại thông tin cấu hình máy. Hệ thống sẽ phân tích các linh kiện
cần thiết rồi gửi các thông tin này tới nhà sản xuất các linh kiện tương ứng. Theo đó, các nhà sản
xuất luôn trong tình trạng sẵn sàng chấp nhận các yêu cầu của Dell và sẽ tiến hành giao sản phẩm
cho Dell theo số lượng đã yêu cầu.
Đối với khách hàng doanh nghiệp, có hai phương thức để mua hàng trên Dell:
- Một là, thực hiện thông qua Premier Pages của Dell tại địa chỉ .
Dell có trên 500.000 tài khoản Premier Page của các doanh nghiệp và công ty nhỏ và vừa
trên toàn thế giới. Premier Pages hỗ trợ 13 ngôn ngữ. Hoạt động đặt hàng tiến hành tương
tự như của khách hàng cá nhân.
- Hai là, tích hợp với hệ thống của Dell. Khi mua hàng trên Dell sẽ có khác đôi chút ở
khâu đặt hàng. Thay vì đặt hàng qua website như thông thường, Hệ thống của Dell cho
phép các doanh nghiệp có thể sử dụng các ứng dụng đặt hàng từ hệ thống ERP (ERP

Procurement Application) của họ để đặt hàng. ERP là hệ thống ứng dụng đa phân hệ,
giúp tổ chức, doanh nghiệp quản lý và điều hành tài chính – kế toán, quản lý vật tư, quản
11
lý sản xuất, quản lý kinh doanh và phân phối sản phẩm, quản lý dự án, quản lý dịch vụ,
quản lý khách hàng, quản lý nhân sự, các công cụ dự báo và lập kế hoạch, báo cáo, .v.v
12
2.Tích hợp với nhà cung ứng (B2B Intergration)
Tương tự như hệ thống tích hợp với khách hàng, trong mối quan hệ giữa Dell và các nhà
cung cấp, Dell đã xây dựng cho mình các sự tích hợp ảo (Virtual Intergration) với nhà cung
cấp qua hệ thống SCM. Như đã nói ở trên, Mỗi khi Dell tiếp nhận 1 đơn hàng, hệ thống xử lý
sẽ bóc tách đơn hàng thành từng phần nhỏ, tập hợp lại rồi sẽ tự động chuyển đến cho nhà
cung ứng thích hợp.
Dell sử dụng hệ thống SCM của i2 Technologies. Hệ thống cho phép, mỗi 20 giây, sẽ tiến
hành tổng hợp đơn hàng, phân tích thành phần đơn hàng cần thiết, kiểm tra tình trạng tồn kho
của Dell và các nhà cung ứng, sau đó sẽ tự động tạo hóa đơn đặt hàng các linh kiện cần thiết
tới cho nhà cung ứng thích hợp. Còn hệ thống tiếp nhận đơn hàng của nhà cung ứng sẽ tự
động cập nhật 2 giờ một lần.
Sở dĩ, hệ thống có thể làm việc như vậy nhờ, Hệ thống này có thể liên kết thẳng tới hệ
thống ứng dụng trên nền tảng ERP của nhà cung ứng.
Như vậy, Nhờ sự liên kết cực kì khăng khít này, thay vì phải dự báo nhu cầu đặt hàng,
thì Dell chỉ cần chú trọng vào việc đặt hàng tức thời. Thêm vào đó, tồn kho đầu vào luôn ở
mức tối thiểu do đơn hàng của khách hàng được thực hiện ngay khi được hoàn thành
13
II. Thành công mà Dell đạt được từ việc áp dụng mô hình JIT:
Có thể nói Dell đã phát minh ra một mô hình kinh doanh mà cả thế giới muốn học hỏi.
Thế nhưng sau nhiều năm, không ai có thể sao chép hoàn toàn mô hình này. Đối với Dell,
điều đó chẳng có gì lạ bởi hiếm có hãng nào có đủ điều kiện để sao chép đầy đủ mô hình
kinh doanh của mình. Ngay cả khi muốn áp dụng mô hình này, thì các hãng có uy tín cũng
không dám mạo hiểm từ bỏ công việc kinh doanh và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm quen
thuộc. Mô hình Dell có tác dụng khích lệ nhưng khó sao chép nguyên xi vì nó quá độc đáo.

Mô hình kinh doanh này đã cung cấp cho Dell một lợi thế cạnh tranh trong ngành công
nghiệp của nó và tạo nên những thành công thấy rõ cho Dell. Chúng ta có thể kể đến những
thành công trực tiếp mà mô hình JIT mang lại cho công ty này như sau:
1. Giảm lượng hàng tồn kho:
Bằng cách liên kết khăng khít và có hệ thống giữa các đơn đặt hàng của khách
hàng và nhà cung cấp, Dell đã giảm lượng hàng tồn kho đến mức tối thiểu. Chiến lược
này cho phép họ chỉ giữ trong tay có 5 ngày hàng tồn kho. Trong khi đó hầu hết các
công ty trong ngành công nghiệp máy tính hiện đang nắm giữ từ 20 đến 30 ngày giá trị
của hàng tồn kho.
Việc này đã giúp công ty tiết kiệm được các khoản chi phí liên quan đến hàng tồn
kho như chi phí lưu kho, chi phí bảo quản,… Do đó giá bán của máy tính Dell sẽ thấp
hơn so với sản phẩm của công ty khác tạo nên lợi thế cạnh tranh về giá cho nó.
2. Đẩy nhanh tốc độ xử lý đơn hàng:
Với hệ thống máy móc điện tử làm việc tự động hóa và kịp thời đã đẩy nhanh tốc
độ giải quyết các khâu của quá trình. Nhờ vậy mà số lượng đơn đặt hàng được đáp ứng
cũng tăng lên.
Số liệu cho thấy vào năm 1996 năm bắt đầu hoạt động bán hàng trực tuyến chỉ
trong vòng một năm Dell đã đạt được doanh số bán hàng 1 triệu USD một ngày qua
mạng internet đạt doanh thu 5,3 tỷ USD. Và con số này không ngừng tăng ở những năm
sau đó.
14
3. Đáp ứng đúng và kịp thời nhu cầu của khách hàng
Hệ thống quản lý tiếp cận trực tiếp, linh hoạt và nhanh nhạy đã đáp ứng đúng và
kịp thời nhu cầu của khách hàng. Một khách hàng có thể gọi điện thoại tới chi nhánh
Dell hay truy cập vào website để đặt hàng chiếc máy tính với cấu hình mà mình mong
muốn. Trong vòng 5 ngày chiếc máy sẽ được giao tận tay khách hàng và cùng một cấu
hình đó.

Với sự tiện lợi và tốc độ nhanh nhạy đó, Dell đã khiến khách hàng mình được hài
lòng chưa kể ngoài ra còn có các dịch vụ đi kèm như dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng của Dell

được đánh giá là khá hoàn hảo.
Như vậy có thể thấy rằng, nhờ vào việc áp dụng mô hình JIT trong quá trình tiếp
nhận và xử lý đơn hàng, Dell đã vượt mặt rất nhiều đối thủ cạnh tranh tầm cỡ lớn, tìm
được chỗ đứng vững chắc cho mình trên thị trường.
15
KẾT LUẬN
Just in time (JIT) là một quy trình sản xuất hiện đại, có thể tóm lược bằng một câu “ Đúng
sản phẩm – với đúng số lượng, tại đúng nơi – vào đúng thời điểm cần thiết”. Hệ thống chỉ sản
xuất ra những cái khách hàng muốn, chứ không có hạng mục nào trong quá trình sản xuất rơi vào
tình trạng để không, chờ xử lý, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để có đầu vào vận
hành. Có thể nói hệ thống JIT cho phép hệ thống vận hành hiệu quả nhất, tránh lãng phí không
cần thiết.
Mặc dù không tránh được những hạn chế nhất định, song mô hình JIT vẫn được rất nhiều
các doanh nghiệp trên thế giới áp dụng và không ít trong số đó đã đạt những thành công đáng kể.
Như trường hợp của Dell mà ta đẽ xét đến ở trên. Điều đó cho thấy tính hiệu quả cao nếu doanh
nghiệp có thể áp dụng một cách hợp lí.
Tuy đã cố gắng hết sức, nhưng do những hạn chế nhất định về mặt hiểu biết, tiểu luận của
chúng em sẽ không tránh khỏi khiếm khuyết. Chúng em hi vọng sẽ nhận được ý kiến góp ý của
cô để tiểu luận này được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn cô!
16
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Dell mô hình điện tử cộng tác – Trang diễn đàn Thương mại Điện tử
2. Học từ Dell – người thực hiện trung thành “Just-in-time” – tháng 6/2007

3. JIT – Chiến lược quản lý hàng tồn kho – Kansas state University – tháng
4/2005
4. Luận văn: Điều kiện, khả năng áp dụng hệ thống JIT (just in time) trong các
doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô Việt Nam – Lê Thị Chang – Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân

17
Bảng đánh giá các thành viên:
Tên thành viên Nhận xét đánh giá Điểm
1. Lê Thủy Tiên – Nhóm
trưởng
- Hoàn thành công việc đúng
thời hạn quy định.
- Phân công nhiệm vụ và thường
xuyên nhắc nhở mọi người kịp
thời hoàn thành công việc.
9
2. Nguyễn Thị Hồng
Vân
- Hoàn thành đúng thời hạn đã
định
- Chất lượng bài gửi tốt.
- Trợ giúp nhóm trưởng nhiều
trong quá trình hoàn thiệ tiểu
luận
9
3. Nguyễn Hạnh My
- Hoàn thành đúng thời hạn
được giao
- Bổ sung đóng góp ý kiến nhiệt
tình
- Chất lượng bài gửi tốt
9
4. Phạm Bảo Ngọc
- Hoàn thành tốt công việc được
giao;

- Thường xuyên bổ sung đóng
góp ý kiến nhiệt tình
- Hoàn thành slide đạt yêu cầu
9
5. Thái Thị Thùy Dương
- Hoàn thành đúng thời hạn quy
định
- Phối hợp tốt với thành viên
khác hoàn thành tốt công việc
được giao
9
6. Nguyễn Thị Hoài
- Hoàn thành đúng thời hạn quy
9
18
Thương định
- Phối hợp tốt với thành viên
khác hoàn thành tốt công việc
được giao
19

×