Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Trêng ®¹i häc Kinh tÕ quèc d©n
GIỚI THIỆU
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN:
TIỀM LỰC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Hà Nội, 3/2013
2
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
TIỀM LỰC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Trong suốt quá trình gần 60 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Kinh
tế quốc dân luôn khẳng định vai trò là một trong những trung tâm nghiên cứu khoa
học và tư vấn hàng đầu của đất nước trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Trường đã có
nhiều đóng góp trong các hoạt động hoạch định chính sách kinh tế của Đảng, Nhà
nước, các ngành, các địa phương và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trường chính là cái nôi của các công trình nghiên cứu lớn về kinh tế và kinh doanh
ở Việt Nam. Điều này cũng thể hiện rõ trong chiến lược phát triển của Trường đến
năm 2015: Xây dựng Trường Đại học kinh tế quốc dân thành trường đại học định
hướng nghiên cứu.
1. Năng lực nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Hiện nay, đội ngũ cán bộ nghiên cứu của trường Đại học Kinh tế Quốc dân
bao gồm 1210 cán bộ, giáo viên với 24 giáo sư, 120 PGS, 200 TS và 370 thạc sĩ.
Trong số cán bộ giảng viên có học vị tiến sỹ, 80 tiến sỹ đã tốt nghiệp ở nước ngoài.
Điểm mạnh của Trường trong lĩnh vực nghiên cứu, tư vấn là trường có một đội ngũ
các chuyên gia đầu ngành, có uy tín và có khả năng nghiên cứu và tư vấn cao. Số
lượng giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhiều hơn
tổng số cán bộ có học hàm học vị tương đương ở tất cả các trường đại học còn lại
trong khối kinh tế. Bên cạnh đó, một bộ phận khá lớn của đội ngũ cán bộ được đào
tạo và trang bị những kiến thức kinh tế hiện đại một cách có hệ thống. Nhà trường
luôn đặc biệt chú trọng việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ. Chính vì vậy,
hầu như không có sự hẫng hụt trong việc chuyển giao giữa các thế hệ trong Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân. Đội ngũ giáo sư đầu ngành luôn sát cánh cùng với đội ngũ
cán bộ kế cận. Nhiều cán bộ tiến sỹ mới tốt nghiệp từ các nước phát triển như Anh,
Mỹ, Úc, Pháp, Nhật Bản đã nhanh chóng hòa nhập vào mạng lưới hoạt động nghiên
cứu của nhà trường và phát huy tốt khả năng của họ, đặc biệt trong việc tiếp cận các
phương pháp nghiên cứu mới, bổ sung có hiệu quả cho các phương pháp nghiên cứu
truyền thống. Có thể nói hầu hết các chuyên ngành, các lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu
5
của Nhà trường đều đạt được sự kết hợp có hiệu quả này. Chính vì vậy, tại tất cả các
đơn vị trong Nhà trường, công tác nghiên cứu khoa học đang ngày càng phát triển, số
lượng công trình khoa học năm sau nhiều hơn năm trước.
Ngoài các viện và trung tâm nghiên cứu, tư vấn chuyên nghiệp thuộc Trường
như Viện Quản trị Kinh doanh, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Viện Dân số
và Các Vấn đề Xã hội, Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn Kinh tế và Kinh doanh ,
Trường còn có hệ thống các trung tâm nghiên cứu và tư vấn thuộc các khoa, có khả
năng lực nghiên cứu và tư vấn thuộc các lĩnh vực chuyên ngành cho doanh nghiệp,
như Trung tâm Tư vấn Doanh nghiệp, Trung tâm Tư vấn Marketing, Trung tâm Bồi
dưỡng và Tư vấn Pháp luật, Trung tâm Bồi dưỡng, Nghiên cứu và Tư vấn Quản lý,
Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Tư vấn Đầu tư, Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng và
Tư vấn về Ngân hàng - Tài chính và Chứng khoán, Trung tâm Phân tích Kinh tế và
Dự báo, Trung tâm Tư vấn và Bồi dưỡng kinh doanh quốc tế, Trung tâm Tư vấn Kế
toán và Kiểm toán, Trung tâm Tư vấn và Bồi dưỡng Thương mại, Trung tâm tư vấn
và phát triển nguồn nhân lực, Trung tâm Xử lý Dữ liệu Kinh tế Xã hội, Trung tâm
Nghiên cứu, Tư vấn Môi trường và Đô thị, Trung tâm Bồi dưỡng và Tư vấn Dịch
vụ Du lịch
Bảng 1: Đội ngũ cán bộ khoa học của Nhà trường giai đoạn 2006-2013
2006 2007 2008 2009 2010 2013
Tổng số cán bộ, giảng viên 1.143 1.177
1.157
1.162 1.195 1.210
Số lượng Giáo sư 24 22 18 20 18 24
Số lượng Phó Giáo sư 97 97 104 102 100 120
Số lượng Tiến sỹ 94 94 130 131 132 200
Số lượng Thạc sỹ 362 400 394 393 412 370
Nguồn: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn chú trọng đến việc cung cấp các phương
tiện nghiên cứu cho đội ngũ cán bộ giảng dạy. Ngoài việc cung cấp các văn phòng cho
sinh hoạt khoa học của khoa và bộ môn, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một
trong những đơn vị có hệ thống công nghệ thông tin tốt trong các trường đại học của cả
nước. Nhà trường đã mua những cơ sở dữ liệu điện tử (Emerald; Sciencedirect) để
phục vụ công tác nghiên cứu của đội ngũ cán bộ. Ngân sách dành cho hoạt động
nghiên cứu khoa học của Nhà trường tăng mạnh trong những năm vừa qua. Điều kiện
nghiên cứu được đảm bảo là một trong những nhân tố thúc đẩy sự thành công của
6
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong lĩnh vực này.
Nghiên cứu khoa học và tư vấn của Trường Đại học KTQD tập trung vào các
hoạt động chủ yếu sau đây:
Nghiên cứu lý luận cơ bản phục vụ đào tạo. Trong những năm chuyển sang
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đi
đầu trong việc biên soạn chương trình, tài liệu giảng dạy và tài liệu tham khảo về
kinh tế và quản trị kinh doanh phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu cho khối
các trường kinh tế trong cả nước.
Nghiên cứu hoạch định chính sách quản lý kinh tế vĩ mô. Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân là một trong những đầu mối báo cáo thường xuyên với Đảng và
Chính phủ về các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước. Trường thường xuyên được
Đảng và Chính phủ trực tiếp giao nhiều đề tài lớn. Những kết quả nghiên cứu của
các đề tài này đã được đánh giá cao và được vận dụng thông qua những chủ trương
và nghị quyết của các cơ quan quản lý nhà nước. Công tác nghiên cứu, tư vấn cho
các bộ, ngành, địa phương luôn được Trường chú trọng phát triển. Trường luôn là
cơ quan khoa học được các địa phương đặt hàng nghiên cứu những đề tài mang tính
thực tiễn. Ngoài ra, các nhà khoa học của Trường còn chủ trì nghiên cứu nhiều đề
tài, dự án phối hợp với các bộ, ngành, đại phương và doanh nghiệp. Các Viện
nghiên cứu và trung tâm tư vấn của Trường đã thực hiện tốt chức năng, tổ chức các
lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ quản lý doanh
nghiệp thuộc các lĩnh vực; triển khai hoạt động tư vấn lập và thẩm định dự án,
chuyển giao các kỹ năng quản lý hiện đại cho doanh nghiệp. Mối quan hệ của Nhà
trường với các cơ quan quản lý nhà nước các cấp là tài sản và nguồn lực thúc đẩy
hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà trường.
Nghiên cứu, tư vấn kinh doanh cho các doanh nghiệp. Với đội ngũ cán bộ
chuyên gia hàng đầu có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh
doanh, Trường đã thực hiện nhiều hợp đồng tư vấn cho các doanh nghiệp lớn trong
cả nước như việc tổ chức những khoá bồi dưỡng cho cán bộ lãnh đạo các doanh
nghiệp, các cuộc điều tra thị trường, xây dựng dự án.
Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học, thông tin khoa học về các vấn đề
kinh tế - xã hội. Trong những năn gần đây, Trường đã chủ trì và phối hợp với các cơ
7
quan nghiên cứu tổ chức thành công nhiều hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế
với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và tư vấn. Trường Đại
học KTQD có quan hệ trao đổi, hợp tác nghiên cứu - đào tạo với hơn 100 trường đại
học, viên nghiên cứu và tổ chức quốc tế của hơn 30 nước trên thế giới. Với vị thế là
trường đại học trọng điểm quốc gia, Trường luôn là một trong những địa chỉ được
ưu tiên của các trường đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế. Hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực khoa học được phát triển không chỉ ở cấp trường mà còn ở
cấp viện, cấp khoa, cấp bộ môn, tạo thành một động lực quan trọng cho quá trình
phát triển của nhà trường. Các dự án hợp tác quốc tế của Trường ngày càng nhiều
và phát triển nhanh cả về phạm vi và quy mô. Chất lượng các công trình hợp tác
nghiên cứu luôn được thừa nhận và đánh giá cao.
Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế, Trường đã xây dựng và củng cố uy
tín của mình như một cơ sở hợp tác tin cậy trong lĩnh vực đào tạo cán bộ quản lý
kinh tế cũng như nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội của Việt Nam đối với các
đối tác nước ngoài. Với tất cả những thành tích đó, Trường được Bộ Giáo dục và
Đào tạo đánh giá là nơi có hoạt động hợp tác quốc tế nổi bật nhất của ngành Giáo
dục và Đào tạo trong những năm đổi mới vừa qua.
2. Một số thành tựu chủ yếu trong hoạt động KH&CN
Thứ nhất, Đại học Kinh tế quốc dân tiếp tục là địa chỉ tin cậy của Hội đồng lý
luận Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và
các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình nghiên cứu các vấn đề lý luận và xây
dựng chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trong giai đoạn 2006 – 2010, Trường đã hoàn thành tốt các đề tài được tuyển
chọn thuộc các Chương trình khoa học cấp Nhà nước. Một số các đề tài tiêu biểu
gồm có đề tài “Kinh tế hàng hoá Thăng Long - Hà Nội: đặc trưng và kinh nghiệm
phát triển” KX.01.05/06-10 “Cơ chế chính sách phát triển bền vững các vùng kinh
tế trọng điểm đến năm 2015” và KX01.12/06-10 “Vai trò của Nhà nước Việt Nam
trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh
tế”; KX.02.02/06-10 “Cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống
chính sách an sinh xã hội ở nước ta giai đoạn 2006-2015”; đề tài KX04.19/06-10
8
“Quan điểm và giải pháp đảm bảo gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ công
bằng xã hội ở nước ta”, đề tài KX04.09/06-10 “Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN Việt Nam” và đề tài KX04.17/06-10 “Xây dựng đội ngũ
doanh nhân Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”. Các đề tài này đã hoàn thành và
nghiệm thu đúng tiến độ. Các kiến nghị của các đề tài trên đã được các cơ quan
quản lý nhà nước, Hội đồng Lý luận trung ương tổng hợp trình Ban soạn thảo Văn
kiện Đại hội XI. Cũng trong giai đoạn này, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có 02
nhiệm vụ độc lập cấp Nhà nước. Đề tài “Giải pháp phát triển quan hệ thương mại
Việt Nam - Châu Phi” năm 2005 – 2006, đã nghiệm thu đạt kết quả tốt. Đề tài
“Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng
các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhu cầu
công cộng và lợi ích quốc gia” năm 2005 – 2006 nghiệm thu đạt kết quả xuất sắc.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được báo cáo trực tiếp với Thủ tướng Chính phủ
và Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 7352/VPCP-NN ngày 15/12/2006 giao
các bộ, ngành vận dụng kiến nghị của đề tài để xây dựng các cơ chế, chính sách,
giải pháp thực tiễn, đề xuất kiến nghị báo cáo Thủ tướng. Ngoài ra, Trường còn chủ
trì 6 nhiệm vụ hợp tác theo Nghị định thư: Đề tài NĐT với CHLB Đức: “Nghiên
cứu phương pháp luận xây dựng chính sách xã hội nông thôn của cộng hoà liên
bang Đức và vận dụng cho Việt Nam” (2005 – 2006), NĐT với Hungari: “Nghiên
cứu chính sách của Hungary đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá
trình chuyển đổi kinh tế và vận dụng vào Việt Nam” (2007 – 2008), “Nghiên cứu
kinh nghiệm xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Hungary và những bài
học có thể ứng dụng cho Việt Nam” (2010 – 2011), NĐT với Nhật Bản: “Nghiên
cứu chính sách công nghiệp hiện nay của Nhật Bản và một số đề xuất đối với phát
triển công nghiệp Việt Nam” (2007 – 2009), NĐT với Thái Lan: “Các mô hình xác
định cơ cấu kinh tế nguồn tăng trưởng và ảnh hưởng của chính sách đến tăng
trưởng của kinh tế Việt nam từ 1996- 2005” (2008 – 2010), “Nghiên cứu, ứng dụng
cách tiếp cận Foresight trong xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực
giảng dạy công nghệ thông tin của Việt Nam giai đoạn 2011-2020” (2010 – 2011).
Đặc biệt trong giai đoạn 2011 – 2015, GS.TS Nguyễn Văn Nam, Hiệu trưởng
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được cử làm chủ nhiệm Chương trình KHCN trọng
9
điểm cấp Nhà nước KX.01/11-15:“Nghiên cứu khoa học phát triển kinh tế và quản lý
kinh tế ở Việt Nam đến năm 2020”. Hiện đã có 10 đề tài thuộc chương trình đã ký kết hợp
đồng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ. Chương trình cũng đã tổ chức thành công Hội
thảo lần thứ Nhất của Chương trình: “Ổn định và tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay”.
Trong giai đoạn này, Nhà trường đang chủ trì những đề tài cấp nhà nước sau
đây: KX.01.08/11-15 “Phát triển cụm ngành công nghiệp ở Việt Nam trong điều
kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”; KX.01.12/11-15 “Tư duy mới về
phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới”; KX.04.07/11-15 “Phát
triển đất nước thành nước công nghiệp, hiện đại theo định hướng xã hội chủ
nghĩa”; KX04.11/11-15 “Phát triển bền vững ở Việt Nam, trong bối cảnh mới của toàn
cầu hoá, hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu” và các Đề tài độc lập cấp Nhà nước:
“Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng và suy thoái
kinh tế toàn cầu” phối hợp với Ủy ban Kinh tế của quốc hội; ĐTĐL.2010T/33
“Phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế”;
ĐTĐL.2010T/34 “Nghiên cứu mô hình tập đoàn kinh tế Nhà nước của Việt Nam
đến năm 2020”.
Các đề tài cấp Nhà nước do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện đã
tập trung vào giải quyết các vấn đề quan trọng trong quản lý phát triển kinh tế của
đất nước trên phạm vi vĩ mô. Một phần đáng kể các đề tài này là có sự đặt hàng trực
tiếp hoặc kết hợp giữa các nhà nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
với các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Nhà nước và Quốc hội.
Thứ hai, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát huy vai trò hàng đầu của các
trường đại học khối kinh tế trong nghiên cứu phục vụ đào tạo, đổi mới nội dung,
chương trình đào tạo, nghiên cứu phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân luôn là trường dẫn đầu trong khối các
trường kinh tế về số lượng đề tài cấp Bộ chủ trì thực hiện, số lượng kinh phí được
giao và số lượng kết quả được triển khai ứng dụng trong thực tế. Đặc biệt, nhiều kết
quả nghiên cứu đã giải đáp thấu đáo các vướng mắc về cơ chế chính sách trong
quản lý giáo dục đại học và khoa học – công nghệ, góp phần đáng kể vào việc đổi
mới công tác quản lý của ngành. Một số đề tài đã nghiên cứu sâu về tiêu chuẩn, kỹ
10
năng, quy trình, yêu cầu đào tạo sinh viên chuyên ngành kinh tế và quản trị kinh
doanh trong bối cảnh hội nhập, góp phần định hướng quá trình đổi mới nội dung,
chương trình đào tạo tại các trường đại học trên toàn quốc. Trong quá trình triển
khai các nhiệm vụ cấp Bộ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã chú trọng xây dựng
mối quan hệ rộng khắp với các trường đại học, các viện nghiên cứu trên toàn quốc.
Nhiều đề tài nghiên cứu mang tính quốc gia, liên vùng, liên trường được thực hiện
với kết quả tốt đã góp phần không ngừng nâng cao vị thế đầu đàn về khoa học kinh
tế của Nhà trường trong thời gian qua. Thông qua các đề tài nghiên cứu cấp Bộ,
năng lực nghiên cứu của đội ngũ cán bộ được nâng cao, tạo nền tảng cho những
thành công với các đề tài ở mức cao hơn.
Năm 2012 được xem là năm đặc biệt thành công trong công tác xây dựng, xuất
bản và đưa giáo trình vào công tác học tập và giảng dạy. Với sự quan tâm đặc biệt
của Ban Giám hiệu Nhà trường và sự nỗ lực của tập thể các tác giả, năm 2012 Nhà
trường đã in ấn thành công và cho xuất bản 21 giáo trình trọng điểm của Trường.
Hiện nay, các giáo trình trọng điểm này bắt đầu được đưa vào phục vụ công tác dạy
và học từ học kỳ 1 năm 2013.
Thứ ba, thực hiện có hiệu quả chức năng tư vấn cho các địa phương, các bộ,
ngành, doanh nghiệp
Trường đã tiếp tục triển khai các chương trình, đề tài nghiên cứu theo đơn đặt
hàng/hợp đồng với nhiều Bộ/ ngành và địa phương. Đây là những đề tài nghiên cứu
mang tính ứng dụng cao, phục vụ trực tiếp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của
các ngành và địa phương. Đây là những đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng cao,
góp phần xây dựng các luận cứ khoa học cho các chủ trương phát triển kinh tế- xã
hội các địa phương và các ngành, phục vụ trực tiếp cho sự phát triển kinh tế -xã hội
của các ngành và địa phương. Nhờ vậy, uy tín của Trường đối với xã hội ngày càng
tăng; đồng thời, nội dung đào tạo ngày càng gắn với thực tiễn của đời sống kinh tế
của đất nước.
Ngoài việc thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, các nhà
khoa học của Trường còn chủ trì nghiên cứu nhiều đề tài, dự án phối hợp với các
Bộ Thương mại, Công nghiệp, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước; các tỉnh Yên Bái,
Vĩnh Phúc, Hà Nội; các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như WB, ADB…vv. Theo
11
thống kê sơ bộ, các nhà khoa học của trường đã thực hiện hàng trăm đề tài, dự án
nghiên cứu và tư vấn với các bộ, ngành địa phương, doanh nghiệp, với tổng kinh
phí là trong giai đoạn 2006 – 2010 là 25.678 triệu đồng và 94.812 triệu đồng đề tài,
dự án nghiên cứu với nước ngoài. Đặc biệt năm 2006 – 2009, Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân đã thực hiện một dự án tư vấn do DANIDA tài trợ với kinh phí lên tới
gần 10 tỷ đồng.
Bảng 2: Số lượng đề tài KH&CN đã thực hiện giai đoạn 2006-2012
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Đề tài cấp NN (tương đương) 4 8 9 7 9 8 9
Đề tài cấp Bộ (tương đương) 49 47 57 58 62 6 11
Đề tài cấp cơ sở 13 13 15 22 11 41 30
Thứ tư, tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế tập trung vào các vấn đề kinh tế
xã hội cấp bách của đất nước
Trường đã tổ chức nhiều Hội thảo khoa học quốc gia, trong đó nổi bật là:
- Hội thảo khoa học quốc gia “Khó khăn thách thức đối với doanh nghiệp Việt
Nam do biến động kinh tế vĩ mô” do Trường Đại học KTQD chủ trì phối hợp với
Uỷ ban kinh tế của Quốc hội và VCCI tổ chức vào tháng 8 năm 2008, với sự tham
dự của 400 đại biểu. Hội thảo đã nêu lên những cảnh báo về bất ổn kinh tế vĩ mô
của Việt Nam sau khủng hoảng. Báo cáo kiến nghị của Hội thảo đã được gửi đến
Quốc hội. Nhiều kiến nghị đã được cụ thể hoá trong chính sách hỗ trợ các doanh
nghiệp Việt Nam.
- Hội thảo khoa học quốc gia “Ngăn chặn suy giảm kinh tế ở Việt Nam” do
Trường Đại học KTQD chủ trì phối hợp với Uỷ ban kinh tế của Quốc hội và VCCI
tổ chức vào ngày 6 tháng 5 năm 2009 với sự tham dự của 400 đại biểu. Hội thảo đã
đề xuất các giải pháp mang tính dài hạn, bền vững để đưa Việt Nam thoát khỏi
khủng hoảng và tránh các nguy cơ tái khủng hoảng do quá trú tâm vào các giải pháp
ngắn hạn. Báo cáo kiến nghị của Hội thảo đã được gửi đến Quốc hội. Nhiều kiến
nghị đã được cụ thể hoá trong chính sách ngăn chặn suy giảm kinh tế của Việt Nam.
- Hội thảo khoa học quốc gia “Mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Cơ sở lý luận và thực tiễn” do Trường Đại học
KTQD phối hợp với Hội đồng LLTW tổ chức vào ngày 22/9/2009. Báo cáo kiến
12
nghị của Hội thảo đã được gửi đến các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà
nước để tham khảo trong hoạch định các quyết sách.
- Hội thảo khoa học quốc gia phối hợp với Hội đồng LLTW do Ban Bí thư chỉ
đạo “Các lý thuyết kinh tế chính trong bối cảnh phát triển mới của thế giới và những
vấn đề rút ra cho Việt Nam”
- Hội thảo khoa học toàn quốc các trường đại học, học viện có đào tạo về kinh
tế - QTKD “Đổi mới hoạt động khoa học và công nghệ để nâng cao chất lượng đào
tạo nguồn nhân lực về kinh tế - quản trị kinh doanh trong các trường đại học phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội” với sự tham gia của hơn 40 trường đại học. Nhân dịp
tổ chức Hội thảo, Trường Đại học KTQD cũng chủ trì thành lập mạng lưới các
trường đại học, học viện có đào tạo về kinh tế - QTKD gồm 40 thành viên. Hiện
nay, Trường đang chuẩn bị triển khai đồng bộ các hoạt động trong VNEUs theo như
kế hoạch và điều lệ của mạng lưới.
- Hội thảo “Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam: thực trạng và lựa chọn cho
giai đoạn 2011 – 2015” được tổ chức tháng 6 năm 2010, do Trường Đại học KTQD
phối hợp với Uỷ ban kinh tế của Quốc hội tổ chức, với sự tham dự của gần 200 đại
biểu. Việc đề xuất chuyển đổi mô hình kinh tế đã được trường đại học Kinh tế quốc
dân nghiên cứu từ cuối năm 2008. Đến năm 2010 Hội thảo được tổ chức để lấy
thêm ý kiến chuyên gia và gây ảnh hưởng chính sách tới Chính phủ. Báo cáo kiến
nghị của Hội thảo đã được gửi đến Quốc hội và các cơ quan quản lý nhà nước.
- Hội thảo “Kinh tế Việt Nam 2012 – 2013: Tái cơ cấu doanh nghiệp và cân
đối kinh tế vĩ mô” được tổ chức tháng 1 năm 2013, do Trường Đại học KTQD phối
hợp với Uỷ ban kinh tế của Quốc hội, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức với sự
tham dự của gần 200 đại biểu. Hội thảo đã bàn đến các nguyên nhân sâu xa của các
bất cân đối kinh tế vĩ mô và những khó khăn trong việc khắc phục các nguyên nhân.
Các giải pháp ngắn hạn và dài hạn, giải phát cứng rắn và mềm dẻo đã được Hội
thảo đề xuất. Báo cáo kiến nghị của Hội thảo sẽ được gửi đến Quốc hội.
• Tổ chức nhiều Hội thảo khoa học quốc tế với quy mô lớn
- Hội thảo khoa học quốc tế PET 06 phối hợp với Hiệp hội Lý thuyết kinh tế
công tổ chức với với sự tham gia của GS. Robert J. Aumann, đạt giải thưởng Nobel
13
về kinh tế học năm 2005 và gần 100 học giả nước ngoài.
- Hội thảo quốc tế “Tài trợ vốn cho DN Việt Nam trong thời kỳ sau lạm phát
và suy thoái kinh tế” phối hợp với GRIPS (Nhật Bản), VDF, Uỷ ban Chứng khoán
Nhà nước tổ chức.
- Hội thảo khoa học quốc tế “Vượt qua ranh giới thị trường toàn cầu” phối hợp
với Hiệp hội quốc tế về marketing và phát triển tổ chức với sự tham gia của hơn 100
học giả quốc tế đến từ 25 quốc gia trên thế giới.
- Hội thảo hàng năm của Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) tập trung vào
xây dựng và phát triển công nghiệp Việt Nam.
- Hội thảo với Chính phủ Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào trong 2 năm 2011
và 2012 về các vấn đề hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam và Lào, được phía bạn
đánh giá cao.
Các Hội thảo trên đều được Nhà trường tổ chức với quy mô lớn, có sự tài trợ
bên ngoài. Các Hội thảo đều có các kiến nghị gửi các cơ quan quản lý Nhà nước và
cơ quan thực tế. Qua các Hội thảo, Trường Đại học KTQD đã nâng cao được vị thế
khoa học trong xã hội. Hiện nay, Trường có mối quan hệ chặt chẽ với Hội đồng
LLTW, Văn phòng TW Đảng, các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ và
UBND các địa phương.
Thứ năm, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn mở rộng quan hệ hợp tác
quốc tế trong nghiên cứu khoa học, trở thành đầu mối hợp tác nghiên cứu có uy tín
tại Việt Nam của các trường đại học, viện nghiên cứu quốc tế
Với vị thế là trường đại học đầu ngành khối kinh tế ở Việt Nam, Đại học Kinh
tế quốc dân luôn là một trong những địa chỉ được ưu tiên của các trường đại học,
các viện nghiên cứu, các tổ chức học thuật quốc tế. Trong giai đoạn 2000-2009, hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học đã có nhiều đóng góp tích cực trong quá trình tư
vấn, xây dựng chính sách kinh tế-xã hội của Việt Nam cũng như đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ nghiên cứu trẻ của Trường Đại học KTQD, nhiều công trình nghiên cứu
được xuất bản có chất lượng cao và đã trở thành một dự án mẫu mực, tiêu biểu cho
hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của Bộ Giáo dục
và Đào tạo. Những dự án tiêu biểu như Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) phối
hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách quốc gia Nhật Bản do Chính phủ Nhật Bản tài
14
trợ, Dự án hợp tác với Trường Kinh doanh Copenhagen và Đại học Aaborg (Đan
Mạch) về Quá trình quốc tế hoá các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam do
DANIDA tài trợ, dự án phối hợp với Đại học tổng hợp Saint Marry (Canada) Tăng
cường năng lực nghiên cứu và đào tạo của Trường ĐH KTQD để phát triển đội ngũ
doanh nhân Việt Nam do Chính phủ Canada tài trợ với tổng mức tài trợ là 4,7 triệu
đô la Canada. Hiện nay Trường đang tích cực triển khai các hoạt động hợp tác
nghiên cứu với các trường đại học thuộc các nước theo chương trình liên kết nghiên
cứu hoặc nhiệm vụ nghiên cứu thuộc Nghị định thư.
Với sự quan tâm và đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học cùng với
nỗ lực nghiên cứu của các cán bộ giảng viên, trong 3 năm qua, nhà trường đã công
bố được nhiều ấn phẩm khoa học và đã gây được ảnh hưởng đối với xã hội.
Bảng 3: Ấn phẩm khoa học đã công bố trong giai đoạn 2010-2013
Ấn phẩm 2010 2011 2012
Giáo trình 8 15 21
Sách tham khảo 24 28 27
Bài báo khoa học trong nước 255 282 313
Bài báo khoa học quốc tế 21 23 30
Có được những thành công trên là do trường Đại học Kinh tế Quốc dân có lực
lượng nghiên cứu mạnh, có chuyên môn và kinh nghiệm, ban lãnh đạo nhà trường
luôn quan tâm và thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của trường. Đồng thời
nhà trường cũng đã phối hợp và khai thác được mạng lưới các chuyên gia bên
ngoài, hợp tác với các cơ quan quản lý, cán bộ làm thực tiễn để các nghiên cứu có
được hơi thở của cuộc sống và gắn sát với thực tiễn.
3. Một số định hướng trong NCKH của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
3.1. Hướng nghiên cứu về tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô
Với thế mạnh về tiềm lực nghiên cứu kinh tế vĩ mô, trường Đại học Kinh tế
Quốc dân đã khẳng định được vị thế và những đóng góp của mình trong quá trình
quản lý kinh tế của đất nước. Tiếp tục phát huy thế mạnh này, trong giai đoạn tới,
nhà trường sẽ tiếp tục tập trung nghiên cứu tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô với các
nội dung chính sau:
3.1.1. Nghiên cứu mô hình phát triển kinh tế Việt Nam bền vững (mang tính
chiến lược)
15
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu phản biện về mô hình kinh tế hiện tại của Việt
Nam và cũng có những đề xuất chuyển đổi mô hình kinh tế cho Việt Nam. Tuy nhiên,
những nghiên cứu này vẫn chưa đảm bảo tính Việt Nam, tính toàn diện và thực sự
bền vững. Vì vậy, trường Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ tiếp tục đầu tư nghiên cứu sâu
về chủ đề này để đề xuất được mô hình phát triển kinh tế cho Việt Nam một cách bền
vững và có thể thực thi được. Một mô hình kinh tế mới cần phải đảm bảo được rằng
mỗi một thành viên trong nền kinh tế có được động lực lớn nhất để thực hiện tốt nhất
công việc của họ và nền kinh tế phải cung cấp những điều kiện tốt nhất cho mục tiêu
đó. Kết quả nghiên cứu của chủ đề này sẽ phục vụ trực tiếp cho việc hoàn thiện chiến
lược phát triển kinh tế quốc gia, các chủ trương đường lối lớn làm kim chỉ nam cho
các chính sách phát triển kinh tế cũng như các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế
ở các địa phương, các ngành, lĩnh vực. Đây sẽ là xương sống của việc chuyển đổi nền
kinh tế theo hướng hạn chế tổn thương và tiến đến bền vững. Hướng nghiên cứu này
trường Đại học Kinh tế Quốc dân dự kiến phối hợp với các cơ quan quản lý nhà
nước tiến hành nghiên cứu ngay trong năm 2013-2014.
3.1.2. Nghiên cứu xây dựng nền tảng phát triển kinh tế xã hội bao gồm cơ chế
quản lý và các nguồn lực tăng trưởng (mang tính chiến lược)
Nền kinh tế và xã hội chỉ có thể phát triển bền vững khi các nền tảng của sự
phát triển được xây dựng vững chắc và có tiềm lực. Để phát triển được các nền tảng
này, các nghiên cứu sẽ gắn kết giữa yêu cầu phát triển bền vững với đòi hỏi của các
yếu tố hợp thành trong bối cảnhViệt Nam để có đề xuất định hướng đầu tư phát
triển. Đây chính là vai trò của Nhà nước trong việc thúc đẩy các nguồn lực quốc gia
được xây dựng và phát triển đúng hướng và cùng hướng đến sự phát triển bền vững.
Những nội dung chi tiết trong mảng nghiên cứu này bao gồm các nghiên cứu
về thể chế và cơ chế quản lý kinh tế. Đây là nền tảng chính ảnh hưởng đến việc sử
dụng các nguồn lực còn lại để phát triển đất nước và là vấn đề cần nghiên cứu thay
đổi đầu tiên. Việc nghiên cứu cơ chế quản lý kinh tế sẽ không tách rời thể chế chính
trị. Những thay đôi phải không gây ra cú sốc đột biến mà là quá trình chuyển dịch
có chủ đích, kiên định và nhất quán tới sự thay đổi cần thiết. Với yêu cầu này,
trường Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ đầu tư nghiên cứu trong năm 2013-1014 để đề
xuất được các giải pháp cụ thể, các lộ trình chi tiết cho quá trình chuyển đổi.
16
Nền tảng khác cho sự phát triển sẽ được đầu tư nghiên cứu bao gồm chiến
lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực quốc gia phục vụ sự phát triển của đất
nước. Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ. Từ thực tiễn kinh nghiệm phát
triển của Nhật Bản và Hàn Quốc cho thấy Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong
việc đảm bảo các nguồn lực nhân lực và công nghệ cho chiến lược phát triển quốc
gia. Chiến lược phát triển nhân lực và khoa học công nghệ là chiến lược điều kiện
để thực hiện chiến lược quốc gia và nhất thiết cần bàn tay can thiệp của Nhà nước.
Các chiến lược này chỉ có thể được xây dựng khi mô hình phát triển kinh tế được
xác định rõ và chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia đã được duyệt. Vì vậy,
đây sẽ là những nội dung nghiên cứu mà trường Đại học Kinh tế Quốc dân quan
tâm nhưng sẽ tập trung đầu tư nghiên cứu ở những năm 2014-1015. Giai đoạn trước
mắt 2013-2014 nhà trường sẽ khuyến khích cán bộ nghiên cứu theo hướng này ở
quy mô nhỏ và chuẩn bị điều kiện cho nghiên cứu lớn ở những năm sau.
3.1.3. Nghiên cứu giải quyết các vấn đề cấp bách của đất nước
Để trực tiếp góp phần giúp Chính phủ giải quyết cũng như ngăn chặn những
khó khăn, vướng mắc của nền kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã xây
dựng được các nhóm nghiên cứu mạnh tập trung vào các mảng quản lý và có nhiệm
vụ phản ứng nhanh với thực tiễn. Các hướng nghiên cứu của các nhóm trong năm
2013-2014 bao gồm việc giải quyết các vấn đề chính sau:
+ Nghiên cứu về tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp nhà nước, tái cấu trúc hệ
thống tài chính - ngân hàng và tháo gỡ bong bóng bất động sản. Đây đang được
xem là những ổ bệnh cần được can thiệp sớm nhằm đem lại điều kiện ban đầu cho
sự phát triển và tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư. Với những quyết tâm chính
trị hiện nay của Đảng và Nhà nước. Việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và hệ
thống tài chính phải và chắc chắn sẽ phải được thực hiện. Nhưng tái cấu trúc như
thế nào để giảm thiểu những rủi ro hệ thống? Bối cảnh kinh tế, chính chị của Việt
Nam hiện nay ảnh hưởng như thế nào tới quá trình tái cấu trúc? Tái cấu trúc đến
đâu, lộ trình như thế nào đang là những câu hỏi mà các nghiên cứu của trường Đại
học Kinh tế Quốc dân sẽ làm rõ.
+ Nghiên cứu về các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ của việt Nam, các
chính sách can thiệp tác động vào tổng cung, tổng cầu của nền kinh tế. Thường đây
17
là những chính sách điều hành của Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế để đạt được
kế hoạch năm hoặc để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển. Các
chính sách luôn luôn có tác động 2 mặt và lực tác động của 2 mặt này sẽ thay đổi
cùng với thời gian ảnh hưởng của các chính sách. Chính vì vậy, ở các nước phát
triển luôn có các nghiên cứu phản biện chính sách, nghiên cứu đánh giá chính sách
song song với quá trình sử dụng chính sách. Kết quả nghiên cứu sẽ kịp thời chỉ ra
chính sách có còn phù hợp không? Có cần điều chỉnh không. Đây sẽ chính là mục
tiêu của các nhóm nghiên cứu về chính sách vĩ mô của trường sẽ thực hiện và sẽ có
những đề xuất nhanh tới các cơ quan quản lý nhà nước để có sự điều hành hợp lý.
Tránh việc đưa ra chính sách không phù hợp hoặc sử dụng thái quá các chính sách
và chính sách có thể bị trục lợi và gây tác động tiêu cực.
+ Nghiên cứu báo cáo kinh tế thường niên và định hướng phát triển ở năm tiếp
theo. Từ năm 2008, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân bắt đầu tiến hành nghiên cứu
báo cáo kinh tế thường niên, đề cập đến những mảng, lĩnh vực kinh tế nổi cộm của
năm. Bắt đầu năm 2013, nhà trường đầu tư nghiên cứu sâu và toàn diện nền kinh tế
của Việt Nam trong năm và đề xuất định hướng năm 2014. Lực lượng nghiên cứu
đã được xây dựng và đã được giao nhiệm vụ.
3.1.4. Nghiên cứu về chính sách an sinh xã hội, phát triển xã hội.
An sinh và phát triển xã hội luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Ngay
cả khi khủng hoảng kinh tế, Nhà nước vẫn đảm bảo những điều kiện về an sinh cho
người dân. Tuy vậy, an sinh và phát triển xã hội là lĩnh vực rộng trong đó yếu tố
con người được đặc biệt quan tâm và người dân luôn mong đợi Nhà nước có những
chính sách phù hợp, kịp thời để đảm bảo điều kiện sống và phát triển của người dân.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tự hào là trường đại học trong lĩnh vực kinh tế
nhưng rất mạnh ở mảng an sinh và trợ giúp xã hội. Những năm tiếp theo, nhà
trường sẽ tiếp tục tập trung nghiên cứu ở những mảng chủ đề sau: chính sách lao
động, việc làm và thu nhập của người lao động; cải cách tiền lương trong khu vực
công chức hành chính công; Đảm bảo đời sống và thu nhập cho người dân ở vùng
khó khăn; dịch vụ xã hội cơ bản cho người lao động trong khu vực nông thôn và các
khu công nghiệp; nhà ở cho người lao động ở các khu công nghiệp; phát triển dịch
vụ hỗ trợ thị trường lao động; phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế
tự nguyện tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.
18
3.1.5. Nghiên cứu về kinh tế môi trường, biến đổi khí hậu.
Kinh tế môi trường và biến đổi khí hậu không còn là chủ đề quản tâm của
riêng các nước phát triển. Hiện nay, kinh tế môi trường và biến đổi khí hậu đã thực
sự tác động tới mọi quốc gia làm thay đổi tuy duy phát triển kinh tế của các nước.
Việt Nam đã có Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và chiến lược tăng trưởng
xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến 2050. Điều này thể hiện sự quan tâm của
Việt Nam đối với vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu. Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân có nhiều chuyên gia đã nghiên cứu sâu về chủ đề này và đã có những
đóng góp nhất định vào việc xây dựng các chiến lược tăng trưởng xanh cũng như
chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Trong những năm tới, nhà trường sẽ tiếp
tục đầu tư nghiên cứu sâu ở mảng chủ đề này và sẽ trở thành trung tâm nghiên cứu
uy tín của cả nước về chủ đề môi trường và biến đổi khí hậu. Các kết quả nghiên
cứu sẽ được gửi tới các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan để gây ảnh hưởng
chính sách. Nhà trường cũng sẽ đào tạo môn học Kinh tế học biến đổi khí hậu cho
các bậc học qua đó nhân rộng tính lan tỏa của các kết quả nghiên cứu và làm thay
đổi nhận thức của xã hội về môi trường và biến đổi khí hậu.
3.1.6. Nghiên cứu phát triển các ngành, các lĩnh vực, phát triển địa phương.
Hiện nay một số các ngành kinh tế quan trọng của đất nước vẫn đang lúng túng
trong quá trình phát triển. Các mục tiêu phát triển được đưa ra đa phần mang tính chủ
quan duy ý trí. Chính vì vậy, các chính sách phát triển của ngành, lĩnh vực chưa thực
sự phát huy hiệu quả để thúc đẩy sự phát triển của các ngành. Sự điều hành phát triển
vẫn mang tính ngắn hạn và có sự rời rạc giữa các ngành, các lĩnh vực và các vùng. Đây
là các vấn đề đang được đặt ra và sẽ được trường Đại học Kinh tế Quốc dân đầu tư
nghiên cứu. Hướng nghiên cứu sẽ phối hợp với các đơn vị thực tiễn là các cơ quan
quản lý ngành, cơ quan quản lý địa phương để cùng phối hợp nghiên cứu.
Trước mắt, nhà trường đang tập trung nguồn lực nghiên cứu về xây dựng năng
lực sản xuất công nghiệp, phát triển công nghiệp phụ trợ và xây dựng cụm công
nghiệp. Đây là những mảng chủ đề phục vụ trực tiếp cho sự phát triển của ngành
công nghiệp và là tiền đề để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Đây cũng là con đường đi thành công của nhiều nước phát triển trên thế giới.
3.2.2.Hướng nghiên cứu về tư vấn quản trị kinh doanh mang tính vi mô
19
Bên cạnh việc nghiên cứu mang tính học thuật và mang tính vĩ mô. Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân còn có lực lượng nghiên cứu, tư vấn mạnh về quản trị
kinh doanh cho các doanh nghiệp, các tổ chức. Trong giai đoạn tới nhà trường sẽ
tiếp tục khuyến khích các cán bộ tham gia các hoạt động tư vấn cho các tổ chức, các
doanh nghiệp. Khuyến khích các nghiên cứu quản lý vi mô và có thể vận dụng ngay
cho quá trình quản trị. Các hướng nghiên cứu chính bao bồm Quản trị sản xuất,
Quản trị chiến lược, Marketing, Quản trị tài chính, quản trị nhân sự… Việc thực
hiện các hướng nghiên cứu này một mặt giúp giải quyết các vấn đề quản trị thực
tiễn mặt khác giúp nâng cao chất lượng đào tạo của trường.
3.2.3. Hướng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tiếp tục phát huy thế mạnh của mình trong
hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học. Dự kiến sẽ tăng cường trao đổi và tiếp thu
những kiến thức hiện đại trong các lĩnh vực mới như kinh tế xanh, kinh tế học biến
đổi khí hậu, kinh tế lượng. Bên cạnh các dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ, Nhà
trường sẽ thúc đẩy việc hợp tác cá nhân trực tiếp giữa các giảng viên, cán bộ nghiên
cứu của Nhà trường với các chuyên gia nước ngoài. Một trong những hướng ưu tiên
khác là phát triển hợp tác nghiên cứu với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nhằm
tiếp tục phát huy những thành quả đã được xây dựng trong những năm vừa qua.
4. Đề xuất phối hợp nghiên cứu giữa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
và Ban Kinh tế Trung ương
Căn cứ vào năng lực nghiên cứu và các định hướng nghiên cứu của trường Đại
học Kinh tế Quốc dân.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Ban Kinh tế Trung ương.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đề xuất các hoạt động phối hợp giữa Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân và Ban Kinh tế Trung ương trong thời gian tới như sau:
20
4.1. Ban Kinh tế Trung ương đặt hàng và phối hợp với Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân thực hiện một số đề tài nghiên cứu vĩ mô.
Các hướng đề tài, với sự hỗ trợ của ban Kinh tế Trung ương, Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân sẽ đảm bảo thực hiện thành công bao gồm:
+ Nghiên cứu Mô hình phát triển kinh tế Việt Nam bền vững
+ Nghiên cứu về Kinh tế học biến đổi khí hậu
+ Nghiên cứu cải cách cơ chế, thể chế quản lý kinh tế của Việt Nam
+ Nghiên cứu về dịch vụ xã hội cơ bản cho người lao động trong khu vực
nông thôn và các khu công nghiệp
+ Nghiên cứu phát triển các nguồn lực tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam
+ …
4.2. Ban Kinh tế Trung ương phối hợp cùng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
tổ chức các hội thảo quốc gia, quốc tế về các vấn đề kinh tế cấp bách, trọng yếu
Mục tiêu chính của các hội thảo là lấy ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ
quản lý, cán bộ thực tiễn về các kết quả nghiên cứu trước khi chính thức đề xuất các
giải pháp, các kiến nghị. Kết thúc các hội thảo sẽ có báo cáo kiến nghị gửi tới các
cơ quan hữu quan. Hội thảo cũng là kênh thông tin tốt để gây ảnh hưởng chính sách
và sớm đưa kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Các Hội thảo có thể bao gồm:
+ Kinh tế thường niên Việt Nam
+ Mô hình phát triển kinh tế Việt Nam
+ Cải cách cơ chế quản lý kinh tế trong bối cảnh mô hình phát triển kinh tế bền vững
+ Xây dựng năng lực sản xuất công nghiệp
…
4.3. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trực tiếp góp ý vào các dự thảo của Ban
Kinh tế Trung ương
Với đội ngũ khoa học chuyên sâu, dày dặn kinh nghiệm, nhà trường có thể
góp ý, phản biện các dự thảo, các đề xuất xây dựng đường lối, chủ trương, nghị
quyết đại hội, các nghị quyết, chỉ thị, quyết định về lĩnh vực kinh tế-xã hội.
4.4. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cử cán bộ có chuyên môn phù hợp tham
gia cùng đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương
Nếu được đề nghị, trường Đại học Kinh tế Quốc dân sẵn sàng đóng góp nhân
lực để hỗ trợ Ban Kinh tế Trung Ương thực hiện các nhiệm vụ trong các đoàn công
tác của Ban.
21