Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề cá chình ở phường tân thành tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.68 KB, 68 trang )

i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Nuôi trồng Thủy sản,
Ban giám hiệu trường Đại học Nha Trang đã quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Đình Mão
đã tận tình giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức và
kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tập ở lớp Cao học Nuôi trồng Thủy
sản khóa 2010 – 2012 tại trường Đại học Nha Trang.
Xin cảm ơn các anh, chị ở phòng khuyến ngư tỉnh Cà Mau đã tận tình giúp đỡ
để tôi hoàn thành tốt đề tài.
Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè đã động viện, giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và hoàn thành đề tài.
Lời cuối cùng, tôi xin được cảm ơn ba mẹ cùng những người thân trong gia
đình tôi, đã luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi
có thể học tập cũng như hoàn thành đề tài.
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả, số liệu nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả


Tô Minh Việt



iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đặc điểm phân loại và hình thái 3
1.1.1. Hệ thống phân loại cá chình bông 3
1.1.2. Đặc điểm sinh thái và phân bố 3
1.1.2.1. Đặc điểm sinh thái 3
1.1.2.2. Đặc điểm phân bố 4
1.2. Đặc điểm sinh học 5
1.2.1. Nhiệt độ 5
1.2.2. Độ mặn 6
1.2.3. Oxy hòa tan 6
1.2.4. Ánh sáng 6
1.2.5. Dòng chảy 6
1.2.6. Dinh dưỡng 7
1.2.7. Protein 7
1.2.8. Lipit 7
1.2.9. Vitamin 8
1.2.10. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển 8
1.2.11. Đặc điểm sinh sản 9
1.2.11.1.Sinh sản ngoài tự nhiên 9
1.2.11.2.Nghiên cứu sinh sản nhân tạo 12
1.7. Tình hình nuôi cá chình trên thế giới và ở Việt Nam 13
1.7.1. Tình hình nuôi cá chình trên thế giới 13

1.7.2. Tình hình nuôi cá chình tại Việt Nam 15
iv
1.7.3. Nghiên cứu về cá chình 15
1.7.4. Tình hình nghề nuôi cá chình ở Cà Mau 17
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Thời gian, địa điểm 19
2.2. Đối tượng nghiên cứu 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu 19
2.3.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 19
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 20
2.3.2.1. Số liệu thứ cấp 20
2.3.2.2. Số liệu sơ cấp 20
2.3.3. Các chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất 20
2.3.4. Các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế 21
2.3.5. Xử lý và phân tích số liệu 22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
3.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hội tỉnh Cà Mau 24
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 24
3.1.1.1. Vị trí địa lý 24
3.1.1.2. Địa hình 25
3.1.2. Kinh tế - xã hội 26
3.2. Hiện trạng nghề nuôi cá chình bông thương phẩm tại phường Tân Thành 27
3.2.1. Những thông tin về người nuôi 27
3.2.1.1. Tuổi của chủ hộ 27
3.2.1.2. Số năm nuôi của chủ hộ 27
3.2.1.3. Số nhân khẩu của hộ nuôi 28
3.2.1.4. Trình độ chuyên môn của chủ hộ 29
3.2.2. Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi 29
3.2.2.1. Mùa vụ 30
3.2.2.2. Đặc điểm vùng nuôi 30

3.2.2.3. Hình thức nuôi 30
3.2.2.4. Diện tích ao nuôi 31
3.2.2.5. Nền đáy và nguồn nước 31
3.2.2.6. Cải tạo và diệt tạp 32
v
3.2.2.7. Nguồn giống 32
3.2.2.8. Thức ăn và cách cho ăn 33
3.2.2.9. Quản lý môi trường 34
3.2.2.10. Chế độ thay nước 34
3.2.2.11. Các biện pháp phòng trừ dịch bệnh 34
3.2.2.12. Tỷ lệ sống 35
3.3. Sơ bộ đánh giá hiệu quả nghề nuôi cá chình bông tại Tân Thành 35
3.3.1. Các chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất 38
3.3.2. Các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế 38
3.3.3. Những khó khăn và định hướng phát triển 40
3.3.3.1. Khó khăn 40
3.3.3.2. Định hướng phát triển 41
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 43
4.1. Kết luận 43
4.2. Đề xuất ý kiến 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
PHỤ LỤC







vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thành phần loài và phân bố giống cá chình trên thế giới 5
Bảng 1.2: Hàm lượng Protein (%) trong thức ăn cá chình ở một số nước và khu
vực trên Thế giới 7
Bảng 1.3: Nhu cầu lipit trong thức ăn của cá chình 8
Bảng 1.4: Sản lượng cá chình nuôi trong nhà kín tại Nhật Bản 13
Bảng 1.5: Sản lượng cá chình ở một số quốc gia (FAO 2001) 14
Bảng 3.1: Các bệnh thường gặp trên cá chình 34
Bảng 3.2: Tổng chi phí của các hộ nuôi (n=100) cá chình bông thương phẩm tại
phường Tân Thành năm 2010 – 2011. 36
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu kinh tế (tính theo giá trị trung bình) của 1 vụ nuôi
thương phẩm cá chình tại Tân Thành năm 2010 - 2011 36
Bảng 3.4: Chi phí sản xuất để đầu tư cho 1 ha/vụ nuôi cá chình thương phẩm tại
phường Tân Thành năm 2010 – 2011 37
Bảng 3.5: Chi phí và kết quả sản xuất của 1 ha ao nuôi cá chình thương phẩm 38
Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế của 1 ha ao nuôi cá chình thương phẩm tại Tân Thành 39
Bảng 3.7: Những khó khăn của các hộ nuôi (n=100) cá chình tại Tân Thành 40
Bảng 3.8: Hướng phát triển cho các hộ nuôi cá chình tại Tân Thành (n=100) 41






vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Hình dạng ngoài của cá chình bông 3
Hình 1.2: Vòng đời của cá chình 11
Hình 1.3: Mô hình sinh sản nhân tạo cá chình 12
Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 19

Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau 24
Hình 3.2: Tuổi của chủ hộ nuôi cá chình thương phẩm tại Tân Thành 27
Hình 3.3: Số năm nuôi của chủ hộ 28
Hình 3.4: Số nhân khẩu của các chủ hộ 28
Hình 3.5: Trình độ chuyên môn của chủ hộ 29
Hình 3.6: Hình dạng ao nuôi cá chình bông thương phẩm tại Tân Thành 31
Hình 3.7: Bón vôi cải tạo ao trước khi thả giống 32
Hình 3.8: Kích thước cá chình giống. 33







viii
DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
NTTS Nuôi trồng Thủy sản
ĐTD Đại Tây Dương
TBD Thái Bình Dương
AĐD Ấn Độ Dương
FAO Tổ chức Nông Lương Quốc tế
FCR Hệ số thức ăn
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
ĐVT Đơn vị tính







1
MỞ ĐẦU
Đồng bằng Sông Cửu Long có nhiều dạng thuỷ vực rất thuận lợi cho Nuôi trồng
Thủy sản, có sông ngòi chằng chịt, nguồn thức ăn tự nhiên phong phú. Cà Mau là tỉnh
có tiềm năng lớn về nuôi thủy sản nước ngọt và nước mặn, nên những năm trở lại đây
người dân Cà Mau tận dụng tiềm năng này để nuôi một số đối tượng có giá trị kinh tế
cao như: tôm sú, cua, cá chẽm và cá chình,… đem lại lợi nhuận lớn cho người nuôi và
giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động.
Trong những năm gần đây một số vùng ở tỉnh Cà Mau như: huyện Thới Bình,
Trần Văn Thời, phường Tân Thành đã và đang phát triển nghề nuôi cá chình, nhờ vào
nó mà đa số hộ nuôi đã vươn lên khá, giàu và cá chình được xem là đối tượng xóa đói
giảm nghèo.
Cá chình là loài thuỷ đặc sản quí, có giá trị kinh tế cao, thịt thơm, ngon, hàm
lượng protein của thịt cá chình cao hơn thịt bò, thịt lợn và trứng gà, đặc biệt là hàm
lượng vitamin rất cao, ở một số nước trên thế giới xem cá chình là “nhân sâm dưới nước”.
Hiện nay nghề nuôi cá chình tại tỉnh Cà Mau đang phát triển rất nhanh, đặc biệt
là ở phường Tân Thành. Tính đến năm 2011 thì số ao nuôi ở phường từ vài chục hộ
lên khoảng 300 hộ, từ vài trăm m
2
mặt nước thì nay đã lên đến hơn 100 ha nuôi cá
chình. Với chi phí đầu tư thấp nhưng lợi nhuận hơn 50% tổng doanh thu.
Bên cạnh đó, đa số các hộ nuôi mang tính tự phát. Kỹ thuật nuôi còn mang tính
truyền thống, thêm vào đó với sự phát triển nhanh chóng nhưng lại không được quy
hoạch cụ thể nên dịch bệnh sẽ theo đó mà lây lan. Đây là một trong những nguyên
nhân làm cho nghề nuôi cá chình phát triển kém bền vững.
Trước thực trạng trên, để góp phần vào nghiên cứu, đánh giá và đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá chình, nhằm đưa nghề nuôi
cá chình trở thành nghề phát triển bền vững. Được sự đồng ý của Khoa Nuôi trồng
Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang đã ra quyết định cho tôi thực hiên đề tài “ Điều

tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi cá
chình (Anguilla spp) ở phường Tân Thành - Tỉnh Cà Mau”.
2
 Đề tài gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến nghề nuôi cá
chình tại phường Tân Thành - Tỉnh Cà Mau.
- Điều tra hiện trạng kỹ thuật nuôi cá chình tại phường Tân Thành - Tỉnh Cà Mau.
- Đánh giá kết quả kinh tế nghề nuôi cá chình tại phường Tân Thành - Tỉnh
Cà Mau.
 Đề tài thực hiện với các mục tiêu chính
- Đánh giá thực trạng kỹ thuật nghề nuôi cá chình tại phường Tân Thành -
Tỉnh Cà Mau.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá chình tại phường Tân Thành -
Tỉnh Cà Mau.
- Đề xuất một số biện pháp giúp nghề nuôi cá chình phát triển bền vững tại
phường Tân Thành - Tỉnh Cà Mau.
 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm căn cứ cho
các nhà khoa học và các nhà quản lý có biện pháp quy hoạch, cải tiến kỹ thuật nuôi
cho phù hợp đối tượng nuôi và với vùng nuôi cụ thể.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài giúp cho các cán bộ kỹ thuật và người
nuôi thấy rõ được hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế - xã hội từ nghề nuôi cá
chình mang lại. Từ đó đưa ra giải pháp cụ thể để nghề nuôi cá chình tại phường Tân
Thành tỉnh Cà Mau phát triển bền vững.







3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm phân loại và hình thái
1.1.1. Hệ thống phân loại cá chình bông
Lớp : Osteichthyes
Phân Lớp : Actinopterygii
Bộ : Anguilliformes
Phân bộ : Anguilloidei
Họ : Anguillidae
Giống : Anguilla
Loài : Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824.
Tên tiếng Anh: Marbled eel.
Tên tiếng Việt: Cá chình bông, cá chình hoa, cá chình cẩm thạch.
1.1.2. Đặc điểm sinh thái và phân bố
1.1.2.1. Đặc điểm sinh thái

Hình 1.1 : Hình dạng ngoài của cá chình bông
Thân cá chình dài, phần trước hình ống, phần sau hơi dẹp, đầu dài và hơi nhọn.
mắt bé, miệng rộng ở phía trước, môi dày, lưỡi tự do không dính vào đáy miệng, hàm
dưới và hàm trên có răng nhỏ xếp thành hình đai [9]. Lỗ mang nhỏ, hẹp nằm ở phía
trước và dưới vây ngực, thẳng góc với trục thân, vẩy bé xếp thành hình chiếc chiếu và
dấu dưới da [14, 32].
Cá chình có 2 lỗ mũi, lỗ trước nằm ở phía trước miệng, lỗ sau nằm ở phía trước
mắt. Khi cá chui xuống bùn, mũi đóng kín lại để bùn không chui vào. Do sống trong
4
hang hốc nên mắt nhỏ, các cơ quan khứu giác đường bên đều phát triển [11]. Vây ngực
nhỏ gần như hình tròn, không có vây bụng, vây lưng có màu sẫm, khởi điểm của vây
lưng trước vây hậu môn, khoảng cách giữa chúng lớn hơn 1/2 chiều dài đầu và lớn hơn
khoảng cách từ điểm vây lưng đến khe mang [5]. Vây đuôi dài và nối liền với vây hậu
môn tương đối phát triển, hậu môn nằm ở giữa trước thân [11, 32].

Da gồm nhiều biểu bì bài tiết làm giảm bớt lực cản trong nước, tăng tốc độ bơi
lội và giảm ma sát khi chui vào hang, niêm dịch cá tiết ra còn có tác dụng bảo vệ thân
cá khi gặp môi trường không thích hợp [11].
1.1.2.2. Đặc điểm phân bố
Sự phân bố của các loài cá chình khác nhau rất lớn. Trong số 16 loài và 6 bậc
dưới loài của cá chình đã được phát hiện, trên thế giới chỉ có 2 loài phân bố ở vùng
biển Đại Tây Dương, số khác thì được phát hiện ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
[9, 21, 27]. Các loài cá chình phân bố tập trung ở vùng nhiệt đới gần vành đai xích
đạo. Khoảng 70% số cá chình khác nhau tập trung ở vùng biển TBD [9, 15]. Như vậy,
hầu hết các loài cá chình phân bố tập trung ở vùng nhiệt đới và 6 loài cá chình được
tìm thấy ở vùng ôn đới. Các loài cá chình thuộc vùng ôn đới của Bắc bán cầu có 3 loài:
cá chình Nhật (A. japonica) phân bố ở vùng biển Châu Á TBD; cá chình Châu Âu (A.
Anguilla) và cá chình Mỹ (A. rostrata) phân bố ở ĐTD.
Năm 1942, Poul Jespersen nghiên cứu cá bột giống Anguilla vùng biển AĐD
cho thấy chúng phân bố rất nhiều ở quần đảo Indonesia, Philippine, New Guinea [30].
Cá chình bông (A. marmorata) là loài phân bố rộng rãi nhất, chúng chịu ảnh hưởng
của dòng hải lưu.
Cá chình Nhật phân bố ở Nhật bản và Trung Quốc, ở vùng biển Kainan-To,
Okinawa và Seiman-To Đài Loan nhưng lại không tìm thấy tại Philippine.



5
Bảng 1.1: Thành phần loài và phân bố giống cá chình trên thế giới.
Kích cỡ (max)

stt

Tên loài Vân
da

Số
đốt
sống

Phân bố trên thế giơi
W(kg)

L(cm)

1 A. ancestralis Đốm

Vùng biển bắc Sulawesi, Indonesia


2 A. celebesensis Đốm

Indonesia, Philipines
3 A. interioris Đốm

Guinea
4 A. megastoma Đốm

112 Các đảo TBD từ phía Đông
Solomon đến Pitcairn
22 90
5 A. nebulosa Đốm

110 Đông Phi và Ấn Độ 10 150
6 A. marmorata Đốm


106 Nam Phi, Indonesia, Trung Quốc,
Nhật Bản, các đảo TBD
27 200
7 A. reinhardti Đốm

108 Đông Úc, New Caledonia 18 170
8 A. borneensis Trơn

106 Borneo, Celebes 2 90
9 A. rostrata Trơn

107 Bờ biển đông Hoa Kỳ, Canada,
Greenland
6 125
10

A. Anguilla Trơn

115 Tây Âu, Bắc Phi, Iceland,
Newzealand
6 125
11

A.dieffenbachi Trơn

113 Tây Âu, Bắc Phi, Iceland 20 150
12

A.mossambica Trơn


103 Nam, Đông Phi, Madagascar 5 125
13

A. bicolor Trơn

108 Đông Phi, Madagascar, Ấn Độ,
Indonesia, Bắc Tây Úc
3 110
14

A. obscura Trơn

104 New Guinea, các đảo TBD từ phía
Đông Solomons đến Tahiti

15

A. japonica Trơn

116 Nhật Bản, Trung Quốc 6 125
16

A. australis Trơn

112 Đông Úc, New Zealand 2,5 95

1.2. Đặc điểm sinh học
1.2.1. Nhiệt độ
Cá chình là loài cá thích nghi với nhiệt độ rộng 1 – 38
o

C. Khi nhiệt độ tầng mặt
vượt ngưỡng nhiệt độ trên thì cá bơi về nơi nước sâu hay chui vào bùn nơi có nhiệt độ
thấp hơn [11]. Khi nhiệt độ dưới 5
o
C thì cá bơi chậm chạp và ở trạng thái ngủ đông.
nhiệt độ 1 – 2
o
C được xem là nhiệt độ thấp nhất cho sự sống của nó. Khi nhiệt độ lớn
hơn 30
o
C, cá bắt mồi không ổn định [11, 21], Nhiệt độ 22 - 30
o
C là nhiệt độ thích hợp
6
nhất cho sự sinh trưởng của cá, lúc này cá ăn nhiều nhất, lớn nhanh, khả năng đề
kháng bệnh cao. Nhiệt độ nước là yếu tố rất quan trọng khi nuôi cá chình, nó giữ vai
trò quyết định sự thành công.
1.2.2. Độ mặn
Cá chình là loài có tính thích ứng rộng với độ mặn, cá có thể sống được ở nước
mặn, nước lợ và nước ngọt [11, 21].
Trong vòng đời của cá chình, phần lớn thời gian sống ở nước ngọt. Ở giai đoạn
ấu thể cá chình sống ở môi trường nước mặn và lợ, trong giai đoạn phát triển và
trưởng thành đều sống ở môi trường nước ngọt, khi thành thục sinh dục cá lại di cư ra
biển để đẻ trứng [2, 3, 11, 21].
Như vậy, khi nồng độ muối thay đổi mạnh, cá có thể điều tiết áp suất thẩm thấu
của cơ thể để phù hợp với môi trường [11].
1.2.3. Oxy hòa tan
Oxy hòa tan trong nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp, khả năng bắt mồi và
tăng trưởng của cá [32].
Hàm lượng oxy tối ưu cho sự phát triển của cá chình là 5-10mg/l [3, 9, 32].

Hàm lượng oxy hoà tan trong nước cho cá chình yêu cầu tối thiểu trên 2mg/l.
Khi oxy hòa tan xuống quá mức chịu đựng (<2mg/l) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cường
độ bắt mồi, tốc độ sinh trưởng… Khi oxy vượt quá mức bão hòa 10mg/l sẽ sinh ra
bệnh bọt khí [3, 8, 33].
1.2.4. Ánh sáng
Cá chình ưa bóng tối, sợ ánh sáng nên ban ngày chui rúc trong hang hay nằm ở
tầng đáy ao nơi có ánh sáng yếu, chiều tối bò ra kiếm ăn và di chuyển đi nơi khác. Vì
vậy khi nuôi cá chình, nơi cho ăn phải che đậy bớt ánh sáng [6, 11].
1.2.5. Dòng chảy
Vòng đời của cá chình liên quan mật thiết đến dòng nước chảy, cá bố mẹ đến
tuổi trưởng thành sẽ di cư ra biển để đẻ trứng, cá bột biến thái thành ấu trùng hình lá,
trôi theo dòng hải lưu vào vùng triều. Sau khi biến thái thành cá chình trắng mới di cư
vào vùng nước ngọt, ngược lên thượng lưu vượt qua đồng ruộng, thậm chí có vách đá
đứng cá bột cũng có thể vượt qua. Ở giai đoạn cá con, cá thích ngược dòng nước, ở
gần nơi có nước chảy Khi cá lớn dần tập tính này cũng giảm dần [3]. Vì vậy, khi nuôi
cá phải hết sức chú ý đến dòng chảy của nước.
7
1.2.6. Dinh dưỡng
Cá chình là loài cá dữ, phàm ăn từ côn trùng thủy sinh, giun ít tơ, tảo, côn trùng
đến giáp xác và các loài cá khác,… đều là nguồn thức ăn của cá chình, tùy theo từng
giai đoạn phát triển của cá mà có sự chuyển đổi nguồn thức ăn và cách bắt mồi [32].
Cá con khi mới vào cửa sông trong ruột và dạ dày thường chứa mùn bã hữu cơ. Ở giai
đoạn giống, thức ăn chủ yếu của cá chình là động vật phù du như copepoda,… ở giai
đoạn trưởng thành thức ăn của cá là cá, tôm và giáp xác,…lúc thiếu thức ăn chúng
tranh giành thức ăn lẫn nhau và có xu hướng ăn thịt đồng loại [21].
Để phát triển, sinh sản và duy trì các hoạt động sinh lý bình thường khác, cá
chình cần phải được cung cấp protein, muối khoáng, vitamin và các nguồn cung cấp
năng lượng khác. Sự thiếu hụt của một hay một vài chất dinh dưỡng khác nhau sẽ làm
giảm tốc độ sinh trưởng của cá chình [21].
1.2.7. Protein

Nhu cầu Protein ở cá chình cao hơn so với các loài cá nước ngọt khác. Hàm
lượng Protein trong thức ăn sử dụng cho cá chình cũng khác nhau khi nuôi ở các nước
trên thế giới. Cá chình Nhật Bản có nhu cầu Protein 44,5% [21], trong thức ăn thành
phần này chiếm tỷ lệ khoảng 46- 52% [31]. Cá chình được nuôi tại Đài Loan hàm
lượng Protein trong thức ăn là 45%. Tuy nhiên từ nghiên cứu khoa học và trong thực
tiễn sản xuất, hàm lượng Protein đáp ứng cho nhu cầu của cá chình đều không dưới
45% [21].
Bảng 1.2: Hàm lượng Protein (%) trong thức ăn cá chình ở một số nước và
khu vực trên Thế giới
Tên nước, khu vực Hàm lượng protein (%)
Châu Âu 46-52
Mỹ 55-60
Nhật Bản 46-52
Trung Quốc 50
Đài Loan 45

1.2.8. Lipit
Lipit đóng vai trò quan trọng như một nguồn cung cấp năng lượng, đặc biệt đối
với các loài cá dữ là những loài mà khả năng sử dụng carbonhydrate để cung cấp năng
8
lượng là thấp nhất [24, 25]. Với vai trò là vật chất cần thiết cấu tạo nên cơ thể và là
nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động nên lipit được coi là chất dinh dưỡng
quan trọng thứ 2 trong thức ăn của cá [24, 30].
Hàm lượng lipit trong thức ăn có tác dụng như nguồn cung cấp acid béo thiết
yếu (EFA) cần để xây dựng nên cấu trúc cơ thể và nguồn cung cấp năng lượng cho các
hoạt động của cá. Sự thiếu hụt EFA trong thức ăn làm giảm sức đề kháng của cá đối
với bệnh tật, làm giảm tốc độ tăng trưởng của cá.
Tùy theo các loài cá khác nhau mà nhu cầu lipit trong thức ăn cũng khác nhau,
dao động 3-9% [27]
Bảng 1.3: Nhu cầu lipit trong thức ăn của cá chình

Tên nước, khu vực Hàm Lượng Lipit (%)
Châu Âu 3-5
Nhật Bản 4-5
Trung Quốc 5
Đài Loan 5-9

1.2.9. Vitamin
Vitamin là hợp phần của cá hợp chất hữu cơ cần thiết để đảm bảo cho cơ thể
phát triển bình thường, sinh sản duy trì nòi giống, tăng cường sức khỏe và duy trì các
hoạt động trao đổi chất, đối với những động vật khác nhau, nhu cầu vitamin cũng khác
nhau [30].
Vitamin có bản chất hóa học rất cần thiết cho chức phận chuyển hóa trong quá
trình đồng hóa của cơ thể. Vitamin phần lớn không được tổng hợp trong cơ thể mà vào
theo nguồn thức ăn của động vật [10]. Tuy nhiên, hàm lượng Vitamin cần thiết ở cá
cũng như các động vật khác chưa được xác định. Nhu cầu Vitamin phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như: Tập tính dinh dưỡng, điều kiện sinh lý [7]. Ở Nhật Bản, hàm lượng
Vitamin sử dụng cho cá chình phụ thuộc vào nhiệt độ nước, khi nhiệt độ nước thấp
hơn 18
o
C lượng Vitamin bổ sung vào là 5%. Khi nhiệt độ nước lên trên 18
o
C hàm
lượng Vitamin bổ sung vào là 10% [21]
1.2.10. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Tốc độ tăng trưởng của cá chình ngoài tự nhiên thấp hơn so với các loài cá
khác. Các ấu trùng và ấu thể của cá chình Châu Âu phải mất 3 năm mới đến được các
9
thủy vực nội địa. Cá chình sau khi đạt khối lượng 300g/con thì tốc độ tăng trưởng
giảm đi một cách rõ rệt.
Cá chình đực thường phát triển chậm hơn cá chình cái rất nhiều, sự khác biệt

này thể hiện rõ khi cá đạt kích cỡ 30 cm trở lên [21, 27]. Chính vì vậy, trong ao nuôi
cá chình người ta thường phân cỡ cá để có biện pháp nuôi phù hợp.
Cá chình nuôi trong điều kiện nhân tạo thường có tốc độ tăng trưởng khác nhau
tùy theo mật độ nuôi, điều kiện môi trường, chất lượng thức ăn. Tốc độ tăng trưởng
của cá chình Nhật Bản sau 18 tháng nuôi tăng trọng từ 160-180 g/con (9-10 g/con/
tháng) [21]. Khi nuôi trong môi trường tốt và ổn định thì sau 1 năm nuôi khối lượng từ
20 g/con có thể lên đến 150-200 g/con [21]. Khi môi trường đảm bảo ổn định nhiệt độ
(nhà kính), cá chình nuôi có khối lượng ban đầu (20g/con), sau 1 năm có thể đạt kích
cỡ (150- 200 g/con) [21]. Cá cùng kích thước đó được nuôi ở Đài Loan chỉ cần thời
gian là 8 - 10 tháng (18 – 25 g/con/tháng) [22, 29, 34].
1.2.11. Đặc điểm sinh sản
1.2.11.1. Sinh sản ngoài tự nhiên
Giống cá chình Anguilla có khả năng sống ở cả nước ngọt và mặn, chúng có
đặc điểm sinh sản khá độc đáo, hầu hết cả vòng đời của chúng sống ở nước ngọt. Tuy
nhiên, không ai có thể tìm thấy trứng đã thành thục của chúng trong nước ngọt. Trên
thực tế, cá chình sinh sản ở vùng biển sâu, xa đất liền [21, 31].
Trong tự nhiên tuổi thành thục của cá chình trong giống anguilla phụ thuộc rất
lớn vào nhiệt độ môi trường và điều kiện dinh dưỡng. Cá sống ở những thủy vực có
nhiệt độ cao, giàu dinh dưỡng thin chỉ cần 2-4 năm cá đã thành thục sinh dục [28].
Khi cá thành thục sinh dục màu sắc cơ thể của chúng trở nên sáng hơn và sau
đó chuyển dần sang màu nhạt của kim loại [27]. Vào mùa thu, những con cá đã thành
thục sinh dục tập trung lại từ các sông hồ,… nơi mà chúng sống và bắt đầu sự di cư trở
lại để đẻ trứng. Tuyến sinh dục của cá chình bố mẹ chỉ phát triển chín muồi dần dần
trong suốt quá trình di cư trở lại biển [28]. Mùa vụ sinh sản của cá chình ở khu vực
Châu Á bắt đầu vào mùa xuân và kết thúc vào mùa hè. Một năm cá cái có thể đẻ từ 7-
13 triệu trứng, trứng cá chình thuộc loại trứng trôi nổi có đường kính 1mm [27]. Tuy
nhiên cũng có một số tài liệu cho rằng lượng trứng cho 1 lứa đẻ chỉ khoảng 720.000-
1.270.000 trứng [34].
10
Mùa vụ sinh sản của cá chình Châu Âu bắt đầu vào mùa xuân và đến nữa mùa

hè toàn bộ thời gian thành thục tuyến sinh dục là 5 tháng [27]. Cá sinh sản và trứng nở
ra đều ở vùng biển có độ sâu 400-500m nước, nhiệt độ 16-17
o
C, độ mặn 35‰ [21].
Cá tiền ấu trùng trôi nổi dần dần phát triển thành ấu trùng dạng lá liễu
(leptocephalus). Sau thời gian sống trôi nổi khoảng 22 tháng ấu trùng này được đưa tới
các vùng vịnh ven bờ vào khoảng tháng 10-11 hàng năm và biến thái thành dạng ấu
trùng thaon mảnh (Elver) [21, 27]. Sau đó hàng triệu ấu trùng hướng vào vùng ven bờ
và đi vào vùng cửa sông. Tùy theo các điều kiện như nhiệt đô, lưu tốc dòng chảy ở các
vùng khác nhau mà thời gian đi vào nội địa của cá chình con là khác nhau ở các vùng
khác nhau của Châu Âu [20, 28, 31]. Cá chình Nhật Bản sinh sản ở Đại Dương gần
Okinawa. Ấu trùng theo dòng nước được đưa dần vào bờ và phát triển thành ấu trùng
dạng Elver. Chúng sống và kiếm ăn theo các sông, các hồ nước ngọt đến khi đạt cở
thành thục. Sau đó suôi dòng ra biển để thực hiện việc sinh sản của mình và chế [21].
Trong các thủy vực nước ngọt, ấu trùng cá chình chuyển sang màu vàng nâu (Brown-
yellow) và di cư một cách mạnh mẽ vào sâu trong nội địa nhờ khứu giác của cá chình
phát triển (ở tất cả các giai đoạn) chúng đánh hơi rất thính, chúng có thể định hướng
qua các thác nước bởi sự luồng lách trên các bề mặt phủ rêu trơn [27, 28]. Khi cá phát
triển một cách đầy đủ, vào mùa thu cá chình trưởng thành lại di cư từ sông, suối, đầm,
hồ nước ngọt ra biển để sinh sản [4, 21].














11




























Hình 1.2: Vòng đời của cá chình.
BẢI ĐẺ NGOÀI ĐẠI DƯƠNG

Sống
trong
vùng
nước
ngọt:
đầm,
hồ,
sông,
suối
…….
Cá chình bột trắng
Cá chình giống nhỏ dạng tròn,
màu đen
Sống

vùng
cửa
sông
Cá chình giống lớn
Trứng được thụ tinh trôi nổi
ngoài đại dương
Cá chình trưởng thành di cư từ nước ngọt ra đại
dương sinh sản
Ấu trùng lá liễu
Sống
trôi

nổi
trong
nước
bi

n


chình
đực và

chình
cái di
cư ra
đại
dương
sinh
sản
12
1.2.11.2. Nghiên cứu sinh sản nhân tạo

Hình 1.3: Mô hình sinh sản nhân tạo cá chình
Thử nghiệm cho cá chình Châu Âu (A. anguilla) và cá chình Nhật Bản (A.
japonica) sinh sản nhân tạo đã được tiến hành lần đầu tiên tại Pháp và ở Nhật năm
1960 [16], cuối năm 1973, hơn 100 ấu trùng của cá chình đã được thu bằng phương
pháp nhân tạo khi được kích thích bằng kích dục tố, nhưng số ấu trùng này chỉ sống
được 6 ngày thì chết [34]. Trung Quốc cũng đã tiến hành thử nghiệm cho cá chình đẻ
vào năm 1973, 1974 và 1975. Mặc dù lượng ấu trùng thu được khá lớn (trên 100.000
ấu trùng), nhưng cũng như các thử nghiệm của các nước khác số ấu trùng này cũng chỉ
sống tối đa được 19 ngày [34].

Như vậy, việc cho sinh sản nhân tạo cá chình và ương chúng vẫn chưa được
thành công hoàn toàn và tất cả cá chình giống điều phụ thuộc vào khai thác ngoài tự
nhiên [28].



13
1.7. Tình hình nuôi cá chình trên thế giới và ở Việt Nam
1.7.1. Tình hình nuôi cá chình trên thế giới
Ở Nhật Bản nghề nuôi cá chình phát triển rất sớm (1879). Kỹ thuật nuôi cá
giống đã tương đối hoàn thiện (4 loài nuôi tại Nhật Bản là: A.anguilla; A.japonicus;
A.autalis; A.rostrata) trong số đó đối tượng nuôi chủ yếu là cá chình Nhật Bản. Để gia
tăng sản lượng và phát triển trong môi trường khắc nghiệt về nhiệt độ, về điều khí hậu
thì ngoài những hệ thống nuôi ngoài trời, còn có các hệ thống nuôi trong nhà kính.
Đây là hệ thống được ưa chuộng nhất ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngược lại một số
nước Bắc Âu hầu hết sử dụng hệ thống nuôi thâm canh không tuần hoàn [36].
Các trang trại nuôi cá chình tại Nhật Bản áp dụng hình thức nuôi nước tĩnh và
nguồn nước sử dụng là nước ngầm. Theo kết quả thống kê cho thấy, diện tích ao nuôi
cá chình Nhật Bản là 1036,7 ha và năng suất đạt được là 37 tấn/ha. Năm 1998, Nhật
Bản cung cấp 55% sản lượng cho toàn thế giới [26].
Ở Nhật Bản nhiệt độ là yếu tố hạn chế việc nuôi cá chình, hệ thống nuôi bên
ngoài chủ yếu được sử dụng suốt mùa hè khi nhiệt độ lên trên 15
o
C [26]. Nuôi cá
chình trong nhà kín với hệ thống nước chảy tuần hoàn, cấp nhiệt chủ động được thực
hiện ở một số nước và đã mang lại kết quả tốt. Tại Nhật Bản quá trình nuôi trong nhà
kín với con giống được thả vào cuối năm đến mùa hè năm sau có thể đạt kích cỡ
thương phẩm. Mặc dù nuôi trong nhà kín bước đầu gặp nhiều khó khăn sau năm 1975
cá chình nuôi trở nên dễ dàng. Qua nhiều năm, kỹ thuật nuôi cá chình được cải thiện
và tinh vi hơn. Quá trình này phát triển tạo nên kết quả tốt trong nền kinh tế [24].

Bảng 1.4: Sản lượng cá chình nuôi trong nhà kín tại Nhật Bản [21]
Năm Cá chình giống được thả (tấn)

Cá chình thương phẩm (tấn)
1975-1979
1980-1984
1985-1988
366,4
401,8
196,0
14351
179763
152610

Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ nghề nuôi cá chình ở Nhật Bản đã thu
hút sự quan tâm của các nhóm, các cơ sở nuôi cá thâm canh ở các nước Châu Âu như:
Đức, Ý, Pháp và lan rộng đến một số nước Châu Á: Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia,…
14
Đài Loan bắt đầu nuôi thực nghiệm vào năm 1923 và ứng dụng đầu tiên 1952.
Năm 1964, tổng diện tích nuôi cá chình ở Đài Loan lên đến 3000 ha. Đến năm 1972,
sản lượng xuất sang Nhật Bản trị giá 30 triệu USD với diện tích nuôi 1058 ha [13].
Trong những năm 1970 công nghệ nuôi ngoài trời được chuyển từ Nhật Ban
đến Châu Âu. Đến giữa những năm 80, công nghệ nuôi trồng từ Nhật Bản và Đài Loan
được giới thiệu đến các trang trại nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc [24].
Trung Quốc nuôi cá chình trễ hơn so với các nước trong khu vực, bắt đầu từ
những năm 70 của thế kỷ XX. Đến những năm 80-90, Trung Quốc đã thành công
trong kỹ thuật nuôi trong ao đất đưa năng suất lên 15 tấn/ha. Năm 1995 Trung Quốc đã
xuất 5200 tấn cá chình sống trị giá khoảng 65,5 triệu USD, 1450 tấn cá chình đông
lạnh trị giá 4,5 triệu USD, 2,7 tấn cá chình hun khói trị giá 60,7 triệu USD,… giúp cho
nghề nuôi cá chình tại Châu Á phát triển mạnh mẽ [13, 26].

Sự chuyển đổi công nghệ nuôi góp phần vào quá trình phát triển nghề nuôi theo
hướng công nghiệp. Vào năm 2000, cá chình đã được nuôi ít nhất trên 35 nước với
tổng sản lượng thương phẩm 232815 tấn (FAO, 2001). Trong đó Trung Quốc chiếm
69% tổng sản lượng, sau đó là Đài Loan và Nhật Bản. Ở Châu Âu cá chình được mang
vào nuôi đầu tiên tại Ý, Hà Lan và Đan Mạch nhưng mỗi quốc gia chỉ chiếm 2% tổng
sản lượng trên toàn thế giới.
Bảng 1.5: Sản lượng cá chình ở một số quốc gia (FAO 2001)
Quốc gia Sản lượng ( Tấn)
Trung Quốc 160740
Đài Loan 30480
Nhật Bản 4118
Hà Lan 3700
Hàn Quốc 2725
Ý 2700
Đan Mạch 2674
Indonesia 2056
Malaycia 1980
Ai Cập 506

15
Mặc khác sự phát triển nghề nuôi cá chình thương phẩm tại Nhật Bản đã làm
cho sự cung cấp cá chình giống bị hạn chế, đòi hỏi phải nhập khẩu từ nguồn khác. Vì
thế, Đài Loan đã thiết lập những khu công nghiệp nuôi cá chình. Khi cá chình nuôi
công nghiệp ở Đài Loan phát triển thì sự cung cấp con giống ở Đài Loan trở nên thiếu
và phải nhập khẩu từ Trung Quốc [23].
Hệ thống nuôi cá chình trong nhà kính không thể giải quyết được nhiệt độ quá
thấp trong suốt mùa đông ở Bắc Âu. Vì vậy, nghề nuôi cá chình bắt đầu gặp nhiều khó
khăn. Năm 1978, các kỹ sư ở Đan Mạch đã thiết kế các bể nuôi cá chình cách nhiệt
(Giusset, 1990) và các hệ thống nuôi trong nước không tuần hoàn được ra đời. Hệ
thống này đã thành công. Sau đó nhiều hệ thống nuôi không tuần hoàn khác bắt đầu

phát triển ở Đan Mạch [23].
Ở New Zealand, cá chình được nuôi thử nghiệm bởi hội nghề cá và Trường Đại
học Victoria bang Wellington. Mục đích chính của chương trình là làm thế nào để khai
thác ổn định tối đa nguồn lợi, thúc đẩy nghề nuôi cá chình phát triển.
(Marilyn Chakroff, 1967), nghề nuôi cá chình ở cá nước Đông Nam Á chưa
được phát triển nhiều do mức sống của người dân ở đây còn thấp nên họ không đủ
điều kiện sử dụng nguồn thức ăn cao cấp như cá chình. Do những quan điểm đó mà
đến nay những nghiên cứu ứng dụng cho việc phát triển nghề nuôi cá chình ở đây chưa
được quan tâm đúng mức [21].
1.7.2. Tình hình nuôi cá chình tại Việt Nam
1.7.3. Nghiên cứu về cá chình
Ở Việt Nam, cá chình được nghiên cứu từ những năm đầu thập kỷ 30, nhưng
các công trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc công bố thành phần loài, đặc điểm phân
loại của chúng. Năm 1934, P. Chevey đã nghiên cứu và công bố ở miền Trung Việt
Nam có 2 loài cá chình: A. elphinstonei và A. australis. Năm 1937, P. Chevey và
J. Lemsson xác định ở vùng Bắc Bộ có cá chình Nhật A .japonica, mẫu được thu tại
sông Hồng, Hà Nội năm 1935. Tuy nhiên, hiện nay theo các kết quả điều tra cho thấy
không còn bắt gặp loài này ở sông Hồng nữa [4].
Năm 1974, Orsi đã xác định được 4 loài ở vùng biển Việt Nam: A. elphinstonei,
A. japonica, A. marmorata, A. bicolor pacifica [19]. Nguyễn Hữu Phụng, Nguyễn
Nhật Thi (1994) trong Danh Mục Cá Biển Việt Nam xác định có 3 loài là: A. japonica,
A. marmorata, A. celebesensis. Võ Văn Phú, Lê Văn Miên (1997) đưa ra trong danh
16
sách khu hệ cá của đầm phá Thừa Thiên- Huế 2 loài A. bicolor pacifca và A.
marmorata [13]. Vũ Trung Tạng (1999) công bố ở đầm Trà Ổ gồm có 3 loài: A.
marmorata, A. bicolor pacifca, A. bornessnsis [12]. Nguyễn Hữu Phụng (2000) xác
định có 5 loài cá chình thuộc họ Anguillidae: A. japonica phân bố ở miền Bắc
(sông Hồng); A. marmorata, A. nebulosa, A. bicolor pacifica, A. celebesensis phân
bố ở khu vực miền Trung từ khu vực Hà Tĩnh đến Khánh Hoà.
Một số nhà nghiên cứu ngư loại khác như Mai Đình Yên, Nguyễn Hữu Dực đã

xác định ở nước ta hiện nay có 4 loài cá chình trong giống Anguilla, đó là: A. bicolor
pacifca, A. marmorata, A. bornessnsis, A. japonica [4]. Kết quả xác định thành phần
này cũng được xác nhận bởi Hoàng Đức Đạt và Võ Văn Phú [13].
Nghiên cứu về sự phân bố của các loài cá chình trong giống Anguilla cho thấy,
sự phân bố của cá chình từ khu vực phía nam tỉnh Hà Tĩnh (sông Ngàn Phố) trở vào,
các khu vực khác ở phía bắc rất hiếm. Khu vực cá chình phân bố nhiều và có ý nghĩa
kinh tế trong khai thác tự nhiên tập trung ở các tỉnh Từ Quảng Trị đến Khánh
Hoà [14]. Cá chình tập trung nhiều ở khu vực này có thể vì biển ở đây có các dòng hải
lưu chạy sát gần bờ tạo điều kiện thuận lợi cho các ấu thể từ vùng biển mà cá đẻ trứng
tiếp cận vào sát bờ. Đồng thời khu vực này có nhiều vũng, vịnh, đầm phá nước lợ là
môi trường chuyển tiếp phù hợp cho cá con xâm nhập vào các cửa sông để đi lên các
sông, suối, ao hồ [12, 13].
Nuôi cá chình ở Việt Nam có thể nói mới chỉ ở những bước khởi đầu. Nghiên
cứu thử nghiệm nuôi cá chình đầu tiên ở Việt Nam được thực hiện tại viện Nghiên cứu
Nuôi Trồng Thuỷ Sản II (Thành Phố Hồ Chí Minh). Tuy nhiên đến nay kết quả vẫn
chưa được công bố chính thức.
Năm 2000, Viện Nghiên cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản I (Bắc Ninh) thực hiện đề
tài “Nghiên cứu thử nghiệm nuôi cá chình Nhật (A. japonica) ở khu vực miền Bắc
Việt Nam” được triển khai với nguồn giống và thức ăn nhập từ Trung Quốc. Kết quả
thử nghiệm cho thấy cá chình Nhật có thể sống và phát triển khá tốt trong ao đất,
nhưng hệ số sử dụng thức ăn còn cao [1].
Năm 2001 người dân Phú Yên cũng đã tiến hành nuôi cá chình trong lồng trên
sông, thời kỳ cao điểm có trên 200 lồng. Đối tượng cá chình được nuôi gồm 2 loài là
cá chình Bông (A. marmorata), cá chình Mun (A. bicolor pacifica) [14]. Tuy nhiên,
do nắng hạn kéo dài cá bị chết hàng loạt làm thiệt hại lớn về kinh tế, nên đến tháng 12
17
năm 2001 Phú Yên chỉ còn khoảng 20 – 30 lồng nuôi [17]. Ở Huế, trại cá Cư Chánh
đã nuôi thử nghiệm trong bể xi măng. Năm 2003 – 2004 một số hộ nuôi cá bè ở Đồng
Nai, Tiền Giang mua cá chình giống tại tỉnh Bình Định, Phú Yên về nuôi trong lồng.
Thức ăn là các loại tôm, cá tạp có sẵn tại địa phương, kết quả nuôi chưa được báo cáo

tổng kết.
Năm 2003, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III thực hiện đề tài “Tìm
hiểu nguồn lợi giống cá chình tại huyện Tuy An tỉnh Phú Yên và thử nghiệm nuôi
thương phẩm trong ao và bể xi măng bằng một số loại thức ăn”. Kết quả cho thấy cá
có tỷ lệ sống chưa cao và tốc độ tăng trưởng tương đối chậm [3, 4].
1.7.4. Tình hình nghề nuôi cá chình ở Cà Mau
Cà Mau là điểm cực Nam của Việt Nam, có diện tích tự nhiên 532.300 ha, diện
tích nuôi trồng thủy sản là 279.720 ha chiếm 52% tổng diện tích. Trong đó tổng diện
tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên 23.000 ha, còn lại là lợ mặn. Cà Mau có 3 mặt
giáp biển, hệ thống sông ngòi chằng chịt. Cà Mau chịu ảnh hưởng của 2 chế độ thủy
triều (nhật triều biển tây và biển đông) từ đó tạo nên 3 vùng sinh thái ngọt, lợ, mặn
khác nhau. Khí hậu ở Cà Mau quanh năm ôn hòa với 2 mùa mưa, nắng rõ rệt [18].
Có diện tích tương đối lớn nên nghề nuôi thủy sản ở Cà Mau đã phát triển từ
những năm 1980. Thời gian đầu chủ yếu là tập trung vào vùng lợ, mặn với đối tượng
nuôi chính là tôm, cua, cá,…năm 2000, tỉnh Cà Mau chủ trương đa dạng hóa đối tượng
nuôi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích nuôi. Từ đó, nghề nuôi
trồng thủy sản ở Cà Mau phát triển mạnh ở cả 3 vùng mặn, lợ, ngọt. đối tượng nuôi
nước ngọt chủ yếu là cá bống tượng. Đến năm 2004, tình hình dịch bệnh xảy ra nhiều,
nghề nuôi cá bống tượng không còn mang lại hiệu quả và cá chình là đối tượng được
lựa chọn để nuôi thay thế. Theo đó, nghề nuôi cá chình phát triển và đặc biệt phát triển
nhanh chóng từ năm 2006. Đến nay diện tích nuôi cá chình của toàn tỉnh lên đến 74ha,
sản lượng hàng năm đạt 2000 tấn [18].
Năm 2010 vừa qua, toàn tỉnh Cà Mau trong được đánh giá là năm đột phá trong
liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước) về việc tìm
đường ra ổn định, bền vững cho sản phẩm thủy sản nói chung và cá chình bông nói
riêng đồng thời tỉnh cũng tiến hành xây dựng thương hiệu cho đặc sản Cà Mau.
Hiện nay, giá cá chình đang ở mức rất cao, chỉ tính 6 những tháng đầu năm
2011 giá cá chình đã lên đến mức 440.000 đồng/kg. Dễ nuôi, giá cao, lợi nhuận mang

×