Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng vitamin b6 và chất khoáng kẽm, selen lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (trachinotus blochii lacepede, 1801)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 81 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG







HÀ VĂN CHUNG




NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯNG VITAMIN B6 VÀ
CHẤT KHOÁNG (KẼM, SELEN) LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG
CỦA CÁ CHIM VÂY VÀNG (Trachinotus blochii Lacepede, 1801)




LUẬN VĂN THẠC SĨ









Nha Trang , 06/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG





HÀ VĂN CHUNG



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯNG VITAMIN B6 VÀ
CHẤT KHOÁNG (KẼM, SELEN) LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG
CỦA CÁ CHIM VÂY VÀNG (Trachinotus blochii Lacepede, 1801)



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chun ngành: NI TRỒNG THỦY SẢN
Mã số: 62 60 70



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. LẠI VĂN HÙNG



Nha Trang , 06/2013



Trang i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu ảnh hƣởng của hàm lƣợng vitamin B6
và chất khoáng (Kẽm, Selen) lên sinh trƣởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng
(Trachinotus blochii Lacepede, 1801)” là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả
thu đƣợc trong luận văn này là thành quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi.
Tôi xin cam đoan các kết quả, số liệu trong luận văn là trung thực và chƣa từng
đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc Nhà
trƣờng, Bộ Giáo dục & Đào tạo và pháp luật về lời cam đoan này.
Học viên
HÀ VĂN CHUNG



Trang ii
LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Khoa Nuôi
trồng Thủy sản Trƣờng Đại học Nha trang, là nơi tôi đã đƣợc học tập, rèn luyện và tu
dƣỡng trong suốt những năm tháng học Đại học và Cao học vừa qua.
Xin chân thành biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo hƣớng dẫn, PGS. TS Lại Văn Hùng
về sự dìu dắt, động viên và những lời khuyên quý báu trong suốt thời gian tôi học tập
cũng nhƣ tiến hành thí nghiệm và hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng tri ân
các Thầy Cô trong Khoa Nuôi trồng Thủy sản-Trƣờng Đại học Nha Trang đã tận tâm
giảng dạy, giúp đỡ tôi trau dồi kiến thức và tu dƣỡng để tôi từng bƣớc trƣởng thành.
Xin đƣợc cám ơn bộ môn Kỹ Thuật Nuôi Trồng thủy sản, Trại thực nghiệm Nuôi

trồng Hải sản, đã tạo điều kiện về cơ sở, phƣơng tiện, hệ thống thí nghiệm giúp cho đề
tài đƣợc thực hiện thuận lợi; Th.s Ngô Văn Mạnh, KS Hoàng Văn Dần và toàn bộ anh
em trại sản xuất thực nghiệm hải sản Đƣờng Đệ đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện thí nghiệm và hoàn thành luận văn; Viện Công nghệ Sinh học và Môi trƣờng
Trƣờng Đại học Nha Trang đã giúp tôi phân tích mẫu làm cơ sở cho việc thực hiện và
hoàn thành đề tài.
Đặc biệt là lời biết ơn đến gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều cả về vật
chất và tinh thần trong suốt những năm tháng học tập cũng nhƣ nghiên cứu thực hiện
đề tài.
Cuối cùng xin cám ơn tất cả mọi ngƣời đã giúp đỡ, chia sẻ để tôi có đƣợc kết quả
nhƣ ngày hôm nay.



Trang iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1.Vị trí phân loại và một số đặc điểmcủa cá chim vây vàng:
3
1.1.1. Vị trí phân loại. 3
1.1.2. Một số đặc điểm của cá chim vây vàng 3
1.1.2.1. Phân bố. 3
1.1.2.2 Đặc điểm dinh dƣỡng và sinh trƣởng 4
1.1.2.3 Một số đặc điểm sinh học sinh sản 5
1.2 Tình hình sản xuất giống và nuôi thƣơng phẩm cá chim vây vàng 6
1.2.1 Trên thế giới 6

1.2.1.1 Tình hình sản xuất giống cá chim vây vàng 6
1.2.1.2 Tình hình nuôi thƣơng phẩm cá chim vây vàng 7
1.2.2 Tình hình sản xuất giống và nuôi cá chim vây vàng trong nƣớc 9
1.2.2.1 Tình hình sản xuất giống 9
1.2.2.2 Tình hình nuôi thƣơng phẩm cá chim vây vàng 12
1.3Những nghiên cứu về vai trò và nhu cầu của một số vitamin và khoáng chất trong
thức ăn ở cá 12
1.3.1 Vai trò và nhu cầu của vitamine B6 12
1.3.2 Vai trò và nhu cầu của Zn và Se 14
1.3.2.1 Vai trò và nhu cầu của Zn 14
1.3.2.2 Nhu cầu của kẽm : 15



Trang iv
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tƣợng nghiên cứu 18
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 18
2.1.2.Thời gian thực hiện đề tài 18
2.1.3. Đối tƣợng nghiên cứu 18
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 18
2.2.1. Vật liệu nghiên cứu 18
2.2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 20
2.2.3 Bố trí thí nghiệm 21
2.2.4. Chăm sóc và quản lý 23
2.2.5 Quy trình chế biến và bảo quản thức ăn thí nghiệm. 25
2.3. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu 28
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập mẫu và cân đo cá 28
2.3.2.Phƣơng pháp phân tích thành phần sinh hóa của thức ăn 28
2.3.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu 29

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
3.1. Các số liệu về môi trƣờng trong thời gian thí nghiệm 31
3.2 Ảnh hƣởng của hàm lƣợng kẽm trong thức ăn lên sinh trƣởng và tỷ lệ sống của
cá chim vây vàng giai đoạn giống 31
3.2.1 Ảnh hƣởng của hàm lƣợng kẽm trong thức ăn lên sinh trƣởng 31
3.2.1.1 Ảnh hƣởng của hàm lƣợng kẽm lên sinh trƣởng chiều dài 31
3.2.1.2 Ảnh hƣởng của hàm lƣợng kẽm lên sinh trƣởng khối lƣợng 33
3.2.2 Ảnh hƣởng của kẽm lên hệ số thức ăn 36
3.2.3 Ảnh hƣởng của hàm lƣợng kẽm đến tỷ lệ sống của cá chim giống 37



Trang v
3.3 Ảnh hƣởng của hàm lƣợng selen lên sinh trƣởng và tỷ lệ sống của cá chim vây
vàng giai đoạn giống, 37
3.3.1 Ảnh hƣởng của hàm lƣợng selen lên sinh trƣởng 37
3.3.1.1 Ảnh hƣởng của hàm lƣợng selen lên sinh trƣởng chiều dài 37
3.3.1.2 Ảnh hƣởng của hàm lƣợng selen lên sinh trƣởng khối lƣợng 39
3.3.2 Ảnh hƣởng của Selen lên hệ số thức ăn 41
3.3.3 Ảnh hƣởng của hàm lƣợng selen đến tỷ lệ sống của cá chim giống 43
3.4 Ảnh hƣởng của vitamin B6 lên sinh trƣởng và tỉ lệ sống của cá chim vây vàng
giai đoạn giống. 44
3.4.1 Ảnh hƣởng của vitamin B6 lên sinh trƣởng 44
3.4.1.1 Ảnh hƣởng của vitamin B6 lên sinh trƣởng chiều dài 44
3.4.1.2 Ảnh hƣởng của hàm lƣợng vitamin B6 lên sinh trƣởng khối lƣợng 46
3.4.2 Ảnh hƣởng của vitamin B6 lên hệ số thức ăn 48
3.4.3. Ảnh hƣởng của hàm lƣợng vitamin B6 đến tỷ lệ sống của cá chim giống 50
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 51
1. KẾT LUẬN 51
2. ĐỀ XUẤT: 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52




Trang vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DLG : Daily Length Gain (Tốc độ sinh trƣởng hàng ngày về chiều dài)
DWG : Daily Weight Gain (Tốc độ sinh trƣởng hàng ngày về khối lƣợng)
FAO : Food and Agriculture Organization (Tổ chức Nông Lƣơng của LHQ)
FCR : Food Converson Rate (Hệ số chuyển đổi thức ăn)
L1, L2 : Chiều dài của cá lúc bắt đầu và kết thúc thí nghiệm
NT : Nghiệm thức
DC : Đối chứng
SD : Standard Deviation (Độ lệch chuẩn)
SE : Standard Error (Sai số chuẩn)
Se : Selen
SGR : Specific Growth Rate (Tốc độ tăng trƣởng đặc trƣng)
SGRL(W) : Tốc độ tăng trƣởng đặc trƣng về chiều dài (khối lƣợng)
SR : Survival Rate (Tỷ lệ sống)
TB : Trung bình
VTM : Vitamin
W1, W2 : Khối lƣợng của cá lúc bắt đầu và kết thúc thí nghiệm
LG,WG : Tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối về chiều dài, khối lƣợng
Zn : Kẽm



Trang vii
DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1.1: Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii. Lacepede, 1801) 3
Hình 2.1 Hệ thống bể lắng lọc nƣớc 19
Hình 2.2: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 20
Hình 2.3: Hệ thống bể thí nghiệm 24
Hình 2.4: Quy trình sản xuất thức ăn 25
Hình 2.5: Công đoạn sấy thức ăn 26
Hình 2.6 : Thức ăn sau khi hoàn thành 26
Hình 2.7: Thức ăn dùng trong thí nghiệm 27
Hình 2.8: Cân, đo cá trong thí nghiệm 28
Hình 3.1 : Ảnh hƣởng của kẽm lên tốc độ sinh trƣởng tƣơng đối về chiều dài của cá
chim vây vàng 33
Hình 3.2: Ảnh hƣởng của kẽm lên tốc độ sinh trƣởng theo ngày về khối lƣợng của cá
chim vây vàng 34
Hình 3.3 Ảnh hƣởng của kẽm lên hệ số thức ăn của cá chim vây vàng 36
Hình 3.4: Ảnh hƣởng của selen lên tốc độ sinh trƣởng tƣơng đối về chiều dài của cá
chim vây vàng giai đoạn giống 38
Hình 3.5: Ảnh hƣởng của selen lên sinh trƣởng khối lƣợng của cá chim vây vàng 40
Hình 3.6: Ảnh hƣởng của selen đến hệ số thức ăn của cá chim vây vàng 42
Hình 3.7: Ảnh hƣởng của hàm lƣợng vitamin B6 tốc độ sinh trƣởng tƣơng đối về chiều
dài của cá chim vây vàng 46
Hình 3.8: Ảnh hƣởng của vitamin B6 lên tốc độ sinh trƣởng khối lƣợng 47
Hình 3.9:Ảnh hƣởng của vitamin B6 lên hệ số thức ăn của cá chim vây vàng 49



Trang viii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Sinh trƣởng và phát triển của cá chim vây vàng [6] 4

Bảng 1.2 : Nhu cầu một số vitamin của họ cá Samonidae (mg/kg thức ăn) 13
Bảng 1.3: Tốc độ tăng trƣởng và tỷ lệ sống của cá chép nuôi bằng thức ăn công nghiệp
với các hàm lƣợng kẽm khác nhau.[9] 16
Bảng 1.4: Ảnh hƣởng của hàm lƣợng Se và vitamin E có trong thức ăn tới sinh trƣởng
và tỷ lệ sống của cá da trơn. 17
Bảng 2.1: Thành phần thức ăn dùng thí nghiệm kẽm (Zn) 21
Bảng 2.2: Thành phần dinh dƣỡng của thức ăn thí nghiệm selen (Se) 22
Bảng 2.3: Thành phần thức ăn dùng thí nghiệm vitamin B6 23
Bảng 3.1: Diễn biến các yếu tố môi trƣờng trong thí nghiệm khoáng 31
Bảng 3.3: Ảnh hƣởng của hàm lƣợng kẽm lên sinh trƣởng chiều dài của cá chim vây
vàng giai đoạn giống 32
Bảng 3.4: Ảnh hƣởng của hàm lƣợng kẽm lên sinh trƣởng khối lƣợng 33
Bảng 3.5: Ảnh hƣởng của hàm lƣợng kẽm lên tỷ lệ sống và hệ số thức ăn của cá chim
vây vàng giai đoạn giống. 36
Bảng 3.6: Ảnh hƣởng của hàm lƣợng selen lên sinh trƣởng chiều dài 37
Bảng 3.7: Ảnh hƣởng của hàm lƣợng selen lên sinh trƣởng khối lƣợng 39
Bảng 3.8: Ảnh hƣởng của selen lên hệ số thức ăn và tỉ lệ sống của cá chim vây vàng
giai đoạn giống 42
Bảng 3.9: Ảnh hƣởng của vitamin B6 lên sinh trƣởng chiều dài 45
Bảng 3.10: Ảnh hƣởng của hàm lƣợng vitamin B6 lên sinh trƣởng khối lƣợng 46
Bảng 3.11: Ảnh hƣởng của vitamin B6 lên hệ số thức ăn và tỉ lệ sống của cá chim vây
vàng giai đoạn giống 49



Trang 1
MỞ ĐẦU
Bờ biển nƣớc ta dài 3.260 km, trải dài từ Bắc xuống Nam, với nhiều sông, suối
đổ ra biển tạo thành các hệ sinh thái ven biển nhƣ đầm, phá, hệ sinh thái vùng cửa
sông, hồ nƣớc mặn ven biển, các bãi triều, rừng ngập mặn, các vũng, vịnh ven biển

thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản biển và nuôi nƣớc lợ phong phú. Trong đó,
diện tích vùng triều có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản 1.130.000 ha, diện tích
các eo vịnh khoảng 500.000 - 700.000 ha. Nhằm tận dụng tối đa diện tích và nâng cao
hiệu quả kinh tế của mặt nƣớc cũng nhƣ đa dạng hóa các đối tƣợng nuôi, nghề nuôi
biển nƣớc ta ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cùng với các đối tƣợng nuôi phổ biến nhƣ
cá bớp, cá chẽm , cá mú thì cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801)
cũng đang là đối tƣợng đƣợc ngƣời dân chú trọng. Đây là loài cá nổi, ƣa hoạt động, dễ
nuôi, có khả năng nuôi ở mật độ cao trong lồng hoặc trong ao ở cả thủy vực nƣớc lợ và
nƣớc mặn. Đây là đối tƣợng có tốc độ sinh trƣởng nhanh và có giá trị kinh tế cao đƣợc
thị trƣờng trong và ngoài nƣớc nhƣ Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapone…
ƣa chuộng, giá bán tại thị trƣờng trong nƣớc từ 120.000 – 180.000 đồng/kg, giá bán
trên thị trƣờng thế giới từ 6 - 8 USD/kg và cá phi lê từ 25 - 35 USD/kg. [1, 3, 6]
Chính vì vậy cá chim vây vàng đang đƣợc nuôi rất phổ biến không chỉ ở nƣớc
ta mà còn ở nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia… TạiViệt
Nam cá chim vây vàng đƣợc nuôi chủ yếu ở Quảng Ninh, Khánh Hòa, Vũng Tàu,
Kiên Giang… và dần đang phát triển nuôi ở hầu hết các tỉnh ven biển. [6]
Mặc dù hiện nay đã cho sinh sản nhân tạo đƣợc cá chim vây vàng song vẫn còn
nhiều vấn đề cần nghiên cứu nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất giống đặc biệt là dinh
dƣỡng cho cá, để nâng cao tỷ lệ sống trong sản xuất cũng nhƣ chất lƣợng con giống
nhằm cung ứng đầy đủ con giống cho nhu cầu nuôi thịt ngày càng tăng và phát triển
nuôi theo hƣớng bền vững.
Việc xác định thức ăn có hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng phù hợp với từng giai
đoạn phát triển trong quá trình sản xuất giống, có ý nghĩa rất lớn đến sinh trƣởng và tỷ
lệ sống của cá. Nhất là nhu cầu về các loại vitamin cũng nhƣ nhu cầu về các chất
khoáng nhƣ selen và kẽm trong thức ăn của cá. Từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng vitamin B6 và chất khoáng



Trang 2

(Kẽm, Selen) lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (Trachinotus
blochii Lacepede, 1801)”.
Mục tiêu của đề tài:
Xác định hàm lƣợng vitamin B6 và chất khoáng (Zn, Se) tối ƣu để từ đó đề xuất
tỷ lệ hợp lý trong thức ăn, nhằm nâng cao tỷ lệ sống cũng nhƣ sinh trƣởng góp phần
từng bƣớc hoàn thiện quy trình sản xuất và ƣơng nuôi cá chim vây vàng.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Kết quả của đề tài sẽ cung cấp những thông tin mới cho những nghiên cứu về
dinh dƣỡng giai đoạn giống cho cá biển nói chung và cho cá chim vây vàng nói riêng.
Từ đó làm cơ sở khoa học để sản xuất thức ăn công nghiệp phục vụ cho nuôi cá chim
vây vàng giống, góp phần nâng cao năng suất, tỷ lệ sống cũng nhƣ chất lƣợng con
giống. Đồng thời cũng làm cơ sở cho các nghiên cứu để sản xuất thức ăn nuôi thƣơng
phẩm cá chim vây vàng.
Nội dung nghiên cứu:
1. Ảnh hƣởng của hàm lƣợng vitamin B6 đến tốc độ tăng trƣởng và tỷ lệ
sống của cá chim vây vàng giai đoạn giống.
2. Ảnh hƣởng của hàm lƣợng Zn và Se đến tốc độ sinh trƣởng và tỷ lệ sống
của cá chim vây vàng giai đoạn giống














Trang 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Vị trí phân loại và một số đặc điểmcủa cá chim vây vàng:
1.1.1. Vị trí phân loại.
Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) hay còn gọi là cá song
mũi hếch, tên tiếng Anh là snubnose pompano, hệ thống phân lọai của cá này nhƣ sau:
Nghành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Carangidae
Giống: Trachinotus
Loài: Trachinotus blochii (Lacepede, 1801) [30]

Hình 1.1: Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii. Lacepede, 1801)
1.1.2. Một số đặc điểm của cá chim vây vàng
1.1.2.1. Phân bố.
Cá chim vây vàng đƣợc tìm thấy nhiều ở vùng biển mở thuộc Thái Bình Dƣơng,
Đại Tây Dƣơng và Ấn Độ Dƣơng. Tại khu vực Châu Á cá chim vây vàng phân bố ở
Nhật Bản, Indonesia, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Đây là loài cá nổi, ƣa hoạt
động, sống chủ yếu ở tầng giữa và tầng mặt thuộc vùng biển ấm. Cá giống thƣờng
sống thành đàn quanh các vũng, vịnh và cửa sông có đáy cát hoặc cát bùn, đến cỡ
trƣởng thành cá di cƣ ra sống độc lập ở ngoài khơi xa bờ quanh các rạn san hô, đá
ngầm có độ sâu từ 7 m nƣớc trở lại [21]. Đây cũng là loài rộng muối, có thể sống
đƣợc ở độ mặn 3-33 ppt, nhiệt độ thích hợp từ 22 – 28
o
C, nhu cầu oxy hòa tan trên 2,5




Trang 4
mg/l. Mặc dù loài ăn nổi thiên về động vật, song trong quá trình nuôi cá chim vây vàng
không ăn thịt đồng loại, có thể nuôi đƣợc với mật độ cao, cá cũng sử dụng tốt các loại
thức ăn công nghiệp và là loài có giá trị kinh tế (giá bán từ 4 – 6 USD/Kg) nên đã trở
thành đối tƣợng nuôi hấp dẫn ở nhiều nƣớc thuộc Châu Á – Thái Bình Dƣơng. [1, 3, 6,
23]
1.1.2.2 Đặc điểm dinh dƣỡng và sinh trƣởng
Cá chim vây vàng ăn tạp thiên về động vật, cƣờng độ bắt mồi của cá mạnh, đặc
biệt là lúc chiều tối. Thức ăn ƣa thích của cá trƣởng thành ngoài tự nhiên là thân mềm
nhƣ mực, hai mảnh vỏ và giáp xác. Giai đoạn nhỏ thức ăn chủ yếu là động vật phù du
nhƣ luân trùng, copepoda, cỡ cá lớn hơn ăn các loài tôm , cá nhỏ và các mảnh vụn hữu
cơ. Trong điều kiện nuôi, thức ăn cho cá con ngoài sinh vật phù du (tảo, luân trùng, ấu
trùng artemia), sau giai đoạn này cá đƣợc tập chuyển đổi từ thức ăn sống sang thức ăn
tổng hợp, giai đoạn nuôi thƣơng phẩm cá cũng sử dụng các loại thức ăn công nghiệp
hoặc cá tạp. Trong quá trinh nuôi vỗ cá bố mẹ, thức ăn đƣợc sử dụng là cá tạp, mực,
thức ăn tổng hợp dạng viên. Bên cạnh đó để nâng cao chất lƣợng trứng và ấu trùng
ngƣời ta còn bổ sung thêm vitamin E, C và B vào thức ăn cho cá mẹ vào trƣớc mùa
sinh sản khoảng một tháng [1, 3, 23, 25, ].
Tốc độ sinh trƣởng của cá chim vây vàng tƣơng đối nhanh, kích thƣớc lớn
nhất bắt gặp ngoài tự nhiên là 3.400 g. Cá sinh trƣởng chậm ở giai đoạn đầu và tăng
nhanh sau khi đạt cỡ 50g trở lên, nhƣng tốc độ sinh trƣởng lại chậm lại khi cá đạt cỡ
trên 1000g. Cá con một ngày tuổi có chiều dài 2 mm, sau 35 ngày tuổi đạt cỡ 34 mm
[1, 6].
Bảng 1.1: Sinh trƣởng và phát triển của cá chim vây vàng [6]
Ngày tuổi
Chiều dài trung bình
Tốc độ phát triển
1
0,2
0

5
0,6
0,4
10
1,3
0,7
15
1,8
0,5
20
2,2
0,4
25
2,7
0,5
30
3,0
0,3
35
3,5
0,4




Trang 5
Cỡ cá 4,9 - 6,7g nuôi bằng thức ăn công nghiệp có hàm lƣợng protein 47 %, lipit
15% sau một tháng cá đạt cỡ 14,4 - 26,5 g. Trong nuôi thƣơng phẩm bằng lồng trên
biển, cá giống cỡ 19- 26 g cho ăn bằng thức ăn công nghiệp hàm lƣợng protein 43%
sau 5 tháng nuôi cá đạt khối lƣợng từ 608- 610 g. Trƣờng hợp nuôi bằng cá tạp sau 10-

12 tháng nuôi từ cỡ 10- 15 g cá có thể đạt 800 - 1000 g. Tùy thuộc vào điều kiện nuôi
(chế độ dinh dƣỡng, môi trƣờng, đặc biệt là nhiệt độ nƣớc) sau 2-3 năm nuôi cá đạt cỡ
trƣởng thành (1,600 - 2,000 g) và một số con có thể thành thục tham gia sinh sản [1, 6
24].
1.1.2.3 Một số đặc điểm sinh học sinh sản
Mùa vụ sinh sản ngoài tự nhiên của cá chim vây vàng ở vùng địa lý khác
nhau thì khác nhau. Ví dụ ở Trung Quốc mùa vụ sinh sản từ tháng 4 đến tháng 9 trong
khi tại Đại Loan có thể cho cá sinh sản nhân tạo từ tháng 3 đến tháng 10. Quá trình
sinh sản của cá chim vây vàng không tuân theo chu kỳ trăng hàng tháng nhƣ nhiều loài
cá biển khác [6, 23]
Tuổi và kích thƣớc thành thục của cá chim vây vàng ngoài tự nhiên tƣơng đối
muộn, cá thành thục ở độ tuổi 7
+
- 8
+
. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi nhân tạo cá có
thể thành thục sớm hơn. Theo Juniyanto và CTV, (2008), trong điều kiện nuôi nhốt để
cá đạt đƣợc cỡ thành thục và trở thành cá bố mẹ phải mất khoảng 3 năm khi đó khối
lƣợng cơ thể đạt từ 1,8- 2,5 kg. Thực tế cho thấy cá chim vây vàng nuôi lồng bằng
thức ăn công nghiệp tại vùng biển Khánh Hòa có tuổi thành thục sớm hơn (khoảng 15-
16 tháng nuôi) và kích cỡ cũng nhỏ hơn (từ 1,5- 1,7 kg). Nhƣ vậy tuổi và kích thƣớc
thành thục của cá chim vây vàng phụ thuộc rất lớn vào vùng địa lý và các điều kiện
nuôi khác. So với nhiều loài cá biển khác (cá mú, cá chẽm, cá măng, cá chim florida)
thì sức sinh sản của cá chim vây vàng thấp hơn. Sức sinh sản tuyệt đối của cá chim vây
vàng dao động từ 400.000 – 600.000 ngàn trứng/cá cái. khi cá bố mẹ đƣợc kích thích
sinh sản bằng hormone thì số lƣợng trứng của mỗi đợt đẻ thƣờng chiếm khoảng 60-70
% lƣợng trúng trong buồng trứng. Cá chim vây vàng là loài đẻ trứng nổi, sau khi đẻ
trứng nổi trong môi trƣờng nƣớc nhờ giọt dầu, đƣờng kính nƣớc sau khi trƣơng nƣớc
0,80- 0,85mm sau khi đẻ, trứng không thụ tinh sẽ chìm xuống đáy[1, 6, 23, 27].




Trang 6
1.2 Tình hình sản xuất giống và nuôi thƣơng phẩm cá chim vây vàng
1.2.1 Trên thế giới
1.2.1.1 Tình hình sản xuất giống cá chim vây vàng
Trong những năm gần đây, bên cạnh cá chim vây vàng thì nhiều loài cá khác
trong giống cá chim đƣợc các tác giả quan tâm nghiên cứu sản xuất giống. Trong
nghiên cứu của Ho và ctv cho biết: Cá bố mẹ của loài Trachinotus ovatus cỡ 2,8 – 3,6
kg, đƣợc tiêm bằng hormone HCG 1000 – 1600 IU kết hợp với 30 – 50 µg LRHA/kg.
Sau 10 -16 giờ cá đẻ, lƣợng trứng thu đƣợc từ 1,6-3,0 triệu/120-180 cá bố mẹ và tỷ lệ
thụ tinh từ 55-77 %. Ở điều kiện nhiệt độ nƣớc 24-25
o
C và độ mặn 32‰ thì sau 32 –
33 giờ trứng nở ra ấu trùng. Khi mới nở ấu trùng có chiều dài 2,8 mm, sau 40 ngày
ƣơng đạt 38,8 mm và sau 80 ngày đạt cỡ 89,4 mm. Main và CTV, 2007 nghiên cứu
trên loài Trachinotus carolinus cho thấy cá bố mẹ cho ăn bằng thức ăn tổng hợp, mặc
dù sinh trƣởng nhanh nhƣng sức sinh sản thấp hơn và tỷ lệ trứng thụ tinh (0 – 91% )
kém ổn định hơn so với cá cho ăn bằng cá tạp và mực. Trong các biện pháp kích thích
cá sinh sản nhƣ điều chỉnh môi trƣờng, tiêm hormone (HCG và GnLH) thì tỷ lệ sống
của cá con 10 ngày tuổi của nhóm cá tiêm hormone thấp hơn so với cá bố mẹ không
tiêm, tuy nhiên nhóm tiêm hormone lại có sức sinh sản cao hơn và nhóm tiêm bằng
HCG cho số lƣợng trứng nhiều hơn nhóm tiêm bằng GnLH kết hợp với DOM. Cũng
nhóm tác giả này khi kích thích cho cá bố mẹ (khối lƣợng từ 1,2 – 1,7 kg) sinh sản
bằng cách tiêm hormone HCG với liều lƣợng 1000 IU/kg cá cái và liều lƣợng cho cá
đực bằng ½ cá cái cho thấy, cá đẻ trứng sau 40 -48 giờ kể từ sau khi tiêm, số lƣợng
trứng đạt 5,3 triệu/30 cá bố mẹ, tỷ lệ thụ tinh từ 19,3 – 48,2 %, ở nhiệt độ 26
o
C, độ
mặn 36 ppt, sau 24 giờ kể từ khi thụ tinh trứng nở ra ấu trùng. Nghiên cứu này chính

là cơ sở cho những nghiên cứu cho sinh sản cá chim vây vàng (Trachinotus carolinus)
trong sản xuất nhân tạo loài cá này với thức ăn bằng cá tạp và mực dùng làm thức ăn
cho cá bố mẹ, đồng thời dùng hormone HCG để kích thích sinh sản cho cá chim vây
vàng. [1, 6, 23, 25].
Năm 2003 tại phòng thí nghiệm cá biển Mote, đã nhập đàn cá bố mẹ cá chim
vây vàng Trachinotus carolinus với điều kiện sinh thái đƣợc kiểm soát. Cá có khối
lƣợng từ 388 g - 1650 g, theo nghiên cứu tại đây thì loài này sinh sản vào mùa xuân và
mùa thu và cá đƣợc tiêm bằng hormone HCG cho tỷ lệ thụ tinh tới 97%. Song trong



Trang 7
quá trình nghiên cứu khi đặt bể cá bố mẹ ngoài trời với hệ thống lọc tuần hoàn đã làm
cho lƣợng amoniac có thời điểm lên tới 4 ppm dẫn tới một số cá thể bố mẹ bị chết.
Trong nghiên cứu này ngƣời ta cũng cho thấy rằng thức ăn phù hợp với loài cá này là
hai dòng luân trùng và sau đó là nauplius của copepoda trong khoảng 10 ngày đầu.
Nghiên cứu này cho là cơ sở trong việc sử dụng thức ăn trong ƣơng nuôi ấu trùng với
thức ăn của giai đoạn đầu là luân trùng và nauplius của copepod.[1, 2131]
Qua những nghiên cứu ở trên cho thấy, cá chim vây vàng có tốc độ sinh trƣởng
tƣơng đối nhanh, dể dàng sử dụng các loại thức ăn do con ngƣời cung cấp, có thể nuôi
với mật độ cao và cho năng suất cao. Do có giá trị kinh tế cao, dể nuôi nên cá chim
vây vàng đƣợc coi là đối tƣợng nuôi quan trọng ở nhiều nƣớc, điều này cũng thu hút
đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu nhằm phát triển kỷ thuật sản xuất giống
nhân tạo phục vụ cho nhu cầu của ngƣời nuôi. Tuy nhiên các tác giả vẫn chƣa đi sâu
vào nghiên cứu những giải pháp kỷ thuật nhằm nâng cao chất lƣợng trứng, ấu trùng và
hiệu quả ƣơng giống.
1.2.1.2 Tình hình nuôi thƣơng phẩm cá chim vây vàng
Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) đƣợc sản xuất giống đầu tiên tại
Đài Loan vào năm 1989, sau đó công nghệ sản xuất giống lan rộng ra nhiều nƣớc nhƣ
Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam. Mặc dù dể nuôi, giá trị kinh tế cao, đƣợc coi là

đối tƣợng nuôi quan trọng ở nhiều nƣớc nhƣ Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông,
Malaysia, Singapore… song tỷ trọng cá chim vây vàng nuôi trên thế giới lại chiếm
không đáng kể [6] (FAO,2007).
Hiện nay, các loài giống cá chim đƣợc nuôi khá phổ biến ở nhiều nƣớc trên thế
giới vì chúng có giá trị kinh tế cao và nguồn giống cung cấp khá chủ động. Loài
Trachinotus ovatus, T. carolinus đƣợc nuôi nhiều ở các nƣớc Bắc Trung Mỹ đặc biệt
là ở Mỹ (Main và CTV,2007). Loài T. blochii thì đƣợc nuôi phổ biển ở các nƣớc Châu
Á đặc biệt là Trung Quốc, Đài Loan, Singapo, Malaysia, Philippin và Việt Nam.[1, 3,
6, 25, 3234].
Nhiều nghiên cứu về nuôi thƣơng phẩm các loài thuộc giống cá chim Trachinotus
đƣợc công bố. Ở Mỹ, cá chim Trachinotus carolinus đƣợc nuôi từ năm 1952 trong ao
đất với năng suất 270-437 kg/ ha/133 ngày nuôi. Thức ăn cho cá chủ yếu là cá tạp tự
đánh bắt (Cuevas 1978, Watanabe 1994). McMaster(2003) thí nghiệm nuôi cá chim



Trang 8
vây vàng ở nồng độ muối 19‰, cá đƣợc cho ăn bằng thức ăn của Aquafeed (Protein =
43 %, Lipit = 10 %), sau 4 tháng nuôi từ cỡ bắt đầu thả 10 g cá đạt khối lƣợng 110 g.
Cá chim là loài nuôi phổ biến ở Đài Loan, năm 1986 Lâm Phiệt Đƣờng đã thu gom
126 con cá chim vây vàng loại nhỏ, vừa và lớn nuôi chung với nhau. Năm 1989 bắt
đầu thực nghiệm cho sinh sản nhân tạo, qua 5 lần tiêm kích dục tố và có 4 lần cho đẻ
thành công, tổng số lƣợng trứng thu đƣợc trên 900 vạn trứng trong đó thụ tinh trên
500 vạn trứng, qua nhiều hình thức thực nghiệm ƣơng nuôi cuối cùng thu đƣợc 38,6
vạn giống kích cỡ 2 – 3 cm. Đây là lần đầu tiên sinh sản nhân tạo cá chim vây vàng
thành công, đến năm 1997 Đài Loan có 20 trại sản xuất giống cá chim vây vàng với
sản lƣợng giống đạt 38 triệu con cỡ 2 – 3 cm để phục vụ cho nhu cầu nuôi trong nƣớc
và xuất khẩu, giá con giống từ 0,04 – 0,06 USD/con và tính đến năm 2001 nƣớc này
đã sản xuất giống cá nhân tạo của 46/60 loài cá biển nuôi. Trong đó có một số loài
thuộc giống cá chim nhƣ Trachinotus blochii, T. falcatus và T. ovatus [5, 6, 25, 30]

Lazo và CTV, (1998) đã nghiên cứu ảnh hƣởng của hàm lƣợng protein từ 35 - 45% lên
sinh trƣởng của cá chim Trachinotus carolinus cho thấy hàm lƣợng protein thích hợp
cho cá chim là 45 %. Nghiên cứu của Tatuman và CTV(2004) cũng cho rằng hàm
lƣợng protein tối thiểu cho cá chim Trachinotus ovatus sinh trƣởng nhanh nhất là 45%.
[6, 25, 31]
.
Theo Chou, (1997) cá chim vây vàng là đối tƣợng nuôi chính ở Singapore, cá
giống đƣợc nhập từ Đài Loan. Thức ăn cho cá ăn chủ yếu vẫn là cá tạp. Thouard
(1989) thí nghiệm nuôi cá chim Trachinotus goodie cỡ cá thả 15 g trong lồng, sau 5
tháng nuôi cá đạt cỡ 300g khi cho ăn thức ăn công nghiệp với hàm lƣợng protein 50%
và đạt 260g khi cho ăn bằng cá tạp, tỷ lệ sống 83 – 90%. [1, 6,].
Năm 1993 trung tâm chuyển giao công nghệ trƣờng Đại học Trung Sơn kết hợp
với Trạm nghiên cứu giống thủy sản Quảng Đông – Trung Quốc nghiên cứu cho sinh
sản nhân tạo thành công cá chim vây vàng trên quy mô nhỏ (ƣơng nuôi ấu trùng trong
bể xi măng). Năm 1998 trung tâm kết hợp với công ty trách nhiệm hữu hạn giống thủy
sản Thắng Lợi- Hải Nam- Trung Quốc nghiên cứu sản xuất thành công trên quy mô
lớn (ƣơng nuôi ấu trùng trong ao đất và bể xi măng). [1, 15]



Trang 9
Lan và ctv, (2007) đã thử nghiệm ƣơng giống cá chim vây vàng cỡ 4,9 – 6,7 g,
thả nuôi trong lồng trên biển với mật độ 222 con/m
3
, cho ăn bằng thức ăn công nghiệp
dạng viên có hàm lƣợng protein 47% và lipid 15%, sau 30 ngày ƣơng cá đạt cỡ 14,4 –
26,4 g, tỷ lệ sống 90%, năng suất 2,8 – 5,3 kg cá giống/m
3
, hệ số chuyển đổi thức ăn từ
0,89 – 1,86. Sau đó các tác giả này lại thử nghiệm nuôi thƣơng phẩm với cỡ cá giống

19 – 26g và đƣợc thả trong các lồng có thể tích 100m
3
với mật độ 96 con/m
3
, cá đƣợc
cho ăn bằng thức ăn công nghiệp (protein 43% và lipid 12%), sau 146 ngày nuôi cá đạt
cỡ 577 – 640 g, tỷ lệ sống 99,2 – 99,5 %, năng suất đạt 54,6 – 64,3 kg/m
3
, hệ số
chuyển đổi thức ăn từ 2,43 – 2,76.[1, 6].
Tại philippines có hai loài cá chim vây vàng đƣợc nuôi phổ biến đó là
Trachinotus carolinus và T.blockii. Họ thƣờng nuôi lồng trên biển với kích cỡ lồng là
18x18x8m với thức ăn công nghiệp có chứa 42% protein [1, 3].
Ở Indonesia, trƣớc đây cá chim vây vàng đƣợc nhập giống từ Đài Loan về
nuôi. Từ nguồn cá nuôi thƣơng phẩm này, trung tâm phát triển biển Batam đã tuyển
chọn đƣợc đàn cá bố mẹ và nuôi vỗ với tỷ lệ đực: cái là 1:1 trong lồng và cho ăn bằng
cá tạp kết hợp với thức ăn công nghiệp có bổ sung vitamin E, C, B.… Khẩu phần ăn từ
3- 5% và đã cho sinh sản nhân tạo thành công bằng cách tiêm kích dục tố HCG 250 IU
kết hợp với Fibrogen 50 IU, tỷ lệ nở của trứng từ 60- 70%. Ấu trùng đƣợc đƣa vào
ƣơng trong bể xi măng có thể tích 10 m
3
với mật độ từ 10- 15 ấu trùng/ L, thức ăn sử
dụng là tảo đơn bào (Nannochloropsis sp.), luân trùng, ấu trùng Artemia và thức ăn
tổng hợp, sau 35 ngày ƣơng cá đạt cỡ 3,0- 3,5cm, tỷ lệ sống 20- 25% nhƣng mật độ
ƣơng thấp và tỷ lệ dị hình ở cá vẫn cao (5%) [1, 6, 21]
1.2.2 Tình hình sản xuất giống và nuôi cá chim vây vàng trong nước
1.2.2.1 Tình hình sản xuất giống
Đế chủ động trong việc sản xuất con giống, 2006 Trƣờng cao đẳng Thủy Sản
Bắc Ninh đã thực hiện thành công dự án “Nhập công nghệ sản xuất giống cá chim vây
vàng”, Cá bố mẹ đã thành thục có khối lƣợng từ 2 – 6 kg/con đƣợc nhập từ Trung

Quốc (nƣớc chuyển giao công nghệ) về nuôi vỗ bằng thức ăn là cá tạp. Qua 2 lần nhập
cá bố mẹ cho thấy tỷ lệ sống của cá rất thấp sau 1 tháng nuôi (đợt 1: chết 39/40 con,
đợt 2: chết 30/40 con) do thời gian vận chuyển lâu và thay đổi môi trƣờng nuôi. Những
cá bố mẹ còn lại khi thành thục đƣợc kích thích sinh sản bằng HCG 1000 IU và 20



Trang 10
LRHa/kg cá. Ấu trùng đƣợc ƣơng trong bể xi măng với mật độ từ 10 – 15 con/ lít cho
ăn bằng luân trùng và ấu trùng copepoda nuôi từ ao, khi cá đạt cỡ cá hƣơng thì đƣa ra
ao ƣơng thành cá giống lớn hơn. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống của cá bố mẹ từ 2,5 –
25%, tỷ lệ thành thục > 63,5% , tỷ lệ đẻ > 73,3%, tỷ lệ thụ tinh 15,3 – 80%, tỷ lệ nở 28
– 56%, tỷ lệ sống của cá hƣơng 31 – 35% và cá giống là 50 – 62%; khi kết thúc dự án
trƣờng đã sản xuất đƣợc 104.486 con cá giống cỡ 4 – 6cm [3]. Tuy nhiên, công nghệ
nhập cũng có những hạn chế nhƣ tỷ lệ sống của cá bố mẹ nhập về thấp, tỷ lệ thụ tinh,
tỷ lệ nở không ổn định, khó kiểm soát sự lây lan bệnh dịch và không chủ động đƣợc
nguồn thức ăn tƣơi sống; công nghệ này chỉ có thể áp dụng đƣợc ở các tỉnh phía bắc
nhƣ Quảng Ninh nơi có điều kiện sinh thái gần giống với các tỉnh phía nam Trung
Quốc. Do vậy, nghiên cứu thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo cá chim vây vàng tại
các tỉnh Nam Trung Bộ, nơi có điều kiện sinh thái và tiềm năng lớn để phát triển nghề
nuôi cá biển là rất cần thiết. [1, 6].
Nhằm đa dạng hóa đối tƣợng nuôi, góp phần tăng sản lƣợng cá nuôi cho toàn
Ngành, cũng nhƣ chủ động đƣợc nguồn giống cho ngƣời nuôi, Trung tâm Khuyến
nông Quốc gia đã phối hợp với Trƣờng Cao đẳng Thủy sản, Viện Nghiên cứu Nuôi
trồng Thủy sản I thực hiện dự án nhập công nghệ sản xuất nhân tạo cá chim vây vàng
do Trung tâm chuyển giao công nghệ Trƣờng Đại học Trung Sơn Trung Quốc chuyển
giao.
Sau 2 năm triển khai tại Trại Nuôi trồng Thủy sản 4 (Trƣờng Cao đẳng Thủy
sản), dự án đã hoàn thành với kết quả cao. Tỷ lệ thành thục đạt 84,7%, vƣợt 4,7% so
với chỉ tiêu của dự án, tỷ lệ rụng trứng đạt 86,58%, vƣợt 16,58% so với chỉ tiêu; tỷ lệ

nở từ trứng thụ tinh đạt 83,46%, vƣợt 3,46% so với chỉ tiêu; tỷ lệ sống từ cá bột lên
các hƣơng (cỡ 2 cm) đạt 32,42%, đạt chỉ tiêu đề ra; tỷ lệ sống từ các hƣơng lên cá
giống 50 – 62,5%, vƣợt 12,5% so với chỉ tiêu. Tổng số lƣợng cá hƣơng đạt 310.660
con, vƣợt 10.660 con so với chỉ tiêu. Tổng số lƣợng cá giống sản xuất đƣợc 165.040
con, vƣợt chỉ tiêu 15.040 con so với chỉ tiêu [6, 32, 33, 36].
Khánh Hòa là tỉnh miền Trung đi đầu về thử nghiệm sản xuất giống cá chim
vây vàng và nghiên cứu nuôi thƣơng phẩm. Đề tài “Thử nghiệm sản xuất giống cá
chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) tại Khánh Hòa” do PGS.TS Lại



Trang 11
Văn Hùng (Trƣờng Đại học Nha Trang) làm chủ nhiệm. Sở NN&PTNT chủ trì đã
đƣợc Hội đồng Khoa học công nghệ cấp tỉnh nghiệm thu đạt loại xuất sắc [6].
Năm 2010, trung tâm Giống hải sản Nam Định đã phối hợp với Trƣờng Cao
đẳng Thủy sản Bắc Ninh sản xuất thành công giống cá chim vây vàng. Những con
giống này sau đó đƣợc đƣa xuống các vùng nuôi thuộc huyện Giao Thủy, Nghĩa Hƣng
(Nam Định)
Nhƣ vậy, để đa dạng hóa đối tƣợng nuôi và chủ động nguồn con giống với chất
lƣợng tốt cho ngƣời nuôi thì việc tập trung đầu tƣ cho nghiên cứu phát triển và chuyển
giao công nghệ sản xuất giống cá biển nói chung và cá chim vây vàng nói riêng cho
ngƣời nuôi lúc này là rất quan trọng để đạt mục tiêu trên.
Cá chim vây vàng là đôi tƣợng dễ nuôi và có giá trị kinh tế cao, mặc dù có vùng
phân bố tự nhiên ở Việt Nam nhƣng rất ít khi bắt gặp. Nhận thức đƣợc tiềm năng của
đối tƣợng này, nhiều ngƣời nuôi cá lồng ở cá tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa đã nhập
giống từ Đài Loan về nuôi, thức ăn sữ dụng chủ yếu là cá tạp, sau thời gian nuôi 10-
12 tháng đạt cỡ thƣơng phẩm 800- 1000 g. Năm 2004 phân viện nuôi trồng thủy sản
đã tiến hành nhập cá hƣơng cá chim vây vàng về nuôi, cá đƣợc cho ăn bằng cá tạp, sau
6 tháng nuôi cá đạt khối lƣợng trung bình 545 g/con và sau 9 tháng nuôi đạt 722g.
Năm 2005 viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản một đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu

đặc điểm sinh học, kỷ thuật nuôi thƣơng phẩm và tạo đàn cá hậu bị của 5 loài cá biển
kinh tế”, trong đó có cá chim vây vàng. Kết quả của đề tài cho thấy sau 6 tháng nuôi cá
chim vây vàng bằng thức ăn công nghiệp Proconco và cá tạp. với cỡ cá thà là 22g cá
đạt 450 g. so với thức ăn là cá tạp thì cá nuôi bằng thức ăn công nghiệp sinh trƣởng
chậm hơn. Cá chim vây vàng giống cỡ 22g nuôi trong lồng có thể tích 20 m
3
với 3 mật
độ nuôi là 330 và 600 con/lồng đạt tỷ lệ sống 58,6 – 68,2 %, khối lƣợng từ 461,2 –
470,2 g và mật độ nuôi càng cao tỷ lệ sống, tốc độ sinh trƣởng thấp và tỷ lệ phân đàn
cao hơn so với mật độ thấp. Trong khi đó, cá chim vây vàng giống cỡ 21,1 g đƣợc sản
xuất tại địa phƣơng nuôi trong ao đất tại Quảng Ninh nuôi bằng thức ăn công nghiệp
nhập từ Trung Quốc với mật độ 1,5 và 2,5 con/m
2
, sau thời gian nuôi 3 tháng cá đạt
khối lƣợng 257 – 261 g, tỷ lệ sống 95 – 96 % [Thái Thanh Bình & Trần Thanh, 2008]
và cao hơn so với cá nuôi trong lồng bằng nguồn giống nhập từ Đài Loan. Qua đó cho



Trang 12
thấy, việc nhập giống từ các nƣớc khác về ngoài giá giống cao thì tỷ lệ sống khi ƣơng,
nuôi cũng thấp hơn do môi trƣờng nuôi thay đổi [1, 6, 33, 35].
1.2.2.2 Tình hình nuôi thương phẩm cá chim vây vàng
Hầu hết các mô hình nuôi đều cho thấy, cá chim vây vàng có sức sinh trƣởng
nhanh, có thể nuôi ở môi trƣờng nƣớc lợ, mặn với các hình thức nhƣ nuôi trong lồng
lƣới hoặc trong ao đất. Cá ít bệnh, tuy nhiên khả năng chịu rét kém, gặp thời tiết lạnh
cá ngừng ăn và có thể chết.
Để nuôi thành công loài cá này, ngƣời nuôi cần phải làm tốt công tác kỹ thuật,
xử lý trƣớc khi nuôi, không dùng cá tạp vì dễ làm ô nhiễm nƣớc và truyền bệnh cho cá.
Hiện nay, các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu để giảm chi phí thức ăn, đặc biệt

là nghiên cứu nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp, phòng và trị bệnh cho cá.
Năm 2010, Trung tâm Giống hải sản Nam Định đã phối hợp với Trƣờng Cao
đẳng Thủy sản Bắc Ninh sản xuất thành công giống cá chim trắng vây vàng. Những
con giống này sau đó đƣợc đƣa xuống các vùng nuôi thuộc huyện Giao Thủy, Nghĩa
Hƣng (Nam Định). Sau thời gian từ 4 - 6 tháng nuôi, cá thƣơng phẩm đạt trọng lƣợng
từ 0,6 – 0,7 kg. Qua 2 năm, các mô hình nuôi cá chim trắng vây vàng ở Nam Định đều
đạt hiệu quả cao so với các đối tƣợng nuôi khác, trung bình lãi trên dƣới 300 triệu
đồng/ha. [1, 6,33,35]
Cá chim vây vàng là đối tƣợng nuôi mới, đang đƣợc phát triển ở các tỉnh Nam
Trung bộ, cho hiệu quả kinh tế cao. Tại Khánh Hòa, bà con nuôi thử trong ao đất và
lồng bè. Theo khảo sát một số hộ ở các huyện Ninh Hòa, Cam Lâm và TP Cam Ranh
(Khánh Hòa) thì hầu hết ngƣời nuôi đều có lãi.
Hiện nay cá chim vây vàng đang đƣợc nuôi nhiều ở các tỉnh nhƣ Bạc Liêu, Cà
Mau, Sóc Trăng, Khành Hòa, Quảng Ninh, Phú Yên… bởi đặc tính rộng muối của nó.
1.3 Những nghiên cứu về vai trò và nhu cầu của một số vitamin và khoáng
chất trong thức ăn ở cá
1.3.1 Vai trò và nhu cầu của vitamine B6
Vitamin B6 là một hợp chất tan trong nƣớc đƣợc phát hiện vào năm 1930
nhƣng đến 1934 thì mới biết đến chức năng của nó và 1938 tách chiết B6 từ cám gạo.



Trang 13
Sau thời gian nghiên cứu cho thấy B6 có ba hình thức chuyển hóa cho nhau đó là
pyridoxal, pyridoxaine và pyridoxine. Chúng đều bền vững khi đun sôi trong acid và
kiềm nhƣng không bền khi có các chất oxy hóa. Tuy nhiên, dƣới tác dụng của ánh
sáng vitamin B6 bị phân hủy nhanh.[37]
Các dạng của B6 hoạt động giống nhƣ một coenzyme của nhiều enzyme khác nhau
trong cơ thể và tham gia chủ yếu vào quá trình trao đổi chất và thực hiện các chức
năng sau:

 Tham gia vào quá trình chuyển hóa aminoacid, glucose và lipid.
 Tham gia vào quá trình tổng hợp các hợp chất dẫn truyền xung thần kinh.
 Tham gia vào sự trao đổi chất của histamine
 Hỗ trợ trong việc tổng hợp hemoglobin
 Tham gia vào quá trình biểu hiện gen [4, 10]
Khi chúng ta cung cấp một lƣợng vitamin B6 không đủ sẽ làm cho vật nuôi kém
ăn, chậm lớn, rối loạn thần kinh làm biểu hiện cá không có phản ứng khi có tiếng động
và khi cá chết thì hiện tƣợng chết cứng diễn ra rất nhanh [2, 4, 10]
Sự thiếu hụt Vitamin B6 sẽ dẫn đến tăng sự biểu hiện của mRNA albumin,
pyridoxal phosphate sẽ ảnh hƣởng đến biểu hiện gen của glycoprotein IIb bằng cách
tƣơng tác với các yếu tố phiên mã khác nhau, kết quả là ức chế sự kết tập tiểu cầu
nhƣng khi tăng nồng độ nội bào của vitamin này sẽ dẫn đến giảm sự sao chép của
hormon glucocorticoid [38] .
Bảng 1.2 : Nhu cầu một số vitamin của họ cá Samonidae (mg/kg thức ăn)
Vitamin
NRC (1993)
Mức thêm vào thức ăn
Thiamin (B1)
1
15
Riboflavin (B2)
4-7
25
Pyridoxine (B6)
3-6
25
Vitamine D3
2400
2000
Vitamin C

50
150
**
Vitamin E
50
300-350
NRC : Hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa kỳ,
**
Dùng loại vitamin C bền. [5, 9, 10].




Trang 14
Những nghiên cứu trƣớc đây cho thấy mặc dù nhu cầu vitamin B6 của cá hồi thấp
song lƣợng bổ sung lại cao hơn khoảng 4 lần, có thể là do trong quá trình chế biến
thức ăn bị hao hụt do nhiệt độ hay trong quá trình bảo quản bị biến đổi hoặc tùy vào
từng dạng vitamin B6 bổ sung vào thức. Trong thí nghiệm về nhu cầu cá chim vây
vàng tôi thí nghiệm ở ba hàm lƣợng 10, 20, 30 mg/kg thức ăn để đánh giá mức cần bổ
sung vào thức ăn ở hàm lƣợng thấp (10 mg/kg thức ăn), ở hàm lƣợng trung bình (20/kg
thức ăn) và ở hàm lƣợng bổ sung cao (30 mg/kg ). Từ đó làm cơ sở cho những nghiên
cứu khác với nhu cầu vitamin B6 của cá chim vây vàng từ đó đƣa ra hàm hƣợng bổ
sung thích hợp.
1.3.2 Vai trò và nhu cầu của Zn và Se
Ngoài các nguyên tố tạo thành các hợp chất hữu cơ nhƣ cacbon, hydro, oxy,
nito thì còn khoảng hơn hai mƣơi nguyên tố vô cơ khác đƣợc xem là hết sức cần thiết
cho cơ thể động vật bao gồm cả tôm và cá. Tùy vào nồng độ của chúng trong cơ thể
mà ngƣời ta có thể chia thành hai nhóm chính là nguyên tố vi lƣợng và đa lƣợng.
Các khoáng chất là hết sức cần thiết cho cơ thể, chúng tham gia vào nhiều thành
phần cấu tạo nên các hợp chất quan trọng, đồng thời tham gia vào nhiều quá trình quan

trọng của cơ thể, nhìn chung chúng có một số chức năng nhƣ sau:
Chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa áp suất thẩm thấu do đó
điều hòa quá trình trao đổi nƣớc và khoáng chất trong cơ thể, các nguyên tố này còn là
thành phần của các mô mềm trong cơ thể động vật, là thành phần quan trọng của việc
truyền xung thần kinh và co cơ, khoáng chất còn là thành phần quan trọng trong việc
điều hòa cân bằng acid-baso qua điều hòa pH và các dịch cơ thể khác.[2, 4, 10]
Ngoài ra khoáng chất còn là thành phần thiết yếu của rất nhiều enzym, vitamin,
kích thích tố, và các sắc tố hô hấp, hoặc là tiền nhân tố trong quá trình trao đổi chất,
chất xúc tác và kích hoạt enzyme.
Kẽm và selen là hai nguyên tố vi lƣợng nhƣng có vai trò đặc biệt quan trọng
trong cơ thể [10, 14].
1.3.2.1 Vai trò và nhu cầu của Zn
 Kẽm đƣợc đánh giá là một nguyên tố vi lƣợng quan trọng trong dinh dƣỡng của
động vật nói chung và cá nói riêng.



Trang 15
 Kẽm là thành phần thiết yếu của hơn 80 metalloenzymes, bao gồm carbonic
anhydrase (cần thiết cho việc vận chuyển khí cacbon dioxit trong máu và tiết HCl
trong dạ dày), các quá trình dehydro hóa hay còn gọi là quá trình tách hydro.
 Kẽm là nguyên tố hoạt động cùng các enzyme quan trọng trong cơ thể bao gồm
arginase, enolase, peptidase nhiều, và decarboxylase oxalacetic.
 Kẽm còn là thành phần quan trọng của các hệ thống enzyme tổng hợp và chuyển
hóa protein, chất béo và chuyển hóa carbohydrate, đặc biệt trong quá trình tổng
hợp và trao đổi chất của các axit nucleic (RNA) và protein.
 Mặc dù chƣa đƣợc chứng minh, song kẽm đƣợc đề xuất đóng một vai trò quan
trọng trong hoạt động của các hormone nhƣ insulin, glucagon, corticotrophin,
FSH và LH.
 Ngoài ra kẽm còn đóng vai trò tích cực trong việc chữa lành các vết thƣơng

[5,2018].
1.3.2.2 Nhu cầu của kẽm :
Theo một số nghiên cứu trƣớc đây thì ngƣời ta đã biết nhu cầu cá hồi là 15-30
mg/kg thức ăn.
Yêu cầu kẽm của cá hồi vân và cá chép là 15 - 30 mg/kg thức ăn [9].
Song khi mà hàm lƣợng kẽm quá cao lại gây ra các tác hại cho cá : ở nồng độ
cao, kẽm làm ảnh hƣởng tới sự tăng trƣởng, phát triển và tỷ lệ sống của cá (Tuurala và
Soivio, 1982). Kẽm tích tụ trong mang cá và điều này cho thấy giảm hiệu quả trong hô
hấp tại cá mô mang dẫn đến tử vong do thiếu oxy máu (Crespso et al, 1979). [10]
Theo một số nghiên cứu trƣớc đây thì hàm lƣợng kẽm gây độc còn phụ thuộc
vào hàm lƣợng Ca trong thức ăn. Ví dụ tốc độ tăng trƣởng của cá hồi sẽ giảm khi hàm
lƣợng Zn trong thức ăn là 20 mg/kg thức ăn và hàm lƣợng Ca là 0,1 mg/kg thức ăn
nhƣng khi mà hàm lƣợng Zn cũng nhƣ vậy nhƣng hàm lƣợng Ca là 5 mg/kg thức ăn lại
không thấy có sự giảm tốc độ tăng trƣởng nhƣ vậy [2, 4, 5, 8, 9].


×