Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển nghề nuôi tu hài (lutraria rhyncaena) tại huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 68 trang )



i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung trong Luận văn này là kết quả nghiên
cứu của tôi, các số liệu, dẫn liệu được sử dụng trong Luận văn là trung thực. Các
số liệu điều tra, phỏng vấn là kết quả của quá trình thực hiện điều tra, phỏng vấn
nghiêm túc của bản thân tôi trong thời gian công tác và thực hiện Đề tài nghiên
cứu. Các số liệu về tình hình nuôi, sản xuất, cung ứng con giống, tình hình dịch
bệnh Tu hài… của tỉnh Quảng Ninh và huyện Vân Đồn được tôi thu thập tại các
cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý nhà nước: Phòng Nông nghiệp & Phát
triển nông thôn huyện Vân Đồn, Chi cục nuôi trồng thủy sản, Trung tâm Khuyến
nông – Khuyến ngư, Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội dung nghiên cứu trong
Luận văn này.
Tác giả



Thiều Văn Thành















ii
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn này, tôi đã nhận được
nhiều sự quan tâm, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện của các thầy giáo, cô giáo,
các đồng chí, đồng nhiệp và nhiều tổ chức, cá nhân nơi học tập, công tác;
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học, Khoa Nuôi
trồng thủy sản Trường Đại học Nha Trang đã quan tâm và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập;
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lại Văn
Hùng, người thầy đã dạy dỗ, dìu dắt và chỉ bảo tận tình tôi suốt quá trình học tập
từ khi còn là sinh viên Trường Đại học Thủy sản Nha Trang (nay là Đại học Nha
Trang) và trong quá trình thực hiện Luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các
thầy giáo, cô giáo khoa Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang; Các
thầy giáo, cô giáo trường Đại Học Nông nghiệp I, Tổng cục Thủy sản, Viện
Nghiên cứu Hải Sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã tận tình giảng
dạy, giúp chúng tôi hoàn thành tốt khóa học, nâng cao trình độ nhận thức và
chuyên môn;
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Sở Nông nghiệp & Phát
triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư, Chi
cục Nuôi trồng thủy sản, Chi cục Thú y, Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Sản
xuất giống thủy sản tỉnh Quảng Ninh; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, UBND các xã Thắng Lợi, Đông Xá, Bản Sen, Quan Lạn và thị trấn Cái
Rồng huyện Vân Đồn; Các đồng nghiệp đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện về
thời gian, kinh phí và cung cấp số liệu, dữ liệu cần thiết để tôi có thể hoàn thành
tốt các nội dung nghiên cứu của Luận văn.

Tác giả


Thiều Văn Thành



iii
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
4
1.1
VỊ TRÍ PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA TU HÀI
4
1.1.1
Hình thái cấu tạo và vị trí phân loại
4
1.1.1.1
Vị trí phân loại
4
1.1.1.2.
Hình thái, cấu tạo cơ thể
4
1.1.2.
Phân bố

4
1.1.3.
Đặc điểm sinh học
5
1.1.3.1.
Tập tính sống
5
1.1.3.2.
Đặc điểm dinh dưỡng
6
1.1.3.3.
Đặc điểm sinh trưởng
6
1.1.3.4.
Đặc điểm sinh sản
7
1.1.3.5.
Khả năng thích ứng với môi trường và địch hại
8
1.2.
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TU HÀI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
8
1.2.1.
Tình hình nghiên cứu tu hài trên thế giới
8
1.2.2.
Tình hình nghiên cứu tu hài ở Việt Nam
10
1.2.3.
Hiện trạng và định hướng phát triển NTTS tỉnh Quảng Ninh

13
1.2.3.1.
Hiện trạng NTTS tỉnh Quảng Ninh năm 2011
13
1.2.3.2.
Định hướng phát triển đến năm 2020
14
1.2.4.
Tình hình nuôi tu hài ở Quảng Ninh
15

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
18
2.1.
THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
18
2.2.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
18
2.2.1.
Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
18
2.2.2.
Phương pháp điều tra
19
2.2.3.
Chọn mẫu nghiên cứu
19
2.2.4.
Thu thập và xử lý số liệu

19
2.2.5.
Đề xuất giải pháp phát triển
20


iv


CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

21
3.1.
ĐÁNH GIÁ YẾU TỐ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CÓ LIÊN
QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN NGHỀ NUÔI TU HÀI Ở VÂN ĐỒN
21
3.1.1
Điều kiện tự nhiên
21
3.1.1.1.
Vị trí địa lý
21
3.1.1.2.
Địa hình
22
3.1.1.3.
Khí hậu và thủy văn
22
3.1.1.4.
Điều kiện môi trường và tai biến thiên nhiên

23
3.1.1.5.
Tài nguyên sinh vật
24
3.1.1.6.
Tiềm năng, hiện trạng, định hướng và mục tiêu phát triển NTTS
25
3.1.1.7.
Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến nghề nuôi tu hài ở Vân Đồn
26
3.1.2.
Đặc điểm kinh tế xã hội
27
3.1.2.1.
Các đơn vị hành chính
27
3.1.2.2.
Cơ cấu kinh tế
27
3.1.2.3.
Dân số lao động và việc làm
28
3.1.2.4.
Tổ chức quản lý và nhân lực NTTS
29
3.1.2.5.
Cơ sở dịch vụ hậu cần nuôi trồng thủy sản
31
3 2.6.
Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện KTXH đến nghề nuôi tu hài ở Vân Đồn

32
3.2.
HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT NUÔI TU HÀI TẠI HUYỆN VÂN ĐỒN
33
3.2.1.
Hiện trạng về diện tích, sản lượng
33
3.2.2.
Hiện trạng cơ sở hậu cần và dịch vụ
33
3.2.2.1.
Sản xuất và cung ứng con giống
33
3.2.2.2.
Cung ứng vật tư, thiết bị
34
3.2.2.3.
Thị trường tiêu thụ
34
3.2.3.
Các hình thức nuôi tu hài
34
3.2.4.
Điều kiện về vị trí, vùng nuôi tu hài
36
3.2.4.1.
Điều kiện vị trí, vùng nuôi tu hài bằng lồng treo trên bè
36
3.2.4.2.
Điều kiện vị trí, vùng nuôi tu hài bằng lồng đặt trên bãi

36
3.2.4.3.
Điều kiện vị trí, vùng nuôi tu hài bằng hình thức thả trực tiếp
37


v
3.2.5.
Kỹ thuật xây dựng bãi và chuẩn bị lồng, bè nuôi
38
3.2.5.1.
Chuẩn bị bãi nuôi
38
3.2.5.2.
Lồng nuôi tu hài thương phẩm
39
3.2.5.3.
Bè nuôi
39
3.2.6.
Tiêu chuẩn, mật độ và kỹ thuật thả giống
40
3.2.6.1.
Tiêu chuẩn giống thả
40
3.2.6.2.
Mật độ giống thả
41
3.2.6.3.
Kỹ thuật thả giống

41
3.2.6.4.
Mùa vụ thả giống và thời gian nuôi
42
3.2.7.
Quản lý chăm sóc
42
3.2.8.
Kết quả nuôi
43
3.2.8.1.
Tỷ lệ sống
43
3.2.8.2.
Cỡ thu hoạch
44
3.2.8.3.
Năng suất
44
3.2.9.
Hiệu quả kinh tế
44
3.2.10.
Thảo luận
45
3.3.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI TU HÀI Ở VÂN ĐỒN
47
3.3.1.
Nhóm giải pháp về quy hoạch vùng nuôi

47
3.3.2.
Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến ngư
48
3.3.3.
Nhóm giải pháp về dịch vụ, hậu cần
49
3.3.3.1.
Giải pháp về con giống
49
3.3.3.2.
Phát triển hệ thống dịch vụ, hậu cần
51
3.3.4.
Nhóm giải pháp về chính sách
51
3.3.4.1.
Chính sách về vốn
51
3.3.4.2.
Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
53
3.3.4.3.
Các chính sách hỗ trợ phát triển khác
53
3.3.5.
Nhóm giải pháp về thị trường
53

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

56
4.1.
KẾT LUẬN
56





vi
4.1.1.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở Vân Đồn liên quan đến phát triển
nghề nuôi tu hài ở Vân Đồn
56
4.1.2
Hiện trạng kỹ thuật nuôi tu hài ở Vân Đồn
56
4.1.3
Giải pháp phát triển
57
4.2
KIẾN NGHỊ
57

TÀI LIỆU THAM KHẢO
58



























vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1:
Tình hình nuôi tu hài ở Quảng Ninh năm 2011
Trang 15
Bảng 1.2:
Tình hình thiệt hại tu hài nuôi do dịch bệnh tại Quảng

Ninh năm 2012
Trang 16
Bảng 3.1:
Kết quả nuôi trồng thủy sản huyện Vân Đồn giai đoạn
năm 2005 – 2011
Trang 25
Bảng 3.2:
Hiện trạng nuôi tu hài tại huyện Vân Đồn năm 2011
Trang 33
Bảng 3.3:
Các hình thức nuôi tu hài tại huyện Vân Đồn năm 2012
Trang 35
Bảng 3.4:
Mật độ nuôi, kích cỡ giống thả theo 03 hình thức nuôi
Trang 40
Bảng 3.5:
Kết quả nuôi tu hài theo 03 hình thức nuôi
Trang 43
Bảng 3.6:
Hiệu quả kinh tế của 03 hình thức nuôi
Trang 45





















viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1:
Hình ảnh tu hài Lutraria ryhnceana, 1844
Trang 4
Hình 1.2:
Biểu đồ phân bố của tu hài tại vùng biển thành phố Hải
Phòng và tỉnh Quảng Ninh
Trang 5
Hình 1.3
Chu trình phát triển của tu hài
Trang 7
Hình 2.1:
Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu của Đề tài
Trang 18
Hình 3.1:
Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh
Trang 21

Hình 3.2:
Tỷ lệ hộ nuôi tu hài theo 03 hình thức tại Vân Đồn năm
2012
Trang 35
Hình 3.3:
Vị trí nuôi tu hài thương phẩm tại Vân Đồn
Trang 37, 38
Hình 3.4:
Mô hình nuôi thả trực tiếp xuống bãi
Trang 38
Hình 3.5:
Mô hình nuôi trong lồng nhựa đặt trên bãi
Trang 39
Hình 3.6:
Mô hình nuôi trong lồng nhựa treo trên bè
Trang 40
Hình 3.7:
Tỷ lệ sống của tu hài nuôi theo 03 hình thức
Trang 44

















1
MỞ ĐẦU
Quảng Ninh là tỉnh miền núi, biên giới và hải đảo phía Đông Bắc của Tổ
quốc. Nằm trong địa bàn động lực của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Quảng
Ninh đóng vai trò đầu tàu về phát triển kinh tế, xã hội và tạo sức lan tỏa trong
quá trình phát triển kinh tế của cả Vùng. Với chiều dài 250 km bờ biển, trên
6.000 km
2
diện tích mặt biển, hơn 20.000 ha eo vịnh, khoảng 40.000 ha diện tích
bãi triều và tài nguyên biển phong phú, Quảng Ninh đã được chọn là địa bàn
trọng điểm trong triển khai Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Và trong
những năm tới, ngành Thủy sản tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu trở
thành trung tâm khai thác, nuôi trồng thuỷ sản biển của khu vực phía Bắc [14].
Nằm cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 50 km về phía Đông, Vân
Đồn là một huyện đảo có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản biển bậc nhất
Miền Bắc nước ta. Với diện tích trên 8.900 ha mặt biển có khả năng phát triển
nuôi trồng thủy sản, trên 200 hòn đảo lớn, nhỏ trải dài gần 50 km từ Bắc xuống
Nam, tạo ra nhiều vùng vịnh kín, trương cát, bãi nông [26] Vân Đồn có điều
kiện cực kỳ thuật lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển. Trong những
năm gần đây, cùng với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, của doanh nghiệp và
người dân, nuôi thủy sản ở Vân Đồn đã có những bước phát triển đáng kể, diện
tích nuôi được mở rộng, phương thức nuôi từng bước được cải tiến, năng suất,
sản lượng không ngừng gia tăng, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống
cho ngư dân, góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của
Huyện và ổn định an ninh kinh tế vùng biển đảo của Tổ quốc.

Mặc dù mới bắt đầu từ năm 2003 trên quy mô 2.000 m
2
tại xã Bản Sen
với gần 10 hộ dân tham gia [26], đến hết năm 2011, diện tích nuôi tu hài huyện
Vân Đồn đã lên đến hàng trăm héc ta với trên 700 hộ tham gia; Nghề nuôi tu hài
đã giúp hàng trăm hộ dân tại các xã đảo của Huyện thoát nghèo và trở nên giàu
có với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Tuy nhiên, công tác quản
lý, chuẩn bị đầu tư các nguồn lực cần thiết chưa theo kịp tốc độ phát triển cực kỳ
nhanh chóng đang đẩy nghề nuôi tu hài của huyện Vân Đồn đứng trước nhiều
khó khăn, thách thức. Đầu năm 2012, hàng trăm hộ dân ở Vân Đồn đã phải


2
“điêu đứng” vì dịch bệnh trên tu hài nuôi, mức thiệt hại lên đến hàng trăm tỷ
đồng và liên quan đến đời sống của hàng ngàn lao động thủy sản trên địa bàn.
Tác nhân gây bệnh dịch trên tu hài nuôi đã được các cơ quan chức năng xác định
rõ, tuy nhiên những nguyên nhân và hệ lụy của nó chưa được đề cập một cách
đầy đủ; Trước tình hình đó, việc nghiên cứu đánh giá một cách đầy đủ, khoa học
về hiện trạng nhằm tìm ra những giải pháp góp phần ổn định và phát triển bền
vững nghề nuôi tu hài ở Vân Đồn là thực sự cần thiết
Được sự đồng ý của Trường Đại học Nha Trang, chúng tôi thực hiện Đề
tài Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển nghề nuôi Tu hài
(Lutraria rhyncaena) tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, kết quả đề tài là cơ sở
giúp các nhà quản lý hoạch định chính sách phát triển bền vững nghề nuôi trồng
thủy sản nói chung và nuôi tu hài tại Vân Đồn nói riêng trong thời gian tới.
* Mục tiêu của đề tài:
- Mục tiêu tổng quát:
+ Góp phần định hướng phát triển ổn định nghề nuôi tu hài nói riêng và
nuôi hải sản nói chung tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
- Mục tiêu cụ thể:

+ Đánh giá được hiện trạng nghề nuôi tu hài tại huyện Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh.
+ Đề xuất được một số giải pháp, định hướng có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn góp phần phát triển ổn định nghề nuôi tu hài tại huyện Vân Đồn trong thời
gian tới.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài:
- Tính mới và ý nghĩa khoa học:
Là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống, khoa học về hiện
trạng, định hướng và chính sách phát triển để đề xuất giải pháp phát triển ổn
định nghề nuôi tu hài tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Kết quả Đề tài cập nhật, bổ sung cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu về sản
xuất giống, nuôi và tiêu thụ tu hài thương phẩm tại Quảng Ninh nói chung,
huyện Vân Đồn nói riêng.


3
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Giúp người dân, các nhà quản lý hiểu rõ được thực tế sản xuất nghề
nuôi tu hài tại huyện Vân Đồn và hoạch định các chính sách phát triển.
+ Tổng kết, đánh giá hình thức nuôi hiệu quả, làm cơ sở xây dựng, triển
khai nhân rộng các mô hình phát triển nuôi tu hài trên địa bàn Tỉnh.
+ Những giải pháp được đề xuất trong nội dung Đề tài có ý nghĩa thực
tiễn và tính khả thi cao.
* Nội dung nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu 03 nội dung sau:
1). Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến nghề nuôi tu
hài của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
2). Đánh giá hiện trạng kỹ thuật nuôi tu hài tại huyện Vân Đồn.
3). Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ổn định nghề nuôi tu hài tại
huyện Vân Đồn.


















4
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1. 1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA TU HÀI
1.1.1. Hình thái cấu tạo và vị trí phân loại
1.1.1.1. Vị trí phân loại
Tu hài là động vật thân mềm hai mảnh vỏ, có vị trí phân loại như sau:
Ngành động vật thân mềm: Mollusca (Cermobosky, 1972)
Lớp hai mảnh vỏ: Bivalvia
Bộ biện mang: Eulamellibranchia
Họ vọp: Mactridae
Giống: Lutraria

Loài tu hài: Lutraria rhyncaena (Jonas, 1844)
Tên đồng nghĩa: Lutraria philippinarum (Reeve, 1854)
Tên tiếng Anh: Otter Clam
Tên tiếng Việt: Tu hài, tù hài.
Hình 1.1: Tu hài Lutraria rhyncaena (Jonas, 1844)
1.1.1.2. Hình thái, cấu tạo cơ thể
Cơ thể tu hài được bảo vệ bởi hai tấm vỏ khá đều nhau, chiều dài thân dài
hơn chiều dài cơ thể, hai vỏ dính liền nhau ở phần lưng bởi dây nề. Vỏ được cấu
tạo bằng đá vôi, màu sắc thay đổi theo môi trường sống và không có khả năng khép
chặt như vỏ trai, vỏ hầu, Các gờ sinh trưởng khá rõ nét, vết màng áo sâu và rõ.
Màng áo ngoài gồm 2 tấm giáp liền với vỏ và bao phủ toàn bộ cơ thể, mở
ra ở phần bụng. Mép màng áo dày có khả năng vận chuyển cát khi đào hang,
phần cuối phát triển tạo thành vòi với 02 ống xi phông hút và xả. Do đặc điểm
sống vùi trong đáy cát, cát sỏi, cát pha xác động vật thân mềm nên ống xi phông
rất phát triển, mọi trao đổi chất của tu hài đều thông qua 2 ống xi phông này.
1.1.2. Phân bố
Trên thế giới, tu hài có phạm vi phân bố hẹp, chủ yếu ở vùng biển Tây và Nam
Australia, Philippine, Trung Quốc, Thái Lan và vùng Bắc Mỹ. Loài tu hài phân bố ở



5
vùng biển Puget Sound (Mỹ) thuộc Bắc Mỹ có tên tiếng Anh là Geoduck, tên khoa
học Panopea abrupta có thể sống tới 40 năm và nặng tới 9 kg [3], [4], [18].
Ở Việt Nam, tu hài phân bố tự nhiên chủ yếu quanh các đảo nhỏ tương
đối xa bờ, nơi có nguồn nước trong sạch, độ mặn cao, ổn định (25 – 30 ‰), chất
đáy là cát, cát sỏi nhỏ, cát sỏi có pha rất ít bùn, cát pha mảnh vỏ san hô hoặc vỏ
động vật thân mềm ở vùng biển Quảng Ninh (Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử
Long) và phía Bắc đảo Cát Bà (Việt Hải, Trân Châu), bãi Vạn Hà, Vại Bội, Lão
Vọng, Ba Cót, Không thấy tu hài phân bố ở vùng biển sâu trên 15 m hoặc các

bãi bùn cửa sông châu thổ, nơi có độ mặn thấp dưới 25 ‰ [4], [5], [17], [18].

Hình 1.2: Biểu đồ phân bố của tu hài tại vùng biển Hải Phòng–Quảng Ninh [17]
1.1.3. Đặc điểm sinh học [6],[7], [15], [18], [28]:
1.1.3.1. Tập tính sống
Tu hài là loài sống vùi dưới đáy, chúng đào hang sâu tới 40 – 50 cm, di
chuyển theo chiều sâu của hang chỉ thò 2 ống xi phông lên để trao đổi nước, lấy
thức ăn và hô hấp.


6
Tu hài có thể sống ở khoảng nhiệt độ nước biển từ 17 - 32°C, nhiệt độ thích
hợp nhất trong khoảng 24 - 28°C; Độ mặn từ 29 – 32
0
/
00
, tu hài nhanh chóng bị
chết trong điều kiện độ mặn dưới 25
0
/
00
. Khi điều kiện môi trường thay đổi, đặc
biệt ở những vùng chịu ảnh hưởng của nước ngọt, tu hài sẽ trồi lên mặt bãi và 2
ống xi phông vươn dài, hút đầy nước sau đó đột ngột co lại phun mạnh nước, đồng
thời chân thò ra uốn cong, bật mạnh xuống nền đáy, đẩy cơ thể lên khỏi mặt bãi và
nhờ dòng nước chúng di chuyển đến nơi ở mới.
1.1.3.2. Đặc điểm dinh dưỡng
Giống như nhiều loài động vật thân mềm khác, tu hài là loài mang tấm, ăn
lọc, không có khả năng lựa chọn thức ăn theo mùi vị và chất lượng; Nước cùng
thức ăn theo ống xi phông hút vào xoang màng áo qua các kẽ mang, thức ăn có

kích thước thích hợp được giữ lại nhờ các tấm mang, sau đó được chuyển đến xúc
biện và đưa xuống dạ dày. Phần thức ăn không tiêu hóa được đưa ra ngoài qua
hậu môn, vào xoang màng áo và thoát ra ngoài qua ống xi phông thoát. Thức ăn
của tu hài chủ yếu là các loài tảo Silic như: Coscinodicus, Navicula, Nitszchia,
Cyclotella, các mảnh vụn hữu cơ và các vi sinh vật khác.
Tu hài có thể lựa chọn thức ăn qua kích thước các hạt thức ăn. Vì vậy,
chúng ngẫu nhiên ăn các loại tảo độc và qua tích lũy thường gây nên các triệu
chứng tê liệt thần kinh (SPS) và tháo chảy (DSP) cho những người ăn thịt tu hài
trong những mùa có nhiều tảo độc. Ở Việt Nam chưa có hiện tượng này, tuy vậy
cần tránh ăn tu hài vào những thời điểm có xích triều xuất hiện.
1.1.3.3. Đặc điểm sinh trưởng
Hiện chưa có số liệu báo cáo về tốc độ sinh trưởng của tu hài tự nhiên.
Tu hài nuôi tại Quảng Ninh, Hải Phòng có tốc độ lớn khá nhanh. Tại Cát Bà
– Hải Phòng, tu hài nuôi trong lồng đặt trên bãi từ con giống có kích thước dài 1,5
cm, nặng 2,16 g, sau 3 tháng nuôi đạt 2,42 cm, nặng 4,2 g; Sau 6 tháng đạt 3,82 cm,
nặng 26,6 g; Sau 12 tháng đạt 5,58 cm, nặng 34,0 g và sau 18 tháng đạt 7,13 cm,
nặng 60 g trở lên. Tại Quảng Ninh, tu hài nuôi bằng hình thức nuôi lồng treo trên
bè, sau 8 tháng, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 0,27 cm/tháng và 4,21 g/tháng.
Tốc độ tăng trưởng của tu hài phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường sống,


7
nguồn thức ăn. Tu hài tăng trưởng nhanh ở những nơi có độ mặn, độ trong cao, ổn
định, chất đáy phù hợp và nguồn thức ăn phong phú [11], [12].
1.1.3.4. Đặc điểm sinh sản [7], [15], [16], [28]:
Trong tự nhiên, tu hài trưởng thành sinh sản từ tháng 12 năm trước đến
tháng 4 năm sau, đẻ rộ vào tháng 2 và tháng 3. Thời gian từ tháng 5 đến tháng
11, tuyến sinh dục hầu như không phát triển.
Tu hài có hiện tượng tự điều chỉnh tỷ lệ đực cái, vào thời kỳ sinh sản rộ, tỷ
lệ đực cái thường là 1:1. Tuyến sinh dục đực có màu trắng sữa, tuyến sinh dục cái

có màu phớt hồng. Trứng chín có hình cầu, đường kính 60 – 65 µm, tinh trùng
hình búp sen, đuôi dài. Trứng và tinh trùng được phóng vào môi trường nước và
thụ tinh trong nước. Tinh trùng vận động mạnh trong nước biển tới 3 - 4 giờ (ở độ
mặn 30 ‰, nhiệt độ 22- 24
0
C, pH = 8) sau đó yếu dần và chết sau 12 giờ.
Sức sinh sản của từng cá thể phụ thuộc vào cỡ cá thể lớn nhỏ, trung bình
mỗi cá thể tu hài thành thục có thể mang tới 3 triệu trứng. Cỡ cá thể có khối
lượng 35,7g có sức sinh sản 1,28 x 10
6
trứng, cỡ 75,5 g có sức sinh sản 3,14 x
10
6
trứng, cỡ 130 g có sức sinh sản 5,72 x 10
6
trứng.
Trứng thụ tinh trải qua các giai đoạn: ấu trùng hình chữ D (veliger), ấu trùng
đỉnh vỏ (umbo), ấu trùng có chân bò (spat) trong khoảng 20 ngày, lúc này bắt đầu
chuyển xuống sống đáy, hình thái ngoài gần giống với tu hài trưởng thành.












Hình 1.3. Chu trình phát triển của Tu hài [15]




















Tu hài trưởng
thành
Ấu trùng hậu Umbo
Ấu trùng Veliger
Trochophor
e

Trứng và tinh trùng


lồi
Trứng phân cắt

lồi
Trứng thụ tinh

lồi


8
1.1.3.5. Khả năng thích ứng với môi trường và địch hại
Copepoda, Rotifer và một số loài giáp xác nhỏ khác là đối tượng gây hại
với ấu trùng động vật thân mền, chúng có thể xâm nhập vào bể ương từ việc
cung cấp nước hay từ tảo đơn bào làm thức ăn cho ấu trùng.
Đối với tu hài, địch hại là một số loài cua biển và cá sống ở tầng đáy,
chúng tấn công và ăn tu hài rất mạnh, trong quá trình ương giống và nuôi thương
phẩm, nếu không sử dụng các biện pháp bảo vệ thì tỷ lệ thu hồi sẽ thấp.
Tu hài là loài ưa sạch, trong quá trình ương giống nếu môi trường nước bị
nhiễm bẩn sẽ gây chết hàng loạt. Trong tự nhiên, tu hài có khả năng di chuyển
đến nơi ở mới nếu môi trường thay đổi bất lợi đến đời sống của chúng. Vì vậy,
trong quá trình nuôi thương phẩm, cần phải có lưới ngăn không cho tu hài thoát
ra khỏi hệ thống nuôi và nên nuôi ở những vùng có nguồn nước lưu thông
thường xuyên, trong sạch, không ô nhiễm.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TU HÀI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Tình hình nghiên cứu tu hài trên thế giới:
Các nghiên cứu về phân loại tu hài trên thế giới đã bắt đầu từ những năm
giữa thế kỷ XX và tập trung theo hướng mô tả đặc điểm phân loại, kích thước,
sinh thái, phân bố địa lý và giá trị sử dụng. Điển hình là nhóm tác giả Trương Tỷ
và ctv (1960) đã mô tả loài L. philippinarum Deshayes như sau: Vỏ lớn, dài hình
bầu dục; Chiều dài vỏ gấp hai lần chiều rộng, đỉnh vỏ lồi cao ở cạnh lưng. Từ

đỉnh vỏ tới mép trước vỏ hơi xiên và tới mép sau vỏ hơi lõm, không có gờ
phóng xạ, đường sinh trưởng rõ thô không đều nhau; Mặt trong vỏ có màu trắng;
Vỏ phải có 2 răng chủ dạng phiến, vỏ trái có 1 răng chủ chẻ đôi; Vết màng áo
không rõ ràng, vịnh màng áo rất rộng, mở rộng hướng từ mép trước đến mép
sau; là loài sống ở vùng nước ấm, phân bố ở Australia, Philippine và đảo Hải
Nam (Trung Quốc). Ngoài tự nhiên tu hài sống trong cát bùn ở vùng triều và ở
vùng nước nông ven bờ [4], [5], [18], [28], [29].
R. Tucker Abbott and S. Peter Dance (1983) đã giới thiệu bộ ảnh màu của
trên 4.200 loài động vật thân mềm trên thế giới. Trong đó có hình vẽ màu loài L.


9
rhyncaena Jonas (1844), chúng phân bố ở vùng nước nông phía Tây và Nam
Australia và coi tên loài L. philippinarum Reeve là sinonym [4], [17], [28].
Các nghiên cứu khác về tu hài rất ít được công bố. Theo thông tin từ khoa
Sinh thái Trường Đại học Puget Sound (Mỹ), tu hài (có tên tiếng Anh là Geoduck)
sống tới 40 năm và nặng tới 9 kg, trung bình từ 3 – 4 kg và vùng Puget Sound có
trữ lượng khoảng 109 triệu con. Đây là vùng có trữ lượng tu hài cao nhất nước Mỹ
và được coi là một loài đặc sản. Ở Mỹ người ta gọi loài này là “King Clam”, chúng
ta còn gọi tên khác là “Vòi voi”; Từ đây tu hài thương phẩm được xuất sang Đài
Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông [18] .
Nghiên cứu về sản xuất giống tu hài, năm 1999 Viện Nghiên cứu Hải sản
Sơn Đông (Trung Quốc) bắt đầu nghiên cứu và cho đẻ nhân tạo tu hài nhập từ
Mỹ. Đến năm 2001, Công ty Hải sản Diễm Đài Bách Lợi của Mỹ hợp tác với
Trung Quốc đã sản xuất ra 3 triệu tu hài giống. Hiện họ đang làm chủ công nghệ
sản xuất giống đối tượng này [15], [17].
Hiện nay có rất ít nghiên cứu về bệnh ở động vật thân mền. Một số nghiên
cứu đã chỉ ra rằng, bệnh và địch hại đối với động vật thân mềm (ĐVTM) được
quan tâm ở hai giai đoạn, giai đoạn ấu trùng và trưởng thành trong quá trình
ươm, nuôi trong đó ký sinh trùng và vi khuẩn là hai đối tượng gây nguy hiểm

nhất [10]. Nghiên cứu của Davis (1954) phát hiện vi khuẩn Sirolpidium
zoophhorum là tác nhân gây hại cho giai đoạn ấu trùng động vật thân mềm.
Nghiên cứu của Gaillo (1954) cho thấy, hai loại vi khuẩn Vibrio và
Pseudomonas trong quá trình đồng hoá và dị hoá chúng tiết ra chất độc, khi hàm
lượng chất độc đạt tới nồng độ cao nhất sẽ làm ấu trùng nhuyễn thể hai mảnh vỏ
ngừng sinh trưởng, thậm chí làm ấu trùng chết hàng loạt. Trong sản xuất giống
nhân tạo, giai đoạn ấu trùng, tu hài thường gặp một số bệnh do nguyên sinh
động vật và nấm; Nguyên sinh động vật tấn công vào trong cơ thể ấu trùng và
gây chết hàng loạt, nhất là giai đoạn ấu trùng Spat, nhiều bể ương không thay
nước thường xuyên và kịp thời, nấm phát triển rất nhanh, môi trường nước bị
bẩn làm ấu trùng chết hàng loạt [15], [16], [28].


10
Ở Trung Quốc, hàng năm nhập khẩu tu hài với trị giá hàng tỷ nhân dân tệ,
hiện nay tu hài thương phẩm có giá hàng trăm nhân dân tệ/kg (khoảng 200.000
VND). Năm 1999, Viện nghiên cứu Hải sản Sơn Đông - Trung Quốc bắt đầu
nghiên cứu và cho đẻ nhân tạo giồng tu hài. Năm 2001, Công ty hải sản Diễn
Đài Bách Lợi của Mỹ hợp tác với Trung Quốc đã sản xuất được 3,0 triệu con
giống. Hiện tại, Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về sản xuất giống tu hài
nhân tạo. Trong một vài năm gần đây, một số Doanh nghiệp ở Quảng Ninh –
Việt nam đã liên kết với Trung Quốc để sản xuất giống bằng cách chuyển tu hài
bố mẹ từ Việt Nam sang Trung Quốc, sản xuất giống, sau đó cấp giống trở lại
Việt Nam [11], [15].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tu hài ở Việt Nam:
Ở nước ta, chưa có nhiều nghiên cứu về tu hài. Trong báo cáo điều tra
động vật vùng triều của Tổng cục Thủy sản các năm 1966 – 1967, hai tác giả
Trần Hữu Doanh và Nguyễn Như Tùng đã thống kê có 133 loài động vật thân
mềm, trong đó có tên loài L. philippinarum Deshayes. Trong các năm 1977 –
1979, Nguyễn Xuân Dục đã nghiên cứu khá chi tiết loài tu hài sống ở vùng biển

thuộc quần đảo Cát Bà – Hải Phòng về tình hình phân bố, đánh giá trữ lượng
cùng với các đặc điểm sinh học, sinh thái (sinh trưởng, sinh sản, ), quan hệ với
các điều kiện môi trường sống (nhiệt độ, độ mặn nước biển, ), sinh vật phù du
và quan hệ với chất đáy [4].
Jorgen Hylleberg & Richard N. Kilburn, 2003, Tropical Marine Mulluse
Programme. Marine Mulluse of VietNam (Annootation, Voucher Material and
species in need of Verification). Trên cơ sở tổng kết các tư liệu, kiểm kê các kết
quả khảo sát từ trước tới nay ở vùng biển Việt Nam cung cấp và các tài liệu đã
công bố hiện có ở trong và ngoài nước về thành phần loài động vật thân mềm
biển gồm trên 2500 loài, trong đó giống Lutraria có 7 loài (tr. 186 – 187) là: L.
arcuata Deshayes in Reeve, 1854; L. australia Reeve, 1854; L. complanata
Gmelin, 1791; L. impar Deshayes in Reeve, 1854; L. maxima Deshayes in
Reeve, 1844; L. philippinarum Reeve; 1844, L. rhynchaena Jonas, 1844 Trong
đó loài L. rhyncaena do Nguyễn Ngọc Thạch xác định và công bố vào năm


11
2002, hai loài L. oblonga Gmelin, 1791 và L. solenodes Lamarck do Trường Đại
học Khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh công bố, nhưng còn nghi ngờ,
theo tác giả hai loài này không thể có ở Việt Nam vì chúng phân bố ở vùng biển
Địa Trung Hải [15], [17].
Năm 1978, Mai Văn Minh đã tiến hành nghiên cứu thành phần sinh hóa
của thịt tu hài trên cơ sỏ mẫu vật thu được ở vùng biển Cát Bà [9].
Sau một thời kỳ dài gián đoạn, cho tới năm 2001 đối tượng này lại được
tiếp tục nghiên cứu. Lê Xân cùng cộng sự thuộc Viện nghiên cứu Nuôi trồng
thủy sản I, bước đầu tìm hiểu đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất
giống nhân tạo tu hài ở vùng biển Cát Bà. Tiếp đó, Hà Đức Thắng, Nguyễn
Xuân Dục và cộng sự cũng tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh học, sản xuất
giống nhân tạo và nuôi đối tượng này ở vùng biển Cát Bà – Hải Phòng, Vân Đồn
- Quảng Ninh bước đầu có kết quả. Do nhu cầu thị trường ngày một tăng, nhiều

đề tài nghiên cứu và thử nghiệm sản xuất giống, nuôi thương phẩm tu hài đã
được đề xuất triển khai thực hiện [5], [6], [11], [15], [16], [28].
Năm 2003, Dự án Hợp phần SUMA - Bộ Thủy sản đã tiến hành nuôi thử
nghiệm nuôi tu hài bằng hình thức nuôi thả trực tiếp xuống bãi ở vùng biển
Quảng Ninh.
Năm 2004, Vũ Văn Toàn và Đặng Khánh Hùng với sự giúp đỡ của Hợp
phần hỗ trợ nuôi trồng thủy sản biển và nước lợ, đã xuất bản tài liệu “Kỹ thuật
ương giống và nuôi tu hài thương phẩm”. Năm 2005, Trung tâm Khuyến ngư
Quốc gia đã xuất bản tài liệu “Kỹ thuật nuôi tu hài”. Trong các tài liệu này có
giới thiệu đặc điểm sinh học, kỹ thuật ương giống và nuôi tu hài thương phẩm,
phần phụ lục có ghi hiệu quả kinh tế và những khuyến cáo [9], [22].
Từ năm 2004 – 2005, Trung tâm tư vấn, chuyển giao công nghệ nguồn lợi
thủy sinh và môi trường – Hải Phòng đã thực hiện đề tài: “Điều tra hiện trạng và
đề xuất một số giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi tu hài ở vùng biển Hải
Phòng và Quảng Ninh”, kết quả đề tài đã xây dựng được bản đồ phân bố tu hài
tự nhiên tại vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng và đề xuất được một số giải pháp
bảo tồn, phát triển nguồn lợi hải sản quý này [17].


12
Trong tuyển tập Quy trình công nghệ sản xuất giống thủy sản – Hà Đức
Thắng đã công bố Quy trình công nghệ sản xuất giống tu hài (L. philippinarum
Reeve, 1854). Trong quy trình công nghệ, tác giả có nêu một số đặc điểm sinh
học (hình dạng cấu tạo, vị trí phân loại, đặc tính sinh thái, ), sự phát triển của
tu hài (quá trình biến thái, kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo) [16].
Kết quả nghiên cứu sản xuất thử nghiệm giống tu hài của Trần Thế Mưu
và cộng sự đã xác định được, thức ăn để nuôi vỗ tu hài bố mẹ đạt tỷ lệ thành
thục cao là giống tảo dị dưỡng Schizochytrium; hỗn hợp tảo (Schizochytrium +
Spirulina) thích hợp thay thế tảo Isochrysis galbana, Chroomonas salina làm
thức ăn cho ấu trùng tu hài khi cần thiết [11], [12].

Năm 2008, Trung tâm Quốc gia giống hải sản Miền Bắc - Viện Nghiên
cứu Nuôi trồng thủy sản I, đã tiến hành thử nghiệm nuôi tu hài thương phẩm
theo 3 hình thức, nuôi lồng treo trên bè, lồng đặt đáy (cỡ lồng nuôi: 40 cm x 30
cm x 25 cm) và nuôi rải đáy; Mỗi hình thức thả 10.000 con giống cấp 2. Trong
đó, mật độ giống thả nuôi lồng là 25 con/lồng, nuôi rải đáy 25 con/m
2
. Kết quả
sau 15 tháng nuôi, tỷ lệ sống đạt cao nhất ở hình thức nuôi lồng treo với 91%,
nuôi lồng đặt bãi đạt 83 % và nuôi rải đáy có tỷ lệ sống thấp nhất với 62 %; Về
kích cỡ thu hoạch đạt lần lượt theo các hình thức trên là 74 g/con, 75 g/con và
81 g/con. Cũng trong phạm vi nghiên cứu này, Trung tâm đã thử nghiệm nuôi
với các mật độ 15 con/lồng (40 cm x 30 cm x 25 cm), 20 con/lồng, 25 con/lồng,
30 con/lồng ở hình thức nuôi lồng treo, lồng đặt đáy; thử nghiệm mật độ nuôi rải
đáy 15 con/m
2
, 20 con/m
2
và 25 con/m
2
và đi đến kết luận, mật độ thả giống ban
đầu thích hợp đối với hình thức nuôi lồng treo bè là 20 – 25 con/lồng, nuôi lồng
đặt đáy là 25 con/lồng và nuôi rải đáy là 25 con/m
2
[11], [12].
Vi khuẩn Vibrio có liên quan đến hiện tượng ấu trùng tu hài chết hàng loạt
trong các bể ương ở Cát Bà năm 2008, 2009 [11].
Kết quả khảo sát, phân tích mẫu nước, mẫu Tu hài tại Vịnh Lan Hạ - Cát
Bà – Hải Phòng đã xác định được, hiện tượng tu hài giống và thương phẩm nuôi
tại Cát Bà - Hải Phòng chết hàng loạt vào dịp cuối năm 2011 có liên quan đến
yếu tố môi trường nước và tác nhân vi khuẩn Vibrio [2].



13
Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở kết quả phân tích mẫu bệnh tu
hài nuôi tại hai huyện Vân Đồn và Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh của Trung tâm
Chuẩn đoán Thú y Trung ương đã có kết luận, hiện tượng tu hài nuôi tại 2
Huyện bị chết hàng loạt trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 7/2012 chủ yếu do
nội ký sinh Perkinsus spp gây ra.
Theo thông tin từ Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh, hiện tượng tu
hài nuôi ở một số tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên, Thừa Thiên Huế thời gian gần đây
cũng có hiện tượng bị chết với dấu hiệu bệnh lý tương tự như ở Quảng Ninh [2].
1.2.3. Hiện trạng và định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh
Quảng Ninh
1.2.3.1. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ninh năm 2011
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Nông nghiệp&
PTNT) tỉnh Quảng Ninh, năm 2011, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS)
của 14 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đạt 19.746 ha, trong đó diện tích nuôi
thủy sản nước ngọt 3.307 ha, nước lợ 12.610 ha (nuôi tôm 8.844 ha, nhuyễn thể
3.766 ha), cá biển trong ao đầm, rào chắn 1.583 ha và 7.835 ô lồng, nuôi thủy sản
khác đạt 2.246 ha. Tổng sản lượng nuôi thủy sản toàn Tỉnh đạt 31.266 tấn, trong
đó sản lượng tôm 6.003 tấn, nhuyễn thể 10.142 tấn, cá biển 3.355 tấn và thủy sản
khác 3.562 tấn. Số lao động ngành nuôi trồng thủy sản của Tỉnh năm 2011 là
20.915 người.
Năm 2011, tỉnh Quảng Ninh có 18 cơ sở sản xuất giống thủy sản (3 cơ sở
sản xuất giống cá nước ngọt, 8 cơ sở sản xuất tôm giống, 5 cơ sở sản xuất giống
nhuyễn thể và 2 cơ sở sản xuất giống cá biển) với tổng công suất khoảng 2,0 tỷ
con giống các loại/năm. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng nhu cầu giống phục vụ
nuôi trong Tỉnh còn rất thấp. Năm 2011, toàn Tỉnh thả nuôi gần 3,0 tỷ con giống
các loại, trong khi khả năng đáp ứng của các cơ sở sản xuất chỉ đạt 20 – 25 %
nhu cầu, nguồn thiếu hụt phải nhập từ các tỉnh phía Nam, Hải Phòng, Nam Định,

thu gom tự nhiên và nhập khẩu từ Trung Quốc. Năm 2011, UBND tỉnh Quảng
Ninh đã có quyết định phê duyệt Đề án phát triển giống thuỷ sản tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2020 và hiện đang xem xét, ban hành quyết định phê duyệt kế


14
hoạch triển khai Đề án phát triển giống thuỷ sản Quảng Ninh giai đoạn 2013 -
2015, định hướng đến năm 2020.
Tỉnh Quảng Ninh có 50 cơ sở kinh doanh, buôn bán thức ăn, thuốc thú y,
vật tư, thiết bị phục vụ nuôi trồng thuỷ sản; Có 24 cơ sở kinh doanh ngư lưới cụ
tập trung ở 8 huyện, thị xã, thành phố ven biển: Quảng Yên, Hạ Long, Cẩm
Phả, Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và Móng Cái; Có 30 cơ sở thu gom
và chế biến sứa; 06 nhà máy chế biến thủy sản (04 nhà máy chế biến đông lạnh,
02 xí nghiệp sản xuất nước mắm); Có 01 chợ cá trên biển với công suất trung
bình từ 5 đến 10 tấn hải sản/ngày tại xã Thanh Lân, huyện đảo Cô Tô; Có 4 cảng
cá và 33 bến cá phân bố trên 8 huyện, thị xã, thành phố ven biển.
Về thị trường tiêu thụ, các sản phẩm đông lạnh, chế biến chủ yếu được xuất
khẩu sang các nước như: Nhật Bản, Hồng Kông, EU, Mỹ. Trong khi đó, các sản
phẩm tươi sống hầu hết được tiêu thụ nội địa: Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Dương,
Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và xuất sang Trung Quốc.
Công tác quản lý nhà nước về vấn đề môi trường và dịch bệnh thủy sản trên
địa bàn Tỉnh do Chi cục Thú y, Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Sản xuất giống
thủy sản Quảng Ninh là cơ quan tham mưu giúp việc cho Sở NN&PTNT thực
hiện. Chi cục Thú y có 01 phòng Thú y thủy sản và 01 bộ phận kiểm dịch thủy
sản nằm trong Trạm Thú y Móng Cái, số lượng cán bộ chuyên môn gồm 03 kỹ
sư thủy sản và 02 kỹ sư bệnh học thủy sản làm công tác kiểm dịch thủy sản.
Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Sản xuất giống thủy sản có 01 phòng xét
nghiệm bệnh và quan trắc môi trường nuôi thủy sản với nhiều trang thiết bị hiện
đại được trang bị và 6 cán bộ chuyên môn thủy sản, môi trường đảm nhiệm.
1.2.3.2. Định hướng, mục tiêu phát triển đến năm 2020 [14]

Tại Quyết định số: 2770/QĐ-UBND ngày 16/9/2010 của UBND tỉnh
Quảng Ninh Về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể ngành Thủy sản
tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, xây dựng quy hoạch đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020 đã nêu rõ, phấn đấu đến năm 2020, Quảng Ninh trở thành
trung tâm nuôi trồng, sản xuất giống thủy sản của vùng Đông Bắc; Là đầu mối
chính cung cấp nguyên liệu thủy, hải sản và con giống cho các tỉnh lân cận; Phát


15
triển đồng bộ nuôi trồng thủy sản trên 3 loại loại hình mặt nước: ngọt, lợ, mặn.
Ưu tiên phát triển hình thức nuôi thủy sản tập trung theo phương thức công
nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường và nuôi thủy sản sạch, gắn với bảo
vệ môi trường sinh thái.
Về nhuyễn thể, tập trung phát triển ở một số địa phương có tiềm năng như:
Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà với một số loài chủ lực: tu hài, hầu, ngao, sò huyết;
Phấn đấu đến năm 2020, diện tích nuôi đạt 5.180 ha, sản lượng 21.000 tấn.
1.2.4. Tình hình nuôi tu hài ở Quảng Ninh
Nghề nuôi tu hài ở Quảng Ninh đã bắt đầu từ năm 2003, mô hình đầu tiên
được thực hiện trên quy mô 2.000 m
2
với hình thức nuôi thả trực tiếp xuống bãi sau
khi đã cải tạo và chắn rào tại đảo Đống Chén, xã Bản Sen, huyện Vân Đồn do Dự
án Hợp phần SUMA tài trợ [26]. Đến năm 2011, toàn Tỉnh đã có 4/14 huyện, thành
phố gồm Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn và Đầm Hà nuôi tu hài với tổng số 776 hộ,
trong đó tập trung chủ yếu tại Vân Đồn với 727 hộ. Hình thức nuôi gồm, nuôi lồng
treo trên bè, nuôi lồng đặt trên bãi và nuôi thả trực tiếp xống bãi. Diện tích nuôi thả
trực tiếp khoảng 83 ha, nuôi lồng (treo trên bè và thả đáy) khoảng 1.579.770 lồng.
Sản lượng nuôi toàn Tỉnh năm 2011 đạt khoảng: 2.621,6 tấn [2]
Kết quả nuôi tu hài ở Quảng Ninh năm 2011 thể hiện ở bảng 1.1
Bảng 1.1: Tình hình nuôi tu hài ở Quảng Ninh năm 2011 [2]

TT
Địa phương
Số hộ nuôi
(hộ)
Diện tích nuôi
bãi (ha)
Số lồng
nuôi (lồng)
Sản lượng
(tấn)
1
TP Hạ Long
25
0
13.000
12
2
TP Cẩm Phả
20
0
6.000
4,6
3
Huyện Vân Đồn
727
83
1.508.770
2.565
4
Huyện Đầm Hà

4
0
52.000
40

Tổng cộng
776
83
1.579.770
2.621,6
(Nguồn: Chi cục NTTS tỉnh Quảng Ninh)
Năm 2012, do ảnh hưởng của dịch bệnh, tu hài nuôi tại Quảng Ninh bị
chết hàng loạt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
và đời sống của hàng trăm hộ dân tại một số huyện ven biển của Tỉnh. Theo
thông tin từ Sở Nông nghiệp& PTNT tỉnh Quảng Ninh, đến thời điểm
30/6/2012, số tu hài chết tại huyện Vân Đồn khoảng 200 triệu con giống, ước
thiệt hại trên 200 tỷ đồng; Đến 19/7/2012, huyện Đầm Hà đã thống kê được


16
52.000 lồng nuôi đặt trên bãi bị chết, tỷ lệ chết đến trên 95 %, tương đương
khoảng 2 triệu con giống. Trước tình hình trên, ngày 27/8/2012, UBND tỉnh
Quảng Ninh đã ra Thông báo số: 139/UBND - NLN2 xác nhận dịch bệnh tu hài
nuôi trên địa bàn Tỉnh quản lý do nhiễm ký sinh trùng Perkinsus spp.
Tình hình thiệt hại tu hài do bệnh dịch tại Quảng Ninh đến ngày 19/7/2012
theo thống kê của Sở Nông nghiệp& PTNT Quảng Ninh được thể hiện ở bảng 1.2.
Bảng 1.2: Tình hình thiệt hại trên tu hài nuôi tại Quảng Ninh năm 2012
TT




Địa phương

Số hộ nuôi
bị thiệt hại
(hộ)
Thiệt hại về giống
Giá trị thiệt
hại về đầu tư
(tỷ đồng)
Số lượng
(Triệu con)
Số tiền
(Tỷ đồng)
I
Huyện Vân Đồn
641
153,0
154,7
275,2
1
Xã Thắng Lợi
85
6,0
6,0
12,2
2
Xã Bản Sen
145
14,0

14,0
40
3
Xã Quan Lạn
24
1,0
1,0
1,2
4
Xã Đông Xá
122
28,0
28,0
50
5
Xã Hạ Long
49
6,7
6,7
23,6
6
Xã Ngọc Vừng
35
1,5
1,5
2,5
7
Xã Minh Châu
10
1,0

1,0
1,5
8
TT Cái Rồng
171
65,5
65,5
90,3
9
Công ty Đỗ tờ

15,0
15,0
30
10
Công ty Quan Minh

10,0
10,0
20
11
Công ty TNHH Bản Sen

2,4
4,0
2,4
12
Công ty Ngọc Long

0,4

0,5
0,3
13
Công ty Thắng Liễu

0,5
0,5
0,4
14
Cty Đức Tâm

1,0
1,0
0,8
II
Huyện Đầm Hà
4
2,0
5,0
3,0
1
Xã Đầm Hà
4
2,0
5,0
3,0

Tổng cộng
645
155,0

159,7
278,2
(Nguồn: Sở Nông nghiệp&PTNT tỉnh Quảng Ninh)
Qua tìm hiểu tại 02 thành phố là Hạ Long và Cẩm Phả được biết, trong
thời gian từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 6/2012, nhiều hộ dân phản ánh, Tu hài
nuôi của họ cũng bị chết với dấu hiệu tương tự như ở Vân Đồn, nhưng đến nay
cơ quan quản lý chưa có số liệu thống kê cụ thể.
Để góp phần giúp người dân và doanh nghiệp sớm khôi phục sản xuất,
ngày 14/9/2012 UBND tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định số: 2322/QĐ–UBND
V/v quy định chính sách hỗ trợ giống tu hài nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh gây ra
năm 2012 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, theo đó, mức hỗ trợ đối với hộ gia


17
đình, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã có mức thiệt hại từ trên 70%, hỗ trợ bằng
50% mức thiệt hại; Đối với doanh nghiệp, mức hỗ trợ bằng 50% mức hỗ trợ của
hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã.
Ngày 19/9/2012, liên Sở Tài Chính - Nông nghiệp&PTNT Quảng Ninh có
Hướng dẫn số: 3456/STC - SNN&PTNT hướng dẫn trình tự, thủ tục hồ sơ hỗ
trợ giống Tu hài nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh gây ra năm 2012 theo Quyết định
số: 2322/QĐ – UBND ngày 14/9/2012 của UBND Tỉnh. Trong nội dung hướng
dẫn có ghi rõ, tiêu chuẩn mật độ giống thả để xác định mức hỗ trợ thiệt hại đối
với hình thức nuôi lồng là không quá 40 con/lồng (không đề cập đến tiêu chuẩn
mật độ đối với hình thức nuôi thả trực tiếp).





















×