Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá hồi vân (oncorhynchus mykiss walbaum, 1792) ở lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 82 trang )


i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
* …….






LUẬN VĂN CAO HỌC


NGHIÊN CỨU SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ
HỒI VÂN (Oncorhynchus mykiss Walbaum,
1792) Ở LÂM ĐỒNG






Giáo viên hƣớng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Đình Mão
Học viên thực hiện: Nguyễn Viết Thùy
Lớp cao học: NTTS 2010
Mã số: 60 62 70





Nha Trang, tháng 11 năm 2012

ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu thu
đƣợc trong báo cáo này là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu khoa học nào.

Nha Trang, tháng 11 năm 2012
Học viên

Nguyễn Viết Thùy
























iii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chƣơng trình cao học cũng nhƣ luận văn tốt nghiệp này, tôi đã
nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình từ nhiều cơ quan và cá nhân. Qua đây, tôi xin đƣợc
gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Nha Trang, tập thể cán bộ, giảng viên Khoa
Nuôi trồng Thủy sản; Khoa Sau Đại học, và quý Thầy, Cô giáo đã giảng dạy lớp Cao
học Nuôi trồng Thủy sản Khóa 2010 - 2012, Trƣờng Đại học Nha Trang.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS. Nguyễn Đình
Mão, ngƣời đã định hƣớng, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy
sản III, Trung tâm Nghiên cứu cá nƣớc lạnh Tây Nguyên, các đồng nghiệp đã tạo điều
kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình và bạn bè những
ngƣời đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận
văn này.

Nha Trang, tháng 11 năm 2012
Học viên


Nguyễn Viết Thùy











iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Một vài đặc điểm sinh học của cá hồi vân 3
1.1.1. Hệ thống phân loại 3
1.1.2. Đặc điểm hình thái 3
1.1.3. Đặc điểm phân bố và sinh thái 4
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng 6
1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng và vòng đời 8
1.2. Tình hình nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá hồi vân 9
1.2.1. Đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồi vân 9
1.2.2. Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá hồi vân 10
1.3. Một số bệnh thƣờng gặp và biện pháp phòng trị 14
1.4. Tình hình nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá hồi vân trên thế giới và Việt Nam . 14

1.4.1. Trên thế giới 14
1.4.2. Ở Việt Nam 16
CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tƣợng nghiên cứu 19
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 20
2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 20
2.2.2. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm 20
2.2.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồi vân 20
2.2.2.2. Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá hồi vân 24
2.2.2.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ ƣơng từ cá bột lên cá giống 25
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu 28

v
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồi vân 31
3.1.1. Phân biệt đực cái 31
3.1.2. Quá trình phát triển tuyến sinh dục 31
3.2. Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá hồi vân 40
3.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ lên kết quả ƣơng giống cá hồi vân 41
3.3.1. Giai đoạn từ cá bột lên cá hƣơng 42
3.3.2. Giai đoạn cá hƣơng lên cá giống 43
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 47
4.1. Kết luận 47
4.2. Đề xuất ý kiến 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHỤ LỤC 50




















vi
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Khả năng chịu độ mặn của cá hồi vân theo các giai đoạn phát triển 6
Bảng 1.2. Thức ăn tự nhiên trong dạ dày của cá hồi vân 7
Bảng 3.1. Sự phát triển tuyến sinh dục theo các tháng trong năm 37
Bảng 3.2. Tỷ lệ thành thục của cá từ tháng 11 đến tháng 2 (n = 100) 37
Bảng 3.3. Sức sinh sản (SSS) của cá hồi vân (n=100) 39
Bảng 3.4. Kết quả thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá hồi vân 40

























vii
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Hình dạng ngoài của cá hồi vân 3
Hình 1.2. Vùng phân bố tự nhiên của cá hồi vân trên thế giới 4
Hình 1.3. Vòng đời của cá hồi vân 9
Hình 1.4. Vuốt trứng và thụ tinh nhân tạo cho cá hồi vân 15
Hình 1.5. Sản lƣợng cá hồi vân nuôi trên thế giới 15
Hình 1.6. Những nƣớc sản xuất cá hồi vân chính trên thế giới 15
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 20
Hình 2.2. Ao nuôi vỗ cá hồi bố mẹ 21
Hình 2.3. Sơ đồ thí nghiệm ảnh hƣởng của mật độ ƣơng từ cá bột lên cá hƣơng 25

Hình 2.4. Bể ƣơng cá hồi vân giai đoạn cá bột lên cá hƣơng 26
Hình 2.5. Sơ đồ thí nghiệm ảnh hƣởng của mật độ ƣơng từ cá hƣơng lên cá giống 27
Hình 2.6. Bể ƣơng cá hồi vân giai đoạn cá hƣơng lên cá giống 28
Hình 3.1. Cơ quan sinh dục ngoài (a) và hình dạng đầu (b) của cá hồi vân 31
Hình 3.2. Buồng trứng giai đoạn I (A) và tinh sào giai đoạn I (B) 32
Hình 3.3. Buồng trứng giai đoạn II: Tổ chức học (A) và ngoại hình (B) 33
Hình 3.4. Buồng trứng giai đoạn III: Tổ chức học (A) và ngoại hình (B) 34
Hình 3.5. Buồng trứng giai đoạn IV: Tổ chức học (A) và ngoại hình (B) 34
Hình 3.6. Tinh sào giai đoạn IV: Tổ chức học (A) và ngoại hình (B) 35
Hình 3.7. Hệ số thành thục của cá hồi vân qua các tháng trong năm (n = 100) 38
Hình 3.8. Thu trứng và tinh, thụ tinh nhân tạo cá hồi vân 41
Hình 3.9. Trứng, khay ấp và cá bột mới nở của cá hồi vân 41
Hình 3.10. Ảnh hƣởng của mật độ ƣơng lên tốc độ sinh trƣởng tuyệt đối 42
Hình 3.11: Ảnh hƣởng của mật độ ƣơng lên tốc độ sinh trƣởng tƣơng đối 42
Hình 3.12. Ảnh hƣởng của mật độ ƣơng lên tỷ lệ sống của cá hồi vân 43
Hình 3.13. Ảnh hƣởng của mật độ ƣơng lên tốc độ sinh trƣởng tuyệt đối 44
Hình 3.14: Ảnh hƣởng của mật độ ƣơng lên tốc độ sinh trƣởng tƣơng đối 44
Hình 3.15. Ảnh hƣởng của mật độ ƣơng lên tỷ lệ sống của cá hồi vân 45



viii
DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

A: Vây hậu môn
AF: Sức sinh sản tuyệt đối
AGR: Tốc độ sinh trƣởng trung bình
BW: Khối lƣợng toàn thân
C: Vây đuôi
D: Vây lƣng

DOM: Domperidon
FAO: Tổ chức Nông lƣơng thế giới
GĐ: Giai đoạn
GSI: Hệ số thành thục
GW: Khối lƣợng tuyến sinh dục
HCG: Kích dục tố màng đệm
HSTT: Hệ số thành thục
IU: Đơn vị quốc tế
KL: Khối lƣợng
LRHa: Hormone
MSS: Thuốc gây mê
P: Vây bụng
RF: Sức sinh sản tƣơng đối
SD: Độ lệch chuẩn
SE: Sai số chuẩn
SR: Tỷ lệ sống
SSS: Sức sinh sản
TB: Trung bình
WG: Tốc độ sinh trƣởng tƣơng đối

1
MỞ ĐẦU
Cá hồi bao gồm nhiều nhóm có đặc điểm sinh sống, phân bố và chu kỳ phát
triển khác nhau. Trong đó có thể kể đến 2 nhóm chính bao gồm nhóm sinh sống ngoài
biển di cƣ sinh sản và nhóm sinh sống, phát triển khép kín vòng đời trong các thuỷ vực
nƣớc ngọt. Loài cá đƣợc gia hoá, sinh sản nhân tạo và nuôi thành công sớm nhất trong
các thuỷ vực nƣớc ngọt đó là cá hồi vân [44].
Cá hồi vân (Onchorhynchus mykiss), có nguồn gốc từ vùng Bắc Mỹ thuộc Thái
Bình Dƣơng, đã đƣợc di nhập vào nuôi ở nhiều nƣớc châu Âu từ những năm 1890 và
hiện nay đang đƣợc nuôi khá phổ biến ở nhiều nƣớc trên thế giới. Sản lƣợng cá hồi vân

ngày một gia tăng, chỉ đứng sau cá hồi biển. Hiện nay, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ
có nguồn nƣớc lạnh đang đầu tƣ phát triển đối tƣợng này. Theo thống kê hiện nay sản
lƣợng cá hồi vân đạt trên 600 ngàn tấn mỗi năm. Đây cũng đƣợc xem là loài cá có giá
trị thƣơng mại hàng năm rất lớn.
Cá hồi vân đƣợc nhập vào nƣớc ta từ năm 2005 thông qua dự án nhập công
nghệ trong chƣơng trình hợp tác với Chính phủ Phần Lan do Viện Nghiên cứu Nuôi
trồng Thuỷ sản I chủ trì thực hiện. Kết quả theo dõi cho thấy, ngay từ khi mới nhập về,
cá hồi vân đã nhanh chóng thích nghi và phát triển trong các thủy vực nƣớc ngọt nơi
có nhiệt độ thấp nhƣ vùng núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên. Hiện nay, nghề nuôi cá
nƣớc lạnh, đặc biệt là cá hồi vân phát triển mạnh cả về diện tích và sản lƣợng. Từ vùng
nuôi ban đầu SaPa – Lào Cai, đến nay loài cá này đã đƣợc nghiên cứu và nuôi thử
nghiệm thành công ở nhiều vùng miền khác nhau nhƣ vùng Tây Bắc, Tây Nguyên,
thậm chí cả một số tỉnh miền Trung nhƣ Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Nam, Bình
Thuận,… Theo thống kê của Hiệp hội Phát triển Cá nƣớc lạnh Lâm Đồng, hiện nay,
trên cả nƣớc có 35 cơ sở nuôi cá nƣớc lạnh (cá hồi và cá tầm) với sản lƣợng hàng năm
trên 880 tấn và hƣớng đến mục tiêu 1500 tấn vào năm 2015 [4]
Việc phát triển nghề nuôi cá nƣớc nƣớc lạnh có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển
kinh tế, xã hội ở các vùng núi cao. Nghề nuôi cá nƣớc lạnh đã tận dụng hiệu quả các
vùng nƣớc lạnh, vốn không sử dụng đƣợc cho nuôi các đối tƣợng cá nƣớc ngọt nhiệt
đới truyền thống, để nuôi các đối tƣợng cá nƣớc lạnh có giá trị kinh tế rất cao. Phát
triển nghề nuôi cá nƣớc lạnh phục vụ xuất khẩu là một trong những định hƣớng đã
đƣợc chính phủ phê duyệt trong giai đoạn 2011 – 2020.

2
Tuy nhiên, do cá hồi vân mới đƣợc di nhập vào nƣớc ta và bƣớc đầu nuôi thử
nghiệm tại các tỉnh Tây Nguyên nên còn nhiều khó khăn cần đƣợc giải quyết nhằm
phát triển bền vững nghề nuôi cá nƣớc lạnh nói chung và cá hồi vân nói riêng. Mặc dù
đã đƣợc nuôi thử nghiệm và thu đƣợc những kết quả khả quan, tuy nhiên, hiện nay
nguồn cung cấp giống, thức ăn và những nghiên cứu cơ bản về đặc điểm sinh học sinh
sản làm tiền đề cho sinh sản nhân tạo cá hồi vân tại Lâm Đồng vẫn còn hạn chế. Một

tỷ lệ lớn trứng, con giống, thức ăn,… vẫn phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài nhƣ Mỹ, Phần
Lan, Trung Quốc…, làm cho việc nuôi cá hồi vân còn bị động, chi phí cao, rủi ro lớn
Điều này đã và đang hạn chế đến sự phát triển của nghề nuôi cá hồi vân và chƣa tƣơng
xứng với tiềm năng của nƣớc ta.
Đƣợc sự phân công của Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trƣờng Đại học Nha
Trang, đề tài “Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss
Walbaum, 1792) ở Lâm Đồng“ đƣợc thực hiện.
Mục tiêu của đề tài nhằm cung cấp những thông tin về đặc điểm sinh học sinh
sản, bƣớc đầu thử nghiệm sinh sản nhân tạo và ƣơng nuôi loài cá này.
Nội dung của đề tài: (1) Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá
hồi vân; (2) Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá hồi vân; (3) Nghiên cứu ảnh hƣởng của
mật độ ƣơng lên sinh trƣởng và tỷ lệ sống của cá hồi vân từ giai đoạn cá bột lên cá
giống trong điều kiện Lâm Đồng.
Ý nghĩa khoa học: Đề tài cung cấp những thông tin khoa học về đặc điểm sinh
học sinh sản, khả năng sinh sản nhân tạo và ƣơng nuôi cá hồi vân tại Lâm Đồng.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài cung cấp những dẫn liệu thực tiễn về sinh sản nhân tạo
và ƣơng nuôi cá hồi vân. Đây sẽ là tiền đề cho việc xây dựng và hoàn thiện quy trình
sản xuất giống nhân tạo loài cá này đáp ứng nhu cầu con giống nhằm phát triển nghề
nuôi cá hồi vân tại Lâm Đồng nói riêng và cả nƣớc nói chung.







3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Một vài đặc điểm sinh học của cá hồi vân
1.1.1. Hệ thống phân loại

Theo FAO [44], Cá hồi vân có hệ thống phân loại nhƣ sau:
Ngành: Veterbrata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Salmoniformes
Họ: Salmonidae
Giống: Oncorhynchus
Loài: Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792
Tên tiếng Anh: Rainbow trout
Tên tiếng Việt: Cá hồi vân







Hình 1.1. Hình dạng ngoài của cá hồi vân
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Cá hồi vân có hình dạng cân đối, vẩy nhỏ phủ khắp cơ thể và gắn rất chặt vào
da cá. Cá có nhiều màu sắc khác nhau nhƣ: màu xanh lục, xanh vàng, nâu, đen, trắng
bạc Trên thân cá có các chấm đen hình cánh sao. Khi thành thục, dọc 2 bên thân cá
xuất hiện các vân màu hồng, màu hồng này trên cá đực đƣợc biểu hiện rất đặc trƣng
trong mùa sinh sản [115]. Màu sắc, độ lấp lánh của vẩy, của cá có sự biến đổi tùy
thuộc vào môi trƣờng nƣớc mà cá phân bố nhƣ: độ đục, cƣờng độ ánh sáng, thành phần
vi lƣợng trong thức ăn cá sử dụng hàng ngày,
Đƣờng bên liên tục, kéo dài, chạy giữa thân cá. Vây lƣng ở giữa thân, sau vây
lƣng có một vây mỡ. Xƣơng trục và sọ cốt hoá không hoàn toàn. Hàm trên dài hơn
hàm dƣới, cả hai hàm đều có răng nhọn nhỏ, sắc và phân bố đều trên hai hàm. Lƣỡi

4

cứng phân thành nhiều nhánh có răng nhọn. Công thức vây: D: 11 – 13, V: 9 – 11, A:
11 – 12, P: 12 – 16, C: 25.
1.1.3. Đặc điểm phân bố và sinh thái
Đặc điểm phân bố:
Cá hồi vân là loài đƣợc nuôi khá phổ biến trên thế giới, tuy nhiên, chúng phân bố tự
nhiên ở các cửa sông đổ ra Thái Bình Dƣơng chủ yếu là Bắc Mỹ và một số sông ở châu Á.
Do khả năng thích nghi rộng, giá trị dinh dƣỡng cao và dễ nuôi nên cá hồi vân đƣợc di
nhập và nuôi tại nhiều quốc gia, khu vực nơi mà chúng không phân bố tự nhiên. Hiện
nay, cá hồi vân đƣợc nuôi thƣơng phẩm ở hơn 64 nƣớc trên tất cả các châu lục [44]. Cá
hồi vân sống ở những thuỷ vực nƣớc ngọt nơi có nhiệt độ nƣớc thấp, không vƣợt quá
12
o
C vào mùa hè. Khi nuôi thƣơng phẩm ngƣời ta thƣờng cắt bỏ vây mỡ của chúng để
phân biệt với cá tự nhiên khi lọt ra ngoài và đây cũng là một trong những biện pháp
bảo vệ nguồn lợi tự nhiên.








Hình 1.2. Vùng phân bố tự nhiên của cá hồi vân trên thế giới
Nguồn:
Đặc điểm sinh thái:
Nhiệt độ: Cá hồi vân có nguồn gốc từ vùng ôn đới do đó chúng thích nghi với
các vùng nuôi có nhiệt độ thấp. Nhiệt độ cho cá hồi vân sinh trƣởng tốt nhất từ 10 -
16
o

C [115]. Nhiệt độ cao hơn có ảnh hƣởng tiêu cực đến sinh trƣởng và tỷ lệ sống của
cá, cụ thể, cá giảm ăn và sinh trƣởng chậm khi sống ở nhiệt độ 20
o
C, cá ngừng ăn khi
nhiệt độ nƣớc trên 24
o
C và cá bị chết khi nhiệt độ nƣớc từ 25 - 27
o
C [107, 113]. Do đó,
Gibson’s [70] khuyến cáo, khi nhiệt độ nƣớc trên 18
o
C nên giảm khẩu phần thức ăn
cho cá hồi. Nhiệt độ thích hợp cho sinh sản nhân tạo cá hồi trong khoảng 8 - 14
o
C, ở

5
nhiệt độ này, hoạt động sinh sản diễn ra thuận lợi và trứng phát triển bình thƣờng. Tuy
nhiên, nhiệt độ dƣới 4,5
o
C hay trên 15
o
C đều ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng trứng, tỷ
lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, sinh trƣởng và tỷ lệ sống của cá bột và cá hƣơng [53, 54, 66]. Nhƣ
vậy có thể thấy rằng, với đặc điểm này, các vùng cao nguyên (Tây Nguyên và Tây
Bắc) nhiệt độ thấp ở nƣớc ta có thể thích hợp cho thuần dƣỡng, sinh sản và nuôi
thƣơng phẩm loài cá có giá trị kinh tế cao này.
Oxy hoà tan: Nhu cầu về hàm lƣợng oxy hoà tan trong nƣớc của cá hồi vân khá
cao và có sự biến động phụ thuộc vào kích thƣớc, giai đoạn, nhiệt độ, hoạt động và
trạng thái sinh lý của cá [96]. Nhu cầu oxy hòa tan cho hô hấp của cá trung bình

khoảng 300 mg O
2
/kg khối lƣợng cá/giờ [16]. Trong quá trình nuôi, cần phải duy trì
hàm lƣợng oxy hoà tan cho cá hồi vân ở mức trên 7 mg O
2
/l [31], bởi lẽ dƣới mức này,
tốc độ sinh trƣởng của cá giảm mặc dù đƣợc đáp ứng đầy đủ nhu cầu thức ăn [70].
Nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trƣờng có ảnh hƣởng lớn nhất đến nhu
cầu oxy của cá. Khi nhiệt độ tăng, nhu cầu oxy của cá cũng tăng do sự gia tăng hoạt
động của các quá trình sinh lý, sinh hóa trong cơ thể cá [19]. Chính vì vậy, trong các
trại nuôi cá hồi, ngƣời ta thƣờng cấp nguồn nƣớc giàu oxy đồng thời điều chỉnh lƣu tốc
nƣớc (1 tấn cá hồi cỡ 200 g/con, lƣu tốc cần đạt 14,3 l/giây và 20,9 l/giây ở nhiệt độ
14
o
C và 18
o
C) nhằm đảm bảo nhu cầu oxy cho cá [28]. Thực tiễn cho thấy, đảm bảo
nhu cầu oxy cho giai đoạn trứng và cá giống có ý nghĩa quyết định đến thành công
trong sinh sản nhân tạo cá hồi vân. Tuy nhiên nhu cầu oxy có sự thay đổi theo giai
đoạn và tỷ lệ thuận với sự gia tăng của nhiệt độ nƣớc. Ở 10
o
C, nhu cầu oxy của phôi là
6 - 8 mg/l, giai đoạn xuất hiện điểm mắt là tới khi nở là 8 - 10mg/l, và giai đoạn giống
nhỏ là 7 – 8 mg/l [44, 81].
Độ mặn: Cá hồi vân có thể thích ứng tốt với cả môi trƣờng nƣớc ngọt và nƣớc
mặn do chúng là loài cá di cƣ và có sự thay đổi môi trƣờng sống trong suốt vòng đời.
Chúng thƣờng di cƣ ra biển để sinh sống và tới khi thành thục, chúng di cƣ vào vùng
nƣớc ngọt để sinh sản [28]. Đối với các nƣớc nhƣ Phần Lan, Na Uy cá hồi vân sau
khi sản xuất giống ƣơng trong môi trƣờng nƣớc ngọt sẽ đƣợc chuyển ra nuôi ở các
lồng trên biển cho đến khi thu hoạch khoảng 2 - 3 năm. Ở nƣớc ta, các vùng biển đều

có nhiệt độ cao và không phù hợp cho cá sinh trƣởng, phát triển và sinh sản. Tuy
nhiên, trong quá trình nuôi muối ăn thƣờng đƣợc sử dụng để tắm cho cá đặc biệt là giai

6
đoạn cá giống. Khả năng chịu đựng độ mặn của cá hồi vân tùy thuộc vào giai đoạn
phát triển dao động từ 0 – 35‰ (Bảng 1.1) [18].
Bảng 1.1. Khả năng chịu độ mặn của cá hồi vân theo các giai đoạn phát triển
Giai đoạn
Độ mặn (‰)
Cá bột – cá hƣơng
5 - 8
Cá giống 10 g
8 - 10
Cá 20 g
20 - 25
Cá > 200 g
30 - 35

pH: cá hồi vân có thể thích ứng với phạm vi pH từ 6,4 - 8,4, thích hợp nhất
trong khoảng 7,0 - 7,5 [28, 106]. Khả năng thích ứng với sự thay đổi của pH ở cá hồi
vân tùy thuộc vào giai đoạn phát triển. Phôi và ấu trùng của cá hồi vân sẽ không nở
đƣợc và chết khi pH dƣới 5. Tuy nhiên cá hồi trƣởng thành có thể chịu đƣợc pH dƣới
5. pH ngoài ảnh hƣởng trực tiếp đến sinh trƣởng và phát triển của cá hồi vân, nó còn
ảnh hƣởng gián tiếp đến độc tính của các loại khí độc trong ao nhƣ H
2
S và NH
3
[41].
Các khảo sát về chất lƣợng nƣớc cho nuôi cá nƣớc lạnh ở nƣớc ta cho thấy pH nằm
trong khoảng thích hợp (7,0 – 8,5) với sinh trƣởng và phát triển của cá hồi vân [1].

Một số yếu tố khác: NH
3
và H
2
S là hai loại khí độc ảnh hƣởng lớn đến sinh
trƣởng và phát triển của cá hồi vân. Chúng là sản phẩm của quá trình tiêu hóa các chất
có chứa nitơ và lƣu huỳnh [27, 127]. Sự tồn tại của NH
3
/NH
4
+
và H
2
S/HS
-
phụ thuộc
chặt chẽ vào pH của nƣớc và nhiệt độ, trong đó, dạng NH
3
và H
2
S là gây độc đối với
cá. Tỷ lệ của NH
3
trong nƣớc tăng khi pH tăng trong khi H
2
S tăng khi pH giảm [41].
Trong nuôi cá hồi vân, hàm lƣợng NH
3
và H
2

S nên duy trì dƣới 0,01 mg/l [44, 81]. Độ
cứng (hàm lƣợng các ion Ca
2+
và Mg
2+
) của nƣớc rất quan trọng đối với việc nuôi cá hồi
vì nó ảnh hƣởng đến khả năng hoà tan của các ion, trong đó có các ion gây độc, pH nƣớc
và ảnh hƣởng của một số tác nhân gây bệnh [13, 26]. Độ cứng cần thiết cho nƣớc ao
nuôi cá hồi là trên 200 mg/l CaCO
3
[125].
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá hồi vân thuộc loài cá dữ, ngay từ khi mới nở, thức ăn tự nhiên của chúng
thƣờng là các loài côn trùng, giáp xác nhỏ, động vật thân mềm, động vật phù du và cá.
Chúng có thể bắt đƣợc các loài cá cỡ nhỏ có chiều dài bằng 1/3 chiều dài cơ thể chúng.

7
Khi trƣởng thành, thành phần thức ăn chủ yếu của cá hồi vân là cá con. Thành phần thức
ăn tự nhiên trong dạ dày của cá hồi vân ở Papua New Guinea đƣợc cho ở Bảng 1.2 [87].
Bảng 1.2. Thức ăn tự nhiên trong dạ dày của cá hồi vân
Thành phần
Sông Anggura
Sông Kuragamba
%V
%N
%V
%N
Ấu trùng và côn trùng ở nƣớc
91,9
100

75,4
100
Coleoptera
1,8
38
2,2
44
Ephemeroptera trƣởng thành
3,5
75
0,6
44
Hemiptera trƣởng thành
3,7
13
4,9
44
Ấu trùng Coleoptera
6,7
88
2,7
78
Ấu trùng Diptera
22,3
100
9,6
89
Ấu trùng Ephemeroptera
6,5
100

18,8
100
Ấu trùng Odonata
15,0
100
6,8
67
Ấu trùng Trichoptera
32,4
100
29,8
100
Côn trùng trên cạn
0,6
38
2,8
44
Hymenoptera
0,2
13
0,4
33
Hemiptera
0,4
25
0
0
Arachnida
2,4
11

0
0
Thực vật
2,1
88
16,7
100
Quả, hạt
0,5
50
0,1
11
Mảnh vụn
0,6
75
14,8
78
Mùn hữu cơ
1,0
100
1,8
100
Các loại khác
5,4
100
5,1
100
Ghi chú: V là tổng khối lượng thức ăn trong ruột cá, N là tổng số cá ăn loại thức ăn đó.
Cá hồi vân khi ăn cá thƣờng có màu sắc thịt nhạt, kém hấp dẫn, do đó, trong
nuôi nhân tạo, ngƣời ta thƣờng bổ sung bột tôm hoặc astaxanthin và canthaxanthin vào

thức ăn nhằm cải thiện màu sắc và chất lƣợng thịt. Cá hồi vân là loài cá ăn thịt nên nhu
cầu protein thƣờng khá cao và có sự thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển với cá
hƣơng từ 45 - 50% và cá giống trở lên từ 42 - 48% [14, 52]. Các loại thức ăn cho cá
hồi vân trên thị trƣờng hiện nay có hàm lƣợng protein dao động 42 - 48% tùy theo giai
đoạn phát triển của cá [49]. Trong nuôi vỗ thành thục sinh dục, hàm lƣợng protein
36% và lipid 18% đƣợc cho là thích hợp cho sự thành thục, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở
của trứng cá hồi vân [124]. Nhu cầu protein của cá có sự thay đổi tùy theo các yếu tố
môi trƣờng, đặc biệt là nhiệt độ nƣớc, với mức 40 - 50% ở 8
o
C và 55% ở 15
o
C. Trong
quá trình di cƣ, cá hồi tiêu hao năng lƣợng ở mức 80 kcal/kg/ngày, do đó, lƣợng lipid
và protein hao hụt trong suốt quá trình này là 94 - 98% và 42 - 58% [49]. Nguồn
protein và lipid trong thời kỳ này không chỉ đƣợc sử dụng cho mục đích năng lƣợng
mà còn tham gia vào quá trình hình thành các sản phẩm sinh dục [3]

8
Lipid: Lipid là thành phần năng lƣợng chính của cá hồi vân. Hàm lƣợng lipid
trong thức ăn dƣới 25%, cá sẽ sử dụng đƣợc hết các thành phần axít béo không no.
Thành phần protein và lipid trong thức ăn có quan hệ tƣơng tác lẫn nhau, do đó, khi
xây dựng công thức thức ăn cần xem xét sự tác động tƣơng hỗ này, ví dụ, hàm lƣợng
protein 50% và 40% tƣơng ứng với mức lipid là 10% và 8% [5]. Thức ăn có hàm
lƣợng lipid cao sẽ ảnh hƣởng đến quá trình hấp thụ thức ăn và sinh lý của cá, nhất là
trong điều kiện nhiệt độ cao, khi đó, thức ăn dễ bị ôxy hoá và gây độc cho cá.
Glucid: Cá hồi là loài ăn thịt nên khả năng tiêu hoá glucid và sản xuất insulin
tƣơng đối kém. Thức ăn chứa hàm lƣợng glucid cao, glucose sẽ không chuyển hoá
đƣợc thành glycogen tích luỹ ở gan làm gan sƣng lên và tăng khối lƣợng lên 5%. Vì
vậy, hàm lƣợng glucid trong thức ăn của cá hồi vân nên thấp hơn 25 - 30% [5].
Vitamin: Vitamin là thành phần vi lƣợng có ảnh hƣởng lớn đến tốc độ sinh trƣởng

của cá hồi vân. Thiếu hụt vitamin B
6
, cá hồi vân bị rối loạn thần kinh, không phản ứng
với kích thích và có thể bị chết cứng. Thiếu vitamin PP, cá chậm lớn, nhạy cảm với ánh
sáng, lở loét màng ruột và tỷ lệ sống thấp. Nhu cầu vitamine PP ở cá hồi vân dao động
120 - 150 mg/kg thức ăn. Thiếu vitamine A, cá biểu hiện thiếu máu, dị hình nắp mang
và xuất huyết mang. Thiếu vitamin D, cá sinh trƣởng chậm, tăng tích lũy mỡ trong gan,
cá biểu hiện co giật [48]. Vitamin C có ảnh hƣởng lớn đến tốc độ sinh trƣởng và tỷ lệ
sống của cá. Ở 10 – 15
o
C, nhu cầu vitamin C của cá hồi vân là 200 mg/kg thức ăn.
1.1.6. Đặc điểm sinh trưởng và vòng đời
Tốc độ sinh trƣởng của cá hồi vân ngoài tự nhiên có sự thay đổi rất lớn phụ
thuộc vào nguồn thức ăn sẵn có và môi trƣờng sống. Ở những vùng suối, thƣờng nghèo
dinh dƣỡng, cá hồi vân chỉ đạt khối lƣợng 450g sau 4 năm tuổi [94]. Trong điều kiện
nuôi từ cỡ giống thả 30 g/con, cá có thể đạt khối lƣợng bình quân 250 – 300 g/con sau
8 tháng nuôi, 0,6 – 1,0 kg/con sau 2 năm nuôi [64]. Tại Việt Nam, cá thƣờng đạt tốc độ
sinh trƣởng cao hơn các vùng khác do nhiệt độ trung bình cao hơn. Theo Trần Đình
Luân [6], cá hồi vân nuôi ở Sapa đạt 350 g sau 1 năm tổi, trong khi đó, các quan sát
của chúng tôi tại Lâm Đồng cho thấy, cá đạt khối lƣợng 500 g sau 1 năm và 2000 g sau
2 năm nuôi. Kích thƣớc thông thƣờng đạt đƣợc của cá hồi vân có thể tới 59 cm và 2,7
kg/con. Tuổi thọ trung bình của cá cũng tùy thuộc vào từng loài, ở vùng Bắc Mỹ, cá
hồi vân thƣờng sống 4 – 6 năm, cá biệt có thể tới 11 năm tổi [94].

9











Hình 1.3. Vòng đời của cá hồi vân
Nguồn:
Vòng đời của cá hồi vân trải qua các giai đoạn: trứng, cá bột, cá giống và cá
trƣởng thành và chúng có sự thay đổi môi trƣờng sống tùy thuộc vào từng giai đoạn
phát triển. Cá bột sau khi nở sẽ sinh trƣởng và phát triển ở các vùng nƣớc ngọt cho đến
khi trƣởng thành chúng di cƣ ra các vùng cửa sống. Cá trƣởng thành bắt đầu di cƣ ra
biển khơi nơi chúng sẽ thành thục và tích lũy các chất dinh dƣỡng. Sau khi thành thục,
cá bắt đầu di cƣ từ biển vào các vùng thƣợng nguồn nƣớc ngọt để giao phối và đẻ
trứng. Trứng sau khi thụ tinh phát triển thành phôi, cá con và khép kín vòng đời [9].
1.2. Tình hình nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá hồi vân
1.2.1. Đặc điểm sinh học sinh sản của cá hồi vân
Tuổi và kích thƣớc thành thục: Trong tự nhiên, cá hồi vân có thể thành thục sinh
dục khá sớm tùy theo điều kiện dinh dƣỡng và nhiệt độ môi trƣờng, cá đực ở 2 - 3 tuổi,
cá cái ở 3 tuổi. Trong điều kiện nuôi vỗ trong ao, bể cá hồi vân bố mẹ có thể thành
thục nhƣng chúng không có khả năng đẻ tự nhiên. Tại Sa Pa, cá cái tuổi 2
+
đã thành
thục, rụng trứng, tuy nhiên, chúng bị chết do không thể tự sinh sản [6]. Trong sinh sản
nhân tạo, ngƣời ta thƣờng tiến hành vuốt trứng và tinh dịch để thụ tinh nhƣ nhiều loài
cá nƣớc ngọt khác.
Đặc điểm bãi đẻ: Cá hồi vân có thể sinh sản tự nhiên trong các thuỷ vực nƣớc
lạnh. Vào mùa sinh sản, chúng thƣờng di cƣ ngƣợc dòng sông, suối lên thƣợng nguồn
nơi có thác nƣớc chảy tƣơng đối mạnh để đẻ trứng [25, 32, 44]. Chúng thƣờng chọn

10

những vị trí có các yếu tố sinh thái phù hợp nhƣ độ sâu, lƣu tốc nƣớc, chất đáy,… để
làm ổ [43, 47, 102, 118]. Khi chọn đƣợc vị trí thích hợp, cá cái bắt đầu làm ổ bằng
cách dùng thân và đuôi khoét cát tạo thành ổ có đƣờng kính 0,6 - 0,8 m, sâu 0,3 - 0,4
m. Sau khi làm tổ xong, cá cái đẻ trứng vào tổ đồng thời cá đực phun tinh trùng vào
trứng trong thời gian 30 - 40 giây. Sau khi thụ tinh, phôi hình thành một lớp màng dai,
co lại nhằm ngăn cản sự thẩm thấu của nƣớc vào trong phôi [112]. Quá trình này kéo
dài trong khoảng 1 giờ [50]. Thông thƣờng, mỗi cá cái làm nhiều ổ và quá trình đẻ
trứng, thụ tinh đƣợc thực hiện trên nhiều tổ khác nhau [16, 44, 81].
Mùa vụ sinh sản: Nhiệt độ cho quá trình sinh sản của cá hồi vân có sự khác nhau
tùy theo khu vực mà chúng sinh sống. Chúng có thể sinh sản ở nhiệt độ 4,4 – 11,0
o
C
[114] hay nhiệt độ 10,0 - 12,8
o
C [36]. Mùa vụ sinh sản của cá hồi vân ở Phần Lan, Na
Uy, Hàn Quốc và Mỹ từ tháng 2 đến tháng 5 [61, 97], trong khi, mùa vụ sinh sản của
loài cá này ở Úc là tháng 5 đến tháng 7 [46]. Khi môi trƣờng sống tƣơng đối ổn định, cá
hồi vân cái có thể thành thục 2 lần/năm. Nhƣ vậy, cần nghiên cứu về mùa vụ sinh sản
của cá hồi vân ở điều kiện Việt Nam là cơ sở cho việc sinh sản nhân tạo loài cá này.
Sức sinh sản: Sức sinh sản của cá hồi vân dao động từ 700 - 4000 trứng/lần tùy
theo kích thƣớc của cá. Kích thƣớc trứng cá thƣờng nhỏ hơn 0,8 mm, có màu vàng sậm
và thời gian ấp nở thƣờng từ 30 – 100 ngày tùy theo nhiệt độ nƣớc [89]. Nếu ấp ở nhiệt
độ 2
o
C, thời gian kéo dài đến hơn 21 tuần, trong khi đó, ở 12
o
C thời gian ấp nở chỉ gần
4 tuần. Trứng cá tầm ấp nở tốt ở nhiệt độ 5 - 12
o
C, ngoài phạm vi này tỷ lệ nở thấp và

tỷ lệ chết cao [88].
1.2.2. Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá hồi vân
Hiện nay, sinh sản nhân tạo cá hồi vân đã đƣợc thực hiện thành công ở nhiều
quốc gia trên thế giới. Điều này đã giúp chủ động sản xuất con giống đạt cả về số
lƣợng và chất lƣợng đáp ứng nhu cầu nuôi thƣơng phẩm. Quá trình sinh sản nhân tạo
loài cá này cũng gồm có các khâu nhƣ: nuôi vỗ cá bố mẹ, thu, ấp trứng và ƣơng giống.
Nuôi vỗ cá bố mẹ
Môi trƣờng nuôi vỗ: Cá hồi vân rất nhạy cảm với các điều kiện môi trƣờng, do
đó, việc chuẩn bị và duy trì điều kiện môi trƣờng nuôi vỗ là rất cần thiết. Các nghiên
cứu ở Mỹ, Úc và Hàn Quốc cho thấy, nƣớc cho nuôi vỗ cá hồi vân cần đảm bảo hàm
lƣợng oxy hoà tan trên 7,0 mg/l; CO
2
nhỏ hơn 2,0 mg/l; nhiệt độ khoảng 8 - 14
o
C; pH

11
6,5 - 8,5; hàm lƣợng CaCO
3
từ 100 - 400 mg/l; Mangan < 0,01 mg/l, sắt 1,0 mg/l; kẽm
thấp hơn 0,05 mg/l [44]. Ngoài ra, tốc độ dòng chảy cũng đóng vai trò quan trọng
trong quá trình thành thục và sinh sản của cá hồi vân tùy theo sinh khối cá, với 5 - 10
l/giây/tấn cá bố mẹ.
Tuyển chọn cá bố mẹ nuôi vỗ: Cá bố mẹ đƣa vào nuôi vỗ thƣờng ở 2 - 3 tuổi.
Thực tế cho thấy, cá nuôi ở điều kiện nƣớc ta thƣờng thành thục sớm hơn các nƣớc
Châu Âu. Cá đực, cái có thể đƣợc tuyển chọn từ những con có tốc độ sinh trƣởng
nhanh trong quá trình nuôi thƣơng phẩm hoặc từ đàn cá hậu bị đã qua sinh sản. Cá có
màu sắc tƣơi sáng, các vân và chấm trên thân rõ ràng, cá khoẻ mạnh và không có dấu
hiệu bệnh tật. Mật độ nuôi vỗ thƣờng dao động 10 - 20 kg/m
3

nƣớc ở Úc [46] hay 20 -
25 kg/m
3
nƣớc ở Mỹ [44]. Tuy nhiên, mật độ nuôi còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi
trƣờng, hệ thống nuôi, hệ thống lọc nƣớc
Mùa vụ nuôi vỗ: Tuỳ theo chu kỳ nhiệt và mùa vụ khác nhau có thể bố trí mùa
vụ nuôi vỗ khác nhau. Cá hồi vân thƣờng đƣợc nuôi vỗ vào mùa xuân, đến tháng 9 bắt
đầu kiểm tra cá và tách đực cái riêng. Đến đầu tháng 12, tiến hành kiểm tra cá cái hàng
tuần để thu trứng chín và thụ tinh. Mùa vụ sinh sản thƣờng vào cuối mùa đông và đầu
mùa xuân. Ngoài ra, mùa vụ nuôi vỗ còn phụ thuộc vào thức ăn, quang kỳ, dòng nƣớc.
Ở nƣớc ta, qua theo dõi quá trình phát triển của tuyến sinh dục Trần Đình Luân và ctv.
[6] xác định tháng 7 là thời điểm thích hợp để nuôi vỗ và kết thúc vào tháng 12. Tỷ lệ
ghép cặp trong sinh sản nhân tạo cá hồi vân thƣờng là 1 đực : 1 cái, trong điều kiện
khó khăn có thể ghép cặp với tỷ lệ 1 - 2 đực : 3 cái.
Hình thức nuôi cũng ảnh hƣởng đến sức sinh sản của cá hồi vân. Kết quả nuôi
cá hồi vân trong ao và bể nƣớc chảy cho thấy, cá cái từ 1,75 - 1,90 kg, sức sinh sản
tuyệt đối (2.992 trứng/cá cái) và tƣơng đối (1.527 trứng/kg cá cái) nuôi trong ao thấp
hơn so với nuôi trong mƣơng nƣớc chảy (3.094 trứng/cá cái và 1.793 trứng/kg cá cái).
Tuy nhiên, cả hai hình thức nuôi này đều cho tỷ lệ thụ tinh cao với 86% so với mức
trung bình là 70 - 80% [69].
Thức ăn có ảnh hƣởng lớn đến sự thành thục sinh dục của cá hồi vân. Thức ăn
công nghiệp cho nuôi vỗ cá hồi vân thƣờng có protein trên 45%, chất béo trên 18% và
vitamin A trên 10.000 UI/kg, vitamin D trên 500 UI/kg và vitamin E trên 250 UI/kg.

12
Ngoài ra, các thành phần khoáng (ZnSO
4
, CuSO
4
, KIO

3
) cũng ảnh hƣởng lớn đến sự
thành thục sinh dục và chất lƣợng sản phẩm sinh dục của cá hồi vân.
Sinh sản nhân tạo
Khi kiểm tra cá thành thục sinh dục thì tiến hành cho đẻ nhân tạo theo phƣơng
pháp vuốt trứng và sẹ để thụ tinh nhân tạo (Hình 1.4).







Hình 1.4. Vuốt trứng và thụ tinh nhân tạo cho cá hồi vân
Lựa chọn cá bố mẹ: Dựa vào đặc điểm ngoài của phần phụ sinh dục cá hồi vân
có thể đánh giá đƣợc mức độ thành thục của cá bố mẹ và khả năng đƣa vào cho sinh
sản nhân tạo. Kiểm tra những cá thể cái có phần phụ sinh dục mầu hồng đỏ, mọng mà
nhô hẳn ra bên ngoài, vuốt nhẹ thấy trứng chảy ra đó là những con đã sẵn sàng cho
sinh sản. Kiểm tra cá đực có thể dùng tay vuốt nhẹ theo 2 bên thành bụng thấy sẹ màu
trắng đục chảy ra thì là những con đã sẵn sàng cho sinh sản.
Thu trứng và thụ tinh: Trứng của cá đƣợc thu vào các dụng cụ thu trứng riêng
sau đó vuốt sẹ của cá đực cho trứng và tinh trùng gặp nhau. Phƣơng pháp thụ tinh cho
trứng cá hồi vân là thụ tinh khô. Sau khi trộn đều thêm nƣớc sạch vào rồi đảo lại và
rửa trứng trƣớc khi đƣa trứng vào khay ấp.
Trong quá trình sinh sản để giảm bớt vận động của cá giảm stress, thông thƣờng
các trang trại sản xuất giống cá hồi vân trên thế giới sử dụng một số thuốc để gây mê
nhằm giảm vận động của cá bố mẹ. Bồn chứa nƣớc để đƣa cá vào kiểm tra trƣớc khi
cho sinh sản đƣợc chuẩn bị với độ mặn 1‰ và sử dụng thuốc gây mê MSS 50 mg/l.
Trong bể này thƣờng phải đƣợc trang bị thêm sục khí để đảm bảo lƣợng oxy hoà tan.
Ấp trứng: Trứng cá hồi là trứng không dính, kích thƣớc lớn và chìm trong

nƣớc. Có thể sử dụng nhiều loại dụng cụ ấp khác nhau để ấp trứng nhƣ máy ấp trứng
kiểu Mỹ, máng ấp của Phần Lan… Tuy nhiên qua đánh giá thực tế và hiệu quả, hiện

13
nay dùng phổ biến nhất là hệ thống máng và khay ấp kiểu Phần Lan đƣợc mô tả nhƣ
sau: Máng đỡ khay ấp rộng 40 - 50 cm, sâu 20 cm và chiều dài 3 - 4 m. Khay ấp đƣợc
thiết kế hình chữ nhật, có lỗ đục đƣợc đặt trên máng, khoảng cách từ đáy máng đến
khay ấp khoảng 3 cm. Các lỗ đục trên khay ấp có kích thƣớc đảm bảo giữ đƣợc trứng
chỉ cho cá bột mới nở đi qua theo dòng nƣớc ở bên dƣới máng. Hiện nay, ở Việt Nam
đang sử dụng khay ấp có thiết kế tƣơng tự nhƣ ở Phần Lan.
Thời gian trứng nở phụ thuộc vào nhiệt độ nƣớc, nhiệt độ thấp thì thời gian ấp
kéo dài và khi nhiệt độ cao thì thời gian ấp rút ngắn (ví dụ ở 3,9
o
C thì thời gian ấp là
100 ngày, nếu ở nhiệt độ 14,4
o
C thì thời gian ấp là 21 ngày), nhiệt độ ấp trứng đƣợc
tính bằng khoảng 370 độ ngày. Ngoài nhiệt độ, hàm lƣợng ô xy hòa tan trong quá trình
ấp trứng rất quan trọng, trong trƣờng hợp thiếu oxy (dƣới 5 mg O
2
/L) tỷ lệ nở thấp, cá
yếu, nhỏ và sinh trƣởng chậm [21]. Thực tiễn ngƣời ta thƣờng kết hợp cung cấp ô xy
với việc tạo dòng chảy trong quá trình ấp trứng, với lƣu tốc thƣờng là 5.000 lít cho
10.000 trứng/ngày. Thời gian xác định đƣợc điểm mắt trên trứng đến khi trứng nở
thƣờng kéo dài, lợi dụng đặc điểm này có thể vận chuyển trứng đi xa mà vẫn đảm bảo
an toàn và hiệu quả. Ƣu điểm của phƣơng pháp ấp trứng trong khay này thì trứng có
thể quan sát, theo dõi và làm vệ sinh đƣợc dễ dàng.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, ngoài việc loại bỏ thƣờng xuyên trứng không thụ
tinh để hạn chế đến mức thấp nhất sự ô nhiễm môi trƣờng, cần thƣờng xuyên tiến hành
tắm để phòng một số bệnh có thể xảy ra. Có thể sử dụng formalin với tỷ lệ 1:600 trong

vòng 15 phút, mỗi ngày thực hiện 1 lần để khống chế nấm phát triển. Hay sử dụng
cách khác để phòng bệnh nhƣ dùng dung dịch iodine 100 ppm/10 phút ngay khi đƣa
trứng vào ấp cũng có tác dụng phòng bệnh tốt.
Ƣơng cá giống: Cá mới nở, dinh dƣỡng bằng noãn hoàng, đƣợc ƣơng trong
khay ấp trứng vài ngày trƣớc khi chuyển sang bể ƣơng. Cá bột thƣờng đƣợc ƣơng
trong các bể composit hoặc bể xi măng hình tròn hoặc hình chữ nhật đặt trong nhà.
Trong quá trình ƣơng, mật độ cá và lƣu tốc nƣớc cần đƣợc điều chỉnh một cách hợp lý.
Kích thƣớc bể tròn ƣơng cá đƣờng kính 2,0 m, độ sâu 0,5 – 0,6 m với bể hình chữ nhật
dài 3 - 4 m, rộng 0,8 - 1,0 m và sâu 0,5 - 0,6 m.
Mật độ ƣơng cá hồi vân giai đoạn cá bột lên cá hƣơng thƣờng dao động từ
3.000 – 5.000 con/m
3
nƣớc, thích hợp nhất và kinh tế nhất là mật độ 4.000 con/m
3
.

14
Giai đoạn ƣơng từ cá hƣơng lên cá giống thƣờng ƣơng ở mật độ 1.000 con/m
3
[88].
Tuy nhiên, ở nƣớc ta, những vùng nuôi cá hồi vân thƣờng ở trên núi cao, áp suất không
khí loãng, hàm lƣợng oxy hoà tan thấp nên mật độ nuôi thƣờng thấp hơn [6].
Lƣợng thức ăn và tần suất cho ăn phụ thuộc vào nhiệt độ và kích thƣớc cá. Cá
còn nhỏ thƣờng đƣợc cho ăn 5 - 6 lần/ngày sau đó giảm dần xuống còn 2 - 3 lần/ngày.
Thức ăn cho ƣơng cá hồi vân thƣờng là thức ăn công nghiệp có hàm lƣợng protein trên
50%. Thời gian ƣơng khoảng 10 - 12 tuần, môi trƣờng ƣơng, chất lƣợng nƣớc, điều
kiện vệ sinh là những nhân tố có ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả ƣơng [75]. Cá ƣơng đƣợc
định kỳ phân cỡ để chuyển sang ƣơng giống lớn hoặc nuôi thƣơng phẩm [88].
1.3. Một số bệnh thƣờng gặp và biện pháp phòng trị
Trong quá trình nuôi, cá hồi vân thƣờng ít bị bệnh nếu môi trƣờng đƣợc quản lý

tốt. Tuy nhiên, khi chất lƣợng nƣớc suy giảm, chế độ dinh dƣỡng kém, mật độ nuôi
quá cao,… cá dễ bị nhiễm bệnh. Theo FAO [44], cá hồi vân nuôi thƣờng bị mắc một
số bệnh nhƣ: Bệnh đốm trắng do ký sinh trùng (Ichthyothirius sp., và Trichodina sp.)
thƣờng xảy ra vào mùa hè [33]. Cá hồi vân mẫn cảm với nhiều vi khuẩn nhƣ
Flavobacterium spp., Aeromonas spp., Renibacterium spp., Myxosoma spp [15, 37,
59, 74, 122]. Bên cạnh đó, cá cũng mắc một số bệnh do vi rút nhƣ bệnh hoại tử hồng
cầu (IHN - Infectious Hematopoietic Necrosis Virus), hoại tử tuyến gan tụy (IPN -
Infectious Pancreatic Necrosis Virus) cũng làm cá chết hàng loạt [58, 119]. Cá cũng
thƣờng mắc bệnh do ký sinh trùng nhƣ sán lá ký sinh ở mắt [33, 34]. Cho đến nay,
những bệnh này là mối lo lớn đối với nghề nuôi cá hồi trên thế giới.
Nhìn chung, các loại bệnh nhiễm khuẩn trên cá hồi có thể điều trị hiệu quả bằng
các loại kháng sinh nhƣ Furanace (10 – 15 mg/L; trong 60 phút), Oxytetracycline (10 –
50 mg/L/ngày, 10 ngày liên tục), hay Sulfisoxazole (88 mg/kg/ngày, 10 ngày liên tục)
[129](Wood, 1974). Cá bị bệnh do nấm có thể đƣợc điều trị bằng hỗn hợp các loại
kháng sinh Sulfisoxazole, Doxycycline, Ninocycline, Tetracycline [128].
1.4. Tình hình nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá hồi vân trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Trên thế giới
Cá hồi vân nói riêng và cá hồi nói chung đang đƣợc nuôi phổ biến ở nhiều nơi
trên thế giới. Theo thống kê của FAO [45] sản lƣợng cá hồi vân trên thế giới đạt trên
600.000 tấn và không ngừng tăng trƣởng trong những năm gần đây. Hiện nay, Phần

15
Lan vẫn là một trong những nƣớc đi đầu về công nghệ sản xuất giống và nuôi thƣơng
phẩm cá hồi vân nhất, với sản lƣợng trung bình hàng năm khoảng 10.000 tấn [7]. Năm
2010, sản lƣợng cá hồi vân nuôi trên toàn thế giới đã đạt trên 700.000 tấn. Cá hồi vân
hiện đƣợc nuôi phổ biến ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Chi Lê, Nhật Bản và Úc.









Hình 1.5. Sản lƣợng cá hồi vân nuôi trên thế giới
Trƣớc nhu cầu ngày càng cao về con giống, trong khi đó, mùa sinh sản của cá
hồi vân thƣờng ngắn, chỉ từ 1 - 2 tháng. Do đó, việc giải quyết nhu cầu con giống
quanh năm là một vấn đề khó khăn trong việc phát triển nghề nuôi cá hồi vân. Chính vì
thế, đã có nhiều nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá hồi vân đƣợc thực hiện nhằm nâng
cao tỷ lệ sống đáp ứng nhu cầu về con giống cho ngƣời nuôi.







Hình 1.6. Những nƣớc sản xuất cá hồi vân chính trên thế giới
Do sự khác biệt về nhiệt độ và chu kỳ quang khác nhau theo vùng địa lý, nhiều
nghiên cứu đã đƣợc thực hiện nhằm kích thích sinh sản nhân tạo cá hồi vân dựa trên sự
điều chỉnh 2 yếu tố này [23, 39, 86]. Ngƣời ta đã tiến hành thay tăng giảm nhiệt độ và
chu kỳ quang để cho đẻ tập trung cá hồi nhằm thu đƣợc số lƣợng trứng lớn [29, 90,
91]. Theo đó, nhiệt độ tối ƣu cho quá trình sinh sản của cá hồi vân trong suốt quá trình

16
sinh sản đƣợc điều chỉnh tăng dần từ 6 - 13
o
C theo thời gian nuôi [20, 82]. Nhiêt độ
trên 13
o

C sẽ kìm hãm sự thành thục của buồng trứng và làm giảm tỷ lệ sống của trứng
cá hồi Đại Tây Dƣơng [117].
Cá hồi vân không sinh sản tự nhiên trong các hệ thống nuôi, do đó, ngƣời ta
thƣờng thu trứng từ những con cá cái thành thục tốt để tiến hành thụ tinh nhân tạo.
Mặc dù cá hồi vân bắt đầu sinh sản khi đạt 2
+
nhƣng cá ở tuổi này ít đƣợc sử dụng để
sinh sản nhân tạo cho đến khi chúng đạt 3
+
hoặc 4
+
. Số lƣợng cá bố mẹ cần sử dụng
phụ thuộc vào lƣợng cá bột hoặc cá giống mà các trại sản xuất cần. Đã có rất nhiều
nghiên cứu sinh sản nhân tạo thành công cá hồi vân nói riêng và cá hồi nói chung bằng
phƣơng pháp thụ tinh khô. Trứng đƣợc lấy từ những con cái thành thục (đã đƣợc gây
mê) bằng cách vuốt nhẹ theo bụng cá từ vây ngực xuống lỗ sinh dục, số lƣợng trứng
thu đƣợc thƣờng là 2.000 trứng/kg cá cái cho vào chậu khô và giữ khô nhằm cải thiện
tỷ lệ thụ tinh. Đồng thời, tinh trùng cũng đƣợc thu bằng phƣơng pháp tƣơng tự cùng
thời điểm trƣớc khi thụ tinh cho trứng [44].
Ngoài phƣơng pháp trên thì hiện nay, phƣơng pháp thụ tinh nhân tạo bằng cách
sử dụng tinh đông viên (bảo quản trong tủ lạnh hoặc nitơ lỏng) thụ tinh cho trứng trái
vụ hoặc không đủ lƣợng tinh tƣơi cũng cho hiệu quả cao. Hiện nay, cả trứng và tinh
trùng đã đƣợc bảo quản thành công, đặc biệt, trứng có thể bảo quản và thụ tinh thành
công trong vòng 6 – 7 ngày. Tinh trùng cá hồi vân đƣợc bảo quản ở tỷ lệ 1 : 3 trong
hỗn hợp có chứa chất bảo quản và chất chống đông sau khi rã đông thụ tinh cho hiệu
quả lên đến 80 - 84%. Trong khi đó, hiệu suất sử dụng tinh tƣơi để thụ tinh cũng chỉ
đạt tỷ lệ 76% [35].
1.4.2. Ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, tuy nhiên miền Bắc có mùa lạnh kéo dài từ
tháng 11 năm trƣớc đến hết tháng ba năm sau. Đặc biệt một số vùng núi cao có nhiệt

độ thấp, phù hợp với đặc điểm sinh học của cá hồi vân. Năm 2004, Bộ Thủy sản đã
phê duyệt dự án “Nhập công nghệ sản xuất cá hồi vân”. Năm 2005, cá hồi vân chính
thức đƣợc nhập vào nƣớc ta. Tính đến thời điểm hiện nay, cá hồi vân đã phát triển tốt
tại Trung tâm cá nƣớc lạnh SaPa - Lào Cai [2]. Với những kết quả đã đạt đƣợc, hiện
nay cá hồi vân đã và đang đƣợc mở rộng việc nuôi tại các vùng nƣớc lạnh khác ở các
tỉnh khu vực phía Bắc và Tây Nguyên.

17
Đầu năm 2008, Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản nƣớc lạnh SaPa bƣớc đầu đã
cho sinh sản thành công đối tƣợng này, điều này đã mở ra triển vọng mới trong việc
chủ động cung cấp con giống cho nhu cầu nuôi thƣơng phẩm. Cá hồi vân là đối tƣợng
nuôi đầy tiềm năng ở Việt Nam, với tốc độ tăng trƣởng nhanh và có giá trị kinh tế cao.
Trƣớc tình hình nhu cầu giống ngày càng cao, vấn đề đặt ra là làm thế nào để cho sinh
sản nhân tạo thành công và đáp ứng tốt nhu cầu về con giống cho nuôi thƣơng phẩm.
Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá hồi vân tại Sapa cho thấy, cá hồi vân nuôi ở
nƣớc ta cho hệ số thành thục cao nhất 17,3 - 18,6% vào tháng 12, noãn bào phát triển
đến giai đoạn IV từ tháng 10 đến tháng 12. Mùa sinh sản chính đƣợc dự báo vào tháng
12 và tháng 1 hàng năm. Quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ đƣợc chia thành 2 giai đoạn: nuôi
vỗ tích cực (tháng 7 đến tháng 9) và nuôi vỗ thành thục (tháng 10 đến tháng 11 hoặc
tháng 12). Nhiệt độ phù hợp cho giai đoạn sinh sản và ấp trứng từ 10 - 12
o
C, khi nhiệt
độ tăng cao vào đầu mùa xuân trứng thoái hoá rất nhanh. Sức sinh sản tuyệt đối đạt
trên 5.300 trứng/cá cái, sức sinh sản tƣơng đối khoảng 3.300 trứng/kg cá cái. Sức sinh
sản thực tế đạt từ 1.700 – 2.200 trứng/kg cá cái.
Nghiên cứu ảnh hƣởng của kích dục tố trong sinh sản nhân tạo cá hồi vân cho
thấy, có thể sử dụng HCG với liều lƣợng 3.000 UI/kg cá cái hay kết hợp giữa não thùy
thể cá chép (2 mg) và HCG (500 UI) hay LRHa (30 μg + 10 mg DOM) cho 1 kg cá cái
đều cho hiệu quả kích thích sinh sản tốt. Thời gian hiệu ứng thuốc ngắn, tỷ lệ đẻ đều
đạt 100%, tỷ lệ thụ tinh đạt trên 80% và tỷ lệ nở đạt khoảng 65%. Trong trƣờng hợp

không sử dụng kích dục tố mà chỉ tạo dòng chảy mạnh trong bể phải mất từ 24 - 48 giờ
thì việc sinh sản mới hoàn tất, tuy nhiên các chỉ tiêu sinh sản đều đạt mức thấp. Do đó
sử dụng kích dục tố cho sinh sản sẽ góp phần rút ngắn đƣợc thời gian và nguồn nƣớc
cấp thiếu do mùa vụ sinh sản thƣờng là cao điểm mùa khô ở các tỉnh miền núi phía
Bắc. Để phù hợp với thực tế sản xuất, hạ giá thành và dễ tìm kiếm thì HCG (3000 UI)
và LRHa (30 μg + 10 mg DOM) nên đƣợc lựa chọn để kích thích sinh sản nhân tạo cá
hồi vân ở nƣớc ta.
Ngoài ra, nghiên cứu khả năng sử dụng thức ăn sản xuất trong nƣớc để nuôi vỗ
cá hồi vân bố mẹ cũng đƣợc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu cá nƣớc lạnh SaPa.
Cá bố mẹ đƣợc nhập từ Phần Lan về và đƣợc nuôi bằng 5 loại thức ăn thử nghiệm có
hàm lƣợng protein và lipid dao động từ 36 – 45% và 12 – 22%. Kết quả nghiên cứu

×