BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
THÂN THỊ THÙY LINH
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
CHIA SẺ THÔNG TIN TRONG NGÀNH KINH
DOANH KHÁCH SẠN TRÊN ĐỊA BÀN NHA TRANG
LUẬN VĂN THẠC SỸ
KHÁNH HÒA - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
THÂN THỊ THÙY LINH
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
CHIA SẺ THÔNG TIN TRONG NGÀNH KINH
DOANH KHÁCH SẠN TRÊN ĐỊA BÀN NHA TRANG
Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Huy Tựu
KHÁNH HÒA - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình khoa học nào khác.
Tác giả luận văn
Thân Thị Thùy Linh
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt hơn hai năm học tập và nghiên cứu, đến nay, tôi đã hoàn thành xong
luận văn tốt nghiệp thạc sỹ. Để có được kết quả như hôm nay, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ Quý thầy cô, các đồng nghiệp, các bạn
học viên, người thân cũng như các tổ chức, cá nhân cùng các anh chị sinh viên đang
công tác tại các đơn vị kinh doanh du lịch.
Trước tiên,tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến Quý thầy cô trường Đại học
Nha Trang đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian
theo học tại trường.
Tôi xin cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của Lãnh đạo trường Cao
đẳng VHNT & Du Lịch Nha Trang, xin cảm ơn Lãnh đạo và các anh chị Trung tâm
xúc tiến du lịch thuộc Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Khánh Hòa dã tạo điều kiện
và hỗ trợ tôi trong thời gian thực hiện đề tài. Xin cảm ơn ban lãnh đạo và các anh chị
em nhân viên các khách sạn – nhà hàng cũng như các anh chị cựu sinh viên đang làm
việc trong các khách sạn 3 – 5 sao đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, thu thập số
liệu. Xin gởi lời cảm ơn đến tập thể học viên lớp Cao học Quản trị kinh doanh khóa
2010 và gia đình đã góp ý và động viên tôi trong quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Hồ Huy Tựu, người hướng
dẫn khoa học của luận văn, đã giúp tôi tiếp cận thực tiễn, phát hiện đề tài và đã tận
tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Hội đồng bảo vệ luận
văn thạc sỹ đã góp thêm ý kiến để tôi hoàn thành tốt hơn luận văn này.
Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người.
Trân trọng
Thân Thị Thùy Linh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
-
BCH: Bảng câu hỏi
-
CS: Công suất
-
EFA (Exploration Factor Analysis): Phân tích nhân tố khám phá
-
LK: Lượt khách
-
NK: Ngày khách
-
N/K: Ngày / Khách
-
NKLTBQ: Ngày khách lưu trú bình quân
-
SPSS (Statistical Package for Social Sciences):Phần mềm xử lý thống kê dùng
trong các ngành khoa học xã hội.
-
TRA (Theory Of Reasoned Action): Mô hình lý thuyết hành động hợp lý
-
TBP (Theory Of Planned Behavior): Mô hình lý thuyết hành động theo dự tính
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC HÌNH iv
DANH MỤC BẢNG v
GIỚI THIỆU 1
1. Lý do hình thành đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3
6. Cấu trúc Luận văn 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5
1.1. Tổng quan tài liệu 5
1.1.1. Các nghiên cứu trong nước 5
1.1.2. Các nghiên cứu trên thế giới 5
1.1.3. Đánh giá chung và định vị nghiên cứu của luận văn 6
1.2. Một số lý thuyết về hành vi 7
1.2.1. Lý thuyết về quan hệ thái độ - hành vi 7
1.2.2. Lý thuyết TRA 8
1.2.3. Lý thuyết TPB 9
1.2.4. Lý thuyết của Skinner 9
1.2.5. Thuyết hành vi của Mary Parker Pollet (1868 – 1933) 10
1.2.6. Thuyết hành vi của Watson (1878 _ 1958) 10
1.3. Các mô hình nghiên cứu chia sẻ thông tin 11
1.3.1. Mô hình Bock và các cộng sự 11
1.3.2. Mô hình Chiu và các cộng sự 12
1.3.3. Mô hình Lu & Hsiao 13
1.3.5. Mô hình So & Bolloju 15
1.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu 15
1.4.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 16
ii
1.4.2. Thái độ đối với chia sẻ thông tin và mối quan hệ với ý định chia sẻ thông
tin 18
1.4.3. Tóm lượt các giả thuyết nghiên cứu 22
TÓM TẮT CHƯƠNG I 23
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA 24
KHÁCH SẠN NHÀ HÀNG Ở NHA TRANG VÀ 24
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1.Tổng quan về kinh doanh khách sạn 24
2.1.1.Thống kê các khách sạn trên địa bàn Nha Trang 24
2.1.2. Tình hình kinh doanh khách sạn trên địa bàn Nha Trang 24
2.1.3.Những thành tựu đạt được 27
2.1.4. Đánh giá chung 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu 30
2.2.1. Đặc điểm đối tượng khảo sát (người lao động trong ngành) 30
2.2.2. Đo lường các khái niệm 30
2.3. Bảng câu hỏi điều tra 35
2.3.1 Nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn nhóm theo chủ đề 35
2.3.2 Nội dung và bố cục của bảng câu hỏi 35
2.4. Mẫu – Kích cỡ, cách chọn, cách thu 35
2.4.1. Phương pháp chọn mẫu 35
2.4.2. Kích thước mẫu 36
2.5. Các phương pháp phân tích 36
2.5.1. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha 36
2.5.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA 36
2.5.3. Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính 37
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1. Các đặc điểm của mẫu điều tra 40
3.2. Giá trị các chỉ báo quan sát 42
3.3. Đánh giá mô hình đo lường 43
3.3.1. Phân tích các thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbanch’s alpha 43
3.3.3. Phân tích thống kê mô tả cho các đo lường các cấu trúc khái niệm trong mô
hình 51
iii
3.3.4 Phân tích tương quan và hồi quy 57
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 67
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN KẾT QUẢ VÀ CÁC GIẢI PHÁP 68
4.1. Bàn luận kết quả 68
4.2 Các giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa ý định chia sẻ thông tin trong ngành kinh
doanh khách sạn tại Nha Trang 71
4.2.1 Những người đứng đầu khách sạn nên tập trung xây dựng một thái độ tích
cực cho các nhân viên của họ 72
4.2.2 Ban lãnh đạo cần có chính sách khen thưởng thích hợp cho những đóng góp
hữu ích của nhân viên 72
4.2.3 Những người đứng đầu khách sạn nên thường xuyên động viên nhân viên
chia sẻ thông tin, kiến thức: 73
4.2.4 Ảnh hưởng của người quản lý trong việc thúc đẩy ý định chia sẻ thông tin,
kiến thức công việc của nhân viên 73
4.2.5 Những người đứng đầu khách sạn nên chỉ ra những suy nghĩ sai lầm của
nhân viên 74
4.2.6 Những người đứng đầu khách sạn hãy làm cho ý định chia sẻ thông tin,
kiến thức giữa các nhân viên xảy ra: 75
4.2.7 Vai trò của công nghệ: 75
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 75
KẾT LUẬN - HẠN CHẾ - KIẾN NGHỊ 77
1. Kết luận 77
2. Các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai 78
3. Kiến nghị 79
PHỤ LỤC 85
iv
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình TRA 8
Hình 1.2: Mô hình TPB 9
Hình 1.3: Mô hình Hình thành ý định hành vi ở chia sẻ kiến thức 11
Hình 1.4: Mô hình Chia sẻ kiến thức trong cộng đồng ảo 12
Hình 1.5: Mô hình Hiểu được ý định tiếp tục chia sẻ thông tin trên blog 13
Hình 1.6: Mô hình Ý định và hành vi chia sẻ kiến thức rõ ràng 14
Hình 1.7: Mô hình Giải thích ý định chia sẻ và tái sử dụng kiến thức trong 15
Hình 1.8: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chia sẻ thông tin trong 16
Hình 1.9: Quá trình thông tin 17
Hình 3.1.Biểu đồ tần số P-P Plot để khảo sát phân phối của phần dư 61
Hình 3.2.Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa 62
Hình 3.3.Biểu đồ tần số P-P plot để khảo sát phân phối của phần dư 64
Hình 3.4. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa 64
Hình 3.5. Mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến ý định 66
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh du lịch trên địa bàn Nha Trang từ năm 2010 đến năm
2012 25
Bảng 3.1. Bảng phân bố mẫu theo giới tính 40
Bảng 3.2. Bảng phân bố mẫu theo độ tuổi 40
Bảng 3.3. Bảng phân bố mẫu theo chức danh 41
Bảng 3.4. Bảng phân bố mẫu theo tình trạng hôn nhân 42
Bảng 3.5. Các thông số thống kê mô tả của các biến quan sát 42
Bảng 3.6. Độ tin cậy của thang đo “Thái độ chia sẻ thông tin trong tổ chức” 43
Bảng 3.7. Độ tin cậy của thang đo “Chuẩn mực xã hội trong chia sẻ thông tin” 44
Bảng 3.8. Độ tin cậy của thang đo “Kiểm soát hành vi” 44
Bảng 3.9. Độ tin cậy của thang đo “Niềm tin về thông tin” 44
Bảng 3.10. Độ tin cậy của thang đo “Niềm tin giữa các cá nhân” 45
Bảng 3.11. Độ tin cậy của thang đo “Niềm tin về nhiệm vụ liên quan” 45
Bảng 3.12. Độ tin cậy của thang đo “Sự ủng hộ của tổ chức” 45
Bảng 3.13. Độ tin cậy của thang đo “Ý định chia sẻ thông tin” 46
3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA 46
Bảng 3.14. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các chỉ báo của các nhân tố phụ
thuộc (lần đầu) 47
Bảng 3.15. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các chỉ báo của các nhân tố phụ
thuộc (lần cuối) 48
Bảng 3.17. Phân tích thông kê mô tả cho thang đo “Thái độ chia sẻ thông tin” 51
Bảng 3.18. Phân tích thông kê mô tả cho thang đo “Chuẩn mực xã hội ” 52
Bảng 3.19. Phân tích thông kê mô tả cho thang đo “Kiểm soát hành vi” 53
Bảng 3.20. Phân tích thông kê mô tả cho thang đo “Niềm tin về thông tin” 53
Bảng 3.21. Phân tích thông kê mô tả cho thang đo “Niềm tin giữa các cá nhân” 54
Bảng 3.22. Phân tích thông kê mô tả cho thang đo “Niềm tin về nhiệm vụ liên quan”55
Bảng 3.23. Phân tích thông kê mô tả cho thang đo “Sự ủng hộ của tổ chức” 55
Bảng 3.24. Phân tích thông kê mô tả cho thang đo “Ý định chia sẻ thông tin” 56
Bảng 3.25. Ma trận hệ số tương quan giữa các thang đo trong mô hình 59
Bảng 3.26. Phân tích hồi quy của các biến độc lập với biến “thái độ” 60
Bảng 3.27: Bảng phân tích hồi quy của các biến độc lập đối với biến “ý định chia sẻ”63
1
GIỚI THIỆU
1. Lý do hình thành đề tài
“Ngày nay, hoạt động du lịch đang phát triển với tốc độ nhanh và trở thành một
hiện tượng phổ biến trong đời sống xã hội của các quốc gia. Nó không chỉ giới hạn ở
phạm vi từng quốc gia mà được mở rộng ra các châu lục. Ngành du lịch ngày càng
khẳng định vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế thế giới” (Đoàn Hương Lan,
2008). Việt Nam tuy phát triển chậm hơn so với các nước khác nhưng rất nhiều thuận
lợi trong việc phát triển du lịch. Theo Tổng cục du lịch Việt nam năm 2012 Việt Nam
đã đón 6.847.678 lượt khách quốc tế, tăng 13,86% so với năm 2011 Không ngoài xu
hướng phát triển chung của cả nước, du lịch được xem là một ngành mũi nhọn của
thành phố Nha Trang. Theo Loan Nguyễn năm 2012 du khách đến với Nha Trang
ngày một có xu hướng tăng. Cụ thể lượng khách đến Nha Trang trong dịp Tết Dương
lịch 2012 với con số ấn tượng là 29.000 lượt, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2011.
Trong đó, khách quốc tế đạt 8.800 lượt, tăng 20%. Các khách sạn từ 3-5 sao ở Nha
Trang đạt công suất phòng tới 98%. Riêng khách sạn 2 sao trở xuống đạt công suất
80-85%. Những điểm nóng như Vinpearl Nha Trang, Novotel, Sunrise…không còn
buồng trống trong 3 ngày lễ. Các loại hình du lịch ở Nha Trang cũng rất đa dạng như
du lịch khám phá, du lịch Mice, du lịch thuần túy, du lịch biển đảo, du lịch sinh thái,
du lịch văn hóa. Điều này dẫn đến các khách sạn, nhà hàng tại Nha Trang trong thời
gian gần đây mọc lên như nấm. Theo Sở VHTT&DL Khánh Hòa năm 2012 mặc dù số
lượng khách du lịch đến với Nha Trang ngày càng tăng, nhưng, thời gian lưu trú của
khách du lịch không dài, khoảng từ 1 đến 2 ngày/khách, tỷ lệ quay lại thấp, và mức độ
thu hút khách chưa tương xứng với tiềm năng phát triển du lịch của Nha trang .Có rất
nhiều nguyên nhân giải thích cho điều này như sản phẩm du lịch còn nghèo nàn. Đầu
tư chất lượng dịch vụ không đồng bộ.Tình trạng xe lưu thông dày đặc, nạn móc túi,
cướp giật, đeo bám bán hàng rong, quà lưu niệm kém chất lượng vẫn đang diễn ra tại
thành phố Nha Trang. Bên cạnh đó, Nha Trang nổi tiếng có bãi biển đẹp nhưng hiện
đang rất mất trật tự và ô nhiễm, chưa tạo được sự an toàn cho du khách. Ngoài những
nguyên nhân trên tôi nhận thấy còn nguyên nhân sâu xa ở đây là con người Việt Nam
có thói quen “mạnh ai nấy làm, thân ai nấy lo” vì vậy sự hợp tác giữa các doanh
nghiệp còn yếu kém, làm giảm lợi thế cạnh tranh của địa phương. Cùng với việc trong
2
các doanh nghiệp đa số kiến thức nhân viên còn hạn chế, mức độ hợp tác trong nội bộ
còn lỏng lẻo. Do đó, dẫn đến tình trạng nhân viên nắm bắt ít thông tin, không đủ kiến
thức và cập nhật thông tin về du lịch để cung cấp cho du khách để du khách có sự lựa
chọn chính xác, hợp lý và hài lòng. Với những lý do trên tôi nhận thấy vấn đề chia sẻ
thông tin trong du lịch hiện nay ở Nha Trang rất quan trọng.
Gurteen (1999) cho rằng "Văn hóa Chia sẻ kiến thức" như là một phần của một
sáng kiến quản lý tri thức. Chỉ có hợp tác hiệu quả và tuyên truyền lâu dài kéo dài
trong toàn công ty mới làm gia tăng kiến thức tổ chức. Để làm phong phú thêm văn
hóa hiện tại của công ty, Gurteen đề nghị rằng thay đổi phải bắt đầu từ cá nhân. Mỗi
nhân viên có phạm vi ảnh hưởng cùng với kiến thức cá nhân của mình, và đây là nơi
mà ông tin rằng một nền văn hóa chia sẻ kiến thức có thể bắt đầu. Để tạo ra một nền
văn hóa chia sẻ kiến thức bạn cần phải khuyến khích mọi người làm việc cùng nhau
hiệu quả hơn, hợp tác và chia sẻ kiến thức, là phương tiện để giúp một tổ chức đáp
ứng các mục tiêu kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, tăng cường chia sẻ kiến thức
làm giảm thời gian và rào cản không gian giữa các công nhân tri thức, và cải thiện
truy cập thông tin về kiến thức
Xuất phát từ thực tiễn và lý luận nêu trên, tôi chọn đề tài “CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH CHIA SẺ THÔNG TIN TRONG NGÀNH KINH
DOANH KHÁCH SẠN TRÊN ĐỊA BÀN NHA TRANG” làm đề tài luận văn thạc
sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các nhân tố niềm tin ảnh hưởng đến thái độ chia sẻ thông tin của nhân
viên ảnh hưởng đến ý định chia sẻ thông tin về thị trường khách du lịch, đặc điểm tâm
lý, nhu cầu của khách du lịch, sản phẩm du lịch địa phương, chia sẻ kiến thức về
chuyên môn nghiệp vụ của mỗi bộ phận.
- Xác định nhân tố thái độ, chuẩn mực xã hội, kiểm soát hành vi ảnh hưởng đến
ý định chia sẻ thông tin.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định chia sẻ thông tin giữa
các quản lý, các nhân viên trong mỗi bộ phận của khách sạn với nhau và đến kết quả
hoạt động kinh doanh của khách sạn
3
- Đề xuất mô hình nghiên cứu ảnh hưởng về ý định chia sẻ thông tin
- Đề xuất các giải pháp nhằm thay đổi thái độ chia sẻ thông tin và thúc đẩy ý
định chia sẻ thông tin của các nhân viên trong các khách sạn 3 – 5 sao tại Nha Trang
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nhân viên của các khách sạn 3 sao trở lên trên địa bàn
thành phố Nha Trang, tập trung vào các quản lý và nhân viên của các bộ phận trong
khách sạn (cụ thể bộ phận lễ tân, phòng Marketing, bộ phận buồng, bộ phận nhà hàng,
bộ phận bar).
4. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu thực hiện theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm khẳng định và bổ
sung những tiêu chí đánh giá, điều chỉnh thang đo và xây dựng bảng câu hỏi phục vụ
cho quá trình nghiên cứu định lượng.
Giai đoạn 2: sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Dữ liệu được thu thập
từ 200 nhân viên của các khách sạn 3 sao trở lên trên địa bàn thành phố Nha Trang.
Phương pháp lấy mẫu thuận tiện được áp dụng thông qua các bảng câu hỏi được gởi
trực tiếp đến các quản lý và nhân viên của các bộ phận. Đối tượng trả lời bảng câu hỏi
là các quản lý và nhân viên của từng bộ phận đang làm việc trong các khách sạn 3-5
sao trên địa bàn thành phố Nha Trang. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được lọc bằng
phương pháp phân tích Độ tin cậy (Reliability Analysis) và Phân tích nhân tố EFA
(Factor Analysis), phân tích tương quan và hồi quy để khảo sát việc chia sẻ thông tin
trong các khách sạn 3 sao trở lên tại Nha Trang.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chia sẻ thông
tin về thị trường khách, đặc điểm tâm lý, nhu cầu của khách du lịch, sản phẩm du lịch
địa phương, chia sẻ kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ trong các khách sạn 3 - 5 sao
tại Nha Trang. Trên cơ sở đó, các khách sạn 3- 5 sao sẽ thấy được tầm quan trọng của
việc chia sẻ thông tin, kiến thức giữa các quản lý và nhân viên của từng bộ phận với
nhau. Để từ đó doanh nghiệp sẽ khuyến khích nhân viên trong doanh nghiệp cùng
nhau chia sẻ thông tin để tất cả nhân viên đều biết rõ các thông tin liên quan đến
4
khách du lịch nhằm mục đích phục vụ tối đa nhu cầu của khách làm cho khách cảm
thấy thỏa mãn khi lưu trú tại khách sạn và du lịch tại Nha Trang.
6. Cấu trúc Luận văn
Giời thiệu
Chương 1: Tổng quan tài liệu, cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 2: Một số đặc điểm kinh doanh của khách sạn – nhà hàng ở Nha Trang và
phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu
Chương 4: Bàn luận kết quả và giải pháp
Kết luận, hạn chế và kiến nghị
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tài liệu
1.1.1. Các nghiên cứu trong nước
Hiện nay, ở Việt Nam chỉ có một nghiên cứu nói về chia sẻ tài liệu, thông tin
giữa các thư viện và chưa có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này . Vì vậy, tôi xin đưa ra
một nghiên cứu có liên quan như sau:
Trong bài viết “Một số vấn đề thiết lập hình thức mượn, chia sẻ tài liệu, thông
tin giữa các thư viện Việt Nam” của tác giả Lê Văn Viết (2006) đã chứng tỏ việc
mượn, chia sẻ tài liệu, thông tin giữa các thư viện là hình thức phục vụ bạn đọc khi sử
dụng nguồn lực thông tin của các thư viện, cơ quan thông tin khác cả trong nước lẫn
nước ngoài để đáp ứng nhu cầu đọc và thông tin của người dùng thư viện. Việc mượn,
chia sẻ tài liệu, thông tin giữa các thư viện có mục đích tạo ra những điều kiện tốt
nhất để thỏa mãn một cách toàn diện và kịp thời những yêu cầu về tài liệu, thông tin
của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức kinh tế, khoa học, giáo dục, văn hóa,
các tổ chức chính trị, xã hội nghề nghiệp và các cá nhân, đồng thời phát huy với hiệu
quả cao nhất vốn tài liệu, thông tin của các thư viện, cơ quan thông tin trong cả nước.
(Lê Văn Viết, 2006)
1.1.2. Các nghiên cứu trên thế giới
Keith và Alan (2002) trong nghiên cứu “Beliefs and attitudes afecting antentions
to share information in an organizational setting” đã sử dụng mô hình TRA để khám
phá ra những niềm tin và thái độ ảnh hưởng đến ý định chia sẻ thông tin trong một
môi trường tổ chức. Mô hình của họ chỉ ra rằng một số niềm tin ảnh hưởng tới quyền
sở hữu so với việc quản lý thái độ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mô hình ban đầu của họ
là không đầy đủ và cho rằng niềm tin ảnh hưởng thêm hai thái độ đó là giá trị cho cảm
xúc và làm việc gì nhờ sự giúp đỡ. Sự kết hợp của ba thái độ lần lượt ảnh hưởng đến ý
định chia sẻ thông tin.
David Gurteen (1999) trong nghiên cứu “Creating a Knowledge Sharing
Culture” đã chứng minh rằng “chia sẻ kiến thức là sức mạnh”. Nếu mọi người hiểu
rằng chia sẻ kiến thức của họ giúp họ làm việc hiệu quả hơn, giúp họ tự phát triển bản
thân và phát triển nghề nghiệp. Và ông đã tìm ra những lý do mà nên động viên mọi
người chia sẻ đó là:
6
Kiến thức ngày càng ngắn ngủi. Nếu không sử dụng kiến thức đó nó sẽ nhanh
chóng mất đi giá trị của nó. Bằng cách chia sẻ kiến thức của bạn, bạn có được nhiều
hơn những gì bạn mất. Chia sẻ kiến thức là một quá trình hiệp đồng. Nếu tôi chia sẻ
một ý tưởng sản phẩm hay một cách làm việc với một người khác. Sau đó đưa ý
tưởng của tôi vào câu từ hoặc viết nó ra sẽ giúp tôi định hình và cải thiện ý tưởng đó.
Nhưng nếu tôi được đối thoại với người khác, sau đó tôi sẽ được hưởng lợi từ kiến
thức của họ, từ những hiểu biết của họ thì ý tưởng của tôi sẽ được nâng cao hơn nữa.
Với lý do đó David Gurteen cho rằng: ngày nay để thực hiện được hầu hết mọi
thứ trong một tổ chức đòi hỏi phải có sự nỗ lực hợp tác. Nếu bạn cố gắng làm việc
một mình bạn có khả năng thất bại. Nhưng nếu bạn cởi mở với đồng nghiệp, chia sẻ
với họ sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của bạn.
Yao Zhao và các cộng sự (2002) trong nghiên cứu “The Impact of Information
Sharing on Supply Chain Performance” đã nghiên cứu giá trị của việc chia sẻ thông
tin và làm thế nào để sử dụng thông tin có hiệu quả liên quan đến nhu cầu trong chuỗi
cung ứng. Với mục đích này, họ đã phát triển và phân tích hai mô hình. Mô hình đầu
tiên tập trung vào việc giảm chi phí hàng tồn kho trong hai giai đoạn chuỗi cung ứng
mà nhà sản xuất có năng lực sản xuất hạn chế. Mô hình thứ hai đặc trưng cho việc cải
thiện dự báo chính xác trong một giai đoạn nhiều chuỗi cung ứng phải đối mặt với
nhu cầu văn phòng phẩm. Tác giả đã phân tích đánh giá định kỳ và xác định được số
lượng tác động của việc chia sẻ thông tin, cũng như tác động của tần số và thời gian
chia sẻ thông tin về hoạt động của nhà sản xuất.
1.1.3. Đánh giá chung và định vị nghiên cứu của luận văn
Mặc dù có một số nghiên cứu trên thế giới về vấn đề chia sẻ thông tin trong một
tổ chức. Ở trong nước cũng có một số nghiên cứu liên quan đến thái độ đó là nghiên
cứu của Lê Ngọc Đức (2008) về thái độ của người tiêu dùng với xu hướng mua sản
phẩm trong nghiên cứu “Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng sử dụng
thanh toán điện tử”; Lê Quang Bình (2008) về thái độ người tiêu dùng đối với chiêu
thị trong việc xây dựng giá trị thương hiệu kem đánh răng tại thị trường thành phố Hồ
Chí Minh. Nhưng theo sự tìm hiểu của tôi thì ở Việt Nam hiện chưa có một nghiên
cứu nào nghiên cứu về thái độ của nhân viên đối với ý định chia sẻ thông tin trong
nghành kinh doanh khách sạn. Vì vậy, đề tài này sử dụng mô hình TRA để khám phá
ra những niềm tin và thái độ ảnh hưởng đến ý định chia sẻ thông tin. Đồng thời, mở
7
rộng mô hình nghiên cứu của Keith và Alan (2002) trong nghiên cứu “Niềm tin và
thái độ ảnh hưởng đến ý định chia sẻ thông tin trong một tổ chức” ; “Ý định hành vi
hình thành ở chia sẻ tri thức” (Bock và cộng sự, 2005); “Giải thích ý định chia sẻ và
tái sử dụng kiến thức trong bối cạnh hoạt động của dịch vụ công nghệ thông tin” (So
& Bolloju, 2005) để vận dụng vào môi trường kinh doanh khách sạn ở Việt Nam, cụ
thể là trên địa bàn thành phố Nha Trang. Đề tài này góp phần cung cấp một cái nhìn
mới về chia sẻ thông tin đối với các tổ chức kinh doanh khách sạn.
1.2. Một số lý thuyết về hành vi
1.2.1. Lý thuyết về quan hệ thái độ - hành vi
Thái độ thường dẫn đến hành vi, nhưng đôi khi hành vi lại ảnh hưởng đến thái
độ do quá trình bất hòa nhận thức. Bất hòa ở đây được hiểu là xung khắc, không
tương hợp. Leon Frestinger đã đưa ra học thuyết bất hòa nhận thức vào cuối thập niên
50 của thế kỷ 20. Thuyết này đề cập đến sự không tương hợp mà cá nhân có thể nhận
thấy giữa hai hay nhiều thái độ hoặc giữa thái độ và hành vi. Sự không tương hợp tạo
nên một áp lực không mấy thoải mái và cũng chính áp lực này khuyến khích chúng ta
thay đổi để giữ trạng thái ổn định. Vậy làm thế nào để giảm sự bất hòa? Cần phải:
- Xác định tầm quan trọng của các yếu tố tạo ra sự bất hòa. Khi chúng ta cho rằng yếu
tố tạo bất hòa là không quan trọng thì chúng ta sẽ không phải chịu áp lực này.
- Mức độ ảnh hưởng của bản thân đến các yếu tố tạo ra sự bất hòa. Nếu nhận thấy sự
bất hòa là kết quả không thể kiểm soát được, thì hiếm khi chúng ta chấp nhận thay đổi
thái độ.
- Nhận biết phần thưởng có thể đi kèm với bất hòa. Nếu đi kèm với bất hòa rất lớn là
một phần thưởng rất có giá trị thì chúng ta có khuynh hướng giảm áp lực cố hữu về
bất hòa.
(Phạm Minh Hạc, 2005)
8
1.2.2. Lý thuyết TRA
Mô hình TRA
Hình 1.1: Mô hình TRA
(Nguồn: Davis et al, 1989)
Yếu tố quyết định đến hành vi cuối cùng không phải là thái độ mà là ý định
hành vi. Ý định bị tác động bởi thái độ và quy chuẩn chủ quan. Thái độ đối với một
hành động là bạn cảm thấy như thế nào khi làm một việc gì đó. Quy chuẩn chủ quan
là người khác cảm thấy như thế nào khi bạn làm việc đó (gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp…) (Lê Thị Kim Tuyết,2008)
Niềm tin và sự
đánh giá
Niềm tin quy
chuẩn và động
cơ
Ý định
hành vi
Quy chuẩn
chủ quan
Thái độ
9
1.2.3. Lý thuyết TPB
Mô hình TPB
Hình 1.2: Mô hình TPB
(Nguồn: Ajzen, 1991)
Mô hình TPB khắc phục nhược điểm của mô hình TRA bằng cách thêm vào một
biến nữa là hành vi kiểm soát cảm nhận. Nó đại diện cho các nguồn lực cần thiết của
một người để thực hiện một công việc bất kỳ. Mô hình TPB được xem như tối ưu đối
với mô hình TRA trong việc dự đoán và giải thích hành vi của người tiêu dùng trong
cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu. (Lê Thị Kim Tuyết, 2008)
1.2.4. Lý thuyết của Skinner
Cho rằng hành vi của người lao động sẽ lập lại với các hoạt động trong cơ
quan, đơn vị nếu họ nhận được những giá trị tích cực và ngược lại, các hành vi đó sẽ
không lập lại nếu họ không nhận được những giá trị tích cực. Những nhà quản trị sẽ
lưu ý những giá trị nhận được tích cực của nhân viên để dẫn đến những đóng góp tích
Niềm tin và sự
đánh giá
Niềm tin quy
chuẩn và động
cơ
Ý định
hành vi
Quy chuẩn
chủ quan
Thái độ
Niềm tin kiểm
soát và sự dễ
sử dụng
Hành vi kiểm
soát cảm nhận
10
cực, đồng thời tránh những giá trị nhận được không đầy đủ, không tích cực để hạn chế
những phản ứng tiêu cực.
(Nguyễn Hòa, 2009)
1.2.5. Thuyết hành vi của Mary Parker Pollet (1868 – 1933)
Tác giả cho rằng trong quá trình làm việc người lao động có mối quan hệ giữa
họ với nhau và giữa họ với một thể chế tổ chức bao gồm:
Quan hệ giữa công nhân với công nhân
Quan hệ giữa công nhân với các nhà lãnh đạo, quản trị
Đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh hiệu quả của lãnh đạo, quản trị phụ thuộc vào việc
giải quyết các mối quan hệ này. Đối với quan điểm về hành vi con người tác giả cho
rằng hoạt động của con người phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tâm lý xã hội. Chính
các yếu tố này tạo nên các quan hệ tốt đẹp trong quá trình lao động. Từ đó mà có thể
đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc. (Phạm Minh Hạc,2005)
1.2.6. Thuyết hành vi của Watson (1878 _ 1958)
Theo Watson, mọi phản ứng, hành vi được phân loại theo hai tiêu chí: đó là phản
ứng tiếp thu hay di truyền; phản ứng bên trong hay phản ứng bên ngoài. Kết quả là
trong hành vi được chia ra thành các phản ứng:
- Bên ngoài hay tiếp thu nhìn thấy được ( chơi quần vợt, mở cửa…)
- Bên trong và tiếp thu nhưng ở dạng dấu kín ( tư duy – mà thuyết hành vi gọi là
ngôn ngữ bên ngoài).
- Bên ngoài nhìn thấy được và di truyền ( vỗ tay, hắt hơi… cũng như các phản
ứng yêu thương, cáu giận…).
- Bên trong dấu kín và di truyền, là phản ứng các tuyến nội tiết. Ông còn phân
biệt giữa phản ứng bản năng (đưa tay ra với bắt…) và phản ứng cảm xúc ( các kích
thích có đặc điểm nội tâm, liên quan đến cơ thể chủ thể). (Phạm Minh Hạc,2005)
11
1.3. Các mô hình nghiên cứu chia sẻ thông tin
1.3.1. Mô hình Bock và các cộng sự
Hình 1.3: Mô hình Hình thành ý định hành vi ở chia sẻ kiến thức
(Nguồn: Bock và các cộng sự, 2005)
Bock và các cộng sự (2005) đã chỉ ra rằng kiến thức của cá nhân không phải dễ
dàng biến đổi thành kiến thức của tổ chức. Thay vào đó, mỗi cá nhân có xu hướng
tích lũy kiến thức khác nhau với nhiều lý do khác nhau. Mô hình nghiên cứu này là sự
phát triển tích hợp các yếu tố hỗ trợ cho việc chia sẻ kiến thức của các cá nhân. Tác
giả đã sử dụng thuyết hành động hợp lý TRA và thêm vào các nhân tố: động cơ bên
ngoài, tâm lý xã hội và các yếu tố không khí tổ chức ảnh hưởng đến ý định chia sẻ
kiến thức của cá nhân.
Dự kiến phần thưởng
bên ngoài
Nhận biết giá trị bản
thân
Dự kiến các mối quan
hệ tương hổ
Thái độ đối với
việc chia sẻ
kiến thức
Quy chuẩn chủ
quan
Ý định chia sẻ
kiến thức
Không khí tổ
chức
Liên kết
Công
bằng
Sáng tạo
Kiến thức
rõ ràng
Kiến thức
tiềm ẩn
12
1.3.2. Mô hình Chiu và các cộng sự
Hình 1.4: Mô hình Chia sẻ kiến thức trong cộng đồng ảo
(Nguồn: Chiu và các cộng sự, 2006)
Chiu và các công sự (2006) đã xây dựng mô hình chia sẻ kiến thức trong cộng
đồng ảo. Họ cho rằng để nuôi dưỡng một cộng đồng ảo thì điều cần thiết đó là các
Quan hệ
tương tác xã
hội
Các kết
quả mong
đợi của
cộng đồng
Các kết
quả mong
đợi của cá
nhân
Chất lượng
kiến thức
Số lượng
kiến thức
chia sẻ
Chia sẻ
tầm nhìn
Chia sẻ
ngôn ngữ
Xác định
Có đi có
lại
Tin tưởng
Nhận thức chiều
Kích thước quan hệ
Kích thước cơ cấu
13
thành viên phải sẵn sàng chia sẻ kiến thức với nhau. Bài viết này tác giả đã tích hợp
các lý thuyết về nhận thức xã hội và lý thuyết tư bản xã hội để xây dựng mô hình cho
việc điều tra các động cơ đằng sau việc chia sẻ kiến thức của người dân trong cộng
đồng ảo. Nghiên cứu này cho rằng yếu tố quan hệ tương tác xã hội, sự tin tưởng, chỉ
tiêu có đi có lại, xác định, tầm nhìn chung và ngôn ngữ chung sẽ ảnh hưởng đến chia
sẻ kiến thức của các cá nhân trong cộng đồng ảo.
1.3.3. Mô hình Lu & Hsiao
Hình 1.5: Mô hình Hiểu được ý định tiếp tục chia sẻ thông tin trên blog
(Nguồn: Lu & Hsiao, 2007)
Lu & Hsiao (2007) đã xây dựng mô hình này nhằm mục đích kiểm tra động cơ
thúc đẩy hành vi của cá nhân có ý định tiếp tục sử dụng blog. Các yếu tố trong nghiên
cứu bao gồm: kiến thức tự hiệu quả, các định mức chủ quan, thông tin phản hồi và kết
quả mong đợi của cá nhân là những yếu tố quyết định tiếp tục chia sẻ thông tin trên
Nhận thức khả
năng sáng tạo
thông tin
Hiệu quả của
kiến thức bản
thân
Các kết quả
mong đợi của
cá nhân
Ý định tiếp tục
cập nhật blog
Thông tin phản
hồi
Quy chuẩn chủ
quan
Kinh nghiệm
chia sẻ kiến
thức
Thuyết phục xã hội
Hiệu suất thành tựu
14
các blog. Tác giả đã sử dụng các số liệu điều tra ngẫu nhiên được thu thập từ 155
người sử dụng của một trang web phổ biến tại Đài Loan (Wretch blog). Và kết quả
của nghiên cứu này cho thấy yếu tố tự hiệu quả và kết quả mong đợi của cá nhân có
ảnh hưởng trực tiếp đến ý định chia sẻ thông tin trên blog. Ngoài ra, yếu tố thuyết
phục xã hội cũng gián tiếp tác động thông qua tự hiệu quả và kết quả cá nhân mong
đợi về ý định chia sẻ thông tin.
1.3.4. Mô hình Reychav & Weisberg – 2010
Hình 1.6: Mô hình Ý định và hành vi chia sẻ kiến thức rõ ràng
và kiến thức ngầm
(Nguồn: Reychav & Weiberg, 2010)
Reychav & Weisberg (2010) đã xây dựng mô hình ý định và hành vi chia sẻ
kiến thức rõ ràng và kiến thức ngầm nhằm làm sáng tỏ cách thức mà trong đó ý định
chia sẻ kiến thức rõ ràng và ngấm ngầm tác động thực tế đến hành vi chia sẻ kiến
thức. Tác giả đã sử dụng số liệu điều tra được thu thập từ 278 công nhân làm trong
ngành công nghệ cao. Kết quả cho thấy rằng yếu tố ý định chia sẻ kiến thức rõ ràng
ảnh hưởng rõ ràng đến hành vi chia sẻ kiến thức trên cả hai mức độ trực tiếp và gián
tiếp. Ngược lại, yếu tố hành vi chia sẻ kiến thức ngầm ảnh hưởng trực tiếp đến ý định
chia sẻ kiến thức ngầm với một mức độ lớn hơn và ít ảnh hưởng gián tiếp bởi các ý
định chia sẻ kiến thức rõ ràng. Nghiên cứu này cung cấp một công cụ tiềm năng có
Ý định chia sẻ kiến
thức rõ ràng
Hành vi chia sẻ kiến
thức rõ ràng
Hành vi chia sẻ kiến
thức ngầm
Ý định chia sẻ kiến
thức ngầm
15
thể sẽ được áp dụng cho mục đích quản lý việc đo lường ý định và hành vi chia sẻ
kiến thức rõ ràng và kiến thức ngầm.
1.3.5. Mô hình So & Bolloju
Hình 1.7: Mô hình Giải thích ý định chia sẻ và tái sử dụng kiến thức trong
bối cảnh các dịch vụ công nghệ thông tin hoạt động
(Nguồn: So & Bolloju, 2005)
So & Bolloju (2005) đã xây dựng mô hình này mục đích cung cấp một sự hiểu
biết về ý định của các chuyên gia trong việc chia sẻ và tái sử dụng kiến thức trong bối
cảnh của các hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng
các yếu tố thái độ, kiểm soát hành vi nhận thức đều ảnh hưởng trực tiếp về ý định chia
sẻ kiến thức. Ngoại trừ yếu tố quy chuẩn chủ quan có ảnh hưởng đến ý định chia sẻ
kiến thức trong các hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và ý định tái sử dụng kiến
thức đó. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là kích thước mẫu tương đối nhỏ đã
hạn chế việc rút ra ý nghĩa thống kê.
1.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu
Thái độ
(S _ ATT)
Ý định
chia sẻ
kiến
thức
(S_BI)
Ý định
tái sử
dụng
kiến
thức
(R_BI)
Quy
chuẩn
chủ quan
(R_SN)
Kiểm
soát hành
vi nhận
thức
(R_PBC)
Thái độ
(R_ATT)
Kiểm soát
hành vi
nhận thức
(S _ PBC)
Quy
chuẩn
chủ quan
(S _ SN)