Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.29 KB, 74 trang )

i



LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Phan Thị Dung, người đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo về những lời nhận xét quý báu,
đóng góp đối với bản luận văn.
Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo Trường Đại học Nha Trang về những bài
giảng lý thú, cung cấp những kiến thức quý báo, hữu ích cũng như các cán bộ khoa
Sau đại học đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi đối với em trong quá trình học tập.
Cảm ơn Ban giám đốc cũng như các bạn bè đồng nghiệp ở NHCSXH tỉnh Kiên
Giang, và các bạn lớp cao học khoá 2009 tại Phân hiệu Kiên Giang đã giúp đỡ, động viên
trong quá trình viết luận văn.
Cuối cùng, em xin cảm ơn sự khuyến khích, quan tâm tạo điều kiện của những
người thân trong gia đình đã giúp em hoàn thành bản luận văn này.























ii



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài
nghiên cứu khoa học nào khác.



iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI
VỚI HỘ NGHÈO 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGHÈO ĐÓI 3
1.1.1. Khái niệm về nghèo đói 3
1.1.2. Nguyên nhân đói nghèo 4
1.1.2.1. Nguyên nhân do môi trường tự nhiên - xã hội 4
1.1.2.2. Nguyên nhân do bản thân hộ nghèo 5
1.1.3. Đặc tính của người nghèo ở Việt nam 5
1.1.4. Sự cần thiết phải hỗ trợ người nghèo 6
1.2. TÍN DỤNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGHÈO ĐỐI 7
1.2.1. Khái niệm 7
1.2.2. Tín dụng đối với người nghèo 7
1.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo 8
1.2.3.1. Là động lực giúp người nghèo vượt qua nghèo đói 8
1.2.3.2. Tạo điều kiện cho người nghèo không phải vay nặng lãi, nên hiệu quả hoạt
động kinh tế được nâng cao hơn 9
1.2.3.3. Giúp người nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận với thị trường, có điều kiện
hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường 9
1.2.3.4. Góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn,
thực hiện việc phân công lại lao động xã hội 9
1.2.3.5. Cung ứng vốn cho người nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới 10
1.2.4. Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo 10
1.2.4.1. Khái niệm về hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo 10
1.2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo 11
1.2.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo 16
iv



1.3. KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ NƯỚC VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO 18
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước 18
1.3.1.1. Kinh nghiệm cho vay XĐGN của Ngân hàng Grameen (Bangladesh) 18
1.3.1.2. Kinh nghiệm cho vay XĐGN của Ấn Độ 21
1.3.2. Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào Việt Nam 21
Kết luận chương 1 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG (2009 - 2012) 23
2.1. TÌNH HÌNH ĐÓI NGHÈO TẠI KIÊN GIANG 23
2.1.1. Tổng quan về kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang 23
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên 23
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 24
2.1.2. Thực trạng đói nghèo tại tỉnh Kiên Giang 27
2.1.2.1. Số lượng, cơ cấu và phân bố hộ đói nghèo ở Kiên Giang 27
2.1.2.2. Đặc điểm và nguyên nhân đói nghèo ở Kiên Giang 28
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG 29
2.2.1. Tổng quan về Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang 29
2.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 29
2.2.1.2 Mô hình tổ chức và hoạt động 30
2.2.1.3. Hoạt động của NHCSXH tỉnh Kiên Giang 32
2.2.1.4. Cơ chế cho vay 35
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI NGHÈO TẠI NHCSXH TỈNH
KIÊN GIANG 35
2.3.1. Nguồn vốn 35
2.3.2. Kết quả cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng CSXH tỉnh Kiên Giang 36
2.3.2.1. Quy trình cho vay 36
2.3.2.2. Đánh giá kết quả cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Kiên Giang 37
2.3.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo 44
2.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế và xã hội đối với tín dụng cho vay hộ nghèo 49

2.4. ĐÁNH GIÁ NHỮNG MẶT ĐƯỢC VÀ CHƯA ĐƯỢC CỦA TÍN DỤNG HỘ
NGHÈO TẠI NHCSXH TỈNH KIÊN GIANG 50
2.4.1. Những kết quả đạt được 50
v


2.4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân 51
2.4.2.1. Tồn tại 51
2.4.2.2. Nguyên nhân 52
Kết luận chương 2 53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ
NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG 54
3.1. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỈNH KIÊN GIANG
GIAI ĐOẠN 2011 – 2012 54
3.2. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
TỈNH KIÊN GIANG 54
3.3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG HỘ NGHÈO .54
CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG 54
3.3.1. Phối hợp chặt chẽ hoạt động của NHCSXH với hoạt động của các quỹ XĐGN, tập
trung việc cung ứng vốn cho người nghèo vào một đầu mối là NHCSXH 54
3.3.2. Hoàn thiện mô hình tổ chức NHCSXH 55
3.3.3. Tăng trưởng nguồn vốn nhằm mở rộng cho vay người nghèo 56
3.3.3.1. Tăng cường nguồn vốn từ kênh NSNN của tỉnh và huyện cho mục tiêu XĐGN
vào NHCSXH 56
3.3.3.2. Huy động vốn từ các NHTM Nhà nước 57
3.3.3.3. Huy động tiền gửi tiết kiệm trong dân cư và trong cộng đồng người nghèo 57
3.3.3.4. Tập trung nguồn vốn ủy thác của Nhà nước, của các tổ chức tài chính quốc tế
vào NHCSXH 58
3.3.4. Giải pháp về cơ chế cho vay đối với hộ gia đình nghèo 58
3.3.4.1. Mở rộng hình thức cho vay 58

3.3.4.2. Xóa bỏ cơ chế bao cấp, cung ứng vốn cho người nghèo theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước 59
3.3.4.3. Mức cho vay, thời hạn cho vay linh hoạt theo dự án và đối tượng vay vốn ở
từng vùng 59
3.3.4.4. Củng cố, hoàn thiện tổ vay vốn 60
3.3.4.5. Tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay 60
3.3.5. Các giải pháp khác 61
3.3.5.1. Kết hợp cung ứng vốn tín dụng với công tác khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư, và dạy nghề cho người nghèo 61
vi


3.3.5.2. Phối hợp chặt chẽ hoạt động của NHCSXH với các hoạt động của các quỹ
XĐGN và các chương trình kinh tế - xã hội của từng địa phương 61
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 62
3.4.1. Đối với Chính phủ 62
3.4.2. Đối với NHCSXH Việt Nam 63
3.4.3. Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp tại tỉnh Kiên Giang 63
3.4.4. Đối với Ngân hàng CSXH tỉnh Kiên Giang 63
Kết luận chương 3 64
KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO i




vii




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


NHCSXH : Ngân hàng Chính sách xã hội
XĐGN : Xóa đói giảm nghèo
SXKD : Sản xuất kinh doanh
HĐQT : Hội đồng quản trị
UBND : Ủy ban nhân dân
HPN : Hội Phụ nữ
HND : Hội Nông dân
HCCB : Hội Cựu chiến binh
ĐTN : Đoàn Thanh niên
LĐ – TB & XH : Lao động thương binh và xã hội
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHNo & PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TW : Trung ương
viii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh 27
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu trong cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Kiên Giang
giai đoạn 2009- 2012. 38
Bảng 2.3.Tình hình dư nợ hộ nghèo tại NHSXH Kiên Giang đến 31/12/2012 39
Bảng 2.4. Tình hình sử dụng vốn tín dụng hộ nghèo đến ngày 31/12/2012 44
Bảng 2.5. Kết quả hộ nghèo được vay vốn tín dụng qua các năm 45
Bảng 2.6. Tình hình nợ quá hạn cho vay hộ nghèo đến ngày 31/12/2012 47
Bảng 2.7. Tình hình tăng trưởng tín dụng hộ nghèo đến ngày 31/12/2012 48






DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nguồn vốn cho vay tại NHCSXH tỉnh Kiên Giang 36
Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức của NHCSXH tỉnh Kiên Giang 31





1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Những năm gần đây, nhờ có
chính sách đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh; đại bộ phận đời sống nhân
dân đã được tăng lên một cách rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ người dân, đặc
biệt là người dân ở vùng xâu, vùng xa…đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được
những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra gay
gắt, là vấn đề xã hội cần được quan tâm. Chính vì lẽ đó chương trình xóa đói giảm
nghèo là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển
kinh tế xã hội ở nước ta.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, trong đó có một nguyên nhân quan
trọng đó là :Thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác
định tín dụng Ngân hàng là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống các chính

sách phát triển kinh tế xã hội xoá đói giảm nghèo của Việt Nam.
Xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi trên, ngày 4 tháng 10 năm 2002 ; Thủ tướng
Chính phủ đã có quyết định số 131/TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, trên
cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo trước đây để thực hiện nhiệm vụ
cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trong qúa trình cho vay hộ nghèo thời gian qua cho thấy nổi lên vấn đề là hiệu
quả vốn tín dụng còn thấp làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng phục vụ người
nghèo. Vì vậy, làm thế nào để người nghèo nhận được và sử dụng có hiệu quả vốn vay
; chất lượng tín dụng được nâng cao nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững của
nguồn vốn tín dụng, đồng thời người nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói là một vấn đề
được cả xã hội quan tâm.
Với những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả tín
dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang” làm
luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả tín dụng, hiệu quả sử dụng vốn của hộ nghèo vay vốn tại ngân
hàng chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2009 đến năm 2012, đánh giá
tỷ lệ thoát nghèo của hộ nghèo khi được vay vốn và đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội.
2


Mục tiêu cụ thể
- Nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, tín dụng đối với
hộ nghèo.
- Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính
sách xã hội tỉnh Kiên Giang.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo tại Ngân
hàng Chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu cho vay hộ nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh
Kiên Giang từ năm 2009 đến 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin và số liệu tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
Kiên Giang và kết quả khảo sát hộ nghèo của Sở Lao động Thương binh và xã hội qua
các năm 2009 – 2010 – 2011 - 2012 như:
- Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách của Ngân hàng
Chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang.
- Số liệu khảo sát hộ nghèo của Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Kiên Giang.
- Phương pháp phân tích thống kê, so sánh dựa vào tài liệu tham khảo từ Ngân hàng
Chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang và của Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh.
- Sử dụng các tài liệu tham khảo liên quan đến vấn đề Xóa đói giảm nghèo và các
chuyên đề về hộ nghèo từng những tài liêu của những người làm khóa luận trước và
thông tin tủ sách, internet để nghiên cứu đề tài này.
Sử dụng tổng hợp các phương pháp lý luận, kết hợp với thực tiễn, phân tích tổng
hợp, logic, phương pháp quan sát khoa học, thống kê, chứng minh, diễn giải, sơ đồ,
biểu mẩu và đồ thị trong trình bày luận văn.
5. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã
hội tỉnh Kiên Giang (2009-2012).
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng
Chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang.
3


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGHÈO ĐÓI
1.1.1. Khái niệm về nghèo đói
Đối nghèo ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau về cấp độ và số lượng, thay đổi
theo thời gian. Người nghèo của quốc gia này có thể có mức sống cao hơn mức sống
trung bình của quốc gia khác. Bởi vậy, để nhìn nhận và đánh giá được tình trạng đói
nghèo của một quốc gia, một vùng và nhận dạng được hộ đói nghèo, để từ đó có các
giải pháp phù hợp để XĐGN, đòi hỏi chúng ta phải có sự thống nhất về khái niệm và
các tiêu chí để đánh giá đói nghèo tại từng thời điểm.
Ở nước ta trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi
xướng và lãnh đạo, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy
nhiên, bên cạnh sự tăng thu nhập và nâng cao đời sống của số đông dân chúng, vẫn
còn tồn tại một bộ phận dân chúng sống nghèo khổ, đặc biệt là những hộ nông dân
nghèo sống tập trung ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng
xa…Chính vì vậy, trong xã hội sự phân hoá giàu nghèo đang diễn ra ngày càng sâu
sắc, khoảng cách giàu, nghèo ngày càng rộng. Đây là một thách thức lớn đặt ra đòi hỏi
phải có những chính sách và giải pháp phù hợp, đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội
phải thực hiện thành công chương trình, mục tiêu quốc gia về XĐGN. Muốn XĐGN
bền vững, thì điều đầu tiên là phải trả lời được câu hỏi: Quan niệm thế nào là nghèo,
người nghèo là ai và vì sao họ nghèo? Để trả lời được các câu hỏi này chính xác, phải
hiểu rõ được bản chất và nội dung của đói nghèo.
Phải khẳng định rằng không có định nghĩa duy nhất về đói, nghèo. Đói nghèo là
tình trạng kiệt quệ bao gồm nhiều khía cạnh, từ thu nhập hạn chế đến tính dễ bị tổn
thương khi gặp phải những tai ương bất ngờ và ít có khả năng tham gia vào quá trình
ra quyết định chung.
Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức sống tối
thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống.
Đói nghèo là tổng hợp khái niệm đói và khái niệm nghèo: Đói và nghèo thường
gắn chặt với nhau, nhưng mức độ gay gắt khác nhau. Đói có mức độ gay gắt cao hơn,
4



cần thiết phải xoá và có khả năng xoá. Còn nghèo, mức độ thấp hơn và khó xoá hơn,
chỉ có thể xoá dần nghèo tuyệt đối, còn nghèo tương đối chỉ có thể giảm dần. Vì vậy,
để giải quyết vấn đề đói nghèo, ta thường dùng cụm từ "Xoá đói giảm nghèo".
Cụ thể hơn các khái niệm đói nghèo ta có thể thấy: Dù ở dạng nào, thì đói cũng đi
liền với thiếu chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng. Có thể hình dung các biểu hiện của
tình trạng thiếu đói như sau:
- Thất thường về lượng: Bữa đói, bữa no, ăn không đủ bữa .
- Về mặt năng lượng: Nếu trong một ngày con người chỉ được thoả mãn mức 1.500
calo/ngày, thì đó là thiếu đói (thiếu ăn); dưới mức đó là gay gắt.
Nghèo đồng nghĩa với nghèo khổ, nghèo túng, túng thiếu. Trong hoàn cảnh nào thì
hộ nghèo, người nghèo cũng chỉ vật lộn với những mưu sinh hàng ngày về kinh tế,
biểu hiện trực tiếp nhất là bữa ăn. Họ không thể vươn tới các nhu cầu về văn hoá, tinh
thần, hoặc những nhu cầu này phải cắt giảm tới mức tối thiểu nhất, gần như không có.
Biểu hiện rõ nhất ở các hộ nghèo là hiện tượng trẻ em bỏ học, thất học, không có điều
kiện để chữa bệnh khi ốm đau. Nhìn chung ở hộ nghèo, người nghèo thu nhập thực tế
của họ hầu như chỉ dành chi toàn bộ cho ăn; thậm chí không đủ chi ăn, phần tích luỹ
hầu như không có.
1.1.2. Nguyên nhân đói nghèo
Đói nghèo là hậu quả đan xen của nhiều nguyên nhân nằm trong các nhóm nguyên
nhân. Nhóm nguyên nhân khách quan, do môi trường tự nhiên (vị trí, khí hậu, đất đai);
kinh tế - xã hội (trình độ dân trí thấp, yếu tố tập quán của từng dân tộc, từng vùng
miền, chính sách của Nhà nước) và nhóm nguyên nhân do bản thân người nghèo; đi
vào phân tích các nguyên nhân như sau:
1.1.2.1. Nguyên nhân do môi trường tự nhiên - xã hội
Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã tác động sâu sắc đến SXKD của các hộ gia đình,
đặc biệt là các hộ nghèo.
Đói nghèo tập trung khu vực nông thôn: Nghèo có đặc thù rõ rệt về mặt địa lý. Ở
Việt Nam, với 80% dân số và 90% số người nghèo sống ở nông thôn, ở những vùng

khí hậu khắc nghiệt: thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, đất đai cằn cỗi, diện tích canh
tác ít, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu hoặc không có
là những vùng có nhiều hộ nghèo nhất
5


1.1.2.2. Nguyên nhân do bản thân hộ nghèo
- Thiếu vốn sản xuất: Theo tài liệu điều tra cho thấy đây là nguyên nhân chủ yếu
nhất. Nông dân thiếu vốn thường rơi vào vòng luẩn quẩn, sản xuất kém, làm không đủ
ăn, phải đi thuê, phải đi vay để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày. Có thể nói:
Thiếu vốn sản xuất là một lực cản lớn nhất hạn chế sự phát triển của sản xuất và nâng
cao đời sống của các hộ gia đình nghèo. Kết quả điều tra xã hội học về nguyên nhân
nghèo đói của các hộ nông dân ở nước ta cho thấy: Thiếu vốn chiếm khoảng 70% -
90% tổng số hộ được điều tra.
- Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn: Phương pháp canh tác cổ truyền đã ăn
sâu vào tiềm thức, sản xuất tự cung tự cấp là chính, thường sống ở những nơi hẻo lánh,
giao thông đi lại khó khăn, thiếu phương tiện, con cái thất học… Những khó khăn đó
làm cho hộ nghèo không thể nâng cao trình độ dân trí, không có điều kiện áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, thiếu kinh nghiệm và trình độ sản xuất kinh doanh
dẫn đến năng xuất thấp, không hiệu quả. Thiếu vốn chiếm khoảng 70% - 90% tổng số
hộ được điều tra.
- Bệnh tật và sức khoẻ yếu kém cũng là yếu tố đẩy con người vào tình trạng nghèo
đói trầm trọng
- Đất đai canh tác ít, tình trạng không có đất canh tác đang có xu hướng tăng lên.
- Thiếu việc làm, không năng động tìm việc làm, lười biếng ; Mặt khác do hậu quả
của chiến tranh dẫn đến nhiều người dân bị mất sức lao động, nhiều phụ nữ bị góa
phụ dẫn tới thiếu lao động hoặc thiếu lao động trẻ, khỏe có khả năng đảm nhiệm
những công việc nặng nhọc.
- Gặp những rủi ro trong cuộc sống, người nghèo thường sống ở những nơi hẻo
lánh, xa trung tâm, thời tiết khắc nghiệt, nơi mà thường xuyên xảy ra hạn hán, lũ lụt

dịch bệnh…. Cũng chính do thường sống ở những nơi hẻo lánh, giao thông đi lại khó
khăn mà hàng hóa của họ sản xuất thường bị bán rẻ (do chi phí giao thông) hoặc
không bán được, chất lượng hàng hóa giảm sút do lưu thông không kịp thời
1.1.3. Đặc tính của người nghèo ở Việt nam
Người nghèo thường có những đặc điểm tâm lý và nếp sống khác hẳn với những
khách hàng khác thể hiện :
- Người nghèo thường rụt rè, tự ti, ít tiếp xúc, phạm vi giao tiếp hẹp.
- Bị hạn chế về khả năng nhận thức và kỹ năng sản xuất kinh doanh.
Chính vì vậy, người nghèo thường tổ chức sản xuất theo thói quen, chưa biết mở
mang ngành nghề và chưa có điều kiện tiếp xúc với thị trường. Do đó, sản xuất mang
6


nặng tính tự cung tự cấp, chưa tạo được sản phẩm hàng hóa và đối tượng sản xuất kinh
doanh thường thay đổi.
- Phong tục, tập quán sinh hoạt và những truyền thống văn hóa của người nghèo
cũng tác động tới nhu cầu tín dụng.
- Khoảng cách giữa ngân hàng và nơi người nghèo sinh sống đang là trở ngại,
người nghèo thường sinh sống ở những nơi mà cơ sở hạ tầng còn yếu kém.
- Người nghèo thường sử dụng vốn vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu hoặc
những ngành nghề thủ công buôn bán nhỏ. Do vậy, mà nhu cầu vốn thường mang tính
thời vụ.
1.1.4. Sự cần thiết phải hỗ trợ người nghèo
Đói nghèo là hiện tượng phổ biến của nền kinh tế thị trường và tồn tại khách quan
đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển ; đặc biệt đối với nước ta quá trình
chuyển sang nền kinh tế thị trường xuất phát điểm nghèo nàn lạc hậu tình trạng đói
nghèo càng không tránh khỏi, thậm chí trầm trọng và gay gắt. Như vậy, hỗ trợ người
nghèo trước hết là mục tiêu của xã hội. Xóa đói giảm nghèo sẽ hạn chế được các tệ
nạn xã hội, tạo sự ổn định công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Người nghèo được hỗ trợ để tự vươn lên, tạo thu nhập, từ đó làm tăng sức mua,

khuyến khích sản xuất phát triển. Chính vì vậy, quan điểm cơ bản của chiến lược phát
triển xã hội mà Đảng ta đã đề ra là phát triển kinh tế, ổn định và công bằng xã hội
nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Tóm lại, hỗ trợ người nghèo là một tất yếu khách quan. Xuất phát từ lý do của sự
đói nghèo có thể khẳng định một điều rằng: mặc dù kinh tế đất nước có thể tăng
trưởng nhưng nếu không có chính sách và chương trình riêng về XĐGN thì các hộ gia
đình nghèo không thể thoát ra khỏi đói nghèo được. Chính vì vậy, Chính phủ đã đề ra
những chính sách đặc biệt trợ giúp người nghèo, nhằm thu hẹp dần khoảng cách giữa
giàu và nghèo. Tất nhiên Chính phủ không phải tạo ra cơ chế bao cấp mà tạo ra cơ hội
cho hộ nghèo vươn lên bằng những chính sách và giải pháp. Cụ thể là:
- Điều tra, nắm bắt được tình trạng hộ nghèo và thực hiện nhiều chính sách đồng
bộ: tạo việc làm, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng với quy mô nhỏ ở
những vùng nghèo, cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi đồng thời cung cấp thông
- Tiếp tục triển khai mở rộng Chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN của Thủ
tướng Chính phủ. Hàng năm, Chính phủ dành ra một tỷ lệ trong tổng chi ngân sách để
bổ sung quỹ cho vay XĐGN.
7


- Kết hợp chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN với các chương trình kinh tế xã
hội khác như: Chương trình khuyến nông, chương trình phát triển các ngành công
nghiệp và dịch vụ, chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chương trình hỗ trợ
các xã đặc biệt khó khăn, chương trình nước sạch nông thôn, dân số kế hoạch hóa gia
đình, xóa mù chữ…
- Thực hiện một số chính sách khuyến khích và giúp đỡ hộ nghèo như: miễn giảm
thuế, viện phí, học phí… đối với hộ nghèo không còn khả năng lao động tạo ra nguồn
thu nhập, Nhà nước trợ cấp hàng tháng và vận động các tổ chức đoàn thể, quần chúng,
các nhà hảo tâm giúp đỡ dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Mở rộng sự hợp tác quốc tế với các tổ chức Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ để
giúp đỡ lẫn nhau về nguồn lực và trao đổi kinh nghiệm.

Thực tế cho thấy có rất nhiều hình thức hỗ trợ để thực hiện chương trình XĐGN
nhưng hình thức tín dụng có hoàn trả là có hiệu quả hơn cả. Để thấy được tính ưu việt
của nó chúng ta hãy đi tìm hiểu vai trò của kênh tín dụng ngân hàng đối với hộ nông
dân nghèo.
1.2. TÍN DỤNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGHÈO ĐỐI
1.2.1. Khái niệm
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác
với các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Trong mối quan hệ này ngân hàng vừa là
người cho vay, vừa là người đi vay. Trong kinh tế thị trường có nhiều hình thức tín
dụng, nhưng tín dụng ngân hàng là hình thức chủ yếu và phổ biến nhất. Các ngân hàng
thực tế là một trung gian tài chính quan trọng hàng đầu trong bất kỳ một quốc gia nào.
Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho
vay là ngân hàng và bên đi vay là cá nhân doanh nghiệp và các chủ thể khác; trong đó,
bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định
theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho
bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
1.2.2. Tín dụng đối với người nghèo
* Khái niệm tín dụng đối với người nghèo
Tín dụng đối với người nghèo là những khoản tín dụng chỉ dành riêng cho những
người nghèo có mức thu nhập theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động thương binh và xã
hội công bố theo từng thời kỳ, có sức lao động, nhưng thiếu vốn để phát triển sản xuất
8


trong một thời gian nhất định phải hoàn trả số tiền gốc và lãi; tuỳ theo từng nguồn có
thể hưởng theo lãi suất ưu đãi khác nhau nhằm giúp người nghèo mau chóng vượt
qua nghèo đói vươn lên hoà nhập cùng cộng đồng. Tín dụng đối với người nghèo hoạt
động theo những mục tiêu, nguyên tắc, điều kiện riêng, khác với các loại hình tín dụng
của các Ngân hàng Thương mại mà nó chứa đựng những yếu tố cơ bản sau:
* Mục tiêu: Tín dụng đối với người nghèo nhằm vào việc giúp những người nghèo

đói có vốn phát triển sản xuất kinh doanh nâng cao đời sống, hoạt động vì mục tiêu
XĐGN, không vì mục đích lợi nhuận.
* Nguyên tắc cho vay: Cho vay hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn sản
xuất kinh doanh. Hộ nghèo vay vốn phải là những hộ được xác định theo chuẩn mực
nghèo đói do Bộ LĐ-TBXH hoặc do địa phương công bố trong từng thời kỳ. Thực
hiện cho vay có hoàn trả (gốc và lãi) theo kỳ hạn đã thoả thuận.
* Điều kiện: Có một số điều kiện, tuỳ theo từng nguồn vốn, thời kỳ khác nhau,
từng địa phương khác nhau có thể quy định các điều kiện cho phù hợp với thực tế.
Nhưng một trong những điều kiện cơ bản nhất của tín dụng đối với người nghèo đó là:
Khi được vay vốn không phải thế chấp tài sản.
1.2.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo
Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, có nguyên nhân chủ yếu và cơ bản là
do thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn. Vốn, kỹ thuật, kiến thức làm ăn là “chìa khoá” để
người nghèo vượt khỏi ngưỡng nghèo đói. Do không đáp ứng đủ vốn nhiều người rơi
vào tình thế luẩn quẩn làm không đủ ăn, phải đi làm thuê, vay nặng lãi, bán lúa non,
cầm cố ruộng đất mong đảm bảo được cuộc sống tối thiểu hàng ngày, nhưng nguy cơ
nghèo đói vẫn thường xuyên đe doạ họ. Mặt khác do thiếu kiến thức làm ăn nên họ
chậm đổi mới tư duy làm ăn, bảo thủ với phương thức làm ăn cũ cổ truyền, không áp
dụng kỹ thuật mới để tăng năng suất lao động làm cho sản phẩm sản xuất ra kém hiệu
quả. Thiếu kiến thức và kỹ thuật làm ăn là một cản lực lớn nhất hạn chế tăng thu nhập
và cải thiện đời sống hộ gia đình nghèo.Khi giải quyết được vốn cho người nghèo có
tác động hiệu quả thiết thực.
1.2.3.1. Là động lực giúp người nghèo vượt qua nghèo đói
Người nghèo đói do nhiều nguyên nhân, như: Già, yếu, ốm đau, không có sức lao
động, do đông con dẫn đến thiếu lao động, do mắc tệ nạn xã hội, do lười lao động, do
thiếu kiến thức trong sản xuất kinh doanh, do điều kiện tự nhiên bất thuận lợi, do
9


không được đầu tư, do thiếu vốn trong thực tế ở nông thôn Việt Nam bản chất của

những người nông dân là tiết kiệm cần cù, nhưng nghèo đói là do không có vốn để tổ
chức sản xuất, thâm canh, tổ chức kinh doanh.Vì vây, vốn đói với họ là điều kiện tiên
quyết, là động lực đầu tiên giúp họ vượt qua khó khăn để thoát khỏi đói nghèo. Khi có
vốn trong tay, với bản chất cần cù của người nông dân, bằng chính sức lao động của
bản thân và gia đình họ có điều kiện mua sắm vật tư, phân bón, cây con giống để tổ
chức sản xuất thực hiện thâm canh tạo ra năng xuất và sản phẩm hàng hoá cao hơn,
tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
1.2.3.2. Tạo điều kiện cho người nghèo không phải vay nặng lãi, nên hiệu quả
hoạt động kinh tế được nâng cao hơn
Những người nghèo đói do hoàn cảnh bắt buộc hoặc để chi dùng cho sản xuất
hoặc để duy trì cho cuộc sống họ là những người chịu sự bóc lột bằng thóc hoặc bằng
tiền nhiều nhất của nạn cho vay nặng lãi hiện nay. Chính vì thế khi nguồn vốn tín dụng
đến tận tay người nghèo với số lượng khách hàng lớn thì các chủ cho vay nặng lãi sẽ
không có thị trường hoạt động.
1.2.3.3. Giúp người nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận với thị trường, có điều kiện
hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
Cung ứng vốn cho người nghèo theo chương trình, với mục tiêu đầu tư cho sản
xuất kinh doanh để XĐGN, thông qua kênh tín dụng thu hồi vốn và lãi đã buộc những
người vay phải tính toán trồng cây gì, nuôi con gì, làm nghề gì và làm như thế nào để
có hiệu quả kinh tế cao. Để làm được điều đó họ phải tìm hiểu học hỏi kỹ thuật sản
xuất, suy nghĩ biện pháp quản lý từ đó tạo cho họ tính năng động sáng tạo trong lao
động sản xuất, tích luỹ được kinh nghiệm trong công tác quản lý kinh tế. Mặt khác, khi
số đông người nghèo đói tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hoá thông qua việc trao đổi
trên thị trường làm cho họ tiếp cận được với kinh tế thị trường một cách trực tiếp.
1.2.3.4. Góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn, thực hiện việc phân công lại lao động xã hội
Trong nông nghiệp vấn đề quan trọng hiện nay để đi lên một nền sản xuất hàng
hoá lớn đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới váo sản xuất. Đó là
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ,vật nuôi và đưa các loại giống mới có năng suất cao
vào áp dụng trong thực tiễn sản xuất và phải được thực hiện trên diện rộng. Để làm

10


được điều này đòi hỏi phải đầu tư một lượng vốn lớn, thực hiện được khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư những người nghèo phải được đầu tư vốn họ mới có khả
năng thực hiện. Như vậy, thông qua công tác tín dụng đầu tư cho người nghèo đã trực
tiếp góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn thông qua áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề dịch vụ mới trong nông
nghiệp đã trực tiếp góp phần vào việc phân công lại lao động trong nông nghiệp và lao
động xã hội.
1.2.3.5. Cung ứng vốn cho người nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới
Xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các
ngành. Tín dụng cho người nghèo thông qua các quy định về mặt nghiệp vụ cụ thể của
nó như việc bình xét công khai những người được vay vốn, việc thực hiện các tổ tương
trợ vay vốn, tạo ra sự tham gia phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể chính trị xã hội,
của cấp uỷ, chính quyền đã có tác dụng:
- Tăng cường hiệu lực của cấp uỷ, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế ở
địa phương.
- Tạo ra sự gắn bó giữa hội viên, đoàn viên với các tổ chức hội, đoàn thể của
mình thông qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quản lý kinh tế
của gia đình, quyền lợi kinh tế của tổ chức hội thông qua việc vay vốn.
- Thông qua các tổ tương trợ tạo điều kiện để những người vay vốn có cùng hoàn
cảnh gần gũi, nêu cao tính tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau tăng cường tình làng,
nghĩa xóm, tạo niềm tin ở dân đối với Đảng, Nhà nước.
Kết quả phát triển kinh tế đã làm thay đổi đời sống kinh tế ở nông thôn, an ninh,
trật tự an toàn xã hội phát triển tốt, hạn chế được những mặt tiêu cực, tạo ra được bộ
mặt mới trong đời sống kinh tế xã hội và nông thôn.
1.2.4. Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo
1.2.4.1. Khái niệm về hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo
Hiệu quả tín dụng là một khái niệm tổng hợp bao hàm ý nghĩa toàn diện về kinh

tế, chính trị xã hội. Có thể hiểu hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo là sự thoả mãn nhu
cầu về sử dụng vốn giữa chủ thể Ngân hàng và người vay vốn, những lợi ích kinh tế
mà xã hội thu được và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.
11


Xét về mặt kinh tế:
- Tín dụng hộ nghèo giúp người nghèo thoát khỏi đói nghèo sau một quá trình
XĐGN cuộc sống đã khá lên và mức thu nhập đã ở trên chuẩn nghèo, có khả năng
vươn lên hoà nhập với cộng đồng. Góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo, phục vụ cho sự phát
triển và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết công ăn việc làm, khai thác khả năng
tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trính tích tụ và tập chung sản xuất, giải quyết
tốt mối quan hệ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế.
- Giúp cho người nghèo xác định rõ trách nhiệm của mình trong quan hệ vay
mượn, khuyến khích người nghèo sử dụng vốn vào mục đích kinh doanh tạo thu nhập
để trả nợ Ngân hàng, tránh sự hiểu nhầm tín dụng là cấp phát.
Xét về mặt xã hội:
- Tín dụng cho hộ nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi cuộc
sống ở nông thôn, an ninh, trật tự an toàn xã hội phát triển tốt, hạn chế được những
mặt tiêu cực. Tạo ra bộ mặt mới trong đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn
- Tăng cường sự gắn bó giữa các hội viên với các tổ chức hội, đoàn thể của mình
thông qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quản lý kinh tế gia
đình Nêu cao tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, tăng cường tình làng
nghĩa xóm, tạo niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước.
- Góp phần trực tiếp vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn thông qua áp
dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề, dịch vụ mới trong nông
nghiệp đã góp phần thực hiện phân công lại lao động trong nông nghiệp và lao động
xã hội.
1.2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo
Tín dụng là hoạt động nghiệp vụ quan trọng nhất của một ngân hàng nói chung,

dư nợ tín dụng là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản có của ngân
hàng. Tín dụng cũng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các ngân
hàng, thông qua việc đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý cho khách hàng. Hiệu quả tín dụng
đối với ngân hàng là một chỉ tiêu tổng hợp được đánh giá liên quan đến lợi ích của 03
đối tượng: Lợi ích khách hàng vay vốn, ngân hàng và nền kinh tế- xã hội.
Trong luận văn này tôi xin đi sâu đánh giá cụ thể về hiệu quả tín dụng hộ nghèo
của NHCSXH.
12


(1). Hiệu quả kinh tế
a. Về phía hộ nghèo
- Hiệu quả của chương trình cho vay hộ nghèo đối với các hộ nghèo được vay
vốn từ NHCSXH được biểu hiện trên những gốc độ sau: tỷ lệ hộ nghèo được đáp ứng
vốn; tỷ lệ hộ hoàn trả (gốc, lãi) đúng hạn, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, rủi ro trong sử dụng
vốn thấp. Nếu doanh số vay của hộ lớn, hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ
(gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng, trong quá trình sử dụng vốn không gặp các
rủi ro gây thất thoát vốn, sau khi trừ đi các khoản chi phí vẫn còn có lãi, thể hiện vốn
sử dụng có hiệu quả.
- Biểu hiện qua việc sử dụng vốn của hộ nghèo vào SXKD như thế nào? Nếu hộ
nghèo vay vốn về SXKD thuận lợi, sản xuất nhiều hàng hoá bán thu được lợi nhuận
cao, sau khi trừ đi phần trả nợ cho ngân hàng (gốc, lãi), trả tiền công lao động, mà vẫn
có lãi, thì đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cao. Ngược lại, nếu vay vốn về SXKD thua
lỗ thì hiệu quả thấp; thậm chí mất vốn. Có nhiều trường hợp vay vốn ngân hàng về
chăn nuôi, trồng trọt, tuy đã trả hết nợ cho ngân hàng đúng kỳ hạn, nhưng vẫn bị đánh
giá là hiệu quả thấp vì nguồn để trả nợ cho ngân hàng phải đi vay chỗ khác, chứ không
phải từ nguồn thu nhập của người vay. Trường hợp này, nếu không đi vay chỗ khác thì
hộ nghèo phải bán tài sản hình thành từ vốn vay để trả nợ. Cho nên, nếu chỉ nhìn một
mặt trả nợ của hộ vay cho ngân hàng để đánh giá hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả là
chưa đủ.

- Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo cũng được đánh giá thông qua tiêu chí: Tỷ
suất lợi nhuận và mức sống của hộ nghèo; nếu tỷ suất lợi nhuận được tăng lên, mức
sống hộ nghèo được cải thiện tốt, thì hiệu quả tín dụng tốt.
- Thông qua việc sử dụng vốn vào SXKD, trình độ quản lý kinh tế của người vay
được nâng lên. Người nghèo có điều kiện tiếp cận được với kỹ thuật về trồng trọt, chăn
nuôi tiến tiến, có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật mới. Đây cũng là một trong
những tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng mang lại cho hộ nghèo.
- Số hộ thoát nghèo bền vững, vươn lên thành hộ giàu là một trong những chỉ tiêu
quan trọng đánh giá hiệu quả của tín dụng đối với hộ nghèo. Hộ đã thoát khỏi ngưỡng
đói nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn mực đói nghèo
hiện hành, không còn nằm trong danh sách hộ nghèo do Phòng LĐ- TB&XH huyện,
thị, thành phố lập theo từng năm.
13


Tổng số
hộ nghèo đã
thoát khỏi
đói nghèo
(ra khỏi danh sách
hộ nghèo)
=
Số hộ
nghèo
trong
danh
sách đầu
kỳ
-


Số hộ
nghèo
trong
danh sách
cuối kỳ
-

Số hộ
nghèo
chuyển
đi địa
bàn khác
trong kỳ
+

Số hộ
nghèo
chuyển
đến
trong kỳ

Mục tiêu của tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo là giúp họ có vốn sản xuất, thoát
nghèo để hòa nhập cộng đồng và hơn thế nữa là ổn định tình hình chính trị - xã hội. Do
vậy, số hộ thoát khỏi nghèo đói hàng năm cao; trong đó, có hộ vay vốn NHCSXH, có
nghĩa là vốn của NHCSXH đã được hộ nghèo sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, hiện
nay tại một số địa phương việc đánh giá hộ thoát nghèo không chính xác, vì nhiều lý
do khác nhau.
- Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn: Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với
công tác tín dụng. Tỷ lệ này càng cao, một mặt thể hiện nguồn vốn tín dụng lớn để
phục vụ hộ nghèo; mặt khác, đánh giá khả năng SXKD của hộ nghèo ngày càng lớn,

nguồn vốn có hiệu quả (nếu sử dụng vốn không hiệu quả, thì hộ nghèo sẽ không có
nhu cầu vay).
Tỷ lệ hộ nghèo
được vay vốn
=
Tổng số hộ nghèo được vay vốn

Tổng số hộ nghèo trong danh sách
x 100%


- Luỹ kế số hộ thoát nghèo lớn, cũng là một tiêu chí để đánh giá hiệu quả tín dụng
đối với hộ nghèo qua cả một thời gian.
b. Về phía ngân hàng
NHCSXH là tổ chức tín dụng của nhà nước, hoạt động vì mục tiêu XĐGN, phát
triển kinh tế và ổn định xã hội, không vì mục đích lợi nhuận. Hiệu quả tín dụng
NHCSXH được thể hiện:
Thứ nhất, quy mô tín dụng: Quy mô tín dụng đối với hộ nghèo được thể hiện ở
số tuyệt đối dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo và tỷ trọng dư nợ tín dụng hộ nghèo trong
tổng số dư nợ tín dụng của NHCSXH. Số tuyệt đối lớn và tỷ trọng dư nợ cao, thể hiện
hoạt động tín dụng ngân hàng đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn của hộ nghèo.
Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo =

Dư nợ tín dụng hộ nghèo
x 100%
Tổng dư nợ tín dụng
14




Tăng trưởng dư nợ tín
dụng hộ nghèo
=

Dư nợ tín dụng hộ nghèo năm sau
x 100%
Dư nợ tín dụng hộ nghèo năm trước

Thứ hai, chất lượng tín dụng:
- Có 03 tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng là tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ sử dụng
vốn sai mục đích và tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản của người vay.
- Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản mà ngân hàng đang dùng để đánh giá chất
lượng tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ % giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của ngân
hàng tại một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Khi một
khoản vay không được hoàn trả đúng hạn như đã cam kết, mà không có lý do chính
đáng thì nó đã vi phạm nguyên tắc tín dụng và bị chuyển sang nợ quá hạn, với lãi suất
quá hạn cao hơn lãi suất bình thường (lãi suất nợ quá hạn hiện nay bằng 130% lãi suất
cho vay). Trên thực tế, các khoản nợ quá hạn thường là các khoản nợ có vấn đề ( nợ
xấu), có khả năng mất vốn (có nghĩa là tính an toàn thấp). Trong kinh tế thị trường, nợ
quá hạn đối với ngân hàng là khó tránh khỏi, vấn đề là làm sao để giảm thiểu nợ quá
hạn. Những ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp được đánh giá chất lượng tín dụng tốt,
hiệu quả tín dụng cao và ngược lại.
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ
nghèo
=
Dư nợ quá hạn cho vay hộ nghèo

Tổng dư nợ hộ nghèo
x 100%


- Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích: Người vay sử dụng vốn đúng mục đích đã trở
thành nguyên tắc quan trọng của ngân hàng nói chung; tuy vậy, trong thực tế đã không
ít khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã cam kết với ngân hàng, với động cơ thiếu
lành mạnh và do đó dễ bị rủi ro; trong trường hợp này người ta gọi là rủi ro đạo đức.
Những khoản vay bị sử dụng sai mục đích phần lớn đều không đem lại như hiệu quả
kinh tế xã hội như mong muốn của ngân hàng. Chỉ tiêu này có thể xác định theo công
thức:
Tỷ lệ sử dụng
vốn sai mục đích
=
Số tiền sử dụng sai mục đích

Tổng dư nợ
x 100%
15



Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng tín dụng bị đánh giá là thấp và ngược lại.
- Tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản của người vay: Nguồn trả nợ cho ngân hàng
về nguyên tắc là được trích ra từ phần thu nhập của người vay. Tuy nhiên, có nhiều
trường hợp do sử dụng vốn kém hiệu quả bị mất vốn nên người vay phải bán tài sản để
trả nợ, trong trường hợp này đánh giá chất lượng tín dụng thấp:

Tỷ lệ thanh toán nợ
do bán tài sản

=

Số tiền nợ thu được do khách hàng bán


Tổng doanh số thu nợ
x 100%

Thứ ba, khả năng sinh lời: NHCSXH là một tổ chức tín dụng Nhà nước, hoạt
động không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người
nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhưng phải bảo toàn vốn. Muốn duy trì hoạt
động bền vững thì NHCSXH phải có chênh lêch dương về thu, chi nghiệp vụ. Các
khoản thu chủ yếu là thu lãi tiền vay; chi chủ yếu trả phí ủy thác, hoa hồng, trả lãi tiền
vay. NHCSXH cho hộ nghèo vay vốn phải thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn, hạn
chế thấp nhất về rủi ro xảy ra (kể cả rủi ro bất khả kháng).
Thứ tư, mức độ đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý của hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo phát
triển kinh tế, vượt lên thoát đói nghèo. Nếu nguồn vốn của ngân hàng đáp ứng đầy đủ,
kịp thời nhu cầu vốn ngày càng tăng của hộ nghèo, thì đánh giá hiệu quả của
NHCSXH đối với tín dụng hộ nghèo cao và ngược lại.
Thứ năm, về thủ tục đơn giản, thuận tiện, cung cấp nhanh chóng, giảm bớt chi
phí trong hoạt động cho vay, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng.
(2). Hiệu quả xã hội
a. Đối với hộ nghèo.
Tạo việc làm cho người lao động: Thông qua công tác cho vay hộ nghèo, đã thu
hút được một bộ phận con, em của hộ nghèo có việc làm ổn định, tạo thêm nhiều của
cải cho gia đình và xã hội, góp phần hạn chế tệ nạn xã hội, ổn định trật tự chính trị và
an toàn xã hội.
- Các vùng nghèo, xã nghèo, nhờ nguồn vốn tín dụng; đặc biệt là vốn tín dụng
của ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây, nay là NHCSXH đã xoá bỏ được tình
trạng vay nặng lãi và bán nông sản non, góp phần thay đổi bộ mặt đời sống nhân dân
nông thôn. Tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Thể hiện sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước đối với hộ nghèo.
16



b. Đối với ngân hàng
- Nếu hiệu quả tín dụng của NHCSXH được nâng lên, thì không chỉ các hộ nghèo
được vay vốn, mà ngân hàng còn có điều kiện để phục vụ các hộ thuộc vùng khó khăn
trong các khoản vay thương mại; phục vụ chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ,
của địa phương. Đây chính là sự tồn tại và phát triển bền vững của NHCSXH.
- Mức độ đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương: Nếu hiệu quả
tín dụng cao, ngân hàng sẽ có thêm điều kiện để phục vụ tốt hơn nhu cầu vay vốn của
các đối tượng; từ đó sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội của địa phương phát triển.
- Thông qua cho vay của NHCSXH, đã kéo theo một đội ngũ cán bộ ở cấp xã,
huyện vào cuộc cùng ngân hàng, số tiền hoa hồng tổ nhóm, phí ủy thác đã là nguồn thu
đáng kể đối với ban quản lý tổ vay vốn và tổ chức hội.
- Thông qua vay vốn hộ nghèo, nội dung hoạt động của các tổ chức hội càng
thêm phong phú, số lượng hội viên tham gia sinh hoạt ngày càng đông.
1.2.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo
(1). Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo,
những hộ sống ở vùng có cơ sở hạ tầng tốt, trình độ dân trí cao, khí hậu ôn hòa, đất đai
rộng, thì vốn tín dụng hộ nghèo dễ có điều kiện phát huy hiệu quả cao và ngược lại,
những nơi cơ sở hạ tầng thấp kém, giao thông đi lại khó khăn, đất đai ít, cằn cỗi, khí
hậu khắc nghiệt thì vốn tín dụng phát huy hiệu quả không cao.
(2). Điều kiện xã hội
Do tập quán canh tác ở một số nơi vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn lạc
hậu, như chăn nuôi gia súc, gia cầm thả rông, không có chuồng trại, không tiêm phòng
dịch, nên hiệu quả không cao. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tín dụng hộ
nghèo. Các hộ nghèo thường có số con đông hơn các hộ trung bình, nhưng sức lao
động ít; trình độ học vấn của chủ hộ và các thành viên trong gia đình thấp, nên sử dụng
vốn kém hiệu quả. Một số hộ nghèo do nhận thức còn hạn chế, xem nguồn vốn tín
dụng của NHCSXH là vốn cấp phát, cho không của Nhà nước, nên sử dụng chủ yếu
vào sinh hoạt trong gia đình; không đầu tư vào SXKD; vốn sử dụng không có hiệu

quả, dẫn đến không trả nợ cho Ngân hàng.
(3). Điều kiện kinh tế
Vốn tự có của hộ nghèo hầu như không có (chỉ có sức lao động), nên vốn SXKD
chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng cũng là một yếu tố làm giảm hiệu quả của vốn
17


vay. Cùng với việc thiếu vốn SXKD, thì việc lồng ghép tập huấn các chương trình
như: Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư…hạn chế cũng góp phần làm giảm hiệu
quả tín dụng hộ nghèo.
Điều kiện y tế, giáo dục, thị trường cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tín dụng
hộ nghèo. Những nơi có trạm y tế, có đội ngũ y, bác sỹ đầy đủ, thì nơi đó việc chăm
sóc sức khỏe cho người dân được đảm bảo, người dân có sức khỏe tốt đồng nghĩa với
sức lao động tốt, có điều kiện để SXKD tốt, sử dụng vốn có hiệu quả; trong đó, có vốn
tín dụng hộ nghèo và ngược lại. Giáo dục có ý nghĩa quyết định đến việc sử dụng vốn
tín dụng có hiệu quả. Nếu nơi nào có tỷ lệ người được học cao, thì nơi đó dễ có điều
kiện tiếp thu khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; nơi đó con người có ý thức tốt hơn;
SXKD có hiệu quả, chấp hành pháp luật Nhà nước và thực hiện việc trả nợ cho ngân
hàng. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay có những vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện đi
lại khó khăn thì tỷ lệ học sinh bỏ học nhiều. Đó là chưa kể đến việc học sinh đi học
ngồi nhầm lớp.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng hộ nghèo.
Nơi nào có chợ, chợ họp thường xuyên, thì nơi đó kinh tế phát triển, hàng hóa sản xuất
ra dễ tiêu thụ, người dân tiếp cận được với khoa học kỹ thuật, có điều kiện tiếp cận
được kinh tế thị trường.
(4). Chính sách nhà nước
Sự can thiệp của Nhà nước đối với nền kinh tế là một tác nhân quan trọng đối
với sự ổn định và phát triển kinh tế. Sự điều tiết của Nhà nước đúng, kịp thời sẽ giúp
môi trường kinh tế được lành mạnh hóa, hoặc ngược lại sẽ gây rối loạn thị trường. Để
Nhà nước có các chính sách hỗ trợ vốn cho các vùng nghèo, xã nghèo, hộ nghèo kịp

thời, liên tục; có chính sách hướng dẫn hộ đầu tư vốn vào lĩnh vực nào trong từng thời
kỳ, xử lý rủi ro kịp thời cho hộ nghèo, thì vốn vay dễ có điều kiện phát huy hiệu quả
cao. Sản phẩm làm ra của hộ nghèo, nếu có thị trường tiêu thụ tốt, thì dễ tiêu thụ có lợi
nhuận và hiệu quả đồng vốn cao và ngược lại; nếu Nhà nước có các chính sách đúng,
kịp thời hỗ trợ hộ nghèo trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thì góp phần làm cho
việc sử dụng vốn có hiệu quả. Nhà nước phải đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm xây dựng
và nâng cấp các con đường giao thông nông thôn, các công trình thuỷ lợi và chợ. Hỗ
trợ sản xuất nông nghiệp, bao gồm cung cấp giống mới và các loại vật tư nông nghiệp
khác, tập huấn và khuyến nông để người nghèo có các điều kiện cần thiết sử dụng vốn
có hiệu quả.

×