MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG QUÁ
TRÌNH DẠY HỌC PHẦN “PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ MẦM NON KHÁM PHÁ
KHOA HỌC VỀ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH” CHO SV CĐSP MẦM NON
TRƯỜNG ĐH BẠC LIÊU
Ths. Nguyễn Thị Minh Trang
TÓM TẮT
Tổ chức hoạt đông nhóm là quá trình giáo viên thiết kế, điều hành các mối quan
hệ tương tác giữa sinh viên với nhau nhằm giúp họ đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.
Bộ môn “Phương pháp cho trẻ mầm non khám phá khoa học về môi trường
xung quanh” là một trong bảy môn học nghiệp vụ giúp phát triển nhận thức, rèn luyện
các kỹ năng chuyên ngành và thực hành nghề nghiệp cho sinh viên.
Việc giáo dục và đào tạo cần được bắt đầu từ các trường sư phạm. Nhà giáo dục
không chỉ chú ý đến việc truyền thụ tri thức, mà quan trọng hơn, đó là dạy “cách” học,
“cách” nghiên cứu, kích thích người học chủ động, sáng tạo, tích cực trong hoạt động
học tập. Một trong những phương pháp dạy học tích cực giúp nâng cao hiệu quả học tập
của sinh viên, đó là hoạt đông nhóm.
Trong quá trình giảng dạy học phần “Phương pháp cho trẻ mầm non khám phá
khoa học về môi trường xung quanh”, chúng tôi đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt
đông nhóm nhằm nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên CĐSP mầm non, đáp ứng yêu
cầu đào tạo giáo viên mầm non hiện nay.
ABSTRACT
Organizing group activities is a process in which teachers design and operate
the interactive relationship between students with each other to help them achieve their
educational goals.
The subject of "Method for pre-school children explore the science of the
environment" is one of seven professional disciplines to help develop awareness,
professional skills training and professional practice for students.
Educating and training should be started from the pedagogical school. Educators
not only pay attention to the transfer of knowledge, but more importantly, they teach "how
to learn” and “how to research” to stimulate their active learning and creative activities as
well. One of the most positive teaching methods to enhance their students’ effective
learning results is a group activity.
In the process of teaching "Method for pre-school children to explore the science of
the environment", we strongly propose that there are a number of measures to organize
group activities to improve the college students’ academic performance. This applies to
meet the training requirements for preschool teachers nowadays.
1
1. Đặt vấn đề
Hoạt đông nhóm (HĐN) là quá trình tương tác, hợp tác giữa người học (SV) trong
nhóm dưới sự điều khiển của người dạy (giáo viên) và tác động của môi trường nhằm
hướng đến mục tiêu chung và giải quyết các nhiệm vụ nhận thức.
Trong quá trình dạy và học của sinh viên (SV) ở trường sư phạm HĐN có vai trò
rất quan trọng trong việc đào tạo, đổi mới phương pháp dạy và học tích cực cho SV.
Bối cảnh hiện nay đòi hỏi một hệ thống giáo dục quốc dân có thể vượt qua được
mọi thách thức để góp phần đưa đất nước hội nhập với các nước phát triển. Việc giáo
dục và đào tạo cần được bắt đầu từ các trường sư phạm. Nhà giáo dục không chỉ chú ý
đến việc truyền thụ tri thức, mà quan trọng hơn, đó là dạy “cách” học, “cách” nghiên
cứu, kích thích người học chủ động, sáng tạo, tích cực trong hoạt động học tập. Một
trong những phương pháp dạy học tích cực giúp nâng cao hiệu quả học tập của SV, đó
là HĐN.
Bộ môn “Phương pháp cho trẻ MN khám phá khoa học về môi trường xung
quanh (MTXQ)” là một trong những môn học nghiệp vụ giúp phát triển nhận thức và
rèn luyện các kỹ năng chuyên ngành cho SV. Hiệu quả quá trình dạy và học bộ môn này
không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của SV, nghĩa là đào tạo ra một thế hệ các
giáo viên MN nắm vững cơ sở lý luận, có tay nghề, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp,
mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trẻ mầm non.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đề ra: Một số biện pháp tổ chức HĐN
trong quá trình dạy học phần “Phương pháp cho trẻ MN khám phá khoa học về
MTXQ” cho SV CĐSP MN trường ĐH Bạc Liêu.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu thực trạng
Để có thêm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp tổ chức HĐN cho SV, chúng tôi tiến
hành điều tra nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động học tập học phần “Phương pháp cho
trẻ MN khám phá khoa học về MTXQ” và nhận thức về việc tổ chức HĐN của SV bằng
phương pháp quan sát, đàm thoại và phiếu hỏi trên 135 SV khối 5M. Kết quả như sau:
a/ Nhận thức của SV về tầm quan trọng của học phần “Phương pháp cho trẻ
MN khám phá khoa học về MTXQ” đối với nghề nghiệp
Kết quả từ việc tổng hợp 135 phiếu trưng cầu ý kiến SV cho thấy phần lớn SV được
hỏi khẳng định học phần “Phương pháp cho trẻ MN khám phá khoa học về MTXQ” là rất
quan trọng đối với nghề nghiệp (68%). Còn lại 32% nhận định học phần này là quan trọng
đối với nghề nghiệp. Như vậy, toàn bộ SV được điều tra đều nhận thức rất rõ vai trò quan
trọng của học phần này đối với nghề nghiệp tương lai của các em.
b/ Về mức độ hứng thú của SV đối với học phần
2
Chỉ có 7% số SV được hỏi cho rằng rất hứng thú với học phần “Phương pháp cho
trẻ MN khám phá khoa học về MTXQ”. 37% khẳng định học phần này có tính hấp dẫn và
lôi cuốn, kích thích được hứng thú và sự tham gia tích cực. Tuy nhiên, phần lớn SV (56%)
cho biết không hứng thú với học phần.
c/ Về mức độ tích cực của SV khi tham gia HĐN
Qua phiếu điều tra, khi được hỏi phương pháp nào của GV giúp bạn học tốt học
phần này, đa số SV lựa chọn phương pháp HĐN (75%), tiếp theo là phương pháp thực
hành (66%), phương pháp tham quan thực tế (59%), phương pháp tạo tình huống (42%).
Như vậy, có thể thấy SV có nhu cầu và hứng thú với các phương pháp dạy học tích cực,
đặc biệt là phương pháp HĐN.
Theo kết quả thống kê từ phiếu trưng cầu ý kiến, 53% SV khẳng định mức độ tích
cực của bản thân khi tham gia HĐN; ngược lại, 47% SV thừa nhận bản thân không tích
cực trong HĐN.
Tuy nhiên, qua quan sát giờ học có tổ chức HĐN, chúng tôi nhận thấy mức độ tích
cực của SV chưa cao, mặc dù có một vài cá nhân rất nhiệt tình và nổi trội trong quá trình
nhóm hoạt động, nhưng số lượng ấy không nhiều. Đa số SV tham gia HĐN còn thụ động,
nhút nhát, chưa thể hiện hết tinh thần trách nhiệm và thái độ nhiệt tình, khả năng sáng tạo
của mình. Hầu hết các nhóm hoạt động dưới sự “điều khiển, chỉ huy, dẫn dắt” của một
hoặc hai “thủ lĩnh”. Do vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để huy động được tất cả các
thành viên trong nhóm tham gia một cách tích cực, thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với
tập thể, mạnh dạn, tự tin trong việc đề xuất ý kiến... Điều đó phụ thuộc vào cách thức tổ
chức và sự điều khiển của GV.
Theo kết quả thu được từ phiếu trưng cầu ý kiến, những lý do khiến SV tích cực
trong HĐN thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1: Tổng hợp lý do khiến SV tích cực tham gia HĐN
Nguyên nhân SV tích cực HĐN
Tỷ lệ %
Tạo cơ hội cho SV được rèn luyện các kỹ năng làm việc tập thể
68
Giúp SV có cơ hội cọ sát, trao đổi, học hỏi lẫn nhau, từ đó mở rộng hiểu biết,
55
nâng cao trình độ chuyên môn
Mong muốn được học hỏi, tìm hiểu quan điểm của các bạn khác
39
GV yêu cầu cả lớp tham gia
35
Tất cả các bạn trong lớp tham gia nên mình cũng tham gia
35
Thích được hoạt động, không phải ngồi yên một chỗ
26
Nếu không tham gia sẽ không có điểm
28
Muốn tự khẳng định mình
12
Như vậy, mỗi SV tham gia vào HĐN xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có
nguyên nhân tích cực, đồng thời cũng có những nguyên nhân mang tính chủ quan, cá
nhân, thậm chí tiêu cực. GV cần nhận biết được điều này để tạo động lực, kích thích SV
3
tiếp tục phát huy tính tích cực, song song với việc hạn chế, kìm hãm những yếu tố tiêu
cực, gây tác động xấu đến quá trình HĐN của SV.
c/ Một số khó khăn SV thường gặp trong quá trình tham gia HĐN
Kết quả điều tra cho thấy, những khó khăn SV thường gặp trong quá trình HĐN là:
việc thống nhất ý kiến của các thành viên trong nhóm (70%); việc giải quyết các mâu
thuẫn, xung đột nảy sinh (25%); việc phân công nhiệm vụ giữa các thành viên trong nhóm
(24%); khó khăn trong việc trình bày và thuyết phục các bạn chấp nhận ý kiến của mình
(40%); việc đánh giá kết quả hoạt động (15%). Bên cạnh đó, 25% SV thừa nhận tính nhút
nhát, e dè, sợ sai, không tự tin vào bản thân mình, không dám nói lên quan điểm, sợ bị các
bạn khác đánh giá, phê bình.
Những khó khăn nêu trên chính là cơ sở để GV điều chỉnh, giúp đỡ SV trong quá
trình tổ chức HĐN, hạn chế, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, tạo điều kiện cho SV phát huy
những điểm mạnh của mình để góp phần nâng cao kết quả hoạt động học của SV.
2.2. Tiến hành thực nghiệm
Dựa vào cơ sở lí luận và thực tiễn, đề ra một số biện pháp và tổ chức thực
nghiệm các biện pháp HĐN trong quá trình dạy học phần “Phương pháp cho trẻ MN
khám phá khoa học về MTXQ” cho SV CĐSP MN trường ĐH Bạc Liêu.
Chúng tôi đề ra các nhóm biện pháp sau:
a. Nhóm biện pháp: Chuẩn bị cho HĐN
* Gồm các biện pháp:
- Trang bị kiến thức nền tảng cho SV trước khi tham gia HĐN
- Lựa chọn hình thức tổ chức HĐN phù hợp với nhiệm vụ đặt ra
- Thành lập nhóm dựa trên nội dung và môi trường hoạt động cụ thể
CHUẨN
HĐN
b. Nhóm biện pháp: Điều hành
HĐNBỊ
cho
SV
* Gồm các biện pháp:
- Định hướng HĐN
Trang bịcho SV Lựa chọn hình
Thành lập nhóm
kiến thức
thức HĐN phù
dựa trên nội dung
- Bao quát, hỗ trợ
phát triển kịphợp
thời
ý tưởng mới của
nhóm
nền tảng
với nhiệm
và điều kiện hoạt
- Hình thành vàcho
rènSVluyện kỹ năngvụthuyết
cho SV
đặt ra trình, phản biện
động
- Kích thích sự hợp tác giữa các nhóm
c. Nhóm biện pháp: Đánh giá HĐN của SV
* Gồm các biện pháp:
ĐIỀU HÀNH HĐN
- Hình thành khả năng đánh giá và tự đánh giá cho SV
- Đánh giá của giáo viên về kết quả HĐN
Bao quát,
Định
Hình thành
Kích
Mối quan hệ giữa
pháp tổ chức
trợ phát
hướngcác nhómhỗbiện
và rènHĐN
luyện
thích sự
triển kịp
năng hệ tương hỗ
hợpvới
tác nhau, tạo nên sự
Các nhómHĐN
biện pháp tổ chức
HĐN có mốikỹquan
thời ý
cho SV
thuyết trình,
giữa các
liên kết chặt chẽ, làm cho quá tưởng
trìnhcủa
hoạt động của
quả như mong đợi.
phảnSV
biệnđạt được hiệu
nhóm
Mối quan hệ giữa các nhóm biệnnhóm
pháp tổ chức HĐN được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ: Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp tổ chức HĐN
ĐÁNH GIÁ HĐN
Hình thành khả
năng đánh giá
và tự đánh giá
cho SV
4
Đánh giá
của GV về
kết quả
HĐN
Điều kiện để tổ chức HĐN có hiệu quả
a/ Điều kiện đối với giáo viên:
- Thay đổi nhận thức về phương pháp dạy học tích cực, cần xác định rõ vai trò
của bản thân, SV và môi trường trong quá trình tổ chức HĐN.
- Giáo viên cần rèn luyện kỹ năng tổ chức HĐN.
- Trong quá trình tổ chức HĐN cho SV, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu và
nhiệm vụ của mỗi nhóm.
- Quy định cụ thể thời gian cho mỗi nhóm để tránh sự phân tán, mất tập trung.
- Tạo nên sự phụ thuộc chủ động, tạo sự liên kết, thiết lập mối quan hệ giữa các
thành viên trong nhóm và giữa các nhóm với nhau.
- Tạo niềm tin cho SV vào bản thân và tập thể bằng cách thường xuyên động
viên, khuyến khích, khen ngợi, khích lệ SV mạnh dạn đưa ra những ý tưởng mới.
b/ Điều kiện đối với SV:
- Trước hết, SV cần có hứng thú, niềm say mê, nhu cầu tham gia vào HĐN nhằm
hướng đến mục tiêu.
- SV cần có ý thức và tinh thần trách nhiệm đối với nhóm và với chính bản thân
mình
- Các thành viên trong nhóm cần luôn tin tưởng lẫn nhau và thống nhất trong các
hoạt động.
- SV cần có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội cần thiết để tham gia vào hoạt
động tập thể.
- Cần có sự phân công hợp lý nhiệm vụ cho mỗi cá nhân theo năng lực, sở
trường của mỗi người.
- SV cần có khả năng đánh giá và tự đánh giá kết quả hoạt động, sản phẩm của
cá nhân và tập thể.
c/ Điều kiện về môi trường hoạt động:
- Môi trường vật chất: cần chuẩn bị đầy đủ, chu đáo các tài liệu, trang thiết bị cần
thiết cho HĐN và trình bày sản phẩm của nhóm.
5
- Môi trường tâm lý: tạo ra một môi trường hoạt động thân thiện, mang tính hợp
tác sẽ giúp mỗi SV tự tin hơn trong tất cả các hoạt động.
Xây dựng tiêu chí đánh giá
* Cơ sở xây dựng tiêu chí đánh giá
Khi xây dựng tiêu chí đánh giá, chúng tôi căn cứ vào những cơ sở sau:
- Mục tiêu đào tạo SV CĐSP MN nói chung, mục tiêu của học phần nói riêng.
- Căn cứ vào bản chất hoạt động học của SV.
- Dựa vào thang mức độ nhận thức của Bloom.
* Các tiêu chí đánh giá
Để đánh giá kết quả học tập của SV, chúng tôi dựa vào sự phân định trình độ nhận
thức của Bloom để xây dựng tiêu chí đánh giá khả năng nhận thức của SV theo 3 mức độ
và được lượng hóa như sau:
- Tiêu chí 1: Nhớ nội dung tri thức (3đ)
- Tiêu chí 2: Hiểu nội dung tri thức (4đ)
- Tiêu chí 3: Khả năng vận dụng tri thức vào hoạt động thực tiễn (3đ)
Ngoài ra, bên cạnh các tiêu chí đánh giá khả năng nhận thức của SV như trên,
chúng tôi đề ra các tiêu chí đánh giá quá trình HĐN của SV như sau:
- Tiêu chí 1: Thực hiện tốt quá trình chuẩn bị HĐN (thu thập được nguồn tài liệu
tham khảo, xác định đúng mục tiêu, biết phân công công việc).
- Tiêu chí 2: Điều hành và quản lý nhóm tốt (có nguyên tắc hoạt động, điều hòa
được các mâu thuẫn, biết hợp tác với nhóm khác, thuyết trình tốt và giải đáp các thắc mắc
đặt ra)
- Tiêu chí 3: Biết đánh giá và tự đánh giá kết quả của HĐN (biết nhận xét, đánh giá
kết quả của bản thân, của nhóm mình và nhóm bạn)
Hiệu quả HĐN của SV được đánh giá qua 2 bài kiểm tra, trước khi tiến hành thực
nghiệm và sau khi kết thúc thực nghiệm.
Thang điểm đánh giá
Chúng tôi sử dụng thang điểm 10 với các mức độ như sau:
- Loại Giỏi
: Từ 8 đến 10 điểm
- Loại Khá
: Từ 6.5 đến cận 8 điểm
- Loại Trung bình
: Từ 5 đến cận 6.5 điểm
- Loại Yếu-Kém
: Dưới 5 điểm
2.3. Kết quả thực hiện các biện pháp tổ chức HĐN
Tiến hành thực nghiệm trên 83 SV lớp 5M. Chúng tôi chia ra làm 2 lớp, lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng. Cách tổ chức thực nghiệm được tiến hành như sau:
Lớp TN
Sử dụng các biện pháp đề xuất ở trên với các hình thức HĐN là:
6
- Thảo luận nhóm (với nội dung: xác định nội dung cho trẻ các lứa tuổi khám phá
khoa học về MTXQ, chứng minh tính đồng tâm và phát triển của nội dung cho trẻ khám
phá khoa học về MTXQ)
- Bài tập nhóm (nội dung: so sánh ưu điểm và hạn chế của các nhóm phương pháp
cho trẻ khám phá khoa học về MTXQ, lập kế hoạch tổ chức hoạt động cho trẻ ở trường
MN; xây dựng hệ thống câu hỏi cho trẻ đàm thoại để khám phá đối tượng; trình bày ý
tưởng tổ chức thí nghiệm theo chủ đề cho trước; sưu tầm một số phương tiện giúp trẻ
khám phá khoa học về MTXQ; so sánh ưu- nhược điểm của các loại phương tiện...)
- Thực hành nhóm (nội dung: tổ chức hoạt động cho trẻ MN khám phá khoa học về
MTXQ ở trường mầm non)
Khi tổ chức các hình thức HĐN, chúng tôi sử dụng 3 nhóm biện pháp bao gồm 9
biện pháp như đã trình bày.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng đặc trưng của mỗi hình thức, chúng tôi có những
điều chỉnh cho phù hợp với nội dung và điều kiện của nó.
Riêng hình thức thực hành theo nhóm, do điều kiện chưa cho phép tổ chức cho SV
xuống trường MN thực hành trực tiếp trên trẻ nên chúng tôi đã tổ chức cho SV thực hành
tại lớp (SV trong vai trò là trẻ).
Lớp đối chứng
Giáo viên dạy theo cách bình thường: có thuyết trình, thảo luận, làm bài tập, thực
hành, nhưng việc triển khai các hình thức hoạt động không giống như các biện pháp chúng
tôi đã đề xuất.
Chúng tôi tiến hành kiểm tra và cho điểm 2 lớp thực nghiệm và đối chứng theo
trình tự sau:
- Kiểm tra trước thực nghiệm: nhằm mục đích đo đầu vào và so sánh trình độ nhận
thức của SV 2 lớp thực nghiệm và đối chứng.
- Kiểm tra sau thực nghiệm: nhằm đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
Sau đó, chúng tôi tiến hành đánh giá và cho điểm SV dựa vào các tiêu chí và thang
đánh giá đã đề ra.
Cuối cùng, chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS để xử lý các kết quả thu được.
Kết quả trước thực nghiệm
Trước khi tổ chức thực nghiệm các biện pháp đã đề ra, chúng tôi tiến hành kiểm tra
đo đầu vào của SV 2 lớp thực nghiệm và đối chứng qua bài kiểm tra, kết quả như sau:
Bảng 2: Kết quả học tập của SV lớp ĐC và TN trước TN (tính theo %)
Mức độ (%)
Lớp
SL
TN
43
Điểm
Giỏi
Khá
TB
Yếu- kém
X
δ
5.6
44.4
33.3
16.7
6.1
1.27
7
ĐC
40
5.6
41.7
27.8
6.0
19.4
1.34
Kết quả kiểm tra ở bảng 1 cho thấy: mức độ nhận thức của SV hai lớp đối chứng và
thực nghiệm trước thực nghiệm là tương đương nhau và chỉ ở mức trung bình.
Bảng 3: Kết quả học tập của SV lớp ĐC và TN trước TN (tính theo tiêu chí)
Lớp
Số SV
Nhớ
2.3
2.4
0.1
TN
43
ĐC
40
Chênh lệch
Tiêu chí đánh giá
Hiểu
Vận dụng
2.6
1.2
2.7
0.9
0.1
0.3
∑
6.1
6.0
0.1
Khả năng “nhớ”, “hiểu” và “vận dụng” của SV 2 lớp thực nghiệm và đối chứng là
tương đương nhau. Kết quả trên cho thấy khả năng “vận dụng” lý thuyết vào thực tiễn tổ
chức hoạt động giảng dạy ở trường MN còn thấp.
Kết quả sau thực nghiệm
Sau hai tháng (từ tháng 12/2012 đến tháng 01/2013) tổ chức thực nghiệm theo các
biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành kiểm tra đo đầu ra, kiểm tra mức độ nhận thức của
SV 2 lớp đối chứng và thực nghiệm bằng bài kiểm tra. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4: Kết quả học tập của SV lớp ĐC và TN sau TN (tính theo %)
Mức độ (%)
Lớp
SL
TN
ĐC
Điểm
Giỏi
Khá
TB
Yếu- kém
X
δ
43
30.6
63.9
5.6
0
7.51
0.72
40
8.3
52.8
27.8
5.6
6.6
1.01
Kết quả kiểm tra cho thấy có sự thay đổi rõ rệt về kết quả học tập của SV sau
thực nghiệm của lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng.
Bảng 5: Kết quả học tập của SV lớp ĐC và TN sau TN (tính theo tiêu chí)
Lớp
Số SV
TN
43
ĐC
40
Chênh lệch
Nhớ
2.3
2.7
0.4
Tiêu chí đánh giá
Hiểu
Vận dụng
3.0
2.2
2.5
1.4
0.5
0.8
8
∑
7.5
6.6
0.9
Kết quả sau thực nghiệm cho thấy có sự chênh lệch khá rõ về các mức độ nhận thức
của SV giữa 2 lớp thực nghiệm và đối chứng. Khả năng “vận dụng” của SV lớp thực
nghiệm được nâng lên khá cao và mức độ chênh lệch khá nhiều so với lớp đối chứng.
Như vậy, sau thực nghiệm, kết quả học tập của SV lớp thực nghiệm được nâng lên
đáng kể so với trước thực nghiệm. Điều này chứng minh cho tính hiệu quả của các biện
pháp tổ chức HĐN đã đề xuất.
4. Kết luận
Tổ chức HĐN cho SV là một trong những phương pháp dạy học tích cực giúp nâng
cao hiệu quả học tập của SV. Đồng thời, HĐN có ý nghĩa quan trọng khi tạo ra cho người
học cơ hội để phát triển tư duy khoa học, hình thành và rèn luyện phẩm chất quan trọng
như tính chủ động, độc lập, tích cực, độ linh hoạt, mềm dẻo trong giải quyết vấn đề, tính
sáng tạo và biết thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Học phần “Phương pháp cho trẻ MN khám phá khoa học về MTXQ” là một trong
bảy môn chuyên ngành của SV CĐSP mầm non. Để giúp cho SV phát triển nhận thức, rèn
luyện các kỹ năng thực hành nghề nghiệp tốt và hiệu quả trong quá trình giảng dạy bộ môn
này, giáo viên sư phạm MN cần nhận thức được tầm quan trọng và bản chất của việc tổ
chức HĐN cho SV. Đồng thời, giáo viên cần mạnh dạn thay đổi phương pháp tổ chức hoạt
động học cho SV, sử dụng các biện pháp thích hợp khuyến khích SV tham gia vào các hoạt
động một cách chủ động, sáng tạo và hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ MN (2010) – NXBGD VN
2. Nguyễn Thị Như Mai với bài viết “Sử dụng phương pháp thảo luận trong giảng dạy
môn tâm lý học ở khoa Giáo dục MN” - Tạp chí GD HN – số 212 - 2009
3. Hoàng Thị Oanh – Nguyễn Thị Xuân (2009). Giáo trình phương pháp cho trẻ MN
khám phá khoa học về MTXQ. NXB GD
4. Hoàng Thị Phương - đề tài nghiên cứu khoa học - công nghệ cấp bộ “Đổi mới phương
pháp dạy học phần “Phương pháp cho trẻ làm quen với MTXQ” ở khoa GDMN trường
ĐHSP Hà Nội” – năm 2010
5. Trần Thị Ngọc Trâm – Lê Thu Hương – Lê Thị Ánh Tuyết (đồng chủ biên) – 2010 Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục MN (cho trẻ MG bé,
nhỡ, lớn) - NXBGD VN
6. Tự điển tiếng việt (2008) – NXB Thanh niên
7. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em - www.mamnon.com
9