Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đánh giá tái cấu trúc và chức năng thất trái sau nhồi máu cơ tim cấp bằng Siêu âm Doppler tim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y H NI

THI TH PHNG THO

Đánh giá tái cấu trúc
v chức năng thất trái sau nhồi máu cơ tim cấp
bằng Siêu âm Doppler tim

LUN VN THC S Y HC

H NI - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y H NI

THI TH PHNG THO

Đánh giá tái cấu trúc
v chức năng thất trái sau nhồi máu cơ tim cấp
bằng Siêu âm Doppler tim

Chuyờn ngnh : Tim mch
Mó s



: 60.72.20

LUN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. TRƯƠNG THANH HƯƠNG

HÀ NỘI – 2010


Lời Cảm Ơn
Nhõn dp hon thnh lun vn ny, tụi xin chân thành cảm ơn tới:
- Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội và phòng Đào tạo sau đại học,
Bộ môn Tim mạch trường Đại học Y Hà Nội
- Ban Giám đốc Viện Tim mạch Quốc Gia Việt Nam
- Ban lãnh đạo Bệnh viện Hữu nghị
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới:
- PGS.TS. Trương Thanh Hương - Người thầy đã dành nhiều thời gian,
tận tâm giảng dạy, chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn đồng thời luôn luôn động
viên tơi trong q trình thực hiện luận văn này.
- GS.TS. Nguyễn Lân Việt, Chủ nhiệm bộ môn Tim mạch, Trường Đại
học Y Hà Nội, Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc Gia, thầy đã luôn ủng hộ và
tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
- PGS.TS. Đinh Thị Thu Hương, PGS.TS. Đỗ Doãn Lợi, TS. Nguyễn Thị
Bạch Yến, TS. Phạm Mạnh Hùng, PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, TS. Nguyễn
Thị Thu Hồi cùng các thầy cơ trong bộ mơn nội tim mạch đã dạy dỗ tôi
trong suốt thời gian học tập tại Viện, đã cho tơi những ý kiến q báu để hồn
thành luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến:

- Tập thể nhân viên Viện Tim mạch Quốc gia, phịng siêu âm tim, các
bệnh nhân đã giúp tơi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
- Ban lãnh đạo khoa và các đồng nghiệp Khoa Tim Mạch, Bệnh viện
Hữu Nghị đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian công tác tại khoa cũng
như trong học tập, nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn vơ hạn đến bố mẹ, chồng, con trai yêu quý và
các anh chị em trong gia đình đã ln ủng hộ, động viên tơi trong suốt q
trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, khơng phải là ít nhất, tơi xin cảm ơn sự giúp đỡ vơ tư, tận
tình của bạn bè, các anh chị đi trước đã giúp đỡ tôi trong suốt q trình học
tập và hồn thành luận văn này.
Thái Thị Phương Thảo


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
Phịng Đào tạo Sau đại học trường Đại học Y Hà Nội.
Bộ môn Tim mạch trường Đại học Y Hà Nội.
Hội đồng chấm luận văn.
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Tồn bộ số liệu
và kết quả thu được trong luận văn này là trung thực, chưa từng được công
bố trong bất kỳ tài liệu khoa học nào khác. Tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm về tính chính xác của các thơng tin và số liệu đã đưa ra.

Học viên

Thái Thị Phương Thảo


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NHỒI MÁU CƠ TIM .............................................................3

1.1.1. Định nghĩa ........................................................................................ 3
1.1.2. Tình hình mắc bệnh NMCT trên thế giới và ở Việt Nam................ 4
1.1.3. Giải phẫu chức năng động mạch vành ............................................. 5
1.1.4. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh trong nhồi máu cơ tim............... 6
1.2. TÁI CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG THẤT TRÁI SAU NHỒI MÁU CƠ TIM..9

1.2.1. Tái cấu trúc thất trái sau nhồi máu cơ tim........................................ 9
1.2.2. Chức năng tâm thu thất trái ............................................................ 14
1.2.3. Chức năng tâm trương thất trái ...................................................... 15
1.2.4. Tái cấu trúc, chức năng thất trái và tiên tượng bệnh nhân sau nhồi
máu cơ tim..................................................................................... 15
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tái cấu trúc thất trái và chức năng thất
trái sau nhồi máu cơ tim................................................................ 17
1.3. SIÊU ÂM DOPPLER MÔ CƠ TIM TRONG ĐÁNH GIÁ TÁI CẤU TRÚC VÀ
CHỨC NĂNG THẤT TRÁI SAU NHỒI MÁU CƠ TIM ......................................... 18

1.3.1. Kỹ thuật siêu âm Doppler mô cơ tim ............................................. 20
1.3.2. Giá trị của phổ Doppler mô cơ tim ................................................ 22
1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến siêu âm - Doppler mô cơ tim.......... 23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 25
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................................................ 25

2.1.1. Thời gian và địa điểm nghên cứu................................................... 25
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 25
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 26


2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................ 26


2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ............................................................. 26
2.3. PHƯƠNG PHÁP LÀM SIÊU ÂM TIM ............................................................. 27

2.3.1. Địa điểm và phương tiện ............................................................... 27
2.3.2. Phương pháp tiến hành siêu âm tim .............................................. 28
2.3.3. Các thơng số đo đạc và tính toán trên siêu âm tim ........................ 28
2.3.4. Cách đánh giá một số tiêu chí ........................................................ 32
2.3.5. Sai số và cách khắc phục sai số...................................................... 35
2.4. XỬ LÝ THỐNG KÊ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................. 35
2.5. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CỦA NGHIÊN CỨU ................................................ 35

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 36
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................... 36

3.1.1. Đặc điểm về giới tính và tuổi:........................................................ 36
3.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng khi bị NMCT ............ 37
3.1.3. Kết quả theo dõi theo thời gian ...................................................... 42
3.2. TÁI CẤU TRÚC VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TCT SAU NMCT .. 43

3.2.1. Tái cấu trúc sau NMCT.................................................................. 43
3.2.2. Một số yếu tố khi NMCT ảnh hưởng đến tái cấu trúc thất trái...... 46
3.3. CHỨC NĂNG THẤT TRÁI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỨC
NĂNG THẤT TRÁI SAU NMCT ..................................................................52

3.3.1. Kết quả siêu âm tim đánh giá chức năng thất trái.......................... 52
3.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thất trái khi tái khám..... 54
3.4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÁI CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG THẤT TRÁI .. 56


Chương 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 58
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU ........................................................... 58

4.1.1. Đặc điểm về lâm sàng: ................................................................... 58
4.1.2. Đặc điểm về cận lâm sàng.............................................................. 59
4.2. TÁI CẤU TRÚC THẤT TRÁI VÀ CHỨC NĂNG THẤT TRÁI SAU NHỒI
MÁU CƠ TIM .......................................................................................................... 60


4.2.1. Tỷ lệ tái cấu trúc thất trái sau NMCT ............................................ 60
4.2.2. Bàn luận về siêu âm Doppler mô cơ tim thông qua đánh giá tái cấu
trúc và chức năng thất trái sau NMCT.......................................... 62
4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÁI CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG THẤT TRÁI.65

4.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tái cấu trúc thất trái sau NMCT........... 65
4.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới chức năng thất trái sau NMCT........ 70
4.3.3. Mối liên quan giữa TCT và CNTT ................................................ 71
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 73
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MC CH VIT TT
ACC:

Trờng môn Tim mạch Mỹ

AHA:


Hội Tim m¹ch Mü

Am:

Sóng cuối tâm trương (Doppler mơ)

BN :

Bệnh nhân

CS:

Cộng sự

CSVĐV:

Chỉ số vận động vùng

2D:

Siêu âm hai bình diện

Dd:

Đường kính thất trái cuối tâm trương

ĐMC:

Động mạch chủ


ĐMLTTr:

Động mạch liên thất trước

ĐMV:

Động mạch vành

Ds:

Đường kính thất trái cuối tâm thu

DT:

Thời gian giảm tốc độ của sóng đổ đầy đầu tâm trương

ĐTĐ:

Điện tâm đồ

EF:

Phân số tống máu thất trái

Em:

Sóng đầu tâm trương (Doppler mơ)

HATT:


Huyết áp tâm thu

HATTr:

Huyết áp tâm trương

LAD:

Đường kính nhĩ trái

LVM:

Khối lượng cơ thất trái

LVMI:

Chỉ số khối lượng cơ thất trái

NMCT:

Nhồi máu cơ tim

NYHA:

Cách đánh giá mức độ suy tim theo Hội Tim mạch New
York

SAT:


Siêu âm tim


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Đặc điểm các yếu tố nguy cơ tim mạch ..................................... 37

Bảng 3.2.

Đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhân khi NMCT .................... 38

Bảng 3.3.

Kết quả thăm dò một số Enzym của các bệnh nhân khi NMCT 39

Bảng 3.4.

Đặc điểm kết quả chụp và can thiệp ĐMV khi NMCT.............. 41

Bảng 3.5.

Đặc điểm điều trị thuốc sau can thiệp ĐMV .............................. 42

Bảng 3.6.

Sự thay đổi nhịp tim, huyết áp, NYHA qua theo dõi ................. 43

Bảng 3.7.


Các chỉ số siêu âm Doppler mơ cơ tim của hai nhóm khi NMCT.... 45

Bảng 3.8.

Kết quả siêu âm Doppler mô cơ tim ở hai nhóm TCT và khơng
TCT khi tái khám........................................................................ 45

Bảng 3.9.

Kết quả siêu âm Doppler mơ theo vị trí NMCT......................... 46

Bảng 3.10. Yếu tố nguy cơ tim mạch và tái cấu trúc sau NMCT................. 46
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng khi NMCT và TCT ...... 47
Bảng 3.12. Kích thước thất trái qua siêu âm TM, 2D ở hai nhóm khi NMCT ... 47
Bảng 3.13. Chức năng thất trái qua siêu âm 2D, Doppler khi NMCT ......... 48
Bảng 3.14. Các chỉ số siêu âm Doppler mô cơ tim khi NMCT.................... 48
Bảng 3.15. Đặc điểm điện tim và men tim khi NMCT ở hai nhóm ............ 49
Bảng 3.16. Đặc điểm can thiệp ĐMV khi NMCT ở hai nhóm..................... 49
Bảng 3.17. Mối liên quan điều trị thuốc sau can thiệp và tái cấu trúc......... 50
Bảng 3.18. Phân tích đa biến về khả năng dự báo TCT sau NMCT ............ 51
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa TCT và lâm sàng khi tái khám.................... 51
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa TCT và chức năng thất trái khi tái khám .... 52
Bảng 3.21. Kết quả siêu âm Doppler mô cơ tim và siêu âm tim thường quy
khi NMCT ở hai nhóm EF < 50% và EF ≥ 50%........................ 52
Bảng 3.22. Siêu âm Doppler mô cơ tim và siêu âm tim thường quy khi tái
khám ở hai nhóm EF < 50% và EF ≥ 50%................................ 53
Bảng 3.23. Mối liên quan của Sm và EF ...................................................... 53


Bảng 3.24. Mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ tim mạch và chức năng thất

trái khi tái khám.......................................................................... 54
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng khi
NMCT lên CNTT khi tái khám .................................................. 55
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa TCT và phân số tống máu khi NMCT và khi
tái khám ...................................................................................... 56
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa TCT và phân số tống máu khi tái khám...... 57
Bảng 4.1.

So sánh tỷ lệ TCT ở NMCT thành trước với kết quả của Christine ... 61


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố các đối tượng nghiên cứu theo giới tính..................... 36
Biểu đồ 3.2. Phân bố các đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới...... 37
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm điện tâm đồ của bệnh nhân khi NMCT.................... 39
Biểu đồ 3.4. Thời gian từ khi xuất hiện đau ngực đến khi can thiệp ĐMV . 40
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ tái cấu trúc sau nhồi máu cơ tim ..................................... 43
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ tái cấu trúc theo vị trí NMCT.......................................... 44
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ % tái cấu trúc trong từng vị trí NMCT............................ 44
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ % tái cấu trúc khi có điều trị và khơng điều trị UCMC/
chẹn AT1 .................................................................................. 50
Biểu đồ 3.9. Mối liên quan của EF và chỉ số vận động vùng khi tái khám .. 56
Biểu đồ 4.1. So sánh tỷ lệ % TCT theo thời gian qua các nghiên cứu ......... 61


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.

Giải phẫu động mạch vành ........................................................... 5


Hình 1.2.

Cơ chế bệnh sinh trong NMCT cấp.............................................. 7

Hình 1.3.

Hình ảnh Doppler mơ cơ tim tại vị trí vịng van hai lá .............. 21

Hình 2.1.

Hình minh họa phương pháp đo thể tích thất trái và phân số tống
máu trên siêu âm 2D bằng phương pháp Simpson..................... 29

Hình 2.2.

Hình minh họa vận động thành tim ............................................ 30

Hình 2.3.

Hình minh họa siêu âm Doppler xung mô cơ tim ...................... 31


Sm:

Sóng tâm thu (Doppler mơ)

TCT:

Tái cấu trúc


TCTTT:

Tái cấu trúc thất trỏi

TDI :

Siêu âm Doppler mô cơ tim

TIMI:

Cách đánh giá mức độ dòng chảy trong
động mạch vành dựa trên nghiên cứu TIMI

TM:

Siêu âm một bình diện

TSTT:

Thành sau thất trái.

Vd:

Thể tích thất trái cuối tâm trương

Vdi:

Chỉ số thể tích cuối tâm trương thất trái

VLT:


Vách liên thất

Vs:

Thể tích thất trái cuối tâm thu

Vsi:

Chỉ số thể tích cuối tâm thu thất trái

WHO:

Tổ chức Y tế thế giới


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhồi máu cơ tim (NMCT) là tình trạng hoại tử cơ tim do hậu quả của
thiếu máu cục bộ cơ tim mà nguyên nhân chủ yếu do mảng xơ vữa và huyết
khối xuất phát từ mảng xơ vữa đó gây bít tắc lịng động mạch vành [15], [24].
Nhồi máu cơ tim cấp là một cấp cứu nội khoa, có bệnh cảnh lâm sàng
rất nặng, nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao. Ở Mỹ, theo ước tính
của Hội tim mạch Hoa Kỳ mỗi năm có khoảng 1,1 triệu người bị NMCT, tỷ lệ
tử vong do NMCT khoảng 40% [22]. Ở Việt Nam, theo thống kê của Tổng
hội Y dược học năm 2001 cho thấy tỷ lệ tử vong do nguyên nhân bệnh tim nói
chung là 7,7%, trong đó 1,02% chết vì NMCT [8].
Về điều trị, với mục đích tái lập tưới máu cơ tim càng sớm càng tốt,
can thiệp động mạch vành qua da là phương pháp điều trị được lựa chọn với

ưu thế hơn phương pháp điều trị nội khoa đơn thuần hoặc điều trị bằng thuốc
tiêu sợi huyết với tỷ lệ thành công của việc khơi phục dịng chảy, tỷ lệ nhồi
máu tái phát thấp hơn, tỷ lệ biến chứng chảy máu cũng như tỷ lệ tử vong đều
thấp hơn [9], [15], [39], [43].
Sau NMCT cấp, dù kết quả can thiệp ĐMV qua da thành cơng, q
trình tái cấu trúc thất trái vẫn xảy ra theo thời gian: quá trình này xảy ra rất
sớm ngay từ những giờ đầu sau NMCT và còn tiếp tục kéo dài nhiều tháng,
thậm chí nhiều năm sau NMCT. Tái cấu trúc thất trái gây ra những biến đổi
về cấu trúc, hình thái và chức năng thất trái, ảnh hưởng lớn đến tiên lượng
của bệnh nhân NMCT cả ở giai đoạn cấp và thời kỳ sau nhồi máu [1], [47],
[52]. Vì vậy, việc đánh giá tái cấu trúc và chức năng thất trái sau NMCT là
một vấn đề được các thầy thuốc rất quan tâm.
Để đánh giá tái cấu trúc và chức năng thất trái người ta đã áp dụng một
số phương pháp thăm dò như chụp cộng hưởng từ tim, siêu âm cản âm cơ tim,


2

chụp xạ hình buồng thất trái... đây là các phương pháp hiện đại nhưng tốn
kém. Tuy nhiên trong hai thập kỷ qua, siêu âm tim đã có nhiều tiến bộ vượt
bậc, là biện pháp thăm dị khơng chảy máu, dễ thực hiện nên có thể làm nhiều
lần cho phép đánh giá hình thái và chức năng tim tốt. Gần đây với sự ra đời
của kỹ thuật siêu âm Doppler mô (Tissue Doppler Imaging – TDI) mang lại
cho bác sỹ lâm sàng có thêm những lựa chọn để đánh giá, theo dõi cũng như
tiên lượng bệnh [32]. Siêu âm Doppler mô xung dùng để đo vận tốc chuyển
động tối đa của cơ tim theo chiều dọc của cơ tâm thất. Vì mỏm tim tương đối
cố định suốt chu chuyển tim cho nên vận động của vòng van hai lá là số đo
đại diện tốt cho sự co theo chiều dọc và sự giãn theo chiều dọc của toàn bộ
thất trái, dùng để định lượng chức năng tâm thu cũng như chức năng tâm
trương của từng vùng cơ tim [30], [34].

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tái cấu trúc thất trái sau NMCT.
Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam chưa có cơng trình nghiên cứu về đánh giá
tái cấu trúc sau NMCT, vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá tái cấu trúc và chức năng thất trái sau nhồi máu cơ tim cấp bằng
siêu âm Doppler tim” với 2 mục tiêu sau:
1.

Đánh giá tái cấu trúc và chức năng thất trái bằng siêu âm Doppler
tim sau nhồi máu cơ tim cấp 10-14 tháng.

2.

Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến tái cấu trúc và chức năng
thất trái sau nhồi máu cơ tim cấp 10-14 tháng.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NHỒI MÁU CƠ TIM
1.1.1. Định nghĩa
“NMCT là tình trạng khi có một lượng bất kỳ cơ tim bị hoại tử do hậu
quả của thiếu máu cục bộ cơ tim kéo dài” [24].
Tiêu chuẩn chẩn đốn NMCT (Hội tim mạch châu âu, Trường mơn tim
mạch Hoa kỳ -, liên đoàn tim mach thế giới năm 2007) thỏa mãn 1 trong 5
tiêu chuẩn sau:
1. Có sự gia tăng điển hình các chỉ điểm sinh học kèm theo ít nhất một trong
các biểu hiện sau:
+ Triệu chứng lâm sàng của thiếu máu cơ tim

+ Sự xuất hiện của sóng Q trên ĐTĐ
+ ST chênh lên hoặc chênh xuống.
+ Chẩn đốn hình ảnh: cho thấy có rối loạn vận động vùng
2. Đột tử kèm theo
+ Triệu chứng thiếu máu cơ tim hoặc
+ ST chênh lên mới hoặc hoặc Block nhánh trái mới xuất hiện
+ Hoặc bằng chứng của cục máu đông (qua chụp động mạch vành
và/hoặc phẫu thuật tử thi).
3. NMCT liên quan tới can thiệp ĐMV.
+ Có sự gia tăng chỉ điểm sinh học trên 3 lần bách phân vị thứ 99%
giới hạn trên.


4

4. NMCT liên quan tới phẫu thuật cầu nối chủ vành.
Tăng các chất chỉ điểm sinh học trên 5 lần bách phân vị thứ 99% giới hạn trên,
kèm theo sóng Q mới hoặc Block nhánh mới có hoặc khơng có chụp ĐMV.
5. Bằng chứng mô bệnh học cho thấy NMCT [19].
1.1.2. Tình hình mắc bệnh NMCT trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.2.1. Trên thế giới
Theo thống kê gần đây, tại Mỹ hàng năm có 13,2 bệnh nhân mắc bệnh
mạch vành, trong đó có khoảng 1,2 triệu nhập viện vì NMCT. Trong số các
bệnh nhân phải nhập viện có 700.000 là NMCT lần đầu và 500.000 là tái
NMCT. Tỷ lệ tử vong trong giai đoạn NMCT cấp khoảng 40%, trong đó một
nửa chết trước khi đến viện [22].
Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (OMS 1989 – 1991) tỷ lệ tử vong
do bệnh tim thiếu máu cục bộ là:
Nam Âu, Nam Mỹ và Trung Mỹ: 7- 13%
Bắc Mỹ


: 22 – 23%

Bắc Âu

: 26 –28%

Các tỷ lệ này tăng lên theo tuổi và cùng một lứa tuổi thì tỷ lệ nam cao
hơn nữ [22], [23].
1.1.2.1. Ở Việt Nam
Trước năm 1960, có 2 trường hợp NMCT được phát hiện. Theo Trần Đỗ
Trinh và cộng sự (Viện Tim mạch quốc gia) tỷ lệ bệnh nhân NMCT so với
tổng số bệnh nhân nhập viện: năm 1991: 1%; năm 1992: 2,74%; năm 1993:
2,53%.
Trong 5 năm (1991-1995), có 82 ca NMCT nhập viện [3], [17].
Trong 5 năm (2003-2007), có 3.662 bệnh nhân NMCT nhập viện [7].


5

Như vậy ở Việt Nam, NMCT có xu hướng gia tăng rất nhanh trong
những năm gần đây và trở thành vấn đề thời sự rất được quan tâm.
1.1.3. Giải phẫu chức năng động mạch vành
Tuần hoàn vành là tuần hoàn dinh dưỡng cho tim. Có hai nhánh động
mạch vành (ĐMV) chính là ĐMV phải và ĐMV trái sinh ra ở gốc động mạch
chủ (ĐMC), qua trung gian là xoang Valsava, xoang này có vai trị như một
bình chứa giúp dễ dàng duy trì được một cung lượng vành khá ổn định.
ĐMV trái xuất phát từ xoang Valsalva tương ứng với lá vành trái của
van động mạch chủ (ĐMC). Thân chung của ĐMC trái dài khoảng 1,5cm, sau
đó tách thành hai nhánh: Động mạch liên thất trước (ĐMLTTr) và động mạch

mũ. Động mạch liên thất trước chia các nhánh vách và các nhánh bờ cung cấp
máu cho vách liên thất, cho thành trước bên thất trái, mỏm tim và cho mặt
trước thất phải. Các động mạch vách liên thất này là cầu nối quan trọng giữa
ĐMV trái và ĐMV phải. Động mạch mũ cho các nhánh cung cấp máu cho
mặt bên v mt sau bờn tht trỏi v nh trỏi.
Thân chung
ĐMV trái

ĐMLTTr đoạn gần

Đoạn gần
ĐMV P

ĐM mũ

ĐMLTTr đoạn xa
Đoạn xa ĐMV P

Hình 1.1. Giải phẫu động mạch vành


6

ĐMV phải xuất phát từ xoang Valsalva tương ứng với lá vành phải của
van ĐMC. ĐMV phải chia ra các nhánh cấp máu cho nút xoang, nút nhĩ thất,
vách liên thất sau, thành sau dưới sát cơ hoành và một phần cho thành sau bên
thất trái (hình 1.1).
Các nhánh ĐMV chia thành các mao mạch tạo thành mạng lưới quấn
quanh các sợi cơ tim.
Trong mạng tuần hoàn vành, hệ thống nối thơng giữa các động mạch có

rất ít. Vì vậy nếu một động mạch nào bị tắc thì sự tưới máu cho vùng cơ tim
tương ứng bị ngừng trệ và nếu tắc nghẽn này kéo dài sẽ gây hoại tử cơ tim.
1.1.4. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh trong nhồi máu cơ tim
1.1.4.1. Nguyên nhân của NMCT cấp
Nguyên nhân chủ yếu của NMCT là do tình trạng bất ổn của các mảng vữa
xơ ĐM tách ra và gây tắc hồn tồn một hay nhiều nhánh ĐMV. Có rất nhiều
yếu tố ảnh hưởng đến sự không ổn định của các mảng vữa xơ như: đặc tính dễ
vỡ của mảng xơ vữa, hẹp nhẹ hoặc vừa ĐMV, các tế bào viêm, áp lực thành
mạch cao, tình trạng đơng máu... Do sự không ổn định của mảng xơ vữa dẫn
đến dễ nứt ra, lớp dưới nội mạc sẽ bị lộ ra và tiếp xúc với tiểu cầu, giải phóng
ra các chất trung gian hóa học hoạt hóa các thụ thể Glycoprotein IIb/IIIa trên
bề mặt các tiểu cầu, hoạt hóa q trình ngưng kết tiểu cầu tạo huyết khối tại vị
trí tổn thương. Nếu huyết khối được hình thành ồ ạt, lớn, gây lấp tắc hồn
tồn lịng ĐMV. Cũng chính các hố chất trung gian gây hiện tượng co mạch
làm hẹp ĐMV. Đồng thời khi mảng vữa xơ phát triển lấn sâu vào lòng mạch
cũng gây ra hẹp lòng ĐMV. Phối hợp các yếu tố này chính là nguyên nhân
làm tắc ĐMV gây nên bệnh cảnh của NMCT cấp.


7

Mảng xơ vữa vỡ
Tiểu cầu kết dính
Tiểu cầu hoạt hóa
Huyết khối gây tắc 1
phần ĐM ⇒ đau ngực
không ổn định
Tắc vi mạch ⇒ NMCT khơng có ST↑

Huyết khối gây tắc hồn tồn ĐM ⇒ NMCT có ST↑


Hình 1.2. Cơ chế bệnh sinh trong NMCT cấp
Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể gặp tổn thương ĐMV do các
nguyên nhân khác gây tổn thương ĐMV như: Bất thường ĐMV bẩm sinh,
viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, bóc tách ĐMV, giang mai.
1.1.4.2. Ảnh hưởng của thiếu máu và tái tưới máu đối với cơ tim.
+ Cơ tim đông miên (Myocardial Hibernating): là tình trạng cơ tim cịn
sống nhờ đã thích nghi với tình trạng giảm tưới máu bằng cách giảm chuyển
hố, điều này cho phép duy trì sự cân bằng tương đối với lượng các chất cung
cấp. Trong tình trạng này năng lượng chuyển hố chỉ đủ duy trì cho sự sống
của cơ tim chứ không đủ để cho hoạt động co cơ. Cơ tim khơng co bóp nhưng
tình trạng này có khả năng phục hồi nếu được tái tưới máu. Đơng miên cơ tim
có thể kéo dài rất lâu.
Thời gian hồi phục của đông miên cơ tim sau tái tưới máu rất thay đổi.
Hồi phục ngay chức năng nếu đông miên cơ tim đó là cấp tính, hồi phục chậm
sau vài ngày tới vài tuần gợi ý đông miên cơ tim bán cấp, và sự hồi phục rất



×