BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN QUANG ĐỢI
§èi chiÕu l©m sμng, h×nh ¶nh chôp c¾t líp vi tÝnh
vμ néi soi phÕ qu¶n víi m« bÖnh häc
cña ung th− phÕ qu¶n
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
HÀ NỘI – 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN QUANG ĐỢI
§èi chiÕu l©m sμng, h×nh ¶nh chôp c¾t líp vi tÝnh
vμ néi soi phÕ qu¶n víi m« bÖnh häc
cña ung th− phÕ qu¶n
Chuyên ngành: NỘI KHOA
Mã số: 60.72.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. HOÀNG HỒNG THÁI
HÀ NỘI - 2008
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp luận văn này được hoàn thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc và gửi lời cảm ơn chân thành tới:
TS. Hoàng Hồng Thái, cán bộ giảng dạy Bộ môn Nội tổng hợp Trường Đại
học Y Hà Nội, người Thầy đã truyền thụ cho tôi nhiều kiến thức quý báu
trong suốt quá trình học tập và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn
này.
PGS.TS. Ngô Quý Châu, phó chủ nhiệm Bộ môn Nội tổng hợp Trường Đại
học Y Hà Nội, Trưởng khoa Hô Hấp, phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, đã
truyền thụ nhiều kiến thức, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
GS.TS. Nguyễn Việt Cồ, PGS.TS. Phạm Minh Thông, PGS.TS. Đỗ Quyết,
TS. Nguyễn Thúy Hương đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để luận văn này
được hoàn thiện.
Đảng ủy, Ban giám hiệu, phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Y Hà
Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội, thư viện Bệnh viện Bạch Mai, thư
viện Học viện Quân y, Viện thông tin y dược trung ương đã giúp đỡ tôi
tìm tài liệu tham khảo.
Ban lãnh đạo, tập thể Bác sỹ, Điều dưỡng khoa Hô Hấp Bệnh viện Bạch
Mai đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học và làm
luận văn tốt nghiệp.
Đảng ủy, Ban lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương, Khoa Nội 2
đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập.
Tôi vô cùng biết ơn gia đình và người thân đã động viên, chia sẻ, ủng hộ tôi
cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi học tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2008
Tác giả
Nguyễn Quang Đợi
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố.
Tác giả
Nguyễn Quang Đợi
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1:
TỔNG QUAN 3
1.1. Dịch tễ học ung thư phế quản 3
1.1.1. Dịch tễ học ung thư phế quản trên thế giới 3
1.1.2. Tình hình ung thư phế quản tại Việt nam 6
1.1.3. Đặc điểm tuổi, giới 6
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ gây UTPQ 9
1.2. Đặc điểm lâm sàng của ung thư phế quản 12
1.2.1. Triệu chứng hô hấp 13
1.2.2. Triệu chứng lan rộng và di căn 14
1.2.3. Hội chứng cận ung thư 15
1.3. Cận lâm sàng trong chẩn đoán UTPQ 17
1.3.1. Hình ảnh X quang phổi chuẩn 17
1.3.2. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính 19
1.3.3. Chụp cộng hưởng từ hạt nhân 23
1.3.4. Chụp cắt lớp bằng phát xạ Positron 23
1.3.5. Nội soi phế quản trong chẩn đoán UTPQ 24
1.3.6. Các týp mô bệnh học thường gặp của UTPQ theo phân loại của WHO-
1999.
28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Đối tượng nghiên cứu 30
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu 30
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu 30
2.2.1. Phương tiện nghiên cứu 31
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu 33
2.3. Xử lý số liệu 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 37
3.1.1. Đặc điểm tuổi- giới. 37
3.1.2. Lý do vào viện 38
3.1.3. Thời gian bị bệnh 39
3.1.4. Chẩn đoán của tuyến trước và lúc vào viện 40
3.1.5. Tình trạng hút thuốc lá 41
3.1.6. Liên quan giữa hút thuốc lá và giới 42
3.1.7. Đặc điểm lâm sàng 43
3.2. Đặc điểm tổn thương trên CT ngực. 44
3.2.1. Vị trí u trên CT ngực 44
3.2.2. Vị trí tổn thương theo thùy phổi trên CT ngực 44
3.2.3. Số lượng u/ CT ngực. 45
3.2.4. Kích thước u. 45
3.2.5. Đặc điểm tổn thương. 45
3.2.6. Tình trạng xâm lấn các cấu trúc liền kề. 46
3.3. Vị trí di căn 46
3.4. Đặc điểm tổn thương qua nội soi phế quản 47
3.4.1. Vị trí tổn thương 47
3.4.2. Hình ảnh tổn thương 48
3.5. Mô bệnh học của UTPQ 48
3.6. Giai đoạn của UTPQ theo WHO 1997. 49
3.7. Đặc điểm xét nghiệm công thức máu và điện giải đồ 50
3.8. Đối chiếu đặc điểm lâm sàng- mô bệnh học 51
3.8.1. Tuổi và Giới – Mô bệnh học 51
3.8.2. Lý do vào viện – Mô bệnh học 53
3.8.3. Thời gian bị bệnh – Mô bệnh học. 54
3.8.4. Hút thuốc lá – Mô bệnh học 55
3.8.5. Triệu chứng cơ năng – Mô bệnh học 56
3.8.6. Triệu chứng thực thể – Mô bệnh học 57
3.9. Đối chiếu hình ảnh UTPQ/CT – Mô bệnh học. 58
3.9.1. Vị trí u– Mô bệnh học 58
3.9.2. Số lượng u– Mô bệnh học 59
3.9.3. Kích thước u– Mô bệnh học. 59
3.9.4. Vị trí theo thùy phổi– Mô bệnh học 60
3.9.5. Xâm lấn các cấu trúc liền kề– Mô bệnh học. 61
3.9.6. Các tổn thương đi kèm– Mô bệnh học 62
3.10. Đối chiếu hình ảnh tổn thương qua nội soi phế quản– Mô bệnh học 63
3.10.1. Vị trí tổn thương– Mô bệnh học 63
3.10.2. Hình thái tổn thương– Mô bệnh học 64
3.11. Vị trí di căn – Mô bệnh học. 65
Chương 4: BÀN LUẬN 67
4.1. Đặc điểm lâm sàng 67
4.1.1. Tuổi, giới 67
4.1.2. Lý do vào viện 68
4.1.3. Thời gian bị bệnh. 69
4.1.4. Chẩn đoán của tuyến trước và lúc vào viện 69
4.1.5. Tình trạng hút thuốc lá 70
4.1.6. Triệu chứng lâm sàng. 71
4.2. Đặc điểm tổn thương trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ngực. 73
4.3. Đặc điểm tổn thương qua nội soi phế quản. 75
4.4. Vị trí di căn 77
4.5. Mô bệnh học của UTPQ 78
4.6. Giai đoạn của UTPQ. 79
4.7. Đối chiếu lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, nội soi phế quản với
mô bệnh học của UTPQ
81
4.7.1. Đối chiếu tuổi, giới với mô bệnh học 81
4.7.2. Đối chiếu lý do vào viện – Mô bệnh học 82
4.7.3. Đối chiếu thời gian bị bệnh – Mô bệnh học. 83
4.7.4. Đối chiếu hút thuốc lá – Mô bệnh học 83
4.7.5. Đối chiếu triệu chứng lâm sàng – Mô bệnh học 84
4.7.6. Đối chiếu hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ngực – mô bệnh học. 85
4.7.7. Đối chiếu hình ảnh tổn thương qua nội soi phế quản – mô bệnh học 89
4.7.8. Đối chiếu vị trí di căn – mô bệnh học. 90
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AC
:
Accuracy
ACTH
:
Adrenocorticotropic hormon
ADH
:
Antidiuretic hormon
CK
:
Cytokeratin
COPD
:
Chronic obstructive pulmonary disease
CS
:
Cộng sự
CT
:
Computed tomography
ĐM
:
Động mạch
HC
HPV
:
:
Hội chứng
Human Papiloma Virus
IARC
:
International Agency for Research on Cancer
KĐT
:
Không định týp
MRI
:
Magnetic resonance imaging
NPV
:
Negative predictive value
PET
:
Positron Emisson Tomography
PPV
:
Positive predictive value
Se
:
Sensitivity
Sp
:
Specificsity
TB
:
Tế bào
TDMP
:
Tràn dịch màng phổi
TM
:
Tĩnh mạch
TNM
:
Tumor, Node, Metastase
UTBM
:
Ung thư biểu mô
UTBMKĐT
:
Ung thư biểu mô không định týp
UTBMT
:
Ung thư biểu mô tuyến
UTBMTB
:
Ung thư biểu mô tế bào
UTBMTBL
:
Ung thư biểu mô tế bào lớn
UTBMTBN
:
Ung thư biểu mô tế bào nhỏ
UTBMT-V
:
Ung thư biểu mô tuyến-vảy
UTBMV
:
Ung thư biểu mô vảy
UTPQ
:
Ung thư phế quản
WHO
:
World Health Organization
WL, WW
:
Window Level, Window Width
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi và giới 37
Bảng 3.2. Chẩn đoán của tuyến trước và lúc vào viện 40
Bảng 3.3. Hút thuốc lá và giới 42
Bảng 3.4. Triệu chứng lâm sàng. 43
Bảng 3.5. Vị trí tổn thương theo thùy phổi trên CT ngực 44
Bảng 3.6. Đặc điểm tổn thương / CT ngực 45
Bảng 3.7. Xâm lấn các cấu trúc liền kề 46
Bảng 3.8. Vị trí tổn thương qua nội soi phế quản 47
Bảng 3.9. Hình ảnh tổn thương trong nội soi phế quản 48
Bảng 3.10. Các týp mô bệnh học của UTPQ. 48
Bảng 3.11. Các giai đoạn của UTPQ. 49
Bảng 3.12. Đặc điểm công thức máu. 50
Bảng 3.13. Đặc điểm điện giải đồ 50
Bảng 3.14. Giới-Mô bệnh học 51
Bảng 3.15. Tuổi – Mô bệnh học 52
Bảng 3.16. Lý do vào viện – Mô bệnh học 53
Bảng 3.17. Thời gian bị bệnh – Mô bệnh học 54
Bảng 3.18. Hút thuốc lá – Mô bệnh học. 55
Bảng 3.19. Triệu chứng cơ năng – Mô bệnh học 56
Bảng 3.20. Triệu chứng thực thể – Mô bệnh học. 57
Bảng 3.21. Vị trí u– Mô bệnh học 58
Bảng 3.22. Số lượng u– Mô bệnh học. 59
Bảng 3.23. Kích thước u– Mô bệnh học. 59
Bảng 3.24. Vị trí theo thùy phổi– Mô bệnh học. 60
Bảng 3.25. Xâm lấn các cấu trúc liền kề– Mô bệnh học. 61
Bảng 3.26. Các tổn thương đi kèm– Mô bệnh học. 62
Bảng 3.27.Vị trí tổn thương– Mô bệnh học 63
Bảng 3.28. Hình thái tổn thương– Mô bệnh học. 64
Bảng 3.29.Vị trí di căn– Mô bệnh học 65
Bảng 3.30. Tổng hợp kết quả đối chiếu lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi
tính, nội soi phế quản với mô bệnh học UTPQ.
66
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ mới mắc UTPQ ở Nam chuẩn hóa theo tuổi /100.000 7
Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ mới mắc UTPQ ở Nữ chuẩn hóa theo tuổi/100.000 7
Biểu đồ 1.3. Tỷ lệ tử vong do ung thư điều chỉnh theo tuổi của Nữ giới Mỹ 8
Biểu đồ 1.4. Tỷ lệ tử vong do ung thư điều chỉnh theo tuổi của Nam giới Mỹ 8
Biểu đồ 1.5. Mười loại ung thư hàng đầu ước tính theo tỷ lệ mới mắc, tỷ lệ tử
vong và theo giới tại Mỹ năm 2008
9
Biểu đồ 3.1. Phân bố tuổi và giới 38
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm lý do vào viện 38
Biểu đồ 3.3. Thời gian bị bệnh 39
Biểu đồ 3.4. Tình trạng hút thuốc lá trong nhóm UTPQ. 41
Biểu đồ 3.5. Vị trí di căn 46
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư phế quản (UTPQ) là bệnh ác tính phát triển từ biểu mô phế
quản, tiểu phế quản, phế nang hoặc từ các tuyến của phế quản [29], [38]. Là
nguyên nhân chủ yếu gây tử vong do ung thư ở nhiều nước trên thế giới [49],
[72] chiếm 13% tổng số ung thư các loại tính chung trên phạm vi toàn cầu
[58]. Năm 1996 UTPQ đã tăng 36% so với năm 1980, riêng ở nữ tăng 49%
[10]. Năm 2000, trên toàn thế giới có 10,1 triệu ca ung thư
mới được phát
hiện, 6,2 triệu ca tử vong, trong đó tỷ lệ mới mắc và tử vong do UTPQ tương
ứng là 1,2 triệu và 1,1 triệu. Tốc độ gia tăng tỷ lệ mới mắc UTPQ là
0,5%/năm. Tỷ lệ mới mắc và tử vong cao nhất ở Đông Âu, Bắc Mỹ,
Australia, New Zealand, Nam Mỹ; mức độ trung bình ở Trung Quốc, Nhật
Bản và các quốc gia Đông Nam Á, tỷ lệ thấp nhất được ghi nhận
ở Ấn Độ,
Nam Á và Pakistan, [87], [105].
Tại Mỹ, UTPQ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở cả nam và nữ,
chiếm khoảng 28% tổng số các trường hợp tử vong do ung thư hàng năm.
Năm 1994 tỷ lệ tử vong điều chỉnh theo tuổi do UTPQ trên 100.000 người là
70,9 đối với nam và 33,8 đối với nữ [51], [92], [99]. Năm 2007 ước tính có
213.380 người mới mắc trong đó nam chiếm 53,78% [61].
Tại Việt nam, UTPQ có bệnh suất cao và có chiều hướng gia tăng [4],
[25], [31]. Tại Hà nội giai đoạn 1991-1995, UTPQ thường gặp nhất ở nam
giới, chiếm 21,9% ung thư các loại và tỷ lệ bị bệnh điều chỉnh theo tuổi là
34,9/100.000. Ở nữ UTPQ chiếm 7,1%, đứng hàng thứ ba tổng số ung thư.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, UTPQ chiếm 16,5% tổng số ung thư ở nam,
đứng hàng thứ hai sau ung thư gan. Ở nữ UTPQ đứng hàng thứ sáu, chiếm tỷ
lệ 5,4% [9], [46]. Năm 2000 ước tính c
ả nước có 36.201 nam, 32.786 nữ bị
UTPQ, mỗi năm sẽ có thêm 6.905 ca mắc mới [29], [38].
2
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhưng việc chẩn đoán UTPQ ở giai đoạn
tối ưu có thể can thiệp được vẫn còn là vấn đề nan giải đối với y học thế giới
và y học Việt Nam [5], [8], [14], [16], [40], [41], [48].
Các triệu chứng lâm sàng của UTPQ thường gặp là đau ngực, ho khạc
đờm dai dẳng, ho máu, khó thở, khàn tiếng, sút cân [4], [6], [7], [15], [23],
nhưng không đặc hiệu cho UTPQ [57], [58], [72], [76], [99]. Khoảng 80% số
bệnh nhân có biểu hi
ện lâm sàng thường ở giai đoạn muộn, khi kích thước
khối u đã lớn hơn 3cm nên khả năng điều trị nội khoa cũng như can thiệp
ngoại khoa có nhiều hạn chế. Tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ khoảng 7-12% [1],
[3], [10], [20]. Việc kết hợp bộ ba lâm sàng, hình ảnh học gồm chụp cắt lớp vi
tính và nội soi phế quản, mô bệnh học làm tăng tính chính xác trong chẩn
đoán, đ
ánh giá giai đoạn và quyết định phương pháp điều trị [24], [27], [31],
[57], [59], [71].
Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu đề cập những khía cạnh khác
nhau của UTPQ như lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, mô bệnh học, phương
pháp điều trị [1], [4-6], [10], [36], [46], [47]. Nhưng đặc điểm lâm sàng, tổn
thương trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và nội soi phế quản có gì khác biệt ở
từng týp mô học của UTPQ là vấ
n đề còn ít được nhắc đến trong y văn. Chưa
có nghiên cứu nào phân tích và liên kết những vấn đề ấy lại với nhau một
cách hệ thống, chính vì vậy chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu: “Đối chiếu lâm
sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và nội soi phế quản với mô bệnh học
của ung thư phế quản”. Nhằm hai mục tiêu sau:
1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng củ
a ung thư phế quản.
2. Đối chiếu lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và nội soi phế
quản với mô bệnh học của ung thư phế quản.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Dịch tễ học ung thư phế quản
1.1.1. Dịch tễ học ung thư phế quản trên thế giới
Ung thư phế quản (UTPQ) được mô tả lần đầu tiên vào năm 1850 [14],
[106]. Khoảng 150 năm trước UTPQ là bệnh rất hiếm gặp. Năm 1878 UTPQ
chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng số ung thư khi tiến hành mổ tử thi tại viện
Giải phẫu bệnh Dresden ở Đức. Năm 1918 con s
ố này là 10% và đến năm
1927 đã tăng trên 14% [106]. Năm 1912 Adler xuất bản cuốn sách “ Sự phát
triển ác tính tiên phát của phổi và phế quản: Primary Malignant Growths of
the Lungs and Bronchi” trong đó chỉ tập hợp được 374 trường hợp UTPQ
qua các y văn trên toàn thế giới [99]. Năm 1910 Alton Ochner mới chỉ ghi
nhận 1 trường hợp ung thư phổi qua mổ tử thi, 17 năm sau ông ghi nhận trường
hợp thứ 2 bị ung thư phổi tại Bệnh viện Charity ở New Orleans (Mỹ
) nhưng chỉ 6
tháng sau đó tác giả đã ghi nhận thêm 8 trường hợp khác, tất cả đều là nam giới
nghiện thuốc lá nặng, khi đó tác giả gọi đây là một bệnh dịch [98].
UTPQ có tỷ lệ mắc cao và là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong do ung
thư ở nhiều nước trên thế giới [74], đặc biệt ở những quốc gia đang phát triển.
Năm 1985 ước tính có 921.000 trường hợp tử vong do UTPQ trên toàn thế
gi
ới, tăng 17% so với năm 1980 [94]. Theo cơ quan quốc tế nghiên cứu ung
thư tại Pháp (International Agency for Research on Cancer in France) tỷ lệ
UTPQ ở châu Phi năm 1994 tương tự như ở Mỹ năm 1930, khoảng
5/100.000. Năm 1999 tỷ lệ UTPQ ở nam giới tại các quốc gia đang phát triển
là 14,1/100.000 so với 71,5/100.000 tại các quốc gia đã phát triển. Đối với nữ
UTPQ có tỷ lệ lần lượt là 5,1/100.000 và 21,2/100.000 tại các quốc gia đang
phát triển và đã phát tri
ển [94], [98], [99]. Tuy nhiên toàn cảnh UTPQ tại các
4
quốc gia đang phát triển có thể bị ước tính thấp hơn so với con số thực tế vì
nhiều trường hợp UTPQ không được chẩn đoán và báo cáo do những hạn chế
về chuyên môn và trang thiết bị lạc hậu [71], [86], [87], [97].
Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nhưng tại thời
điểm được chẩn đoán chỉ có 25-35% bệnh nhân còn khả năng phẫu thuậ
t, tỷ lệ
sống thêm 5 năm sau chẩn đoán chỉ khoảng 10-15% [60], [77], [82], [96].
Theo WHO (1999) UTPQ đứng hàng đầu ở nam (17,6%), đứng hàng thứ
năm ở nữ (5,8%) trong tổng số các bệnh ung thư [8], [12], [51], [71], [83], [85].
Hàng năm trên thế giới có khoảng 9 triệu người mắc và 5 triệu người
chết vì ung thư, UTPQ chiếm 30% ở nam và 20% ở nữ. Bệnh có xu hướng
ngày càng tăng, mỗi năm có khoảng 660.000 trường hợp UTPQ được phát
hiện thêm [29], [38], [45].
Tại M
ỹ: năm 1997 có 160.400 trường hợp tử vong do UTPQ, nhiều
hơn tử vong do ung thư đại- trực tràng, vú, tiền liệt tuyến cộng lại. UTPQ là
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho cả nam và nữ trên toàn nước Mỹ,
chiếm khoảng 28% tổng số các trường hợp tử vong do ung thư hàng năm.
Năm 1994 tỷ lệ tử vong do UTPQ điều chỉnh theo tuổi trên 100.000 dân là
70,9 đối với nam và 33,8 đối với nữ. Năm 1999 có 171.600 trường hợp UTPQ
m
ới mắc, 158.800 trường hợp tử vong trong đó 90.800 nam và 68.000 nữ,
86% trong số này tử vong trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán [57],
[60], [92], [99]. Năm 2007 ước tính có 213.380 trường hợp mới phát hiện
(114.760 nam, 98.620), ước tính 160.390 người tử vong (89.510 nam, 70.880
nữ) [49]. Năm 2008 ước tính có 215.020 trường hợp mới phát hiện: 114.690
nam (chiếm 15% trong tổng số 10 loại ung thường gặp chỉ sau ung thư tiền
liệt tuyến), 100.330 nữ (chiếm 14% trong tổng số 10 loại ung thường gặp chỉ
sau ung thư vú), nhưng đứng hàng đầu trong các trường hợp tử vong do ung
thư trong đó nam chiếm 31%, nữ chiếm 26% [61].
5
Tại Anh: năm 1969 tỷ lệ UTPQ là 104/100.000 đối với nam và
20,2/100.000 đối với nữ. Năm 1991 UTPQ là nguyên nhân tử vong của 22.000 nam
và 10.000 nữ, được xếp vào nhóm 4 nước có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất châu Âu
(cùng với Hà Lan, Bỉ, Luxembourg). Số lượng UTPQ hàng năm khoảng 30.000
người, tỷ lệ tử vong khoảng 300/100.000 dân [1]], [15], [19], [20], [27].
Tại Pháp: giai đoạn 1978-1982 có 15.600 nam, 1.600 nữ mới được
phát hiện UTPQ, nhóm tuổi mắc bệnh cao nhất 40-60 tuổi. Năm 1990 t
ử vong
do UTPQ ở nam là 77,9/100.000, ở nữ là 6/100.000. Tử vong do UTPQ năm
1993 là 20.000 người, năm 1997 là 25.000 người [29].
Ở Bỉ, tỷ lệ mắc UTPQ là 77,16/100.000, Scotland 75,9/100.000 [64].
Phần lan (1999): tỷ lệ mới mắc UTPQ/100.000 đối với nam và nữ lần
lượt là 63 và 9,5 [69].
Năm 2000 tại Thượng Hải (Trung Quốc) tử vong do do UTPQ từ 25,2-
40/100.000, tốc độ gia tăng hàng năm là 1,79%. Tỷ lệ mắc ở nam là
72,8/100.000, ở nữ là 30/100.000. Tỷ lệ bệnh nhân số
ng thêm 5 năm sau chẩn
đoán là 7,1% [90]. Theo Liu và cs (1998), ước tính có 800.000 nam giới
Trung Quốc tử vong do UTPQ và con số này sẽ tăng trên 1 triệu người vào
giữa thế kỷ 21 [54], [97].
Khu vực châu Á- Thái Bình Dương tỷ lệ UTPQ tính trên 100.000 dân
đối với nam: New Zealand: 119,1, Nhật Bản: 41,5, Thái Lan: 40,6, Singapore:
34,0. Đối với nữ: New Zealand: 62,2; Thái Lan: 29,5, Thượng Hải: 18,1;
Philippine: 16,4; Singapore: 12,1; Nhật: 11,2 [3], [20], [29], [39]. Tại Nhật
Bản (2003) số trường hợp tử vong do UTPQ ở nam là 41.615 chiếm 22%, ở
nữ là 15.086 chiếm 12%, trong tổng số trường hợp tử vong do ung th
ư [51].
Kết quả nghiên cứu của chương trình SEER (The Surveillance, Epidemiology
and End Results) ước tính cứ 1/13 nam và 1/17 nữ sẽ có nguy cơ mắc UTPQ
trong suốt cuộc đời của họ [58].
6
1.1.2. Tình hình ung thư phế quản tại Việt nam
Tại Việt nam, UTPQ có bệnh suất cao và có chiều hướng gia tăng. Tại
Hà Nội giai đoạn 1967-1971 UTPQ chiếm 5,9% tổng số ung thư nói chung,
năm 1993 là 15,8/100.000 [4], [14]. Giai đoạn 1991-1995, UTPQ thường gặp
nhất ở nam giới, chiếm 21,9% ung thư các loại và tỷ lệ bị bệnh điều chỉnh
theo tuổi là 34,9/100.000. Ở nữ UTPQ chiếm 7,1%, đứng hàng thứ ba tổng
số ung thư [46]. Ph
ạm Hoàng Anh (1991-1992), tỷ lệ UTPQ ở nam và nữ
/100.000 là 13,7 và 2,7 [8], [15], [32]. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, UTPQ
chiếm 16,5% tổng số ung thư ở nam, đứng hàng thứ hai sau ung thư gan; ở
nữ UTPQ đứng hàng thứ sáu, chiếm tỷ lệ 5,4% [38], [46]. Năm 2000 ước tính
cả nước có 36.201 nam, 32.786 nữ bị UTPQ, mỗi năm sẽ có thêm 6.905 ca
mắc mới [44]. Trong một nghiên cứu cho thấy 62,55% bệnh nhân khi vào
viện không còn khả năng phẫu thuật [32].
Tại khoa hô hấp Bệnh việ
n Bạch Mai, giai đoạn 1969-1972 có 89 trường
hợp UTPQ, giai đoạn 1974-1978 có 186 trường hợp, giai đoạn 1981-1985 có 285
trường hợp, giai đoạn 1996-1997 UTPQ chiếm 7,5% các bệnh phổi vào điều trị nội
trú. Thuốc lá được chứng minh là một trong nhiều yếu tố nguy cơ gây UTPQ, tỷ lệ
UTPQ gia tăng với thời gian hút, số điếu hút trong ngày [15], [19], [29].
1.1.3. Đặc điểm tuổi, giới
Tuổi: UTPQ thường gặp
ở những người > 40 tuổi [25], tuổi trung bình
là 57,5 tính chung cho cả hai giới. Một số nghiên cứu nước ngoài ghi nhận
UTPQ thường gặp ở người > 60 tuổi [49], [56], [62], [64], [67].
Giới: nam bị UTPQ nhiều hơn nữ, theo một thống kê tại khoa Hô hấp
Bệnh viện Bạch Mai nam chiếm 83% [2]. Một nghiên cứu khác tại viện Lao-
Bệnh Phổi trung ương cho thấy tỷ lệ bị bệnh của nam so với nữ là 7/1 [10].
Gần đây, m
ột số nghiên cứu trên thế giới ghi nhận số phụ nữ bị UTPQ có xu
hướng gia tăng nhanh chóng [54], [63], [100]. Nhiều nghiên cứu bệnh chứng
ghi nhận cùng với sự gia tăng số phụ nữ hút thuốc lá từ sau thế chiến II, đặc
7
biệt ở Bắc Mỹ và Tây Âu, những phụ nữ hút thuốc có nguy cơ UTPQ cao hơn
nam giới hút thuốc 1,5-2 lần [80], [85], [90], [92], [99].
Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ mới mắc UTPQ ở Nam chuẩn hóa theo tuổi /100.000
(năm 2002)
Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ mới mắc UTPQ ở Nữ chuẩn hóa theo tuổi /100.000
(năm 2002)
(Nguồn IARC, GLOBOCAN 2002) [50].
8
Biểu đồ 1.3. Tỷ lệ tử vong do ung thư điều chỉnh theo tuổi của Nữ giới
Mỹ (1930 – 2004)
Biểu đồ 1.4. Tỷ lệ tử vong do ung thư điều chỉnh theo tuổi của Nam giới
Mỹ (1930 – 2004)
(
Nguồn: National Center for Health Statistics, Centers for Disease Control and
Prevention, 2006)
[61].
9
Biểu đồ 1.5. Mười loại ung thư hàng đầu ước tính theo tỷ lệ mới mắc, tỷ
lệ tử vong và theo giới tại Mỹ năm 2008 [61].
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ gây UTPQ
Thuốc lá: Là yếu tố nguy cơ quan trọng gây UTPQ, mối liên quan giữa
thuốc lá và UTPQ đã được các nhà lâm sàng nghi ngờ vào những năm 1930
khi thông báo sự gia tăng xuất hiện của một bệnh hiếm gặp [106]. Năm 1940
tại Đức, Muller công bố kết quả một nghiên cứu bệnh-chứng trong đó nhận
xét sự gia tăng sử dụng thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất làm tăng tỷ lệ
mới mắc UTPQ, vào thời điểm này UTPQ trở thành nguyên nhân thường gặp
nhất gây tử vong ở nam giới chỉ sau ung thư dạ dày. Năm 1943 cũng tại Đức,
10
viện nghiên cứu tác hại do thuốc lá đã công bố một nghiên cứu cho thấy trong
109 trường hợp UTPQ chỉ có 3 trường hợp không hút thuốc lá [98].
Năm 1950, Richard Doll và Austin Hill ở Anh đã chỉ ra mối liên quan
dịch tễ giữa khói thuốc và gia tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong do ung thư
phổi trên British Medical Journal, ghi nhận này sau đó được chứng minh bởi
Cuyer Hammond , Gardner và Ernest Wynder (1951) ở Mỹ. Trong khói thuốc
có hơn 4000 hóa chất khác nhau trong đó có hơn 40 chất là tác nhân trực tiếp
gây ung th
ư, một nghiên cứu 3.070 bệnh nhân UTPQ tại Edinburgh cho thấy
chỉ có 2% số bệnh nhân bị UTPQ không hút thuốc lá. Tại Mỹ ước tính 87%
trường hợp tử vong do UTPQ liên quan đến thuốc lá, gây ra 90% các trường
hợp UTPQ ở nam, 79,55 ở nữ [51], [52], [63], [73], [99], [94]. Tại Việt nam,
một số nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ UTPQ ở nhóm hút thuốc lá- thuốc lào
cao hơn hẳn so với nhóm không hút thuốc [1], [5], [6] [9], [11], [34].
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ UTPQ lên 22 lần ở nam, 12 lần ở nữ
[99]. Mức độ gia tăng nguy cơ phụ thuộc vào tuổi bắt đầu hút, số bao-năm,
thời gian hút, số điếu hút trong ngày. Ngoài ra hút thuốc làm tăng nguy cơ
ung thư tế bào dạng biểu bì và tế bào nhỏ từ 5-20 lần [107].
Hút thuốc lá thụ động (Passive Smoking) được chú ý lần đầu tiên vào
năm 1981 khi 2 công trình nghiên cứu của Hirayama (Nhật Bản),
Tricopoulos và cs tại Athens (Hy Lạp) công bố sự gia tăng nguy cơ UTPQ ở
những phụ nữ
có chồng hút thuốc so với những người có chồng không hút
thuốc [94]. Hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ UTPQ 1,5 lần so với
người không tiếp xúc với khói thuốc [100], [102], týp mô bệnh học hay gặp là
UTBM tuyến [103]. Ước tính hút thuốc lá thụ động gây ra 3000 trường hợp tử
vong hàng năm do UTPQ tại Mỹ [81], [82], [94].
Ô nhiễm môi trường: người ta nhận thấy UTPQ phát sinh nhiều hơn ở
những nước có nền công nghiệp phát triển, thành thị cao hơ
n nông thôn, một
số chất như amiante (asbestos), niken, crom, thạch tín, nhựa, khí đốt, dầu mỏ
được ghi nhận làm tăng nguy cơ UTPQ [92]. Những chú ý đầu tiên vào năm
11
1879 được Harting và Hesse ghi nhận tại 2 vùng mỏ Schneeberg của Đức và
Joachimsthal của Czechoslovakia, nơi đây có các mỏ bạc, nikel, cobalt,
bismuth và arsenic. Giai đoạn 1876- 1938 có khoảng 60 – 80% những trường
hợp tử vong của công nhân tại 2 mỏ này được cho là UTPQ [73].
Năm 1943, các nhà khoa học Đức xác nhận amiante là nguyên nhân
gây UTPQ. Năm 1955 Doll cũng đưa ra nhận xét tương tự trong một bản viết
tay (manuscript) khi chỉ ra mối liên quan chặt chẽ phơi nhiễm với amiante và
UTPQ [98]. Tiếp xúc với Amiante làm tăng nguy cơ UTPQ lên 10 lầ
n và nếu
kết hợp với hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ lên 100 lần [99].
Theo cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (The International Agency
for Research on cancer) những tác nhân từ môi trường gây UTPQ được chia
thành 2 nhóm: Nhóm 1 là những chất chắc chắn gây UTPQ gồm Randon,
asbestos, arsenic, beryllium, bis-ether, cadmium, chromium, nickel, vinyl
chloride và polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs); Nhóm 2A gồm những
tác nhân rất có thể (probable) gây UTPQ: acrylonitrile, formaldehde, dầu
diesel; Nhóm 2B gồm những tác nhân có thể (possible) gây UTPQ gồm
acetaldehyde, silica, khói hàn (welding fumes) [58], [94], [99].
Bức xạ ion hóa (ionizing radiation): Randon là sản phẩm phân hủy
dạng khí của Uranium 238 và Radium 226, hủy hoại mô của phổi do phát ra
những hạt alpha làm tăng nguy cơ UTPQ [50].
Bệnh phế quản phổi lành tính: khí phế thũng, viêm phế quản mạn, xơ
hóa phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), lao phổi đã được chứng
minh làm tăng nguy cơ UTPQ. Ở những bệnh nhân bị xơ hóa phổi kẽ, nguy
cơ UTPQ 14 lần cao hơn so với nhóm chứng sau khi điều chỉnh theo tuổi, giới
và tiền sử hút thuốc. Nh
ững bệnh nhân bị COPD làm tăng nguy cơ ung thư
phổi gấp 2-4 lần [92].
12
Chế độ ăn: Hơn 100 nghiên cứu trên thế giới đã ghi nhận chế độ ăn
nhiều rau xanh, trái cây làm giảm rõ rệt nguy cơ UTPQ. Người ta ghi nhận
một nồng độ thấp của các vitamin có tác dụng chống độc trong huyết thanh
chẳng hạn như vitamin A và E liên quan với sự gia tăng xuất hiện UTPQ. Tuy
nhiên, những người ăn thức ăn giàu beta-caroten làm giảm rõ rệt tỷ lệ mới
mắc của UTPQ [50], [58], [77], [94].
Vấn đề di truyền trong bệnh sinh học khối u: Các gen chính liên
quan đến phát sinh UTPQ ( myc, ras, p53, Rb, HER-2/neu, Bcl-2) có thể hoạt
hóa hoặc mất hoạt hóa ở các týp UTPQ. Đột biến của họ gen C-K-ras 2 hay
gặp trong UTBM tuyến, đột biến gen Rb thường xuất hiện trong UTTB nhỏ,
đột biến gen p53 có thể xảy ra ở các týp mô bệnh. Dị thường nhiễm sắc thể 3
gặp ở đa số UTTB nhỏ, cấu trúc bất thường của gen Rb khu trú ở nhiễm s
ắc
thể 13 (13q14) cũng có thể gặp ở ung thư tế bào nhỏ, gen p53 nằm trên nhiễm
sắc thể 17 tham gia vào biệt hóa tế bào (Urban T và cs: 1996). Người ta cũng
ghi nhận tỷ lệ UTPQ gặp nhiều hơn trong các con cháu của bệnh nhân bị
UTPQ [14], [25], [49], [67], [68], [71], [73], [74], [87].
1.2. Đặc điểm lâm sàng của ung thư phế quản
Hơn 70% số bệnh nhân vào viện là nam giới trên 50 tuổi, nghiện thuốc
lá, thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên đế
n khi được chẩn đoán xác định
UTPQ trung bình 4- 6 tháng [3], [19], [40]. Tại thời điểm chẩn đoán chỉ có
37,5% còn chỉ định phẫu thuật [8], [9]. Chỉ khoảng 5-15% bệnh nhân được
phát hiện khi chưa có triệu chứng lâm sàng, thường là tình cờ khi kiểm tra sức
khỏe định kỳ hay đi khám vì một bệnh khác [60], [94]. Một nghiên cứu trên
1.539 bệnh nhân bị UTPQ tại New Hampshire và Vermont, chỉ có 2% không
có triệu chứng, hầu hết những bệnh nhân này được phát hiệ
n khi chụp X
quang phổi vì những lý do khác nhau [96].
13
Nhiều tác giả chia triệu chứng lâm sàng thành ba nhóm chung: triệu
chứng hô hấp, triệu chứng lan rộng và di căn, các hội chứng cận ung thư [14],
[15], [19], [23], [25], [29], [58], [66], [76], [86], [94], [96], [108] .
1.2.1. Triệu chứng hô hấp
Ho: là triệu chứng phổ biến nhất ở những bệnh nhân bị UTPQ, chiếm
45-75% [25], thường kết hợp với khạc đờm, khoảng 15% bệnh nhân ung thư
týp phế quản –phế nang có khạc nhiều đờm, ho kéo dài, thay đổi tính chất, tuy
nhiên ho là triệ
u chứng không đặc hiệu [13].
Theo Bùi Xuân Tám (1999) ho gặp 80-87% [25], Ngô Quý Châu (2002)
gặp 68,23% [6]. Lúc đầu ho khan sau có khạc đờm, bệnh nhân thường cho là viêm
họng hoặc viêm phế quản và tự điều trị kháng sinh nhưng không đỡ [57].
Ho máu: gặp khoảng 27-57% các trường hợp, ho máu ít lẫn với đờm, ho
máu dai dẳng, viêm phế quản mạn có thể gây ho máu nhưng có 19-29% UTPQ
được chẩn đoán trong tổng số các bệnh nhân ho máu [14], [15], [58], [71].
Đau ngực: khoảng 25-50% số bệnh nhân UTPQ có đau ngực, th
ường
đau ở nửa lồng ngực có khối u khu trú. Những trường hợp u xâm lấn thành
ngực, xương sườn, trung thất thường đau trầm trọng, dai dẳng. Có khi đau kiểu
dây thần kinh liên sườn, u đỉnh phổi thường đau quanh bả vai, mặt trong cánh tay
(HC Pancoast-Tobias) làm thầy thuốc ít chú ý và dễ bỏ sót [29], [86], [96].
Khó thở: Gặp khoảng 30%, có thể do tắc nghẽn cơ học (tiếng
Wheezing trong tắc phế quản lớn, tiếng Strido khi t
ắc khí quản), do tràn dịch
màng phổi, tràn dịch màng tim. Đôi khi khó thở do các bệnh phổi mạn tính
khác đi kèm [57], [59], [66], [96], [99].
Hội chứng nhiễm trùng phế quản – phổi cấp: viêm phổi, áp xe phổi
có thể xuất hiện sau chỗ hẹp phế quản do u chèn ép. Bệnh nhân thường có sốt,
đau ngực, ho khạc đờm, lâm sàng thấy hội chứng đông đặc, chụp X quang có hình
ảnh viêm phổi, xét nghiệm thấy máu lắng tăng, bạch c
ầu tăng [74], [76], [79].
14
Gầy sút cân: gặp 8-68% các bệnh nhân bị UTPQ, là triệu chứng của
giai đoạn muộn khi đã có di căn [6], [14], [23], [25], [26], [58], [77], [94].
1.2.2. Triệu chứng lan rộng (extended) và di căn(metastasis)
Khoảng 70% các trường hợp UTPQ biểu hiện triệu chứng phản ánh
tình trạng lan rộng và di căn trong hoặc ngoài lồng ngực [51], [74], [88], [89].
Tràn dịch màng phổi, màng tim: do khối u di căn hoặc xâm lấn trực tiếp.
Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên(Superior vena cava
syndrome): Biểu hi
ện nhức đầu, khó ngủ, làm việc trí óc chóng mệt, tím mặt,
phù áo khoác, tĩnh mạch cổ nổi to [25].
Chèn ép đám rối thần kinh: chèn ép rễ C7-D1-D2 gây đau lan ra mặt
trong cánh tay, rối loạn cảm giác (HC Pancoast-Tobias). Chèn ép thần kinh
giao cảm cổ (đồng tử co nhỏ, khe mắt hẹp, nhãn cầu lõm, gò má đỏ bên tổn
thương: HC Claude-Bernard-Horner). Chèn ép thần kinh giao cảm lưng gây
tăng tiết mồ hôi, chèn ép dây phế vị gây hồi hộp đánh trống ngực- tim đập
nhanh, chèn ép dây thầ
n kinh hoành gây nấc và khó thở do liệt hoành.
Khàn tiếng (Hoarseness): gặp khoảng 2-8% các trường hợp UTPQ, do
chèn ép dây thần kinh thanh quản quặt ngược(recurrent laryngeal nerve), hay
gặp do khối u ở bên trái [94].
Chèn ép thực quản: khó nuốt hoặc nuốt đau.
Chèn ép ống ngực: gây tràn dưỡng chấp màng phổi.
Di căn xa: các cơ quan hay gặp là gan , não, xương, tuyến thượng thận,
da [14], [15], [19], [60], [74], [92].
- Di căn gan: chiếm từ 1,9-39%, biểu hiện mệt mỏi, sút cân nhanh, siêu
âm và chụp cắt lớp vi tính r
ất có giá trị chẩn đoán [29].
- Di căn não: gặp 7,4-29%, biểu hiện đau đầu, nôn và buồn nôn, liệt
khu trú, tri giác chậm chạp, thay đổi tính cách.
15
- Di căn xương: có thể gặp ở bất kỳ xương nào, tuy nhiên hay gặp tổn
thương ở xương cột sống, xương chậu, xương sườn, biểu hiện đau nhức dữ
dội, Mathew M J thấy 29,4% có di căn xương [80], [84].
- Xâm lấn và di căn vào hạch thượng đòn, hạch cựa khí phế quản, cựa
phế quản phân thùy có tỷ lệ từ 4,9-70% [25], [29], [83], [89], [97].
- Di căn thận- thượng thận: g
ặp khoảng 14-18%, phát hiện bằng chụp
cắt lớp vi tính hoặc siêu âm ổ bụng [11], [16], [17], [19], [74].
1.2.3. Hội chứng cận ung thư (Paraneoplastic Syndromes)
HC cận ung thư gồm tập hợp những dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện ở
những bệnh nhân ung thư, không phải là hậu quả trực tiếp tại chỗ của khối u hoặc
di căn và không đặc hiệu cho UTPQ. Người ta cho rằng khối u tiết ra một s
ố chất
có bản chất peptid mang hoạt tính hormone. HC cận ung thư có thể ảnh hưởng
đến hầu hết các cơ quan và hệ thống cơ quan của cơ thể, ở một số trường hợp nó
là dấu hiệu báo trước sự xuất hiện hoặc tái phát của ung thư [21], [33], [74], [96].
HC Cushing: do Hurst Brown mô tả lần đầu tiên năm 1928. Chiếm
khoảng 10-30% các bệnh nhân ung thư do tiết ACTH lạc chỗ (ectopic) và
phần lớn do ung thư
phế quản. Biểu hiện lâm sàng giống HC Cushing kinh
điển như mệt mỏi, sút cân, rạn da, béo trung tâm, mặt tròn, tăng huyết áp,
trầm cảm, rối loạn tâm thần, tăng Glucose máu, hạ kali, nhiễm kiềm, tăng nồng
độ cortisol niệu 24h, tăng nồng độ cortisol máu, nồng độ ACTH không giảm sau
khi làm nghiệm pháp ức chế bằng dexamethasol liều cao. Có tác giả cho rằng HC
tiết ACTH lạc chỗ làm giảm tỷ lệ sống sót ở bệ
nh nhân UTPQ [21], [94], [99].
HC tiết ADH không thỏa đáng (SIADH: Syndrome of
inappropriate antidiuretic hormone secretion): do Winker và Crankshan
mô tả lần đầu tiên năm 1938 khi nhận thấy ở một số bệnh nhân bị UTPQ có
hiện tượng hạ natri máu. Năm 1970 Schwartz- Bartter nghiên cứu 120 trường
hợp UTPQ thấy UTPQ tế bào nhỏ thường hay gây HC tăng tiết ADH. Biểu