Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh dại trên người tại tỉnh Tuyên Quang 2001 - 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 118 trang )


1


B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI


HONG TH HNG



Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh dại
trên ng-ời tại tỉnh Tuyên Quang 2001 - 2010

Chuyờn ngnh: Y hc d phũng
Mó s: 60.72.73

LUN VN THC S Y HC


Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. Nguyn Minh Sn


H NI - 2011


2

B GIO DC V O TO B Y T


TRNG I HC Y H NI


HONG TH HNG



Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh dại
trên ng-ời tại tỉnh Tuyên Quang 2001 - 2010

LUN VN THC S Y HC




H NI - 2011






3









LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng
Đào đạo sau đại học trường Đại học Y Hà Nội, Viện Đào tạo Y học dự phòng
và Y tế công cộng đã đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và
tạo điều kiện cho em học tập, rèn luyện.
Đặc biệt em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS Nguyễn Minh Sơn - người Thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em
trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ Trung tâm Y tế huyện Hàm Yên -
cơ quan tôi đang công tác đã tạo điều kiện cho tôi học tập và thực hiện
luận văn.
Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh
Tuyên Quang, các Trung tâm Y tế huyện, Trạm thú Y huyện của tỉnh Tuyên
Quang đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu để hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn các bác, cô chú, anh chị - những người đã nhiệt tình trả
lời các cuộc phỏng vấn sâu giúp tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự chia sẻ và động viên của những người thân
trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành khóa học.


4
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2011
Hoàng Thị Hằng










LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do tự bản thân
tôi thực hiện.
Các số liệu trong bản luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc
công bố tại công trình nghiên cứu khoa học khác.


Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2011
Tác giả luận văn


Hoàng Thị Hằng




CÁC CHỮ VIẾT TẮT


5

BN : Bệnh nhân
BVĐK : Bệnh viện đa khoa
CB : Cán bộ

GĐ : Giám đốc
HTKD : Huyết thanh kháng dại
NĐ : Nghị định
PCBD : Phòng chống bệnh dại
TTTT : Thu thập thông tin
TTYT : Trung tâm Y tế
UBND : Ủy ban nhân dân
VX : Vắc xin

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 13
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 15
1.1. NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ VI RÚT DẠI VÀ BỆNH DẠI Ở NGƢỜI 15
1.2. DỊCH TỄ HỌC BỆNH DẠI Ở NGƢỜI 21
2.1. 1
.2.1. Nguồn truyền bệnh dại 21
2.2. 1
.2.2. Đƣờng lây 21
2.3. 1
.2.3. Tính cảm thụ và miễn dịch của bệnh dại 22
2.4. 1
.2.4. Sự phân bố của bệnh dại 22

6
2.5. 1
.2.5. Lâm sàng bệnh dại ở ngƣời 23
2.6. 1
.2.6. Chẩn đoán bệnh dại 24
1.3. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI 25
2.7. 1

.3.1 Biện pháp dự phòng chung 25
2.8. 1
.3.2. Tiêm vắc xin dự phòng 26
2.9. 1
.3.3. Các biện pháp dự phòng sau phơi nhiễm 27
2.10. 1
.3.4. Một số điều kiện cần tại các đơn vị tiêm phòng dại 29
2.11. 1
.3.5. Vắc xin phòng dại 29
2.12. 1
.3.6. Huyết thanh kháng dại và cách sử dụng 31
1.4. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC VỀ BỆNH DẠI VÀ PHÒNG
CHỐNG BỆNH DẠI CỦA CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 32
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 34
2.2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 35
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.13. 2
.3.1. Thiết kế nghiên cứu 37
2.14. 2
.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 37
2.15. 2
.3.3. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu 39

7
2.16. 2
.3.4. Công cụ thu thập thông tin 44
2.17. 2
.3.5. Phƣơng pháp phân tích và xử lý, trình bày số liệu 44
2.18. 2

.3.6. Sai số và cách khống chế 44
2.19. 2
.3.7. Thời gian nghiên cứu 45
2.20. 2
.3.8. Đạo đức trong nghiên cứu 45
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CÁC TRƢỜNG HỢP TIÊM VẮC XIN PHÒNG
DẠI VÀ HUYẾT THANH KHÁNG DẠI TẠI TỈNH TUYÊN QUANG 2001 - 2010 47
2.21. 3
.1.1. Phân bố bệnh nhân tiêm VX phòng dại và HTKD theo nhóm tuổi,
giới 47
2.22. 3
.1.2. Phân bố BN tiêm VX phòng dại và HTKD tại 6 điểm tiêm phòng dại của
tỉnh 48
2.23. 3
.1.3. Phân bố bệnh nhân tiêm VX phòng dại và HTKD theo năm, tháng 49
2.24. 3
.1.4. Phân bố bệnh nhân tiêm vắc xin phòng dại và HTKD theo tình trạng
phơi nhiễm 50
2.25. 3
.1.5 Thực trạng tình hình nuôi và tiêm phòng cho đàn chó tại 6 huyện/thành
phố tỉnh Tuyên Quang năm 2010 53
3.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ LÂM SÀNG BỆNH NHÂN TỬ VONG DO
BỆNH DẠI TẠI TỈNH TUYÊN QUANG 2001- 2010. 54

8
2.26. 3
.2.1. Phân bố bệnh nhân tử vong do bệnh dại theo nhóm tuổi, giới 54
2.27. 3
.2.2. Phân bố bệnh nhân tử vong do bệnh dại theo địa dƣ 56

2.28. 3
.2.3. Phân bố bệnh nhân tử vong do bệnh dại theo năm, tháng 58
2.29. 3
.2.4. Phân bố theo tình trạng phơi nhiễm của bệnh nhân tử vong do
bệnh dại 60
2.30. 3
.2.5. Phân bố theo đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân tử vong 62
2.31. 3
.2.6. Một số yếu tố liên quan của bệnh nhân tử vong 64
3.3. MÔ TẢ VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH CỦA NGƢỜI DÂN VÀ
MỘT SỐ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ BỆNH DẠI VÀ PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI
TẠI HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2011. 69
2.32. 3
.3.1. Kiến thức về bệnh dại và phòng chống bệnh dại 69
2.33. 3
.3.2. Thái độ về bệnh dại và phòng chống bệnh dại 71
2.34. 3
.3.3. Thực hành về phòng chống bệnh dại 72
Chƣơng 4: BÀN LUẬN 76
4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CÁC TRƢỜNG HỢP TIÊM VẮC XIN PHÒNG
DẠI VÀ HUYẾT THANH KHÁNG DẠI TẠI TỈNH TUYÊN QUANG 2001 - 2010 76
2.35. 4
.1.1. Phân bố bệnh nhân tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại
theo nhóm tuổi, giới 76
2.36. 4
.1.2. Phân bố BN tiêm VX phòng dại và HTKD tại 6 điểm tiêm phòng 77

9
2.37. 4
.1.3. Phân bố bệnh nhân tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại

theo năm, tháng 77
2.38. 4
.1.4. Phân bố bệnh nhân tiêm vắc xin phòng dại và HTKD theo tình trạng
phơi nhiễm 78
2.39. 4
.1.5. Thực trạng số hộ nuôi chó/tổng số hộ dân và tỷ lệ tiêm phòng cho đàn
chó nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2010 80
4.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ LÂM SÀNG BỆNH NHÂN TỬ VONG DO
BỆNH DẠI TẠI TỈNH TUYÊN QUANG 2001 – 2010 82
2.40. 4
.2.1. Phân bố bệnh nhân tử vong do bệnh dại 2001-2010 82
2.41. 4
.2.2. Phân bố bệnh nhân tử vong do bệnh dại theo địa dƣ 84
2.42. 4
.2.3. Phân bố bệnh nhân tử vong do bệnh dại theo năm, tháng 84
2.43. 4
.2.4. Phân bố bệnh nhân tử vong do bệnh dại theo tình trạng phơi nhiễm 86
2.44. 4
.2.5. Phân bố theo đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân tử vong do bệnh dại 88
2.45. 4
.2.6. Một số yếu tố liên quan của bệnh nhân tử vong do bệnh dại 89
4.3. MÔ TẢ VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH CỦA NGƢỜI DÂN VÀ MỘT
SỐ CÁN BỘ CHỦ CHỐT VỀ BỆNH DẠI VÀ PCBD HUYỆN HÀM YÊN NĂM 2011 91
KẾT LUẬN 94
KIẾN NGHỊ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

10




11
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Tỷ lệ hộ gia đình nuôi chó và tiêm phòng cho đàn chó tại 6 huyện/thành
phố năm 2010 53
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân tử vong do bệnh dại theo vị trí vết cắn 60
Bảng 3.3: Phân bố bệnh nhân tử vong do bệnh dại theo số lƣợng vết cắn 61
Bảng 3.4: Phân bố bệnh nhân tử vong do bệnh dại theo mức độ vết cắn 61
Bảng 3.5: Phân bố BN tử vong theo tình trạng con vật lúc cắn ngƣời 62
Bảng 3.6: Phân bố theo các thể lâm sàng của bệnh nhân tử vong do bệnh dại 62
Bảng 3.7: Phân bố theo thời gian ủ bệnh của BN tử vong do bệnh dại 63
Bảng 3.8: Liên quan giữa vị trí vết cắn và thời gian ủ bệnh 64
Bảng 3.9: Liên quan giữa số lƣợng vết cắn và thời gian ủ bệnh 65
Bảng 3.10: Liên quan giữa mức độ vết cắn và thời gian ủ bệnh 66
Bảng 3.11: Liên quan giữa tình trạng con vật lúc cắn và thời gian ủ bệnh 67
Bảng 3.12: Liên quan giữa tử vong và tình trạng tiêm vắc xin, HTKD 68
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố BN tiêm vắc xin phòng dại và HTKD theo nhóm tuổi 47
Biểu đồ 3.2: Phân bố BN tiêm vắc xin phòng dại và HTKD theo giới 47
Biểu đồ 3.3: Phân bố BN tiêm VX phòng dại và HTKD tại 6 điểm tiêm 48
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ bệnh nhân tiêm vắc xin phòng dại và HTKD/100.000 dân/năm 49
Biểu đồ 3.5: Phân bố BN tiêm vắc xin phòng dại và HTKD theo tháng 50
Biểu đồ 3.6: Phân bố BN tiêm VX phòng dại và HTKD theo thời gian BN đến tiêm
kể từ khi bị súc vật cắn 50
Biểu đồ 3.7: Phân bố BN tiêm vắc xin phòng dại, HTKD theo loại súc vật cắn 51
Biểu đồ 3.8: Phân bố BN tiêm vắc xin phòng dại và HTKD theo vị trí vết cắn 51
Biểu đồ 3.9: Phân bố BN tiêm vắc xin phòng dại và HTKD theo tình trạng con


12
vật lúc cắn ngƣời 52
Biểu đồ 3.10: Phân bố BN tử vong do bệnh dại theo nhóm tuổi 54
Biểu đồ 3.11: Phân bố bệnh nhân tử vong do bệnh dại theo giới 54
Biểu đồ 3.12: Phân bố BN tử vong do do bệnh dại theo nghề nghiệp 55
Biểu đồ 3.13: Phân bố BN tử vong do bệnh dại theo dân tộc 55
Biểu đồ 3.14: Phân bố BN tử vong do bệnh dại theo trình độ học vấn 56
Biểu đồ 3.15 : Phân bố BN tử vong do bệnh dại tại 6 huyện/thành phố 56
Biểu đồ 3.16: Tỷ lệ bệnh nhân tử vong do bệnh dại /100.000dân/năm 59
Biểu đồ 3.17: Phân bố BN tử vong do bệnh dại theo các tháng trong năm 59
Biểu đồ 3.18: Phân bố BN tử vong do bệnh dại theo loại súc vật cắn 60
Biểu đồ 3.19: Liên quan giữa tử vong và tình trạng xử lý vết thƣơng sau khi bị
súc vật cắn 68



13
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢN ĐỒ


Hình 1.1. Hình thái và cấu trúc của vi rút dại 16
Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang 34
Bản đồ 3.1. Bản đồ dịch tễ học bệnh dại Tuyên Quang 2001 - 2010 57


ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút dại gây ra, bệnh chủ yếu của
súc vật (chó, mèo…) lây sang ngƣời qua đƣờng da và niêm mạc. Biểu hiện
lâm sàng của bệnh chủ yếu là trạng thái kích thích tâm thần vận động hoặc

một hội chứng liệt kiểu Landry. Khi phát bệnh gây tử vong 100% [16]. Bệnh
dại phổ biến khắp thế giới, trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ [1], [24], [37],
[45]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có trên 10 triệu ngƣời bị súc vật
nghi dại cắn phải đi tiêm vắc xin, cứ 10 phút có một ngƣời tử vong do dại,
gần 50% là trẻ em dƣới 15 tuổi [31], [50].
Tại Việt Nam đã tăng cƣờng các biện pháp phòng chống bệnh dại, đặc
biệt là từ sau năm 1995 thực hiện Chỉ thị 92/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về
tăng cƣờng phòng chống bệnh dại, sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, của các cấp
chính quyền, các ngành, Nghị định 05/2007 của Chính phủ về phòng chống
bệnh dại ở động vật, các biện pháp phòng chống bệnh dại triển khai ở mọi
tỉnh thành trong cả nƣớc, chủ động sản xuất vắc xin dại cho ngƣời và súc vật,
nhập và sử dụng vắc xin an toàn có hiệu quả cao trong phòng bệnh ở ngƣời
tình hình bệnh dại đã giảm nhiều từ 0,43/100.000 dân trong giai đoạn 1991 -
1995 xuống còn 0,04/100.000 dân năm 2009 [24] [31].

14
Trong những năm gần đây, số ngƣời tiêm vắc xin phòng dại, huyết
thanh kháng dại và tử vong do bệnh dại có ở các tỉnh phía Bắc xu hƣớng
tăng lên nhƣ Phú Thọ, Yên Bái, Hà Tây, Tuyên Quang. Theo báo cáo của
Phạm Ngọc Đính, Hoàng Văn Tân Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ƣơng tại khu
vực miền Bắc thì bệnh dại tăng đột ngột vào năm 2004 và tăng kéo dài tới
năm 2008 [4]. Theo báo cáo của Trần Nhƣ Dƣơng và Phạm Cẩm Hà năm
2007 tại miền Bắc có 83 trƣờng hợp tử vong do dại đƣợc phát hiện và báo
cáo tỷ lệ là 0,215/100.000 dân [7]. Nghiên cứu của Vũ Thị Lâm Bình tỷ lệ
tử vong/100.000 dân năm 2007 là 0,23 [2].
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, bệnh dại lƣu hành trong nhiều
năm nay, theo số liệu thống kê của TTYT dự phòng tỉnh từ 2000 đến 6
tháng đầu năm 2009: số ca tử vong là 83 ngƣời, tập trung chủ yếu ở Hàm
Yên, Yên Sơn, Chiêm Hóa và Thành phố Tuyên Quang [21].
Bệnh dại đã gây ra những cái chết đáng tiếc rất thƣơng tâm, ảnh hƣởng

lớn đến sức khỏe, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh, đây
là một vấn đề Y tế công cộng và Y học dự phòng hết sức bức thiết cần phải
đƣợc quan tâm.
Để đánh giá đúng đặc điểm dịch tễ học của bệnh dại trên ngƣời tại tỉnh
Tuyên Quang, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Một số đặc điểm dịch tễ học
bệnh dại trên người tại tỉnh Tuyên Quang 2001 - 2010” góp phần phòng
chống bệnh dại có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ các trường hợp tiêm vắc xin phòng
dại và huyết thanh kháng dại tại tỉnh Tuyên Quang 2001 - 2010.
2. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ và lâm sàng bệnh nhân tử vong do
bệnh dại tại tỉnh Tuyên Quang 2001 - 2010.

15
3. Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành của người dân và một số
cán bộ chủ chốt về bệnh dại và phòng chống bệnh dại tại huyện
Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang năm 2011.




Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ VI RÖT DẠI VÀ BỆNH DẠI Ở NGƢỜI
Bệnh dại ở chó đã đƣợc ghi chép từ đầu thế kỷ IV trƣớc Công nguyên:
chó dại cắn và truyền bệnh cho súc vật lành. Đến thế kỷ I, lần đầu tiên Celcius
gọi đó là bệnh sợ nƣớc (Hydrophobia), vì triệu chứng cơ bản gặp ở ngƣời và
chó mắc bệnh dại là sợ nƣớc.
Năm 1804, Zincke chứng minh trên chó, trên thỏ sự lây truyền của

bệnh qua nƣớc bọt của động vật mắc dại.
Nhà bác học Pasteur (ngƣời Pháp) mở đầu kỷ nguyên nghiên cứu khoa
học về bệnh dại. Năm 1881, Pasteur, Roux, Chamberland (Pháp) đã thành
công trong việc gây bệnh thực nghiệm cho thỏ bằng đƣờng dƣới màng cứng
qua khoan sọ. Từ những chủng vi rút dại “đƣờng phố” của nhiều động vật,
các nhà khoa học đã tạo đƣợc một chủng “cố định”, hằng định về thời gian ủ
bệnh và triệu chứng bệnh.
Năm 1884, Pasteur đã thành công trong gây miễn dịch cho chó bằng
tiêm tủy thỏ đã đƣợc làm khô. Năm 1885, Luois Pasteur và Emile Roux đã
tiêm chủng thành công lần đầu tiên cho ngƣời trên cậu bé Josph Meister, mở

16
đƣờng cho nhiều tiến bộ to lớn trong nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng
chống bệnh dại [1], [48].
Năm 1903, Negri phát hiện những chất vùi đặc hiệu ở các tế bào thần
kinh. Đó là những thể Negri, khẳng định bệnh dại ở ngƣời hay động vật [1].
Năm 1963, dƣới kính hiển vi điện tử Atanasiu cùng cộng sự đã
nghiên cứu cấu trúc, hình thái của vi rút trên động vật thí nghiệm và trên
nuôi cấy tế bào.
Vào những năm 80, ứng dụng tiến bộ của kỹ thuật sinh học phân tử và
sự phát triển của công nghệ sinh học ngƣời ta đã sử dụng kỹ thuật kháng thể
đơn dòng để chẩn đoán các chủng vi rút dại gây bệnh ở ngƣời và động vật.
Bằng kỹ thuật PCR ngƣời ta đã có thêm nhiều hiểu biết về trật tự sắp xếp của
các gen vi rút. Kỹ thuật sinh học phân tử cũng đã mang lại nhiều tiến bộ cho
việc sản xuất các vắc xin dại tái tổ hợp [24].
* HÌNH THÁI VÀ CẤU TRÖC








Hình 1.1. Hình thái và cấu trúc của vi rút dại
Vi rút dại thuộc nhóm Rhabdoviridae, giống Lyssavirrut. Vi rút dại có
hình viên đạn một đầu tròn đầu kia dẹt với chiều dài trung bình từ 140 - 300
nm, đƣờng kính khoảng 70nm. Vi rút dại cố định ngắn hơn vi rút dại hoang
dại và thƣờng có hình cầu, đƣờng kính khoảng 60 nm [12], [49].

17
Vi rút dại có thành phần bao gồm Protein 67%, lipit 26%, ARN 1% và
Carbohydrat 3%.
Cấu trúc vi rút dại chia 2 thành phần: một ống hình trụ đặc ở giữa đƣợc
tạo bởi chuỗi xoắn ribonucleocapsid có hƣớng quay về phía phải, đƣờng kính
xoắn ốc từ 15 - 18 nm và bƣớc của đƣờng xoắn là 75A
0
.
Bao bọc chuỗi xoắn ribonucleoprotein là một lớp vỏ lipoprotein gồm 2
màng mỏng phospholipit. Trên bề mặt protenin G tạo thành những chồi gai
(khoảng 80 - 100A
0
) là kháng nguyên chủ yếu kích thích tạo kháng thể trung
hòa và là ngƣng kết tố hồng cầu [24].
* QUÁ TRÌNH SAO CHÉP VÀ NHÂN LÊN CỦA VI RÖT DẠI
Gồm có 4 giai đoạn:
- Giai đoạn hấp phụ và xâm nhập
- Giai đoạn hủy capxit vi rút
- Giai đoạn tổng hợp axit Nucleic và protein vỏ
- Giai đoạn hoàn chỉnh và giải phóng vi rút [24].
* SỨC ĐỀ KHÁNG

Vi rút dại dễ bị bất hoạt ở nhiệt độ 56
0
C trong 30 phút, ở 80
0
C trong 3
phút, tia cực tím, ánh sáng mặt trời, các dung môi hòa tan lipit nhƣ ether,
formol, natri desoxycholat, trypsin, xà phòng.
Cóng lạnh và đông khô bảo vệ toàn vẹn vi rút. Dƣới dạng đông khô
hoặc để ở nhiệt độ âm 70
o
C rồi để ở 4
o
C có thể tồn tại nhiều năm. Nó tƣơng
đối ổn định ở PH 5 - 10, trong glyxerin 50%. Nhiệt độ phòng vi rút có thể
sống đƣợc từ 1 - 2 tuần [1], [12], [16], [23].
* NUÔI CẤY
Có thể nuôi cấy vi rút dại trên các tế bào nuôi tiên phát nhƣ: tế bào
thận chuột đất, tế bào xơ phôi gà và trên các tế bào thƣờng trực nhƣ: tế bào

18
vero, tế bào thận chuột đất BHK - 21. Khi cấy vi rút vào phôi gà ấp 7 ngày,
vào túi lòng đỏ hay túi niệu đệm, hiệu giá tối đa của vi rút đƣợc nhận thấy vào
ngày thứ 9, các phôi chậm phát triển nhƣng ít khi chết. Nhiều động vật máu
nóng nhƣ chuột nhắt, thỏ, chuột lang…cũng có thể đƣợc dùng để nuôi cấy vi
rút [12].

19
* CẤU TẠO KHÁNG NGUYÊN
Các protein của vi rút dại đều có tính kháng nguyên nhƣng chúng
không có vai trò nhƣ nhau trong bảo vệ. Protein G tinh chế có tác dụng chống

lại thử thách đƣờng não với vi rút dại trong khi đó ribonucleocapside chỉ bảo
vệ chống lại thử thách ngoại vi. Protein G là kháng nguyên đặc hiệu dại duy
nhất là nơi tiếp xúc đầu tiên với tế bào chủ và tiếp xúc cơ thể sinh ra kháng
thể trung hòa vi rút một cách ổn định. Chúng tạo thành những chồi gai ở bề
mặt của vi rút và chính những gai này làm cho vi rút có tính đặc thù và tính
sinh miễn dịch trong quá trình lây nhiễm.
Ngoài kháng nguyên G còn có protein N nằm ở phần lõi vi rút cũng rất
quan trọng bởi vì protein N có khả năng kích thích hình thành tế bào T hỗ trợ
trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào khi tiêm vắc xin dại và nó ít bị
biến đổi hơn so với các kháng nguyên khác [24].
* TÍNH CHẤT MIỄN DỊCH HỌC
Khi bị nhiễm vi rút dại hoặc sử dụng vắc xin kháng nguyên sẽ kích
thích cơ thể sinh đáp ứng miễn dịch đặc hiệu bao gồm đáp ứng miễn dịch dịch
thể và đáp ứng miễn dịch tế bào.
Phát hiện kháng thể ở ngƣời bị bệnh dại sau khi xuất hiện triệu chứng
lâm sàng hoặc chết không còn giá trị chẩn đoán vì quá muộn.
Xác định hiệu giá kháng thể đƣợc coi là dấu hiệu chỉ điểm, thƣờng
đƣợc sử dụng để đánh giá trạng thái miễn dịch sau khi tiêm vắc xin [24].
* PHÂN LOẠI VI RÖT
Có thể chia thành hai loại vi rút dại theo tính chất sinh học:
* Vi rút dại hoang dại: tồn tại ở ba dạng sinh học: cổ điển, cƣờng độc
và nhƣợc độc

20
* Vi rút dại cố định: Năm 1884 L. Pasteur đã tiêm truyền vi rút dại từ
chó cho thỏ.
Qua nhiều lần tiêm truyền ông đã thu đƣợc một chủng vi rút dại không
độc với ngƣời khi tiêm truyền qua đƣờng ngoại thần kinh gọi là vi rút dại “cố
định”. Vi rút đƣợc bảo tồn trong phòng thí nghiệm, không tồn tại trong điều
kiện tự nhiên bởi vi rút không đào thải ra theo tuyến nƣớc bọt và không thể

truyền qua vết cắn. Trong tế bào não của súc vật bị nhiễm vi rút dại cố định
không hình thành tiểu thể Negri [12].
* CƠ CHẾ BỆNH SINH
Vi rút dại thƣờng xuyên có mặt trong hệ thống thần kinh trung ƣơng và hệ
thống thần kinh ngoại biên của động vật bị dại. Từ vết thƣơng do bị cắn, cào,
liếm, vi rút theo đƣờng dây thần kinh ngoại vi lên não gây tổn thƣơng các tế bào
thần kinh trung ƣơng, đặc biệt là sừng Amon, hành não. Rồi từ đây vi rút cũng
theo đƣờng dây thần kinh tới tuyến nƣớc bọt và tản ra khắp hệ thống thần kinh.
Không phải lúc nào các tế bào ở hạch giao cảm cũng bị bong ra, sự bong
ra có tính chất không liên tục, điều này giải thích sự lây lan của vi rút không
liên tục khi bị chó dại cắn.
Vi rút có trong nƣớc bọt của súc vật dại, 10 ngày trƣớc khi phát bệnh.
Bệnh cảnh lâm sàng là do tình trạng não viêm do vi rút dại gây nên. Thời
gian từ khi đột nhập đến khi phát bệnh phụ thuộc vào vị trí, số lƣợng, tính
chất vết cắn và sức đề kháng của ngƣời bệnh [3], [12], [16], [37], [41].
* GIẢI PHẪU BỆNH
Cơ quan tổn thƣơng chính trong bệnh dại là não, tủy với tính chất não
viêm từng chỗ, tổn thƣơng cả chất xám lẫn chất trắng. Vùng não tổn thƣơng là
sừng Amon, vỏ não, hành não.

21
Tổn thƣơng vi thể: giống nhƣ các vi rút hƣớng thần kinh khác, não
viêm do vi rút dại có hiện tƣợng thâm nhiễm bạch cầu, hiện tƣợng thực bào và
viêm quanh mạch máu. Những tổn thƣơng đặc hiệu của bệnh dại là những
tiểu thể Negri nằm trong bào tƣơng của các tế bào não. Tiểu thể Negri chính
là phản ứng của tế bào quanh vi rút dại, là những vi thể tròn hoặc bầu dục với
sắc mầu hồng khi nhuộm Giemsa [16].
1.2. DỊCH TỄ HỌC BỆNH DẠI Ở NGƢỜI
1.2.1. Nguồn truyền bệnh dại
Bất cứ động vật máu nóng nào (bao gồm cả con ngƣời) đều có thể bị

nhiễm và mắc dại, các loài dã thú bị dại: chó sói, chồn, cáo…và cả loại dơi
Vampire hút máu bò ở Nam Mỹ, gia súc bị dại: phổ biến nhất là chó, mèo, có
thể là lừa, ngựa, bò, cừu, lợn…Động vật gặm nhấm nhƣ chuột, sóc…hiếm khi
bị bệnh. Bệnh dại phổ biến hầu nhƣ khắp thế giới. Tùy từng vùng nó mang
tính chất lƣu hành hoặc thành dịch. Gia súc mắc và truyền bệnh dại chủ yếu là
chó chiếm trên 80%, rồi đến mèo 10% sau mới đến súc vật có sừng, ngựa.
Vi rút dại lƣu hành khắp thế giới nhƣng tập trung chủ yếu vẫn là các
nƣớc vùng nhiệt đới: châu Á, châu Phi, Trung và Nam Mỹ.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trong 86 quốc gia và khu vực
có giám sát bệnh dại thì có tới 68 quốc gia có ổ dịch dại tự nhiên chủ yếu ở
loài động vật hoang dã: Chồn 59%, dơi 15%, cầy 15%, cáo 3%.
Ở nƣớc ta bệnh thƣờng gặp vào hè, chó mèo đều có khả năng mang bệnh
nhƣng chủ yếu là chó, số ca tử vong do chó chiếm tới 96 - 97%.
1.2.2. Đƣờng lây
- Qua da và niêm mạc: Vi rút dại có trong nƣớc bọt của súc vật bị dại
không bao giờ qua đƣợc da lành nhƣng vi rút dại lây từ động vật này sang
động vật khác và lây sang ngƣời qua da và niêm mạc bị tổn thƣơng ngay cả
vết thƣơng rất nhỏ do bị súc vật dại cắn, cào, liếm hoặc khi làm thịt súc vật

22
dại. Rất hiếm gặp mắc bệnh dại qua đồ vật trung gian bị dính nƣớc bọt của
chó dại, ngƣời bị dại.
- Qua đƣờng hô hấp: Bệnh dại gặp ở nam Mỹ khi ngƣời vào hang động
có loài dơi mang vi rút dại cƣ trú.
1.2.3. Tính cảm thụ và miễn dịch của bệnh dại
- Tính cảm thụ bệnh: Tất cả các loài động vật máu nóng nhƣ ngƣời, gia
súc, dã thú đều có thể bị bệnh dại.
- Chƣa biết rõ là có miễn dịch tự nhiên ở ngƣời và động vật hay
không, nhƣng một số loài dơi ở Nam Mỹ mang vi rút dại lành tính nhƣng
truyền bệnh.

- 100%.
- Ngƣời chỉ thu đƣợc miễn dịch sau khi tiêm vắc xin đủ liều. Kháng thể
trung hòa tồn tại trong 3 tháng, nếu tiêm nhắc lại lần 2 thì kháng thể tồn tại
nhiều năm [12], [16], [32], [49].
1.2.4. Sự phân bố của bệnh dại
Bệnh có mặt trên tất cả các châu lục ngoại trừ Antartica, ƣớc tính có
khoảng 55.000 ngƣời chết do bệnh dại/năm, chủ yếu là ở châu Á khoảng
31.000 ngƣời và châu Phi khoảng 24.000 ngƣời. Trong những năm gần đây
bệnh dại ở Đông Á là sự bùng nổ của vật nuôi, ở các nƣớc Đông Nam Á, hàng
năm tỷ lệ chết vì bệnh dại chiếm 80% trên toàn thế giới. Từ năm 2004 đến nay bệnh
dại tăng lên rõ rệt ở các nƣớc trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Ấn Độ đƣợc báo cáo là có tỷ lệ cao nhất cao nhất về bệnh dại ở ngƣời
trên thế giới, chủ yếu là chó chạy rông, chó là con vật chủ yếu gây bệnh dại
cho ngƣời chiếm đến 99%, hàng năm có khoảng 3 triệu ngƣời phải tiêm vắc xin dại
trong đó 40% là trẻ em. Tại Trung Quốc năm 2000 có 226, năm 2006 có 2500 và năm
2007 có 3.300 ngƣời chết vì bệnh dại. Tình trạng tƣơng tự cũng xảy ra tại Nepal, Sri-
Lanca, Băng La Đét, Indonesia.

23
Tại Hoa Kỳ, Canada con dơi là ngồn truyền bệnh dại chủ yếu ở ngƣời.
Bệnh dại gần đây cũng đe dọa cộng đồng ở Úc, Mỹ Latinh và Tây Âu
Tại Châu Âu, bệnh dại chủ yếu xảy ra ở CHLB Đức, Áo, Thụy Sỹ,
Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary. Bệnh dại đã lƣu hành rộng
rãi ở loài cáo, nhƣng bệnh đã giảm xuống từ năm 1978 khi vắc xin dại uống
bắt đầu thực hiện. Số trƣờng hợp mắc dại ở miền Tây Châu Âu đã giảm rất
mạnh từ năm 1992.
Ở Việt Nam, bệnh dại lƣu hành và phát triển ở hầu hết các tỉnh/thành
phố. Những năm 1990-1995, tỷ lệ tử vong là 0,43/100.000 dân, trung bình mỗi
năm có 350-500 ca tử vong. Năm 1996, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Chỉ thị
92/TTg về tăng cƣờng phòng chống bệnh dại. Các biện pháp phòng chống bệnh

dại đã đƣợc tăng cƣờng và kết hợp nên số ca tử vong đã giảm. Từ năm 2004
đến nay, bệnh dại có chiều hƣớng tăng lên, tập trung tại một số tỉnh: Phú Thọ,
Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Tây, Gia Lai, Bến Tre, Bình Thuận. Năm 2007, cả
nƣớc có 131 trƣờng hợp tử vong do bệnh dại [3], [45], [52], [54].
1.2.5. Lâm sàng bệnh dại ở ngƣời
* Thời kỳ ủ bệnh: trung bình từ 30 - 90 ngày (80% trƣờng hợp), có
những trƣờng hợp nhanh dƣới 20 ngày (5 - 10%), hoặc chậm hơn 3 tháng (7-
20%). Thời kỳ ủ bệnh dài hay ngắn tùy thuộc vào vị trí và mức độ vết cắn.
Nếu số lƣợng vết cắn nhiều, sâu và vị trí cắn ở gần thần kinh trung ƣơng và
giàu mạng lƣới thần kinh (đầu mặt cổ, bàn tay) thì thời kỳ ủ bệnh sẽ ngắn.
Thời kỳ ủ bệnh nói chung yên lặng, đôi khi nhức đầu, khó chịu, buồn nôn
hoặc chảy nƣớc mắt, nƣớc mũi. Dấu hiệu có giá trị chẩn đoán nhất trong thời
kỳ này là dấu hiệu kiến bò tại vết cắn.
Trƣớc khi phát bệnh có thể có tiền triệu: lo lắng, thay đổi tính tình, có
cảm giác ngứa, đau ở nơi bị cắn.

24
* Thời kỳ toàn phát: có 3 thể sau:
- Thể co thắt: hay gặp nhất, đặc điểm là co cứng, co thắt, co giật, run
các cơ kể cả cơ ở mặt. Co thắt cơ hô hấp và co thắt thanh quản là biểu hiện
tổn thƣơng hành tủy. Triệu chứng đặc trƣng:
+ Sợ nƣớc: khát không dám uống, chỉ nhìn thấy hoặc nghe tiếng nƣớc
chảy cũng gây tăng co thắt họng và rất đau.
+ Sợ gió, sợ ánh sáng, nét mặt luôn căng thẳng, hoảng hốt, mắt sáng và
đỏ, tai thính, có thể có tình trạng kích thích sinh dục. Sốt tăng dần, vã mồ
hôi, tăng tiết đờm dãi, rối loạn tim mạch và hô hấp. Các triệu chứng trên
xuất hiện thành cơn, ngày càng dầy hơn, mạnh hơn, có lúc tỉnh táo. Các triệu
chứng nặng dần lên và tử vong trung bình sau 3 - 5 ngày do ngừng hô hấp và
ngừng tim.
- Thể liệt: ít gặp hơn. Lúc đầu có thể thấy đau nhiều vùng cột sống, sau

đó xuất hiện hội chứng liệt leo kiểu Landry: liệt chi dƣới, sau đó rối loạn cơ
vòng rồi liệt chi trên. Khi tổn thƣơng tới hành não thì xuất hiện liệt thần kinh
sọ, ngừng hô hấp và tuần hoàn. Tử vong sau 4 - 12 ngày.
- Thể cuồng: bệnh nhân kích thích quá độ, có những phản ứng dữ tợn,
ngƣời bệnh trở nên hung bạo, có những hành vi không bình thƣờng nhƣ
chống lại y bác sỹ và những ngƣời xung quanh mình. Thể trạng suy sụp
nhanh, hôn mê, ngất và chết [3], [16], [24], [35], [50].
1.2.6. Chẩn đoán bệnh dại
Dựa vào các yếu tố sau:
* Lâm sàng: dựa vào những dấu hiệu đặc trƣng của bệnh. Trẻ em
thƣờng bị cắn vào mặt nên thời gian ủ bệnh thƣờng ngắn, biểu hiện lâm sàng
rất ít cơn co thắt nên có thể không có dấu hiệu sợ nƣớc, trẻ vẫn bình tĩnh, chỉ
thấy khó chịu, nôn ọe, bần thần, buồn bã, có thể có một giai đoạn kích thích
ngắn rồi li bì, trụy tim mạch và tử vong.

25
* Tiền sử: Ngƣời bị súc vật (chó, mèo…) cào cắn, liếm hoặc làm thịt
các súc vật tự nhiên có biểu hiện dại nhƣ hung dữ, cắn xé lung tung, cắn nhiều
ngƣời, lấm lét, ủ dột, nằm só tối.
* Xét nghiệm: bệnh dại chắc chắn dẫn đến tử vong, các chẩn đoán
phòng xét nghiệm chỉ có giá trị cho nghiên cứu, không có ý nghĩa cho việc
điều trị.
- Phƣơng pháp miễn dịch huỳnh quang: xác định vi rút dại từ các bệnh
phẩm: nƣớc mắt, nƣớc bọt, dịch não tủy, mảng sinh thiết não, da.
.
-
.
- Nếu bệnh nhân tử vong tìm tiểu thể Negri trong trong não ở vùng
sừng Amon và các tổn thƣơng viêm não không đặc hiệu bằng kính hiển vi
điện tử.

- Kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction): đây là một kỹ thuật sinh
học phân tử, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao để phát hiện ra thành phần axit
nucleic của vi rút [8], [12], [24], [49].
1.3. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI
Bệnh dại khi đã lên cơn tử vong 100%, không có thuốc điều trị. Bệnh
dại 100% ngăn ngừa đƣợc thông qua việc tiêm chủng rộng rãi động vật hoặc
chăm sóc y tế kịp thời những ngƣời bị chó cắn [56].
1.3.1 Biện pháp dự phòng chung
- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe: cung cấp thông tin cần thiết về bệnh
dại và cách phòng chống, nhất là việc phát hiện súc vật bị bệnh dại, cách xử
lý sau khi bị súc vật cắn hoặc tiếp xúc, đến cơ sở y tế để đƣợc khám, tƣ vấn và
điều trị dự phòng kịp thời.

×