Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại công ty tnhh mtv cấp thoát nước kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 194 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG










TRƯƠNG HOÀNG VĂN







HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI CÔNG TY TNHH
MTV CẤP THOÁT NƯỚC KIÊN GIANG










LUẬN VĂN THẠC SĨ









NHA TRANG – 2014


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG










TRƯƠNG HOÀNG VĂN






HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI CÔNG TY TNHH
MTV CẤP THOÁT NƯỚC KIÊN GIANG



Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số

: 60 34 01 02




LUẬN VĂN THẠC SĨ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. NGUYỄN THỊ HIỂN







NHA TRANG - 2014

i

LỜI CAM ÐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
cơ bản tại công ty TNHH MTV cấp thoát nước Kiên Giang” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi.


Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn
nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác
trước đây.


Nha Trang, ngày 30 tháng 7 năm 2014


Tác giả luận văn



Trương Hoàng Văn
















ii

LỜI CẢM ƠN
Lời cám ơn đầu tiên tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô trường Ðại học Nha
Trang đã dạy dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến thức trong quá trình học tập, những
kiến thức quý thầy cô truyền đạt là vô cùng quý báu và là nền tảng để tôi thực hiện
luận văn này.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến cô – TS. Nguyễn Thị Hiển,
người đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo để tôi có thể hoàn tất luận văn.

Tôi cũng xin chân thành cám ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong
gia đình đã động viên, ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn.





















iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ÐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ
DỰ ÁN ĐTXDCB 6
1.1 Các khái niệm cơ bản 6
1.1.1 Đầu tư, dự án và dự án đầu tư 6
1.1.2 Khái niệm về quản lý dự án 14

1.1.3 Mục tiêu của quản lý dự án 15
1.1.4 Tác dụng của QLDA: 16
1.1.5 Các giai đoạn hình thành dự án: 17
1.1.6 Tiến trình quản lý dự án đầu tư công trình: 18
1.2 Các hình thức tổ chức và quản lý dự án 18
1.2.1 Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án 18
1.2.2 Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án 20
1.2.3 Hình thức chìa khóa trao tay 21
1.2.4 Hình thức tự thực hiện 22
1.3 Các mô hình tổ chức dự án 22
1.3.1 Mô hình tổ chức dự án theo chức năng 22
1.3.2 Mô hình tổ chức chuyên trách quản lý dự án 23
1.3.3 Mô hình quản lý dự án theo ma trận 24
1.4 Nội dung quản lý dự án 25
1.4.1 Quản lý vĩ mô và vi mô đối với các dự án 25
1.4.2 Các nội dung QLDA ĐT XDCT 26
1.5 Một số kinh nghiệm trong quản lý dự án của các nước 42
1.5.1 Nhật Bản 42
1.5.2 Vương Quốc Anh 46
1.5.3 Kinh nghiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng của một số nước 50
Kết luận chương 1 51
iv
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CẤP THOÁT NƯỚC KIÊN
GIANG 52
2.1 Khái quát về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cấp thoát nước Kiên Giang 52
2.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty 52
2.1.2 Bộ máy quản lý và điều hành công ty 53
2.1.3 Hiện trạng cấp nước của tỉnh Kiên Giang 55
2.1.4 Dây chuyền công nghệ sản xuất nước sạch của công ty 56

2.1.5 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 56
2.1.6 Đặc điểm đầu tư tại công ty TNHH MTV cấp thoát nước Kiên Giang. 57
2.1.7 Khái quát về các dự án công ty đã và đang thực hiện 59
2.2 Thực trạng QLDA của công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang. 61
2.2.1 Mô hình tổ chức dự án của công ty TNHH MTV cấp thoát nước Kiên Giang. 61
2.2.2 Công tác lập dự án đầu tư 66
2.2.3 Công tác thẩm định DAĐT và ra quyết định đầu tư 69
2.2.4 Công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu 74
2.2.5 Công tác giám sát & kiểm soát thực hiện thi công 77
2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý dự án tại công ty TNHH MTV cấp thoát nước
Kiên Giang 84
2.3.1 Các kết quả đạt được 84
2.3.2 Những tồn tại hạn chế 88
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại 95
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 96
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN
TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẤP THOÁT NƯỚC KIÊN GIANG 97
3.1 Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty TNHH MTV cấp thoát
nước Kiên Giang 97
3.1.1 Quản lý dự án đầu tư phải đảm bảo việc tuân thủ những quy định của pháp luật
của nhà nước Việt Nam và nhà tài trợ nhằm đảm bảo tính hợp pháp của dự án. 97
3.1.2 Quản lý dự án đầu tư phải đảm bảo xem xét, đánh giá toàn diện các nội dung
trong từng giai đoạn của dự án
. 98
3.1.3 Quản lý dự án đầu tư phải nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ của khoa học để hoàn
thiện theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại . 98
v
3.1.4 Quản lý dự án đầu tư phải có “nghệ thuật” nhằm giải quyết hài hòa các mối quan
hệ trong tổ chức liên quan thực hiện dự án. 98
3.1.5 Quản lý dự án đầu tư phải đảm bảo tính kịp thời, tiết kiệm và hiệu quả 98

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty TNHH MTV cấp thoát nước
Kiên Giang 99
3.2.1 Giải pháp về bộ máy quản lý tổ chức dự án 99
3.2.2 Nâng cao việc tuyển chọn, đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho BQLDA và
phòng ban liên quan. 108
3.2.3 Hoàn thiện công tác lập và thẩm định dự án đầu tư 109
3.2.4 Hoàn thiện công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu xây dựng 119
3.2.5 Hoàn thiện công tác giám sát & kiểm soát quá trình thực hiện thi công 126
3.3 Kiến nghị 136
3.3.1 Các cơ quan quản lý nhà nước 136
3.3.2 Đối với cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương 137
3.3.3 Về phía công ty: 137
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 139
KẾT LUẬN
140
TÀI LIỆU THAM KHẢO 142
PHỤ LỤC

















vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á (Asia Development Bank)
BQLDA Ban quản lý dự án
CESI Cải thiện vệ sinh môi trường cộng đồng (Community
Environment Sanitation Improvement)
DAĐT Dự án đầu tư

ĐTXDCB Đầu tư xây dựng cơ bản
HSDT Hồ sơ dự thầu
HSMT Hồ sơ mời thầu
HTCN Hệ thống cấp nước
IRR Tỉ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate Of Return - IRR)
KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư
KHĐT

Kế hoạch đấu thầu
KQĐT Kết quả đấu thầu

NCKT Nghiên cứu khả thi
NCTKT Nghiên cứu tiền khả thi
NPV Giá trị hiện tại thuần (Net Present Value)
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)
PIA Hỗ trợ thực thi dự án Project Implementation Assistance
PHAP Chương trình nhận thức sức khỏe cộng đồng (Public Health
Awareness Program)

POA Hỗ trợ định hướng dự án (Project Orientation Assistance)
QLDAĐT Quản lý dự án đầu tư
QLĐT Quản lý đầu tư
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
UBND Ủy ban nhân dân
VSMT Vệ sinh môi trường

WB Ngân hàng thế giới (World Bank)
XDCT Xây dựng công trình

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Quan điểm, mục tiêu thẩm định DAĐT theo cấp độ quản lý 32
Bảng 2.1: Hệ thống nhà máy nước, trạm cấp nước của công ty 55
Bảng 2.2: Mạng lưới cấp nước của công ty 56
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2010 đến 2012 57
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát về bộ máy và con người BQLDA 65
Bảng 2.5: Hình thức lập dự án của một số dự án của công ty 68
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát về công tác lập dự án 68
Bảng 2.7: Các kết quả so sánh FIRR của các tiểu dự án cấp nước và VSMT Rạch Giá 73
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về công tác thẩm định dự án đầu tư 74
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát công tác đầu thầu 77
Bảng 2.10: Thực trạng tiến độ của các dự án của công ty đã hoàn thành 78
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát công tác kiểm soát trong giai đoạn thi công 83
Bảng 2.12: Tổng hợp kết quả của dự án cấp nước và VSMT Rạch Giá (tháng 3/2010). 85
Bảng 3.1: Ma trận đề xuất vai trò, nhiệm vụ, chức năng của từng cơ quan, đơn vị trong
công tác QLDA 104
Bảng 3.2: Mẫu báo cáo tiến độ thi công 128












viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Chức năng cơ bản của quá trình đầu tư 8
Hình 1.2: Chu trình quản lý dự án 14
Hình 1.3: Mục tiêu tổng hợp của dự án 16
Hình 1.4: Quá trình phát triển mục tiêu của dự án 16
Hình 1.5 : Các giai đoạn hình thành dự án đầu tư 17
Hình 1.6 : Tiến trình QLDA ĐT xây dựng công trình 18
Hình 1.7: Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án 20
Hình 1.8: Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án 20
Hình 1.9: Mô hình chìa khóa trao tay 21
Hình 1.10: Mô hình quản lý dự án theo chức năng 23
Hình 1.11: Mô hình tổ chức chuyên trách quản lý dự án 24
Hình 1.12: Mô hình quản lý dự án theo ma trận 25
Hình 1.13: Quá trình lựa chọn nhà thầu theo Luật đấu thầu 36
Hình 1.14: Sơ đồ quá trình kiểm soát dự án 40
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty 54
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức tổng quát quản lý dự án của công ty 62
Hình 2.3: Sơ đồ thực trạng cụ thể của BQLDA có nguồn vốn ODA 64

Hình 2.4: Các cấp quản lý của dự án có nguồn vốn ODA 64
Hình 2.5: Sơ đồ tổ chức thẩm định hiện nay của công ty 70
Hình 2.6: Quy trình tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu của công ty 74
Hình 2.7: Quy trình quản lý và thanh toán của công ty . 79
Hình 3.1: Mô hình thức tổ chức tổng thể bộ máy quản lý dự án đề xuất 102
Hình 3.2: Mô hình tổ chức của BQLDA và sự tham gia của các bộ phận chức năng 102
Hình 3.3: Mô hình tổ chức của các cơ quan chức năng đối với các dự án ODA 103
Hình 3.4: Mô hình phòng kỹ thuật và QLĐT 103
Hình 3.5: Mô hình phòng kế toán tài vụ 103
Hình 3.6: Quy trình chung tiếp nhận và thẩm định dự án đề xuất đối với dự án của
công ty. 113
Hình 3.7: Quy trình chi tiết thẩm định dự án đề xuất đối với dự án của công ty. 116
Hình 3.8: Quy trình lựa chọn nhà thầu 120


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư là một hoạt động kinh tế và là một bộ phận của sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp và cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng việc tăng tiềm lực của
nền kinh tế nói chung và tiềm lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng.
Do đó nếu đầu tư không hiệu quả thì không phát triển mà còn dẫn đến thất bại
trong kinh doanh có khi dẫn đến phá sản doanh nghiệp mà trong đó QLDAĐT là
khâu then chốt đảm bảo hiệu quả đầu tư. Vì vậy để đảm bảo hoạt động đầu tư có
hiệu quả thì việc hoàn thiện công tác QLDAĐT trong các doanh nghiệp càng được
chú trọng và có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Trong những năm qua, thông qua công cuộc đổi mới và chính sách mở cửa hợp
tác và giao lưu kinh tế với các nước, Việt Nam đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư và nhiều
dự án đầu tư. Trong tổng vốn đầu tư phát triển, vốn ODA đã trở thành nguồn bổ sung
quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Hàng năm có rất

nhiều dự án đầu tư vào rất nhiều các lĩnh vực khác nhau như cơ sở hạ tầng, nâng cấp
đô thị, mạng lưới điện, cấp thoát nước, thuỷ lợi, trường học, bệnh viện an ninh quốc
phòng, phát triển kinh tế xã hội Cùng với việc thu hút đầu tư, Việt Nam đã đã ban
hành nhiều văn bản luật và dưới luật như Luật Xây Dựng (2003), Luật Đầu tư (2005),
Luật doanh nghiệp (2005), Luật Đất Đai (2003) đã khắc phục được những hạn chế
theo cơ chế cũ và cởi mở tiếp cận dần với thế giới.
Tuy nhiên hiện nay việc quản lý và thực hiện dự án vẫn còn nhiều bất cập và bộc
lộ nhiều yếu kém như: tiến độ dự án không đáp ứng, chi phí phát sinh làm tổng mức
đầu tư tăng nên phải phê duyệt lại tổng mức đầu tư, trình độ, năng lực của nhân viên
của ban quản lý dự án (BQLDA) còn hạn chế, công tác đấu thầu còn bộc lộ nhiều yếu
kém Các hạn chế trên xuất phát từ sự yếu kém của nhiều bên tham gia trong dự án
mà trong đó cũng có vai trò của chủ đầu tư trong việc quản lý dự án. Do đó cần phải
có biện pháp quản lý và thực hiện các dự án đầu tư một cách có hiệu quả.
Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang (công ty) là một doanh nghiệp
nhà nước hoạt động theo luật doanh nghiệp. Trong hơn 10 năm gần đây nhu cầu mở
rộng quy mô sản xuất, công ty đã tiến hành mở rộng, nâng cấp nhà máy xử lý nước,
mạng lưới đường ống thông qua các dự án ODA với nhiều hình thức như: vay vốn của
các tổ chức tín dụng quốc tế như ADB, WB và tranh thủ nguồn vốn tài trợ không
2
hoàn lại của các nước Trong thực tế, quy trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng
cơ bản là rất phức tạp, mà đối với các dự án ODA lại càng phức tạp hơn. Sớm nhận
biết được tính phức tạp của quy trình quản lý dự án, công ty đã có chuẩn bị tốt để thực
hiện các dự án, nhưng trong quá trình thực hiện, vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế cần phải
được khắc phục.
Xuất phát từ tình hình thực tế và những hạn chế trong công tác quản lý dự án tại
công ty và để nâng cao chất lượng quản lý các dự án của công ty đang và sẽ thực hiện
trong tương lai nên học viên đã chọn đề tài "Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu
tư xây dựng cơ bản tại Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Kiên Giang" làm đề
tài luận văn thạc sĩ cho mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

-
Hệ thống hoá cơ sở lý luận, lý thuyết về quản lý dự án, về đầu tư xây dựng cơ
bản trong giai đoạn hiện nay. Các sơ sở lý thuyết này là cơ sở định hướng để phân tích
thực trạng và đề xuất cho công ty
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án tại công ty TNHH MTV
Cấp thoát nước Kiên Giang. Thông qua đó nhằm đánh giá đúng tình hình thực hiện dự
án, rút ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến dự án.
- Ðề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đối với các
dự án đang và sẽ thực hiện tại công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý dự án của công ty TNHH MTV Cấp thoát
nước Kiên Giang.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu công tác quản lý dự án tại công ty TNHH
MTV Cấp thoát nước Kiên Giang thông qua các dự án tại công ty như dự án cấp nước
Phú Quốc (vốn vay Ngân hàng Thế giới - đang thực hiện) và dự án cấp nước và vệ
sinh môi trường Rạch Giá (vay vốn ADB thực hiện từ năm 2002 - 2010), dự án cấp
nước và VSMT thị xã Hà Tiên ( nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Úc từ năm
2002-2010) và một số dự án đầu tư mà công ty đã, đang và sẽ thực hiện trên các lĩnh
vực: lập dự án đầu tư; thẩm định dự án đầu tư; đấu thầu và lựa chọn nhà thầu; giám sát &
kiểm soát thực hiện dự án.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong triển khai nghiên cứu đề tài, các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp
chuyên gia, phương pháp thu thập phân tích số liệu, phương pháp so sánh, tổng hợp sẽ
được sử dụng xuyên suốt trong đề tài này
3
Các phương pháp cụ thể
- Các phương pháp thu thập thông tin: Ðề tài tiến hành thu thập một số tài liệu,
văn bản, báo cáo và nghiên cứu hiện có tại Việt Nam liên quan đến công tác triển khai thực
hiện dự án thông qua nhiều nguồn khác nhau (Giáo trình Quản trị dự án, giáo trình quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình, các quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Ngân hàng

Phát triển châu Á, Ngân hàng Thế giới).
- Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn và trao đổi với các chuyên gia quản lý dự
án nhằm thu thập những kinh nghiệm, nhận xét và ý kiến của họ về vấn đề liên quan đến
công tác quản lý dự án.
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp số liệu: nhằm phân tích, so sánh,
tổng hợp số liệu tại dự án nhằm mục đích phân tích so sánh, đưa ra nhận xét và từ những
phân tích so sánh và nhận xét sẽ đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công
tác quản lý dự án tại công ty TNHHMTV Cấp thoát nước Kiên Giang.
5. Đóng góp của luận văn:
 Về cơ sở khoa học: hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về QLDA,
đầu tư xây dựng cơ bản.
 Về thực tiễn: phân tích đánh giá thực trạng công tác QLDA tại công ty TNHH MTV
cấp thoát nước Kiên Giang qua đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLDA.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý dự án đầu tư tại công ty.
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Đề tài luận án Tiến sĩ “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư thuộc các
tổng công ty xây dựng trong điều kiện phân cấp quản lý đầu tư hiện nay” của tác giả Trần
Thị Mai Hương. Đề tài đã nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về thẩm định dự án đầu tư trong
điều kiện phân cấp quản lý đầu tư, thực trạng công tác thẩm định dự án của các tổng công
ty xây dựng trực thuộc Bộ Xây Dựng ở Việt Nam trong điều kiện phân cấp quản lý đầu tư,
từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư thuộc các tổng công
ty xây dựng trong điều kiện phân cấp quản lý đầu tư.
- Đề tài luận văn Thạc sĩ "hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án thủy
điện Sông Bung 4" của tác giả Huỳnh Thị Hồng Vân. Ðề tài nghiên cứu lý thuyết về tổ
chức quản lý dự án đầu tư xây dựng. Đề tài phân tích thực trạng quản lý tiến độ của dự án
Sông Bung 4; phân tích ưu, nhược điểm của công tác lập kế hoạch tiến độ, giám sát tiến
4
đô; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. Dựa trên cơ sở phân tích tác giả
đã đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác giám sát tiến độ và đẩy nhanh tiến độ

của dự án.

- Đề tài luận văn Thạc sĩ "Nâng cao năng lực quản lý dự án của Ban quản lý dự án
nhiệt điện Nghi Sơn 1" của tác giả Trần Thanh Cường. Đề tài nghiên cứu lý thuyết quản lý
dự án, đặc điểm và mô hình quản lý dự án của ngành nhiệt điện, năng lực quản lý của
BQLDA, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của BQLDA. Đề tài đã phân tích thực trạng
năng lực của BQLDA nhiệt điện Nghị Sơn 1 thông qua các khía cạnh như: công tác thiết
kế, công tác mua sắm, công tác quản lý chi phí, công tác quản lý tiến độ, đấu thầu để
đánh giá khái quát năng lực của BQLDA, nêu lên các kết quả, những hạn chế, nguyên nhân.
Trên cơ sở định hướng phát triển và thực trạng năng lực của BQLDA, tác giả đã đề xuất các
biện pháp nhằm nâng cao năng lực cho BQLDA, các kiến nghị đối với EVN và JICA.
Đề tài luận văn Thạc sĩ “ Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại tổng Công
Ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 5” của tác giả Phạm Hữu Vinh. Đề tài nghiên cứu
lý thuyết quản lý dự án đầu tư, phân tích hiện trạng quản lý dự án đầu tư của tổng công ty
xây dựng công trình giao thông 5 trên các mặt lập và thẩm định dự án đầu tư và ra quyết
định đầu tư, công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu xây dựng,
công tác giám sát & kiểm
soát thực hiện thi công, c
ông tác giám sát & kiểm soát tiến độ, công tác giám sát & kiểm
soát chi phí, công tác giám sát & kiểm soát rủi ro, công tác giám sát & kiểm soát chất
lượng thi công, mô hình tổ chức QLDAĐT của Tổng công ty XDCTGT5 từ đó đề xuất
các biện pháp hoàn thiện công tác lập và
thẩm định dự án đầu tư,
công tác quản lý đấu
thầu, lựa chọn nhà thầu, xây dựng, công tác giám sát & kiểm soát quá trình thực hiện thi
công (bao gồm công tác giám sát & kiểm soát tiến độ, công tác giám sát & kiểm soát chi
phí, công tác giám sát & kiểm soát rủi ro, công tác giám sát & kiểm soát chất lượng dự án.
Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về QLDA nói chung và cho ngành nước nói riêng.
Tuy nhiên do đặc tính của các dự án nói chung và dự án cấp nước nói riêng có quy mô
đầu tư, vốn đầu tư lớn, thời gian kéo dài, công tác QLDA ở từng dự án thường hay thay

đổi và được vận dụng một cách khác nhau. Cho nên việc tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu để
hoàn thiện công tác này là rất cần thiết và không trùng lắp.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, bảng biểu, hình ảnh đính kèm, cấu trúc
luận văn bao gồm các chương sau:
5
Chương 1: Cơ sở lý luận về dự án đầu tư và quản lý dự án ĐTXDCB.
Trong chương này, tác giả sẽ trình bày các kiến thức chung nhất về đầu tư, dự án,
dự án đầu tư, QLDA, trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản, phân loại dự án
đầu tư, quản lý và quản lý dự án, các mô hình quản lý dự án, kinh nghiệm QLDA của
các nước Qua đó có cái nhìn tổng quát đối với việc quản lý dự án đầu tư xây dựng
cơ bản.
Chương 2: Thực trạng của công tác quản lý dự án tại công ty TNHH MTV
cấp thoát nước Kiên Giang
Trong chương này, tác giả sẽ phân tích thực trạng được tiếp cận từ việc đánh giá
tổng quan về công ty trong quá trình hình thành và phát triển, mô hình tổ chức hoạt
động của công ty và mô hình hoạt động đầu tư, phân tích và đánh giá toàn diện thực
trạng của công tác QLDAĐT xây dựng ở công ty, trên cơ sở đó đưa ra những tồn tại và
nguyên nhân của tồn tại trong công tác QLDAĐT ở công ty trong thời gian qua.
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty
TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang.
Trong chương này, tác giả sẽ xây dựng hệ thống các quan điểm về công tác
QLDAĐT, đ
ề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác QLDAĐT của
công ty TNHH
MTV Cấp thoát nước Kiên Giang. Các giải pháp được đề cập chi tiết cho từng lĩnh vực:
lập DAĐT; thẩm định DAĐT và ra quyết định đầu tư; quản lý đấu thầu; giám sát &
kiểm soát thực hiện dự án ở giai đoạn thi công cho đến việc kiện toàn tổ chức
QLDAĐT của công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang và kiến nghị.







6
CHƯƠNG 1
NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ
DỰ ÁN ĐTXDCB
Để quản lý tốt dự án đầu tư, trước hết phải hiểu rõ các khái nhiệm cơ bản, nội dung
quản lý dự án, các phương pháp quản lý. Những khái niệm cơ bản này sẽ là thước đo, là cơ
sở để đánh giá vấn đề và để hiểu rõ nhiệm vụ, chức năng của quản lý DAĐT.
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Đầu tư, dự án và dự án đầu tư
1.1.1.1 Đầu tư
Hoạt động đầu tư (gọi tắt là đầu tư) là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài
chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp
hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất của nền
kinh tế. Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, có thể có
những cách hiểu khác nhau về đầu tư [6].
Theo ngân hàng thế giới “đầu tư là sự bỏ vốn trong một thời gian dài vào một
lĩnh vực nhất định nào đó và đưa vốn vào hoạt động của doanh nghiệp tương lai trong
nhiều chu kỳ kế tiếp nhằm thu hồi vốn và có lợi nhuận cho nhà đầu tư và lợi ích kinh
tế-xã hội cho đất nước được đầu tư”; hay theo Luật đầu tư số 59/2005/QH11 thì “đầu
tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành
tài sản, tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này và các quy định khác
của pháp luật có liên quan”.
Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các
hoạt động nào đó nhằm mong thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong
tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực có thể

là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Các kết quả đạt được có thể
là tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực.
Đầu tư theo nghĩa hẹp là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực
vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian
tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.
7
Hoạt động đầu tư có những đặc điểm chính sau đây:
- Trước hết phải có vốn: vốn có thể bằng tiền, bằng các loại tài sản khác như
máy móc thiết bị, nhà xưởng, các công trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu công
nghiệp, bí quyết kỹ thuật, qui trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, giá trị quyền sử dụng
đất, mặt nước, mặt biển, các nguồn tài nguyên khác. Vốn có thể là vốn Nhà nước, vốn
tư nhân, vốn góp, vốn vay, vốn cổ phần.
- Một đặc điểm khác của đầu tư là thời gian tương đối dài, thường từ 2 năm trở
lên, có thể đến 50 năm, nhưng tối đa cũng không quá 70 năm. Các hoạt động kinh tế
ngắn hạn trong vòng 1 năm tài chính không được gọi là đầu tư. Thời hạn đầu tư được
ghi rõ trong quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư và còn được coi là đời sống của
dự án.
- Lợi ích do đầu tư mang lại được biểu hiện trên 2 mặt: lợi ích tài chính (biểu
hiện qua lợi nhuận) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế xã hội).
Lợi ích kinh tế xã hội thường được gọi tắt là lợi ích kinh tế. Lợi ích tài chính ảnh
hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ đầu tư, còn lợi ích kinh tế ảnh hưởng đến quyền
lợi của xã hội, của cộng đồng.
- Phải diễn ra theo một quá trình: để đầu tư thì nhà đầu tư phải tiến hành một
loạt các bước thực hiện đầu tư từ khi hình thành ý tưởng đầu tư đến thực hiện đầu tư
và kết thúc đầu tư. Quá trình này thường chia làm ba giai đoạn: chuẩn bị đầu tư – thực
hiện đầu tư – vận hành khai thác kết quả đầu tư.
- Dự án đầu tư luôn gắn với rủi ro mạo hiểm: do thời gian đầu tư thường kéo dài
và đặc điểm của dự án thường hay thay đổi. Việc thay đổi diễn ra từ nhiều phía. Chính
các thay đổi sẽ ảnh hưởng đến dự án mà chủ đầu tư không thể lường trước được các
thay đổi.

- Mọi quá trình đầu tư đều phải có mục đích: Hoạt động đầu tư của mỗi doanh
nghiệp có ba loại trao đổi các giá trị kinh tế chủ yếu là “Trao đổi để huy động vốn cần
thiết (chức năng tài chính) - Trao đổi để khai thác nguồn vốn có sẵn (chức năng
đầu tư) -
Trao đổi để đem lại thu nhập về tài chính dựa trên số vốn đầu tư (chức
năng sản
xuất)”. Chính ba loại trao đổi này xác định các chức năng cơ bản của hoạt động đầu tư.

8

Hình 1.1: Chức năng cơ bản của quá trình đầu tư
Nguồn: Phước Minh Hiệp-NXB thống kê 2007 "thiết lập và thẩm định dự án đầu tư"

1.1.1.2 Dự án
Thuật ngữ dự án được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Tùy theo mục
đích mà nhấn mạnh một khía cạnh nào đó.


- Trên phương diện phát triển, có hai cách hiểu về dự án: cách hiểu ''tĩnh'' và
cách hiểu ''động''. Theo cách hiểu thứ nhất ''tĩnh'' thì dự án là hình tượng về một tình
huống (một trạng thái) mà ta muốn đạt tới. Theo cách hiểu thứ hai ''động'' có thể định
nghĩa dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cụ thể cần phải được
thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ nhằm
tạo ra một thực thể mới [18].
Như vậy, theo định nghĩa này thì:
+ Dự án không chỉ là một ý định phác thảo mà có tính cụ thể và mục tiêu xác định;
+ Dự án không phải là một nghiên cứu trừu tượng mà phải cấu trúc nên một
thực thể mới.
- Trên phương diện quản lý, có thể định nghĩa dự án là những nỗ lực có thời
hạn nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất.

Ðịnh nghĩa này nhấn mạnh hai đặc tính :
+ Nỗ lực tạm thời (hay có thời hạn). Nghĩa là, mọi dự án đầu tư đều có điểm bắt
đầu và kết thúc xác định. Dự án kết thúc khi mục tiêu của dự án đã đạt được hoặc khi
xác định rõ ràng mục tiêu không thể đạt được và dự án bị loại bỏ.











I
Người đầu tư
Người cho vay



Công ty thực
hiện đầu tư






II













III
Sản xuất - kinh doanh
Người sản xuất

kinh doanh
Thu hồi vốn sản xuất
kinh doanh
V

n

Thu l

i

t



v

n

Đ

u tư

Thu l

i

từ đầu

Ch

c năng tài chính

Ch

c năng đ

u tư và s

n xu

t kinh doanh

9
+ Sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất. Sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất là sản

phẩm hoặc dịch vụ khác biệt so với những sản phẩm tương tự đã có hoặc dự án khác.
Dù định nghĩa khác nhau nhưng có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản của khái
niệm dự án như sau:
 Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng. Mỗi dự án thể hiện một hoặc một nhóm
nhiệm vụ cần được thực hiện với một bộ kết quả xác định nhằm thoả mãn một nhu cầu
nào đó. Dự án cũng là một hệ thống phức tạp nên cần được chia thành nhiều bộ phận
khác nhau để thực hiện và quản lý nhưng phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về thời
gian, chi phí và việc hoàn thành với chất lượng cao.
 Dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn. Nghĩa là, giống
như các thực thể sống, dự án cũng trải qua các giai đoạn: hình thành, phát triển, có thời
điểm bắt đầu và kết thúc.
 Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận
quản lý chức năng với quản lý dự án… Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên
hữu quan như: chủ đầu tư, người hưởng thụ dự án, các nhà tư vấn, nhà thầu, các cơ
quan quản lý nhà nước Tuỳ theo tính chất và yêu cầu của chủ đầu tư mà sự tham gia
của các thành phần trên là khác nhau. Giữa các bộ phận quản lý chức năng và nhóm
quản lý dự án thường xuyên có quan hệ lẫn nhau và cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ
nhưng mức độ tham gia của các bộ phận không giống nhau. Vì mục tiêu của dự án, các
nhà quản lý dự án cần duy trì thường xuyên mối quan hệ với các bộ phận quản lý khác.
 Sản phẩm của dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo (mới lạ). Khác với
quá trình sản xuất liên tục và gián đoạn, kết quả của dự án không phải là sản phẩm sản
xuất hàng loạt, mà có tính khác biệt cao. Sản phẩm và dịch vụ do dự án đem lại là duy
nhất. Lao động đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao, nhiệm vụ không lặp lại . . .
 Môi trường hoạt động “va chạm”. Quan hệ giữa các dự án là quan hệ chia
nhau cùng một nguồn lực khan hiếm của một tổ chức. Dự án “cạnh tranh” lẫn nhau và
với các bộ phận chức năng khác về tiền vốn, nhân lực, thiết bị Một số trường hợp, các
thành viên quản lý dự án thường có hai thủ trưởng trong cùng một thời gian nên sẽ gặp khó
khăn không biết thực hiện quyết định nào của cấp trên khi hai lệnh mâu thuẫn nhau.
 Tính bất định và độ rủi ro cao. Hầu hết các dự án đòi hỏi lượng tiền vốn, vật
tư và lao động rất lớn để thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Mặt khác,

thời gian đầu tư và vận hành kéo dài nên các dự án đầu tư phát triển thường có độ rủi
ro cao.
10
1.1.1.3 Dự án đầu tư:
- Theo Luật đầu tư thì dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn
để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
- Theo Ngân hàng thế giới thì dự án đầu tư là tổng thể các chính sách hoạt động
và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt những mục tiêu nào đó trong
một thời gian nhất định.
Theo Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ghi: “dự án đầu tư xây dựng công trình
(DAĐT XDCT) là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở
rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao
chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. DAĐT
XDCT

bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở".
- Có thể xem xét dự án đầu tư từ nhiều góc độ khác nhau:
 Về mặt hình thức, nó là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và
có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những mục tiêu
nhất định trong tương lai.
 Trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý sử dụng vốn vật tư,
lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài.
 Trên góc độ kế hoạch, dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết
của hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề cho
các quyết định đầu tư và tài trợ.
 Về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với
nhau được kế hoạch hóa đạt các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể
trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.
Như vậy dù ở một quan điểm nào thì một dự án đầu tư bao gồm 4 thành phần chính:
 Mục tiêu của dự án: Mục tiêu của dự án được thể hiện ở 2 mức:

 Mục tiêu phát triển là những lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện dự án
mang lại.
 Mục tiêu trước mắt là các mục đích cụ thể cần đạt được của việc thực
hiện dự án.
 Các kết quả: Đó là những kết quả cụ thể, có thể định lượng, được tạo ra từ
các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện được các
mục tiêu của dự án.
11
 Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong
dự án để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động cùng với một
lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện tạo thành kế hoạch làm việc
của dự án.
 Các nguồn lực: Về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành
các hoạt động của dự án. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu
tư cần cho dư án.
Có thể khái niệm tổng quát DAĐT như sau:
“Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới,
mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số
lượng, duy trì, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong
khoảng thời gian xác định.”
Những hoạt động hợp thành một dự án đầu tư về cơ bản bao gồm: việc nghiên cứu
hoạch định các chính sách, các quy trình, các chuẩn mực; việc hoạch định các
quy
hoạch, chương trình; việc thiết kế, chế tạo, mua sắm trang thiết bị; việc xây
dựng, lắp
đặt thiết bị; việc đổi mới tổ chức và phương thức quản trị-điều hành; việc đào tạo nhân
lực; việc chuyển giao công nghệ; khả năng huy động, hoàn vốn đầu tư Qua đó cho
thấy dự án đầu tư là hệ thống các hoạt động có cùng mục tiêu. Do vậy, đầu tư theo dự
án thực chất là phương pháp tiếp cận có hệ thống trong hoạt động đầu tư để đầu tư đạt
mục tiêu và có hiệu quả

Để tiến hành đầu tư nhất thiết phải có dự án đầu tư. Cho nên, DAĐT nó có ý
nghĩa rất quan trọng đối với nhà đầu tư, nhà nước và các bên hữu quan: là căn cứ
quan trọng để quyết định việc bỏ vốn đầu tư, là phương tiện để thuyết phục các tổ chức
tài chính tài trợ - liên doanh bỏ vốn đầu tư, là cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư, theo dõi,
đôn đốc quá trình thực hiện và kiểm tra quá trình thực hiện dự án, là văn kiện chủ yếu
để các cơ quan quản lý nhà nước xem xét-phê duyệt-cấp giấy phép đầu tư, là căn cứ
quan trọng để theo dõi - đánh giá và những điều chỉnh kịp thời những tồn tại
1.1.1.4 Yêu cầu của dự án đầu tư
- Để đảm bảo tính thuyết phục, một dự án đầu tư phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
 Tính khoa học: Thể hiện người soạn thảo dự án đầu tư phải có quá trình
nghiên cứu tỉ mỉ kỹ càng, tính toán thận trọng, chính xác, khoa học từng nội dung của
dự án, đặc biệt là nội dung về tài chính, nội dung về công nghệ kỹ thuật.
12
 Tính thực tiễn: Các nội dung của dự án đầu tư phải được nghiên cứu, xác
định trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh cụ
thể liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư.
 Tính pháp lý: Dự án đầu tư cần có cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phù hợp
với chính sách và luật pháp của Nhà nước. Muốn vậy phải nghiên cứu kỹ chủ trương
chính sách của Nhà nước, các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động đầu tư.
 Tính đồng nhất: Các dự án đầu tư phải tuân thủ các qui định chung của các cơ
quan chức năng về hoạt động đầu tư, kể cả những qui định về thủ tục đầu tư. Với các
dự án đầu tư quốc tế còn phải tuân thủ các qui định chung mang tính quốc tế.
 Tính hiệu quả: DAĐT phải được xem xét về mặt hiệu quả đầu tư về tài chính
và xã hội.
1.1.1.5 Phân loại dự án đầu tư.
Căn cứ vào mối quan hệ giữa các hoạt động đầu tư
 Dự án độc lập với nhau: là những dự án có thể tiến hành hành đồng thời hay nói
cách khác dự án độc lập nhau là các dự án không cùng mục tiêu hoặc việc ra quyết định lựa
chọn dự án này không ảnh hưởng đến việc lựa chọn những dự án còn lại.
 Dự án thay thế nhau (loại trừ): là những dự án không thể tiến hành đồng

thời hay nói cách khác đó là những dự án có cùng mục tiêu, nhưng cách thức thực hiện
khác nhau. Nếu hai dự án là loại trừ nhau thì khi quyết định thực hiện dự án này sẽ loại
bỏ việc thực hiện dự án kia.
 Dự án bổ sung (Phụ thuộc): Các dự án phụ thuộc nhau chỉ có thể thực hiện
cùng lúc với nhau. Chúng phải được thực hiện nghiên cứu cùng một lúc.Ví dụ: Dự án
khai thác mỏ và dự án xây dựng tuyến đường sắt để vận chuyển khoáng sản…
Căn cứ theo thẩm quyền quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư
 Đối với dự án đầu tư trong nước
Để tiến hành quản lý và phân cấp quản lý, tùy theo tính chất dự án và qui mô
đầu tư, các dự án đầu tư trong nước được phân theo 3 nhóm A, B, C. Đặc trưng của
mỗi nhóm được qui định trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Dự án được phân
loại theo nhóm A, B, C căn cứ vào 2 tiêu thức, đó là dự án thuộc nhóm ngành kinh
nào và tổng mức đầu tư lớn hay nhỏ
Trong các nhóm thì nhóm A là quan trọng nhất, phức tạp nhất. Nhóm C là ít
quan trọng, phức tạp hơn cả. Tổng mức đầu tư nêu trên bao gồm cả tiền chuyển quyền
sử dụng đất, mặt nước (nếu có).
13
 Đối với dự án đầu tư nước ngoài
Gồm 3 nhóm dự án đầu tư: dự án nhóm A, dự án nhóm B và các dự án được
phân cấp cho các địa phương.
Căn cứ theo trình tự lập và trình duyệt dự án
Theo trình tự (hoặc theo bước) lập và trình duyệt, các dự án đầu tư được phân
ra hai loại:
 Dự án tiền khả thi (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi)
Đối với các dự án quy mô lớn, vốn đầu tư lớn, giải pháp đầu tư phức tạp, thời
gian đầu tư dài, không thể một lúc đạt được tính khả thi mà cần phải trải qua một bước
nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu tiền khả thi để lập dự án tiền khả thi. Vì vậy dự án tiền
khả thi còn gọi là dự án sơ bộ.
 Dự án khả thi (Báo cáo nghiên cứu khả thi)
Dự án khả thi còn gọi là luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc mức độ thấp hơn là

báo cáo đầu tư. Dự án khả thi có ý nghĩa to lớn và quyết định trong giai đoạn chuẩn bị
đầu tư
Đối với các dự án nhóm A, chủ đầu tư phải tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi (trong trường hợp dự án đã được Quốc hội hoặc
Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư thì chỉ cần lập báo cáo nghiên cứu khả thi).
Đối những dự án nhóm B chủ đầu tư tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi,
trong trường hợp xét thấy cần thiết phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì người
có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét quyết định và có yêu cầu bằng văn bản.
Đối với những dự án nhóm C có mức vốn đầu tư từ 1 tỷ đồng trở lên, chủ đầu
tư tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi .
Các dự án có mức vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng, các dự án sửa chữa, bảo trì, sử
dụng vốn sự nghiệp và các dự án của các ngành đã có thiết kế mẫu và tiêu chuẩn kỹ
thuật đã được Bộ quản lý ngành phê duyệt trên cơ sở quy hoạch tổng thể đối với từng
vùng thì không phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi cho từng dự án mà chỉ lập báo cáo
đầu tư. Nội dung báo cáo đầu tư do Bộ Kế hoạch Đầu tư hướng dẫn cụ thể
Căn cứ theo nguồn vốn được chia làm hai loại:
 Dự án đầu tư bằng vốn trong nước (vốn cấp phát, tín dụng, các hình thức
huy động khác)
 Dự án đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài (nguồn viện trợ nước ngoài ODA
và nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI).
14
1.1.2 Khái niệm về quản lý dự án
-
Quản lý nói chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào các đối
tượng quản lý để điều khiển đối tượng nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
- Theo viện quản lý dự án (PMI): Quản lý dự án là sự áp dụng các kiến thức hiểu
biết, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật đối với các công việc của dự án để đáp ứng được nhu
cầu và kỹ thuật của các đối tượng hữu quan đối với dự án.
- Theo TS Từ Quang Phương: Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều
phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho

dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các
yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp
và điều kiện tốt nhất cho phép.
- Quản lý dự án gồm 3 giai đoạn chủ yếu

Lập kế hoạch. Đây là giai đoạn xác định và xây dựng mục tiêu, xác định
những công việc cần được hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là
quá trình phát triển một kế hoạch hành động theo trình tự logic mà có thể biểu diễn
dưới dạng sơ đồ hệ thống.


Điều phối thực hiện dự án. Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm:
tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời
gian. Giai đoạn này chi tiết hoá thời hạn thực hiện cho từng công việc và toàn bộ dự án
(khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc).

 Giám sát là quá trình theo dõi, kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình
hoàn thành, giải quyết những vấn để liên quan và thực hiện báo cáo hiện trạng.

















Hình 1.2: Chu trình quản lý dự án
Nguồn: Từ Quang Phương-NXB Lao Động - Xã Hội (2005) "giáo trình quản lý dự án đầu tư"
Lập kế hoạch
- Thiết lập mục tiêu
- Dự tính nguồn lực
- Xây dựng kế hoạch
Điều phối thực hiện
- Bố trí tiến độ thời gian
- Phân phối nguồn lực
- Phối hợp các hoạt động
- Khuyến khích động viên
Giám sát
- Đo lường kết quả
- So sánh với mục tiêu
- Báo cáo
- Giải quyết các vấn đề
15

Quản lý dự án là một dạng đặc biệt trong hoạt động quản lý. Giữa QLDAĐT và
các hoạt động sản xuất liên tục trong các doanh nghiệp có nhiều điểm giống nhau vì đều
dựa trên những nguyên tắc quan trọng và các phương pháp của khoa học quản lý (như:
phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp quản lý theo mục tiêu, phương pháp quản
lý tối thiểu hóa chi phí, phương pháp phân bố đều nguồn lực). Tuy nhiên, phương pháp
QLDA có điểm khác là: nó quản lý theo mục tiêu cần đạt, thường ứng dụng trong việc
lập kế hoạch và giám sát; tối thiểu hóa chi phí được sử dụng để rút ngắn thời gian thực
hiện dự án; Phân bố đều nguồn lực trong một thời kỳ sao cho chi phí là tiết kiệm mà

vẫn đảm bảo thời gian hoàn thành [24].
1.1.3 Mục tiêu của quản lý dự án
Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án đầu tư nói chung là hoàn thành các công việc dự
án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng trong phạm vi ngân sách được duyệt và theo
tiến độ thời gian cho phép. Ba mục tiêu này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Công thức dưới
đây sẽ thể hiện mối quan hệ này:
C=F(P,T,S)

Nguồn: Từ Quang Phương-NXB Lao Động - Xã Hội (2005) "giáo trình quản lý dự án đầu tư"
Trong đó:
- C là chi phí
- P là mức độ hoàn thành công việc (kết quả)
- T là yếu tố thời gian
- S là phạm vi dự án
Qua phương trình này chúng ta thấy chi phí (C) là một hàm số gồm ba yếu tố mức
độ hoàn thành công việc, yếu tố thời gian, phạm vi dự án. Ba yếu tố trên có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Tầm quan trọng của từng mục tiêu có thể khác nhau giữa các dự án,
giữa các thời kỳ đối với cùng một dự án. Trong quản lý dự án, các nhà quản lý luôn mong
muốn đạt được một cách tốt nhất các mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên trong thực tế không hề
đơn giản, đôi khi để đạt được kết quả tốt đối với mục tiêu này thường phải hy sinh một hay
hai mục tiêu kia. Trong quá trình quản lý dự án thường diễn ra các hoạt động đánh đổi mục
tiêu. Dù phải đánh đổi hay không đánh đổi mục tiêu, các nhà quản lý hy vọng đạt được sự
kết hợp tốt nhất giữa các mục tiêu.

×