Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 147 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG












NGUYỄN QUANG HUY





HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ
SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH KHÁNH HOÀ








LUẬN VĂN THẠC SĨ






Khánh Hòa, năm 2014



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG









NGUYỄN QUANG HUY


HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ
SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH KHÁNH HOÀ

Chuyên ngành : Kinh tế Nông nghiệp

Mã số : 60 62 01 15


LUẬN VĂN THẠC SĨ


Người hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN THỊ HIỂN



Khánh Hòa, năm 2014

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả. Các số liệu
và kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Các số liệu trích dẫn trong quá trình
nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


NGUYỄN QUANG HUY










ii
LỜI CẢM ƠN
Xin cảm ơn sự hướng dẫn Luận văn của:
TS. Nguyễn Thị Hiển
Xin cảm ơn sự góp ý của:
TS. Ngô Tuấn Tú
TS. Hồ Minh Thọ
ThS. Vũ Mạnh Hải
Cán bộ Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên
nước miền Trung
Quý thầy cô Trường Đại học Nha Trang.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của:
Cán bộ Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Khánh Hoà
Đã giúp tác giả hoàn thành Luận văn này.
Trân trọng
Khánh Hoà, tháng 11 năm 2014
Tác giả


Nguyễn Quang Huy














iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT x

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ xi

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ QUẢN
LÝ KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC 5

1.1. Khái quát về tài nguyên nước 5

1.1.1. Khái niệm chung tài nguyên nước 5

1.1.2. Các yếu tố tự nhiên hình thành tài nguyên nước 5
1.1.2.1. Khí hậu 6

1.1.2.2. Địa hình, địa chất, thổ nhưỡng 6

1.1.2.3. Lớp phủ thực vật 7

1.1.2.4. Lũ lụt 8

1.1.3. Ảnh hưởng của biến động khí hậu tới tài nguyên nước 9
1.1.4. Tác động nhân sinh tới tài nguyên nước 9
1.14.1 Tác động trực tiếp 9

1.1.4.2. Tác động gián tiếp 10

1.1.5. Tài nguyên nước thực trạng khai thác và quản lý 10
1.1.5.1. Tài nguyên nước 10

1.1.5.2. Số lượng nước 11

1.1.5.3. Chất lượng nước 12

1.1.5.4. Các hệ sinh thái thuỷ sinh 13

1.2. Quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên nước 14

1.2.1. Nhu cầu, phương thức khai thác nước và hệ quả 14
1.2.1.1. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong sản xuất nông nghiệp 14

1.2.1.2. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong sản xuất công nghiệp 15


1.2.1.3. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong đô thị 16

iv
1.2.1.4. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong thuỷ điện 17

1.2.1.5. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong giao thông thuỷ 17

1.2.1.6. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong thuỷ sản 18

1.2.1.7. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong nông thôn 18

1.2.1.8. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong du lịch và giải trí 19

1.2.2. Quản lý tổng hợp nguồn nước 19
1.2.2.1. Quản lý tổng hợp nguồn nước 19

1.2.2.2. Quản lý tài nguyên nước theo lưu vực 22

1.2.2.3. Giám sát lượng nước và chất lượng nước 23

1.2.2.4. Công cụ kinh tế trong quản lý nguồn nước 23

1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên nước 25

1.3.1. Kinh nghiệm các nước phát triển 25
1.3.2. Kinh nghiệm của các nước đang phát triển 27
1.3.3. Bài học kinh nghiệm quản lý về tài nguyên nước 33
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHAI THÁC, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HOÀ 35


2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hoà 35

2.1.1. Vị trí địa lý 35
2.1.2. Đặc điểm địa hình, 36
2.1.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng 37
2.1.3.1. Đặc điểm địa chất 37

2.1.3.2. Đặc điểm thổ nhưỡng 37

2.1.4. Đặc điểm khí hậu 38
2.1.5. Đặc điểm thủy văn 43
2.1.6. Dân cư, cơ sở hạ tầng 44
2.1.6.1. Dân cư 44

2.1.6.2. Cơ sở hạ tầng 45

2.1.7. Kinh tế, xã hội 48
2.1.7.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 48

2.1.7.2. Phương hướng phát triển kinh tế 49

2.2. Đặc điểm tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà 53

2.2.1. Tài nguyên nước mưa 53
2.2.1.1. Tình hình quan trắc và tài liệu mưa 53

v
2.2.1.2. Đặc trưng mưa 54


2.2.2. Tài nguyên nước mặt 54
2.2.2.1. Tài nguyên nước lưu vực sông Cái Nha Trang 55

2.2.2.2. Tài nguyên nước sông Dinh Ninh Hoà 55

2.2.2.3. Lưu vực sông Đồng Điền - Vạn Ninh 55

2.2.2.4. Lưu vực sông Tô Hạp 56

2.2.3. Chất lượng nước trên các sông chính 57
2.2.3.1. Chất lượng nước trên các sông, suối 57

2.2.3.2. Chất lượng nước tại các hồ chứa đập dâng 58

2.2.4. Tài nguyên nước dưới đất 58
2.2.4.1. Đặc điểm nước dưới đất 58

2.2.4.2. Chất lượng nước dưới đất 60

2.3. Thực trạng quản lý khai thác sử dụng và xả thải vào nguồn nước trên địa
bàn tỉnh Khánh Hoà 61

2.3.1. Hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước 61
2.3.1.1. Hiện trạng khai thác nước cho sinh hoạt 61

2.3.1.2. Hiện trạng khai thác nước cho công nghiệp 65

2.3.1.3. Hiện trạng khai thác nước cho thuỷ điện 67

2.3.1.4. Hiện trạng khai thác nước cho Nông nghiệp 68


2.3.1.5. Hiệu quả sử dụng tài nguyên nước 74

2.3.2. Tình hình xả thải và nguồn nước 76
2.3.2.1 Tình hình xả thải vào nguồn nước tại khu đô thị, dân cư tập trung 76

2.3.2.2. Tình hình xả thải vào nguồn nước tại khu công nghiệp, khai
khoáng 77

2.3.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.82
2.3.3.1.Tình hình tổ chức, nhân sự làm công tác quản lý nhà nước và hỗ
trợ kỹ thuật, nghiệp vụ về quản lý tài nguyên nước và môi trường 82

2.3.3.2. Triển khai xây dựng chủ trương, chính sách, chương trình quản lý
tài nguyên nước 84

2.3.3.3. Tình hình thực hiện các dự án, đề án bảo vệ môi trường và tài
nguyên nước 86

2.3.3.4. Kết quả thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp
và nước thải sinh hoạt, xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước 86

vi
2.3.3.5. Thực trạng công tác cấp phép, kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý
vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước 87

2.3.3.6. Đội ngũ cán bộ quản lý nguồn nước tại địa phương còn thiếu 89

2.3.3.7. Công tác đầu tư về cấp nước sinh hoạt và nước thải 90


2.4. Kết quả khảo sát về công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước của tỉnh
Khánh Hoà 92

2.5. Đánh giá chung về công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước của tỉnh
Khánh Hoà 94

2.5.1. Những thành tựu đạt được trong quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài ngưyên nước 94
2.5.2. Các vấn đề còn tồn tại trong quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước 95
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH KHÁNH HOÀ 101

3.1. Phương hướng quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên nước tỉnh Khánh Hoà 101

3.1.1. Nguyên tắc phân bổ tài nguyên nước để khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước.101
3.1.1.1. Nguyên tắc phân bổ 101

3.1.1.2. Phân vùng sử dụng nước 101

3.1.2. Phương hướng khai thác sử dụng bền vững tài nguyên nước mặt 102
3.1.2.1. Phương hướng khắc phục ô nhiễm nguồn nước 102

3.1.2.2. Phương hướng phục hồi và bảo vệ các nguồn nước suy thoái và
cạn kiệt 103

3.1.2.3. Phương hướng khai thác sử dụng bền vững tài nguyên nước dưới đất 104
3.2. Các nhiệm vụ và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác và sử
dụng bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà 105

3.2.1. Những nhiệm vụ chủ yếu 105

3.2.1.1. Tăng cường bảo vệ nguồn nước và bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh 105

3.2.1.2. Bảo đảm tính bền vững, hiệu quả trong khai thác, sử dụng tài
nguyên nước 105

3.2.1.3. Phát triển bền vững tài nguyên nước 107

3.2.1.4. Giảm thiểu tác hại do nước gây ra 107

3.2.1.5. Nâng cao tri thức, tăng cường năng lực trong lĩnh vực tài nguyên
nước 108

3.2.2. Các giải pháp thực hiện 108
vii
3.2.2.1. Hoàn thiện năng lực quản lý - giám sát 108

3.2.2.2. Hoàn thiện yếu tố liên quan đến kỹ thuật - vật tư - tài chính 114

3.2.2.3. Hoàn thiện yếu tố liên quan nguồn nhân lực 117

3.2.2.4. Hoàn thiện yếu tố liên quan đến sự trao đổi thông tin, tuyên
truyền, giáo dục, tổ chức, đào tạo 118

KẾT LUẬN 120

TÀI LIỆU THAM KHẢO 123

PHỤ LỤC




viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Phân phối lượng mưa tháng trung bình nhiều năm các trạm (mm) 40
Bảng 2.2: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (
0
C) 40
Bảng 2.3: Độ ẩm tương đối của không khí trung bình tháng, năm trên (%) 41
Bảng 2.4: Bốc hơi trung bình tháng năm nhiều năm trên lưu vực (mm) 41
Bảng 2.5: Tốc độ gió trung bình tháng, năm nhiều năm các trạm (m/s) 42
Bảng 2.6: Thống kê những cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Khánh Hoà 43
Bảng 2.7: Đặc trưng chế độ dòng chảy sông, suối tỉnh khánh Hòa 43
Bảng 2.8: Thống kê chi tiết về diện tích, dân số tỉnh Khánh Hoà 45
Bảng 2.9: Danh sách các trạm đo mưa trên các lưu vực và vùng phụ cận 53
Bảng 2.10: Lượng mưa trung bình nhiều năm 54
Bảng 2.11: Tổng hợp tài nguyên nước tỉnh Khánh Hoà 56
Bảng 2.12: Hiện trạng sử dụng nước của đô thị và thị xã, thị trấn 63
Bảng 2.13: Số lượng các công trình cấp nước cho các điểm dân cư nông thôn 63
Bảng 2.14: Số lượng các công trình cấp nước cho các điểm dân cư nông thôn 63
Bảng 2.15: Tình hình khai thác sử dụng nước dưới đất 65
Bảng 2.16: Hiện trạng khai thác nước của công trình thủy điện 67
Bảng 2.17: Tổng hợp diện tích tưới sau quy hoạch 68
Bảng 2.18: Tổng hợp công trình hiện trạng 72
Bảng 2.19: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước 73
Bảng 2.20: Lĩnh vực hoạt động của các KCN, khu kinh tế ở Khánh Hoà 77
Bảng 2.21: Danh sách các văn bản phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước 84
Bảng 2.22. Tổng hợp phí bảo vệ môi trường 86
Bảng 2.23: Kết quả thu phí đối với nước thải sinh hoạt 87
Bảng 2.24: Tình hình kiểm tra, thanh tra và xử phạt tỉnh Khánh Hoà 89

Bảng 2.25. Thống kê mô tả các biến 92

ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Biểu đồ 2.1: Dân số Khánh Hòa từ năm 2008 - 2012 44











x
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT Bảo vệ môi trường
BOD Chất thải hữu cơ trong nước
COD Các chất hoá học trong nước
DWA Uỷ ban về nước
Fe Hàm lượng sắt
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiêp quốc
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
KCN Khu Công nghiệp
NO2 Hàm lượng chất Nitơ
NO2 Nitơrat
NO3 Nitơrat

NDĐ Nước dưới đất
NBSHH Uỷ ban bảo tồn sông Hoàng Hà
OD Lượng oxi hoà tan trong nước
PH Độ chua của nước
QLKTCTTL Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QL Quốc lộ
SNNPTNT Sở nông nghiệp phát triển nông thôn
TSS Tổng chất rắn lơ lửng trong nước
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TNN Tài nguyên nước
TNMT Tài nguyên môi trường
UBND Uỷ ban nhân dân




xi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Phân phối lượng mưa tháng trung bình nhiều năm các trạm (mm) 40
Bảng 2.2: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (
0
C) 40
Bảng 2.3: Độ ẩm tương đối của không khí trung bình tháng, năm trên (%) 41
Bảng 2.4: Bốc hơi trung bình tháng năm nhiều năm trên lưu vực (mm) 41
Bảng 2.5: Tốc độ gió trung bình tháng, năm nhiều năm các trạm (m/s) 42
Bảng 2.6: Thống kê những cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Khánh Hoà 43
Bảng 2.7: Đặc trưng chế độ dòng chảy sông, suối tỉnh khánh Hòa 43
Bảng 2.8: Thống kê chi tiết về diện tích, dân số tỉnh Khánh Hoà 45
Bảng 2.9: Danh sách các trạm đo mưa trên các lưu vực và vùng phụ cận 53

Bảng 2.10: Lượng mưa trung bình nhiều năm 54
Bảng 2.11: Tổng hợp tài nguyên nước tỉnh Khánh Hoà 56
Bảng 2.12: Hiện trạng sử dụng nước của đô thị và thị xã, thị trấn 63
Bảng 2.13: Số lượng các công trình cấp nước cho các điểm dân cư nông thôn 63
Bảng 2.14: Số lượng các công trình cấp nước cho các điểm dân cư nông thôn 63
Bảng 2.15: Tình hình khai thác sử dụng nước dưới đất 65
Bảng 2.16: Hiện trạng khai thác nước của công trình thủy điện 67
Bảng 2.17: Tổng hợp diện tích tưới sau quy hoạch 68
Bảng 2.18: Tổng hợp công trình hiện trạng 72
Bảng 2.19 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước 73
Bảng 2.20: Lĩnh vực hoạt động của các KCN, khu kinh tế ở Khánh Hoà 77
Bảng 2.21: Kết quả phân tích mẫu nước thải của các bệnh việc tỉnh Khánh Hòa
Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.22: Danh sách các văn bản phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước 84
Bảng 2.23. Tổng hợp phí bảo vệ môi trường 86
Bảng 2.24: Kết quả thu phí đối với nước thải sinh hoạt 87
Bảng 2.25: Tình hình kiểm tra, thanh tra và xử phạt tỉnh Khánh Hoà 89

Biểu đồ 2.1: Dân số Khánh Hòa từ năm 2008 – 2012 44
1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu cho cuộc sống và
con người không có nước không có sự sống. Chúng ta cần nước sạch cho sinh hoạt,
bảo vệ sức khoẻ và vệ sinh. Nước cần cho sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp
và các ngành kinh tế khác. Nước còn cần cho sự phát triển thuỷ điện và giao thông
thuỷ. Nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự trong lành và bền vững
của môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của vùng, khu vực, lãnh thổ;
mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường. Đối với tỉnh

Khánh Hòa tài nguyên nước lại càng quan trọng hơn trong điều kiện địa hình đặc thù
ven biển với núi cao ở phía Tây chuy
ển
xuống đồng bằng thung lũng sông nhỏ, hẹp,
các lưu vực sông ngắn và dốc thêm vào đó là chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí
hậu và nước biển dâng. Trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội hiện tại
cũng như trong tương lai của tỉnh Khánh Hòa, nhu cầu về nguồn nước phục vụ ăn
uống sinh hoạt, các hoạt động dịch vụ - du lịch, sản xuất công nghiệp, tưới tiêu nông
nghiệp là rất cấp bách. Tuy nhiên trong một thời gian dài việc nhận thức chưa đầy đủ
về ý nghĩa và tầm quan trọng của nước đối với đời sống, sức khoẻ và sự phát triền bền
vững của tỉnh Khánh Hoà chưa chú trọng quản lý và bảo vệ tài nguyên nước dẫn đến
tài nguyên nước của tỉnh có những biểu hiện suy thoái cả về số lượng lẫn chất lượng;
tình trạng ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước, khan hiếm nước đã xuất hiện ở nhiều nơi
và đang có xu hướng gia tăng; tình hình sử dụng tài nguyên nước lãng phí, kém hiệu
quả, thiếu quy hoạch, thiếu tính liên ngành còn phổ biến. Trong khi đó nhu cầu dùng
nước của các ngành kinh tế không ngừng gia tăng về số lượng và đòi hỏi cao hơn về
chất lượng. Vì vậy, để có dữ liệu về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh làm cơ sở cho
việc quản lí, quy hoạch khai thác sử dụng hợp lí các nguồn nước, trong những năm gần
đây UBND tỉnh Khánh Hòa đã cho triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu, đánh giá tài
nguyên nước.
Trước tình hình đó, để từng bước bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên
nước, phòng chống tác hại do nước gây ra phải có chiến lược phát triển có hiệu quả và
bền vững nguồn tài nguyên này, đòi hỏi chúng ta phải đánh giá được thực trạng và
diễn biến của nguồn nước, hiện trạng khai thác, sử dụng. Từ đó đề ra phương hướng
2
quản lý, quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Khánh Hoà theo
hướng tổng hợp, hiệu quả và bền vững là rất cấp thiết.
Đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn
tỉnh Khánh Hoà” được xuất phát từ đòi hỏi thực tế, đáp ứng một phần các yêu cầu cấp
thiết của việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khu vực miền Trung.

2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài luận văn
- Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của luận văn là đánh giá thực trạng công tác quản lý và sử dụng
nguồn tài nguyên nước trên địa bàn Khánh Hòa, trên cơ sở đó nhằm tìm kiếm các giải
pháp góp phần hoàn thiện công tác này đối với tỉnh Khánh Hòa.
- Mục tiêu cụ thể
+ Phân tích thực trạng công tác quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên nước trên
địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
+ Khảo sát sự hài lòng của các đơn vị sử dụng nguồn tài nguyên nước trên địa
bàn Khánh Hòa.
+ Đánh giá những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng nguồn tài
nguyên nước trên địa bàn Khánh Hòa.
+ Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng
nguồn tài nguyên nước trên địa bàn Khánh Hòa
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý khai thác và sử dụng tài
nguyên nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà
+ Không nghiên cứu về tài nguyên nước biển của tỉnh Khánh Hoà
+ Không tính toán trữ lượng về tài nguyên nước của tỉnh Khánh Hoà
- Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2010 - 2013.
4. Các phương pháp nghiên cứu
- Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ
yếu trong nghiên cứu kinh tế như thu thập dữ liệu thứ cấp, phương pháp phân tích và
tổng hợp, phương pháp phân tích và so sánh.
3
- Phương pháp kế thừa, thu thập, thống kê: Tiếp cận đối tượng nghiên cứu, tiếp
cận hệ thống và tiếp cận công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến. Kế thừa các kết quả

nghiên cứu có liên quan đến nội dung nghiên cứu trong đề tài.
- Phương pháp chuyên gia và tiếp cận cộng đồng: lấy ý kiến đóng góp của các
nhà chuyên môn, nhà quản lý.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ những đặc điểm, đặc trưng chủ yếu về
số lượng, chất lượng nguồn tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.
- Phản ánh được thực trạng quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa
bàn tỉnh Khánh Hoà.
- Đề xuất các giải pháp trong quản lý nguồn nước, khai thác, sử dụng và bảo vệ
tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trên địa bàn
tỉnh Khánh Hoà và giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ cán
bộ, công chức làm việc trong ngành tài nguyên nước tại tỉnh Khánh Hòa.
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay nhà nước ban hành một số loại văn bản quy phạm pháp luật, chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch có liên quan đến tài nguyên nước; một số đề tài kỹ thuật
chuyên sâu về tình hình ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và cảnh báo về biến
đổi khí hậu và đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ tài nguyên nước.
Trong thời gian qua đã có một số đề tài, dự án điều tra, đánh giá và đề xuất các
giải pháp khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh nói chung và
trong các lưu vực sông nội tỉnh nói riêng như: Dự án: Điều tra, đánh giá sơ bộ tài
nguyên nước dưới đất tại các vùng ven biển trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; Báo cáo
tổng kết đề tài (Nguyễn Thế Biên chủ nhiệm, năm 2006): “Đánh giá cân bằng nước và
định hướng sử dụng bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường nước ở Khánh Hòa”; Báo
cáo tổng kết dự án (PGS. TS. Nguyễn Thanh Sơn chủ nhiệm, năm 2012): "Quy hoạch
tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Khánh Hòa (giai đoạn
2000 - 2010)” của Trung tâm Nước sinh hoạt & Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh
Khánh Hòa; “Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Khánh Hòa” hàng năm của UBND
tỉnh Khánh Hòa; “Báo cáo kết quả giám định chất lượng môi trường nước tỉnh Khánh
Hòa” của Viện Hải dương học Nha Trang. Tuy nhiên, các nghiên cứu và điều tra đó
mới phần lớn tập trung vào đánh giá trữ lượng và cân bằng giữa cung cầu, hoặc tập

4
trung vào các lưu vực sông chính (Sông Cái Nha Trang, Sông Cái Ninh Hòa, ), chưa
có một dự án điều tra quy mô trên toàn tỉnh về chất lượng và trữ lượng các nguồn nước
mặt phục vụ cấp nước cho dân sinh cũng như các hoạt động kinh tế xã hội hoặc số liệu
đã thiếu tính cập nhật đặc biệt trong giai đoạn phát triển với tốc độ cao như hiện nay.
Việc hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên
nước, gồm: các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thông tin tổng hợp về tài nguyên
nước; khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phân tích, đánh giá hiện trạng, xác định các
vấn đề ưu tiên cần tập trung giải quyết, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện về công tác
quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà đến nay vẫn
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách khoa học.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận mục lục và tài liệu tham khảo luận văn gồm 3
chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về tài nguyên nước và quản lý khai thác, sử dụng tài
nguyên nước
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa
bàn tỉnh Khánh Hoà.
Chương 3: Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và sử
dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.
5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
VÀ QUẢN LÝ KHAI THÁC SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
1.1. Khái quát về tài nguyên nước
1.1.1. Khái niệm chung tài nguyên nước
Nước là một loại tài nguyên quí giá và được coi là vĩnh cửu. Không có nước thì
không có sự sống trên hành tinh của chúng ta. Nước là động lực chủ yếu chi phối mọi
hoạt động dân sinh kinh tế của con người. Nước được sử dụng rộng rãi trong sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ điện, giao thông vận tải, chăn nuôi thuỷ sản v.v Do

tính chất quan trọng của nước như vậy nên UNESCO lấy ngày 23/3 làm ngày nước thế giới.
Tài nguyên nước là lượng nước trong sông, ao hồ, đầm lầy, biển và đại dương
và trong khí quyển, sinh quyển. Trong Luật Tài nguyên nước của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: "Tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước mặt,
nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam". Nước có hai thuộc tính cơ bản đó là gây lợi và gây hại. Nước là nguồn
động lực cho mọi hoạt động kinh tế của con người, song nó cũng gây ra những hiểm
hoạ to lớn không lường trước được đối với con người. Những trận lũ lớn có thể gây
thiệt hại về người và của thậm chí tới mức có thể phá huỷ cả một vùng sinh thái. Tài
nguyên nước là một thành phần gắn với mức độ phát triển của xã hội loài người tức là
cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ mà tài nguyên nước ngày càng được bổ
sung trong ngân quỹ nước các quốc gia. Thời kỳ nguyên thuỷ, tài nguyên nước chỉ bó
hẹp ở các khe suối, khi con người chưa có khả năng khai thác sông, hồ và các thuỷ vực
khác. Chỉ khi kỹ thuật khoan phát triển thì nước ngầm tầng sâu mới trở thành tài
nguyên nước. Và ngày nay với các công nghệ sinh hoá học tiên tiến thì việc tạo ra
nước ngọt từ nước biển cũng không thành vấn đề lớn. Tương lai các khối băng trên các
núi cao và các vùng cực cũng nằm trong tầm khai thác của con người và nó là một
nguồn tài nguyên nước tiềm năng lớn.
1.1.2. Các yếu tố tự nhiên hình thành tài nguyên nước
Tự nhiên là một hệ thống mà mỗi thành tố của nó là một bộ phận không thể thiếu
của toàn thể, có những mối quan hệ phức tạp với phần còn lại của hệ thống, tương tác
đa chiều với chúng. Mỗi thành tố có thể vừa là tác nhân, vừa là hệ quả tác động của
của một hoặc một số yếu tố khác trong hệ thống. Việc tách ra các mối quan hệ đơn
6
nhất, một chiều để xem xét là rất khó khăn và việc nghiên cứu các mối quan hệ đơn
nhất thường chỉ có tính lý thuyết. Tuy nhiên nó cho phép đánh giá được về mặt lý
thuyết vị trí của mỗi yếu tố trong hệ thống và cung cấp cơ sở cho một số nghiên cứu
giản lược nào đó. Dưới đây chỉ trình bày tác động đơn của từng yếu tố hình thành dòng chảy.
1.1.2.1. Khí hậu
Sông ngòi là sản phẩm của khí hậu. Yếu tố khí hậu có ảnh hưởng quyết định tới

tài nguyên nước là bức xạ Mặt Trời, nhiệt độ, mưa và gió. Các yếu tố này một mặt trực
tiếp tham gia vào quá trình hình thành cán cân nước khu vực, mặt khác tác động gián
tiếp tới lượng và chất nước thông qua các quá trình phong hoá, thành tạo địa hình, địa
mạo, thổ nhưỡng, phát triển thảm thực vật, hệ sinh thái Bức xạ Mặt Trời là yếu tố
cấp năng lượng chính cho quá trình hình thành chế độ nhiệt và điều kiện tự nhiên thích
hợp đối với sự sống trên Trái Đất.
Các nhiễu động thời tiết, đặc biệt là các nhiễu động động lực có vai trò đặc biệt
trong hình thành lũ lớn gây hệ quả nghiêm trọng tới môi trường và dân sinh. Phân bố
mưa theo thời gian và không gian quyết định phân bố của lượng nước khu vực theo
thời gian và không gian. Dạng phân phối mưa quyết định dạng phân phối của dòng
chảy. Cường độ và diễn biến mưa có ảnh hưởng tới lượng thấm thực tế, từ đó quyết
định độ lớn của dòng chảy mặt, đặc điểm và quy mô các trận lũ. Theo một số tác giả,
mức biến động gradien lượng mưa theo độ cao 20 - 300mm/100m gây ra biến động
gradien dòng chảy ở mức 5 - 40mm/100m theo độ cao. Trong các vùng giáng thuỷ
lỏng, mùa lũ trên sông thường bắt đầu chậm hơn bắt đầu mùa mưa 1 - 2 tháng. Mưa là
yếu tố ảnh hưởng lớn tới chất lượng nước các thuỷ vực. Mưa rửa sạch bầu khí quyển,
hoà tan nhiều khí làm độ pH của nước giảm, thành phần và tính chất của nước phân
hoá. Hạt mưa có động năng nên trực tiếp công phá bề mặt đất. Mưa sinh dòng mặt hoà
tan, xói mòn mặt đất và chuyển tải sản phẩm phong hoá, xói mòn đi xa. Mưa càng lớn,
nguy cơ hình thành dòng chảy sườn dốc càng lớn, động năng càng cao, xói mòn càng
mạnh. Trong thực tế, xói mòn chỉ xuất hiện khi mưa vượt quá ngưỡng xói mòn theo
cường độ (25 mm/giờ). Việt Nam có khoảng 40% lượng mưa rơi với cường độ trên
ngưỡng xói mòn [11].
1.1.2.2. Địa hình, địa chất, thổ nhưỡng
Yếu tố địa hình ảnh hưởng đáng kể tới tài nguyên nước là độ cao, hình dạng,
mức độ cắt xẻ bề mặt, độ dốc và độ dài sườn dốc. Địa hình làm cho các yếu tố khí hậu
7
phân hóa mạnh theo chiều ngang và chiều thẳng đứng. Theo chiều ngang, các dãy núi
tạo ra những đường phân chia khí hậu và đường chia nước. Theo chiều thẳng đứng,
càng lên cao nhiệt độ và bốc hơi giảm, còn mưa tăng bên phía sườn đón gió ẩm. Điều

này có thể dẫn đến hình thành những khác biệt sâu sắc trong địa hình, cảnh quan, thảm
thực vật và tài nguyên nước giữa hai phía sườn núi. Tại Việt Nam, khi mưa tăng 20 -
300mm trên 100m tăng cao thì dòng chảy tăng 5 - 40mm; tính trung bình lượng dòng
chảy tăng 16% trên 100m tăng cao. Địa hình bằng phằng hạn chế tiêu thoát nước,
thuận lợi cho việc kéo dài thời gian duy trì lớp nước trên mặt, tăng thấm. Địa hình âm
thuận lợi cho tích luỹ trầm tích và chứa nước, tạo cơ chế điều tiết tự nhiên dòng chảy
lũ. Địa hình cắt xẻ mạnh thuận lợi cho tiêu thoát nước và tăng mật độ sông. Địa hình
dương, độ dốc, độ dài sườn dốc lớn thuận lợi cho tiêu thoát nước và xói mòn bề mặt,
dẫn đến gia tăng cực đoan dòng chảy lỏng và rắn.
Ngoài quá trình xói mòn các phần tử bở rời, tác động của nước trên sườn dốc
trong những điều kiện nhất định về độ dốc và trạng thái kết cấu của khối vật chất, còn
gây ra những hiện tượng đặc biệt như sụt lở, trượt đất, đất chảy làm thay đổi địa hình
và tăng cường nguồn cấp phù sa cho sông. Địa chất thổ nhưỡng có ảnh hưởng tới nước
mặt, nước dưới đất cả về chế độ, lượng và chất do nó quyết định: Mức độ bền vững
của bề mặt chống xói mòn, hoà tan. Đặc điểm vật chất cuốn theo. Khả năng thấm, chứa, giữ
và cấp nước của đất đá. Thế nằm và độ sâu của các tầng chứa nước dưới đất, từ đó quyết định
đặc điểm quan hệ thuỷ lực giữa các thuỷ vực mặt với ngầm và ngầm với nhau
1.1.2.3. Lớp phủ thực vật
Vai trò của lớp phủ thực vật trong quá trình hình thành tài nguyên nước thể hiện
ở chỗ: che phủ, ngăn không cho mặt đất chịu tác động trực tiếp của mưa, bức xạ gây
phong hoá bở rời, bảo vệ đất chống xói mòn và giảm dòng rắn từ lưu vực vào sông.
Làm cho đất tơi xốp, có cấu tượng, bền vững trước các tác động xói mòn, giữ ẩm đất
và tăng thấm tạo ra tăng điều tiết dòng chảy theo mùa. Điều hoà vi khí hậu, duy trì độ
ẩm hợp lý trong đất và không khí. Khả năng bảo vệ đất của lớp phủ thực vật phụ thuộc
vào loại cây, tuổi cây, mật độ cây, đặc điểm quá trình khai thác sử dụng và tăng theo
sự tăng độ dày tán lá, thời gian che phủ, độ phì của đất. Bộ rễ bảo vệ đất chống xói
mòn do nó tạo khe nứt cho nước thấm qua và tạo bề mặt ghồ ghề, cản trở không cho
dòng mặt sinh nhiều, chảy nhanh, chảy thẳng theo hướng sườn dốc và xói mạnh. Theo
Khanbecôp, trong vùng thừa ẩm, độ che phủ thực vật thích hợp nhất là 60%, vùng khô
8

- 25%. Theo FAO, lưu vực có độ che phủ <20% bị xem là nghèo kiệt, <30% là dưới
ngưỡng an toàn sinh thái. Theo Nguyễn Quang Mỹ, ở Việt Nam, đất rừng tự nhiên độ
dốc 15 – 2o, độ che phủ >80%, bị xói mòn 4 tấn/ha/năm, vùng cây bụi, cây ăn quả, độ
che phủ 40 - 60%, bị xói mòn 64 tấn/ha/năm, đất lúa và hoa màu có độ dốc 3 - 8o, độ
che phủ <10% trên đất bị xói mòn 107 tấn/ha/năm [11].
1.1.2.4. Lũ lụt
Lũ là hiện tượng mực nước sông dâng lên trong khoảng thời gian nhất định, do
tăng cường cấp nước cho sông ở mức cao và nhanh, tăng lưu lượng, gây nên hiện
tượng: tăng mạnh vận tốc và động năng của dòng nước, dẫn đến làm cho chúng có khả
năng tải cát cao, chuyển vận theo dòng nước một lượng phù sa, đất đá lớn, hoặc có khả
năng phá huỷ bờ đáy tự nhiên cũng như các công trình nhân tạo trong vùng nước chảy.
Tăng nhanh mực nước dẫn đến tràn bờ gây lụt. Nguyên nhân tăng cấp nước
sinh lũ lụt có thể là: tự nhiên, do mưa lớn tập trung, có tính quy luật. Nhân tạo, do xả
chủ động qua công trình ngăn dòng, hoặc do vỡ đập, không có tính quy luật. Lũ được
phân loại như sau:
Lũ nhỏ: đỉnh lũ thấp hơn đỉnh trung bình nhiều năm.
Lũ vừa: đỉnh lũ đạt mức trung bình nhiều năm.
Lũ lớn: đỉnh lũ cao hơn đỉnh trung bình nhiều năm.
Lũ đặc biệt lớn: có đỉnh cao hiếm thấy trong thời kỳ quan trắc.
Mực nước lên càng cao thì nguy cơ lụt càng lớn và giải pháp công trình ngăn
ngừa, nếu có thể, càng tốn kém, khó khăn. Lưu lượng nước càng lớn thì động năng phá
hoại của dòng nước càng lớn và mức độ gây ngập khi tràn bờ càng cao. Thời gian duy
trì mực nước cao càng lớn thì nguy cơ tổn thất và rủi ro càng cao do khả năng chịu
đựng của tự nhiên và khả năng đối phó của con người hạn chế. Thông thường, một số
loại cây có thể chịu được mức ngập nhất định trong một thời hạn nào đó, chỉ khi ngập
kéo dài chúng mới bị tổn hại. Trong những trận lũ kéo dài mọi dự trữ nhân lực vật lực,
lương thực, nước sạch có nguy cơ không đủ dùng. Hệ thống đê điều ngăn lũ bằng đất
không chịu được ngập lâu Lũ lụt còn gây nên những biến động lòng sông phức tạp
như lở bờ, cắt dòng, đổi cửa, gây hệ quả xấu cho kinh tế xã hội khu vực. Mức độ ác
liệt của lũ lụt gia tăng khi: thay đổi điều kiện hình thành dòng chảy trên lưu vực theo

hướng tăng cường dòng mặt (như tăng tốc độ chảy truyền trên sườn dốc, giảm thấm,
thu hẹp dung tích điều tiết tự nhiên của các địa hình trũng) và tăng cường dòng vật
9
chất cuốn theo. Xuất hiện các công trình thu hẹp mặt cắt hoạt động của dòng nước,
giảm chiều rộng và tăng độ sâu dòng nước. Xây dựng công trình làm giảm mật độ lưới
sông, tăng độ dốc mặt nước (như nắn thẳng dòng, cắt dòng ). Dâng nước hạ lưu cản
trở quá trình chảy xuôi dòng, như nước vật, triều cường, bão
1.1.3. Ảnh hưởng của biến động khí hậu tới tài nguyên nước
Sự biến đổi của khí hậu toàn cầu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến tài nguyên
nước. Theo đánh giá bước đầu, vào khoảng năm 2070, với kịch bản nhiệt độ không khí tăng
thêm 2,5 - 4,5
0
C, lượng dòng chảy sông ngòi cũng sẽ biến đổi tuỳ theo mức độ biến đổi của
lượng mưa, nếu lượng mưa giảm 10% thì dòng chảy năm có thể giảm 17 - 53% đối với kịch
bản nhiệt độ không khí tăng 2,5
0
C và giảm 26 - 90% với kịch bản nhiệt độ không khí tăng
4,5
0
C. Mức độ biến đổi mạnh nhất xẩy ra ở Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Ngoài ra, trái
đất nóng lên sẽ làm cho nước biển có thể dâng cao thêm 0,3 - 1,0 m và do đó nhiều vùng thấp
ở đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ và ven biển Trung Bộ sẽ bị
ngập chìm trong nước biển. Nếu nước biển dâng 1m, diện tích ngập lụt là 40.000km
2
, chủ yếu
ở đồng bằng sông Cửu Long, 1700 km
2
vùng đất ngập nước cũng bị đe doạ và 17 triệu người
sẽ chịu hậu quả của lũ lụt [10].
Cuối cùng, sự cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước cũng như sự khan hiếm nguồn nước

sẽ càng trầm trọng nếu không có các biện pháp quản lý tốt tài nguyên nước. Cũng vì lẽ
đó mà người ta cho rằng, khủng hoảng nước hiện nay không chỉ do nước quá ít không
đủ để thoả mãn nhu cầu của con người mà còn do sự quản lý nguồn nước quá kém gây
nên hàng tỷ người và môi trường gánh chịu hậu quả của lũ lụt.
1.1.4. Tác động nhân sinh tới tài nguyên nước
1.14.1 Tác động trực tiếp
Tác động trực tiếp tới tài nguyên nước là các hoạt động thuộc loại sau: thay đổi
quy luật phân phối tài nguyên nước theo không gian, như đào sông chuyển dòng, tưới
tiêu, dẫn chuyển nước từ nơi này đến nơi khác. Thay đổi một số thành phần trong cán
cân nước khu vực theo thời đoạn, như điều tiết dòng chảy bằng hồ chứa nhân tạo, tăng
diện tích tưới làm mở rộng diện tích mặt nước làm tăng thấm, tăng bốc hơi Thay đổi
đặc trưng hình thái và thuỷ lực thuỷ vực, như thu hẹp, mở rộng lòng sông, nắn thẳng
hoặc uốn cong khúc sông, dẫn tới thay đổi chế độ dòng chảy, tăng giảm vận tốc và
động năng dòng nước, thay đổi tương tác dòng nước lòng sông, thay đổi sức tải cát và
hàm lượng phù sa sông Xả chất gây ô nhiễm.
10
1.1.4.2. Tác động gián tiếp
Những hoạt động của con người gián tiếp dẫn tới thay đổi điều kiện hình thành
dòng chảy là: thay đổi khí hậu, thời tiết. Biến động khí hậu toàn cầu làm thay đổi quy
luật hình thành mưa, bão, hạn hán gia tăng rủi ro liên quan tới nước. Thay đổi đặc
điểm bề mặt lưu vực như: phá rừng, canh tác nông nghiệp không hợp lý trên đất dốc
gây biến động nghiêm trọng chế độ dòng chảy lỏng và rắn, đặc biệt là gia tăng các
hiện tượng cực đoan như lũ lụt, hạn hán, tăng dòng chảy phù sa Thay đổi đặc điểm
địa hình như tăng (giảm) độ dốc, độ cao dẫn đến làm thay đổi chế độ dòng chảy, tăng
(giảm) cực đoan dòng chảy. Đô thị hoá, bê tông hoá, bỏ đất hoang hoá là những quá
trình dẫn đến giảm thấm nghiêm trọng, tạo ra cực đoan trong chế độ dòng chảy như
tăng dòng chảy lũ, giảm dòng chảy kiệt
1.1.5. Tài nguyên nước thực trạng khai thác và quản lý
1.1.5.1. Tài nguyên nước
- Sông ngòi

Việt Nam có 2372 sông với chiều dài từ 10km trở lên, trong đó có 109 sông
chính. Tổng diện tích các lưu vực sông là 1.167.000km
2
, trong đó, phần lưu vực nằm
ngoài lãnh thổ là 835.422km
2
, chiếm 72%.
Nếu phân loại theo diện tích lưu vực thì có 13 sông có diện tích lưu vực lớn hơn
10.000km
2
, bao gồm: 9 sông chính (Hồng, Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả,
Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và sông Cửu Long) và 4 sông nhánh (Đà, Lô, Sê
San, Srê Pôk). Trong 13 sông chính, sông nhánh lớn đó, có 10 sông liên quốc gia, với
phần diện tích lưu vực ở ngoài nước gấp 3,3 lần phần lưu vực ở trong nước. Tổng diện
tích lưu vực 9 sông chính nêu trên xấp xỉ 93% tổng diện tích lưu vực của toàn bộ hệ
thống sông,

phần lưu vực nằm trong lãnh thổ xấp xỉ 77% tổng diện tích nước ta.
- Hồ, ao, đầm, phá tự nhiên, hồ chứa nước nhân tạo
Nước ta có nhiều hồ, ao, đầm, phá tự nhiên nhưng chưa được thống kê đầy đủ.
Trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, nhiều hồ, ao bị san lấp, ước tính tổng
diện tích hồ, ao cả nước hiện còn khoảng 150 nghìn ha. Các hồ lớn bao gồm: Hồ Lak
(diện tích mặt hồ khoảng10km
2
), Ba Bể (5,0km
2
), Hồ Tây (4,46km
2
), Biển Hồ
(2,2km

2
). Vùng cửa sông ven biển miền Trung có một số đầm, phá, vụng lớn như: đầm
Thị Nại, phá Tam Giang, phá Cầu Hai, vụng Xuân Đài trong đó, lớn nhất là phá Cầu
Hai (diện tích 216 km
2
).
11
Tổng dung tích trữ nước của các hồ chứa nước ước tính khoảng 26 tỷ m
3
, trong
đó tổng dung tích trữ nước của các hồ chứa thuỷ điện khoảng 19 tỷ m
3
. Trong số hàng
nghìn hồ chứa nước, có 6 hồ dung tích trên 1tỷ m
3
/hồ (hồ Thác Bà, 2.940 triệu m
3
;
Hoà Bình, 9.450 triệu m
3
; Trị An, 2.760 triệu m
3
; Thác Mơ, 1.310 triệu m
3
; Yaly,
1.040 triệu m
3
và Dầu Tiếng, 1.450 triệu m
3
). Đa số các hồ chứa thủy lợi có dung tích

trữ nước dưới 10 triệu m
3
.
- Tầng chứa nước dưới đất
Nước ta có tiềm năng nước dưới đất tương đối lớn, nhưng mức độ chứa nước
dưới đất ở các tầng phân bố rất khác nhau. Các tầng có mức độ chứa nước phong phú
bao gồm: các tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích bở rời ở đồng bằng Bắc Bộ và
Nam Bộ; các tầng chứa nước khe nứt trong thành tạo phun trào Bazan ở Tây Nguyên.
Các tầng có mức độ chứa nước trung bình gồm: các tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm
tích bở rời ở ven biển miền Trung và các tầng chứa nước khe nứt, hang động trong các
thành tạo đá vôi ở vùng Đông Bắc và vùng miền núi phía Bắc. Các loại đất đá khác có
mức độ chứa nước kém hơn, phân bố rải rác ở khu vực miền núi và trung du.
1.1.5.2. Số lượng nước
- Tài nguyên nước mưa
Việt Nam có lượng mưa trung bình nhiều năm là 1940mm, với tổng lượng 640
tỷ m
3
/năm, thuộc số quốc gia có lượng nước mưa vào loại lớn trên thế giới. Lượng
mưa phân bố rất không đều theo không gian và thời gian. Lượng mưa tập trung trong
4-5 tháng mùa mưa, chiếm 75-85% tổng lượng mưa năm, trong khi lượng mưa 7-8
tháng mùa khô chỉ chiếm 15-25%.
- Tài nguyên nước mặt
Tổng lượng nước mặt trên lãnh thổ nước ta khoảng 830-840 tỷ m
3
/năm, trong
đó, lượng nước sinh ra ở phần lãnh thổ Việt Nam khoảng 310-315 tỷ m
3
/năm, chiếm
khoảng 37%; lượng nước từ nước ngoài chảy vào khoảng 520-525 tỷ m
3

/năm, chiếm
63%. Tương tự như lượng mưa, tài nguyên nước mặt phân bố không đều theo thời
gian. Sự phân bố không đều của mưa và dòng chảy là nguyên nhân chủ yếu gây ra hạn
hán, thiếu nước trong mùa khô và lũ, lụt, úng ngập trong mùa mưa. Mưa lớn, dòng
chảy mặt lớn còn gây ra xói mòn bề mặt lưu vực và lũ quét, lũ bùn đá ở nhiều nơi.
Tài nguyên nước phân bố giữa các vùng cũng rất khác nhau. Những khu vực
cần nhiều nước, như các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ,
12
tài nguyên nước không nhiều (khoảng 39% tổng lượng của cả nước), trong khi đó, tài
nguyên nước ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long rất lớn (khoảng 61%), nhưng nhu
cầu khai thác, sử dụng nước chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với tài nguyên nước của vùng.
- Tài nguyên nước dưới đất
Việc điều tra, tìm kiếm, thăm dò nước dưới đất tiến hành chưa được nhiều, mới
đạt khoảng 15% diện tích lãnh thổ nước ta, chủ yếu ở một số vùng kinh tế quan trọng.
Tổng trữ lượng nước dưới đất các cấp tại các khu vực đã được nghiên cứu, đánh giá:
cấp A khoảng 735 nghìn m
3
/ngày; cấp B khoảng 813 nghìn m
3
/ngày; cấp C
1
và C
2

khoảng 18.452 nghìn m
3
/ngày. Tổng trữ lượng tiềm năng của các tầng chứa nước trên
toàn lãnh thổ, chưa kể phần hải đảo, ước tính khoảng 2000m
3
/s, tương ứng khoảng 63

tỷ m
3
/năm.
Trữ lượng nước dưới đất lớn nhất là ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông
Cửu Long và Đông Nam Bộ; khá nhiều là ở Tây Nguyên và ít hơn ở vùng núi Tây
Bắc, Đông Bắc, ven biển Nam Trung Bộ.
Công tác quan trắc động thái nước dưới đất có vai trò hết sức quan trọng trong
việc xác định nguồn hình thành cũng như xác định trữ lượng động tự nhiên. Tuy nhiên,
hiện mới chỉ được tiến hành ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên,
với mật độ mạng lưới quan trắc còn thưa.
1.1.5.3. Chất lượng nước
Nhìn chung, nước mưa có chất lượng tốt, song ở một số đô thị, khu công nghiệp
lớn và lân cận nước mưa có độ pH đôi khi thấp (độ pH dưới 5,5).
Chất lượng nước mặt ở phần thượng lưu của hầu hết các sông, nói chung, vẫn
tốt, trừ một số khu vực bị ô nhiễm cục bộ. Tuy nhiên, ở vùng hạ lưu các sông lớn, nhất
là khi dòng sông chảy qua các khu công nghiệp, đô thị lớn, chất lượng nước đã bị suy
giảm. Hiện nay, các hồ và kênh mương ở các khu vực đô thị đang trở thành các nơi
chứa và dẫn nước thải. Mức độ ô nhiễm nguồn nước trong các kênh, sông, hồ ở các
thành phố lớn, các khu dân cư tập trung là rất nặng. Nước ở một số sông bị ô nhiễm
với mức độ cao, kéo dài và có xu hướng ngày càng tăng đã làm ảnh hưởng đến khả
năng sử dụng nguồn nước sông để cấp nước sinh hoạt ở nhiều địa phương. Nhiều khu
công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương đang hàng ngày xả
hàng triệu m
3
nước thải không qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn ra sông, gây ô
nhiễm nguồn nước. Nước sông Nhuệ, sông Đáy bị ô nhiễm nặng làm nhà máy nước

×