Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

sáng kiến kinh nghiệm lịch sử sơ đồ hóa kiến thức lịch sử ở một số bài lịch sử lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.3 KB, 18 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Lịch sử là một môn học có vị trí quan trọng trong việc thực hiện giáo dục toàn
diện nhân cách cho học sinh THPT. Học lịch sử sẽ giúp học sinh hiểu được quy luật
phát triển của xã hội loài người cũng như tính tất yếu lịch sử của sự nghiệp giải
phóng dân tộc. Học lịch sử góp phần giáo dục lòng yêu nước, giáo dục thái độ đối
với các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.
Với những vai trò quan trọng như vậy nhưng thực tế hiện nay kết quả học tập
môn lịch sử rất thấp. Học sinh học bài còn rất thụ động, học bài theo kiểu học thuộc
lòng, học vẹt, quên kiến thức rất nhanh chóng, không đọng lại được gì. Nhiều học
sinh nhớ kiến thức một cách mơ hồ, đọc tủ một vấn đề nào đó từ đầu đến cuối,
nhưng yêu cầu trình bày một đoạn nhỏ trong vấn đề đó thì tỏ ra lúng túng vì các em
quen đọc vẹt, đọc liền mạch, mà không nhớ được bao quát của vấn đề. Vì vậy, làm
sao để giúp học sinh nhớ được kiến thức nhanh, lâu dài và có hệ thống tiến tới nâng
cao chất lượng bộ môn lịch sử là một việc làm quan trọng đòi hỏi giáo viên cần phải
suy nghĩ. Là giáo viên dạy môn lịch sử tôi luôn trăn trở về việc giảng dạy của mình.
Làm sao để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, làm sao để các em học sinh dễ tiếp
thu kiến thức, yêu thích môn lịch sử và học môn lịch sử ngày càng có hiệu quả hơn.
Để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức lịch sử, trong quá trình dạy học tôi đã sử
dụng nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau như: Sử dụng đồ dùng trực quan, sử
dụng hệ thống câu hỏi, thảo luận nhóm… Trong đó sơ đồ hóa kiến thức lịch sử cũng
là một biện pháp rất quan trọng trong dạy học lịch sử. Với sơ đồ hóa kiến thức lịch
sử chúng ta có thể cụ thể hóa nội dung sự kiện lịch sử bằng những hình học đơn
giản, diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị, một vấn đề lịch sử,
mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử… giúp học sinh hình dung bao quát được bài
học hoặc một vấn đề. Học sinh nhớ được kiến thức một cách nhanh chóng và lâu
bền hơn sẽ góp phần làm cho bài giảng một cách nhẹ nhàng và hiệu quả.
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng dạy học lịch
sử, tôi xin trình bày một số vấn đề về việc: “Sơ đồ hóa kiến thức lịch sử ở một số
bài lịch sử lớp 12 ”.
1


II. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập với : “Sơ đồ hóa kiến
thức lịch sử ở một số bài lịch sử lớp 12 ”. Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho
đề tài này là lớp 12B
10
và 12B
11
của trường THPT Gia Hội.
III. Phương pháp nghiên cứu:
Thao giảng, dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm trong giảng dạy môn lịch sử.
Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học lịch sử.
Sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức kĩ năng
lịch sử lớp 12
Sử dụng các câu hỏi điều tra, tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả học sinh
học để từ đó có điều chỉnh hợp lí hơn.
2
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sơ lí luận:
1. Những yêu cầu chung đối với giáo viên lịch sử:
Dạy học là một hoạt động sáng tạo, người thầy giáo với những kiến thức về
khoa học cơ bản và khoa học sư phạm cùng với những kinh nghiệm tích lũy được để
vận dụng những phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh, hoàn cảnh cụ
thể, lựa chọn những con đường và biện pháp cụ thể để thu được hiệu quả cao nhất
trong dạy học.
Người giáo viên có lòng nhiệt huyết đối với nghề nghiệp sẽ góp phần đào tạo
thế hệ trẻ năng động sáng tạo thông ming tự chủ cho quê hương đất nước. Để làm
được điều đó mỗi giáo viên phải không ngừng nâng cao sự hiểu biết kiến thức bộ
môn, không ngừng hoàn thiện cải tiến phương pháp giảng dạy của bộ môn.
Giảng dạy với phương pháp phù hợp giúp thế hệ trẻ tiếp nhận những giá trị tri thức
quí báu của loài người qua đó góp phần bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho các em.

Để giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức giáo viên bắt đầu từ việc giúp học
sinh hiểu biết cụ thể, nắm được kiến thức lịch sử. Đó là nhiệm vụ giáo dưỡng và
giáo dục. Là một giáo viên giảng dạy môn lịch sử chúng ta nhất định phải dạy cho
học sinh hiểu biết những sự kiện lịch sử, những qui luật lịch sử qua các thời đại.
Dạy lịch sử tốt sẽ cho các em học sinh say mê và tự hào về những giá trị truyền
thống của dân tộc.
2. Thực trạng dạy và học ở trường THPT Gia Hội:
a. Thuận lợi:
Đội ngũ giáo viên đa phần còn trẻ, nhiệt tình, năng động có nhiều cố gắng
tìm tòi thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực
của học sinh thông qua các phương pháp dạy học như: Ứng dụng công nghệ thông
tin, sử dụng dồ dùng trực quan, sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề, thuyết
trình…. Giáo viên tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, hỗ trợ kiến thức cho
nhau, thông qua hoạt động này học sinh sẽ nắm chắc kiến thức và hiểu sâu hơn về
bản chất của sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. Trong quá trình giảng dạy, giáo
viên kết hợp và khai thác triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy học như tranh ảnh,
bản đồ, sơ đồ, ứng dụng công nghệ thông tin…Đa số học sinh có học bài cũ, chuẩn
bị bài mới ở nhà. Ở lớp chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi giáo
viên đặt ra.
3
b. Hạn chế:
Mặc dù đã có sự cố gắng, tuy nhiên ở một số tiết học giáo viên vẫn chưa phát
huy tính tích cực hoạt động của học sinh, chưa tạo điều kiện cho các em suy nghĩ và
phát biểu ý kiến riêng, vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học một chiều nên chưa
thu hút được sự hứng thú của học sinh.
Một bộ phận học sinh lười nhác, không có tinh thần học tập, học lệch hoặc do
có những nhận thức không đúng về vị trí, vai trò của môn lịch sử nên bộ môn lịch
sử vẫn bị coi là môn phụ nên không cần thiết phải học. Vì vậy, kết quả học tập môn
lịch sử chưa cao.
c. Điều tra cụ thể:

Việc điều tra cụ thể ở lớp lớp 12B
10
và 12B
11
được thực hiện thông qua bài
kiểm tra đầu năm học. Chất lượng cụ thể như sau:
Lớp Sĩ số
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
12B
11
44 8 18,2 16 36,4 15 34,1 5 11,4
12B
10
42 6 14,3 12 28,5 16 38,1 7 16,7 1 2,4
Qua điều tra cho thấy: Đa số học sinh làm bài chưa tốt, chưa biết vận dụng và
liên hệ kiến thức giữa các phần trong một bài, giữa các bài trong chương, chưa nắm
rõ các sự kiện lịch sử qua các giai đoạn hay lẫn lộn giữa sự kiện này với sự kiện
khác. Từ đó chất lượng bộ môn lịch sử chưa cao còn nhiều điểm dưới trung bình.
II. Giải Pháp và thực nghiệm:
1. Đối với học sinh:
Học sinh phải học bài cũ và chuẩn bị trước bài mới ở nhà theo sự hướng dẫn
của giáo viên.
Trong giờ học phải chú ý nghe giảng bài, phải tích cực suy nghĩ phát biểu ý
kiến xây dựng bài, không tiếp thu máy móc.
Học sinh tự giác học tập, dựa vào kiến thức giáo viên truyền thụ học sinh
phải biết tự mình tìm tòi, sáng tạo, phân tích sự kiện hoặc so sánh sự kiện này với sự
kiện khác.
Học sinh phải biết sử dụng bản đồ, lược đồ, sơ đồ trình bày diễn biến một
cuộc khởi nghĩa hoặc một giai đoạn lịch sử.

4
2. Đối với giáo viên:
Trước khi lên lớp giáo viên phải chuẩn bị giáo án chu đáo với hệ thống câu
hỏi phù hợp để khai thác sơ đồ kiến thức có hiệu quả. Ngoài ra phải chuẩn bị đồ
dùng dạy học nhất là sơ đồ kiến thức và bản đồ tranh ảnh ….
Khi giảng bài mới phải kết hợp nhiều phương pháp và với liên hệ kiến thức
cũ liên quan. Trong giờ học giáo viên phải tạo không khí thoải mái để học sinh phát
biểu xây dựng bài và phát biểu ý kiến riêng.
3. Một số giải pháp thực tế trong việc hệ thống kiến thức bằng sơ đồ trong
dạy học lịch sử lớp 12:
Chương trình lịch sử lớp 12 gồm 2 phần:
Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000
Lịch sử việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
Nội dung học khá dài so với chương trình lớp 11, các phần này kế tiếp
chương trình lớp 11. Khi học tập đòi hỏi học sinh không chỉ nắm những kiến thức
từng giai đoạn, từng nội dung cụ thể, mà còn phải tìm hiểu mối quan hệ giữa các sự
kiện trong sự phát triển chung. Học sinh phải biết sử dụng kiến thức đã học để tiếp
nhận kiến thức mới, biết quá khứ để tìm hiểu hiện tại. Yêu cầu học sinh phải nắm
vững kiến thức cơ bản, bao gồm những sự kiện, nhân vật lịch sử, không gian, thời
gian … Để sử dụng phương pháp trực quan bằng việc sơ đồ kiến thức lịch sử,trước
hết, giáo viên cần xác định được trọng tâm của một mục, một tiết dạy. Trên cơ sở đó
tiến hành sơ đồ hóa kiến thức phù hợp.
Tuy nhiên, việc tiến hành sơ đồ hóa kiến thức của một vấn đề, một mục,
hoặc một bài phải linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của một bài học, thời lượng
của tiết học.
Dưới đây là một số sơ đồ kiến thức lịch sử được sử dụng ở một bài hoặc
một mục:
Khi dạy phần I. Hội nghị Ianta(2/1945) và những thỏa thuận của ba cường
quốc - Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai
(1945 - 1949), SGK Lịch sử 12 Cơ bản, giáo viên sử dụng sơ đồ hóa kiến thức H.1.

kết hợp với những câu hỏi phù hợp học sinh dễ dàng nắm được kiến thức về Hội
nghị Ianta.
5
VẤN ĐỀ CẤP BÁCH CỦA THẾ GIỚI
TIÊU DIỆT PHÁT XÍT NHANH THIẾT LẬP TRẬT TỰ THẾ
GIỚI
PHÂN CHIA THÀNH QUẢ
CHIẾN TRANH
HỘI NGHỊ IANTA
(04-11/2/1945)
MỤC TIÊU TIÊU DIỆT PHÁT
XÍT
THÀNH LẬP LIÊN HỢP QUỐC GIẢI GIÁP PHÁT XÍT
PHẠM VI ẢNH HƯỞNG
TRẬT TỰ HAI CỰC IANTA
LIÊN HỢP QUỐC
(24/10/1945)
H.1. Sơ đồ kiến thức Hội nghị Ianta
Ở phần II. Sự thành lập Liên Hợp Quốc, giáo viên cũng có thể sử dụng sơ đồ
hóa kiến thức và kết hợp với những câu hỏi phù hợp để học sinh nắm được toàn bộ
kiến thức về tổ chức Liên Hợp Quốc. Kết hợp với việc dùng sơ đồ Bộ máy tổ chức
Liên Hợp Quốc giáo viên có thể trình bày thêm về sáu quan cơ chính và các tổ chức
chuyên môn khác giúp việc cho Liên Hợp Quốc. Đó cũng là những điểm trọng tâm
trong phần tổ chức Liên Hợp Quốc. Cũng thông qua sơ đồ Bộ máy tổ chức Liên
Hợp Quốc, giáo viên yên cầu học sinh nêu nhận xét vai trò của Liên Hợp Quốc để
hoàn thành sơ đồ kiến thức Liên Hợp Quốc.
6
MỤC ĐÍCH
DUY TRÌ HÒA BÌNH
PHÁT TRIỂN QUAN HỆ

HỮU NGHỊ, HỢP TÁC
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
BÌNH ĐẲNG CHỦ QUYỀN,
TỰ QUYẾT DÂN TỘC
TOÀN VẸN LÃNH THỔ, ĐỘC
LẬP CHÍNH TRỊ
KHÔNG CAN THIỆP
CÔNG VIỆC NỘI BỘ
GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP QUỐC TẾ
VAI TRÒ
DUY TRÌ HÒA
BÌNH, AN NINH
THÚC ĐẨY
QUAN HỆ HỮU
NGHỊ, HỢP TÁC
GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP,
XUNG ĐỘT
GIÚP ĐỠ CÁC
DÂN TỘC
CHUNG SỐNG HÒA BÌNH,
NHẤT TRÍ 5 NƯỚC LỚN
H.2. Sơ đồ Về tổ chức Liên Hợp Quốc
Khi dạy mục I. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 - Bài
17 SGK Lịch sử 12 Cơ bản, giáo có thể sử dụng sơ đồ hóa kiến thức về những khó
7
KHÓ KHĂN THUẬN LỢI
NGOẠI
XÂM,

NỘI
PHẢN
ĐE DỌA
QUÂN
SỰ,
CHÍNH
TRỊ
NON
TRẺ
KINH
TẾ LẠC
HẬU,
ĐÓI
VĂN
HÓA
LẠC
HẬU,
DỐT
ĐẢNG
LÃNH
ĐẠO,
DÂN
ỦNG HỘ
CÁCH
MẠNG
THẾ
GIỚI
PHÁT
TRIỂN
TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

Tình thế ngàn cân treo sợi tóc
TÀI
CHÍNH
TRỐNG
RỖNG
khăn, thuận lợi của nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945, H.3 - Giáo viên sử
dụng để giảng trong giờ học, hoặc hết mục I sử dụng để khái quát lại nội dung.
Với sơ đồ này học sinh dễ dàng nhớ bao quát được những khó khăn của nước
ta sau cách mạng tháng Tám: bao gồm những khó khăn về Ngoại xâm, nội phản;
Chính trị, quân sự; Kinh tế, tài chính và Văn hóa xã hội. Những khó khăn trên đặt
nước ta đứng trước tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”. Tuy nhiên, học sinh bên cạnh
những khó khăn chồng chất thì thuận lợi vẫn là cơ bản.
H.3. Sơ đồ Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám
8
BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN SAU CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM
NGOẠI XÂM, NỘI
PHẢN
QUÂN SỰ,
CHÍNH TRỊ
TÀI CHÍNH VĂN HÓA
TRƯỚC
6/3
ĐÁNH
PHÁP,
HÒA
TƯỞNG
SAU 6/3
HÒA
PHÁP,

ĐUỔI
TƯỞNG
VẠCH
TRẦN
ÂM
MƯU
TRỪNG
TRỊ
THEO
PHÁP
LUẬT
TỔNG TUYỂN CỬ
BẦU QUỐC HỘI,
THÀNH LẬP CHÍNH
PHỦ HỢP PHÁP
QUYÊN GÓP,
ĐIỀU HÒA;
TĂNG GIA SẢN
XUẤT
QUYÊN GÓP,
CỦA DÂN;
PHÁT HÀNH TIỀN
BÌNH DÂN HỌC
VỤ, PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC
KINH TẾ
Ở hai mục II. Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói,
nạn dốt và khó khăn về tài chính. Và mục III. Đấu tranh chống ngoại xâm, nội
phản, bảo vệ chính quyền cách mạng. Giáo viên sẽ sử dụng sơ đồ giải quyết khó
khăn ở nước ta sau Cách mạng tháng Tám H.4.

H.4. Sơ đồ Biện pháp giải quyết những khó khăn nước ta
sau cách mạng tháng Tám
Hoặc giáo viên có thể ghép hai sơ đồ H.3 và H.4 như H.5 - dùng để củng cố
bài vào cuối tiết hay sử dụng ở tiết ôn tập lịch sử.
9
BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN SAU CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM
NGOẠI XÂM,
NỘI PHẢN
QUÂN SỰ,
CHÍNH TRỊ
TÀI CHÍNH VĂN HÓA
TRƯỚC
6/3
ĐÁNH
PHÁP,
HÒA
TƯỞNG
SAU 6/3
HÒA
PHÁP,
ĐUỔI
TƯỞNG
VẠCH
TRẦN
ÂM
MƯU
TRỪN
G TRỊ
THEO

PHÁP
LUẬT
TỔNG TUYỂN CỬ
BẦU QUỐC HỘI,
THÀNH LẬP
CHÍNH PHỦ HỢP
PHÁP
QUYÊN GÓP,
ĐIỀU HÒA;
TĂNG GIA SẢN
XUẤT
QUYÊN GÓP,
CỦA DÂN;
PHÁT HÀNH
TIỀN
BÌNH DÂN HỌC
VỤ, PHÁT
TRIỂN GIÁO
DỤC
KINH TẾ
KHÓ KHĂN THUẬN LỢI
NGOẠI
XÂM,
NỘI
PHẢN
ĐE DỌA
QUÂN
SỰ,
CHÍNH
TRỊ

NON
TRẺ
KINH
TẾ LẠC
HẬU,
ĐÓI
VĂN
HÓA
LẠC
HẬU,

CHỮ
ĐẢNG
LÃNH
ĐẠO,
DÂN
ỦNG HỘ
CÁCH
MẠNG
THẾ
GIỚI
PHÁT
TRIỂN
TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
TÀI
CHÍNH
TRỐNG
RỖNG
10
H.5. Sơ đồ Tình hình nước ta sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1956

III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM:
Với việc sử dụng sơ đồ hóa kiến thức lịch sử phù hợp trong việc giảng dạy,
củng cố kiến thức bài học hoặc ôn tập hệ thống kiến thức chương, giai đoạn lịch sử
sẽ giúp học sinh nắm vững được kiến thức cơ bản, ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng
lịch sử mà quan trọng hơn là học sinh hiểu và nắm được bản chất của sự kiện lịch
sử, tổng hợp, phân tích, so sánh để tìm ra sự giống nhau và khác nhau về bản chất
các sự kiện. Thông qua bài kiểm tra ở các lớp 12B
10
, 12B
11
là lớp thực nghiệm tôi đã
thu được kết quả như sau:

Lớp Sĩ số
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
12B
11
44 13 29,5 22 50 9 20,5
12B
10
42 9 21,4 20 47,6 12 28,6 1 2,4

Qua đó cho thấy việc hệ thống kiến thức bằng sơ đồ trong dạy học lich sử lớp
12 sẽ dần dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách
sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng sơ đồ kết hợp
11
với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình, xem
phim minh họa… có tính khả thi cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đặc
biệt là đối với chương trình lich sử lớp 12.

C. PHẦN KẾT LUẬN
Sử dụng phương pháp trực quan bằng việc sơ đồ hoá bài học lịch sử để dạy
học lịch sử ở trường trung học phổ thông sẽ giúp học sinh hình dung bao quát được
bài học hoặc một vấn đề. Học sinh nhớ được kiến thức một cách nhanh chóng và lâu
bền hơn sẽ góp phần làm cho bài giảng một cách nhẹ nhàng và hiệu quả. Đây là một
trong những phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất luợng và phát huy tính tích
cực, chủ động của học sinh phù hợp với yêu cầu của việc đào tạo thế hệ trẻ phục vụ
cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc sử dụng sơ đồ hóa kiến
thức trong dạy học Lịch sử sẽ góp phần làm cho học sinh tích cực hơn trong giờ học,
chủ động chiếm lĩnh kiến thức trong học tập. Vì vậy, học sinh nắm được kiến thức
một cách nhanh nhất và nhớ kiến thức lâu hơn.
Tuy nhiên, việc sử dụng sơ đồ hóa kiến thức cần tránh lạm dụng, cần xác định
một các linh hoạt và hiệu quả trong dạy một mục, một bài hay một đối tượng học
sinh cụ thể. Sử dụng sơ đồ kiến thức cần kết hợp nhuần nhuyễn với các phương
pháp dạy học khác để nâng cao hiệu quả bài học Lịch sử.
Với một vài kinh nghiệm qua nhiều năm dạy học, tôi xin trao đổi với các quý vị
đồng nghiệp nhằm mục đích cùng nhau nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử.
Trong quá trình thực hiện đề tài, không tránh khỏi những hạn chế nhất định, vì
vậy tôi rất mong nhận được sự trao đổi, góp ý của quý vị đồng nghiệp.
12
Người thực hiện

Phan Thị Hương Giang
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài 1
II. Phạm vi nghiên cứu 2
III. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận 3

II. Giải pháp - Thực nghiệm 4
II. Kết quả thực nghiệm 11
PHẦN KẾT LUẬN 12
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa - Lịch sử lớp 12. NXB Giáo dục
Sách giáo viên - Lịch sử lớp 12. NXB Giáo dục
Sách Chuẩn kiến thức kĩ năngbộ môn Lịch sử lớp 12. NXB Giáo dục
Các tài liệu về phương pháp dạy học lịch sử.Sách bài tập Lịch sử lớp 12
Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm – Môn Lịch sử. Đại học quốc gia Hà Nội.
14
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG THPT GIA HỘI
Huế, ngày tháng năm 2013
Hiệu trưởng
(Chủ tịch Hội đồng)
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỞ
15
Huế, ngày tháng năm 2013
Chủ tịch Hội đồng
16
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG GIA HỘI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BỘ MÔN LỊCH SỬ

SƠ ĐỒ HOÁ KIẾN THỨC LỊCH SỬ
Ở MỘT SỐ BÀI LỊCH SỬ LỚP 12
Người thực hiện: Phan Thị Hương Giang

Giáo viên tổ Sử - Địa

NĂM HỌC 2012-2013
17
18

×