Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

báo cáo quan trắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.13 KB, 12 trang )

I. MỤC TIÊU
- Đánh giá hiện trạng môi trường chất lượng nước và đất tại các kênh rạch nội đồng
và vùng ven biển khu vực Tứ Giác Long Xuyên nhằm phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cấp nước sinh hoạt của vùng.
- Đánh giá xu hướng nhiễm mặn từ biển vào sâu trong nội đồng
II. NỘI DUNG
1. Tổ chức thu thập thông tin thực địa
- Tổ chức các đoàn đi khảo sát thu thập tài liệu về hiện trạng khai thác và sử
dụng nguồn nước tại các kênh rạch của vùng nghiên cứu, hiện trạng và tình
hình hoạt động của các kênh thoát lũ chính của khu vực.
- Xác định vị trí đo đạc, bố trí vị trí thu mẫu nước, thu mẫu đất nội đồng, đo
thủy văn dòng chảy
- Điều tra tác động của chất lượng nguồn nước đến hoạt động sản xuất trong
các hoạt động công nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản
- Điều tra khảo sát tác động của hoạt động sản xuất của con người đến chất
lượng nước tại khu vực
2. Thu mẫu và đo đạc ngoài hiện trường
Thời gian thu mẫu: từ ngày 20/06/2013-27/06/2013
Mẫu nước:
- Được tiến hành thu vào mùa khô (tháng 6) và mùa mưa (tháng 9-10), đây là
những thời điểm nguồn nước trên sông, kênh thoát lũ có những thay đổi đáng
kể. Trong nội đồng mỗi vị trí lấy một mẫu, tại khu vực ảnh hưởng của thủy
triều mỗi vị trí lấy 2 mẫu (chân triều và đỉnh triều)
- Số lượng mẫu: 40 mẫu
- Chỉ tiêu theo dõi: Chỉ tiêu hóa lý: pH, DO,TDS, độ dẫn điện EC, phù sa, chất
rắn lơ lửng, độ mặn, độ đục, cặn không tan, BOD
5
, TOC, NO
2
-
, NO


3
-
, NH
4
+
,
TN, PO
4
3-
, Ca
2+
, Mg
2+
, độ cứng toàn phần, K
+
, Na
+
, Cl
-
, total acidity, Fe
TS
,
Al
3+
, SO
4
2-
, chỉ tiêu vi sinh: total coliform, fecal coliform; chỉ tiêu thủy sinh.
Mẫu đất:
- Được tiến hành thu vào thời điểm tương tự với mẫu nước. Trong nội đồng

lấy 20 mẫu, tại vùng ven biển lấy 5 mẫu
- Số lượng mẫu: 25 mẫu
- Chỉ tiêu theo dõi: pH, hàm lượng mùn, tổng N, tổng P, độ chua, hàm lượng
Ca và Mg trao đổi, SO
4
2-
, độ mặn, EC, Cl
-
, Fe trao đổi
Mẫu thủy sinh:
- Được tiến hành thu vào thời điểm tương tự với mẫu nước, được lấy trên kênh
và trên biển
- Số lượng mẫu: 31 mẫu
- Chỉ tiêu theo dõi: động vật phiêu sinh, thực vật phiêu sinh, động vật đáy
Đo dạc nhanh ngoài hiện trường:
- Ngoài việc thu mẫu tại hiện trường mang về Phòng thí nghiệm phân tích các
chỉ tiêu hóa lý, vi sinh, thủy sinh của nước và chỉ tiêu hóa lý của mẫu đất thì
việc đo nhanh một số chỉ tiêu tại hiện trường là cần thiết để đảm bảo tính chính
xác của kết quả. Các chỉ tiêu đo nhanh gồm có: pH, Độ mặn, TDS
Thống kê số lượng và vị trí các loại mẫu
Loại mẫu
Số
lượng
Vị trí lấy mẫu Kí hiệu mẫu
Mẫu nước 40
Nội đồng: 30
N1, N2, N3, N4, N5, N8,
N9, N10, N11, N12, N13,
N14, N15, N16, N17,
N18(1), N18 (2), N19,

N20, N26, N29, N34, R6,
R7, R30, R31, R32, R33,
R27, R28
Ven biển: 5 (đỉnh
và chân triều)
N21, N22, N23, N24, N25
Mẫu đất 25 Nội đồng: 25 Đ1÷ Đ25
Mẫu thủy sinh 31
Trên kênh: 21
VT1, VT2, VT3, VT4,
VT5, VT7, VT8, VT9,
VT10, VT11, VT12, VT13,
VT14, VT15, VT16, VT17,
VT18(1), VT18(2), VT19,
VT20, VT26
Ven biển: 5 (đỉnh
và chân)
VT21, VT22, VT23, VT24,
VT25
Bản đồ vị trí lấy mẫu
3. Phân tích kiểm định mẫu vật (mẫu nước, mẫu đất)
- Các mẫu được thu và bảo quản theo đúng quy trình quy phạm phục vụ cho
phân tích. Sau đó được vận chuyển về phòng thí nghiệm để tiến hành đo đạc
phân tích các chỉ tiêu theo yêu cầu. Mẫu được phân tích tại Phòng thí nghiệm
hóa môi trường LAS XD 282 thuộc Trung tâm Nghiên cứu môi trường và biến
đổi khí hậu đảm bảo theo đúng qui trình qui phạm hiện hành.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Phương pháp điều tra khảo sát
- Điều tra khảo sát các vị trí có tính chất đại diện điển hình để thu thập mẫu
nước, mẫu đất và đo đạc thủy văn kết hợp với quan trắc lượng phù sa trong

nước.
- Điều tra khảo sát tình hình bồi lắng, sạt lở trên các kênh thoát lũ của khu vực
- Điều tra, khảo sát tình hình xả thải của các khu dân cư, nhà máy, xí nghiệp
thải ra môi trường trong vùng
- Điều tra tình hình sử dụng nguồn nước mặt phục vụ phát triển dân sinh, kinh
tế và sản xuất của khu vực.
- Điều tra khảo sát tình hình xâm nhập mặn vào chất lượng nước trong nội
đồng.
2. Phương pháp thu và bảo quản mẫu
Công tác thu mẫu được thực hiện theo đúng qui trình qui phạm sau
2.1. Phương pháp thu mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu thủy hóa và vi sinh
Phương pháp lấy mẫu nước theo Thông tư 29/2011/BTNMT, TCVN 6663-
1:2011, TCVN 6663-6 : 2008, TCVN 8367-2010, TCVN 5996-1995, lấy mẫu
phân tích vi sinh theo ISO 19458.
- Thiết bị đựng mẫu: sử dụng các bình polyetylen thích hợp cho hầu hết các
tình huống lấy mẫu. Thiết bị sử dụng để lấy mẫu được rửa kỹ bằng nước sạch
ngâm trong acid HNO
3
5% trong vòng 24 giờ. Sau đó rửa sạch bằng nước và
tráng lại bằng nước cất 2 lần, tráng lại bằng nước tại vị trí cần lấy mẫu. (Tham
khảo các quy trình phân tích tiêu chuẩn thích hợp về hướng dẫn chi tiết chọn
bình chứa mẫu và TCVN 5993 (ISO 5667-3) về cách làm sạch bình chứa mẫu).
- Tại mỗi vị trí thu mẫu, mẫu nước được lấy theo tầng nước ở độ sâu 20cm đối
với bề mặt nước. Mẫu được lấy theo triều (triều cường và triều kiệt) đối với các
lưu vực chịu ảnh hưởng bởi thủy triều.
- Khi lấy mẫu để phân tích vi sinh cần phải dùng các bình sạch và tiệt trùng.
Mẫu phân tích vi sinh lấy tương tự như mẫu nước cần chú ý tránh gây ô nhiễm
nắp bình do tay. Ngay sau khi nạp mẫu phải đậy nút kín. Động tác lấy mẫu là
nắm lấy phần đáy bình rồi cằm cổ bình thẳng vào nước đến độ sâu khoảng 0,3m
dưới bề mặt, sau đó xoay bình để cổ bình hơi ngược lên và miệng bình hướng

vào dòng chảy. Chú ý khi lấy mẫu phân tích vi sinh cần để hở một khoảng trống
để phân tích mẫu được đồng nhất.
- Các thông số: pH, tổng chất rắn hòa tan (TDS), độ mặn, độ dẫn điện (EC),
nhiệt độ,… tiến hành đo tức thời hoặc ngay sau khi lấy mẫu.
2.2. Phương pháp thu mẫu thủy sinh vật
Phương pháp lấy mẫu theo Standard Method (1995)
2.2.1. Cách thu mẫu thực vật phiêu sinh (Phytoplanton)
Phương pháp thu mẫu: Mẫu thực vật phiêu sinh được thu bằng lưới vớt thực
vật phiêu sinh dạng hình chóp, có kích thước là 20µm. Tại mỗi điểm khảo sát được
thu theo 2 thời điểm (triều cường và triều kiệt) đối với điểm lấy mẫu bị ảnh hưởng
triều. Mỗi mẫu được thu tại 1 vị trí cách bờ từ 10 – 20m kể từ mép nước.
Mẫu định tính được thu bằng cách nén lưới ra giữa dòng rồi kéo lại với vận
tốc 0,5m/s từ 3 – 5 lần hoặc kéo dọc theo sông khoảng 50m chiều dài trên bề mặt,
với tốc độ kéo trung bình 0,5m/s.
Mẫu định lượng được thu bằng phương pháp lọc 60 lít nước qua lưới lọc
hình chóp.
Các mẫu thực vật phiêu sinh sau khi thu được cho vào lọ nhựa có thể tích
150ml và cố định ngay tại hiện trường bằng dung dịch Fomandehyde bão hòa sao
cho nồng độ Fomandehyde cuối cùng trong mẫu vào khoảng 5%. Mẫu thu được
đánh dấu, ghi chú gồm ngày giờ thu mẫu, ký hiệu và địa điểm thu mẫu trên nhãn.
Ngoài ra, ghi chú thực địa gồm các điều kiện địa hình, dòng chảy, sinh cảnh, các
thông số cảm quan môi trường cũng được ghi chép và mô tả để cung cấp thêm
những thông tin góp phần lý giải, làm sáng tỏ kết quả phân tích.
2.2.2. Cách thu mẫu động vật phiêu sinh (Zooplankton)
Phương pháp thu mẫu: Mẫu động vật phiêu sinh được thu bằng lưới vớt động
vật phiêu sinh kiểu Juday, có kích thước là 45µm. tại mỗi điểm khảo sát được thu
theo 2 thời điểm (triều cường và triều kiệt) đối với điểm lấy mẫu bị ảnh hưởng triều.
Mỗi mẫu được thu tại 1 vị trí cách bờ từ 10 – 20m kể từ mép nước.
Mẫu định tính được thu bằng cách nén lưới ra giữa dòng rồi kéo lại với vận
tốc 0,5m/s từ 3 – 5 lần hoặc kéo dọc theo sông khoảng 50m chiều dài trên bề mặt,

với tốc độ kéo trung bình 0,5m/s.
Mẫu định lượng được thu bằng phương pháp lọc 60 lít nước qua lưới lọc
hình chóp.
Các mẫu động vật phiêu sinh sau khi thu được cho vào lọ nhựa có thể tích
150ml và cố định ngay tại hiện trường bằng dung dịch Fomandehyde bão hòa sao
cho nồng độ Fomandehyde cuối cùng trong mẫu vào khoảng 5%. Mẫu thu được
đánh dấu, ghi chú gồm ngày giờ thu mẫu, ký hiệu và địa điểm thu mẫu trên nhãn.
Ngoài ra, ghi chú thực địa gồm các điều kiện địa hình, dòng chảy, sinh cảnh, các
thông số cảm quan môi trường cũng được ghi chép và mô tả để cung cấp thêm
những thông tin góp phần lý giải, làm sáng tỏ kết quả phân tích.
2.2.3. Cách thu mẫu động vật đáy
Phương pháp thu mẫu: Mẫu động vật đáy được thu bằng cuốc bùn kiểu
Ekma diện tích 0,025m
2
, một mẫu lấy 4 cuốc có diện tích 0,1 m
2
và sàng lọc
qua lưới 2 tầng, có mắt lưới 0,5 mm và 0,25 mm. Hoặc bằng cào bằng lưới
khung chữ D có kích thước miệng khung 30 cm x 20cm và kích thước mắt
lưới 475µm, cào trên mặt bùn đáy với diện tích 1m
2
. Mỗi mẫu được thu tại 1
vị trí cách bờ từ 10 – 20m kể từ mép nước.
Các mẫu động vật đáy sau khi thu được cho vào lọ nhựa có thể tích 500ml và
cố định ngay tại hiện trường bằng dung dịch Fomandehyde bão hòa sao cho nồng
độ Fomandehyde cuối cùng trong mẫu vào khoảng 5%. Mẫu thu được đánh dấu, ghi
chú gồm ngày giờ thu mẫu, ký hiệu và địa điểm thu mẫu trên nhãn. Ngoài ra, ghi
chú thực địa gồm các điều kiện địa hình, dòng chảy, sinh cảnh, các thông số cảm
quan môi trường cũng được ghi chép và mô tả để cung cấp thêm những thông tin
góp phần lý giải, làm sáng tỏ kết quả phân tích.

2.3. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu đất, trầm tích:
Mẫu đất được lấy theo Thông tư 33/2011/BTNMT và bảo quản theo
TCVN 6663-15:2004 (ISO 5667-15:1999).
Phương pháp lấy mẫu:
- Dụng cụ lấy mẫu được rửa sạch bằng nước tất cả chất bẩn bám dính.
- Chọn vị trí lấy mẫu thích hợp đã định sẵn thả gàu xuống lấy mẫu trầm tích.
Tại mỗi vị trí lấy từ 3 ÷ 4 gàu. Sau mỗi lần lấy gàu được rửa sạch bằng nước trước
khi lấy mẫu tiếp theo. Nếu lấy mẫu đất dùng khoan mẫu đất lấy theo độ sâu cần
thiết.
Bao gói mẫu:
- Mẫu sau khi lấy lên được cho vào túi nilon, cột chặt
- Trên phiếu mẫu ghi: tên đề tài nghiên cứu, kí hiệu mẫu, độ sâu lấy mẫu, tên
người lấy mẫu, ngày tháng năm lấy mẫu.
- Khi xếp mẫu vào thùng, chèn giữa các mẫu là vỏ bào hoặc vật liệu tương tự
sao cho thật chặt khít. Đặt mẫu cách thành thùng khoảng 3 ÷ 4cm và khoảng cách
giữa các mẫu là 2 ÷ 3cm. Ngay dưới nắp thùng đặt bảng liệt kê (được gói trong giấy
không thấm nước). Đánh số thùng, kèm ghi chú và ký hiệu cần lưu ý.
Vận chuyển và bảo quản:
- Tránh để mẫu chịu sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, tránh làm mất kí hiệu
mẫu, tránh có những tác động lực đột biến.
- Mẫu đem về phòng thí nghiệm được kiểm tra về số lượng, ký hiệu mẫu, đề
tài, người lấy mẫu và ngày tháng năm nhận mẫu và trạng thái của mẫu.
- Mẫu được xếp thành hàng theo thứ tự, phiếu mẫu hướng lên trên, không để
bất cứ vật gì đặt lên mẫu.
- Mẫu đất được phân tích nhanh chỉ tiêu độ ẩm, và được bảo quản nơi khô ráo
thoáng mát để hong khô mẫu. Sau đó, mẫu được nghiền và qua rây có mắt lưới
0,5mm.
Phương pháp bảo quản mẫu nước và thủy sinh
Phương pháp bảo quản và xử lý mẫu theo TCVN 6663-3:2008 và TCVN
5993:1995 và tuân thủ theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008.

+ Chuẩn bị các bình chứa;
+ Dùng các bình chứa thích hợp;
+ Nạp mẫu vào bình chứa;
+ Làm lạnh bằng nước đá ở 2
o
C đến 5
o
C trong thùng xốp vận chuyển về nơi
thí nghiệm đối với mẫu nước
+ Đối với mẫu thủy sinh vật: mẫu được cố định ngay bằng dung dịch
Formaldehyde với nồng độ 5%.
Phương pháp bảo quản và xử lý mẫu nước mặt lục địa
STT Loại mẫu Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp
1 Mẫu nước sông, suối
• TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3:1985)
2 Mẫu phân tích thủy sinh
• TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003)
3. Phương pháp phân tích
III.1. Phương pháp phân tích mẫu nước
Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm đều được tuân thủ theo đúng quy
trình, quy phạm hiện hành được chấp nhận trong quan trắc môi trường, các tiêu
chuẩn phương pháp thử nghiệm phù hợp theo TCVN hoặc Standard methods
- pH: máy đo pH 730 WTW được hiệu chỉnh bằng 3 hệ dung dịch đệm pH =
4, pH = 7 và pH = 10. Mẫu được đo trực tiếp tại hiện trường.
- Độ mặn, nhiệt độ, độ dẫn và TDS: máy COND 3310 WTW được hiệu
chuẩn bằng dung dịch chuẩn đi kèm theo máy. Mẫu được đo trực tiếp tại hiện
trường.
- Độ đục: sử dụng máy Turb-350 IR, máy được hiệu chuẩn bằng 4 dung dịch
chuẩn có giá trị từ 1, 10, 100, 1000NTU.
- Ca

2+
, Mg
2+
: được xác định bằng phương pháp định phân bằng dung dịch
EDTA với chỉ thị EBT và murexit.
- Độ axit: được xác định bằng phương pháp định phân bằng dung dịch bazơ
NaOH với chỉ thị phenolphathalein
- Hàm lượng phù sa lơ lửng (TSS): xác định bằng phương pháp khối lượng,
lọc giữ lại cặn lơ lương bằng giấy lọc có đường kính lỗ θ 0,45µm sau đó sấy khô
đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 105
0
C.
- Fe
TS
: sử dụng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10 – phenantrolin
(không thực hiện quá trình khử bằng hydroxilamin trong môi trường axit)
- Na
+
và K
+
: sử dụng phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử.
- Al
3+
: sử dụng phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử với thuốc thử
Eriohrome cyanine R.
- SO
4
2-
: trộn mẫu để mẫu được đồng nhất, lấy một thể tích mẫu nhất định lọc
qua bình lọc Millipore và giấy lọc Millipore kích thước lỗ lọc là 0,45µm. Sử dụng

phương pháp đo độ đục (Turbidimetric method) trên nguyên tắc SO
4
2-
tạo đục huyền
phù với BaCl
2
.
- Cl
-
: trộn đều mẫu và hút một thể mẫu nhất định bằng pipet bầu cho vào bình
erlen. Dùng phương pháp chuẩn độ Mohr, xác định ion Cl
-
bằng dung dịch AgNO
3
sử dụng chỉ thị K
2
Cr
2
O
4
.
- PO
4
3-
: Dùng phương pháp so màu với hỗn hợp thuốc thử gồm: H
2
SO
4
,
(NH4)

2
MoO
4
, acid ascorbic, Antimony potassium tartrate (phương pháp xanh
Molipdate).
- NO
2
-
: Dùng phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử với thuốc thử là
Sulfanilamide và N- (1-naphthyl)- ethylenediamine dihydrochloride.
- NO
3
-
: Nitrate được chuyển thành nitrite bởi chất khử Cd và lượng nitrite
này được xác định bằng phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử với thuốc thử là
Sulfanilamide và N- (1-naphthyl)-ethylenediamine dihydrochloride.
- NH
4
+
: Dùng phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử với thuốc thử Phenol
Nitroprusside và Natri – Hypoclorite (The Indophenol Method).
- Tổng N, TOC: trộn đều mẫu để mẫu được đồng nhất, mẫu được phân tích
trực tiếp bằng máy TOC ghép cặp TN.
- DO: sử dụng phương pháp Winkler.
- BOD5: sử dụng phương pháp cấy và pha loãng.
- Total Coliform và Escherichia coli: sử dụng phương pháp ước đoán số
lượng vi sinh bằng kỹ thuật MPN (Most Probable Number).
Phương pháp phân tích các thông số trong phòng Thí nghiệm
STT Thông số Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp
1 pH TCVN 6492:1999

2 Độ mặn APHA - 2510 B (1998)
3 TSS TCVN 6625:2000
4 TDS APHA 2540, C (1998)
5 Fe
TS
TCVN 6177:1996 (ISO 6332:1988)
6 Ca, Mg APHA-3500.Ca/Mg
7 Na
+
và K
+
APHA 3500.Na/K
8 Độ axit APHA 2320 B (1998)
9 Al
3+
APHA 3500-Al, D
10 SO
4
2-
APHA 4500-SO
4
-2
.E
11 Cl
-
APHA 4500.Cl
-
.B
12 PO
4

3-
APHA 4500E-PO
4
13 NO
2
-
APHA 4500-NO
2
.B
14 NO
3
-
APHA:4500 NO
3
-
.E
15 NH
4
+
APHA 4500D-NH
3
16 TOC APHA 5310, B
17 Tổng N TCVN 6634:2000
18 DO TCVN 5499:1995
19 BOD
5
APHA-5210.B
20
Coliform
E.coli

TCVN 6187-1:1996 (ISO 9308-1:1990)
TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308-2:1990)
III.2. Phương pháp phân tích mẫu đất
- pH: mẫu đất sau khi nghiền và rây được trích với dung dịch nước hoặc dung
dịch muối trung tính KCl với tỷ lệ thích hợp, sau đó được đo bằng máy đo pH
730 WTW.
- Độ mặn, độ dẫn điện (EC): mẫu được trích ly bằng nước, dung dịch sau khi
trích ly được đo bằng máy đo COND 3310 WTW
- Độ chua: mẫu được chiết ly với dung dịch KCl, sau đó chuẩn độ bằng NaOH.
- Sắt trao đổi Fe
2+
: mẫu được chiết ly bằng dung dịch amonium acetat
(CH
3
COONH
4
), sắt sau khi chiết được xác định bằng phương pháp trắc phổ
dùng thuốc thử 1,10 – phenantrolin.
- Đạm tổng số (N
TS
): sử dụng phương pháp Kjendhal dựa trên nguyên lý chuyển
toàn bộ dạng Nitơ trong hợp chất về dạng gốc amoni bằng vô cơ hóa ướt với axit
H
2
SO
4
(có K
2
SO
4

, CuSO
4
, Se xúc tác). Xác định hàm lượng NH
4
+
bằng dụng cụ
Kjendhal khi cho muối amoni tác dụng với kiềm. Thu NH
3
bằng dung dịch axit
Boric và chuẩn độ amoni borat bằng HCl với chỉ thị Tasiro.
- Phospho tổng (P
TS
): dùng phương pháp vô cơ hóa ướt với hỗn hợp axit:
percloric và axit nitrit để hòa tan các hợp chất Photpho trong mẫu. Sau đó, xác
định hàm lượng Photpho trong dung dịch bằng phương pháp trắc phổ dùng
thuốc thử molypden.
- Hàm lượng mùn (chất hữu cơ): oxy hóa chất hữu cơ trong mẫu bằng dung dịch
axit sunfocromic dư sau đó chuẩn độ lượng dư axit sunfocromic bằng dung dịch
muối sắt (II) sunfat. Chỉ thị trong chuẩn độ ngược K
2
Cr
2
O
7
là ferroin.
- Canxi (Ca
2+
), Magie (Mg
2+
): mẫu được trích ly bằng dung dịch KCl, dung dịch

sau khi trích ly xác định Ca
2+
và Mg
2+
bằng phương pháp chuẩn độ Complexon
với độ chính xác đến 0,05%.
- Sulfat (SO
4
2-
): mẫu được chiết ly bằng nước, sau đó sử dụng phương pháp đo
độ đục trên nguyên tắc SO
4
2-
tạo đục huyền phù với BaCl
2
.
- Clorua (Cl
-
): mẫu được chiết ly bằng nước, sử dụng phương pháp chuẩn độ với
chất chuẩn là AgNO
3
với chỉ thị K
2
Cr
2
O
4
Phương pháp phân tích các thông số trong phòng Thí nghiệm
STT Thông số Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp
1 pH

• TCVN 5979:1995
2 Độ mặn (S‰)
• EDA SW-846 method 3052, 3051,
3050B
• AOAC 2007 (928.02)
3 Độ dẫn điện (EC)
• TCVN 6650:2000
4 Độ chua
• EDA SW-846 method 3052, 3051,
3050B
5 Fe trao đổi
• EDA SW-846 method 3052, 3051,
3050B
6 Đạm tổng số (N
TS
)
• TCVN 6498: 1999
7 Phospho tổng (P
TS
)
• TCVN 6499:1999
8
Hàm lượng mùn (chất
• TCVN 6644: 2000
STT Thông số Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp
hữu cơ)
9 Canxi (Ca
2+
)
• TCVN 4405-87

10 Magie (Mg
2+
)
• TCVN 4406-87
11 Sulfat (SO
4
2-
)
• TCVN 6656:2000
12 Clorua (Cl
-
)
• TCVN 81-1981
III.3. Phương pháp phân tích thủy sinh
III.3.1. Mẫu thực vật phiêu sinh (Phytoplanton)
Chuẩn bị mẫu: Mẫu được để lắng khoảng 24 đến 48 giờ, tùy theo loại mẫu,
sau đó loại bỏ phần nước trong, gạn lấy phần mẫu được lắng đem đi phân tích. Mẫu
thực vật phiêu sinh được phân tích dưới kính hiển vi Labo có độ phóng đại 100 -
1000 lần.
Phân tích mẫu định tính: Để Lamen kính trên mặt phẳng, lắc đều mẫu có
trong bình, dùng pipet hút mẫu, nhỏ một giọt mẫu lên Lamen, rồi đậy Lamelle lên
cho giọt mẫu được giàn đều, tránh tạo bọt khí. Chuyển Lame mẫu, soi dưới kính
hiển vi, sao cho toàn bộ mẫu trên Lame đều được quan sát. Dùng các khóa phân loại
để phân loại từng loài. Chụp ảnh những loài cần thiết hoặc chưa phân loại được đến
loài.
Phân tích định lượng: dùng buồng đếm Sedgewick-Rafter để đếm số lượng
tảo. Lấy 1ml từ mẫu đã được lắng và đã định lượng lượng mẫu, đưa vào buồng đếm
và đếm hết toàn bộ số lượng tế bào của từng loài có trong mẫu và quy ra số lượng
trong 1lít.
III.3.2. Mẫu động vật phiêu sinh (Zooplankton)

Các xác bã thực vật, mảnh vụn có kích thước lớn được dùng kẹp gắp loại
bỏ. Sau đó các mẫu được lọc lại lần nữa với tốc độ chậm bằng ống Xiphong có lưới
lọc với kích thước mắt lưới 10µm, lọc tới thể tích 30ml (sử dụng bình định mức để
xác định thể tích). Mẫu được chuyển vào đĩa petri để phân tích dưới kính hiển vi soi
nổi Olympus với độ phóng đại 40 lần để định danh và đếm số lượng cá thể các loài
động vật phiêu sinh có kích thước lớn (>50µm). Để phân tích chi tiết các loài động
vật phiêu sinh kích thước lớn và những loài có kích thước nhỏ, mẫu được cho lên
Lamen và soi dưới kính hiển vi Olympus với độ phóng đại từ 40 – 1000 lần. Tất cả
các loài trong mẫu được định danh tới bậc loài. Đếm số lượng cá thể của từng loài
có trong mẫu và quy ra số lượng trong 1m
3
.
III.3.3. Mẫu động vật đáy (Zoobenthos)
Sau khi đưa về phòng thí nghiệm, mẫu được rửa lại bằng lưới lọc có mắt
kính 0,25mm cho sạch hết bùn đất, rồi đưa vào khay trắng và nhặt toàn bộ cá thể có
trong mẫu bằng kính lúp cầm tay cho vào đĩa petri để phân tích dưới kính lúp soi
nổi Zitek có độ phóng đại từ 10 – 65 lần. Tất cả các loài trong mẫu được định danh
tới bậc loài. Đếm số lượng cá thể của từng loài có trong mẫu và quy ra số lượng
trong 1m
3
.
Phương pháp phân tích thủy sinh vật
STT Thông số Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp
1 Sinh vật phiêu sinh
• APHA 10200

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×