Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

cải tiến lưới rê hỗn hợp khai thác một số loài cá có giá trị kinh tế cao ở huyện hải hậu, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.54 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG





PHẠM VĂN TUYỂN



CẢI TIẾN LƯỚI RÊ HỖN HỢP
KHAI THÁC MỘT SỐ LOÀI CÁ CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ
CAO Ở HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH






LUẬN VĂN THẠC SĨ








NHA TRANG - 2010
ii


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG




PHẠM VĂN TUYỂN



CẢI TIẾN LƯỚI RÊ HỖN HỢP
KHAI THÁC MỘT SỐ LOÀI CÁ CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ
CAO Ở HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH


Chuyên ngành: Khai thác Thủy sản
Mã số: 60.62.80


LUẬN VĂN THẠC SĨ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN ĐỨC SĨ






NHA TRANG - 2010
MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ v
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Nghiên cứu ngoài nước 3
1.2. Nghiên cứu trong nước 6
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1. Nội dung nghiên cứu 11
2.1.1. Đánh giá hiện trạng nghề lưới rê hỗn hợp ở huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định 11
2.1.2. Cải tiến lưới rê hỗn hợp ở huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định 11
2.1.3. Đánh giá hiệu quả khai thác lưới rê cải tiến 11
2.2. Phương pháp nghiên cứu 11
2.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu hiện trạng nghề lưới rê hỗn hợp 11
2.2.2. Phương pháp tính toán và lựa chọn kết cấu lưới 12
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm 14
2.2.4. Phân tích và xử lý số liệu 19
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20
3.1. Hiện trạng nghề lưới rê hỗn hợp tỉnh huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định 20
3.1.1. Cơ cấu nghề nghiệp nghề khai thác hải sản tỉnh Nam Định 20
3.1.2. Đối tượng khai thác mùa vụ và ngư trường khai thác 20
3.1.3. Đặc tính kỹ thuật tàu thuyền làm nghề lưới rê hỗn hợp 22
3.1.4. Đặc điểm kỹ thuật lưới rê hỗn hợp 23
3.1.5. Vốn đầu tư cho nghề lưới rê hỗn hợp 27
3.1.6. Hạch toán kinh tế 28
3.1.7. Thành phần sản lượng cá đánh bắt bằng lưới rê hỗn hợp 29
3.2. Cải tiến lưới rê hỗn hợp ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 31

3.2.1. Lựa chọn kích thước mắt lưới 31
3.2.2. Lựa chọn chiều cao từng phần lưới 32
3.2.3. Lựa chọn vật liệu và độ thô chỉ lưới 33
3.2.4. Lựa chọn hệ số rút gọn 34
ii
3.2.5. Trang bị phao, chì 35
3.2.6. Lắp ráp lưới rê cải tiến 37
3.3. Đánh giá hiệu quả khai thác lưới rê cải tiến 39
3.3.1. Kết quả thử nghiệm lưới rê cải tiến 39
3.3.2. Sản lượng và thành phần loài cá đánh bắt 40
3.3.3. Năng suất khai thác 41
3.3.4. Đánh giá hiệu quả khai thác cá thu vạch 42
3.4.5. Đánh giá hiệu quả khai thác cá thu ngàng 46
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 48
1. Kết luận 48
2. Đề xuất 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHỤ LỤC 52

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn được hoàn thành là do quá trình nghiên cứu tài liệu,
thực hiện các chuyến điều tra khảo sát trên biển và các chuyến đánh bắt thử nghiệm
trên tàu làm nghề lưới rê hỗn hợp ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Số liệu được sử dụng trong luận văn là toàn bộ kết quả, khảo sát và thí nghiệm
ở huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định của đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu cải tiến, ứng dụng
nghề lưới rê hỗn hợp khai thác một số đối tượng có giá trị kinh tế cao (cá thu, ngừ,
chim, hồng, dưa, song…) ở vùng biển xa bờ”. Số liệu trong luận văn là hoàn toàn
trung thực, được xử lý theo phương pháp khoa học và đảm bảo độ tin cậy.

Số liệu trong luận văn được Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hải sản, Chủ nhiệm đề
tài cấp Bộ nói trên cho phép sử dụng. Kết quả nghiên cứu của luận văn là mới, không
trùng lặp với bất cứ luận án bảo vệ học vị nào đã có trước đây.
Hải Phòng, ngày 22 tháng 10 năm 2010

Tác giả



Phạm Văn Tuyển














ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Đức Sĩ và TS. Hoàng Hoa
Hồng là những người trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận
văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hải sản, chủ nhiệm đề tài:
“Nghiên cứu cải tiến, ứng dụng nghề lưới rê hỗn hợp khai thác một số đối tượng có
giá trị kinh tế cao (cá thu, ngừ, chim, hồng, dưa, song…) ở vùng biển xa bờ”, đã cho
phép và tạo mọi điều kiện để tôi sử dụng số liệu.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Phi Toàn đã tạo mọi điều kiện cho tôi
hoàn thành bản luận văn này. Xin cảm ơn KS. Nguyễn Đình Nhân, KS. Bùi Nam
Thanh, đã tận tình giúp đỡ tôi trong các chuyến khảo sát và thử nghiệm trên biển.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới: Ban giám Hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Khai thác, Quý
thầy trong Khoa Khai thác đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành
luận văn này.
Hải Phòng, ngày 22 tháng 10 năm 2010

Tác giả



Phạm Văn Tuyển












iii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt
1 ALMRV
Đánh giá Nguồn lợi Sinh vật Biển Việt Nam (Assessments of
the living marine Resources in Viet Nam)
2 2a
Kích thước mắt lưới
3 a
Kích thước cạnh mắt lưới
4 CP
Chi phí
5 CT
Cải tiến
6 cv
Mã lực
7 d
Đường kính chỉ lưới
8 ĐC
Đối chứng
9 DTTB
Doanh thu trung bình
10 ĐVT
Đơn vị tính
11 FL
Chiều dài thân cá
12 g
Gram
13 GHTC
Giới hạn tin cậy

14 HSBT
Hệ số biến thiên
15 kg
Kilogram
16 km
Kilomet
17 mm
Milimet
18 N
Cỡ mẫu
19 SD
Độ lệch chuẩn
20 SL
Sản lượng
21 SLTB
Sản lượng trung bình
22 TB
Trung bình
23 TL
Trọng lượng
24 U
gc

Hệ số rút gọn ngang giềng chì
25 U
gp

Hệ số rút gọn ngang giềng phao








iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Cơ cấu đội tàu khai thác hải sản tỉnh Nam Định 20
Bảng 3.2: Thông số cơ bản vỏ tàu làm nghề lưới rê hỗn hợp 22
Bảng 3.3: Thống kê máy chính và máy phụ trang bị trên tàu 22
Bảng 3.4: Thống kê trang thiết bị hàng hải, khai thác 23
Bảng 3.5: Vàng lưới rê hỗn hợp trang bị trên tàu theo nhóm công suất 23
Bảng 3.6: Kích thước mắt lưới (2a) trung bình từng phần theo nhóm tàu 24
Bảng 3.7: Chiều cao kéo căng (H
0
) trung bình của từng phần lưới theo các khối tàu . 25
Bảng 3.8: Hệ số rút gọn giềng phao, giềng chì 26
Bảng 3.9: Vốn đầu tư cho nghề lưới rê hỗn hợp (ĐVT: Triệu đồng) 27
Bảng 3.10: Sản lượng khai thác bình quân của nghề lưới rê hỗn hợp (ĐVT: Kg) 28
Bảng 3.11: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận trung bình trong năm (ĐVT:Trđ/tàu/năm). 29
Bảng 3.12: Thành phần sản lượng cá đánh bắt bằng lưới rê hỗn hợp tàu NĐ2798TS 29
Bảng 3.13: Thành phần sản lượng cá đánh bắt bằng lưới rê hỗn hợp tàu NĐ2789TS 30
Bảng 3.14: Tần suất cá thu vạch bị đánh bắt trên tàu NĐ 2798 TS và NĐ2789TS 30
Bảng 3.15: Kích thước cá thu vạch bị đánh bắt trên tàu NĐ2798TS và NĐ2789TS 31
Bảng 3.16: Tính toán kích thước mắt lưới rê hỗn hợp cải tiến 32
Bảng 3.17: Tỷ số giữa đường kính chỉ lưới và cạnh mắt lưới 33
Bảng 3.18: Lựa chọn độ thô chỉ lưới rê hỗn hợp cải tiến 33
Bảng 3.19: Hệ số rút gọn quan hệ với tiêu hoa nguyên vật liệu và lực cản 34

Bảng 3.20: Trọng lượng áo lưới cho một cheo lưới rê hỗn hợp cải tiến 36
Bảng 3.21: Trọng lượng dây giềng cho một cheo lưới rê hỗn hợp cải tiến 36
Bảng 3.22: Tính toán lực lực nổi và lực chìm của áo lưới dây giềng, chì 36
Bảng 3.23: Số mẻ lưới thử nghiệm, tổng diện tích lưới hoạt động 39
Bảng 3.24: Thành phần loài và sản lượng trong mẻ lưới thử nghiệm 40
Bảng 3.26: Năng suất khai thác trung bình (ĐVT:kg/10.000m
2
) 41
Bảng 3.25: Tỷ lệ (%) số cá thể và khối lượng cá thu vạch bị đánh bắt lưới đối chứng42
Bảng 3.26: Tỷ lệ (%) số cá thể và khối lượng cá thu vạch bị đánh bắt lưới cải tiến 42
Bảng 3.27: Chiều dài trung bình thân cá thu vạch bị đánh bắt (ĐVT: mm) 43
Bảng 3.28: Tình trạng cá thu vạch mắc lưới 43
Bảng 3.29: Năng suất khai thác cá thu vạch (ĐVT: kg/10.000m
2
) 44
Bảng 3.30: Chiều dài trung bình thân cá thu ngàng bị đánh bắt (ĐVT: mm) 46
Bảng 3.31: Tình trạng cá thu ngàng mắc lưới 46
Bảng 3.32: Năng suất khai thác trung bình cá thu ngàng (ĐVT: kg/10.000m
2
) 46

v

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 2.1: Tàu NĐ2790TS thử nghiệm lưới rê hỗn hợp cải tiến 15
Hình 2.2: Bản vẽ khai triển lưới đối chứng 16
Hình 2.3: Bản vẽ trang bị phao chì lưới đối chứng 16
Hình 2.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 17
Hình 2.5: Vị trí thử nghiệm mùa gió Đông Bắc 17

Hình 2.6: Vị trí thử nghiệm mùa gió Tây Nam 18
Hình 3.6: Cá thu vạch (Scombobermorus commerson, Lacepède, 1801) 21
Hình 3.7: Cá thu ngàng (Acanthocybium solandri, Cuvier, 1831) 21
Hình 3.8: Cá thu chấm (Scombermorus guttatus, Bloch & Schneider, 1801) 21
Hình 3.9: Cá ngừ chù (Auxis thazard, Lacepède, 1800) 21
Hình 3.10a: Kích thước mắt lưới trung bình từng phần lưới theo nhóm tàu 25
Hình 3.10b: Chiều cao trung bình từng phần lưới theo nhóm tàu 25
Hình 3.11: Vốn đầu tư cho nghề lưới rê hỗn hợp theo nhóm công suất tàu 28
Hình 3.12: Tần suất cá thu vạch đánh bắt được theo nhóm chiều dài 30
Hình 3.13: Bản vẽ chi tiết lưới rê hỗn hợp cải tiến 35
Hình 3.14: Bản vẽ trang bị phao chì lưới rê hỗn hợp cải tiến 37
Hình 3.15: Lắp ráp lưới chao phao với lưới thân 01 38
Hình 3.16: Lắp ráp lưới thân 01 với lưới thân 02 38
Hình 3.17: Lắp ráp lưới thân 02 với lưới thân 03 38
Hình 3.18: Lắp ráp lưới thân 03 với chao chì 39
Hình 3.19: Năng suất khai thác lưới cải tiến và lưới đối chứng 41
Hình 3.20: Năng suất khai thác cá thu vạch của lưới đối chứng và lưới cải tiến 44
Hình 3.21: Tương quan chiều dài thân cá và khối lượng cá thu vạch 45
Hình 3.22: Tương quan chu vi lớn nhất thân cá và khối lượng cá thu vạch 45
Hình 3.23: Tương quan chiều dài thân cá và khối lượng cá thu ngàng 47
Hình 3.24: Tương quan chu vi lớn nhất thân cá và khối lượng cá thu ngàng 47





vi

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC


Phụ lục 1: Mẫu lưới rê hỗn hợp trên tàu NĐ2789TS
Phụ lục 2: Mẫu lưới rê hỗn hợp trên tàu NĐ2798TS
Phụ lục 3: Kết quả đo chu vi, mặt cắt thân cá thu vạch tại vị trí cá đóng
Phụ lục 4: Kết quả thử nghiệm lưới hỗn hợp cải tiến và lưới đối chứng
Phu lục 5: Sản lượng đánh bắt lưới đối chứng
Phu lục 6: Sản lượng đánh bắt lưới cải tiến
Phụ lục 7: Chiều dài TB cá thu vạch bị đánh bắt bởi lưới ĐC và lưới CT
Phụ lục 8: So sánh chiều dài TB cá thu vạch bị đánh bắt bởi lưới ĐC và lưới CT
Phụ lục 9: Năng suất khai thác lưới ĐC và lưới CT mùa gió Đông Bắc
Phụ lục 10: So sánh năng suất đánh bắt lưới ĐC và lưới CT mùa gió Đông Bắc
Phụ lục 11: Năng suất khai thác lưới ĐC và lưới CT mùa gió Tây Nam
Phụ lục 12: So sánh năng suất đánh bắt lưới ĐC và lưới CT mùa gió Tây Nam
Phụ lục 13: Năng suất khai thác lưới ĐC và lưới CT hai mùa gió
Phụ lục 14: So sánh năng suất đánh bắt lưới ĐC và lưới CT hai mùa gió
Phụ lục 15: Năng suất khai thác cá thu vạch của ĐC và lưới CT
Phụ lục 16: So sánh năng suất đánh bắt cá thu vạch hai mùa gió
Phụ lục 17: Năng suất khai thác cá thu vạch lưới ĐC và lưới CT mùa gió Đông Bắc
Phụ lục 18: So sánh năng suất khai thác cá thu vạch mùa gió Đông Bắc
Phụ lục 19: Năng suất khai thác cá thu vạch của ĐC và lưới CT mùa Tây Nam
Phụ lục 20: So sánh năng suất khai thác cá thu vạch mùa gió Tây Nam
Phụ lục 21: Năng suất khai thác cá thu ngàng của ĐC và lưới CT hai mùa gió
Phụ lục 22: So sánh năng suất khai thác cá thu ngàng hai mùa gió
Phụ lục 23: Kết quả phân tích sinh học, xác định độ sâu cá thu vạch mắc lưới
Phụ lục 24: So sánh chiều dài cá thu ngàng bị đánh bắt
Phụ lục 25: So sánh năng suất khai thác cá thu ngàng TB hai mùa gió
Phụ lục 26: Hình ảnh hoạt động thử nghiệm
Phụ lục 27: Phiếu điều tra hiện trạng khai thác nghề lưới rê hỗn hợp
Phụ lục 28: Phiếu thu thập kết quả thử nghiệm ngư cụ

1


MỞ ĐẦU
Nước ta có bờ biển dài khoảng 3.260 km, có nghề cá phát triển từ lâu đời với
nhiều nghề đánh bắt khác nhau. Các nghề đánh bắt chính hiện nay là nghề lưới kéo,
nghề lưới vây, nghề lưới rê và nghề câu. Ngoài những nghề đánh bắt chính nói trên thì
các nghề đánh bắt khác cũng phát triển, như nghề mành, nghề lồng bẫy, nghề chụp
mực… 19.
Cá thu vạch là loài cá kinh tế phân bố rộng từ vùng gần bờ đến ngoài khơi,
vùng nước từ độ sâu 15-200m. Thức ăn chủ yếu là các đàn cá nhỏ như cá trích cá trích,
cá cơm, Ngư cụ khai thác chính là lưới rê trôi, lưới kéo, Chiều dài tối đa thân cá có
thể đạt đến 220cm 33. Ở Việt Nam cá thu vạch phân bố rộng từ Vịnh Bắc Bộ đến
Đông Tây Nam Bộ. Mùa vụ khai thác quanh năm và ngư cụ khai thác chính: lưới rê,
câu, lưới đăng Kích thước cá khai thác dao động từ 600 – 800mm 34.
Tàu thuyền nghề lưới rê có 39.107 chiếc chiếm 33%, nghề lưới kéo 19%, nghề
câu 18%, nghề lưới rê 6% còn lại các nghề khác 22% tổng số lượng tàu thuyền trong
cả nước 2.
Lưới rê hỗn hợp là loại lưới rê đơn, có kích thước mắt lưới thay đổi theo chiều
cao của lưới nhằm mục đích khai thác một số loài cá phân bố ở các độ sâu khác nhau.
Lưới rê hỗn hợp được sử dụng ở huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định thường có 2÷3 loại
kích thước mắt lưới khác nhau từ 160÷200mm, có chiều cao kéo căng từ 40÷50m.
Ngoài ra, lưới rê hỗn hợp ở đây được chế tạo từ những sợi lưới xe lơi, chỉ lưới được
cấu tạo từ 24÷42 sợi cước đơn 6.
Lưới rê hỗn hợp thường được thả ở những vùng biển có độ sâu phù hợp để
tường lưới phủ kín các lớp nước (từ lớp nước mặt đến sát đáy). Biên dưới của lưới có
lắp giềng và chì để giữ lưới luôn làm việc sát đáy và biên trên lắp giềng có gắn phao
xốp để giữ lưới nổi ở độ sâu nhất định. Khung giềng chì và phao giữ tường lưới thẳng
đứng, chắn ngang đường di chuyển của đàn cá 13.
Nghề lưới rê hỗn hợp huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định đánh bắt chủ yếu ở vùng
biển Vịnh Bắc Bộ và ngư trường đánh bắt thay đổi theo 02 mùa gió Đông Bắc và Tây
Nam 20. Đối tượng khai thác chủ yếu của lưới rê hỗn hợp là cá thu, cá ngừ, cá

song phân bố ở các tầng nước khác nhau 6.
Lưới rê hỗn hợp được du nhập vào huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định thông qua
việc ngư dân mua lại những vàng lưới cũ của Trung Quốc để sử dụng. Từ đó, lấy mẫu
2

và tự gia công chế tạo thành những mẫu lưới theo kinh nghiệm cá nhân từng chủ tàu.
Mẫu lưới gia công và cải tiến không dựa trên những cơ sở khoa học mà chủ yếu dựa
trên thực tiễn sản xuất nên đã gây ra một số bất cập và chưa phù hợp với trang thiết bị
trên tàu. Vì thế mẫu lưới còn có khuyết điểm như: lắp ráp giềng phao, giềng chì tùy
tiện, hệ số rút gọn ở giềng phao và giềng chì, trang bị phao chì chưa phù hợp và tính
toán kích thước mắt lưới theo cảm chưa dựa trên những căn cứ khoa học (ngư trường
khai thác, đối tượng khai thác, kích thước khai thác cho phép của từng đối tượng )
nên đã làm giảm khả năng đánh bắt của lưới Vì vậy, xin đề xuất đề tài làm luận văn
thạc sĩ: “Cải tiến lưới rê hỗn hợp khai thác một số loài cá có giá trị kinh tế cao ở
huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định”.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: góp phần để cải tiến và nâng cao năng suất khai
thác của lưới rê hỗn hợp ở huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định.
Mục tiêu chính của đề tài: Cải tiến lưới rê hỗn hợp khai thác một số loài cá có
giá trị kinh tế cao phù hợp với kỹ thuật và trang thiết bị trên tàu.



















3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu tính toán của Baranov (1914) về xác định kích thước mắt lưới rê
căn cứ vào:
- Chiều dài thân cá:
.ka


:k
là hệ số phụ thuộc vào đối tượng đánh bắt và k được xác định bằng thực
nghiệm.

:
chiều dài đối tượng đánh bắt.
- Trọng lượng cá:
3
'. Gka 
:'k
tuỳ theo tỷ lệ L/H (kích thước chiều dài/ kích thước bề rộng) của cá.
Khi áp dụng hai công thức trên có một số khó khăn:
* Mức độ chính xác phụ thuộc vào quá trình thí nghiệm

* Đối tượng đánh bắt có hình dạng rất phong phú nhưng chỉ có 3 trị số k’,
nên kết quả tính toán có độ chính xác không cao, không nêu ra phạm vi quy định về
việc sử dụng k’ mà chỉ nêu lên quy định có tính chất nguyên tắc chung.
A.L.Fridman đưa ra cách chọn kích thước các cheo lưới sao cho phù hợp với đối
tượng đánh bắt và thao tác thu thả lưới. Tác giả phân tích ảnh hưởng của sức căng chỉ
lưới đến hiệu suất khai thác. Nêu lên các biện pháp để giảm sức căng chỉ lưới nhằm
tăng hiệu quả đánh bắt của lưới. Đường kính chỉ lưới cũng được tác giả phân tích một
cách chi tiết. Xác định đường kính chỉ lưới phù hợp, đảm bảo có hiệu suất đánh bắt
cao theo phương pháp phân tích tương tự hình học, dựa vào mẫu lưới chuẩn. Màu sắc
chỉ lưới cũng được tác giả đề cập rất cụ thể. Mối quan hệ giữa độ trong của nước, độ
tương phản của màu sắc chỉ lưới tùy thuộc vào độ chiếu sáng và môi trường nước. Tác
giả cho rằng việc nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố nói trên cũng mới chỉ là bước
đầu và cần phải giải quyết hàng loạt vấn đề như: đặc tính của ánh sáng trong nước; thị
giác của cá; trạng thái của cá; tầm nhìn thấy công cụ đánh bắt. Tác giả còn nêu ra
nhiều ví dụ và công thức tính toán tầm nhìn thấy (phát hiện) lưới và xác định màu sắc
tối ưu của lưới rê 25.
Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ số rút gọn của lưới rê đến tính chọn lọc đối với
loài cá Diplodus annulari ở vùng biển phía bắc Aegean, Turkey. Kết quả cho thấy sử
dụng hệ số rút gọn 0,4-0,6 và với kích thước mắt lưới là 18, 20, 22mm cho kích thước
cá đánh bắt từ 99 -125mm. Chiều dài đánh bắt đối với loài cá này không nên nhỏ hơn
4

110mm (Kinacigal, 2008). Đề nghị kích thước mắt lưới (2a) tối thiểu đánh bắt với là
22mm. Nghiên cứu này cho thấy hệ số rút gọn từ 0,4-0,6 không có ý nghĩa đối với tính
chọn lọc của lưới. Kết quả nghiên cứu liên quan đến hình thái học là quan trọng cho
nhà quản lý nghề cá 24.
Năm 1990, T. Matsuoka, H. Nagaleta và S. Yasuda thuộc khoa Thuỷ sản - Đại
học Kagoshima đã nghiên cứu “Thử nghiệm tính lựa chọn ngư cụ và kỹ thuật khai
thác nghề lưới rê cá vược (Lates calcarifer)”. Các tác giả đã sử dụng các cỡ mắt lưới
2a = 76, 100, 130, 150, 180mm, lưới PA sợi xe 210D/24 và 2 cỡ mắt lưới 100mm và

130mm lưới PA sợi đơn số 14, 15 hệ số rút gọn U
gp
= 0,5 để khai thác cá vược. Tác
giả đã xây dựng đường cong lựa chọn mắt lưới rê 100mm sợi xe và đề xuất nhóm kích
thước cá thể cần quy định cấm khai thác. Kết quả nghiên cho thấy, để tăng năng suất
khai thác cho nghề lưới rê cần phải:
- Lựa chọn kích thước mắt lưới phù hợp với đối tượng khai thác.
- Lựa chọn độ thô chỉ lưới phải đảm bảo đủ độ bền nhưng càng mềm mại và càng
nhỏ càng tốt. Theo kinh nghiệm, tỷ số thường lựa chọn d/a = 0,01.
- Màu sắc chỉ lưới: chọn màu phù hợp với môi trường và để cá khó phát hiện ra
lưới.
- Sức căng chỉ lưới: lưới phải có trang bị phao chì phù hợp, sao cho sức căng chỉ
lưới càng nhỏ càng tốt. Như vậy, cá dễ bị mắc hơn và năng suất khai thác sẽ cao hơn.
- Trang bị phao chì: Phải phù hợp để lưới định hình tốt nhất trong nước, tránh bị
xoắn lưới, tránh cho sức căng lưới quá lớn và cũng không để lưới bị nghiêng quá nhiều
dưới tác động của dòng chảy.
- Thời gian đánh bắt tốt nhất là ban đêm, vào những ngày không trăng để cá khó
phát hiện ra lưới.
Nghiên cứu tính chọn lọc của lưới rê đơn đối với cá ngừ chù (Auxis thazard) sử
dụng hai loại lưới có thông số cơ bản như sau 27:
Loại A: kích thước mắt lưới 2a =60mm; vật liệu là Nylon 210D/4; kích thước
lưới tấm là 1.000 x 100 mắt; lắp ráp với hệ số rút gọn ngang U
gp
=0,05.
Loại B: kích thước mắt lưới 2a =100mm; vật liệu là Nylon 210D/6; kích thước
tấm lưới là 1.000x100 mắt; lắp ráp với hệ số rút gọn ngang U
gp
=0,05.
Kết quả nghiên cứu, xác định được chiều dài nhóm chiều dài cá đóng lưới với
số lượng cá thể cao nhất từ 326-400mm; chiếm xấp xỉ 70% số cá thể bị đánh bắt.

5

Chiều dài trung bình cá bị đánh bắt nhiều nhất là 363mm và kích thước mắt lưới tối ưu
đối với cá ngừ chù là 84mm 27.
Tại Philippin, nghề lưới rê hỗn hợp được ngư dân sử dụng để khai thác các đối
tượng cá nổi như cá thu, ngừ Lưới rê hỗn hợp khai thác các loài cá thu, ngừ, ngư dân
ở đây thường sử dụng loại lưới có từ 2 - 4 phần lưới có kích thước mắt lưới khác nhau.
Các kích thước mắt lưới thường được ngư dân sử dụng trong nghề có kích thước 2a =
36mm; 43mm; 50mm; 60mm. Vật liệu sử dụng là loại PA mono(0,3-0,4)mm hoặc
PA110D/3. Tuy nhiên, các mẫu lưới này thường được sử dụng trên những tàu có công
suất máy nhỏ từ 6 - 16 cv, chủ yếu khai thác ở những vùng nước ven bờ nên khó có thể
ứng dụng vào nghề cá Việt Nam.
Kết quả điều tra nghề lưới rê cá kiếm của 45 tàu khai thác tại các cảng cá ở
Turkey của Okan Akyol, hầu hết tàu điều tra làm bằng gỗ chỉ có một tàu có chiều dài
vỏ tàu 17,0m với công suất máy chính 280cv; còn lại 44 tàu có chiều dài từ 6 ÷ 14m
lắp máy với công suất từ 11,5 ÷135cv. Lưới rê cá kiếm, vật liệu làm áo lưới là PA
210D/54 ÷ 60, kích thước mắt lưới 500mm và hệ số rút gọn giềng phao 0,33. Dây
giềng làm bằng vật liệu PP có đường kính là 5mm. Chiều cao kéo căng của lưới là
10m và chiều dài vàng lưới từ 3km ÷ 7km. Năng suất trung bình của các tàu lưới rê
khai thác cá kiếm đạt 7,7 1,3 tấn/tàu/năm 28.
Nghiên cứu ảnh hưởng của màu sắc chỉ lưới đến năng suất đánh bắt của nghề
lưới rê trong hồ tại Beysehir của Nhật Bản, đa số loài cá bị đánh bắt bởi lưới rê có màu
đỏ, vàng, nâu và xanh. Sản lượng đánh bắt cao nhất thuộc lưới rê có màu đỏ. Số lượng
loài cá bị đánh bắt của lưới rê màu xanh nhạt thấp hơn màu khác, vì thế tính chọn lọc
của lưới rê màu xanh nhạt tốt hơn các loại màu khác 29.
Chiều dài tối thiểu cá thu vạch (Scombermorus commerson) trưởng thành và đi
đẻ là 790mm. Khả năng sinh sản mạnh nhất từ tháng 10 và tháng 11 ở vùng biển gần
bờ Queensland. Thời gian đi đẻ vào lúc xẩm tối và thời gian sinh sản thay đổi từ 2-6
ngày 30.
Như vậy, từ tổng hợp và phân tích ở trên cho thấy:

- Tính toán cải tiến lưới rê căn cứ vào đối tượng khai thác (loài cá, kích thước
cá, phân bố, ) và điều kiện môi trường ngư cụ hoạt động có đối tượng khai thác sinh
sống(độ sâu, độ trong, ).
6

- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đánh bắt của lưới rê: kích thước mắt lưới,
hệ số rút gọn, vật liệu chỉ lưới, màu sắc vật liệu, lực căng nền lưới, tính mềm mại của
chỉ lưới và trang bị phao chì.
Trên đây là tiêu chí cơ bản đề tài làm cơ sở tính toán, lựa chọn cải tiến lưới rê
hỗn hợp đạt hiệu quả đánh bắt.
1.2. Nghiên cứu trong nước
Dự án ALMRV II, đa số các tàu lưới rê trôi ở tỉnh Nam Định hoạt động vùng
khơi có công suất máy >45cv. Tàu thường được trang bị 1 trong hai loại lưới, lưới 10
(2a=100mm) hoặc lưới 16 (2a=160mm). Mỗi một tàu thường có khoảng 100-150 cheo
lưới tương ứng độ dài của lưới khi thả khoảng 5-7 km. Nhìn chung, trang thiết bị hàng
hải trên tàu đơn giản, rất ít tàu có định vị và thiết bị dò cá. Phần lớn các tàu chỉ có la
bàn và máy bộ đàm để thông tin liên lạc với tàu bạn khi hoạt động trên biển. Thời gian
cho 1 chuyến biển của đội tàu rê khơi khá dài, thường khoảng 10 ngày. Trong khi đó
thời gian chạy đi đến ngư trường và chạy về đã hết 1 ngày. Ngư trường đánh bắt chủ
yếu của đội tàu này khá rộng thường từ Thanh Hoá đến Quảng Ninh và ở độ sâu vùng
nước >30 m 1.
Thời gian bắt đầu thả lưới vào khoảng 5 giờ chiều và thu lưới tuỳ thuộc từng
tàu. Nhưng thông thường thời gian ngâm lưới khoảng trên 5 giờ. Sản phẩm đánh bắt
chủ yếu là cá thu ngàng (Acanthocybium solandri), thu vạch (Scomberomorus
commerson), cá ngừ sọc dưa (Sarda orientalis), cá ngừ vằn (Katsuwonus pelamis), cá
bè xước (Scomberoides tol), cá nhám cào (Sphyrna lewini). Kích thước mắt lưới
2a=100mm, thông thường bắt được cá thu cỡ > 3 kg/con và kích thước mắt lưới
2a=160mm chủ yếu bắt được cá thu kích cỡ >5 kg/con 1.
Theo kết quả điều tra nguồn lợi của dự án ALMRV bằng lưới kéo đáy, tổng trữ
lượng cho toàn vùng biển Vịnh Bắc Bộ đạt giá trị cao nhất (181.900 tấn) vào mùa Tây

Nam năm 2004 và thấp nhất là 109.464 tấn vào mùa Tây Nam năm 2003. Trữ lượng
trung bình của toàn vùng biển Vịnh Bắc Bộ vào khoảng 153.326 tấn. Trữ lượng trung
bình theo các nhóm sinh thái/nhóm loài như sau: 17.
- Cá đáy 44.125 tấn, chiếm 30%
- Cá rạn san hô 41.170 tấn, chiếm 28%
- Cá nổi 15.854 tấn, chiếm 11%
- Cá nổi ăn đáy 15.253 tấn, chiếm 10%
7

- Chân đầu 12.579 tấn, chiếm 8%
- Cá đáy biển sâu 10.690 tấn, chiếm 7%
- Giáp xác 7.689 tấn, chiếm 5%
- Không xác định 1.376 tấn, chiếm 1%.
Nghiên cứu (Trần Văn Vụ, 1979), kết quả nghiên cứu cho rằng kích thước mắt
lưới rê thu 2a = 100mm là loại cho năng suất khai thác cao nhất. Vật liệu chỉ lưới
PAmono và PA (nylon) đều sử dụng tốt, mỗi loại có ưu và nhược điểm riêng. Loại chỉ
PA (nylon) có khả năng bắt cá đóng và cá quấn đều tốt, tuy nhiên trong trường hợp
đánh cá đáy loại chỉ này thường mắt vào các chà rạo và ốc gai. Đối với loại chỉ
PAmono, khả năng bắt cá đóng tốt nhưng bắt cá quấn (cá dưa, cá chai) kém hơn; lưới
ít bị vướng vào các chướng ngại vật ở đáy. Độ thô chỉ lưới đối với loại lưới PA (nylon)
độ thô 0,69mm hiệu suất bắt cá đóng và cá quấn tốt. Đối với PAmono chỉ lưới có độ
thô d = 0,5 mm thích hợp. Hệ số rút gọn hệ số rút gọn giềng phao U
gp
= 0,50 và hệ số
rút gọn giềng chì U
gc
= 0,52 cho hiệu suất khai thác cao 22.
Nghiên cứu khai thác tôm bằng lưới rê ba lớp, sử dụng 2 lưới có kích thước như
nhau nhưng 1 lưới có lắp chao chì và một lưới không lắp chao chì. Kích thước mắt
lưới lớp trong 2a = 46 - 48mm, sợi PA 110D/3, chiều cao 70 mắt, chiều dài 2000 mắt;

kích thước mắt lưới lớp ngoài 2a = 320 - 340mm, sợi PA 210D/6, chiều cao 7 mắt,
chiều dài 200 mắt. Kết quả thử nghiệm cho thấy hai lưới có sản lượng khai thác tương
đương nhau nhưng lưới có chao chì ít bị rách hơn 9.
Theo (Nguyễn Long, 1987), nghiên cứu thử nghiệm loại lưới rê 3 lớp với kích
thước mắt lưới lớp trong 2a = 80 mm, vật liệu PA210D/6 và lớp ngoài có kích thước
mắt lưới 2a = 320 mm, vật liệu sử dụng là Kapron 10,7/3; chiều cao lưới 3 m. Kết quả
nghiên cứu cho thấy năng suất khai thác mực nang của ngư cụ đạt được rất tốt và đã
được nhân rộng và phát triển trên toàn quốc 10.
Kết quả nghiên cứu (Nguyễn Long, 1992), nghiên cứu sử dụng lưới rê 3 lớp với
chiều cao lưới H = 2,2m; H = 2,6m và H = 8,2m; chiều dài mỗi tấm lưới là 50m. Kích
thước mắt lưới của tấm lưới trong 2a = 42mm; 52mm; 62mm và 80 - 82mm. Kích thước
mắt lưới của tấm lưới ngoài 2a = 300mm và 400mm. Vật liệu chỉ lưới được sử dụng đối
với lưới lớp trong là cước sợi đơn d = 0,18mm và lưới lớp ngoài là cước sợi đơn d =
0,35mm. Kết quả nghiên cứu cho thấy kích thước mắt lưới 2a = 52mm cho kết quả tốt
nhất và chiều cao lưới rê 3 lớp khai thác cá tốt nhất nên nhỏ hơn 3m 11.
8

Năm 1996 – 1997, dự án JICA kết hợp giữa Việt Nam và Nhật Bản sử dụng
lưới rê trôi với các loại kích thước mắt lưới: 2a = 73mm; 95mm; 100mm; 123mm;
150mm và 160mm khai thác ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ. Kết quả cho
thấy kích thước mắt lưới 100mm và 150mm cho năng suất cao và ổn định.
Nghiên cứu khai thác mực đại dương và mực ống ở vùng biển xa bờ bằng nghề
lưới rê, câu và chụp mực, sử dụng lưới rê với 3 loại kích thước mắt lưới khác nhau 2a =
50mm, 60mm và 70mm; mỗi cheo lưới có chiều dài là 55m và chiều cao 12÷14m. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, năng suất khai thác của lưới rê thả nổi lớn hơn lưới rê thả chìm
(thả chìm sâu 4m). Lưới có kích thước mắt lưới 2a = 50mm có năng suất cao nhất đạt
0,41kg/cheo/đêm 12.
Kết quả nghiên cứu về một số thông số cấu trúc lưới rê khai thác cá ngừ ở vùng
biển miền Trung và Đông Nam Bộ cho thấy: Năng suất khai thác của lưới rê phụ thuộc
vào kích thước mắt lưới, vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ kích thước mắt lưới

rê cá ngừ 2a = 100mm và 123mm là phù hợp nhất. Lưới rê đánh bắt đối tượng cá thu
ngừ nên dùng 2a = 100mm, với đối tượng cá ngừ vằn nên dùng 2a = 123mm. Hệ số rút
gọn cho lưới rê khai thác cá ngừ U
gp
= 0,55 ÷0,6 là phù hợp, tốt nhất là U
gp
= 0,58. Độ
thô chỉ lưới rê khai thác cá ngừ 210D/15 và 210D/18 cho năng suất cao và ổn định ở
ngư trường miền Trung và Đông Nam Bộ. Tầng nước hoạt động của ngư cụ (độ dài
dây phao ganh) đối với lưới rê khai thác cá ngừ tốt nhất ở những tầng nước gần sát mặt
biển 15.
Tính chọn lọc của các loại lưới rê sử dụng nghiên cứu với đối tượng cá ngừ vằn
theo phương pháp của Per Sparre, 1998 cho thấy: Với 5 loại kích thước mắt lưới sử
dụng nghiên cứu (2a = 73 mm, 85 mm, 100 mm, 123 mm và 150mm) thì loại lưới có
kích thước mắt lưới 2a = 123 mm là loại lưới cho năng suất khai thác và tính chọn lọc
cao hơn so với các loại kích thước mắt lưới khác 15.
Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế nghề lưới rê thu ngừ tại Nha Trang cho thấy 3:
- Nhóm tàu 1 có chiều dài lớn nhất của tàu <15,5m: tổng giá trị đầu tư trung
bình 739,9 triệu đồng, trong đó đầu tư ngư cụ chiếm 53,0%, đầu tư vỏ tàu chiếm
29,9%, máy tàu chiếm 11,1%, trang thiết bị chiếm 5,9% tổng giá trị đẩu tư.
- Nhóm tàu 2 có chiều dài lớn nhất của tàu từ 15,5-17,0m: tổng giá trị đầu tư
trung bình 989,9 triệu đồng, trong đó đầu tư ngư cụ chiếm 59,5%, vỏ tàu chiếm
24,3%, máy tàu chiếm 10,4% và trang thiết bị chiếm 5,6%.
9

- Nhóm tàu 3 có chiều dài lớn nhất của tàu >17m: tổng giá trị đầu tư trung bình
1.238,50 triệu đồng, trong đó đầu tư ngư cụ chiếm 54,4%, vỏ tàu chiếm 26,0%, máy
tàu 14,1% và trang thiết bị chiếm 5,5%.
- Lợi nhuận trung bình năm 2005; nhóm tàu 1 đạt 212,7 triệu đồng, nhóm tàu 2
lợi nhuận chỉ đạt 78,2 triệu đồng và nhóm tàu 3 chỉ đạt 33,7 triệu đồng. Như vậy,

nhóm tàu có chiều dài càng nhỏ thì vốn đầu tư nhỏ và mang lại lợi nhuận cao hơn
nhóm tàu có chiều dài lớn hơn. Đa phần tàu có chiều dài lớn hơn17m là tàu được vay
vốn từ chương trình khai thác hải sản xa bờ của chính phủ với chủ trương tạo điều kiện
cho ngư dân vay vốn ưu đãi và những người ít có kinh nghiệm cũng tham gia khai thác
hải sản. Hơn nữa, do tàu có chiều dài lớn hơn 17m, lắp máy với công suất lớn nên dẫn
đến tiêu hao nhiên liệu nhiều và làm tăng chi phí sản xuất 3.
Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ số rút gọn đến năng suất của lưới rê trôi và thành
phần loài. Lưới rê trôi 2a =100mm; vật liệu PA210D/18, chiều cao là 100mắt; chiều
dài 100m. Lưới lắp ráp giềng phao với hệ số rút gọn là 0,50 và 0,60. Kết quả thí
nghiệm cho thấy, tổng số các loài cá bị đánh bắt bằng lưới rê trôi tầng mặt với cả hai
loại hệ số rút gọn là 0,50 và 0,60 là 32 loài. Số loài bị đánh bắt bằng lưới rê trôi với hệ
số rút gọn bằng 0,50 kém hơn so với 0,60 và tần suất xuất hiện của các loài cá cũng
với hệ số 0,50 cũng thấp hơn so với 0,60. Hệ số 0,50 tần suất xuất hiện trung bình là
1,34 và 0,60 tần suất xuất hiện là 3,34. Thành phần loài cá bị đánh bắt tăng khi tăng hệ
số rút gọn của lưới rê 23.
Năng suất trung bình của lưới rê với U
gp
= 0,50 là 17kg/km; thấp hơn năng suất
trung bình của lưới rê với U
gp
= 0,60 (23,2kg/km) 23.
Tần suất phân bố chiều dài: nhìn chung đối với hệ số rút gọn 0,50 đánh bắt
được nhóm kích thước rộng hơn so hệ số rút gọn 0,60. Tiến hành phân tích sinh học
của 4 loài: cá thu ngàng, cá ngừ vằn, cá ngừ vây vàng và cá ngừ chù cho thấy 23:
- Cá thu ngàng: chiều dài thân cá bị đánh bắt từ 700-1.300mm và tập trung từ
700-1.100mm. Chiều dài trung bình thân cá bị đánh bắt đối với hệ số rút gọn 0,50 thấp
hơn hệ số rút gọn 0,60.
- Cá ngừ vằn: chiều dài thân cá bị đánh bắt từ 40-55 cm và tập trung từ 40-
45cm. Chiều dài trung bình thân cá đánh bắt đối với hệ số rút gọn 0,50 không khác so
với hệ số rút gọn 0,60.

10

- Cá ngừ chù: chiều dài thân cá bị đánh bắt từ 300-800mm và tập trung từ 40-
60cm. Chiều dài trung bình cá đánh bắt đối với hệ số rút gọn 0,50 cao hơn 0,60.
- Cá ngừ vây vàng: chiều dài thân cá bị đánh bắt từ 400-1.400mm và tập trung
300-500mm. Chiều dài trung bình thân cá bị đánh bắt đối với hệ số rút gọn 0,50 thấp
hơn so với 0,60.
Kết quả điều tra 58 tàu lưới rê xa bờ ở vùng biển miền Trung, nghề lưới rê ở
miền Trung có: chiều dài trung bình vỏ tàu từ 16,2m; công suất trung bình 103,5cv;
chiều dài vàng lưới trung bình 13,6km; tổng số ngày đánh bắt trung bình trong năm là
201 ngày; tổng số lao động trung bình trên tàu là 10 người. Doanh thu trung bình đạt
năm 2007 đạt 822 triệu đồng/tàu/năm và lãi ròng đạt 83,3 triệu đồng/tàu/năm 5.
Nghiên cứu nghề lưới rê đáy ở Đồ Sơn - Hải Phòng, tàu thuyền hoạt động nghề
lưới rê ở Đồ Sơn chiếm đến 60% tổng số tàu thuyền khai thác hải sản trong toàn thị xã.
Nghề lưới rê đáy ở đây có 2 loại là lưới rê đáy 3 lớp và lưới rê đơn. Vị trí đánh bắt của
nghề trên ở khu vực cồn, rạn đá. Tỷ lệ cá hồng, cá trác và cá mối chiếm 34,8%; mực
19,9% và các loại cá khác chiếm 45,2% sản phẩm chuyến biển. Trong đó, sản phẩm là
loại có giá trị kinh tế cao chiếm 54,8% tổng sản phẩm chuyến biển. Hiệu quả sản xuất
của nghề lưới rê đáy trung bình một tháng có lãi từ 13÷20 triệu đồng 8.
Nghề lưới rê hỗn hợp thường hoạt động ở vùng biển xa bờ (cách bờ >24 Hải
lý), nơi có độ sâu từ 35÷60m, điều kiện thời tiết tương đối khắc nghiệt cùng với yếu tố
mùa vụ nên thời gian sản xuất trong năm thường nhỏ hơn 60% số ngày có thể hoạt
động được trong năm. Thời gian hoạt động khai thác của các nhóm tàu không có sự
chênh lệch đáng kể, cao nhất đạt 55,4% đối với nhóm tàu lắp máy từ 90÷149cv. Đối
tượng khai thác chủ yếu của tàu lưới rê hỗn hợp là cá thu, cá ngừ, Sản lượng trung
bình các loài này thường chiếm 80% tổng sản lượng chuyến biển 6.
Kết quả điều tra (Lại Huy Toản, 2007) hiện trạng nghề lưới rê hỗn hợp tại Nam
Định cho thấy: Đội tàu làm nghề lưới rê hỗn hợp sử dụng chiều dài vàng lưới từ 5-
7km. Mùa vụ khai thác quanh năm, mùa chính từ tháng 2-5 (âm lịch) và tháng có sản
lượng cao từ tháng 9-12 âm lịch. Lợi nhuận trung bình năm 2006 đạt 129 triệu

đồng/tàu.
Như vậy, các công trình nghiên cứu về nghề lưới rê ở nước ta từ trước đến nay
chỉ tập trung nghiên cứu về lưới rê ba lớp, lưới rê đơn tầng đáy và lưới rê trôi tầng
mặt mà chưa có công trình nào đề cập sâu đến cải tiến lưới rê hỗn hợp.
11

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
2.1.1. Đánh giá hiện trạng nghề lưới rê hỗn hợp ở huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định
- Hiện trạng tàu thuyền
- Hiện trạng ngư cụ
- Năng suất khai thác
- Thành phần sản lượng khai thác
- Kích thước cá đánh bắt,
2.1.2. Cải tiến lưới rê hỗn hợp ở huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định
- Lựa chọn kích thước lưới (chiều cao của lưới, chiều cao các phần lưới có kích
thước mắt lưới khác nhau )
- Tính toán kích thước mắt lưới, độ thô chỉ lưới ở từng phần lưới.
- Lựa chọn vật liệu dây giềng và trang bị phù tùng cho lưới mới,
2.1.3. Đánh giá hiệu quả khai thác lưới rê cải tiến
- Thi công vàng lưới
- Bố trí thí nghiệm: sơ đồ bố trí thí nghiệm và số lượng mẻ lưới thí nghiệm,
- Thành phần loài khai thác,
- Năng suất khai thác,
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thực nghiệm và phân tích. Ngoài
ra, còn sử dụng phương pháp phi thực nghiệm như phỏng vấn, điều tra tại các bến cá,
khảo sát thực tiễn vv. Các phương pháp được gắn với ba nội dung như trên cụ thể
như sau:
2.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu hiện trạng nghề lưới rê hỗn hợp

- Điều tra, phỏng vấn thuyền trưởng hoặc chủ tàu thu thập số liệu về tàu thuyền,
ngư cụ và trang thiết bị, doanh thu, chi phí.
- Khảo sát, lập bản vẽ kỹ thuật lưới rê hỗn hợp: Tiến hành khảo sát, lập bản vẽ
kỹ thuật lưới rê hỗn hợp đang được sử dụng khai thác hải sản tại các các bến cá thông
qua đo đếm thực tế vàng lưới và phỏng vấn các chủ tàu, thuyền trưởng.
- Tại các bến cá, tiến hành thu thập một số đặc điểm sinh học của các đối tượng
khai thác được bằng nghề lưới rê hỗn hợp làm cơ sở cho việc tính toán thiết kế lưới
mới, gồm: thành phần loài, chiều dài, trọng lượng của đối tượng khai thác.
12

- Trên tàu sản xuất, tiến hành phân tích sinh học với đối tượng khai thác chính:
về đo chiều dài kinh tế (FL); cân trọng lượng cá thể; xác định tình trạng cá mắc lưới;
đo chu vi sau nắp mang và chu vi trước vây lưng.
- Kỹ thuật khai thác: thông qua việc phỏng vấn thuyền trưởng tại các bến cá,
bước đầu nắm bắt kỹ thuật khai thác nghề lưới rê hỗn hợp. Sau đó trực tiếp đi biển trên
tàu sản xuất của địa phương nhằm phân tích, đánh giá kỹ thuật khai thác phù hợp với
điều kiện trên tàu.
2.2.2. Phương pháp tính toán và lựa chọn kết cấu lưới
Lưới rê hỗn hợp là loại lưới được cấu thành từ nhiều tấm lưới rê đơn có kích
thước mắt lưới, độ thô chỉ lưới, hệ số lắp ráp khác nhau nhằm khai thác các loài cá
sống ở các tầng nước khác nhau. Vì vậy, việc tính toán cải tiến cho vàng lưới rê hỗn
hợp phải phụ thuộc vào nhiều đối tượng khai thác. Lý thuyết và tính toán được xác
định theo các bước sau (Hoàng Hoa Hồng, 2004):
+ Xác định kích thước mắt lưới theo công thức:
.ka

(2.1)
Trong đó:
a: kích thước cạnh mắt lưới (mm)
:

Chiều dài thân cá (mm)
:k
hệ số đối với từng đối tượng đánh bắt được xác định dựa vào mặt cắt thân
cá và được tính theo công thức:

.2,0
max

C
k  (2.2)
Trong đó: C
max
: chu vi mặt cắt lớn nhất của thân cá

:
chiều dài thân cá (mm)
Việc xác định kích thước mắt lưới cho từng phần trong một cheo lưới phụ thuộc
chính vào đối tượng đánh bắt. Do đó, căn cứ vào kết quả điều tra hiện trạng và đặc
điểm sinh học cũng như tập tính phân bố của đối tượng khai thác và các quy định của
pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Từ đó, tính toán và xác định kích thước mắt
lưới phù hợp, số lượng kích thước mắt lưới cần thiết trên một cheo lưới.
+ Xác định độ thô chỉ lưới: Căn cứ theo tính năng đánh bắt, tính toán độ thô chỉ
lưới theo công thức:
t
m
t
m
a
a
d

d
 (2.3)
Trong đó: d
m
và d
t
: là đường kính chỉ lưới mẫu và lưới thiết kế (mm).
a
m
và a
t
: là kích thước cạnh mắt lưới mẫu và lưới thiết kế (mm).
13

+ Tính toán hệ số rút gọn dựa vào tiết diện mặt cắt thân cá nơi đóng lưới:

22
1
mn
n
U

 (2.4)
Trong đó: U
1
: là hệ số rút gọn ngang của lưới
n: là khoảng cách ngang lớn nhất mặt cắt thân cá tại điểm đóng lưới (mm)
m: là khoảng cách dọc lớn nhất mặt cắt thân cá tại điểm đóng lưới (mm)
+ Tính toán trang bị dây giềng, trang bị phao, chì:
- Lưới rê cố định:

Đối với trường hợp nước tĩnh sức nổi của phao cần trang bị như sau:
P = G
lưới
+ G
giềng
(2.5)
G
lưới
; G
giềng
: là trọng lượng của lưới và của dây giềng trong không khí (kg)
Đối với trường hợp nước chảy thì sức nổi của phao cần trang bị cho lưới xác
định phụ thuộc vào dòng chảy:
P = 1 ÷ 2 (G
lưới
+ G
giềng
) (2.6)
- Lưới rê trôi:
Trang bị phao chì cho lưới rê trôi giống trang bị phao chì lưới rê cố định. Để lưới
rê trôi làm việc ở mọi tầng nước sức nổi của phao nhỏ (phao gắn trên dây giềng phao)
phải nhỏ hơn tổng lực chìm của lưới.
ΣP
nhỏ
< ΣQ – Trong đó:

ΣQ= ΣQ
lưới
+ ΣQ
giềng

+ ΣQ
chì
(2.7)
Q
lưới
- Lực chìm của lưới trong nước
Q
giềng
- Lực chìm của dây giềng trong nước
ΣQ
chì
- Lực chìm của chì trong nước
Phao ganh cung cấp sức nổi bổ sung cho lưới và điều chỉnh tầng nước làm việc
của lưới. Lưới muốn làm việc không sát đáy thì tổng sức nổi của phao nhỏ và phao
ganh lớn hơn tổng lực chìm của lưới:
P

= ΣP
nhỏ
+ΣP
ganh
>ΣQ (2.8)
Trường hợp lưới làm việc sát đáy ΣQ>P, giềng chì cọ sát với nền đáy và do đó
lưới chuyển động chậm hơn dòng chảy và bị tác dụng bởi lực cản của dòng chảy. Để
lưới làm việc ổn định sát đáy thì phương trình cân bằng các lực tác dụng lên lưới biểu
diễn:
Σ(Q-P).f = k.S.(V
n
-V
lưới

)
2
(2.9)
Trong đó:
14

f: Hệ số ma sát của nền đáy
k: Hệ số lực cản thuỷ động
S: Diện tích làm việc của lưới
V
n
: Tốc độ dòng chảy
V
lưới
: Tốc độ trôi lưới
+ Tính toán trọng lượng áo lưới theo diện tích giả: (Nguyễn Trọng Thảo, 2005)
)(.
00
kggSG  (2.10)
Trong đó:
G: Trọng lượng áo lưới (kg)
S
0
: Diện tích kéo căng tấm lưới (m
2
)
g
0
: Trọng lượng của 1m
2

áo lưới (kg/m
2
)
+ Lựa chọn kích thước lưới:
Lựa chọn chiều cao từng phần lưới có kích thước mắt lưới khác nhau trong cùng
một cheo lưới căn cứ vào yếu tố cơ bản như sau:
- Đặc điểm phân bố của các đối tượng khai thác chính.
- Độ sâu ngư trường khai thác.
- Căn cứ thực tiễn sản xuất.
- Trang thiết bị trang bị trên tàu.
+ Lưới rê hỗn hợp là loại lưới rê trôi tầng đáy: nên các tính toán cần áp dụng các
công thức phù hợp.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Để đánh giá hiệu quả khai thác của lưới rê hỗn hợp cải tiến so với lưới đối
chứng được tiến hành thử nghiệm ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ.
2.2.3.1. Tàu thuyền và trang thiết bị trên tàu
Tàu được sử dụng trong các chuyến nghiên cứu thử nghiệm là tàu NĐ 2790 TS
của ngư dân Hải Hậu - Nam Định có các thông số cơ bản sau:
- Chiều dài lớn nhất vỏ tàu: 17,00 m
- Chiều rộng lớn nhất vỏ tàu: 4,80 m
- Chiều cao mớn nước: 1,1 m
- Vật liệu vỏ tàu: gỗ
- Công suất máy chính: 155 cv
- Công suất máy phụ: 24 cv
- Máy khai thác: Tời thủy lực
15

- Máy phát điện: 3 KVA
- La bàn: 01 cái
- Định vị vệ tinh: Furuno GP31

- Đàm thoại: 6 băng
- Máy phát điện: 3 KVA


Hình 2.1: Tàu NĐ2790TS thử nghiệm lưới rê hỗn hợp cải tiến
2.2.3.2. Lưới đối chứng
Lưới đối chứng được lựa chọn thử nghiệm thông qua lấy mẫu ngẫu nhiên và tỷ
lệ mẫu lưới sử dụng phổ biến ở huyện Hải Hậu.
Lưới rê đánh giá các thông số lưới đối chứng; kích thước cạnh mắt lưới; độ thô
chỉ lưới, hệ số rút gọn…có sự tương đồng so với lưới cải tiến.
Dựa trên năng suất đánh bắt thuộc nhóm tàu chia làm ba nhóm công suất như
trong phần thực trạng nghề lưới rê hỗn hợp huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định.
Dựa đánh giá lợi nhuận và sản lượng đánh bắt so với các tàu khác. Lựa chọn
dựa vào đánh giá trình độ chủ tàu và thuyền trưởng.
Mẫu lưới lưới hỗn hợp trên tàu NĐ 2790TS (lưới đối chứng) có thông số cấu
trúc cơ bản như:
- Kích thước mắt lưới thân 01: 2a =165mm
- Kích thước mắt lưới thân 02: 2a = 175mm.
- Hệ số rút gọn giềng phao U
gp
=0,55 và hệ số rút gọn giềng chì U
gc
=0,68.
- Chiều dài dây giềng phao (01 cheo lưới): 50,00 mét
- Chiều cao kéo căng lưới thân 01: 26,40 mét
- Chiều cao kéo căng lưới thân 02: 17,50 mét

×