Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

hình tình thương mại điện tử b2c ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.54 KB, 22 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
 
THUYẾT TRÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Chủ đề: HÌNH TÌNH TMĐT B2C Ở VIỆT NAM
Nhóm 19 – Lớp 11DMA1
MỤC LỤC
1
1. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1. Khái niệm thương mại điện tử (TMĐT)
Thương mại điện tử (hay còn gọi là E-Commerce hay E-Bussiness) là một
quy trình thanh toán hay mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua máy móc, phương
tiện điện tử, mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và Internet.
Theo ủy ban Châu Âu: “Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện các
hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền
dữ liệu dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh”.
1.2. Các loại hình thương mại điện tử
Hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi về các hình thức tham gia thương mại điện
tử cũng như các phân chia các loại hình thức TMĐT. Nếu phân chi theo đối tượng
tham gia thì có 3 đối tượng chính:
• Chính phủ (G – Government)
• Doanh nghiệp (B – Business)
• Người tiêu dùng (C – Consumer)
Nếu kết hợp đôi một trong 3 đối tượng này ta sẽ có 9 hình thức khác nhau:
B2C, B2B, B2G, G2B, G2G, G2C, C2G, C2B, C2C. Trong đó các loại hình thức
chính là:
• B2B
• B2C
• B2G
• C2C
2. B2C


2.1. Khái niệm B2C trong thương mại điện tử
B2C: Business To Consumer
Theo tập đoàn Oracle, trong tài liệu “Application Developer Guide” (2000),
định nghĩa thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C) là “một
thuật ngữ mô tả sự giao tiếp giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong việc
bán hàng hóa và dịch vụ”.
2
Tuy nhiên, tập đoàn Sybase đưa ra định nghĩa TMĐT B2C là “khả năng của
doanh nghiệp trong việc cung ứng các sản phẩm, hàng hoá, sự hỗ trợ và thông tin
trực tiếp cho người tiêu dùng cá nhân trên Internet”.
Cũng trong hoàn cảnh tương tự, IBM định nghĩa TMĐT B2C là “việc sử
dụng các công nghệ trên cơ sở Web để bán hàng hoá, dịch vụ cho một người tiêu
dùng cuối cùng”.
Ba định nghĩa đưa ra trên đây có điểm tương đồng là cùng xem xét B2C dưới
dạng “sự giao tiếp giữa”, “khả năng của” và “việc sử dụng”, khác hẳn cách hiểu
được sử dụng phổ biến hiện nay mô tả TMĐT B2C đơn giản là “việc bán hàng hoá,
sản phẩm hoặc dịch vụ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng” .TMĐT B2C bao
gồm cả việc bán hàng hoá, sản phẩm và dịch vụ; đồng thời bao gồm cả việc trao đổi
thông tin hai chiều giữa người sử dụng (người tiêu dùng) và hệ thống thương mại
(doanh nghiệp).
Ngoài ra, cần phải hiểu chữ C trong B2C là end-users. Nghĩa là C có thể là
cá nhân, song cũng có thể là doanh nghiệp (mua sắm hàng hóa để tiêu dùng).
2.2. Đặc điểm của loại hình B2C
B2C là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng qua các
phương tiện điện tử:
• Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ tới người
tiêu dùng (thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hoá, dịch vụ; tiến
hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo, phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng).
• Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng,
thanh toán, nhận hàng.

• Giao dịch B2C tuy chiếm tỷ trọng ít (khoảng 10%) trong TMĐT nhưng có sự phạm
vi ảnh hưởng rộng.
• Đặc điểm của loại hình B2C là sự đa dạng về số lượng nhà cung cấp và thị trường,
bất cứ 1 nhà cung cấp nào cũng có thể mở ra một trang web hoặc một kênh giao
dịch và đưa những thông tin về sản phẩm, dịch vụ của mình lên mạng để phục vụ
khách hàng. Tuy nhiên, sự đa dạng cũng làm cho việc cạnh tranh trở nên gay gắt
hơn, và càng khó thu hút khách hàng trung thành hơn vì ngày càng có nhiều lựa
chọn cho mỗi khách hàng khi họ định tìm mua một sản phẩm hay dịch vụ.
2.3. Lợi ích của mô hình B2C
• Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày hay
thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý (chi phí liên lạc với khách hàng, chi
3
phí quảng cáo tiếp thị…) cũng giảm hơn. Ngoài ra tạo điều kiện cho doanh nghiệp
tiếp xúc được với khách hàng tiện lợi và thường xuyên 24/7.
• Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, có khả năng
lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc qua đó có thể tìm được hàng
muốn mua với giá thấp nhất.
2.4. Các bước thực hiện mô hình
Mô hình này có thể qua 3 bước:
• Xây dựng Flatform (Website, dữ liệu).
• Xác định loại hàng hóa lưu thông (có thể hàng do chính doanh nghiệp sản xuất hoặc
do các nhãn hàng khác cung cấp).
• Hệ thống logistic: là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển
dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và
sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.
Ngoài ra còn cần đến một Hệ thống phần mềm giúp đồng nhất các hệ thống
quản lý Marketing, quản lý khách hàng, quản lý bán hàng, quản lý tin tức, quản lý
vận chuyển, quản lý cổng thanh toán, quản lý báo cáo, quản lý banner website, quản
lý hệ thống với nhau. Từ đó đảm bảo tính chính xác trong việc bán và nhận hàng
hóa.

2.5. Các mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử B2C
• Nhà cung cấp nội dung (Content Providers) như Nhacso.net, VNExpress …
• Nhà cung cấp cộng đồng (Social Network Providers) như Yahoo! 360; Facebook,…
• Nhà cung cấp dịch vụ (Service Providers) như VNPT (dịch vụ Internet);
• Mobifone (dịch vụ viễn thông di động) …
• Nhà tạo thị trường (Market Creator) như Chodientu.vn, …
• Nhà bán lẻ điện tử (e-Tailer) như Dell, Amazon, …
• Nhà trung gian giao dịch (e-Broker) như Vatgia.com, Marofin.com …
• Cổng nối (Portal) như Google, Yahoo, …
3. TÌNH HÌNH TMĐT B2C Ở VIỆT NAM
Hình thức thương mại điện tử B2C tuy đã quá quen thuộc và phổ biến trên
toàn thế giới, song ở Việt nam nó vẫn ở dạng hết sức sơ khai nếu không muốn nói là
chưa có gì, mặc dù có rất nhiều trang web với mục đích bán hàng mở ra, nhưng rất
ít trong số đó đạt được mục đích ban đầu của mình là bán hàng qua mạng.
4
Hiện nay đã có một số trang web đạt được thành công và tạo được uy tín
nhất định trong việc bán hàng qua mạng, nhưng tất cả vẫn chỉ ở bước khởi đầu, và
con đường cho thương mại điện tử B2C ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều chông gai.
3.1. Thực trạng
3.1.1. Toàn cảnh về mô hình B2C tại Việt Nam năm 2012
a. Tình hình chung trong TMĐT của B2C tại Việt Nam
Giai đoạn 2010 đến 2012, hình thức Groupon phát triển mạnh hơn so với
TMĐT B2C. Đến cuối năm 2012, mô hình groupon có vẻ đi vào giai đoạn ổn định
và bắt đầu có sự loại trừ. Hàng loạt các công ty lớn nhỏ ngừng hoạt động kinh
doanh theo mô hình này vì doanh thu không đủ bù vào chi phí vận hành.
Nhờ Groupon phát triển, thói quen của người tiêu dùng Việt Nam đối với
mua hàng online có sự chuyển biến rõ rệt, nắm bắt được sự thay đổi này hàng loạt
các website kinh doanh theo mô hình B2C ra đời như Lazada.vn, bantructuyen.com,
liulo.com, beyeu.com, lamdieu.com, nhanh.vn, chon.vn, 123.vn,…
Vì thế, 2013 và các năm sau được nhìn nhận có thể là năm phát triển của

hình thức TMĐT B2C, tuy nhiên nếu nhìn nhận cẩn trọng hơn ta có thể thấy mô
hình B2C khác xa với Groupon và gặp những hạn chế sau:
• Sản phẩm của B2C là longtail bán trong thời gian dài, của Groupon là shorttail. Dẫn
đến tồn kho cao hoặc nếu không tồn kho thì tỉ suất lợi nhuận sẽ thấp.
• Họ không chỉ cạnh tranh trực tiếp với nhau mà còn phải cạnh tranh gián tiếp với mô
hình offline như siêu thị, chợ, cửa hàng.
• Mô hình TMĐT B2C đòi hỏi nguồn tài nguyên lớn từ nhân lực cho đến trang thiết
bị.
• Động lực mua hàng của người tiêu dùng không còn hấp dẫn như Groupon, nên khó
tạo ra một chuyển biến tăng trưởng cho hình thức B2C trong TMĐT.
Một số website tiêu biểu cho hình thức B2C:
• www.thegioididong.com;
• www.lazada.vn;
• www.viettelstore.vn;
5
• www.123.vn; www.solo.vn;
• www.shoptretho.com.vn;
• www.vimua.com;
• www.tiki.vn;
• www.meta.vn;
• www.vinabook.com.
b. Các loại hàng hóa lưu thông trong mô hình thương mại điện tử
B2C tại Việt Nam
Về nguyên tắc, những gì bán được ở các cửa hàng truyền thống thì có thể
bán được qua các kênh trực tuyến. Tuy nhiên, giao dịch trên mạng có một số hạn
chế so với giao dịch truyền thống nên không phải mọi sản phẩm đều có thể bán trên
mạng. Sản phẩm bán qua mạng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
• Sản phẩm bán qua mạng phải có mức giá cạnh tranh. Vì mạng internet cho phép
khách hàng so sánh giá nên mặt hàng giá cạnh tranh sẽ dễ thu hút khách hàng hơn.
Ngoài ra giá của cửa hàng trực tuyến phải thấp hơn giá trưng bày tại cửa hàng để

khuyến khích khách hàng bỏ qua việc thiếu tin tưởng vào cách thức bán hàng qua
mạng do không được trực tiếp lựa chọn trước khi mua.
• Sự đồng đều về sản phẩm, hàng hóa nhờ sản xuất hoặc chế tạo hàng loạt dễ bán hơn
so với những mặt hàng chế tạo bằng tay hay truyền thống. Điều đó nhằm đảm bảo
chất lượng của sản phẩm nào được giao đến tay khách hàng cũng tốt như nhau.
• Những hàng hóa không mang tính cấp thiết, không cần dùng ngay lập tức. Các nhà
sản xuất có thể xây dựng kế hoạch sản xuất, vận chuyển hoặc giao hàng theo đơn
đặt hàng trên Internet.
Một số loại hàng hóa lưu thông trong mô hình TMĐT B2C tại Việt Nam như:
• Đồ gia dụng: 123.vn; Tiki.vn; golmart.com.vn;…
• Đồ chơi (trẻ em): lazada.vn;…
• Thực phẩm: 123.vn (Sữa Abbott, Dielac); golmart.com.vn;…
• Đồ trang sức: trangsucvn.com;…
• Hàng thể thao: lazada.vn;…
• Văn phòng phẩm: megabuy.com.vn; golmart.com.vn;…
• Sách và CDs, DVD: lazada.vn; Tiki.vn; vinabook.com;…
• Dịch vụ du lịch (đặt trước vé,… ): mytour.vn; elines.vn;…
• Điện tử, viễn thông: thegioididong.com; vio.com.vn;…
• Phụ kiện thời trang: enbac.com;…
• Trang phục và quần áo: enbac.com;…
• Hàng điện tử dân dụng: megabuy.com.vn;…
• Phần cứng và phần mềm máy tính: meta.vn;…
6
• Sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp: lazada.vn;…
Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần lưu ý đến cơ cấu mặt hàng để bán (rộng hay
hẹp - tổng quát hay đặc thù).
Ví dụ về cơ cấu hàng hóa của một số website TMĐT B2C:
• Tiki.vn: Sách Tiếng Việt, Sách Tiếng Anh, Điện tử, Gia Dụng, Quà Tặng
• Zalora.vn: Giày, Trang phục, Hàng thể thao, Túi xách, Phụ kiện, Làm đẹp
3.1.2. Quy mô thị trường thương mại điện tử B2C tại Việt Nam

năm 2012
Dựa trên kết quả điều tra so sánh của hai tổ chức là Công ty công nghệ thanh
toán toàn cầu VISA và Công ty phát triển thông tin IDC:
Bảng 1: Ước tính doanh số TMĐT B2C năm 2012
Dân số
VN năm
2012
Tỷ lệ dân
số truy cập
Interrnet
2012
Ước tính giá trị mua
hàng trực tuyến mỗi
năm của một người
2012
Tỷ lệ người truy cập
Internet tham gia
mua sắm trực tuyến
Ước tính doanh
số thu được từ
TMĐT B2C 2012
Nguồn
khảo sát
Tỷ lệ
87 triệu
dân
36% 30 USD
VISA 71% 667 triệu USD
IDC 58% 545 triệu USD
Theo bảng số liệu:

• Tỷ lệ người truy cập Internet tham gia mua sắm trực tuyến theo điều tra của hai tổ
chức này tương ứng là 71% và 58%.
• Nếu ước tính giá trị mua hàng trực tuyến mỗi năm của một người tiêu dùng khoảng
30 USD, căn cứ vào tỷ lệ người truy cập Internet tham gia mua sắm trực tuyến của
từng đơn vị khảo sát, doanh số TMĐT B2C của Việt Nam năm 2012 đạt trung bình
khoảng hơn 600 triệu USD.
3.2. Nguyên nhân
3.2.1. Phía doanh nghiệp: vấn đề hạ tầng (hệ thống thanh toán,
dịch vụ logistic)
Hệ thống thanh toán:
7
• Tuy có nhiều hình thức như thẻ tín dụng, tiền mặt điện tử, hoặc tiền mặt được chấp
nhận khi thanh toán, nhưng phần lớn các doanh nghiệp chưa linh hoạt trong việc
chấp nhận những phương thức mà khách hàng thường sử dụng nhiều nhất. VD: Các
dịch vụ đặt vé và mua vé qua mạng thường chỉ chấp nhận thẻ VISA từ phía khách
hàng, trong khi đó, bộ phận khách hàng sử dụng thẻ VISA là không nhiều.
• Trong trường hợp doanh nghiệp hỗ trợ khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt
thì hình thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất là chuyển khoản qua ngân
hàng, tiếp đó là các loại thẻ thanh toán.
Biểu đồ 1: Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
• Các phương thức thanh toán trực tuyến sinh ra một khó khăn điển hình: đó là vấn đề
an ninh. Thông tin cá nhân của khách hàng và số tiền giao dịch qua Internet chưa
thật sự được các doanh nghiệp trực tuyến đặt lên hàng đầu.
Hệ thống logistic
• Hệ thống giao nhận hàng còn sơ sài chưa đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm online như
chi phí vận chuyển cao và thời gian chưa linh hoạt. Những bất tiện trên đã khiến
người mua và người bán vẫn chọn lựa hình thức giao dịch tại cửa hàng và chỉ khảo
sát thông tin hàng hóa qua mạng.
• Các phần mềm không được cập nhật thường xuyên khiến quá trình đặt mua hàng
của khách hàng chậm trễ, hoặc báo lỗi điều này khiến khách hàng thất vọng và gây

tổn thất cho doanh nghiệp.
Nếu giải quyết được các tình trạng trên thì chắc chắn TMĐT B2C sẽ phát
triển lớn mạnh.
3.2.2. Phía khách hàng: thói quen mua sắm của người tiêu dùng
Việt
Tuy nhiên việc kinh doanh TMĐT B2C còn gặp khó khăn lớn đó là NTD sợ
rủi ro khi lựa chọn hình thức giao hàng qua mạng. Theo nghiên cứu điều tra PayPal,
có 43% người tiêu dùng được hỏi không chọn hình thức mua hàng qua mạng vì lo
sợ rủi ro. Do đó, việc giải quyết vấn đề uy tín cho người bán là vô cùng quan trọng.
8
4%
19%
7%
90%
3.3. Bước cải tiến của doanh nghiệp Việt Nam
• Website
Website là kênh phổ biến nhất để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, xúc tiến
dịch vụ và tiến hành giao dịch TMĐT. Xây dựng và duy trì một website hiệu quả sẽ
nói lên một trình độ nhất định về triển khai ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp
đó.
Theo Báo cáo của EBI, có 42% doanh nghiệp tham gia điều tra cho biết đã
xây dựng website riêng, 11% doanh nghiệp có kế hoạch xây dựng website trong
năm 2012. Trong đó, tín hiệu tích cực là phần lớn doanh nghiệp đã quan tâm cập
nhật thông tin trên website một cách thường xuyên.
Biểu đồ 2: Tình hình cập nhật thông tin trên website
Một xu hướng nổi bật là các doanh nghiệp đã quan tâm đáng kể tới hoạt
động quảng bá website trên các phương tiện truyền thông truyền thống cũng như
trực tuyến. Đáng chú ý là các công cụ tìm kiếm được doanh nghiệp quan tâm nhất
để quảng bá website của mình, cụ thể nội dung thông tin trên trang web phản ánh
đúng các đặc điểm của sản phẩm và kèm theo nhiều từ khóa phù hợp, khiến trang

web của doanh nghiệp lọt vào tốp những trang kết quả tìm kiếm đầu. Trong khi đó
truyền hình là phương tiện truyền thông ít được sử dụng nhất.
Biểu đồ 3: Thống kê hình thức quảng bá website của doanh nghiệp



20
%
%
34
15
%
%
39
47
%
%
16
25
%
9
7 %
20
24
50
0
%
5
%
10

%
15
%
20
%
25
%
30
%
35
%
40
%
45
%
%
50
Báo giấy
Mạng xã hội
Chưa
quảng bá
Báo điện tử
Các công cụ
tìm kiếm
Truyền hình
Phương tiện
khác
• Cải tiến chức năng của website
Biểu đồ 4: Tỷ lệ các chức năng của website của doanh nghiệp năm 2012
Website đóng vai trò như một cửa hàng đối với các doanh nghiệp trực tuyến,

nhưng theo thống kê, có khoảng 90% các doanh nghiệp sử dụng Web với chức năng
giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm. Trong khi đó các chức năng chăm sóc khách
hàng, đặt hàng hay thanh toán trực tuyến lại chưa được các doanh nghiệp tập trung
nhiều.
Biểu đồ 5: Tỷ lệ các chức năng của website của doanh nghiệp so sánh
năm 2011 và 2012
So với năm 2011, vào năm 2012, tỷ lệ website có chức năng thanh toán trực
tuyến đã tăng đáng kể, đạt 17% so với tỷ lệ 7% của năm 2011. Nhóm chức năng phổ
10
17
38
53
57
62
89
95
1
9
1
7
3
3
8
8
biến nhất trên website vẫn là giới thiệu doanh nghiệp và giới thiệu sản phẩm, với tỷ
lệ tương ứng 98% và 89% số website được khảo sát có những chức năng này.

• Sử dụng email trong kinh doanh
Email được các doanh nghiệp sử dụng ở mức cao để phục vụ hoạt động kinh
doanh. Email được sử dụng nhiều nhất cho hoạt động giao dịch với khách hàng với

tỷ lệ 67% doanh nghiệp, tiếp đó là sử dụng email để quảng cáo, giới thiệu doanh
nghiệp hoặc sản phẩm của doanh nghiệp với tỷ lệ là 55%. Tỷ lệ doanh nghiệp sử
dụng email để giao kết hợp đồng chỉ chiếm 37% số doanh nghiệp tham gia điều tra.
Biểu đồ 6: Tình hình sử dụng email trong kinh doanh
42% doanh nghiệp cho biết sử dụng email trong việc bán hàng với khách
hàng cá nhân mang lại hiệu quả cao, các tỷ lệ với hiệu quả trung bình và thấp tương
ứng là 44% và 13%.
Biểu đồ 7: Hiệu quả sử dụng email trong việc bán hàng
với khách hàng cá nhân

42
%
44
%
13
%
0
%
%
10
20
%
30
%
%
40
%
50
Cao
Trung bình

Thấp
11
55%
67%
46%
52%
24%
37%
Do email là một công cụ hữu ích cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp nên 54% doanh nghiệp cho biết có kế hoạch tăng cường sử dụng email trong
việc bán hàng với khách hàng cá nhân.
Biểu đồ 8: Kế hoạch tăng cường sử dụng email
trong việc bán hàng với khách hàng cá nhân


%
54
28
%
18
%
0
%
10
%
20
%
30
%
40

%
50
%
%
60

Không
Không biết
• Giá trị đơn đặt hàng
Biểu đồ 9: Giá trị đơn đặt hàng doanh nghiệp đã nhận qua
phương tiện điện tử so với tổng doanh thu
23% doanh nghiệp trong số hơn 3.000 doanh nghiệp được khảo sát cho biết
tổng giá trị đơn đặt hàng họ đã nhận qua phương tiện điện tử năm 2012 chiếm 31%
12
- 50% tổng doanh thu. 21% doanh nghiệp cho biết đã nhận đặt hàng qua phương
tiện điện tử với tổng giá trị chiếm tới hơn 50% tổng doanh thu.
Như vậy, có thể xem đây là những bước cải tiến cho mô hình TMĐT B2C tại Việt
Nam.
3.4. Giải pháp giúp thành công với mô hình B2C cho các doanh
nghiệp
• Đầu tư một trang web chỉnh chu, tiện lợi nhằm giúp khách hàng tìm thấy những thứ
họ cần: đầu tư thời gian và công sức để làm một trang web chuyên nghiệp có khả
năng hấp dẫn khách hàng
• Cập nhật website với những thông tin mới về sản phẩm, thêm một chút thông tin
khác và trang trí, sắp xếp lại chút ít, như thế chứng tỏ doanh nghiệp vẫn tồn tại và
luôn quan tâm đến hoạt động kinh doanh của mình.
• Hãy tạo điều kiện để khách hàng thanh toán một cách dễ dàng nhất: hãy đảm bảo
rằng nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử của bạn có thể chấp nhận những
phương thức mà khách hàng của bạn thường sử dụng nhiều nhất.
• Tối đa hóa dịch vụ khách hàng, đừng bắt khách hàng phải đợi: đầu tư vào đó các

phần cứng và phần mềm tốt nhất để hệ thống diễn ra suôn sẻ, không tốn nhiều thời
gian, hãy để phản hồi ngay trên website nhằm tạo niềm tin cho khách hàng.
4. XU HƯỚNG TMĐT B2C Ở VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC
4.1. Đánh giá chung
4.1.1. Thế giới
a. Trung Quốc
2010
Doanh số bán hàng B2C
Tỷ lệ thay đổi
$27.18
$55.37
$107.48
$177.40
$284.84
$372.73
$457.60
85.8
13
%
103.7
%
97.1
%
%
65.1
60.6
%
30.9
%
22.8

%
2011
2012
2013
2014
2015
2016
Biểu đồ 10: Doanh số bán hàng B2C tại Trung Quốc 2010 – 2016
Nguồn: www.eMarketer.com
Theo biểu đồ, doanh số bán hàng theo mô hình B2C ngày một tăng tại Trung
Quốc. Thể hiện được người dân càng ngày càng ưa chuộng hình thức mua bán hàng
trên mạng này.
b. Mỹ
Biểu đồ 11: Doanh số bán lẻ TMĐT Mỹ từ 2010 – 2016
$167.3
$194.3
$224.2
$256.0
$289.8
$325.2
$361.9
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
15.2
%

%
16.1
15.4
%
14
14.2
%
13.2
%
12.2
%
11.3
%
Doanh số bán hàng B2C Tỷ lệ thay đổi
Nguồn: www.eMarketer.com
Tuy không có sự tăng đột biến như Trung Quốc nhưng Mỹ vẫn duy trì tình
hình phát triển TMĐT B2C một cách ổn định.
Nhận xét chung của 2 nước: Tuy xu hướng chung là vẫn tăng trong những
năm sắp tới, nhưng tỷ lệ gia tăng bắt đầu giảm sút, chứng tỏ tình hình kinh doanh
TMĐT B2C ở 2 nước này đã bước vào ổn định.
4.1.2. Việt Nam
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2013 được dự đoán là đầy sôi
động và phát triển hơn năm 2012. Khi nền kinh tế đang gặp khó khăn các doanh
nghiệp đã dần tìm đến cách thức quảng cáo và marketing online thay vì tốn quá
nhiều chi phí cho quảng cáo theo kiểu truyền thống.
Ước tính doanh số TMĐT B2C năm 2015:
Bảng 2: Ước tính doanh số TMĐT B2C năm 2015
Dân số
VN năm
2015

Tỷ lệ dân số
truy cập
Interrnet
năm 2015
Ước tính giá trị
mua hàng trực
tuyến mỗi năm
của một người
năm 2015
Tỷ lệ người truy
cập Internet tham
gia mua sắm trực
tuyến
Ước tính doanh số
thu được từ TMĐT
B2C 2015
Mức độ Tỷ lệ
93 triệu
dân
45% 50 USD
Cao 70% 1.463 triệu USD
Trung bình 65% 1.360 triệu USD
Thấp 60% 1.255 triệu USD
15
Căn cứ vào những số liệu trên. Nếu:
• Uớc tính giá trị mua hàng trực tuyến của mỗi người vào năm 2015 tăng thêm 20
USD so với năm 2012.
• Tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến không đổi.
Thì doanh số TMĐT B2C của Việt Nam năm 2015 sẽ đạt trên dưới 1.3 tỷ
USD.

4.2. Xu hướng phát triển của Việt Nam và Thế giới
Sau tác động của cuộc khủng hoảng tài chính đã khiến không chỉ các doanh
nghiệp nhỏ mà cả các doanh nghiệp lớn cũng phải tìm tới những kênh tiếp cận
khách hàng mới và tiết kiệm chi phí hơn. Đó chính là cơ hội cho TMĐT Việt Nam,
các website bán hàng B2C.
Với một miếng bánh to, thị trường đang thu hút nhiều nhà đầu tư trong và
ngoài nước như: website Lazada.vn, Zalora.vn, một số website khác như
Foodpanda.vn, Officefab.vn. Một số công ty trong nước như: Beyeu.com,
Lamdieu.com, Foreva.vn, Solo.vn, bantructuyen.com,…Thậm chí, các công ty bán
lẻ truyền thống cũng mạnh tay đầu tư gia nhập thị trường này, như Thế Giới Di
Động và Nguyễn Kim đã tăng cường bán hàng trực tuyến trên Thegioididong.com
và Nguyenkim.com.
Các xu hướng phát triển:
• Xu hướng quốc tế hóa
Việc thành lập các trang web thương mại điện tử thường đi đôi với cân nhắc
yếu tố quốc tế hóa hay toàn cầu hóa. Nếu doanh nghiệp có cốt lõi tốt, việc quốc tế
hóa là bước tiến đúng đắn. Một ví dụ là mẫu vợt tennis của Wilson Six One với giá
bán trung bình tại Ý có thể cao hơn khoảng 15% so với bán hàng qua mạng tại Đức.
Tuy nhiên, chi phí marketing để có được khách hàng mới trên mạng Internet lại thấp
hơn đến 40%.
• Trào lưu đầu tư vào các quốc gia đang phát triển
16
Các quốc gia đang phát triển có lợi thế thị trường lớn với dân số đông, dân số
thuộc tầng lớp trung lưu tăng nhanh cũng như số lượng người dùng internet và điện
thoại di động, máy tính bảng ngày càng tăng.
Trong năm ngoái, doanh số thương mại điện tử tại Colombia đã đạt gần 2 tỉ USD
Các kinh nghiệm mua sắm truyền thống đang dần thay đổi tại các thị trường mới
nổi.
• Thương mại điện tử thế kỉ mới chịu ảnh hưởng việc tăng cường sử dụng máy tính
bảng và điện thoại di động

Tại Việt Nam, hãng nghiên cứu IDC tiết lộ rằng tốc độ tăng trưởng thị phần
máy tính bảng đã chạm ngưỡng 110% trong năm vừa qua, và thị trường máy tính
bảng và điên thoại di động tăng chậm nhưng chắc chắn.
• Khuynh hướng tấn công thị trường ngách
Các thị trường ngách tạo ra nhiều cơ hội, nhất là khi tính đến những đặc tính
riêng của từng quốc gia. Đa số các doanh nghiệp mới đều lựa chọn các thị trường
độc đáo hướng đến loại hình dịch vụ riêng biệt như lưu trữ và chia sẻ thông tin
(Coconuts) hoặc sàn lựa chọn, giới thiệu nhân tài và tuyển dụng (Geeky.vn của Việt
Nam, Vietnamworks). Tại Việt Nam, trang web Foody là bộ sưu tập các địa điểm ăn
uống thông qua sự giới thiệu và bình chọn của người dùng, ứng dụng Tapxxi chú
trọng dịch vụ thông tin taxi,…
Có thể nói, thị trường ngách và thị trường quốc tế đang tạo nhiều tiềm năng
phát triển cho các doanh nghiệp biết đón đầu xu hướng thị trường, nhanh nhạy, và
giàu tính sáng tạo, đặc biệt là với thị trường thương mại điện tử có thể không cần
nhiều vốn, nhưng cần nhất ý tưởng giàu tính ứng dụng cao.
5. SO SÁNH B2B VÀ B2C
B2B là viết tắt của thuật ngữ Business To Business - mô hình kinh doanh
thương mại điện tử mà trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp với
nhau. Giao dịch B2B có thể diễn ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp hoặc thông qua
17
một đối tác thứ ba (hay một trung gian giao dịch) đóng vai trò cầu nối giữa người
mua và người bán, đồng thời tạo điều kiện để giao dịch giữa họ diễn ra thuận lợi
hơn.
B2B có 3 mục đích:
• Mua để tiêu dùng trong doanh nghiệp.
• Mua để thương mại hóa hoặc để sản xuất.
• MRO (Maintain, Repair, Operation).
So sánh điểm khác nhau giữa B2B và B2C:
Bảng 3: So sánh sự khác nhau giữa B2B và B2C
B2B (Business To Business) B2C (Business To Consumer)

Đối tượng
giao dịch
hướng đến
Hướng tới Doanh nghiệp
+ Hướng tới các khách hàng cá nhân
(Individual Customer).
+ Tuy nhiên cần phải hiểu chữ C trong
B2C là end-users. Nghĩa là C có thể là cá
nhân, song cũng có thể là doanh nghiệp
(mua sắm hàng hóa để tiêu dùng – ví dụ:
doanh nghiệp mua bàn ghế để tiêu
dùng).
Đặc điểm
về đơn
hàng
+ Mang chủng loại hàng hóa ít nhưng
khối lượng rất lớn.
+ Phương thức định giá linh hoạt hơn
B2C.
+ Chủng loại hàng hóa có thể nhiều
nhưng khối lượng hàng hóa lại nhỏ.
+ Phương thức định giá kém linh hoạt.
Thanh toán
Chuyển khoản giữa các doanh nghiệp (e-
banking).
Hình thức thẻ tín dụng (với các đơn hàng
có giá trị không lớn).
Phương
thức tìm
kiếm thông

tin
+ Các đơn đặt hàng có thể căn cứ theo
số liệu (mã) bộ phận hoặc theo một cấu
hình nhất định.
+ Có thể tùy chỉnh và dễ dàng thương
lượng.
+ Catalogue điện tử được sử dụng
thường xuyên trên các website.
+ Khó tùy chỉnh.
Phương
18
thức giao
dịch
Thường được tiến hành thông qua các
mạng riêng ảo (VPN) hoặc mạng giá trị
gia tăng (VAN) qua các phương thức
trao đổi điện tử (EDI) nên có sự an toàn,
chính xác cao.
Được tiến hành qua các phương tiện đa
dạng như: giao dịch qua Internet, giao
dịch qua mobile, ATM,… với mức độ an
toàn từ thấp đến cao.
Ví dụ:
+ Giao dịch qua Internet có sự bảo mật:
mức độ an toàn cao.
+ Giao dịch qua Internet không có sự bảo
mật: mức độ an toàn thấp.
Tóm lại, sự khác biệt giữa B2B và B2C chủ yếu dựa trên:
• Sự khác biệt về cách thức mua hàng và cơ chế xác nhận (Purchases and
authorizations)

• Đặc điểm về đơn hàng, điều khoản thỏa thuận áp dụng cho các khách hàng.
• Sự tham gia trong chuỗi cung ứng tới khách hàng (Customer's supply chain)
• Sự đa dạng về nhu cầu, yêu cầu và khối lượng đơn hàng.
6. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KINH DOANH AMAZON.COM
6.1. Giới thiệu Amazon
Tháng 7/1995, công ty chuyên bán sách qua mạng Amazon ra đời với mục
tiêu sử dụng Internet để chuyển hoạt động mua sách sang một hình thức nhanh nhất,
dễ dàng nhất và đem lại nhiều ích lợi nhất có thể.
Sau một thời gian hoạt động, hãng này cung cấp thêm nhiều loại sản phẩm
khác và chia thành các nhánh bán lẻ như: đĩa nhạc, băng Video & đĩa DVD, phần
mềm, điện tử tiêu dùng, đồ nhà bếp, dụng cụ, thiết bị làm cỏ, làm vườn, đồ chơi trò
chơi, đồ trẻ em, quần áo, đồ thể thao, thực phẩm, trang sức, đồng hồ, thiết bị chăm
sóc cá nhân và y tế, sản phẩm làm đẹp, nhạc cụ, vải vóc, rau quả, nguyên liệu công
nghiệp và khoa học,… .
6.2. Mô hình
Cửa hàng ảo
o Nơi để mọi người đến tìm mua bất cứ thứ gì một cách trực tuyến.
o Mua các loại hàng hóa với giá rẻ, đồng thời sẽ tiết kiệm rất nhiều thông qua việc
bán sách cũ cho Amazon.
19
o Giúp người thân, bạn bè mua hàng với giá chiết khấu – Amazon.com sẽ khấu trừ
10% giá sách nếu bạn của bạn mua đúng hàng mà bạn đã mua, và nếu bất cứ một ai
mua một trong những hàng bạn đã mua, chính bạn cũng sẽ được giảm giá trong lần
mua tiếp theo.
Website
o Theo nghiên cứu của Compete.com, tên miền amazon.com thu hút ít nhất 615 triệu
lượt người ghé thăm hàng năm – gấp 2 lần của Walmart.com.
o Cho phép người sử dụng đăng tải bài bình luận trên trang web của mỗi sản phẩm.
o Theo compete.com – trang web đo lường khán giả trên Internet, Amazon thu hút
khoảng 50 triệu người tiêu dùng Mỹ vào website của nó mỗi tháng.

Hệ thống CRM
o Khi khách hàng vào trang web của Amazon từ lần thứ 2 trở đi, một file cookies
được sử dụng để xác định khách hàng và hiển thị dòng chào hỏi “Welcome back,
….”, và đưa ra những gợi ý mua sắm dựa trên các hoạt động mua sắm trước đó của
khách hàng.
o Phân tích quá trình mua sắm của khách hàng thường xuyên và gửi email gợi ý về
các sản phẩm mới.
Tiện ích
o Hỗ trợ tìm kiếm cực nhanh. Search Inside the book – cho phép người mua tìm kiếm
bằng những cụm từ chứa trong 33 triệu trang sách của 120.000 cuốn sách thay vì
tìm bằng tựa đề hoặc tên tác giả như trước đây.
o “1-Click” shopping – mua hàng chỉ cần một lần nhấp chuột.
o Có mục nhận xét, đánh giá sách. Thống kê ý kiến, đánh giá của khách hàng đối với
các sản phẩm cho phép khách hàng đưa ra các lựa chọn chính xác và nâng cao lòng
tin của khách hàng trong quá trình mua sắm tại Amazon hơn hẳn so với mua sắm
truyền thống.
Vd: Đánh giá các mặt hàng bằng cách cho điểm (từ 1 đến 5 sao), Amazon căn cứ
vào khung điểm này để đưa ra cho bạn những gợi ý tốt nhất mỗi lần bạn thăm lại
Website.
Chính sách hậu cần
20
Hãng có hệ thống nhà kho hữu hình như công ty bán lẻ thông thường (có thể
gọi đây là một hệ thống kho hàng hoàn hảo) – một điểm khác biệt cho một doanh
nghiệp kinh doanh theo phương thức thương mại điện tử.
Khác với các kho hàng truyền thống, Amazon ứng dụng tin học hóa cao độ
đến nỗi chúng đòi hỏi rất nhiều dòng mã hóa để vận hành và phức tạp không kém
trang web của Amazon.
Cơ chế:
• Máy tính bắt đầu quy trình bằng cách gửi tín hiệu thông qua mạng không dây tới
cho công nhân để họ biết cần phải lấy thứ gì xuống khỏi giá.

• Sau đó họ đóng gói và gửi đi.
• Trong quá trình gửi hàng, máy tính tạo ra vô số dòng dữ liệu từ những sản phẩm bị
đóng gói sai tới thời gian chờ đợi – các nhà quản lý phải theo dõi sát sao hệ thống
dữ liệu này.
Không dừng ở đó, việc tái thiết kế hệ thống chuyển hàng trên băng tự động
đã giúp tăng năng suất của một kho lên 40%; chi phí vận hành cũng giảm từ 20%
doanh thu xuống còn chưa đầy 10% doanh thu. Thời gian giao hàng giảm từ 5-6
ngày xuống còn 1-2 ngày
Năng lực quản lý hàng tồn kho là một trong những thế mạnh lớn nhất của
Amazon, thậm chí Amazon còn được các công ty bán lẻ khác giao toàn bộ hoạt
động kinh doanh TMĐT của mình cho Amazon thầu phụ (ví dụ như các hãng bán lẻ
như Toys R Us, Target,… ).
Cách thức thanh toán
Xét riêng mô hình thanh toán tại Việt Nam
o Cách 1 : Qua địa chỉ của Amazon2vn để giao dịch trực tiếp, khách hàng sẽ nhận
biên nhận khi đặt cọc tiền và mang theo biên nhận khi nhận hàng. Khách hàng vào
phần liên hệ để xem địa chỉ và bản đồ đường đi.
o Cách 2 : Chuyển khoản vào 1 trong 3 tài khoản ở dưới sau đó mail vào
để thông báo cho Amazon thông tin của khách hàng và
sản phẩm. Bộ phận mua hàng của Amazon sẽ gửi email xác nhận ngay sau khi đã
nhận được tiền cọc. Lưu ý : Khi chuyển tiền, khách hàng phải ghi rõ họ tên người
chuyển và tên sản phẩm để bên mình tiện cho việc kiểm tra.
Khách hàng sẽ chuyển khoản vào 1 trong 3 tài khoản:
21
+ Ngân hàng ACB
Chi nhánh Bắc Hải
Số tài khoản : 96826849
Chủ tài khoản : Nguyễn Tiến Minh
+ Ngân hàng Techcombank
Chi nhánh Gia Định

Số tài khoản : 14023620136010
Chủ tài khoản : Nguyễn Tiến Minh
+ Ngân hàng Vietcombank
Chi nhánh Tân Bình
Số tài khoản : 0441000616830
Chủ tài khoản : Nguyễn Tiến Minh
22

×