Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 189 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG




Nguyễn Quang Vinh Bình






NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH
QUẢN LÝ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CHO NGHỀ CÁ
QUY MÔ NHỎ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ







LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT






NHA TRANG - 2008



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG



Nguyễn Quang Vinh Bình




NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH
QUẢN LÝ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CHO NGHỀ CÁ
QUY MÔ NHỎ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ


Chuyên ngành: Khai thác thủy sản
Mã số: 62.62.80.01



LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. Nguyễn Văn Động
2. PGS. TS. Hà Xuân Thông



NHA TRANG - 2008


i




Lời cam đoan


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi trong đề xuất ý tƣởng, xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và tổ chức
triển khai thực nghiệm để chứng minh, đánh giá và rút ra các kết luận khoa
học Tất nhiên, công trình không thể hoàn thành nếu thiếu sự cộng tác chặt
chẽ của nhiều cá nhân, tổ chức tham gia nghiên cứu các khía cạnh khác nhau,
vào các giai đoạn khác nhau của suốt quá trình nghiên cứu - triển khai công
trình này.
Các số liệu đƣợc sử dụng trong Luận án là trung thực, những kết luận
khoa học chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các
trích dẫn đều đƣợc chỉ rõ nguồn tài liệu và tác giả. Các đồng nghiên cứu, các
dữ liệu phân tích lấy từ các công trình nghiên cứu liên quan khác đều đƣợc
phép của đồng tác giả hoặc các cơ quan chủ quản.

Nghiên cứu sinh



Nguyễn Quang Vinh Bình







ii



Lời cảm tạ

Luận án này là công trình khoa học độc lập, nhƣng là một bộ phận của
tiến trình đổi mới quản lý thuỷ sản ở Thừa Thiên Huế nói riêng, Việt Nam nói
chung. Do vậy, công trình này không thể hoàn thành nếu thiếu cộng tác chặt
chẽ của nhiều cấp, ngành, các trƣờng Đại học, nhiều cộng đồng ngƣ dân địa
phƣơng Thừa Thiên Huế.
Xin chân thành cảm ơn trƣờng Đại học Nha Trang, Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã chấp thuận Đề cƣơng Đề tài, tạo điều kiện thuận lợi cho việc “học
đi đôi với hành”, chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn tận tình của Phó Giáo sƣ,
Tiến sỹ Nguyễn Văn Động; Phó Giáo sƣ, Tiến sỹ Hà Xuân Thông và các thầy
cô giáo khác trong Khoa Khai thác Thuỷ sản, xin chân thành cảm ơn Sở Thủy
sản, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã cho phép tôi hoàn thành
chƣơng trình đào tạo này và tạo điều kiện, hỗ trợ các chƣơng trình, đề án liên
quan việc thực hiện Luận án.
Tôi không quên cảm ơn sự cộng tác chặt chẽ của các thành viên trong

Ban Vận động thành lập Hội Nghề cá Thừa Thiên Huế, Ban Xây dựng quy
hoạch tổng thể quản lý thuỷ sản đầm phá Thừa Thiên Huế, bà con ngƣ dân
trong Chi hội Nghề cá Quảng Thái nói riêng, các cộng đồng nghề cá Thừa
Thiên Huế nói chung và Dự án Quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng
đồng, Đại học Nông Lâm - Huế. Tất cả đã góp sức cùng nhau tạo nên sức
mạnh lớn trong sự nghiệp nghiên cứu và triển khai để cải tiến phƣơng pháp
quản lý nghề cá quy mô nhỏ ngày một tốt hơn.
Lời cuối cùng, tôi xin dành tặng vợ và hai con, những ngƣời đã chịu
nhiều phần thiệt thòi trong suốt quá trình học tập của tôi, vì đã dành nhiều hơn
thời gian và tâm huyết để nghiên cứu, triển khai công trình này.

Nghiên cứu sinh



iii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ASEAN: Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á.
BCH: Ban Chấp hành.
BKT: Ban Kiểm tra.
DANIDA: Cơ quan Phát triển quốc tế Đan Mạch.
FAO: Tổ chức Nông nghiệp và Lƣơng thực của Liên Hiệp quốc.
HĐND: Hội đồng Nhân dân.
HTX: Hợp Tác xã.
ICLARM: Trung tâm Quốc tế về Quản lý Nguồn lợi Thuỷ sinh. Nay

đổi tên là World-Fish Centre.
IDRC: Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (Canada).
PGS: Phó Giáo sƣ.
SEAFDEC: Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á.
STOFA: Hợp phần Tăng cƣờng Năng lực quản lý hành chính Thuỷ
sản thuộc Chƣơng trình Hỗ trợ Phát triển ngành Thuỷ sản Việt Nam giai đoạn
2001-2005 của Chính phủ Đan Mạch tài trợ (tiếp tục giai đoạn 2006-2010).
SUMA: Hợp phần nuôi trồng thuỷ sản mặn - lợ thuộc Chƣơng trình
Hỗ trợ Phát triển ngành Thuỷ sản giai đoạn 2001-2005 của Chính phủ Đan
Mạch tài trợ.
TS: Tiến sỹ.
UBND: Uỷ ban Nhân dân.
VINAFIS: Hội Nghề cá Việt Nam.






iv



GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ


Carrying capacity: Khả năng hấp thu, chuyển tải môi trƣờng. Nhiều
chuyên gia nƣớc ngoài xem đây nhƣ là một loại tài nguyên.
Co-management (CoM): “Đồng quản lý”. Dự án Quản lý nghề cá hồ
chứa của Uỷ hội sông Mê Kông sử dụng cụm từ Việt Nam "quản lý phối hợp"

để chỉ thuật ngữ tiếng Anh này từ 1995, mãi cho đến năm 2001 mới dùng cụm
từ "đồng quản lý". Nguyễn Duy Thiệu trong tác phẩm: "Cộng đồng ngƣ dân ở
Việt Nam" đã sử dụng cụm từ "liên kết quản lý". Hiện nay, đã sử dụng gần
nhƣ thống nhất cụm từ Việt Nam "đồng quản lý" để chỉ khái niệm này.
Community-Based Fisheries Management (CBFM): “Quản lý nghề cá
dựa vào cộng đồng”.
Community-Based Fisheries Co-Management: “Đồng quản lý nghề cá
dựa vào cộng đồng”, đƣợc sử dụng nhƣ trung gian giữa hai khái niệm trên.
Community-Based Coastal Resources Management (CBCRM): “Quản
lý nguồn lợi ven biển dựa vào cộng đồng”.
Community-Based Resources Management (CBRM): “Quản lý nguồn
lợi (tài nguyên) dựa vào cộng đồng”.
Limited Entry: cơ chế tiến cận giới hạn đối với việc khai thác, sử dụng
nguồn lợi, môi trƣờng thủy sản chỉ dành cho những ngƣời nhất định, thƣờng
là ngƣ dân. Có khi còn đƣợc gọi là “tiếp cận đóng”: Close Entry.
Fisheries Cooperative Association (FCA): Hội Hợp tác nghề cá (ở
Nhật), còn có thể gọi tắt là Hiệp hội Nghề cá. Đây là tổ chức nghề cá cơ sở
mang tính xã hội - nghề nghiệp ở Nhật Bản, hoạt động dƣới Luật Hợp tác
Nghề cá (Fisheries Cooperative Law). Nghĩa tiếng Nhật chuyển ngữ Việt
Nam là "Tổ hợp hiệp đồng" (Lê Thị Bình - Dự án Luật Thuỷ sản, 2002).
Nhiều nhà nghiên cứu gọi FCA là HTX Nghề cá, nhƣng bản chất tổ chức này
không giống HTX nghề cá kiểu Việt Nam.


v



Fishing Rights: quyền đƣợc phép khai thác, nuôi trồng những loài
thủy sản cụ thể, hoặc khai thác bằng số lƣợng các chủng loại ngƣ cụ cụ thể

trên một vùng lãnh thổ xác định, đây có thể hiểu là quyền sử dụng lãnh thổ
trong nghề cá.
Individual Quota (IQ): “Chỉ tiêu riêng biệt” chỉ một sản lƣợng hạn chế
đƣợc phép khai thác hàng năm của cá nhân hoặc tổ chức nghề cá, nhằm hạn
chế việc đầu tƣ quá mức. Từ giữa thập niên 1980, hệ thống IQ đƣợc áp dụng
ở các nƣớc phát triển cho phép từng phần “Tổng sản lƣợng cho phép đánh
bắt” đến những ngƣ dân riêng biệt nhƣ là một chỉ tiêu, phƣơng pháp này đƣợc
xem nhƣ lý tƣởng đi từ "tiếp cận mở" sang "tiếp cận giới hạn".
Maximum Economic Yield (MEY): Sản lƣợng tối đa khai thác kinh tế
cho một vùng miền, nghề cá nào đó.
Maximum Sustainable Yield (MSY): Sản lƣợng tối đa khai thác bền
vững cho một vùng miền, nghề cá nào đó.
Monitoring, Control and Surveillance (MCS): chỉ hệ thống điều hành,
kiểm soát, giám sát thuỷ sản của Chính phủ.
Territorial Use Rights in Fisheries (TURFs): “Quyền sử dụng lãnh thổ
trong nghề cá” để phân biệt quyền sở hữu hoàn toàn.
Total Allowable Catch (TAC): “Tổng sản lƣợng cho phép khai thác”
để chỉ tổng sản lƣợng cho phép khai thác cho một đơn vị, vùng, miền, quốc
gia nào đó.










vi




DANH MỤC CÁC BẢNG



Bảng 1.1: Các hình thức thƣờng gặp trong "đồng quản lý nghề cá" 7
Bảng 1.2: Các nghề khai thác chính ở đầm phá Thừa Thiên Huế 41
Bảng 2.1: Các tiêu chí lựa chọn điểm xây dựng mô hình 69
Bảng 2.2: Kết quả chấm điểm lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình 70
Bảng 2.3: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Chi hội 76
Bảng 2.4: Phân tích các bên liên quan và phƣơng pháp giải quyết 77
Bảng 2.5: Các chỉ tiêu qui hoạch và biện pháp dự kiến 78
Bảng 2.6: Kế hoạch thời gian và nguồn lực lập qui hoạch 78
Bảng 2.7: Kế hoạch thực hiện quy hoạch và nguồn lực cần thiết 79
Bảng 3.1: Quá trình phát triển tổ chức ngƣ dân tại Quảng Thái 82
Bảng 3.2: So sánh phát triển của các loại hình tổ chức ngƣ dân cơ sở 86
Bảng 3.3: So sánh về hộ nghèo trƣớc và sau khi xây dựng mô hình 98
Bảng 3.4: Kết quả trắc nghiệm về sự tham gia quản lý của ngƣ dân 100
Bảng 3.5: Kết quả trắc nghiệm về mức độ "đồng quản lý nghề cá" 102
Bảng 3.6: Kết quả trắc nghiệm về đánh giá các nội dung của mô hình 107
Bảng 3.7: Chi hội Nghề cá cơ sở ở Thừa Thiên Huế đến 31/12/2006 111
Bảng 3.8: Hội viên và loại hình sản xuất Nghề cá đến 31/12/2006 113
Bảng 3.9: Phân tích các yếu tố hệ thống quản lý nghề cá dựa vào dân 129







vii



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ



Hình 1.1: Hình ảnh của việc sắp xếp đồng quản lý nghề cá 6
Hình 1.2: Cấu trúc của Nghề cá Cộng đồng "Kompong Phluk" 22
Hình 1.3: Sơ đồ tóm tắt tiến trình thực hiện mô hình đồng quản lý 27
Hình 1.4: Sơ đồ mô hình chống rà điện dựa vào cộng đồng 28
Hình 1.5: Ảnh tổng thể các vùng khai thác thuỷ sản Thừa Thiên Huế 39
Hình 1.6: Biểu đồ Kinh tế nghề cá vĩ mô 47
Hình 2.1: Sơ đồ Quản lý nghề cá đầm phá Tam Giang trong quá khứ 52
Hình 2.2: Sơ đồ khái quát quản lý nghề cá theo Yamamoto, 1997 58
Hình 2.3: Sơ đồ Tiếp cận và Phƣơng pháp nghiên cứu của Đề tài 66
Hình 2.4: Phân bố ngƣ trƣờng nò sáo và nuôi cá lồng xã Quảng Thái 73
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức Chi hội Nghề cá Quảng Thái tháng 11/2003 83
Hình 3.2: Bản đồ quy hoạch của Chi hội Nghề cá Quảng Thái 87
Hình 3.3: Ảnh Chi hội Nghề cá thả trụ phân định ngƣ trƣờng, giao thông 90
Hình 3.4: Ảnh hƣởng của mô hình nghiên cứu lên phát triển hệ thống 113
Hình 3.5: Sơ đồ hệ thống Hội Nghề cá tỉnh Thừa Thiên Huế 117
Hình 3.6: Cơ cấu tổ chức Tỉnh Hội Nghề cá của VINAFIS 118












viii



MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4
1.1. Lý thuyết quản lý nghề cá dựa vào dân 4
1.1.1. Sơ lƣợc tiếp cận tại Việt Nam 4
1.1.2. Đồng quản lý nghề cá 6
1.1.3. Quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng kiểu Nhật Bản 12
1.1.4. Đồng quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng 15
1.2. Mô hình quản lý nghề cá dựa vào dân 16
1.2.1. Các nghiên cứu và triển khai trên thế giới 16
1.2.2. Các nghiên cứu và triển khai ở trong nƣớc 22
1.2.3. Các nghiên cứu và triển khai tại Thừa Thiên Huế 28
1.2.4. Đánh giá các nghiên cứu triển khai trƣớc đây ở Việt Nam 33
1.3. Sơ lƣợc nghề cá quy mô nhỏ Thừa Thiên Huế 37
1.3.1. Các loại hình nghề cá và nghề cá quy mô nhỏ 37
1.3.2. Khai thác thuỷ sản nƣớc ngọt, nội địa Thừa Thiên Huế 38
1.3.3. Khai thác thuỷ sản nƣớc lợ ở đầm phá Thừa Thiên Huế 39
1.3.4. Khai thác thuỷ sản ở biển ven bờ Thừa Thiên Huế 42

1.4. Quản lý nghề cá quy mô nhỏ 43
1.4.1. Quản lý nghề cá và tầm quan trọng của nó 43
1.4.2. Hai xu hƣớng quản lý nghề cá 44
1.4.3. Những thách thức trƣớc nghề cá quy mô nhỏ 45
1.4.4. Giải pháp cho quản lý nghề cá quy mô nhỏ 48
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 50
2.1. Cơ sở lý thuyết dựa vào dân phù hợp Việt Nam 50
2.1.1. Dựa vào dân trong quản lý nghề cá truyền thống 50
2.1.2. Dựa vào dân trong thể chế quản lý chung hiện nay 53
2.1.3. Dựa vào dân trong thể chế quản lý thuỷ sản hiện hành 55
2.2. Một số nhận định lý thuyết cho mô hình 57
2.2.1. Quản lý dựa vào cộng đồng và đồng quản lý 57
2.2.2. Một số lý thuyết đồng quản lý không phù hợp Việt Nam 59
2.2.3. Quản lý nghề cá vận hành kiểu xã hội chủ nghĩa 59
2.2.4. Hội Hợp tác Nghề cá Nhật và Hợp tác xã Nghề cá Việt 60
2.2.5. Phác thảo mô hình cần xây dựng 61
2.3. Giả thuyết nghiên cứu - luận điểm khoa học 62
2.4. Tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 64
2.4.1. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu - luận điểm khoa học 65


ix



2.4.2. Kiểm chứng giả thuyết, luận điểm bằng thực nghiệm 67
2.4.3. Kiểm chứng qua lý thuyết bổ sung và sự kiện phát sinh 81
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ MÔ HÌNH VÀ THẢO LUẬN 82
3.1. Tổ chức ngƣ dân thông qua Hội Nghề cá 82
3.1.1. Tổ chức ngƣ dân thông qua Chi hội Nghề cá 82

3.1.2. Bàn luận triển khai tổ chức ngƣ dân 83
3.2. Quy hoạch và tái sắp xếp ngƣ trƣờng 87
3.2.1. Kết quả quy hoạch và tái sắp xếp ngƣ trƣờng 87
3.2.2. Bàn luận về quy hoạch và tái sắp xếp theo tri thức bản địa 88
3.3. Quy định tự quản - hƣơng ƣớc 90
3.3.1. Kết quả quy định tự quản lý - hƣơng ƣớc 90
3.3.2. Bàn luận quy định tự quản lý - hƣơng ƣớc 92
3.4. Tổ chức bảo vệ ngƣ trƣờng 93
3.4.1. Kết quả bảo vệ ngƣ trƣờng 93
3.4.2. Bàn luận công tác bảo vệ ngƣ trƣờng, nguồn lợi thuỷ sản 94
3.5. Phát triển sinh kế góp phần xoá đói giảm nghèo 96
3.5.1. Tổ chức hợp tác, phát triển sinh kế 96
3.5.2. Đánh giá tổ chức ngƣ dân góp phần xoá đói giảm nghèo 97
3.6. Kết quả đánh giá mô hình và bàn luận 98
3.6.1. Đánh giá khách quan từ bên ngoài 98
3.6.2. Đánh giá từ Nhà nƣớc địa phƣơng tỉnh Thừa Thiên Huế 103
3.6.3. Đánh giá cuối kỳ nghiên cứu 105
3.7. Thảo luận về phát triển hệ thống sau mô hình 110
3.7 1. Hệ thống Hội Nghề cá Thừa Thiên Huế 110
3.7.2. Phân tích tổ chức Chi hội Nghề cá cơ sở ở Thừa Thiên Huế 119
3.7.3. Hệ thống quản lý nghề cá dựa vào dân 125
3.7.4. Tính thể chế quản lý nghề cá dựa vào dân 132
3.7.5. Tóm lƣợc kinh nghiệm triển khai hệ thống 135
KẾT LUẬN 141
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ xi
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO xiii
PHẦN PHỤ LỤC xxi




x




THỪA THIÊN HUẾ - VIỆT NAM


1



CHƢƠNG MỞ ĐẦU
Huyền thoại về nguồn lợi thuỷ sinh đƣợc coi là quà tặng không giới hạn
của tự nhiên đã dần biến mất, khi cả thế giới phải đối mặt với hiện thực nguồn lợi
thuỷ sản dẫu có tái tạo nhƣng ngày càng cạn kiệt. Do đó, ngày nay phát triển và
bền vững là hai từ luôn đi song hành khi nói đến ngành thủy sản hiện đại. Không
thể chỉ chú trọng đến công nghệ, kỹ thuật để tạo ra năng suất cao, phát triển
vƣợt bực mà chúng ta còn cần phải quan tâm đến quản lý ngƣ trƣờng, nguồn lợi,
môi trƣờng thuỷ sinh tạo thế bền vững trên cả 3 khía cạnh: kinh tế, tài nguyên
và xã hội nghề cá. Điều này đặc biệt quan trọng đối với nghề cá quy mô nhỏ ở
vùng ven bờ biển, là nơi hầu nhƣ sự khai thác thƣờng đã vƣợt quá giới hạn cân
bằng về nguồn lợi, sức tải môi trƣờng.
Dù đất nƣớc đã bƣớc vào giai đoạn hoà bình, thống nhất từ năm
1975, nhƣng đến nay chúng ta vẫn chƣa kịp khắc phục hết hậu quả nặng nề
mà các cuộc chiến tranh trong ngót cả thế kỷ mang lại. Do đó, việc quản lý
mọi mặt của đất nƣớc nói chung, quản lý thuỷ sản nói riêng còn nhiều bất
cập, cơ chế quản lý nghề cá ít mang tính kế thừa, luật pháp thuỷ sản vừa
thiếu vừa không đồng bộ. Từ năm 1986, công cuộc đổi mới của đất nƣớc đã
đƣợc đặt ra; tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế đang ở mức thấp, tình

trạng đói nghèo và sự thiếu hiểu biết của ngƣời dân còn tồn tại, cộng với
việc thiếu chuyên gia, thiếu kinh nghiệm quản lý và thiếu sự định hƣớng cụ
thể nên công cuộc cải tổ quản lý nghề cá vẫn còn nhiều lúng túng, bất cập,
chung chung Do sức ép của đời sống nghèo khó cộng thêm việc quản lý
nghề cá chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ, nên nguồn lợi thủy sản, vốn đã có dấu
hiệu kém bền vững tiếp tục bị khai thác quá mức, khai thác bằng các
phƣơng pháp vi phạm pháp luật nhƣ dùng chất nổ, chất độc, xung điện
Nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản, kéo theo tình trạng đói nghèo của bộ
phận ngƣ dân dựa vào nguồn lợi này là rất rõ ràng.


2



Nghề cá quy mô nhỏ ở Thừa Thiên Huế, cả nghề cá đầm phá lẫn nghề cá
ven bờ cũng nằm trong tình trạng trì trệ chung nhƣ của cả nƣớc. Do có thể khai
thác tự do, tuỳ tiện, trong khi áp lực thiếu việc làm và thu nhập thấp nên số lƣợng
ngƣời tham gia vào làm nghề cá ngày càng đông. Trải qua nhiều thế hệ, các loại
nghề khai thác đã tăng gấp nhiều lần về số lƣợng, nhƣng năng suất khai thác
ngày càng giảm khiến ngƣ dân đua nhau sử dụng nhiều nghề khai thác mang tính
hủy diệt nhƣ te quệu, giã, xung điện để mong đạt thu nhập cao hơn, làm cho
nguồn lợi thủy sản ở đây có nguy cơ bị cạn kiệt.
Những năm gần đây, dù đã có rất nhiều nỗ lực của các cơ quan quản lý
thủy sản, cũng nhƣ của chính quyền các cấp, song tiến trình quản lý vẫn chƣa có
chiều hƣớng tốt hơn. Lực lƣợng cán bộ quản lý thuỷ sản, ngân sách Nhà nƣớc
dùng trong quản lý thuỷ sản có hạn mà khu vực quản lý và thời gian quản lý
nghề cá là “mọi nơi, mọi lúc” trên các vùng nƣớc, ngƣ trƣờng, nên hiệu lực và
hiệu quả quản lý không cao.
Vì thế, việc tìm kiếm, vận dụng phát triển những cách thức quản lý hợp

pháp mới có tính hiệu lực hơn, khả thi hơn, đỡ tốn kém các nguồn lực và phù
hợp với những điều kiện thực tế, cụ thể của địa phƣơng là một công việc hết sức
cấp thiết. Đáp ứng đòi hỏi khách quan đó, khi thực hiện xây dựng luận án tiến sỹ
tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng
cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh Thừa Thiên Huế” để nghiên cứu.
Mục đích Luận án này là nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý có
hiệu quả và hiệu lực hơn, dựa vào cộng đồng những ngƣời làm nghề cá cho
nghề cá quy mô nhỏ ở tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm góp phần phát triển thuỷ
sản bền vững ở địa phƣơng. Nhiệm vụ của Luận án là xây dựng mô hình quản
lý nghề cá quy mô nhỏ sao cho một mặt phù hợp với thể chế pháp luật hiện
nay, mặt khác phát huy đƣợc các sáng kiến của những ngƣời trực tiếp sử dụng
nguồn lợi và kế thừa các phƣơng thức quản lý truyền thống ở địa phƣơng, gần
gũi với quần chúng. Yêu cầu đặt ra là vừa phải dễ thực hiện, lại vừa có tính
khoa học, có tiếp thu các thành quả quản lý nghề cá của thế giới.


3



Đối tƣợng nghiên cứu đƣợc xác định là vấn đề quản lý nghề cá quy
mô nhỏ và phƣơng cách quản lý dựa vào cộng đồng với phạm vi địa bàn
nghiên cứu đƣợc xác định trong tỉnh Thừa Thiên Huế.
Do giới hạn về thời gian thực hiện lẫn nguồn kinh phí nên phạm vi
triển khai thực nghiệm chỉ chọn trong một thôn nghề cá. Tuy nhiên về mặt lý
luận, Luận án thực hiện nghiên cứu mở rộng sang toàn bộ các hệ thống thuỷ
sản các vùng đầm phá, vùng ven bờ trong tỉnh, trong nƣớc và quốc tế.
Về mặt thời gian, luận án tập trung trong giai đoạn bắt đầu từ cuối năm
2002 đến cuối năm 2006 và kế thừa các nguồn tài liệu, kết quả nghiên cứu chủ
yếu từ 1990 đến 2006.

Nghiên cứu đề tài quản lý nghề cá dựa vào dân có ý nghĩa lý luận là
cụ thể hóa đƣờng lối đổi mới của Đảng, Nhà nƣớc vào điều kiện thực tiễn
quản lý ngành thủy sản tại địa phƣơng cơ sở. Mặt thực tiễn, Đề tài là hƣớng
mở, đƣờng lối quản lý nghề cá vừa tiết kiệm kinh phí vừa đạt hiệu lực cao
thông qua việc huy động nguồn lực nhân dân, chủ động quản lý ở cơ sở, góp
phần cùng Nhà nƣớc quản lý tốt ngƣ trƣờng, nguồn lợi, môi trƣờng thuỷ sản.
Luận văn đƣợc trình bày theo cơ cấu ngoài chƣơng mở đầu nêu lên
tính cấp thiết mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu cũng nhƣ
những đóng góp mới về khoa học của đề tài, thì phần nội dung chính đƣợc thể
hiện trong 4 chƣơng:
+ Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu
+ Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
+ Chƣơng 3: Kết quả triển khai tổng hợp mô hình và bàn luận
+ Chƣơng 4: Kết quả phát triển hệ thống - thể chế và bàn luận
Cuối cùng là chƣơng kết luận gồm các kết luận và các khuyến nghị,
hƣớng phát triển nghiên cứu tiếp theo.





4



CHƢƠNG 1.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. LÝ THUYẾT QUẢN LÝ NGHỀ CÁ DỰA VÀO DÂN
1.1.1. Sơ lƣợc tiếp cận tại Việt Nam

Thuật ngữ "đồng quản lý" xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam năm 1994
khi Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản, Bộ Thủy sản tham gia vào Dự án
"Nghiên cứu Toàn cầu về Đồng quản lý trong Nghề cá" (Worldwide Co-
Management in Fisheries Project) do DANIDA tài trợ, Viện Quản lý Nghề cá
và Phát triển Cộng đồng Vùng bờ cuả Đan Mạch và Trung tâm Quốc tế về
Quản lý Nguồn lợi Thuỷ sinh (ICLARM) thực hiện. Năm 1995 một khoá tập
huấn "Đồng quản lý nguồn lợi sinh vật ven bờ ở Đông Nam Á: Lý thuyết,
thực tiễn và gợi ý cho Việt Nam" do Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản, Bộ
Thuỷ sản phối hợp với "Chƣơng trình Hợp tác ven bờ và đại dƣơng Việt Nam
- Canada" (VCOP) và ICLARM lần đầu tiên tổ chức tại Hà Nội để truyền bá
và tập huấn cho các nhà nghiên cứu và quản lý nghề cá tại Việt Nam về
phƣơng thức quản lý này. Trƣớc đó ít lâu, thuật ngữ "quản lý nguồn lợi ven
bờ dựa vào cộng đồng" đã đƣợc sử dụng tại các Hội thảo xây dựng Dự án:
"Quản lý nguồn lợi sinh học phá Tam Giang", tại Huế, do Trung tâm Nghiên
cứu Phát triển Quốc tế (IDRC), Canada tài trợ.
Về mặt văn bản chính thức, thuật ngữ "quản lý nghề cá dựa vào cộng
đồng" có trong Báo cáo dự án "Quy hoạch tổng thể ngành Thuỷ sản đến năm
2010" [3, tr.6], là một định hƣớng để đƣa vào thực hiện phƣơng pháp quản lý
nghề cá dựa vào cộng đồng tại một số vùng miền phù hợp trong kỳ quy hoạch.
Tuy nhiên, Quy hoạch này mãi cho đến ngày 11/01/2006 mới đƣợc phê duyệt,
nhƣng trong quyết định phê duyệt của Thủ tƣớng Chính phủ không sử dụng


5



thuật ngữ nói trên, mà chỉ sử dụng thuật ngữ "quản lý cộng đồng" trong phần
xây dựng mô hình nuôi trồng thuỷ sản.
Hiện tại, Bộ Thuỷ sản lại chú trọng đến thuật ngữ "đồng quản lý" và đã

có những động thái để xúc tiến nghiên cứu cũng nhƣ xây dựng các mô hình
triển khai, tuy nhiên cũng chỉ mới đang ở dạng xem xét, đề xuất. Hoàn toàn
chƣa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định, thậm chí ngay trong văn
bản quyết định thông thƣờng cũng không nhắc đến thuật ngữ "đồng quản lý".
Đồng quản lý chỉ đƣợc đề cập đến nhiều ở các hội thảo của các Dự án Hỗ trợ
kỹ thuật, do nƣớc ngoài tài trợ. Nhƣng ngay trong trong các hội thảo khoa học
đã có nhiều tranh luận, đôi lúc diễn ra gay gắt về các thuật ngữ, nhất là việc
"đồng quản lý" tốt hơn, lớn hơn hay "quản lý dựa vào cộng đồng" tốt hơn.
Thuật ngữ "quản lý nghề cá dựa vào dân" hay "dựa vào dân để quản
lý nghề cá" đƣợc nghiên cứu sinh sử dụng lần đầu tiên tại Đại học Thuỷ sản
Nha Trang
1
năm 2002, khi xây dựng các chuyên đề nghiên cứu của mình,
mục đích muốn chỉ rõ tính độc lập của khái niệm Việt Nam, so với các nƣớc
khác. Thuật ngữ này đƣợc tiếp tục sử dụng tại các Hội thảo khác nhau về
"đồng quản lý" và "quản lý dựa vào cộng đồng" trong nghề cá, khi giới thiệu
về mô hình đang xây dựng tại Thừa Thiên Huế, với hàm ý độc lập, không bị
áp đặt bởi lý thuyết "đồng quản lý" của bất kỳ tác giả nƣớc ngoài nào, cũng
nhƣ lý thuyết "quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng" kiểu Nhật Bản. Khái niệm
tƣơng tự "quản lý nguồn lợi ven bờ dựa vào dân" cũng đƣợc sử dụng tại Hội
thảo "Nhân rộng mô hình khu bảo tồn biển Rạn Trào do địa phƣơng quản lý"
tại Nha Trang, ngày 10 & 11/8/2004.
Các ngành khác nhƣ nông, lâm nghiệp và thuỷ lợi chỉ sử dụng thống
nhất một thuật ngữ "quản lý dựa vào cộng đồng" khi nói đến việc Nhà nƣớc
dựa vào nhân dân địa phƣơng để cùng quản lý tài nguyên, thiên nhiên.



1
Nay là Đại học Nha Trang.



6



1.1.2. Đồng quản lý nghề cá
1.1.2.1. Khái quát:
Đồng quản lý nghề cá đƣợc hiểu trong các khái niệm "quản lý nghề cá"
và "đồng quản lý". Đồng quản lý nghề cá có cái riêng trong nghề cá, đồng thời
"đồng quản lý" còn có cái chung trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên.
"Đồng quản lý được định nghĩa như là sự chia sẻ trách nhiệm và/hoặc
quyền hạn giữa Chính phủ và người/cộng đồng ngư dân địa phương sử dụng
nguồn lợi để quản lý nghề cá hoặc tài nguyên tự nhiên khác" [64, tr.7]. Nội
dung và hình thức đồng quản lý nghề cá đƣợc thể hiện ở Hình 1.1 và Bảng
1.1.


















Quản lý Nhà nƣớc







Quản lý dựa vào
nhóm ngƣời sử dụng






1


2


3


4



5


6


7
Quản lý
tập trung
của Chính
phủ
Hƣớng
dẫn

Tƣ vấn


Hợp tác



Cố vấn



Dựa vào
cộng đồng
Tự
quản lý


Đồng quản lý
Hình 1.1: Hình ảnh của việc sắp xếp đồng quản lý nghề cá [62, tr.9]



7



Bảng 1.1: Các hình thức thƣờng gặp trong "đồng quản lý nghề cá"
Cấp độ:
Hƣớng dẫn
(2)
Trao đổi thông tin ở mức độ thấp giữa chính quyền và
ngƣời sử dụng. Chính quyền thông báo cho ngƣời sử dụng
về các quyết định quản lý mà họ đƣa ra.
Cấp độ:
Tƣ vấn (3)
Chính quyền tham khảo ý kiến với những ngƣời sử dụng
nhƣng mọi quyết định vẫn do chính quyền đƣa ra.
Cấp độ:
Hợp tác (4)
Chính quyền và ngƣời sử dụng cùng đƣa ra quyết định nhƣ
một đối tác ngang bằng (Đồng quản lý lý tƣởng)
Cấp độ:
Cố vấn (5)
Ngƣời sử dụng quyết định quản lý cái gì, quyết định sẽ
đƣợc thực hiện và chính quyền đơn thuần chỉ thông qua.
Cấp độ:

Dựa vào cộng
đồng (6)
Chính quyền trao toàn quyền cho ngƣời sử dụng đƣa ra
quyết định quản lý và ngƣời sử dụng chỉ phải thông báo
cho chính quyền về những quyết định mà họ đã làm.
Đồng quản lý là sự sắp xếp ở những mức độ khác nhau của việc chia
sẻ quyền hạn một cách thống nhất của Chính phủ và cộng đồng địa phƣơng.
Nó thừa nhận và hợp pháp hóa truyền thống của cộng đồng địa phƣơng ở cấp
độ hệ thống quản lý. Đó là nhóm ngƣ dân, hoặc một tổ chức cộng đồng đƣợc
thành lập và tuân thủ các quy tắc, điều lệ trong việc đánh cá và sử dụng nguồn
lợi do họ đặt ra, với sự ủng hộ từ Nhà nƣớc ở nhiều cấp độ khác nhau.
Trên thế giới, đã có nhiều luận bàn về khái niệm đồng quản lý.
Korten (1987) cho rằng: Đồng quản lý cơ bản là một nhóm ngƣời có
một số lợi ích chung, cơ chế chung trong quản lý hiệu quả, công bằng cũng
nhƣ trong giải quyết xung đột. Hình thái đồng quản lý phụ thuộc vào Chính
phủ và chính sách phân quyền [60, tr.16].
Theo Sagdahl (1992), Abdullah và đồng sự (1995) thì khái niệm đồng
quản lý đƣợc sử dụng rộng rãi và có nhiều định nghĩa khác nhau, thay đổi từ
tự quản lý của cộng đồng địa phƣơng đến đồng thuận ở cấp quốc gia. Nhiều


8



trƣờng hợp, đồng quản lý đƣợc sử dụng nhƣ tƣơng đƣơng với quản lý dựa vào
cộng đồng [60, tr.17].
Một khái niệm đƣợc giới học thuật trong nghề cá sử dụng nhiều nhất,
do Nielsen đƣa ra trong báo cáo tổng kết Dự án Đồng quản lý Nghề cá Toàn
cầu năm 1997: Đồng quản lý nghề cá là sự sắp xếp trách nhiệm quản lý nguồn

lợi chia sẻ bởi Chính phủ và nhóm ngƣời sử dụng, đƣợc xem nhƣ là giải pháp
để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong khai thác quá mức tài nguyên. Sắp xếp
đồng quản lý đƣợc xem là động lực hợp tác, sử dụng các năng lực và sự quan
tâm của ngƣời sử dụng bổ sung khả năng hành chính nghề cá để cung ứng
khung pháp lý cho phép [57, tr.1].
Jentoft và đồng sự (1998) đã cụ thể hoá thêm khi giải thích: Đồng
quản lý là quá trình phối hợp và hợp tác trong việc đƣa ra các quyết định quản
lý giữa đại diện các nhóm sử dụng nguồn lợi, Chính phủ, tổ chức nghiên cứu.
Theo nghĩa ai là ngƣời đƣa ra quyết định có hai thái cực: quyền lực Nhà nƣớc
và quyền của ngƣ dân. Hình thức quản lý trên - xuống (top-down), Nhà nƣớc
đƣa ra những quyết định đơn độc, còn ngƣời dân thụ động thực hiện. Ngƣợc
lại, đồng quản lý tạo cho ngƣời sử dụng nguồn lợi có quyền hành, tổ chức và
thực hiện hệ thống quản lý của riêng họ [60, tr.16].
Về vấn đề này Berkes, Mahon, McConney, Pollnac và Pomeroy
(2001) cũng có lời giải thích khá cụ thể và mở rộng khái niệm ra một quy mô
rộng hơn: Đồng quản lý là sự đồng thuận giữa Chính phủ, cộng đồng sử dụng
nguồn lợi (ngƣ dân), các tổ chức bên ngoài (tổ chức phi chính phủ, cơ quan
nghiên cứu), ngƣời có lợi ích liên quan nghề cá và nguồn lợi thuỷ sản khác
(chủ tàu, buôn bán cá, cho vay, tổ chức du lịch ) chia sẻ trách nhiệm và
quyền hạn ra các quyết định quản lý nghề cá [54, tr.202].
Gần với tinh thần đó, trong Hội thảo của Uỷ Hội Nghề cá châu Á -
Thái Bình Dƣơng 2005, cũng thống nhất: Đồng quản lý nghề cá có thể đƣợc


9



hiểu nhƣ là phƣơng pháp tham gia, nơi mà Chính phủ và ngƣời sử dụng
nguồn lợi thuỷ sản chia sẻ trách nhiệm và quyền hạn để quản lý nghề cá quốc

gia hoặc nghề cá trong một vùng, dựa trên sự hợp tác giữa hai bên và với các
bên liên quan khác [58, tr.1]. Trong ngữ cảnh quốc gia riêng, đồng quản lý
đƣợc hiểu đơn giản và mang tính cụ thể trong bối cảnh Campuchia là một
thoả thuận hợp tác giữa Chính phủ và các cộng đồng địa phƣơng và đƣợc gọi
là Nghề cá Cộng đồng (Community Fisheries) [58, tr.31].
Tại Hội thảo: "Đồng quản lý: phƣơng pháp tiếp cận mới của ASEAN
đối với công tác quản lý nuôi trồng thuỷ sản ven biển" do Bộ Thuỷ sản -
DANIDA tổ chức năm 2001, Hà Xuân Thông đã xem xét thêm khía cạnh tính
đặc thù địa phƣơng và tính lịch sử của đồng quản lý, khi cho rằng: Đồng quản
lý đƣợc hiểu nhƣ là cách thức chia sẻ hoặc phân định quyền lực và trách
nhiệm giữa chính quyền và những ngƣời sử dụng nguồn lợi nhằm quản lý một
đối tƣợng nguồn lợi nào đó nhƣ nguồn lợi cá, vùng rạn san hô, vùng nuôi thuỷ
sản hoặc hồ chứa, một cánh rừng v.v Phạm vi và cách thức chia sẻ quyền
lực và trách nhiệm không giống nhau ở các nƣớc khác nhau và các địa
phƣơng khác nhau, do những điều kiện và nền văn hoá khác nhau [37a, tr.6].
1.1.2.2. Hạt nhân:
Theo Pomeroy và Williams (1994), quản lý tài nguyên dựa vào cộng
đồng (CBRM) là nhân tố trung tâm của đồng quản lý, áp dụng tốt ở quản lý
nguồn nƣớc (thủy lợi) và rừng, cũng nhƣ đang áp dụng trong nông nghiệp ở
trung du và quản lý thú săn. Quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng (CBFM) có
khó khăn hơn vì phức tạp: tính liên thông của nguồn lợi thủy sản, cấu trúc văn
hóa, xã hội của cộng đồng nghề cá và bản chất tự do của ngƣ dân [64, tr.8-9].
Nhƣ vậy, khái niệm "quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng" đƣợc bao
hàm bởi khái niệm "quản lý nguồn lợi ven bờ dựa vào cộng đồng" và lớn hơn
là "quản lý nguồn lợi dựa vào cộng đồng". Có thể nghiên cứu "quản lý nguồn


10




lợi ven bờ dựa vào cộng đồng" và "quản lý nguồn lợi dựa vào cộng đồng" để
áp dụng cho "quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng" nhƣng lƣu ý các đặc điểm
riêng có của nghề cá, vì vấn đề quả là phức tạp hơn đối với quản lý nghề cá.
1.1.2.3. Điều kiện cơ bản để "đồng quản lý nghề cá" thành công:
Từ các điển hình khắp thế giới, các điều kiện then chốt để "đồng quản
lý nghề cá" thành công đƣợc Ostrom (1990, 1992); Pinkerton (1989) liệt kê
dƣới đây [64, tr.11]:
1) "Ranh giới được xác định rõ ràng": Ranh giới tự nhiên của khu vực
đƣợc quản lý cần phải rõ ràng để nhóm ngƣ dân hiểu biết đúng về chúng. Nên
dựa trên hệ sinh thái mà ngƣ dân có thể quan sát và hiểu đƣợc. Kích cỡ khu
vực có thể cho phép quản lý bằng các phƣơng tiện kỹ thuật sẵn có.
2) "Thành viên tham gia được xác định rõ ràng": Các cá nhân, hộ gia
đình ngƣ dân có quyền đánh bắt trong ngƣ trƣờng giới hạn là rõ và không quá
nhiều, dễ dàng liên lạc nhau và ra các quyết định quản lý tập thể có hiệu quả.
3) "Khả năng liên kết trong nhóm": Nhóm hay tổ chức ngƣ dân có sự
đồng nhất cao về quan hệ họ hàng, dân tộc, tôn giáo hay loại hình ngƣ cụ sử
dụng thì càng dễ liên kết. Hệ tƣ tƣởng, tập quán và tín ngƣỡng chung cũng tạo
ra tinh thần tự nguyện giải quyết các khó khăn chung của tập thể.
4) "Tổ chức sẵn có": Ở những nơi trƣớc đây đã có truyền thống quản
lý dựa vào cộng đồng và các tổ chức đại diện cho những ngƣời sử dụng nguồn
lợi và những đối tƣợng có liên quan thì rất thuận lợi.
5) "Lợi ích lớn hơn đầu tư": Lợi ích thu đƣợc khi tham gia hệ thống
quản lý dựa vào cộng đồng lớn hơn công sức đầu tƣ vào các hoạt động đó.
6) "Sự tham gia của các đối tượng chịu ảnh hưởng": Hầu hết các cá
nhân chịu ảnh hƣởng bởi các quyết định quản lý đều là thành viên trong nhóm
để có thể thoả thuận xây dựng và thay đổi các quyết định quản lý này.


11




7) "Tính thực thi của các quy tắc quản lý": Các quy tắc quản lý phải
đơn giản để tất cả các ngƣ dân đều có thể thực hiện và chia sẻ việc giám sát.
8) "Quyền tổ chức hợp pháp": Nhóm hay tổ chức ngƣ dân có quyền
hợp pháp về sử dụng và quản lý tài nguyên. Nhà nƣớc có pháp luật xác định
và phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cộng đồng địa phƣơng.
9) "Phối hợp và lãnh đạo ở cấp cộng đồng": Ngƣ dân tự nguyện tích
cực tham gia đóng góp thời gian, công sức và tiền của vào quản lý nghề cá.
Một cá nhân hay một nhóm trung tâm giữ vai trò lãnh đạo quá trình quản lý.
10) "Phân cấp quản lý và quyền hạn quản lý": Nhà nƣớc xây dựng
chính sách và pháp luật để phân cấp, phân quyền quản lý, giao trách nhiệm và
quyền hạn cho chính quyền địa phƣơng và các tổ chức ngƣ dân ở cơ sở.
11) "Phối hợp giữa chính quyền và cộng đồng": Một cơ quan điều
phối đƣợc thiết lập, có đại diện của nhóm hay tổ chức ngƣ dân và chính quyền
để giám sát các thoả thuận về quản lý ở địa phƣơng, giải quyết mâu thuẫn và
hỗ trợ thi thành luật lệ tại địa phƣơng.
1.1.2.4. Những khó khăn trong việc triển khai đồng quản lý nghề cá:
Pomeroy và Williams (1994) cũng chỉ rõ những khó khăn trong triển
khai "đồng quản lý nghề cá" [64, tr.6]:
1) Sự không sẵn lòng, năng lực yếu kém của cộng đồng trong việc
nhận lãnh trách nhiệm quản lý.
2) Thiếu sự lãnh đạo để khởi phát và duy trì quản lý nguồn lợi dựa vào
cộng đồng.
3) Thiếu những động lực kinh tế, xã hội hoặc chính trị.
4) Chi phí vƣợt quá lợi ích mang lại.
5) Thiếu chủ trƣơng và chính sách.
6) Mâu thuẫn của nhóm sử dụng nguồn lợi và nhóm bên ngoài.
7) Khó khăn nảy sinh trong điều kiện đặc biệt của nguồn lợi.



12



Đặc biệt, để thực hiện chính sách về đồng quản lý thƣờng kéo theo
một loạt luật lệ, chính sách, thủ tục hành chính ở cả cấp địa phƣơng và trung
ƣơng, mà thƣờng rất khó để có thể thay đổi đƣợc [64, tr.7].
1.1.3. Quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng kiểu Nhật Bản
1.1.3.1. Xuất xứ và khái niệm thuật ngữ:
Thuật ngữ “quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng” sử dụng trên thế giới
lần đầu tiên tại hội đàm của Nhật Bản / FAO về phát triển hệ thống quản lý
nghề cá ven bờ ở châu Á - Thái Bình Dƣơng, tổ chức tại Kobe, Nhật Bản từ
08-12/6/1992. Tuy nhiên, trong Hội thảo này đã không thảo luận về định
nghĩa của quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng. Định nghĩa kiểu Nhật Bản là:
“Hệ thống quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng là một hệ thống quản lý nghề
cá được phát triển bởi một nhóm ngư dân dựa trên "quyền đánh cá" và được
thực hiện dưới sự sáng tạo của ngư dân” [71, tr.2].
Nhƣ vậy, quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng không đề cập thêm vai
trò quản lý của Nhà nƣớc mà chỉ nhấn mạnh vai trò quản lý của bản thân cộng
đồng ngƣ dân. Vai trò Nhà nƣớc ở đây đƣợc ẩn đi trong các thể chế tạo nên
việc phân quyền sử dụng nguồn lợi thuỷ sản cho các tổ chức ngƣ dân.
Ngày nay, hệ thống quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng phổ biến tại
các nƣớc và vùng lãnh thổ tuân thủ đƣờng lối quản lý nghề cá theo “cơ chế
tiếp cận giới hạn” là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan khi mà các "quyền
đánh cá" đƣợc cấp cho các tổ chức ngƣ dân địa phƣơng. "Quản lý nghề cá dựa
vào cộng đồng" rất đƣợc các nƣớc đang phát triển, đặc biệt các nƣớc Đông
Nam Á nhƣ: Thái Lan, Philippines, Campuchia quan tâm, một số nƣớc đã
xây dựng các mô hình thử nghiệm và thiết lập hệ thống "quản lý nghề cá dựa

vào cộng đồng" tƣơng tự Nhật Bản.
1.1.3.2. Tổ chức quản lý nghề cá (Fisheries Management Organization)


13



Nghiên cứu hệ thống tại Nhật Bản cho thấy "tổ chức quản lý nghề cá"
thực hiện quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng, thƣờng có 3 loại dƣới đây:
1) Một nhóm các Hội Hợp tác Nghề cá lân cận đã cùng thoả thuận
đƣợc để quy định cùng nhau điều phối các nguồn lợi chung, để cùng có lợi.
2) Hội Hợp tác Nghề cá tự quản lý, thông qua các quy chế quản lý
nghề cá trong Hội.
3) Một nhóm ngƣ dân trong cùng Hội Hợp tác Nghề cá (FCA), sử
dụng cùng một chủng loại nghề nghiệp tƣơng tự nhƣ nhau. Họ tự quy định và
cùng nhau thực hiện cũng nhƣ giám sát các quy tắc về đánh bắt cá.
Đa số các "tổ chức quản lý nghề cá" là hoặc trƣờng hợp 2 hoặc 3.
Trƣờng hợp 1, nơi một nhóm Hội Hợp tác Nghề cá làm thành một tổ chức
quản lý nghề cá, thực hiện quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng là hiếm, vì
càng ở cấp độ rộng lớn thì pháp luật Nhà nƣớc đóng vai trò điều tiết là chính.
Trong 1.734 tổ chức quản lý nghề cá phát triển năm 1998, có 460 tổ
chức (27%) là Hội Hợp tác Nghề cá tự quản đơn lẽ, 106 tổ chức (6%) đƣợc 2
Hội Hợp tác Nghề cá lân cận trở lên quản lý nhau, 742 tổ chức (43%) là nhóm
ngƣ dân trong Hội Hợp tác Nghề cá, và 90 tổ chức (5%) là khác biệt 3 kiểu
trên. Một Hội Hợp tác Nghề cá thƣờng thành lập các nhóm ngƣ dân dựa theo
loại ngƣ cụ khai thác hoặc chủng loài đánh bắt [72, tr.9].
1.1.3.3. Những quy định phổ biến trong quản lý dựa vào cộng đồng:
Các tổ chức quản lý nghề cá của cộng đồng tại Nhật Bản, thực tế đã
phát triển nhiều sáng kiến quản lý từ đơn giản đến tinh vi, phức tạp để cùng

Nhà nƣớc quản lý ngày một tốt hơn ngƣ trƣờng, nguồn lợi [71, tr.12-13]:
1) "Giới hạn số lượng đơn vị khai thác": Một cộng đồng sẽ cho phép
đánh cá với một số lƣợng ngƣ cụ giới hạn trong một vùng nƣớc nhất định mà
chỉ cộng đồng ấy có quyền khai thác cá.

×