Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.35 KB, 7 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH THẠNH
TRƯỜNG MẦM NON 14

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:


Họ và tên: Nguyễn Thị Tuyết Vân
Chức vụ: Giáo viên lớp Mầm
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non 14




Năm học 2012 – 2013
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH THẠNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẦM NON 14 Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Bình Thạnh, ngày 07 tháng 01 năm 2013
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM







I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Giáo dục lễ giáo có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển
nhân cách cho trẻ sau này, là nền tảng vững chắc giúp trẻ phát triển một cách toàn
diện. Hiện nay xã hội ta đang báo động về tình trạng xuống cấp đạo đức, thiếu lễ phép
của một số không ít học sinh các cấp khiến cho các bậc phụ huynh, các nhà giáo dục


và cả xã hội phải suy nghĩ đau đầu.
Làm thể nào để con em chúng ta biết “kính trên nhường dưới”, biết “Đi thưa về
trình”, biết “cám ơn và xin lỗi”, …
Thực trạng trên cho thấy nếu không giáo dục lễ giáo cho trẻ ngay từ lứa tuổi
mầm non thì sau này trẻ có thể trở thành nguồn “có tài mà không có đức” , không có
ích cho xã hội. Vì vậy cần phải giáo dục lễ giáo cho trẻ nhằm hình thành và phát triển
ở trẻ nhân cách, đạo đức để trở thành người con ngoan, trò giỏi , có ích cho xã hội sau
này, điều này khiến tôi suy nghĩ và tìm ra các biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ.
II/ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN:
1/ Đối tượng, phạm vi, cấp độ đề tài nghiên cứu:
 Đối tượng: là trẻ lứa tuổi Mầm Non
 Phạm vi: là trẻ từ 15 tháng đến 6 tuổi.
 Cấp độ: có thể áp dụng ở tất cả các trường mầm non.
Họ và tên: Nguyễn Thị Tuyết Vân
Chức vụ: Giáo viên lớp Mầm
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non 14
Tên đề tài: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non
2/ Giải quyết vấn đề mang lại hiệu quả cho gia đình và xã hội: giúp trẻ
phát triển thành người tốt có ích cho xã hội sau này:
III/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1/ Cơ sở lí luận:
 Từ ngàn xưa ông cha ta đã đúc kết nhiệm vụ học đầu tiên của mỗi người là
“Tiên học lễ, hậu học văn”. Lễ phép là nét đẹp văn hóa được đặt lên hàng đầu
khi nhìn nhận và đánh giá về một ai đó. Trong thời đại hiện nay, do chưa xem
trọng việc giáo dục đạo đức cho học sinh mà còn đặt nặng việc học tập kiến
thức thi cử và cũng do xã hội tiếp thu nhiều nền văn hóa khác nhau nên đâu
đó vẫn còn nhiều câu chuyện thương tâm về đạo đức, lễ giáo của con người
mà tôi đã nghe và thấy trong cuộc sống hàng ngày
2/ Đặt giả thuyết giải quyết vấn đề:
 Dựa vào kế hoạch giáo dục lễ giáo của nhà trường, tôi xây dựng kế hoạch

giáo dục lễ giáo của lớp để giáo dục trẻ những hành vi văn hóa ứng xử trong
cuộc sống, những chuẩn mực đạo đức của con người theo lứa tuổi của trẻ,
giúp trẻ có thái độ đúng đối với người lớn, bạn bè và với mọi sự vật, hiện
tượng xung quanh. Hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách con người
mới XHCN, góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân tốt cho xã hội.
3/ Những việc đã làm khi thực hiện sáng kiến:
 Để thực hiện được mục tiêu trên, tôi đã thực hiện các biện pháp sau:
o a) Giáo dục lễ giáo thông qua giờ học:
Lồng nội dung giáo dục lễ giáo vào các môn học nhằm hình thành cho trẻ
những thói quen, hành vi văn minh.
Ví dụ: qua giờ khám quá khoa học “Cây xanh và môi trường sống”
Qua lợi ích của cây xanh, tôi giáo dục cháu không ngắt hoa bứt lá, mà phải biết
bảo vệ chăm sóc cây xanh, để cho cây ra hoa kết trái.
 Đối với giờ học phát triển thể chất: tôi giáo dục trẻ siêng năng tập thể dục để
giúp cho cơ thể khỏe mạnh, trong lúc tập các con phải xếp hàng ngay ngắn,
không chen lấn, xô đẩy bạn.
 Trong giờ học tạo hình “Vẽ người thân trong gia đình”, tôi giáo dục trẻ biết yêu
thương kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị, biết nhường nhìn em bé, …
 Giờ làm quen văn học qua chuyện “Tấm Cám”, tôi giáo dục cháu lòng thật thà,
chăm lo lao động, dạy cháu yêu cái thiện, ghét cái ác, hình thành cho trẻ lòng
nhân ái đối với mọi người xung quanh
 Giờ học âm nhạc: bài “Bông hoa mừng cô”, cô giáo dục trẻ khi nhận hoặc trao
vật gì đó cho người lớn, nên trao hoặc nhận bằng hai tay, khi nhận các con phải
nói lời cảm ơn.
Sau một thời gian thực hiện, những thói quen về lễ giáo, chất lượng lớp tôi tăng lên rõ
rệt, trẻ biết chào hỏi, thưa trình, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, biết yêu mến cô giáo và
bạn bè, tôi thấy rất vui và tiếp tục áp dụng
o b) Giáo dục lễ giáo thông qua hoạt động vui chơi:
Đối với trẻ lứa tuổi này, trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ vui chơi, trẻ
được thực hành, trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người

lớn, tôi tiến hành lồng giáo dục lễ giáo vào vui chơi, qua đó trẻ được đối thoại
những câu chào hỏi lễ phép, câu cám ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay, tôi theo
dõi , quan sát lắng nghe, để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuân mực.
Qua đó giúp trẻ hình thành thói quen, hành vi văn minh trong giao tiếp.
+ Ví dụ: Qua trò chơi phân vai y tá – bác sĩ, trẻ đóng vai bác sĩ biết thăm hỏi
bệnh nhân ân cần, xưng hô lễ phép.
Trẻ nhập vai y tá phát thuốc cho bệnh nhân ân cần dặn dò bệnh nhân, trẻ làm bệnh
nhân biết nhận thuốc bằng 2 tay và nói lời cảm ơn với y tá – bác sĩ
+ Trẻ chơi bán hàng: Qua trò chơi này tôi giáo dục trẻ biết xếp hàng, không
chen lấn khi mua hàng, người bán hàng thì trao đổi lịch sử, biết cám ơn người mua
hàng.
o c) Giáo dục lễ giáo cho trẻ mọi lúc mọi nơi:
Tôi theo dõi ,quan sát, lắng nghe trẻ mọi lúc mọi nơi để kịp thời uốn nắn trẻ khi
có biểu hiện không tốt trong lúc trẻ ứng xử giao tiếp với nhau.
 Giờ đón hoặc trả trẻ, tôi rất ân cần và chuẩn mực trong xưng hô với bố mẹ trẻ,
tôi tập trẻ đến lớp biết chào cô, sau đó tạm biệt bố mẹ để vào lớp học
 Giờ chơi ngoài sân, hay giờ lao động, sinh hoạt ngoài trời, nếu cháu làm việc gì
sai đối với bạn, với cô, thì tôi giáo dục cháu phải biết xin lỗi cô, xin lỗi bạn, ai
cho gì thì nhận bằng 2 tay và nói lời cảm ơn.
 Giờ chơi trong lớp tôi giáo dục trẻ không tranh giành đồ chơi với bạn, không
phá công trình của bạn, chơi xong biết cất dọn đồ chơi ngăn nắp.
 Giờ dạo chơi, sinh hoạt ngoài trời: khi tham quan vườn cây ăn quả, tôi giáo dục
cháu biết kính trọng, yêu những người lao động để làm ra quả cho chúng ta ăn.
Giáo dục trẻ biết chăm sóc vườn cây, không hái hoa quả, để cho các bạn trong
trường cùng xem
o d) Xây dựng góc lễ giáo, góc tuyên truyền:
 Góc lễ giáo của lớp không thể thiếu vì đây là biện pháp rất hữu hiệu với chuyên
đề lễ giáo, bởi lẽ trẻ có đặt điểm dễ nhớ, nhưng lại mau quên. Song, trẻ được
trực quan bằng hình ảnh, những gương tốt hoặc qua bài thơ, câu chuyện thì trẻ
dễ tiếp thu, dễ phân biệt việc làm nào tốt, việc làm nào xấu, vì thế, ở góc này,

tôi sưu tầm những tranh ảnh có nội dung giáo dục lễ giáo, dán vào cho trẻ xem,
kèm theo một bài thơ hay câu chuyện phù hợp với hình ảnh, thời gian rảnh tôi
cho trẻ đến xem và trò chuyện với trẻ về những hành vi văn minh qua ảnh.
Hàng tháng tôi thay đổi tranh ảnh cho phù hợp với chủ điểm lễ giáo của tháng.
Ngoài ra tôi còn sưu tầm tranh truyện, sách báo nhi đồng có hình ảnh và nội
dung về lễ giáo làm một album giáo dục lễ giáo để đến giờ hoạt động góc trẻ có
thể mở ra xem.
 Góc tuyên truyền: tôi cũng dành một góc để tuyên truyền , giáo dục lễ giáo cho
phụ huynh nắm, từ đó phụ huynh sẽ kết hợp với giáo viên để giáo dục lễ giáo
cho trẻ ở nhà
o e) Xây dựng cảnh quang sư phạm trong lớp học:
Cùng với toàn ngành thực hiện chủ đề xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực, thì việc tạo cảnh quang sư phạm trong phòng học, môi trường xung
quanh cũng là một chuyên đề mà tôi chú trọng trong năm học này. Tôi luôn chú
ý tạo cảnh quang sư phạm trong phòng học, đồ dùng đồ chơi được sắp xếp gọn
gàng ngăn nắp. Đặc biệt là góc thiên nhiên, được trang trí và trồng nhiều cây
cảnh để tạo cho trẻ một không gian xanh, mỗi ngày trẻ có thể tự mình chăm sóc
cây xanh, từ đó giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp, yêu lao động, tạo tình cảm của trẻ
với thế giới tự nhiên gần gũi và thân mật.
o f) Phối hợp với các bậc phụ huynh để giáo dục lễ giáo cho trẻ:
Cùng với mục tiêu xã hội hóa giáo dục thì phụ huynh có vai trò không nhỏ
trong việc giáo duc trẻ. Trong buổi họp mặt đầu năm tôi mạnh dạn trao đổi với
phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo đối với trẻ mẫu giáo để phụ
huynh nhận thức ý nghĩa của vấn đề và cùng nhà trường giáo dục lễ giáo cho
trẻ.
Tôi luôn trao đổi với phụ huynh qua giờ đón trả trẻ hoặc qua sổ liên lạc về sự
tiến bộ của cháu để phụ huynh kịp thời nắm bắt và cùng tôi tiếp tục giáo dục
trẻ. Qua thời gian, trẻ lớp tôi tiến bộ rõ rệt: xưng hô lễ phép, lịch sự trong giao
tiếp nhờ sự giáo dục bàng phương châm “Trường học là nhà, nhà là trường
học”

o g) Giáo dục lễ giáo thông qua ngày hội ngày lễ
Thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội như ngày giỗ tổ Hùng Vương, ngày
20/11, ngày Phụ Nữ Việt Nam, ngày Quân Đội Nhân Dân , … Từ ý nghĩa của
những ngày lễ, tôi đã tổ chức các hoạt động văn nghệ để chào mừng đồng thời
giáo dục trẻ biết kính yêu cô giáo, bà, mẹ và những người đã hi sinh cho lợi ích
dân tộc. Thông qua đó, tôi khuyến khích trẻ học tập và phấn đấu trở thành
người có ích cho xã hội.
o h) Cô gương mẫu, chuẩn mực, là tấm gương sáng cho trẻ noi theo:
Ở lứa tuổi của trẻ, luôn thích được cô yêu thương, gần gũi, mọi hành vi của cô
đều được trẻ quan tâm, vì vậy tôi luôn luôn chuẩn mực trong lúc giao tiếp với
bạn bè, đồng nghiệp và với phụ huynh, với trẻ tôi không to tiếng quát tháo,
xưng hô dịu dàng bằng cô và con, tôi luôn ân cần dịu dàng thương yêu trẻ.
Cháu hỏi gì tôi trả lời rõ ràng, tôn trọng lời nói, lắng nghe ý kiến của trẻ. Tôi
hứa điều gì với trẻ là thực hiện đúng lời hứa, không thất hứa với trẻ, nếu trẻ nó
hành vi hoặc lời nói không hay, tôi nhẹ nhàng góp ý và khiến khích trẻ tránh sai
phạm lần sau, tuyệt đối tôi không làm trẻ sợ hãi lo lắng. Tác phong quần áo tôi
luôn gọn gàng lịch sự, vui vẻ với trẻ
o i) Khích lệ, nêu gương: nhằm động viên trẻ noi gương bạn
Mỗi ngày vào giờ sinh hoạt chiều, tôi thường khen bé có hành vi tốt hoặc có lời
nói hay để nêu gương, khích lệ các bạn khác làm theo.
4/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau những biện pháp tôi đạ thực hiện, chất lượng giáo dục về lễ giáo của trẻ
tăng lên rõ rệt làm tôi phấn khởi, yêu nghề yêu trẻ, giúp tôi có nghị lực trong công tác,
lớp tôi đạt được kết quả như sau:
 Trẻ biết chào hỏi lễ phép : 95%
 Trẻ biết xưng hô lễ phép: 95%
 Trẻ biết cám ơn, xin lỗi: 90%
 Trẻ biết giữ gìn, sắp xếp đồ chơi theo quy định: 100%
 Biết giữ gìn vệ sinh môi trường: 95%
 Biết nhường nhịn, giúp đỡ bạn : 95%

 Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp: 90%
Trẻ ngoan hơn, lễ phép hơn, bước đầu có những thói quen vệ sinh văn minh,
biết chào hỏi khi có khách đến lớp, biết trao nhận bằng hai tay, biết quan tâm giúp đỡ
bạn bè, cô giáo, ba mẹ, không xưng hô mày tao, không đánh hoặc tranh giành đồ chơi
với bạn , …
IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Từ những biện pháp đã áp dụng để giáo dục lễ giáo cho trẻ, tôi rút ra được một số
kinh nghiệm như sau:
 Việc giáo dục lễ giáo phải được lồng ghép vào tất cả các hoạt động của lớp như:
hoạt động chơi , học, ăn, ngủ, vệ sinh, dạo chơi ngoài trời, …
 Thường xuyên chú ý giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi, không chỉ trong lớp học mà
cả khi trẻ chơi ngoài sân
 Kết hợp biện pháp nêu gương trẻ nhằm động viên trẻ khác noi theo
 Thực hiện tốt bản tin tuyên truyền để kết hợp phụ huynh giáo dục trẻ ở nhà
 Tạo môi trường và cảnh quan sư phạm để góp phần hình thành cho trẻ những
hành vi văn minh trong cuộc sống
 Cô giáo phải thực sự là tấm gương sáng để trẻ noi theo, luôn giàu tình yêu
thương, thận trọng trong mọi hành vi của mình, tôn trọng, yêu thương trẻ, để tạo
tâm lí thoải mái cho trẻ thực hiện tốt mọi hành vi cũng như hoạt động giao tiếp
nhằm giúp trẻ từng bước hình thành và hoàn thiện nhân cách cho trẻ


Người viết sáng kiến


Nguyễn Thị Tuyết Vân




×