Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần quản lý và xây dựng công trình giao thông hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.13 MB, 98 trang )

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Thơ

SVTH: Vương Thị Nguyệt 1 Lớp: K2B - Kế toán
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, trong những năm vừa
qua ngành xây dựng cơ bản đã không ngừng lớn mạnh. Nhất là khi nước ta tiến
hành công cuộc "Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá" một cách sâu rộng, toàn diện,
công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đang được tiến hành với tốc độ và quy
mô lớn thì xây dựng cơ bản giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển
của đất nước. Trước sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, mối quan
tâm lớn nhất và là hàng đầu của các doanh nghiệp là lợi nhuận: Lợi nhuận quyết
định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Từ tình hình thực tế, các doanh
nghiệp phải thường xuyên điều tra, tính toán, cân nhắc để lựa chọn phương án
kinh doanh tối ưu sao cho với chi phí bỏ ra thấp nhất nhưng đem lại hiệu quả
kinh tế cao nhất với sản phẩm có chất lượng cao.
Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản
xuất nói chung và trong doanh nghiệp xây lắp nói riêng đã và đang là một vấn
đề được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay thì vấn
đề tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng to lớn
trong việc nâng cao lợi nhuận, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp. Để làm tốt công
việc này, đòi hỏi các doanh nghiệp cần tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời, đúng đối tượng, đúng
chế độ quy định và đúng phương pháp để từ đó có những biện pháp cụ thể tiết
kiệm các khoản mục chi phí chi dùng cho sản xuất.
Xuất phát từ nhận thức trên và qua thời gian thực tập tại Công ty CPQL &
XDCT giao thông Hà Tĩnh em thấy rằng xây lắp là một trong những hoạt động
chính của Công ty và hiện nay Công ty đang dần phát huy khả năng và ưu thế
của mình trên thị trường này. Từ đó kết hợp với kiến thức em học tại Khoa kinh
tế - Quản trị kinh doanh - Trường Đại Học Hà Tĩnh, nhận thấy tầm quan trọng


của chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và những vấn đề còn tồn tại trong
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Thơ

SVTH: Vương Thị Nguyệt 2 Lớp: K2B – Kế toán
công tác kế toán và kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty, em đã lựa chọn đề tài
“Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại
Công ty cổ phần quản lý và xây dựng công trình giao thông Hà Tĩnh” làm đề
tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu khóa luận
- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hạch toán chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp xây lắp.
- Về mặt thực tế: Phân tích đánh giá thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần quản lý và xây dựng
công trình giao thông Hà Tĩnh.
Vận dụng lý thuyết và thông qua nghiên cứu thực tiễn kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty CPQL & XDCT giao thông Hà Tĩnh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm xây lắp tại công ty.
Phạm vi nghiên cứu: Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công
ty CPQL & XDCT giao thông Hà Tĩnh trong thời gian quý IV năm 2012 đối với
công trình Đường Nam Cầu Cày đến Cầu Thạch Đồng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm em sử dụng một
số phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập – thống kê – tổng hợp số liệu: Trong khóa luận
này đòi hỏi cần phải có những số liệu trong những năm gần đây, các số liệu
được tập hợp, thu thập từ các báo cáo, tài liệu, số liệu do công ty CPQL&

XDCT giao thông Hà Tĩnh cung cấp, các thông tin trên báo đài, internet. Sau đó
tiến hành thống kê, tổng hợp lại cho có hệ thống để phân tích.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Thơ

SVTH: Vương Thị Nguyệt 3 Lớp: K2B – Kế toán
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu dựa trên
việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở, qua đó xác định xu hướng biến động của chỉ
tiêu cần phân tích.
- Phương pháp thay thế liên hoàn: Là phương pháp thay thế các nhân tố
theo một trình tự nhất định để xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ
tiêu phân tích.
- Phương pháp liên hệ
- Phương pháp chi tiết: Là phương pháp phân tích các chỉ tiêu kinh tế một
cách chi tiết như: theo đối tượng, địa điểm, thời gian, hay các yếu tố cấu thành
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài đi vào nghiên cứu, tìm hiểu một số vấn đề lý luận cơ bản về chi phí
sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp, tìm hiểu thực trạng bộ máy kế toán, đặc
điểm kinh doanh và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp. Trên cơ sở thực trạng của công ty đưa ra một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để từ đó công ty
đạt nhiều thành tích lớn hơn nữa, tự khẳng định mình trên thị trường.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo,
danh mục viết tắt thì phần thân bài khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm xây lắp.
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp tại Công ty CPQL & XDCT giao thông Hà Tĩnh.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện về kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty CPQL & XDCT giao thông Hà

Tĩnh.
Trong quá trình làm khóa luận em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân
thành nhất đến giảng viên hướng dẫn Bùi Quỳnh Thơ và các phòng ban trong
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Thơ

SVTH: Vương Thị Nguyệt 4 Lớp: K2B – Kế toán
công ty CPQL & XDCT giao thông Hà Tĩnh đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình giúp
đỡ em tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận này. Mặc dù đã có nhiều cố
gắng nhưng với khả năng có hạn, thời gian tiếp xúc với thực tế chưa nhiều và
đây là công trình nghiên cứu đầu tiên nên chắc chắn khóa luận này không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy
cô giáo, cán bộ kế toán và tất cả các bạn đọc quan tâm đến đề tài này để nhận
thức của em về vấn đề này ngày càng hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!











Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Thơ

SVTH: Vương Thị Nguyệt 5 Lớp: K2B – Kế toán
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ

THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP

1.1. Một số vấn đề chung về sản phẩm xây lắp, chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm xây lắp
1.1.1. Đặc điểm về sản xuất xây lắp và sản phẩm xây lắp
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập có chức năng tái sản
xuất tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Nó tạo nên cơ sở vật chất cho xã
hội, tăng tiềm lực kinh tế và quốc phòng của đất nước.
Đặc điểm của sản phẩm xây lắp là có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời
gian sử dụng lâu dài, có giá trị lớn đòi hỏi các nhà xây dựng phải dự đoán trước
xu hướng tiến bộ xã hội để tránh bị lạc hậu.
Sản phẩm xây dựng là sản phẩm đơn chiếc và được tiêu thụ theo cách
riêng được sử dụng tại chỗ, địa điểm xây lắp luôn thay đổi theo địa bàn thi công.
Các công việc chủ yếu diễn ra ngoài trời chịu tác dộng rất lớn của các nhân tố
môi trường xấu như mưa, nắng, lũ, lụt
1.1.2. Chi phí sản xuất xây lắp
1.1.2.1. Khái niệm
Chi phí sản xuất được hiểu là: “Biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về
lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu
thành nên sản phẩm xây lắp”. Trong đó chi phí về lao động sống là tiền công,
các khoản trích theo lương được tính vào chi phí sản phẩm xây lắp, chi phí về
lao động vật hóa bao gồm chi phí sử dụng TSCĐ, CPNVL, chi phí CCDC,
CPMTC…
1.1.2.2. Nội dung các khoản mục cấu thành nên sản phẩm xây lắp
Cách phân loại chi phí theo khoản mục bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của các vật liệu chính, vật kết
cấu, vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển bán thành phẩm
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Thơ

SVTH: Vương Thị Nguyệt 6 Lớp: K2B – Kế toán

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí về tiền lương của công nhân
trực tiếp xây lắp và tiền công thuê ngoài để thực hiện khối lượng xây lắp.
Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: chi phí nhân công, vật liệu, dịch
vụ sản xuất, khấu hao máy thi công, dịch vụ mua ngoài, và chi phí bằng tiền
khác.
Chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, vật liệu,
dụng cụ sản xuất, khấu hao TSCĐ, và chi phí dịch vụ mua ngoài ở phân xưởng
sản xuất và các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất của công nhân
trực tiếp xây lắp, công nhân điều khiển MTC, nhân viên phân xưởng.
Ngoài cách phân loại trên, trong doanh nghiệp còn phân loại chi phí theo
mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí:
Chi phí trực tiếp: là những chi phí có liên quan trực tiếp với quá trình sản
xuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất.
Chi phí gián tiếp: là những chi phí sản xuất có liên quan đến việc sản xuất
ra nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc thường phát sinh ở bộ phận quản lý.
1.1.3. Giá thành sản phẩm xây lắp
1.1.3.1. Khái niệm
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí chi ra như: chi phí nguyên
liệu, CPSDMTC tính bằng tiền để hoàn thành một khối lượng sản phẩm xây
lắp nhất định, có thể là một HMCT hay một công trình hoàn thành toàn bộ.
Giá thành sản phẩm xây lắp gồm 4 khoản mục sau:
- Khoản mục chi phí vật liệu
- Khoản mục chi phí nhân công
- Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công
- Khoản mục chi phí sản xuất chung
1.1.3.2. Phân loại giá thành trong sản phẩm xây lắp
Xét theo thời điểm và nguồn số liệu :
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Thơ

SVTH: Vương Thị Nguyệt 7 Lớp: K2B – Kế toán

 Giá thành kế hoạch: Là giá thánh sản phẩm được xác định trên cơ sở
chi phí sản xuất kế hoạch và số lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch được xác
định theo công thức:
Giá thành kế
hoạch công tác
xây lắp

=
Giá thành dự toán
công tác xây lắp

-
Mức hạ giá thành
kế hoạch
 Giá thành dự toán: Được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản
Giá thành dự toán của từng
công trình, hạng mục công
trình

=
Giá trị dự toán của từng
công trình, hạng mục
công trình

-
Lãi định
mức
Trong đó : Lãi định mức là số phần trăm trên giá thành xây lắp do nhà
nước quy định đối với từng loại xây lắp khác nhau, từng sản phẩm xây lắp cụ
thể.

Giá thành dự toán là hạn mức chi phí cao nhất mà đơn vị có thể chi ra để
đảm bảo có lãi, là tiêu chuẩn để đơn vị xây lắp phấn đấu hạ giá thành thực tế và
là căn cứ để chủ đầu tư thanh toán cho doanh nghiệp khối lượng hoàn thành đã
nghiệm thu.
Giá thành thực tế sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của tất cả chi
phí sản xuất thực tế mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra để hoàn thành khối lượng
xây dựng nhất định.
Giá thành công tác xây lắp còn được xác định theo hai loại là:
* Giá thành khối lượng xây lắp hoàn chỉnh: Là giá thành của CT,
HMCT đã hoàn thành đảm bảo chất lượng và kỹ thuật đúng thiết kế, được bên
chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán.
* Giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành qui ước: Phản ánh kịp thời
chi phí sản xuất cho đối tượng xây lắp trong quá trình thi công, xây lắp.
1.1.4. Đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp
1.1.4.1. Đối tượng hạch toán chi phí
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Thơ

SVTH: Vương Thị Nguyệt 8 Lớp: K2B – Kế toán
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thường là theo từng đơn đặt hàng
hoặc cũng có thể là một HMCT, một bộ phận của từng HMCT, một ngôi nhà
trong dãy nhà…
1.1.4.2. Đối tượng tính giá thành
Trong sản xuất xây lắp mỗi sản phẩm có lập dự toán riêng nên đối tượng
tính giá thành thông thường là: hạng mục công trình, toàn bộ công trình, hay
khối lượng công tác xây dựng hoàn thành.
1.1.4.3. Kỳ tính giá thành
- Với công trình nhỏ, thời gian thi công ngắn (nhỏ hơn 12 tháng) kỳ tính
giá thành là từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình.
- Với những công trình lớn, thời gian thi công dài (hơn 12 tháng) khi nào
có một bộ phận hạng mục hoàn thành, có giá trị sử dụng và được nghiệm thu, kế

toán tiến hành tính giá bộ phận, hạng mục đó.
- Với những công trình có những bộ phận không tách ra để đưa vào sử
dụng được, khi từng phần việc lắp đặt đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý kỳ tính
giá thành là từ khi bắt đầu thi công cho đến khi đạt điểm dừng kỹ thuật.
1.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
1.2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.2.1.1. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
a. Phương pháp ghi trực tiếp
Áp dụng trong trường hợp các chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp với
đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt, việc ghi chép ban đầu theo từng đối tượng.
b. Phương pháp phân bổ gián tiếp
Áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan với
nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất mà không thể tổ chức việc ghi chép ban
đầu riêng lẻ theo từng đối tượng được. Sau đó chọn tiêu thức phân bổ để tính
toán phân bổ chi phí sản xuất đã tập hợp cho các đối tượng liên quan.
Việc tính toán phân bổ gồm hai bước:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Thơ

SVTH: Vương Thị Nguyệt 9 Lớp: K2B – Kế toán
 Tính hệ số phân bổ: H = C / T
Trong đó: C là tổng chi phí cần phân bổ
T là tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ.
 Phân bổ chi phí cho từng đối tượng liên quan: Cn = Tn x H
Trong đó: Cn là chi phí phân bổ cho từng đối tượng n
Tn là tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng n
1.2.1.2. Kế toán các khoản mục chi phí
1.2.1.2.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
a. Khái niệm
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên vật liệu chính,
phụ, các cấu kiện, các bộ phận kết cấu công trình sử dụng trong quá trình sản

xuất xây lắp từng công trình
Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối
tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường
hợp vật liệu xuất dùng có liên quan tới nhiều đối tượng tập hợp chi phí phải áp
dụng phương pháp phân bổ gián tiếp. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng
là: phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng
Công thức phân bổ như sau:

Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ Chi phí vật liệu
phân bổ cho
từng đối tượng
=
Tiêu thức phân
bổ của từng đối
tượng

x
Tổng tiêu thức phân bổ

Để tính toán, tập hợp chính xác CPNVLTT, kế toán cần xác định chính
xác số nguyên vật liệu đã lĩnh, thực tế đã sử dụng. Vì vậy trong kỳ sản xuất, có
những nguyên vật liệu đã xuất dùng nhưng chưa sử dụng hết thì phải được thu
hồi nhập kho để loại trừ ra khỏi chi phí sản xuất trong kỳ.



Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Thơ

SVTH: Vương Thị Nguyệt 10 Lớp: K2B – Kế toán
Chi phí th

ực
tế NVLTT =
trong kỳ
Giá trị NVL
còn lại đầu
kỳ chưa sd
Giá trị NVL
+ xuất đưa

vào sx, sd
giá trị NVL
- còn lại ck -
chưa sd
giá trị phế
liệu thu hồi

b. Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp". TK này được
mở chi tiết cho từng đối tượng và có kết cấu sau:
Bên Nợ: - Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động
xây lắp trong kỳ hạch toán.
Bên Có: - Trị giá NVL trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho
- Kết chuyển hoặc phân bổ trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho
hoạt động xây lắp trong kỳ vào TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”,
và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành công trình xây lắp.
TK 621 cuối kỳ không có số dư.
Sơ đồ1.1: Hạch toán tổng hợp chi phí NVLTT
TK 152 TK 621 TK 152,111,112,…
Xuất kho NVL Vật tư dùng không hết
TK 111, 112,331 cho sản xuất nhập kho, đem bán

TK 154
Mua vật tư sử dụng ngay K/c chi phí NVLTT
TK 133 Thuế GTGT






1.2.1.2.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT)
a. Khái niệm: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả,
phải thanh toán cho công nhân trực tiếp xây lắp, trực tiếp thực hiện các lao vụ,
dịch vụ gồm: lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp
TK 111,112,331
Tạm ứng CPXL
giao khoán n
ội bộ

TK 141
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Thơ

SVTH: Vương Thị Nguyệt 11 Lớp: K2B – Kế toán
Chú ý: Riêng trong hạch toán xây lắp, không được hạch toán vào
CPNCTT các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính trên quỹ lương
của CNTT của hoạt động xây lắp và các khoản tiền lương, tiền công của công
nhân sử dụng MTC, nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên
QLDN.
b. Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Kết cấu như sau:
Bên Nợ: CPNCTT tham gia quá trình xây lắp gồm tiền lương, thưởng,

phụ cấp
Bên Có: Kết chuyển CPNCTT vào bên Nợ TK 154 "Chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang". TK 622 cuối kỳ không có số dư.
c. Phương pháp hạch toán
Sơ đồ1.2: Hạch toán tổng hợp CPNCTT

TK 334 TK 622 TK 154
Tiền lương, phụ cấp Kết chuyển
lương phải trả chi phí NCTT
TK 335
Trích trước tiền lương
nghỉ phép của CNSX









TK 111,112
Tạm ứng cho
đơn vị nhận khoán
TK 141


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Thơ

SVTH: Vương Thị Nguyệt 12 Lớp: K2B – Kế toán

1.2.1.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công (CPSDMTC)
a. Khái niệm
Chi phí máy thi công là loại chi phí đặc thù của sản xuất kinh doanh xây
lắp. Nó bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên liêụ, máy móc, lao động và chi phí
bằng tiền khác phục vụ cho quá trình sử dụng máy thi công của doanh nghiệp.
b. Tài khoản sử dụng
- Nếu tổ chức đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp hạch toán cho
đội máy có tổ chức hạch toán riêng, thì sử dụng các TK 621, 622, 627 và TK
154.
- Nếu không tổ chức đội máy thi công riêng biệt; hoặc có tổ chức đội máy
thi công nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thì sẽ sử dụng TK 623
"Chi phí sử dụng máy thi công". Kết cấu của TK này như sau:
Bên Nợ: Các chi phí liên quan đến máy thi công (chi phí NVL cho máy
hoạt động, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của công
nhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy thi công )
Bên Có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào bên Nợ TK 154.
Tài khoản 623 không có số dư cuối kỳ. TK 623 có 6 TK cấp 2.
TK 6231: Chi phí nhân công (không có trích BHXH, BHYT, KFCĐ)
TK 6232: Chi phí vật liệu
TK 6233 Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6234: Chi phí khấu hao máy móc thi công
TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6238: Chi phí bằng tiền khác
c. Phương pháp hạch toán
+ Nếu doanh nghiệp không tổ chức đội MTC riêng biệt hoặc có tổ chức
đội MTC riêng biệt nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội MTC
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Thơ

SVTH: Vương Thị Nguyệt 13 Lớp: K2B – Kế toán


Sơ đồ 1.3: Hạch toán CPSDMTC theo phương thức thi công hỗn hợp
TK334 TK623 TK154
Tiền lương phải trả Phân bổ hoặc kết chuyển
CN điều khiển máy Chi phí sử dụng MTC

TK214
Chi phí KH MTC


TK152,153,111,331
Xuất mua VL phục vụ MTC
TK 133



TK331,111,112
Chi phí DV mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác

TK141
Tạm ứng CPMTC để thực
hiện giá trị giao khoán


+ Nếu doanh nghiệp tổ chức đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp
quản lý để theo dõi riêng chi phí như một bộ phận sản xuất độc lập.
Sơ đồ 1.4: Hạch toán CPSDMTC tại doanh nghiệp có đội máy thi công
riêng và hạch toán riêng cho từng đội máy thi công





Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Thơ

SVTH: Vương Thị Nguyệt 14 Lớp: K2B – Kế toán
TK 152,111,331, TK 621 TK 154- CPSDMTC TK 152,111,
Mua- XK NVL K/C CP NVLTT Các khoản giảm trừ

TK 334 TK 622 TK 623
Lương nhân viên K/C CP NCTT giá thành MTC cung cấp
điều khiển MTC lẫn nhau trong nội bộ

TK 152,153,214, TK 627 TK 632

Chi phí quản lý K/C CPSXC GV dịch vụ MTC bán

đội MTC lẫn nhau trong nội bộ




1.2.1.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung (CPSXC)
a. Khái niệm
Chi phí sản xuất chung là các chi phí phục vụ quản lý thi công xây lắp các
CT, HMCT phát sinh trong phạm vi các tổ đội sản xuất. CPSXC bao gồm: lương
nhân viên quản lý đội, khấu hao TSCĐ, CCDC phục vụ cho sản xuất, trích
BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính trên tiền lương phải trả
của công nhân xây lắp, nhân viên quản lý đội và nhân viên sử dụng máy thi
công; tiền ăn ca của toàn bộ nhân viên trong đội; chi phí sửa chữa bảo hành công
trình; chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác.

b. Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 627 "Chi phí sản xuất chung". Kết cấu và nội dung:
Bên Nợ:
Các khoản chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ như lương nhân viên
quản lý đội, trích BHXH, BHYT, KFCĐ trên lương nhân viên quản lý đội, nhân
viên sử dụng máy thi công và công nhân xây lắp; khấu hao TSCĐ dùng cho đội
và các chi phí khác có liên quan tới hoạt động của đội.
Bên Có: - Các khoản ghi giảm CPSXC.
- Kết chuyển CPSXC vào bên Nợ TK 154.
TK 627 không có số dư cuối kỳ và có 6 TK cấp 2.

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Thơ

SVTH: Vương Thị Nguyệt 15 Lớp: K2B – Kế toán
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272: Chi phí vật liệu
TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278: Chi phí khác bằng tiền
C. Phương pháp hạch toán
Sơ đồ 1.5. Hạch toán chi phí sản xuất chung

Tk334,338 TK627 TK111,112,138
Tiền lương trả CNV và các khoản Các khoản giảm CP SXC
Trích BHXH,BHYT,KPCĐ,BHTN
TK152,153,142 TK154
Xuất VL,CCDC dùng cho đội XD K/C hoặc PB CP SXC
Cho từng CT, HMCT
TK 214

KH TSCĐ dùng trong đội

TK331,111,112,335
CP DV mua ngoài,CP bằng tiền khác
TK133


TK141
Tạm ứng thực hiện giá trị khoán
Xây lắp nội bộ


1.2.1.3. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất xây lắp
a. Thiệt hại phá đi làm lại
Trong quá trình thi công có thể có những khối lượng công trình hoặc phần
việc phải phá đi làm lại để đảm bảo chất lượng công trình. Giá trị của khối

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Thơ

SVTH: Vương Thị Nguyệt 16 Lớp: K2B – Kế toán
lượng phá đi làm lại bao gồm các phí tổn về NVL, nhân công, CPSDMTC và
CPSXC đã bỏ ra để xây dựng khối lượng xây lắp đó và các chi phí phát sinh
dùng để phá khối lượng đó. Trong trường hợp các sai phạm kỹ thuật nhỏ chỉ
cần sửa chữa, điều chỉnh thì chi phí thực tế phát sinh dùng để sửa chữa được tập
hợp vào chi phí phát sinh ở các tài khoản có liên quan như khi sản xuất.
Giá trị thiệt hại phá đi làm lại có thể được xử lý như sau:
+ Nếu do thiên tai gây ra được xem như khoản thiệt hại bất thường.
+ Nếu do bên giao thầu gây ra thì bên giao thầu phải bồi thường thiệt hại,
bên thi công coi như thực hiện xong khối lượng công trình và bàn giao tiêu thụ.
+ Nếu do bên thi công gây ra thì có thể tính vào giá thành, hoặc tính vào

khoản thiệt hại bất thường sau khi trừ đi phần giá trị bắt người phạm lỗi bồi
thường thiệt hại và phần giá trị phế liệu thu hồi được.
Trình tự hạch toán:
 Các chi phí thiệt hại phát sinh
Nợ TK 1381
Có TK 111,112,152,334
 Khi có quyết định xử lý các chi phí thiệt hại
Nợ TK 111,112,152: phế liệu thu hồi hoặc bán thu tiền
Nợ TK 632,811: doanh nghiệp phải chịu
Nợ TK 131: nếu chủ đầu tư động ý bồi thường
Có TK 1381
b. Thiệt hại ngừng sản xuất
Thiệt hại ngừng sản xuất là những khoản thiệt hại xảy ra do việc đình chỉ
sản xuất trong một thời gian nhất định và những nguyên nhân khách quan hay
chủ quan nào đó. Ngừng sản xuất có thể do thời tiết, do thời vụ hoặc do tình
hình cung cấp NVL, máy móc thi công và các nguyên nhân khác.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Thơ

SVTH: Vương Thị Nguyệt 17 Lớp: K2B – Kế toán
Các khoản thiệt hại phát sinh do ngừng sản xuất bao gồm: tiền lương phải
trả trong thời gian ngừng sản xuất, giá trị NVL, động lực phát sinh trong thời
gian ngừng sản xuất.
Trình tự hạch toán:
- Trường hợp doanh nghiệp trích trước chi phí thiệt hại do ngừng sản xuất
+ Khi tiến hành trích trước chi phí thiệt hại do ngừng sản xuất
Nợ TK 621,622,627
Có TK 335
+ Khi thực tế thiệt hại do ngừng sản xuất gây ra
Nợ TK 335
Có TK 111,112,152,334

+ Tổng hợp chi phí thiệt hại thực tế phát sinh và so sánh với số trích trước
+ Thiệt hại thực tế lớn hơn số trích trước
Nợ TK 621,622,627
Có TK 335
+ Thiệt hại thực tế nhỏ hơn số trích trước
Nợ TK 335
Có TK 621,622,627
- TH doanh nghiệp không trích trước chi phí thiệt hại ngừng sản xuất
+ Khi chi phí thiệt hại do ngừng sản xuất thực tế xảy ra
Nợ TK 142,242
Có TK 111,112,152,334
+ Khi xử lý các chi phí thiệt hại đó
Nợ TK 111,112,1388,334
Nợ TK 632,811,415: doanh nghiệp phải chịu
Có TK 142,242
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Thơ

SVTH: Vương Thị Nguyệt 18 Lớp: K2B – Kế toán
1.2.2. Kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp
1.2.2.1. Kế toán tổng hợp, phân bổ, kết chuyển chi phí để tính giá thành
sản phẩm xây lắp
a. Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 154 "Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang". TK này
mở chi tiết cho từng đối tượng và có kết cấu:
Bên Nợ:
Các chi phí NVLTT, CPNCTT, CPSDMTC, CPSXC phát sinh trong kỳ
liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình.
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất
- Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao.

Dư Nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kỳ.
TK 154 có 4 TK cấp 2:
+ TK 1541: xây lắp
+ TK 1542: sản phẩm khác
+ TK 1543: dịch vụ
+ TK 1544: chi phí bảo hành xây lắp
b. Phương pháp hạch toán









Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Thơ

SVTH: Vương Thị Nguyệt 19 Lớp: K2B – Kế toán
Sơ đồ 1.6: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất









TK 154

TK 621
TK 622
TK 623
TK 627
TK 632
TK 111, 152, 138
K/C CP NVLTT
K/C CPNCTT
K/C CPSDMTC
K/C CPSXC
Các khoản thiệt hại
ghi giảm CPSX
Giá thành XL hoàn
thành bàn giao
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Thơ

SVTH: Vương Thị Nguyệt 20 Lớp: K2B – Kế toán
1.2.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm hoàn
thành
a. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm làm dở trong các doanh nghiệp xây lắp có thể là công trình,
hạng mục công trình dở dang, chưa hoàn thành hay khối lượng công tác xây lắp
dở dang trong kỳ chưa được chủ đầu tư nghiệm thu, chấp nhận thanh
toán.Thường áp dụng những phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở như sau:
* Đối với đơn vị thi công xây lắp:
Giá trị thực tế của
KLXLDDĐK
+
Chi phí thực tế của
KLXLPS Trong Kỳ


Chi phí thực
tế của KLXL
DDCK
=
Giá trị của KLXL
hoàn thành theo chi
phí dự toán
+ KLXLDDCK hoàn
thành theo chi phí
dự toán
X
Giá trị
KLXL
DDCK theo
chi phí dự
toán
* Đối với đơn vị thi công lắp đặt tính theo khối lượng lắp đặt dở dang
cuối kỳ quy đổi theo khối lượng hoàn thành:
Giá trị thực tế KLLĐ
DDĐK
+
Chi phí thực tế cho
KLLĐPS Trong Kỳ

Giá trị
KLLĐ
DDCK



=

Giá trị của KLLĐHT
theo chi phí dự toán
+ Giá trị của KLXL DCK
quy đổi về KTHT theo
chi phí dự toán


X

Giá trị KLLĐ
DDCK quy đổi
về KLHT theo
Chi Phí dự toán
Đánh giá sản phẩm làm dở theo giá trị dự toán:
 Đối với đơn vị thi công xây lắp:
Giá trị thực tế của
KLXLDDĐK
+
Giá trị thực tế của
KLXLPS Trong Kỳ

Giá trị thực tế
của KLXL
DDCK
=
Giá trị của KLXL
hoàn thành theo chi
phí dự toán

+ KLXLDDCK hoàn
thành theo chi phí
dự toán
X
Giá trị KLXL
DDCK theo
chi phí dự
toán
 Theo khối lượng lắp đặt dở dang cuối kỳ qui đổi khối lượng hoàn thành:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Thơ

SVTH: Vương Thị Nguyệt 21 Lớp: K2B – Kế toán
Giá trị thực tế của
KLLĐ DDĐK
+
Chi phí thực tế cho
KLLĐPS trong kỳ



Giá trị KLLĐ
DDCK



=
Giá trị của KLLĐHT
theo chi phí dự toán
+ Giá trị của KLXL

DDCK qui đổi về
KLHT theo chi phí
dự toán



X
Giá trị KLLĐ
DDCK qui
đổi về KLHT
theo CP dự toán

Ngoài ra còn có thể tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo chi phí
trực tiếp, khối lượng sản phẩm dở dang.
b. Tính giá thành sản phẩm hoàn thành
 Phương pháp tính giá thành giản đơn ( tính giá thành trực tiếp)
Theo phương pháp này, tập hợp tất cả các chi phí sản xuất phát sinh trực
tiếp cho một CT hoặc HMCT từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá
thành thực tế của CT, HMCT đó.
Trường hợp CT, HMCT chưa hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng xây
lắp hoàn thành bàn giao thì:

Giá thành thực tế khối
lượng xây lắp hoàn
thành bàn giao

=
Chi phí thực tế
dở dang đầu kỳ


+
Chi phí thực tế
phát sinh trong
kỳ

-

Chi phí thực tế
dở dang cuối
kỳ
Trong trường hợp CPSX tập hợp theo công trình hoặc cả công trình kế
toán có thể căn cứ vào CPSX của cả nhóm hoặc hệ số kinh tế kỹ thuật đã quy
định cho từng HMCT để tính giá thành thực tế.
Nếu các HMCT có thiết kế, dự toán khác nhau nhưng cùng thi công một
địa điểm do một công trình sản xuất đảm nhận. Khi đó giá thành thực tế của
từng HMCT sẽ là:
 C =  Gdt x H
Trong đó: H là tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế
 C x 100
 Gdt
H =

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Thơ

SVTH: Vương Thị Nguyệt 22 Lớp: K2B – Kế toán
C : Tổng chi phí thực tế của các công trình
 Gdt : Tổng dự toán của tất cả các công trình
 Gdti: Giá trị dự toán của hạng mục công trình
 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có nhận thầu xây lắp một CT,

HMCT theo đơn đặt hàng. Khi đó đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng.
 Phương pháp tổng cộng chi phí
Theo phương pháp này giá thành công trình được xác định bằng cách:
Z = Dđk + C1 + C2 + + Cn - Dck
Trong đó C1, C2, , Cn là CPSX sinh tại từng đội hoặc từng HMCT.
 Phương pháp tính giá thành theo định mức
Căn cứ vào định mức chi phí hiện hành, kết hợp với dự toán chi phí được
duyệt, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm theo định mức.
Trên cơ sở tính giá thành định mức kế toán tiến hành xác định giá thực tế
của sản phẩm xây lắp theo công thức:

Giá thành thực tế
của sản phẩm

=
Giá thành định
mức sản phẩm

±
Chênh lệch do
thay đổi định
mức

±
Chênh lệch so
với định mức

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Thơ

SVTH: Vương Thị Nguyệt 23 Lớp: K2B – Kế toán

CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ & XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG HÀ TĨNH

2.1. Đặc điểm chung của Công ty cổ phần Quản lý & Xây dựng
Công trình giao thông Hà Tĩnh
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Quản lý
& Xây dựng Công trình giao thông Hà Tĩnh
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần quản lý và xây dựng công trình giao
thông Hà Tĩnh. Tên giao dịch: HATINH MANAGEMENT AND
CONSTRUCTION TRAFIC WORKS JOINT STOCK COMPANY. Tên viết
tắt: HATIMCTW.Co
Trụ sở của Công ty đóng tại số 196 Đường Trần Phú - Thành phố Hà Tĩnh
– Tỉnh Hà Tĩnh.
Tiền thân của Công ty CPQL & XDCT Giao thông Hà Tĩnh là Công ty
Quản lý và Xây dựng công trình giao thông Hà Tĩnh thuộc doanh nghiệp nhà
nước theo giấy phép kinh doanh số 28.02.000.255 do sở kế hoạch và đầu tư Hà
Tĩnh cấp ngày 16 tháng 01 năm 2002. Với vốn điều lệ 8.250.000.000VND. Đến
ngày 16 tháng 01 năm 2007 được chuyển đổi thành Công ty CPQL & XDCT
giao thông Hà Tĩnh theo giấy phép kinh doanh số 28.03.000.353 do sở kế hoạch
và đầu tư Hà Tĩnh cấp với số vốn điều lệ 13.377.000.000 VNĐ. Trong đó vốn
nhà nước: 5.236.000.000VNĐ ( chiếm 39,14%).
Là một công ty mới thành lập bước đầu kinh doanh gặp nhiều khó khăn
nhất định về nhân lực và vật lực. Song với sự nổ lực không ngừng, tinh thần
nhạy bén của toàn bộ đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân viên nhiệt tình, năng
động, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong công việc trong những năm qua đã tạo
uy tín trên thị trường. Sản lượng năm sau cao hơn năm trước, tăng doanh thu
một cách đáng kể, hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước và các khoản đóng nộp
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Thơ


SVTH: Vương Thị Nguyệt 24 Lớp: K2B – Kế toán
đảm bảo quyền lợi của người lao động theo đúng chế độ, cơ sở vật chất, kỹ thuật
ngày một phát triển.
Các công trình đã và đang thi công trong năm 2012:
T
T
Tên công trình
Năm
TC
Địa điểm thi công
Giá trị sản
lượng
Ghi
chú
1 Sữa chữa thường xuyên Đường bộ Trung
ương
2012 Các tuyến đường quốc
lộ
11,3 tỷ đồng

2 Sữa chữa thường xuyên Đường bộ Địa
phương
2012 Các tuyến đường tỉnh lộ

22 tỷ đồng

3 Sữa chữa thường xuyên Đường sông
Trung ương
2012 Các sông Trung ương

uỷ thác
3 tỷ đồng

4 Sữa chữa thường xuyên Đường sông Địa
phương
2012 Các sông địa phương 1,5 tỷ đồng

5 Sữa chữa vừa Đường Quốc lộ 15 A 2012 Đường Quốc lộ 15 A 3,5 tỷ đồng

6 Khắc phục bão lụt Đường bộ Trung ương 2012 Các tuyến đường Quốc
lộ
4,5 tỷ đồng

7 Khắc phục bão lụt Đường bộ Địa phương 2012 Các tuyến đường Tỉnh
lộ
1, 5 tỷ đồng

8 Đảm bảo giao thông Đường Tỉnh lộ 3 2012 Đường Tỉnh lộ 3 2,7 tỷ đồng

9 Điều tiết không chế Đường Thuỷ 2012 Sông Nghèn 1,5 tỷ đồng

10 Xây dựng Đường Nam Cầu cày đến cầu
Thạch Đồng
2012 TP Hà Tĩnh 4, 5 tỷ đồng

Tổng cộng

56 tỷ đồng



- Doanh thu đạt được trong một số năm gần đây của Công ty:
+ Năm 2010: 22 tỷ đồng
+ Năm 2011: 35 tỷ đồng
+ Năm 2012: 56 tỷ đồng
- Về nhân lực: Tình hình lao động của công ty: Tổng số cán bộ công nhân
viên là 189 người trong đó nhân viên quản lý 28 người.
+ Trình độ đại học có: 45 người
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Thơ

SVTH: Vương Thị Nguyệt 25 Lớp: K2B – Kế toán
+ Trình độ cao đẳng và trung cấp: 30 người
+ Công nhân kỹ thuật: 35 người
+ Lao động đã đào tạo qua các ngành nghề: 45 người
+ Số còn lại chưa qua đào tạo.
Ngoài lực lượng cán bộ CNVC trong biên chế, khi cần công ty có thể huy
động thêm lao động ngắn hạn theo hợp đồng thời vụ khác.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ ngành nghề kinh doanh
Công ty CPQL & XDCT giao thông Hà Tĩnh có chức năng nhiệm vụ chủ
yếu là quản lý, duy tu, sửa chữa thường xuyên các tuyến đường bộ, đường sông
địa phương và trung ương uỷ thác, xây dựng các công trình giao thông.
2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Công ty CPQL & XDCT giao thông Hà Tĩnh là Công ty có quy mô vừa
nhưng địa bàn hoạt động rộng với các công trình phân tán trên khắp tỉnh và còn
mở rộng ra các tỉnh lân cận.
Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất kinh doanh








Sơ đồ 2.2. Quy trình công nghệ tại công ty



Sản phẩm xây lắp có đặc điểm là những công trình giao thông quy mô sản
xuất lớn, kết cấu phức tạp và thời gian sản xuất kéo dài không di chuyển được
Trúng thầu
VL,MM
C¸c ®éi
thi c«ng
C«ng tr×nh
hoµn thµnh
Mua và nghiên
cứu hồ sơ dự thầu
Nghiệm Chi phí
Chi phí khấu hao
máy thi công
Lập hồ sơ dự
thầu
Thi công
Trúng thầu
Lập dự án thi
công chi tiết
(
(
(

×