Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

tiểu luận môn luật kinh tế hợp đồng trong kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.35 KB, 61 trang )

Hợp đồng trong kinh doanh GVHD: Th.S Trần Thị Minh Đức
LỜI MỞ ĐẦU
Việc trao đổi mua bán hàng hóa là hoạt động chính trong hoạt động thương mại,
là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, không chỉ giới hạn ở phạm vi một quốc gia mà
còn mở rộng ra cả các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. Khi hai bên tiến hành
mua bán hàng hóa với nhau thì nảy sinh những hình thức khác được hai bên thỏa
thuận, có thể bằng miệng, bằng văn bản, bằng email, fax… mà người ta gọi là hợp
đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa rất phong phú được điều chỉnh
bởi nhiều nguồn luật và khá phổ biến trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ cá nhân
hay tổ chức nào. Trong hệ thống pháp luật nước ta đã có những quy định cụ thể về sự
điều chỉnh quan hệ hợp đồng ngay từ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, tiếp đến là Bộ
luật Dân sự 1995, Luật Thương mại 1997… và hiện tại tiêu biểu là hai văn bản pháp
luật mới được ban hành: Bộ luật dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005. Tuy nhiên
trong phạm vi chương trình học của bộ môn Luật Kinh tế tại giảng đường, nhóm xin
được đi sâu tìm hiểu Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại và các hợp đồng
trung gian thương mại của Luật Thương mại 2005.
Vì vậy, có thể nói hợp đồng mua bán hàng hóa là một nội dung không thể thiếu trong
hoạt động kinh doanh. Việc nắm vững, hiểu rõ các quy định của pháp luật về hợp đồng
mua bán hàng hoá sẽ giúp các chủ thể kinh doanh ký kết và thực hiện hợp đồng được
thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tránh các tranh chấp, rủi ro đáng tiếc.
SVTH: Nhóm 7 – 11DMA1 Trang 1
Hợp đồng trong kinh doanh GVHD: Th.S Trần Thị Minh Đức
MỤC LỤC
39
MẪU HỢP ĐỒNG MÔ GIỚI THƯƠNG MẠI 45
MẪU HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ 48
1. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm
Hàng hóa theo nghĩa rộng được hiểu là sản phẩm lao động của con
người, được tạo ra nhằm mục đích trao đổi để thỏa mãn những nhu cầu mang
tính xã hội. Nhu cầu của con người rất phong phú và biến thiên liên tục theo


thời gian nên hàng hóa luôn phát triển phong phú và đa dạng.
Theo định nghĩa của pháp luật hiện hành của Việt Nam tại Điều 3,
Khoản 2 Luật thương mại 2005: “Hàng hóa bao gồm: a) Tất cả các loại động
sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, b) Những vật gắn liền với đất
đai”.
Cũng tại Điều 3 Luật này quy định ở Khoản 8: Mua bán hàng hóa là hoạt
động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu
cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán,
nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
Việc mua bán hàng hóa được thực hiên trên cơ sở hợp đồng. Pháp luật
Việt Nam không đưa ra khái niệm cụ thể về hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng
có thể hiểu rằng Hợp đồng mua bán hàng hóa là thỏa thuận giữa các thương
nhân (hoặc một bên là thương nhân) về việc thực hiện hoạt động mua bán hàng
hóa nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Bên cạnh đó, còn có khái niệm chung
về hợp đồng mua bán tài sản tại Điều 428 Bộ Luật Dân sự 2005 như sau: “Hợp
đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa
vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản
và trả tiền cho bên bán”.
1.2. Đặc điểm
1.2.1. Đối tượng của hợp đồng
SVTH: Nhóm 7 – 11DMA1 Trang 2
Hợp đồng trong kinh doanh GVHD: Th.S Trần Thị Minh Đức
Trong mua bán hàng hóa, đối tượng của hợp đồng là một hàng hóa
nhất định. Đây là một điều khoản cơ bản của một Hợp đồng mua bán hàng
hóa mà khi thiếu nó Hợp đồng mua bán hàng hóa không thể hình thành
được do người ta không thể hình dung được các bên tham gia hợp đồng
nhằm mục đích gì, trao đổi cái gì.
Đối tượng của Hợp đồng mua bán hàng hóa được xác định thông qua
tên gọi của hàng hóa đó. Trong Hợp đồng mua bán hàng hóa các bên có thể
ghi rõ tên hàng bằng tên thông thường, tên thương mại…để tránh có sự hiểu

sai lệch về đối tượng hợp đồng. Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại
năm 2005, định nghĩa hàng hóa bao gồm:
a) Tất cả các loại bất động sản, kể cả động sản hình thành trong tương
lai.
b) Những vật gắn liền với đất đai.
Nói chung hàng hóa trong thương mại là những tài sản có hai thuộc
tính cơ bản: có thể lưu thông và có tính chất thương mại.
1.2.2. Chủ thể giao kết hợp đồng
1.2.2.1. Thương nhân – thương nhân
Để xác định một thỏa thuận có phải là một Hợp đồng mua bán
hàng hóa hay không thì việc trước tiên phải xác định một bên trong giao
kết hợp đồng có phải là thương nhân hay không, sau đó mới xét đến đối
tượng của hợp đồng.
Thương nhân có thể là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp
hoặc cá nhân nhưng phải hoạt động thương mại độc lập (nghĩa là nhằm
mục đích sinh lời cho chính mình), thường xuyên (tức là hoạt động
thương mại với tư cách là nghề nghiệp chính, liên tục và lâu dài).
Thương nhân dù là cá nhân hay tổ chức đều phải đăng ký kinh doanh.
Đây vừa là đặc điểm pháp lý của thương nhân vừa là điều kiện cho sự ra
đời và tồn tại hợp pháp của thương nhân.
Luật Thương mại có đề cập đến trường hợp tổ chức và cá nhân
“chưa đăng ký kinh doanh” vẫn được coi là thương nhân và vẫn phải
chịu trách nhiệm về hoạt động thương mại của mình (thương nhân thực
SVTH: Nhóm 7 – 11DMA1 Trang 3
Hợp đồng trong kinh doanh GVHD: Th.S Trần Thị Minh Đức
tế). Quy định này đã giải quyết được những vấn đề đặt ra trong thực tế là
người không đăng ký kinh doanh nhưng có hành vi kinh doanh thì có
được là thương nhân không. Những quy định này lại có phần không rõ
ràng vì nó không giới hạn trách nhiệm của thương nhân trong phạm vi
hoạt động thương mại. Vì vậy một tổ chức, cá nhân trước khi đăng ký

kinh doanh tiến hành các hành vi không nhằm mục đích sinh lời vẫn có
thể phải chịu trách nhiệm như thương nhân.
Thương nhân sẽ không bao gồm hộ gia đình, tổ hợp tác vì tuy
được thừa nhận là chủ thể cuả luật dân sự, có quyền hoạt động kinh
doanh dưới hình thức hộ kinh doanh, song hộ gia đình, tổ hợp tác không
phải tổ chức kinh tế, cũng chẳng phải là cá nhân. Thương nhân gồm có
thương nhân Việt nam và thương nhân nước ngoài (điều 16 Luật thương
mại)
Chủ thể khác không phải là thương nhân khi ký hợp đồng với một
thương nhân khác mà bản thân họ không nhằm mục đích sinh lời thì họ
có thể là chủ thể của Hợp đồng mua bán hàng hóa trong hoạt động
thương mại nếu bên không phải là thương nhân lựa chọn luật thương mại
để áp dụng khi giao kết hợp đồng.
 Thương nhân là cá nhân:
Để được công nhận là thương nhân thì một cá nhân phải có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật và hoạt động
thương mại một cách độc lập, thường xuyên như một ngành nghề. Cá
nhân có thể trở thành thương nhân ngay cả khi hoạt động thương mại
một cách độc lập và thường xuyên như một nghề nghiệp mà chưa Đăng
Ký Kinh Doanh.
Trong lĩnh vực hoạt động thương mại, thương nhân phải chịu
trách nhiệm đầy đủ về hành vi thương mại của mình, vì vậy những người
sau đây sẽ không công nhận là thương nhân: người không có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn
chế hành vi nhân sự, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người
SVTH: Nhóm 7 – 11DMA1 Trang 4
Hợp đồng trong kinh doanh GVHD: Th.S Trần Thị Minh Đức
đang chịu trách nhiệm hình phạt tù, người đang bị tòa án tước quyền
nghề vì các tội buôn bán hàng cấm, kinh doanh trái phép…và các tội
theo quy định của pháp luật.

 Thương nhân là tổ chức
Trong thực tiễn hoạt động thương mại, thương nhân là tổ chức là
chủ yếu của Hợp đồng mua bán hàng hóa. Tổ chức kinh tế được thành
lập hợp pháp nhằm mục đích hoạt động thương mại hợp pháp một cách
độc lập và thường xuyên và có ĐKKD sẽ được coi là thương nhân.
Tổ chức kinh tế gồm: Doanh nghiệp được thành lập hoạt động
theo Luật Doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty
TNHH, công ty hợp danh); Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã được thành
lập theo Luật hợp tác xã; các tổ chức kinh tế thành lập theo luật đầu tư.
1.2.2.2. Thương nhân – không phải thương nhân
Chủ thể không phải thương nhân là bên có quyền chi phối đến
việc hợp đồng được ký với thương nhân có phải là hợp đồng mua bán
hàng hóa không. Nghĩa là nếu bên không phải thương nhân chọn luật
thương mại để điều chỉnh thì đó hợp đồng mua bán hàng hóa trong
thương mại, nếu chủ thể này không chọn luật thương mại mà chọn bộ
luật dân sự hoặc không thể hiện chọn đạo luật nào trong hai bộ luật này
thì hợp đồng được coi là hợp đồng mua bán tài sản theo quy định của bộ
luật dân sự.
Tuy nhiên, thường bên không phải là thương nhân là các cá nhân
hoặc tổ chức mua hàng hóa không vì mục đích lợi nhuận thì hiểu biết về
pháp luật thường hạn chế và “trao cho” họ quyền quyết định là hợp đồng
mua bán hàng hóa hay mua bán tài sản xem ra không có nhiều ý nghĩa
mà đôi khi còn dễ dẫn đến tranh chấp, nhất là khi mà những quy định về
chế tài phạm vi hợp đồng trong bộ luật dân sự và luật thương mại còn
khác nhau.
1.2.3. Hình thức và mục đích hợp đồng mua bán hàng hóa
SVTH: Nhóm 7 – 11DMA1 Trang 5
Hợp đồng trong kinh doanh GVHD: Th.S Trần Thị Minh Đức
1.2.3.1. Hình thức
Theo Điều 24 Luật Thương Mại:

1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn
bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định
phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
1.2.3.2. Mục đích
Là để phục vụ cho hoạt động kinh doanh kiếm lời khi các bên
trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa đều là thương nhân; còn nếu
hợp đồng có một bên không có mục đích này thì bên đó phải chọn luật
thương mại để áp dụng cho hợp đồng.
1.2.4. Nội dung hợp đồng
Nội dung của Hợp đồng nói chung là các điều khoản do các bên thỏa
thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. Nội
dung của Hợp đồng mua bán hàng hóa là các điều khoản do các bên thỏa
thuận, thường chứa đựng các nội dung cơ bản sau:
− Tên hàng (Tên hàng, mã số, mẫu hàng…)
− Số lượng, trọng lượng (kèm đơn vị đo lường thống nhất…)
− Quy cách chất lượng
− Giá cả, phương thức thanh toán
− Địa điểm và thời hạn giao hàng.
− Quyền và nghĩa vụ các bên
− Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
− Phạt vi phạm hợp đồng
− Các nội dung khác…
Ngoài ra hợp đồng còn phải thể hiện những điều khoản nhằm đảm
bảo quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong quan hệ hợp đồng
mua bán hàng hóa.
Hợp đồng bắt buộc phải bao gồm những nội dung chủ yếu nào là
tùy thuộc vào quy định của pháp luật từng quốc gia. Việc pháp luật quy
định nội dung của hợp đồng mua bán có ý nghĩa hướng các bên tập trung
vào thỏa thuận các nội dung quan trọng của hợp đồng, tạo điều kiện

SVTH: Nhóm 7 – 11DMA1 Trang 6
Hợp đồng trong kinh doanh GVHD: Th.S Trần Thị Minh Đức
thuận lợi để thực hiện và phòng ngừa các tranh chấp có thể xảy ra trong
quá trình thực hiện hợp đồng.
Các nước thuộc hệ thống luật Anh - Mỹ về cơ bản chỉ bắt buộc
thỏa thuận về điều khoản đối tượng của hợp đồng mua bán; còn những
nội dung khác nếu các bên không thỏa thuận cụ thể thì có thể viện dẫn
tập quán thương mại để xác định. Trong khi đó, pháp luật của các nước
thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, điển hình là Cộng hòa Pháp,
thông thường hợp đồng mua bán cần phải thảo luận rõ về đối tượng, chất
lượng và giá cả. LTM Việt Nam không quy định hợp đồng mua bán hàng
hóa phải bao gồm nội dung bắt buộc nào. Tuy nhiên, ta có thể thấy rằng,
một hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường phải chứa đựng sự thỏa
thuận về đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn
và địa điểm nhận giao hàng.
Trong quan hệ mua bán hàng hóa, các bên không chỉ bị ràng buộc
bởi những điều khoản đã thỏa thuận với nhau mà còn chịu sự ràng buộc
bởi những quy định của pháp luật, tức là những điều khoản pháp luật có
quy định nhưng các bên không thỏa thuận trong hợp đồng.
1.3. Phân loại
Theo đặc điểm của các giao dịch mua bán hàng hóa có thể chia thành các
loại sau:
1.3.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường
Là hợp đồng mua bán hàng hóa mà các bên chủ thể của hợp đồng
thực hiện các giao dịch về mua bán hàng hóa với nhau trên lãnh thổ Việt
Nam.
1.3.2. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1.3.2.1. Khái niệm
Là hợp đồng mua bán hàng hóa có thêm yếu tố quốc tế - là yếu tố
vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia.

Theo điều 27 Luật Thương mại quy định:
SVTH: Nhóm 7 – 11DMA1 Trang 7
Hợp đồng trong kinh doanh GVHD: Th.S Trần Thị Minh Đức
1. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất
khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển
khẩu.
2. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng
bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương
đương.
 Theo luật thương mại Việt Nam, việc mua bán hàng hóa quốc tế
được thực hiện dưới hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập,
tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu (điều 28,29,30 luật
Thương Mại).
 Tính chất quốc tế của quan hệ hợp đồng trong hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế:
− Chủ thể của hợp đồng là các bên có quốc tịch khác nhau.
− Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng di chuyển từ nước náy
sang nước khác.
− Đồng tiền trong thanh toán quốc tế là ngoại tệ đối với một
hoặc cả 2 bên.
1.3.2.2. Luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
a) Điều ước quốc tế
− Là hình thức chứa đựng các quy phạm pháp Luật quốc tế.
− Là cam kết của các quốc gia đối với nhau trong các lĩnh vực nhất
định.
− Là tất cả các văn bản được ký kết giữa các quốc gia và do Luật
quốc tế điều chỉnh (Công ước Viên 1969).
Điều ước quốc tế là thoả thuận bằng văn bản được ký kết giữa
nước CHXHCN Việt nam và một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc
tế hoặc chủ thể khác nhau của Luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên

gọi như: hiệp ước, công ước, định ước, hiệp định, nghị định thư, công
hàm trao đổi và danh nghĩa ký kết…(Điều 2, pháp lệnh về ký kết và
thực hiện điều ước quốc tế ngày 24/08/1998 của Việt nam).
Có thể nói rằng điều ước quốc tế về thương mại là sự thoả
thuận bằng văn bản giữa hai hoặc nhiều quốc gia ký kết phù hợp với
những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, nhằm ấn định, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong quan hệ quốc tế.
SVTH: Nhóm 7 – 11DMA1 Trang 8
Hợp đồng trong kinh doanh GVHD: Th.S Trần Thị Minh Đức
b) Tập quán thương mại quốc tế
Các tập quán thương mại hình thành lâu đời trong các quan hệ
thương mại quốc tế, khi được các chủ thể ký kết hợp đồng mua bán
quốc tế chấp nhận sẽ trở thành nguồn luật điều chỉnh đối với các hợp
đồng giữa các chủ thể đó với nhau. Các tập quán thương mại, khi
dẫn chiếu vào hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, sẽ có hiệu lực bắt
buộc áp dụng đối với các chủ thể ký kết. Một tập quán thông dụng,
phổ biến hiện nay trong buôn bán quốc tế là Incoterms.
c) Tiền lệ pháp (án lệ) về thương mại
Các quy tắc pháp Luật hình thành từ thực tiễn xét xử của Toà
án được gọi là tiền lệ pháp. Tại các nước theo hệ thống Luật Anh-
Mỹ, các toà án thường sử dụng một hoặc một số phán quyết của Toà
án đã được công bố để làm khuôn mẫu áp dụng cho việc giải quyết
các tranh chấp tương tự. (Ví dụ: Điển hình của việc áp dụng án lệ tại
Anh là vụ tranh chấp giữa công ty bảo hiểm Yangtse với công ty
Lukmangre).
d) Luật quốc gia
Luật quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết
các tranh chấp và trong nhiều trường hợp nó là nguồn điều chỉnh các
quan hệ hợp đồng.
Luật này trở thành luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng

hoá quốc tế trong trường hợp: Khi các bên ký kết hợp đồng thoả
thuận trong điều khoản luật áp dụng cho hợp đồng về việc chọn luật
của một bên điều chỉnh hợp đồng; Khi điều khoản về luật áp dụng
cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được quy định trong các
điều ước quốc tế liên quan xác định luật của một quốc gia đương
nhiên trở thành luật áp dụng cho các hợp đồng đó.
Ví dụ:
• Áp dụng điều khoản về những trường hợp bất khả kháng
SVTH: Nhóm 7 – 11DMA1 Trang 9
Hợp đồng trong kinh doanh GVHD: Th.S Trần Thị Minh Đức
Ngày 20/9/1995, nguyên đơn A ký hợp đồng mua của bị đơn B
20.000 tấn hàng X (ngày 29/9/1995 A đã ký hợp đồng bán lại lô hàng
X cho người thứ ba khác), giao hàng tháng 12/1995, thanh toán bằng
L/C không hủy ngang, thanh toán ngay. L/C phải được mở trước
ngày 30/9/1995 (trên thực tế nguyên đơn đã mở L/C vào ngày
25/9/1995 cho bị đơn hưởng lợi).
Tại Điều 14 của hợp đồng các bên thỏa thuận: “Nếu bất kỳ bên nào
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng vì
các trường hợp bất khả kháng như: bão, động đất, lũ lụt, hỏa hoạn,
núi lửa phun trào, chiến tranh, đình công, bạo động của quần chúng,
lệnh cấm của Chính phủ, nhà máy sản xuất đóng cửa thì được miễn
trách nhiệm”.
Đến hạn giao hàng nguyên đơn A đã nhiều lần gọi điện thoại nhắc
bên B và bên B cũng đã cam kết giao hàng cho bên A nhưng vẫn
không giao hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Ngày
20/12/1995 bên A nhận được một “Giấy chứng nhận bất khả kháng”
từ bên B đối với Hợp đồng số 02/95 (là hợp đồng giữa bên B ký với
bên thứ ba cung cấp hàng hóa cho B ký ngày 04/7/1995). Ngày
20/6/1996 bên A nhận tiếp bản photo “Giấy chứng nhận bất khả
kháng” thứ hai đề ngày 21/01/1996 của bên B gửi. Sau đó bên B gửi

tiếp cho bên A bản photo “Giấy chứng nhận bất khả kháng” thứ ba đề
ngày 05/05/1996. Hai “Giấy chứng nhận bất khả kháng” thứ nhất và
thứ hai do Tham tán thương mại của Đại sứ quán của nước người
cung cấp hàng cho bên B (bị đơn) đóng trên lãnh thổ của bị đơn cấp.
“Giấy chứng nhận bất khả kháng” thứ ba do Ủy ban xúc tiến thương
mại quốc tế của nước người cung cấp hàng cho bên B (bị đơn) cấp.
Trong cả ba giấy đều xác nhận “ở nước người cung cấp hàng hóa cho
bị đơn bị mưa lớn và xảy ra lũ lụt, đường xá bị sụt lún, hư hỏng nặng,
không chở nguyên vật liệu vào nhà máy được và nhà máy cũng bị hư
hỏng nặng phải ngừng sản xuất. Trường hợp này được coi là bất khả
SVTH: Nhóm 7 – 11DMA1 Trang 10
Hợp đồng trong kinh doanh GVHD: Th.S Trần Thị Minh Đức
kháng. Nhà máy đang cố gắng khắc phục hậu quả để hoạt động trở lại
và sẽ có thông báo về lịch giao hàng cụ thể sau”.
Do việc bên B không giao hàng đúng theo thỏa thuận trọng hợp đồng
nên bên A (bên mua hàng của B) đã khởi kiện B ra trước Trọng tài
thương mại yêu cầu bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận trong nội
dung hợp đồng đã ký kết.
Phân tích tình huống
Về vụ việc này chúng ta thấy cần xác định vấn đề sau đây. Mưa lớn,
lũ lụt xảy ra làm nhà máy ngừng sản xuất và bị đơn có “Giấy chứng
nhận bất khả kháng” của cơ quan có thẩm quyền cấp có được xem là
trường hợp bất khả kháng để miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt
hại cho bị đơn theo hợp đồng đã ký kết hay không?
Căn cứ theo quy định của pháp luật và tình tiết thực tế của vụ việc
Hội đồng trọng tài nhận định: Thứ nhất, mưa lớn, lũ lụt xảy ra làm
nhà máy ngừng sản xuất ở nước thứ ba (nước người cung cấp hàng
hóa cho bên B là bị đơn) có thể là sự kiện bất khả kháng để miễn
trách nhiệm giao hàng nhưng đấy là một hợp đồng khác, trong một
quan hệ khác. Nó không thuộc phạm vi để xem xét là sự kiện bất khả

kháng theo hợp đồng giữa bị đơn và nguyên đơn trong vụ kiện này vì
trong hợp đồng giữa bị đơn và nguyên đơn không quy định vấn đề
này.
- Thứ nhất, theo các thỏa thuận tại Điều 14 của hợp đồng về các trường
hợp bất khả kháng thì không có nội dung nào được đề cập liên quan
đến bên thứ ba trong hợp đồng, trong đó có sự kiện bất khả kháng.
- Thứ hai, bị đơn có “Giấy chứng nhận bất khả kháng” của cơ quan có
thẩm quyền cấp nhưng giấy chứng nhận này chỉ có giá trị để miễn
trách nhiệm của bên thứ ba (là bên cung cấp hàng hóa cho bị đơn)
trong hợp đồng với bị đơn chứ không phải là một căn cứ pháp lý để
xem xét việc miễn trách nhiệm trong vụ kiện giữa bị đơn với nguyên
đơn (bên A). Giả sử các “Giấy chứng nhận bất khả kháng” kể trên có
SVTH: Nhóm 7 – 11DMA1 Trang 11
Hợp đồng trong kinh doanh GVHD: Th.S Trần Thị Minh Đức
liên quan đến vụ tranh chấp giữa nguyên đơn và bị đơn trong vụ kiện
thì các giấy chứng nhận này cũng không có giá trị pháp lý bởi lẽ:
- (1) Lũ lụt xảy ra ở nước người cung cấp hàng vào tháng 8/1995
(trước thời điểm ký hợp đồng). Như vậy, lũ lụt trong trường hợp này
không phải là sự kiện mà “các bên trong hợp đồng không thể lường
trước được” mà nó là sự kiện “đương nhiên thấy được”;
- (2) Lũ lụt xảy ra vào tháng 8/1995 nhưng hai “Giấy chứng nhận bất
khả kháng” thứ hai và thứ ba lại đề ngày 21/01/1996 và 05/5/1996 là
không đáng tin cậy vì thời gian cấp diễn ra sau sự kiện tương đối lâu.
Hội đồng trọng tài quyết định
Từ các nhận định trên Hội đồng trọng tài kết luận các điều kiện của
điều khoản về trường hợp bất khả kháng không thỏa mãn nên bên B
không được viện dẫn điều khoản này để thoát khỏi nghĩa vụ giao
hàng hoặc bồi thường thiệt hại xuất phát từ thỏa thuận của các bên
trong hợp đồng.
Như vậy, qua vụ việc thực tiễn này chúng ta thấy bên nguyên đơn (là

bên mua hàng) đã bảo vệ được lợi ích hợp pháp của mình nhờ đưa
vào nội dung hợp đồng điều khoản về trường hợp bất khả kháng và
bên bị đơn đã không thể vận dụng được điều khoản này để thoát khỏi
nghĩa vụ của hợp đồng do đã không thể chứng minh được có sự kiện
bất khả kháng xảy ra liên quan đến việc thực hiện hợp đồng.
1.3.3. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
Quy định về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là một
hoạt động thương mại mới được bổ sung tại Luật Thương mại 2005, đây là
một hoạt động phổ biến trong thực tiễn thương mại quốc tế nhằm bảo hiểm
các rủi ro do việc biến động giá cả trên thị trường.
1.3.3.1. Khái niệm
Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động
thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một
lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng
hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hóa với giá được thỏa
SVTH: Nhóm 7 – 11DMA1 Trang 12
Hợp đồng trong kinh doanh GVHD: Th.S Trần Thị Minh Đức
thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác
định tại một thời điểm trong tương lai. (Điều 63 – Luật Thương Mại)
Theo điều 64 – LTM, Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao
dịch hàng hóa bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn
− Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và
bên mua cam kết nhận tại 1 thời điểm trong tương lai theo hợp
đồng.
Ví dụ: Một người dự đoán giá cà phê sau 3 tháng sẽ hạ giá nên dù
không có hàng nhưng người này vẫn ký hợp đồng bán cà phê
Robusta theo giá 800 USD/1 tấn với hạn giao hàng 3 tháng. Sau 3
tháng, giá cà phê hạ xuống chỉ còn 700 USD/1 tấn. Do đó, người
này được hưởng chênh lệch giá là 100 USD/1 tấn.
− Hợp đồng về quyền chọn mua và quyền chọn bán là thỏa thuận,

theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một
hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giao kết) và phải
trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mau
quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực
hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó.
Ví dụ: Công ty cà phê X có lô cà phê trị giá 200.000USD. Công
ty Y kí hợp đồng quyền chọn với công ty X, theo đó, lô cà phê sẽ
được giao sau 1 năm với điều kiện công ty Y phải trả một khoản
tiền mua quyền là 5.000USD. Sau một năm, nếu giá trị của lô cà
phê tăng lên 210.000USD, thì công ty Y được lợi và sẽ thực hiện
việc mua bán này và nhận hàng. Nếu giá trị của lô cà phê giảm
xuống 190.000USD thì công ty Y sẽ bị thiệt hại nếu thực hiện hợp
đồng này, do đó công ty Y chọn quyền chọn mua và không nhận
hàng. Trong trường hợp này, công ty Y vẫn phải mất 5.000USD
tiền chọn mua quyền công ty Y
1.3.3.2. Đặc điểm
a) Đối tượng
SVTH: Nhóm 7 – 11DMA1 Trang 13
Hợp đồng trong kinh doanh GVHD: Th.S Trần Thị Minh Đức
Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa chưa hiện hữu tại thời điểm
các bên giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai.
Hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai được giao kết và thực hiện
thông qua Sở giao dịch hàng hóa- khâu trung gian đặc biệt.
Hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai không nhất thiết được thực
hiện trên thực tế.
b) Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng kỳ hạn
Quy định tại điều 65 – Luật Thương mại
− Trường hợp người bán thực hiện việc giao hàng theo hợp đồng thì
bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán
− Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc bên mua có thể thanh

toán bằng tiền và không nhận hàng thì bên mua phải thanh toán
cho bên bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thỏa
thuận trong hợp đồng và giá thị trường do Sở giao dịch hàng hóa
công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện
− Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc bên bán có thể thanh
toán bằng tiền và không giao hàng thì bên bán phải thanh toán
cho bên mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị
trường do Sở giao dịch hàng hóa công bố tại thời điểm hợp đồng
được thực hiện và giá thỏa thuận trong hợp đồng.
c) Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng quyền chọn
Quy định tại điều 66 – Luật Thương mại
 Bên mua quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán phải trả tiền mua
quyền chọn để được trở thành bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ
quyền chọn bán. Số tiền phải trả cho việc mua quyền chọn đó do
các bên thỏa thuận.
 Bên giữ quyền chọn mua: có quyền mua những không có nghĩa
vụ phải mua hàng hóa đã giao kết trong hợp đồng.
− Trường hợp bên giữ quyền chọn mua quyết định thực hiện hợp
đồng thì bên bán có nghĩa vụ phải bán hàng hóa cho bên giữ
quyền chọn mua.
SVTH: Nhóm 7 – 11DMA1 Trang 14
Hợp đồng trong kinh doanh GVHD: Th.S Trần Thị Minh Đức
− Trường hợp bên bán không có hàng để giao thì phải thanh toán
cho bên giữ quyền chọn mua một khoản tiền bằng mức chênh
lệch giữa giá thỏa thuận trong hợp đồng và giá thị trường do
Sở giao dịch hàng hóa công bố tại thời điểm hợp đồng được
thực hiện.
 Bên giữ quyền chọn bán có quyền bán nhưng không có nghĩa vụ
phải bán hàng hóa đã giao kết trong hợp đồng.
− Trường hợp bên giữ quyền chọn bán quyết định thực hiện hợp

đồng thì bên mua có nghĩa vụ phải mua hàng hóa của bên giữ
quyền chọn bán.
− Trường hợp bên mua không mua hàng thì phải thanh toán cho
bên giữ quyền chọn bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch
giữa giá thị trường do Sở giao dịch hàng hóa công bố tại thời
điểm hợp đồng được thực hiện và giá thỏa thuận trong hợp
đồng.
− Trường hợp bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán
quyết định không thực hiện hợp đồng trong thời hạn hợp đồng
có hiệu lực thì hợp đồng đương nhiên hết hiệu lực.
1.4. Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, bên cạnh những quyền và nghĩa vụ
do bên bán và bên mua thỏa thuận thì còn có những quyền và nghĩa vụ dành
cho các bên này do pháp luật quy định. Như chúng ta biết quyền của bên này là
nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Do đó, phần dưới đây sẽ trình bày về nghĩa
vụ của mỗi bên và từ đó chúng ta cũng sẽ hiểu và xác định được quyền của họ.
1.4.1. Nghĩa vụ bên bán
Nghĩa vụ chính của bên bán theo hợp đồng mua bán hàng hóa chính
là nghĩa vụ giao hàng. Nghĩa vụ giao hàng bao hàm những nội dung sau:
 Giao hàng đúng đối tượng và chất lượng: Bên bán phải giao hàng
đúng đối tượng và chất lượng theo thỏa thuận trong hợp đồng và theo
quy định của pháp luật. Chất lượng của hàng hóa có thể được thỏa thuận
hoặc xác định theo nhiều cách khác nhau: theo mẫu, theo mô phỏng, trên
cơ sở tiêu chuẩn hóa, theo giám định… Hàng hóa phải đảm bảo không có
SVTH: Nhóm 7 – 11DMA1 Trang 15
Hợp đồng trong kinh doanh GVHD: Th.S Trần Thị Minh Đức
các khuyết tật có thể nhìn thấy được khi bàn giao (khuyết tật bên ngoài)
và cả những khuyết tật không thể nhìn thấy ngay được mà chỉ có thể phát
hiện trong quá trình sử dụng (khuyết tật ẩn giấu bên trong).
Trường hợp không thể xác định một cách rõ ràng được đối tượng là hàng

hóa được giao có phù hợp với hợp đồng hay không thì theo quy định của
LTM 2005, hàng hóa được coi là không phù hợp với hợp đồng nếu thuộc
một trong các trường hợp sau:
− Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng
hóa cùng chủng loại.
− Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã
cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết
hợp đồng.
− Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối
với loại hàng hóa đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo
quản hàng hóa trong trường hợp không có cách thức bảo quản
thông thường loại hàng hóa đó.
− Không đảm bảo chất lượng như chất lượng mẫu hàng hóa mà bên
bán đã giao cho bên mua.
Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, nếu không trách
nhiệm của các bên nếu hàng hóa bàn giao không phù hợp với hợp đồng
sẽ được quyết định căn cứ vào Điều 39 và Điều 41 LTM 2005.
Ngoài việc giao đúng đối tượng và chất lượng hàng hóa, bên mua
còn có nghĩa vụ giao đúng số lượng hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Trong trường hợp bàn giao số lượng ít hơn, bên mua có quyền hoặc chấp
nhận số lượng ít hơn đó, hoặc yêu cầu bàn giao nốt phần còn lại (có thể
kèm theo yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại), hoặc yêu cầu hủy bỏ hợp
đồng (có thể kèm theo đòi bồi thường thiệt hại). Việc bên mua tiếp nhận
tài sản với số lượng ít hơn mà không có ý kiến khiếu nại gì thì được coi
là đã chấp nhận việc sửa đổi số lượng hàng hóa trong hợp đồng. Trong
trường hợp bên bán giao hàng với số lượng nhiều hơn số lượng đã thỏa
thuận trong hợp đồng, bên mua có quyền từ chối nhận phần hàng hóa
giao thừa, bên bán phải nhận lại số hàng thừa và chịu mọi chi phí liên
SVTH: Nhóm 7 – 11DMA1 Trang 16
Hợp đồng trong kinh doanh GVHD: Th.S Trần Thị Minh Đức

quan. Nếu bên bán nhận số hàng thừa thì phải thanh toán số hàng này
theo giá do các bên thỏa thuận.
Ví dụ:
A có mua một chiếc xe Fly 125 của Công ty HL ở Lào Cai. Trong hợp
đồng có ghi đối tượng mua bán là xe Fly của hãng Piaggio - Italia. Hia
bên thỏa thuận sử dụng Luật Thương mại 2005 để điều chỉnh. Qua
khuyến cáo của hãng Piaggio về Fly 125 và xác nhận của đại diện hãng
Piaggio tại Hà Nội, A được biết chiếc xe mà A mua là xe City Fly do
Trung Quốc sản xuất; giá thấp hơn xe Fly của Piaggio - Italia hàng chục
triệu đồng. A đã thông báo cho doanh nghiệp về sự việc nhưng không
được giải quyết.
 Giao chứng từ kèm theo hàng hóa.
Theo LTM 2005, trường hợp có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì
bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hóa (như chứng nhận
chất lượng, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, vận đơn,…) cho bên mua trong
thời hạn, tại địa điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận. Nếu các bên
không thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao các chứng từ liên quan đến
hàng hóa thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên
mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng.
Theo quy định tại khoản 3 và 4 Điều 42 LTM2005, trong trường hợp bên
bán giao chứng từ liên quan đến hàng hóa trước thời hạn thỏa thuận, nếu có
thiếu sót về chứng từ liên quan, bên bán có thể khắc phục những thiếu sót
của những chứng từ này trong thời hạn còn lại; khi bên bán thực hiện việc
khắc phục những thiếu sót của của các chứng từ này mà gây bất lợi hoặc làm
phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên
bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.
 Giao hàng đúng thời hạn và địa điểm
Các bên thường thỏa thuận về thời điểm giao hàng trong hợp đồng.
Nếu các bên không thỏa thuận vấn đề này trong hợp đồng thì áp dụng quy
định của pháp luật hoặc theo tập quán. Nếu các bên không thỏa thuận về thời

SVTH: Nhóm 7 – 11DMA1 Trang 17
Hợp đồng trong kinh doanh GVHD: Th.S Trần Thị Minh Đức
điểm giao hàng cụ thể mà chỉ nêu thời hạn giao hàng thì bên bán có thể giao
hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải báo trước cho bên
mua. Nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì
theo quy định tại Điều 37 LTM 2005, bên bán phải giao hàng trong một thời
hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
Bên bán phải giao hàng đúng địa điểm theo thỏa thuận. Trong trường
hợp các bên không thỏa thuận trong hợp đồng thì địa điểm giao hàng sẽ
được xác định như sau:
− Nếu hàng hóa là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại
nơi có hàng hóa đó.
− Nếu hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hóa thì bên bán có
nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên. Trong thực tế, bên
bán có thể không trực tiếp giao hàng cho bên mua mà việc giao hàng
có thể được thực hiện thông qua người thứ ba (như qua người làm
dịch vụ vận chuyển hàng hóa…). Các bên có thể thỏa thuận về vấn đề
rủi ro đối với hàng hóa khi giao hàng qua người thứ ba. Nếu không có
thỏa thuận thì bên bán được coi là đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
sau khi đã giao hàng cho người thứ ba theo các điều kiện giao hàng
do hai bên thỏa thuận.
− Nếu hợp đồng không quy định về vận chuyển hàng hóa; nếu vào thời
điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng,
địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hóa thì bên bán
phải giao hàng tại địa điểm đó.
− Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh
doanh của bên bán, nếu bên bán không có địa điểm kinh doanh thì
phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm
giao kết hợp đồng.
Ví dụ:

Tranh chấp giữa công ty A và công ty B xảy ra vì người bán A không
giao hàng khi hết thời hạn quy định trong hợp đồng (B đã thanh toán
tiền đầy đủ cho A). Sau đó vài ngày, công ty A giao hàng tới và bắt B
phải nhận hàng.
SVTH: Nhóm 7 – 11DMA1 Trang 18
Hợp đồng trong kinh doanh GVHD: Th.S Trần Thị Minh Đức
 B có quyền không nhận hàng và yêu cầu A hoàn trả toàn bộ số
tiền đã thanh toán.
 Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng:
Để ngăn ngừa những sai sót trong việc giao hàng và tăng khả năng
thực hiện hiệu quả việc mua bán, việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao là
một yêu cầu cần thiết đối với giao dịch mua bán hàng hóa trong thương mại,
và đây là một điểm khác biệt của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương
mại với hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự.
Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc kiểm tra hàng hóa
trước khi giao hàng thì bên bán phải tạo điều kiện cho bên mua thực hiện
việc kiểm tra của mình. Bên mua phải thực hiện việc kiểm tra hàng hóa
trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép. Nếu bên mua
không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa theo thỏa thuận thì đến thời hạn giao
hàng, bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng. Khi kiểm tra nếu bên mua
phát hiện hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì phải thông báo cho bên
bán trong một thời hạn hợp lý. Nếu bên mua không thực hiện việc thông báo
này thì bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của
hàng hóa, trừ khi những khiếm khuyết đó không thể phát hiện được trong
quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải
biết về những khiếm khuyết đó mà không thông báo cho bên mua.
 Đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hóa mua bán và chuyển giao
quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua.
Bên bán phải đảm bảo về tính hợp pháp của quyền sở hữu và việc
quyển giao quyền sở hữu đối với hàng hóa giao cho bên mua; và phải đảm

bảo quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp
bởi các bên thứ ba. Trường hợp hàng hóa bị người thứ ba tranh chấp quyền
sở hữu thì bên bán phải đứng về phía bên mua để bảo vệ quyền lợi của bên
mua. Trong trường hợp người thứ ba có quyền sở hữu một phần hoặc toàn
bộ đối với hàng hóa mua bán thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu
cầu bên bán bồi thường thiệt hại.
SVTH: Nhóm 7 – 11DMA1 Trang 19
Hợp đồng trong kinh doanh GVHD: Th.S Trần Thị Minh Đức
Theo quy định của pháp luật, bên bán không được bán hàng hóa vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nếu có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí
tuệ đối với hàng hóa đã bán, bên bán phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, nếu
bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế, công thức
hoặc những số liệu khác do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu trách
nhiệm đối với các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí
tuệ phát sinh từ việc bên bán đã tuân thủ những yêu cầu của bên mua.
Theo Điều 62 LTM 2005, quyền sở hữu hàng hóa được chuyển từ
bên bán sang bên mua từ thời điểm chuyển giao hàng hóa, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác. Trong trường
hợp các bên không có thỏa thuận, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng
hóa có thể diễn ra ở những thời điểm khác nhau, tùy thuộc vào tính chất của
việc chuyển giao hàng hóa và phương thức mua bán.
 Theo tính chất của việc chuyển giao hàng hóa:
− Thông thường, đối với hàng hóa khi giao nhận được dịch chuyển về
mặt cơ học, quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao cho người mua
khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
− Đối với những hàng hóa khi giao nhận không được dịch chuyển về
mặt cơ học (hàng hóa gắn liền với đất đai), việc giao nhận hàng hóa
được thông qua việc giao nhận chứng từ liên quan đến hàng hóa, thì
quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao cho người mua khi người
bán hoàn tất việc chuyển giao các chứng từ liên quan đến hàng hóa.

− Đối với hàng hóa mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu
thì quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao cho bên mua kể từ thời
điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với hàng hóa đó.
− Trong trường hợp hàng hóa không dịch chuyển về mặt cơ học khi
giao dịch và cũng không có chứng từ về hàng hóa, quyền sở hữu
hàng hóa được coi là đã chuyển giao cho bên mua tại thời điểm hợp
đồng có hiệu lực.
 Theo phương thức mua bán:
− Trường hợp hàng hóa được mua theo phương thức mua sau khi sử
dụng thử thì trong thời gian sử dụng thử, hàng hóa vẫn thuộc sở hữu
SVTH: Nhóm 7 – 11DMA1 Trang 20
Hợp đồng trong kinh doanh GVHD: Th.S Trần Thị Minh Đức
của bên bán. Nhưng trong thời gian này, quyền sở hữu của bên bán bị
hạn chế (không được bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, thế chấp, cầm
cố hàng hóa) khi bên mua chưa trả lời.
− Trường hợp hàng hóa được mua theo phương thức trả chậm thì bên
bán được bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với hàng hóa đã giao
cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ khi có thỏa thuận khác.
 Nghĩa vụ bảo hành hàng hóa
Bên cạnh nghĩa vụ quan trọng nhất là bàn giao hàng hóa, bên bán còn
có một nghĩa vụ khác, đó là bảo hành hàng hóa, tức là trong một thời hạn
nhất định, bên bán phải chịu trách nhiệm về hàng hóa sau khi đã giao hàng
hóa cho bên mua. Pháp luật quy định trong trường hợp hàng hóa có bảo
hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hóa đó theo nội dung
và thời hạn đã thỏa thuận. Thời hạn bảo hành có thể do các bên tự xác định,
cũng có thể được pháp luật quy định.
Trong trường hợp pháp luật đã quy định thì thời hạn đó mang tính
bắt buộc và các bên chỉ được phép thỏa thuận để thay đổi tăng thêm thời hạn
đó mà thôi. Trong thời hạn bảo hành nếu bên mua phát hiện có khuyết tật
của hàng hóa thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa, mọi phí tổn về việc

sửa chữa do bên bán chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu bên bán
không sửa chữa được hoặc không sửa chữa xong trong thời hạn hai bên thỏa
thuận thì bên mua có quyền yêu cầu đổi hàng khác, giảm giá, hoặc trả lại
hàng và lấy lại tiền.
LTM 2005 không quy định cụ thể những vấn đề về bảo hành hàng
hóa, nếu các bên không có thỏa thuận thì áp dụng quy định tại Điều 446 –
448 của BLDS
TÌNH HUỐNG
Ngày 14/1/2009 công ty liên doanh A ký hợp đồng bán cho công ty TNHH
một dây chuyền chế biến thực phẩm trị giá 2,2 tỷ đồng. Hai bên thỏa thuận,
công ty LD A phải bảo hành dây chuyền trong vòng 12 tháng. Ngày
25/3/2009 dây chuyền chế biến trên bị gặp trục trặc về mặt kỹ thuật và
ngưng hoạt động. Công ty B gửi ngay công văn sang LD A yêu cầu cử
SVTH: Nhóm 7 – 11DMA1 Trang 21
Hợp đồng trong kinh doanh GVHD: Th.S Trần Thị Minh Đức
chuyên viên kỹ thuật sang khắc phục sự cố. Mặc dù đã nhận được công văn
nhưng đến ngày 6/4/2009 công ty A vẫn chưa trả lời và không cử chuyên
viên sang sửa chữa.
Do vậy công ty B đã tự mình lập biên bản về sự cố trên và thuê người đến
sữa chữa với chi phí là 50 triệu đồng. Ngày 15/4/2009, công ty B gửi yêu
cầu công ty A phải thanh toán số tiền 50 triệu đồng nói trên và đòi bồi
thường thiệt hại do ngưng sản xuất là 200 triệu đồng cũng như phạt vi phạm
hợp đồng, nhưng phía công ty A đã từ chối yêu cầu trên, vụ việc đã được
khởi kiện tại toàn án.
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Theo Điều 49 – Luật Thương mại 2005
1. Trường hợp hàng hoá mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách
nhiệm bảo hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận.
2. Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà
hoàn cảnh thực tế cho phép.

3. Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thoả
thuận khác.
Bạn phải xác định HĐ này có điều khoản bảo hành 12 tháng, do vậy bên
A lỗi hoàn toàn do không bảo hành khi bên B có thông báo về sự cố hư hỏng
phải ngừng sản xuất mà bên A vẫn không cử người đến sửa chữa. Bên B có
quyền thuê người đến sửa chữa khắc phục sự cố, mọi chi phí Bên B có
quyền yêu cầu bên A thanh toán lại. Nếu Bên A không thanh tóan chi phí
bảo hành này và bồi thường thiệt hại do ngưng sản xuất 200 triệu đồng, bên
B có quyền khởi kiện ra Tòa án.
1.4.2. Nghĩa vụ bên mua
Nhận hàng và thanh toán tiền là nghĩa vụ cơ bản của bên mua, tương
xứng với nghĩa vụ giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hóa của bên bán.
 Nghĩa vụ nhận hàng: Nhận hàng được hiểu là việc bên mua tiếp nhận
trên thực tế hàng hóa từ bên bán. Bên mua phải thực hiện những công
việc hợp lý để bên bán giao hàng, tùy từng trường hợp cụ thể công việc
SVTH: Nhóm 7 – 11DMA1 Trang 22
Hợp đồng trong kinh doanh GVHD: Th.S Trần Thị Minh Đức
hợp lý đó có thể là: hỗ trợ bên bán về thủ tục giao hàng, hướng dẫn về
phương thức vận chuyển, điều kiện bốc dỡ hàng hóa,… Cần lưu ý rằng
việc nhận hàng trên thực tế không đồng nghĩa với việc bên mua đã chấp
nhận về hàng hóa được giao. Sau khi hoàn thành việc giao nhận, bên bán
vẫn phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa đã được
giao, nếu đó là những khiếm khuyết không thể phát hiện được trong quá
trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường; và bên bán đã biết hoặc phải
biết về các khiếm khuyết đó mà không thông báo cho bên mua.
Khi bên bán đã sẵn sàng giao hàng theo hợp đồng mà bên mua
không tiếp nhận hàng thì coi như đã vi phạm hợp đồng và phải chịu các
biện pháp chế tài theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của
pháp luật. Theo quy định của BLDS, trong trường hợp này, bên bán phải
áp dụng các biện pháp cần thiết trong khả năng có thể và với chi phí hợp

lý để lưu giữ, bảo quản hàng hòa, và có quyền yêu cầu bên mua chi trả
cho chi phí đã bỏ ra. Đối với hàng hóa có nguy cơ bị hư hỏng thì bên bán
có quyền bán hàng hóa và trả tiền cho bên mua khoản tiền thu được từ
việc bán hàng hóa đó sau khi đã trừ đi chi phí hợp lý để bảo quản và bán
hàng hóa.
 Nghĩa vụ thanh toán tiền: Đây là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên mua
trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Điều khoản thanh toán trong
hợp đồng được các bên thỏa thuận thông thường bao gồm những nội
dung cụ thể về đồng tiền thanh toán, phương thức thanh toán, thời hạn và
địa điểm thanh toán, trình tự và thủ tục thanh toán,… Trường hợp các
bên không có thỏa thuận thì áp dụng quy định của pháp luật thương mại
về thanh toán trong hợp đồng:
 Địa điểm thanh toán: Nếu không được thỏa thuận trong hợp
đồng thì sẽ xác định địa điểm thanh toán theo quy định tại Điều
54 LTM 2005.
SVTH: Nhóm 7 – 11DMA1 Trang 23
Hợp đồng trong kinh doanh GVHD: Th.S Trần Thị Minh Đức
Trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm thanh toán cụ
thể thì bên mua phải thanh toán cho bên bán tại một trong các địa
điểm sau đây:
1. Địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm
giao kết hợp đồng, nếu không có địa điểm kinh doanh thì tại
nơi cư trú của bên bán;
2. Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán
được tiến hành đồng thời với việc giao hàng hoặc giao chứng
từ.
 Thời hạn thanh toán: Được xác định theo quy định tại Điều 55
và khoản 3 Điều 50 LTM 2005.
Điều 55: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thời hạn
thanh toán được quy định như sau:

1. Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán
giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hóa
2. Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể
kiểm tra xong hàng hóa trong trường hợp có thỏa thuận theo
quy định Điều 44 của Luật này.
Khoản 3 Điều 50: Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua
hàng trong trường hợp hàng hóa mất mát, hư hỏng sau thời điểm
rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất
mát, hư hỏng do bên bán gây ra.
 Xác định giá: Điều 52.
Trường hợp không có thỏa thuận về giá hàng hóa, không
có thỏa thuận về phương pháp xác định giá và cũng không có bất
kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hóa được xác định
theo giá của loại hàng hóa đó trong các điều kiện tương tự về
phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hóa, thị trường
địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh
hưởng đến giá.
Ví dụ:
SVTH: Nhóm 7 – 11DMA1 Trang 24
Hợp đồng trong kinh doanh GVHD: Th.S Trần Thị Minh Đức
Bạn phải xác định HĐ này có điều khoản bảo hành 12 tháng, do
vậy bên A lỗi hoàn toàn do không bảo hành khi bên B có thông
báo về sự cố hư hỏng phải ngừng sản xuất mà bên A vẫn không
cử người đến sửa chữa. Bên B có quyền thuê người đến sửa chữa
khắc phục sự cố, mọi chi phí Bên B có quyền yêu cầu bên A thanh
toán lại. Nếu Bên A không thanh tóan chi phí bảo hành này và bồi
thường thiệt hại do ngưng sản xuất 200 triệu đồng, bên B có
quyền khởi kiện ra Tòa án.
Giải quyết tình huống: Luật thương mại năm 2005 (Điều 52) cũng
quy định thì như vậy, đối với trường hợp trên, cơ quan có thẩm

quyền (Tòa án) sẽ dựa vào giá của loại gạch đó trên thị trường tại
thời điểm ký hợp đồng để làm cơ sở xử lý vụ việc trên.
 Chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán: Điều 306
Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền
hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý
khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi
trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên
thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm
trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định
khác.
Ví dụ: Cách tính thù lao cho Đại lý
Công ty A và ông B có ký với nhau một hợp đồng đại lý theo đó
ông B sẽ trở thành đại lý phân phối, bán hàng cho công ty A.
Trong quý I năm 2012, công ty A giao cho đại lý của ông B lô
hàng 800 hộp sữa. Có 2 trường hợp xảy ra:
Công ty A định giá sẵn cho đại lý B là đại lý phải bán ra thị
trường với mức giá 200.000đ/hộp và mức hoa hồng là 5% trên
SVTH: Nhóm 7 – 11DMA1 Trang 25

×