Tải bản đầy đủ (.ppt) (53 trang)

slide thuyết trình những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc h’mông huyện tủa chùa tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 53 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỸ LOWRENCE S.TING
Cuộc thi bài giảng e-learning
với chủ đề “Dư địa chí Việt Nam”
******************************************
NHỮNG NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
DÂN TỘC H’MÔNG HUYỆN TỦA CHÙA TỈNH ĐIỆN BIÊN
Giáo viên: Vũ Thị Dịu
Gmail:
Điện thoại di động: 01676 893 230
Trường PTDTNT THPT Tủa Chùa- H. Tủa Chùa- T. Điện Biên
Tháng 6 năm 2014

“Buổi hồng hoang, bao họ mạc trong cuộc thiên di
Họ Vừ,
Họ Mùa,
Họ Sùng, họ Tráng
Người H’Mông lầm lũi, miệt mài
Vai gồng gánh những quả đồi, ngọn núi
Khóm ớt Chỉ Thiên cỗi cằn trụi lá
Xưa kiếp ngựa hoang triền núi hoang tàn
Họ Tráng,
Họ Sùng,
Họ Mùa, họ Vừ… cộng đồng họ mạc Việt Nam
Người H’Mông tôi khai sinh miền đất

Giọt mồ hôi giỏ thành hốc đá
Chứa chất niềm khát khao
Nên thớ đá chồng vân tay thế hệ
Cái bụng người H’Mông không sắc nhọn vòng vo


Uống rượu phải say nghiêng ngả, cạn vò
Cái lí,
Cái tình,
Tự nhiên như mạch rừng thấu vòm nhũ đá
Thẳng mũi lao tim loài dã thú
Kết bạn bè
Ống trúc rừng gọi điệu khèn rộn rã
Biết thương rồi cướp được vợ mới thôi!
Người H’Mông lời nói đi đôi
Bàn phải thông, đi phải đến, làm phải được”
(Vùng sáng bản H’Mông- Lê Xuân Sơn)


I. VÙNG ĐẤT CON NGƯỜI H’MÔNG h.TỦA
CHÙA t. ĐIỆN BIÊN

II. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA XÃ HỘI CỦA NGƯỜI
H’MÔNG h.TỦA CHÙA t. ĐIỆN BIÊN

III. LỄ NGHI TÔN GIÁO NGƯỜI H’MÔNG
h.TỦA CHÙA t. ĐIỆN BIÊN

IV. TRANG PHỤC CỦA PHỤ NỮ H’MÔNG
h.TỦA CHÙA t. ĐIỆN BIÊN


I. VÙNG ĐẤT CON NGƯỜI H’MÔNG h.TỦA
CHÙA t. ĐIỆN BIÊN

1. Địa lí thổ nhưỡng


Tủa Chùa là huyện vùng cao, vùng sâu, vùng xa
cách trung tâm Tỉnh lị Điên Biên 126 km, có tổng
diện tích tự nhiên 68.526,45 ha. Phía Bắc giáp huyện
Sìn Hồ tỉnh Lai Châu; phía Đông giáp huyện Quỳnh
Nhai tỉnh Sơn La; phía Nam giáp huyện Tuần Giáo;
phía Tây giáp huyện Mường Chà và Thị xã Mường
Lay. Về địa giới hành chính có 11 xã và 1 thị trấn với
138 thôn bản, tổ dân phố (Báo cáo công tác Dân tộc,
Tôn giáo 6 tháng đầu năm- Huyện ủy Tủa Chùa).

2. Đặc điểm kinh tế
Người dân tộc Mông ở Tủa Chùa thường cư trú
chủ yếu trên những vùng núi, vùng sâu, vùng xa hẻo
lánh, kinh tế của dân tộc Mông là nền kinh tế tiểu
nông, tự cung tự cấp, chậm phát triển. Với nền kinh tế
độc canh một vụ, phụ thuộc vào tự nhiên, năng suất
cây trồng vật nuôi thấp, trước đây đa phần đồng bào
Mông ở Tủa Chùa đều lâm vào cảnh đói nghèo. Cùng
với sự phát triển đi lên của đất nước, ngày nay đời
sống người dân H’Mông ở huyện Tủa Chùa đã dần
được thay đổi. Cuộc sống đỡ vất vả hơn, sức khỏe
được chăm sóc đầy đủ hơn. Ý tế thôn bản bản đã
được phủ khắp các xã trong toàn huyện.


3. Đặc điểm con người

Dân tộc Mông có trên 80 vạn người, chiếm 1% so với
dân số cả nước. Gồm 5 ngành chính: Mông Trắng, Mông

Hoa, Mông Đỏ, Mông Đen và Mông Xanh. Người Mông cư
trú trên địa bàn 17 tỉnh trong cả nước nhưng tập trung chủ
yếu trong 7 tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên,
Sơn La, Yến Bái, Cao Bằng. Ngoài ra, họ còn cư trú tại các
tỉnh khác như: Bắc Kan, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú
Thọ, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Gia Lai, Lâm Đồng,
Lạng Sơn và Đắc Nông.
Trong số hơn 80 huyện thị trên cả nước có người
Mông cư trú thì có tới 12 huyện người Mông chiếm tới 50%
dân số trở lên. Riêng huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên người
Mông chiếm tới 71% dân số trong toàn huyện.


Dân số toàn huyện Tủa Chùa là 50.346 người, gồm 7
dân tộc cùng sinh sống trong đó dân tộc thiểu số chiếm
95% gồm dân tộc Mông 67,28% (có 17 dòng họ khác
nhau; có màu sắc trang phục và tiếng nói nặng, nhẹ khác
nhau), dân tộc Thái 17,6%, dân tộc Dao 5,07%, dân tộc
Hoa 2,67%, các dân tộc Khơ mú, Phù Lá chiếm 1,97% còn
lại là dân tộc Kinh (Số liệu điều tra Dân số năm 2010-
UBDS kế hoạch hóa gia đình).

Tuy mỗi dân tộc có một tập quán và bản sắc văn hóa
dân tộc riêng, song đều có tinh thần đoàn kết dân tộc, gắn
bó yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống, một
lòng một dạ tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính
sách đổi mới của Đảng cần cù lao động sản xuất phát triển
kinh tế, xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng, đời
sống, vật chất tinh thần của nhân dân ngày được nâng lên.
Tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội luôn được giữ

vững. Đặc biệt tình trạng di dịch cư tự do, lợi dụng tự do
tín ngưỡng, tôn giáo, các loại tội phạm trên địa bàn có
chiều hướng thuyên giảm rõ rệt.





×