Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Ảnh hưởng của nhiễm virut đường hô hấp với tình trạng bệnh nặng và thời gian điều trị cơn hen phế quản cấp.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 85 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hen phế quản là bệnh mãn tính đường hô hấp, một trong những bệnh
mãn tính phổ biến nhất trên thế giới. Đặc biệt trong những thập niên gần đây
số lượng người mắc hen phế quản ngày càng có xu hướng tăng lên. Hen gặp ở
mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc trên khắp thế giới, ảnh hưởng nhiều đến sức
khoẻ, học tập, lao động và hoạt động xã hội [7].
Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO) hiện trên thế giới có
khoảng 3 triệu người hen, 255000 người mắc hen bị chết trong 2005 [73]. Ở
Việt Nam theo điều tra của hội hen, dị ứng - miễn dịch lâm sàng có khoảng 5
– 10% dân số bị hen, trong đó có 11% trẻ < 15 tuổi tương đương 4 triệu người
bị hen và số người tử vong hàng năm không dưới 3000 người [3].
Tỉ lệ trẻ em có triệu chứng hen thay đổi từ 0 – 3% tùy theo điều tra ở
từng khu vực trên thế giới. Các số liệu điều tra có liên quan đến trẻ em thường
tập trung vào 3 nhóm là điều tra về tỉ lệ hen hiện hành, tỉ lệ hen đã được chẩn
đoán và tỉ lệ trẻ khò khè trong 12 tháng gần đây. Theo tỉ lệ điều tra của
ISAAC ( The Internatimal Study of Asthma and Allergies in Childhood) thì tỉ
lệ bị khò khè trong 12 tháng gần đây ở lứa tuổi từ 13 – 14 tuổi trên toàn thế
giới thì 3 nước có tỉ lệ mắc cao nhất là ở Anh, New Zeland và Australia chiếm
khoảng từ 20 - 35%. Trong khi đó 3 nước có tỉ lệ mắc thấp nhất là Indonexia,
Albania và Romania có tỉ lệ < 5%. Tại nước ta theo điều tra ở thành phố Hồ
Chí Minh tỉ lệ này là 29,1% [9].
Chẩn đoán và điều trị hen ở trẻ em còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là
với trẻ dưới 5 tuổi. Phát hiện sớm hen ở trẻ em, đặc biệt ở trẻ nhỏ là rất khó
bởi dựa chủ yếu vào triệu chứng lâm sàng, mặt khác bệnh cảnh lâm sàng
giống với viêm phế quản, viêm tiểu phế quản. Hơn nữa ngày càng có nhiều
2

yếu tố nguy cơ gây khởi phát cơn hen và yếu tố đứng hàng đầu là nhiễm


khuẩn hô hấp do virus [50]. Các lý do này dẫn đến một thực tế là còn nhiều
bệnh nhân ( nhất là trẻ nhỏ) chưa được chẩn đoán sớm, điều trị khá tuỳ tiện,
không tuân thủ theo phác đồ và hướng dẫn của nhân viên y tế, thậm chí lạm
dụng thuốc ( nhất là kháng sinh). Nhiều bệnh nhân vào viện trong tình trạng
nặng như khó thở, tím tái.
Tỉ lệ tử vong của hen phế quản ngày càng tăng, đặc biệt là ở trẻ em và
người già.
Để góp phần khống chế hen phế quản ở trẻ em chủ yếu là trẻ nhỏ cần
hiểu rõ đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, đặc biệt là ảnh hưởng của tình
trạng nhiễm virus đường hô hấp qua đó đóng góp thêm những kinh nghiệm
chẩn đoán hen ở trẻ nhỏ.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng cơn hen phế quản cấp ở trẻ <
5 tuổi.
2. Ảnh hưởng của nhiễm virut đường hô hấp với tình trạng bệnh nặng
và thời gian điều trị cơn hen phế quản cấp.







3

Chương1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Định nghĩa và lịch sử bệnh hen phế quản
1.1.1. Định nghĩa: Có nhiều định nghĩa

- Định nghĩa của hội lồng ngực Hoa Kì (AST) thường được áp dụng
trong thực hành lâm sàng: Hen phế quản được nghĩ đến khi bệnh nhân có thở
khò khè, ho, khạc đờm, nặng ngực hay mệt, đặc biệt khi các triệu chứng đó
xảy ra cách quãng và nặng lên về đêm. Chẩn đoán dương tính dựa trên sự
phối hợp các triệu chứng gợi ý đó qua hỏi bệnh hay thăm khám với sự tắc
nghẽn cây phế quản mà sự tắc nghẽn đó phục hồi từng phần hay hoàn toàn
một cách tự phát hay do điều trị. Nếu các trị số đó CNHH là bình thường thì
nên tìm sự hiện diện của tăng đáp ứng phế quản không đặc hiệu với histamin,
metacholen hoặc làm nghiệm pháp gắng sức. Trước một tình trạng có tắc
nghẽn đường hô hấp nặng, chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý tắc nghẽn mãn
tính khác thường khó khăn. Do đó một số chỉ tiêu chẩn đoán khác có thể được
dùng như: có tế bào ái toan trong máu hay trong đờm.
- Ngoài ra còn có rất nhiều định nghĩa hen phế quản: Định nghĩa về
sinh lý bệnh hen phế quản, định nghĩa về dịch tễ học.
Vì hen ở trẻ em có nhiều điểm khác biệt so với người lớn do đó hen phế
quản ở trẻ em được định nghĩa theo GINA 2009 như sau: [42]
+ Trẻ có các triệu chứng: Khò khè, ho, thở ngắn ( với biểu hiện đặc
trưng là hạn chế vận động) và các triệu chứng về đêm,gần sáng.
+ Tiển sử: đối với trẻ nhỏ có các triệu chứng về hô hấp từng đợt, biểu
hiện dị ứng: da, thức ăn, mũi họng.
4

+ Gia đình có người bị hen (đặc biệt là mẹ).
- Thực chất của hen phế quản là do chít hẹp phế quản và sau đó là hiện
tượng giãn phế nang làm tăng thể tích khí cặn. Chít hẹp phế quản được giải
thích do ba yếu tố:
+ Co thắt cơ trơn phế quản.
+ Phù nề thành phế quản kèm theo hiện tượng xung huyết, thâm nhiễm
bạch cầu ái toan, kích thích bài tiết các tuyến nhờn trong biểu mô phế quản.
+ Xuất tiết nhiều chất nhầy, dính thành nút gây tắc hẹp phế quản, những

nút nhầy này chứa vòng xoắn Cushman, tinh thể Charcot, Leyden, bạch cầu ái
toan…[ 42].
1.1.2. Vài nét về lịch sử
- Hen phế quản là một bệnh đã biết từ lâu đời nay, cách đây khoảng 5000
năm, các nhà y học cổ đại Trung Quốc, Hy Lạp, Ai Cập đã nói đến bệnh hen.
Từ năm 2007 trước Công Nguyên, người ta đã sử dụng ma hoàng
(Ephedra) để chữa cơn khó thở.
- Sau này Hippocrat ( năm 40 trước Công Nguyên) đã đề xuất và giải
thích từ “Asthma” ( thở vội vã) để mô tả một cơn khó thở kịch phát, có biểu
hiện khò khè. Đến thế kỷ thứ II công lịch hen phế quản mới được Aretanus
mô tả chi tiết hơn. Ông cho rằng hen là một bệnh mãn tính có chu kỳ, có ảnh
hưởng của thay đổi thời tiết và làm việc quá sức.
- Từ thế kỷ thứ III đến thế kỷ XVII do ảnh hưởng của tôn giáo nên việc
nghiên cứu về hen không được quan tâm nhiều.
Năm 1615 Van Helmont thông báo các trường hợp hen do ảnh hưởng
của phấn hoa.
Năm 1698 John Floyer giải thích nguyên nhân khó thở này là do co thắt
phế quản. J.Cullen ( 1777) chú ý tới cơn khó thở về đêm, có liên quan đến
thời tiết và di truyền. Laennec ( 1819) xác định cơn khó thở là do co thắt cơ
5

Reissessen. Các thập kỷ sau, Samter ( 1860) chứng minh bệnh hen của ông là
do tiếp xúc với lông mèo, Blackley ( 1873) chứng minh phấn hoa và một số
loại cỏ có thể là nguyên nhân gây hen [23].
- Từ thế kỷ XX, phát hiện của C.Richet (1902) về shock phản vệ trên
thực nghiệm đã đặt cơ sở cho việc nghiên cứu sâu hơn về hen phế quản và các
bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, mày đay và các bệnh dị ứng ngoài da…
Năm 1914 Widal đưa ra thuyết dị ứng về hen phế quản. Mãi đến 1932
mới có hội nghị lần thứ nhất về hen phế quản.
- Từ sau hội nghị này nhiều tác giả đã nghiên cứu sâu hơn về bệnh này:

Chakravarty tìm ra Serotonin ( 1936). Ado lưu ý đến vai trò của Acetylcholin
( 1940). Nhiều tác giả đã nghiên cứu các loại thuốc điều trị hen phế quản, các
thuốc kháng histamin.
- Từ năm 1962 – 1972 các công trình nghiên cứu sâu hơn về cơ chế
bệnh sinh như Burnet, Miller Roitt nghiên cứu vai trò của tuyến ức , các tế
bào T và B trong hen phế quản. Ishisaka phát hiện IgE ( 1972).
- Từ 1985 đến nay nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng viêm
đóng vai trò quan trọng trong hen phế quản dẫn đến tình trạng co thắt phế
quản, tăng tính phản ứng phế quản và từ đố có 1 bước cải tiến trong việc
phòng và điều trị hen phế quản [1,19,20].
1.2. Dịch tễ học
Hen phế quản là bệnh mãn tính hay gặp nhất ở trẻ em. Tỉ tệ lưu hành gia
tăng trong những năm gần đây làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người
bệnh và là gánh nặng cho người bệnh, gia đình và xã hội [41].
1.2.1. Tỉ lệ mắc hen phế quản
- Cách đây 10 năm, cả thế giới có khoảng 150 triệu người hen phế quản
với tỉ lệ 6 – 8% ở người lớn và 8 – 10% đối với trẻ em dưới 15 tuổi. Cứ
6

khoảng 10 năm độ lưu hành của hen phế quản lại tăng lên 20 – 25%, có nơi
tăng 50%.
Ví dụ: Ở Châu Á – Thái Bình Dương tỉ lệ hen phế quản ở trẻ em trong
10 năm ( từ 1984 đến 1994) đã tăng lên gấp 3 – 4 lần [24].
Nước
1984
1994
Philippine
6%
18,8%
Indonesia

2,3%
9,8%
Nhật Bản
0,75
8%
Malaixia
6,1%
18%
Thái Lan
3,1%
12%
Singapore
5%
20%
- Tỉ lên mắc hen phế quản ở mỗi vùng và mỗi lứa tuổi khác nhau tuỳ
theo hoàn cảnh, địa lý, khí hậu, môi trường, song nhìn chung cao hơn ở các
nước phát triển, có đô thị hóa mạnh và thấp hơn ở các nước đang phát triển.
Theo thống kê năm 1997 ở 65 nước trên thế giới, nước có tỉ lệ hen thấp nhất
là nước Ugebekistan ( 1,4%), cao nhất là Peru ( 28%) [1].
- Hiện nay cả thế giới có khoảng 300 triệu người bị hen phế quản, tỉ lệ
hen phế quản nói chung ( cả người lớn và trẻ em) vẫn gia tăng nhiều mặc dầu
chương trình kiểm soát hen đã được triển khai, một số nước đã có kế hoạch
khống chế.
- Theo WHO năm 2005 tỉ lệ hen ở các nước như sau: tỉ lệ cao nhất là
xứ Wales ( khoảng 17%), sau đó là New Zealand, Ireland, Costarica, Mỹ,
Ecuador, Cộng hoà Czech, Clombia, Pháp, Nhật Bản, Thái Lan, Bỉ,
Singapore, Uzbekistan, Hàn Quốc, Ngam Hy Lạp và Albania ( khoảng 1,4%)
[22].
Tại Việt Nam năm 2001, ước tính có khoảng 4 triệu người. Tỉ lệ hen ở
7


một số vùng dân cư Hà Nội năm 1997 như quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm,
Thanh Xuân, Từ Liêm là 3,15% trong đó trẻ dưới 15 tuổi chiếm 73%. [16]
Một số tác giả nghiên cứu tỉ lệ hen ở Hà Nội, Hải Phòng, Hoà Bình, Lâm
Đồng, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh ( năm 2001), bằng phỏng vấn trực
tiếp theo mẫu 8038 người thì thấy tỉ lệ hen thấp nhất ở Lâm Đồng là 1,1%,
Hoà Bình là 5,35%, tỉ lệ hen trung bình 4,1%. Những nghiên cứu gần đây của
khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai dự báo tỉ lệ mắc hen
phế quản ở nước ta là 6 – 7%. Tỉ lệ ở học sinh một số trường trung học phổ
thông tại Hà Nội năm 2006 là 8,74%. [13]
1.2.2. Tỉ lệ tử vong
- Tỉ lệ tử vong không phụ thuộc vào độ lưu hành của hen. Nước có tỉ lệ
mắc hen thấp nhưng có thể có tỉ lệ tử vong cao. Nước có tỉ lệ tử vong cao là
Nga, Uzbekistan, Albani, Singapore…trong lúc tỉ lệ mắc hen ở những nước
này không cao.
- Cùng với sự tăng lên của tỉ lệ mắc hen phế quản, tỉ lệ tử vong cũng
tăng lên rõ rệt, hàng năm có khoảng 20 đến 25 vạn người tử vong do hen, cứ
250 người tử vong có một người tử vong do hen. [22]
- Ở các nước Anh, Pháp, Đức trung bình hàng năm có tới 2000 trường
hợp tử vong ( năm 1980 có 1480 trường hợp, 1990 có 1990 trường hợp, 1998
có 3000 trường hợp). Ở Mỹ hàng năm có khoảng 4000 – 5000 trường hợp tử
vong do hen ( lưu ý là 85% tử vong có thể tránh được).
- Ở Việt Nam hiện nay chưa có số thống kê chính xác về tỉ lệ tử vong
cũng như tử vong do hen nhưng nếu dự tính khoảng 4 – 5% thì chúng ta có
khoảng 4 triệu người bị hen và chắc chắn tỉ lệ tử vong không phải là thấp, do
độ lưu hành hen phế quản tăng, phát hiện điều trị không kịp thời, sử dụng
thuốc không đúng, chủ quan coi nhẹ việc quản lý, kiểm soát hen phế quản tại
cộng đồng.
8


- Nguyên nhân của sự gia tăng tỉ lệ mắc và tử vong do hen:
Trên thế giới đã được nhiều tác giả nghiên cứu và nhận xét:
+ Tình trạng ô nhiễm trường sống và xã hội.
+ Lạm dụng sử dụng thuốc, hoá chất trong chữa bệnh và đời sống sinh
hoạt hàng ngày.
+ Khí hậu và thay thời tiết thay đổi.
+ Nhịp sống khẩn trương, hiện đại, nhiều stress.
+ Thiếu kiến thức phòng chống hen, chương trình khống chế, kiểm soát
hen chưa được triển khai tốt. [22]
1.2.3. Nguy cơ và hậu quả do hen phế quản gây ra
1.2.3.1. Đối với người bệnh:
Sức khoẻ giảm sút, mất ngủ, gầy sút, suy nhược thần kinh, nhiều khi bi
quan lo lắng về bệnh tật của mình, năng suất lao động kém dễ mất việc, thất
học, do phải đi khám bệnh nhiều lần, chất lượng cuộc sống giảm sút, ảnh
hưởng đến hạnh phúc cá nhân và gia đình, nhiều trường hợp tử vong hoặc
tàn phế.
1.2.3.2. Đối với gia đình:
Do bệnh kéo dài, khó điều trị dứt điểm nên nhiều gia đình coi người
bệnh như một gánh nặng, thiếu kiên trì động viên người bệnh điều trị. Có hai
xu hướng hoặc là bi quan, chán nản hoặc cho là bệnh không điều trị được nên
lơ là ảnh hưởng đến việc khống chế, kiểm soát bệnh hen, ảnh hưởng đến kinh
tế, hạnh phúc gia đình…
1.2.3.3. Đối với xã hội:
- Chi phí chi cho việc khám bệnh, xét nghiệm, tiền thuốc….tốn kém.
Ngày nghỉ học, nghỉ làm việc tăng lên, năng suất lao động giảm sút, thiếu
9

nhiệt tình, giới hạn hoạt động, thiếu hoà nhập với xã hội.
- Theo con số ước tính chi phí cho điều trị hen phế quản lớn hơn chi phí
điều trị của hai bệnh Lao và AIDS cộng lại và ngày càng tăng độ lưu hành

hen phế quản tăng nhiều.
- Theo tài liệu của GINA thì chi phí trực tiếp ( nằm viện, thuốc men,
điều trị) chiếm 1 – 3% tổng chi phí y tế ở hầu hết các quốc gia. Chi phí nhiều
hay ít tuỳ thuộc vào mức độ nặng của bệnh và bệnh kèm theo, tuỳ theo kết
quả của chương trình kiểm soát hen có được triển khai thường xuyên và triệt
để hay không. [22]
- Ở Việt Nam hiện nay ước tính có từ 5% dân số mắc bệnh hen, tương
đương con số là khoảng 4 triệu người. Chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh năm
1996 theo thống kê chưa đầy đủ bệnh hen đã gây ra những thiệt hại to lớn,
mỗi năm trung bình tiêu tốn 108 triệu USD cho việc chữa bệnh, hơn 4 tỉ đồng
mất đi do điều trị thiếu hiệu quả với gần 300000 ngày công lao động bị mất.
Những con số thống kê ở Hà Nội cho thấy, mỗi bệnh nhân hen nếu không
được kiểm soát tốt mỗi năm phải vào viện cấp cứu trung bình 2 – 4 lần, mỗi
lần nhập viện chi phí 2 – 3 triệu đồng, chưa kể các tổn thất gây ra do nghỉ
học, nghỉ việc, mất việc và làm giảm chất lượng trong cuộc sống.
1.3. Nguyên nhân: [14]
- Các dị nguyên hít: Các dị nguyên từ động vật ( da, lông, chất thải,…),
con mạt bụi nhà ( dermatophagoides pteronyssinus), con gián, nấm mốc trong
nhà, và các dị nguyên ngoài trời ( như: phấn hoa Ambrosia ở Mỹ, Canada,
Mexico , cỏ cây thầu dầu ở Pháp, Rumani…).
- Các dị nguyên mang tính nghề nghiệp (làm bệnh khởi phát hoặc nặng
lên ở nơi làm việc): bụi bông, thuỷ tinh, sơn
- Các yếu tố kích thích: khói thuốc lá, khói than, khói hương, ô nhiễm
môi trường ( SO
2
, NO
2
, tro bụi và các phần tử trong khí diesel), nhiệt độ lạnh
10


và khô, hơi nước.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ trầm trọng của bệnh: viêm mũi –
xoang; trào ngược thực quản – dạ dày; mẫn cảm với aspirin, các thuốc kháng
viêm nonsteroid, các chất sulfit, một số loại thuốc ức chế beta trong các thuốc
nhỏ mắt; đặc biệt viêm đường hô hấp do virus; virus hợp bào hô hấp,
rhinovirus, influenza…là một yếu tố quan trọng gây trầm trọng cơn hen. Còn
phải kể đến tình trạng gắng sức, yếu tố thần kinh-nội tiết (xúc động mạnh,lo
lắng, sợ hãi…) thường dễ khởi phát hen, trẻ bị Addison, nhiễm độc giáp hen
thường nặng hơn.
Ngoài ra ở những gia đình có tiền sử HPQ, sổ mũi dai dẳng, viêm da
atopic, nồng độ IgE trong máu cao cũng là yếu tố quan trọng làm khởi phát
bệnh sớm.
1.4. Phân loại hen phế quản . [19,23,42].
1.4.1. Phân loại theo nguyên nhân
1.4.1.1. Hen phế quản không dị ứng: Có thể do các yếu tố sau:
- Yếu tố di tuyền.
- Thay đổi thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, biến động từ môi trường, áp suất
khí quyển.
- Rối loạn tâm thần, nội tiết.
- Aspirin và thuốc chống viêm không Steroid.
- Cảm xúc mạnh ( vui, buồn quá mức).
1.4.1.2. Hen phế quản dị ứng:
1.4.1.3. Hen phế quản dị ứng không nhiễm khuẩn:
- Dị nguyên đường hô hấp: bụi nhà, khói bếp, khói thuốc lá…, lông
chó mèo.
- Dị nguyên thức ăn: tôm, cua, cá, trứng, sữa…
11

- Thuốc: Peni, Piperagin…
- Lông vũ.

- Phấn hoa, cây cỏ ( Ambrona, hướng dương, ngô, thầu dầu).
1.4.1.4. Hen phế quản dị ứng nhiễm khuẩn ( typ IV):
- Vi khuẩn: tụ cầu, phế cầu, liên cầu, Klebsiella, Neisseria…
- Virus: Arbovirus, cúm, á cúm, RSV…
- Nấm mốc: Alternaria, cladosporium, Aspergillus…
Hen phế quản

Không dị ứng Dị ứng

Không nhiễm khuẩn Nhiễm khuẩn ( typ IV)

Typ I Typ II
1.4.2. Phân loại theo mức độ nặng theo GINA 2009:
Triệu chứng
Nhẹ
Nặng
1. Tinh thần
Bình thường
Kích thích, lơ mơ

2. SaO
2
≥ 94%
< 90%
3. Nói từng câu / từng từ
Từng câu
Từng từ
4. Mạch
< 100 lần/phút
>200 lần/phút ( 0 – 3 tuổi)

>180 lần/phút ( 4 – 5 tuổi)
5. Tím
Không

6. Sự thay đổi về khò khè
Có thay đổi
Yên lặng

- Chỉ cần 1 trong các dấu hiệu nặng thì được chẩn đoán là bệnh nặng.
12

- SaO
2
được đo trước khi thở oxy hoặc dùng thuốc dãn phế quản.
- Sự phát triển của trẻ bình thường.
1.5. Cơ chế bệnh sinh hen phế quản :
Hiện nay người ta biết rõ hơn cơ chế bệnh sinh của hen phế quản. Có 3
hiện tượng bệnh lý cơ bản: viêm, co thắt và gia tăng tính phản ứng phế quản.
1.5.1. Viêm là quá trình chủ yếu trong cơ chế bệnh sinh của hen phế quản
.[2,12,20,22,23]
- Viêm mãn tính niêm mạc đường thở với nhiều bạch cầu ái toan là nét
đặc trưng phân biệt giữa viêm của hen với viêm của bất kỳ bệnh lý hô hấp
nào khác.
- Các tế bào gây viêm như đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính,
bạch cầu ái toan, bạch cầu ưa kiềm, mastocyte, tế bào T&B, tế bào monocyte,
tiểu cầu…
- Nhiều Cytokin gây viêm được giải phóng từ đại thực bào, tế bào B
như IL
4
, IL

5
, IL
6
, 6MCSF ( Gramnulocyte marcophage colony stimulating factor)
gây viêm dữ dội làm tổn thương vận chuyển nhung mao niêm mạc đường hô hấp.
Leucotrien B
4
kéo bạch cầu ưa acid khi bị hoạt hóa sẽ sản xuất ra Leucotrien C và
yếu tố hoạt hoá tiểu cầu trực tiếp gây hẹp và phù nề phế quản.
- Các yếu tố gây viêm, các dị nguyên như là một kháng nguyên vào cơ
thể kết hợp với kháng thể trên bề mặt dưỡng bào ( tế bào mast) làm thoái hoá
hạt, giải phóng nhiều chất trung gian hóa hoạc tiên phát và thứ phát như:
Histamin, serotonine, bradykine, thromboxan A
2
( TX A
2
), prostaglandin (
PGD
2
, PGE
2
, PGF), leucotrien ( LTB
4
, LTC
4
, LTD
4
) có tác dụng làm tăng
tính thấm thành mạch, tăng tính phản ứng phế quản, tăng tiết nhầy…
- Yếu tố hoạt hoá tiểu cầu ( Platelet activating factor: PAF) gây co thắt,

viêm nhiễm phù nề phế quản.
13

- Các neuropeptid do các eosinophil tiết ra một số chất trung gian như
MBP ( Major basis protein), ECP ( Eosinophil cationic peptid) làm tróc biểu
mô giải phóng các meuropeptid gây viêm như chất P ( substance P), VIP,
CGERP, ET
1

- Các phân tử kết dính ( Adhension Molicule: AM) được phát hiện
trong những năm gần đây gồm nhiều họ khác nhau, có mối quan hệ gắn bó
với các cytokines trong quá trình viêm dị ứng.Có tác dụng gắn kết các tế bào
với nhau ở trong các mô, tổ chức, tạo điều kiện cho các tế bào di tản đến vị trí
viêm dị ứng, chủ yếu là phân tử kết dính liên bào 1 và 2.
1.5.2. Co thắt phế quản
- Hậu quả của hiện tượng viêm gây nên tình trạng co thắt phế quản. Ở
trẻ hen phế quản thụ thể β
2
bị suy giảm làm cho enzym Adenylcyclase kém
hoạt hoá, gây nhiều thiếu hụt AMPc ở cơ trơn phế quản. Tình trạng này làm
cho ion calci xâm nhập vào tế bào, đồng thời dưỡng bào bị thoái hoá hạt, giải
phóng các chất trung gian hoá học gây co thắt phế quản.
- Rối loạn hệ thần kinh tự động giao cảm làm tăng tiết cholin kích thích
hệ cholinergic làm giải phóng các chất trung gian hoá học và tăng GMPc nội
bào gây phản xạ co thắt phế quản.
- Trong tế bào và các chất hoá học trung gian gây viêm cần lưu ý vai
trò của leucotrien, đó là những sản phẩm chuyển hoá của acid arachidonic
theo đường 5 – lipooxygenase hình thành 2 typ leucotrien: sulfido – peptide
và LTB
4

. Thực chất các sulfido – peptide là chất SRS – A ( Slow – reacting
substance of anaphylaxic) có tác dụng co thắt phế quản rất mạnh. Các
leucotrien sulfid – peptid trên phế quản cô lập, có tác dụng co thắt mạnh hơn
1000 lần so với histamin và quá trình co thắt phế quản kéo dài hơn.
- Prostaglandine, đặc biệt là PGD
2
do mastocyte tiết ra thúc đẩy sự giải
phóng histamin từ basophile cũng chịu trách nhiệm về sự co thắt và gia tăng
14

tính phản ứng của phế quản. PAF là 1 yếu tố thứ phát làm co thắt phế quản.
1.5.3. Gia tăng tính phản ứng phế quản
- Là đặc điểm quan trọng trong bệnh sinh hen phế quản.
- Tăng tính phản ứng phế quản làm mất cân bằng giữa hệ adrenegic và
hệ cholinergic, dẫn đến tình trạng ưu thế thụ thể α so với β, tăng ưu thế của
GMP
c
so với AMPc nội bào, biến đổi hàm lượng enzym phosphodiesterase
nội bào, rối loạn chuyển hoá prostaglandin.
- Sự gia tăng tính phản ứng phế quản là cơ sở để giải thích sự xuất hiện
cơn hen phế quản do gắng sức, do khói các loại ( bếp than, thuốc lá…), không
khí lạnh và các mùi khó chịu khác.
Sự gia tăng tính phản ứng phế quản cùng với hiện tượng viêm và co
thắt dần dần làm thay đổi hình thái tổ chức giải phẫu bệnh trong lòng phế
quản của trẻ bị hen phế quản.
+ Thâm nhiễm tế bào viêm ( dưỡng bào, tế bào lymphoT, bạch cầu ái
toan và các tế bào khác) có vai trò quan trọng trong viêm.
+ Phù nề mô kẽ, thâm nhiễm bạch cầu ái toan.
+ Phá huỷ biểu mô phế quản và làm dày lớp màng đáy.
+ Tăng số lượng tế bào tiết nhầy và phì đại các tuyến dưới niêm mạc.

+ Phì đại và tăng sinh tế bào cơ trơn phế quản.
+ Giãn mạch.
+ Nút nhầy trong lòng phế quản.
Như vậy viêm là quá trình bệnh lý chủ yếu trong hen phế quản, nhất là
trẻ em dễ có quá trình viêm nhiễm đường hô hấp trên, có ý nghĩa quan trọng
trong việc xác định hướng điều trị các cơn khó thở.


15

1.6. Đặc điểm một số virus và ảnh hưởng của virus đến cơn HPQ:
1.6.1. Các nghiên cứu về ảnh hưởng virus đến cơn HPQ cấp:
- Nhiễm virus đường hô hấp là nguyên nhân chủ yếu gây khởi phát cơn
HPQ ở cả trẻ em và người lớn , đặc biệt ở trẻ em. Các virus hay gặp là : RSV,
virus cúm, Rhinovirus, Adenovirus [40,50,51].
- Trên thế giới có nhiều nghiên cứu cho thấy nhiễm virus có liên quan tới
các đợt khò khè tái phát cũng như khởi phát và làm nặng cơn HPQ :
+ Nghiên cứu của Nino Khetsuriani [51] cho thấy tỉ lệ nhiễm virus ở trẻ
có cơn HPQ cấp là 63,1%. Nhưng cũng theo nghiên cứu này, tỉ lệ nhiễm virus
bị ảnh hưởng theo mùa, mỗi virus có một thời điểm gọi là “đỉnh” hoạt động (
của virus cúm là 3 tuần tháng 12 ).
+ Theo Johnston và cộng sự [50] thì 80-85% trẻ có khò khè hoặc cơn hen
cấp bị nhiễm virus đường hô hấp, được phân lập bằng phương pháp nuôi cấy,
huyết thanh chẩn đoán và PCR.
+ Nghiên cứu của Glezen [41]: hầu hết trẻ < 5 tuổi khởi phát cơn hen cấp
do virus RSV,cúm, Rhinovirus, Adenovirus đều phải nhập viện.
1.6.2. Đặc điểm một số virus
16.2.1 Adenovirus: [30,58,45,74]
-Được tìm ra từ năm 1950.
- Thuộc họ Adenoviridea. Virus có kích thước trung bình,đường kính 70-

90nm, hình khối đa diện 20 mặt đối xứng điển hình. Không có vỏ bọc
icosaheral, hình dải đơn, mang chuỗi AND kép . Lõi AND liên kết với protein
VP-VII. Capsid được cấu tạo bởi 252 capsome và 240 hexon ở mỗi đỉnh, mỗi
pepton có 5 hexon ở mỗi đỉnh. Mỗi pepton gắn với một sợi glycoprotein đỉnh
(virus ở động vật có vú) hoặc hai sợi (virus ở chim), đầu sợi phồng lên dạng
16

cầu với đường kính 4nm là một ngưng kết tố hồng cầu và là nơi gắn thụ thể
của tế bào mẫn cảm. Khi mỗi phần tự do các sợi sẽ gây độc tế bào người.
- Có 52 typ huyết thanh, trong đó hơn một nửa là nguyên nhân gây bệnh.
- Có 41 type kháng nguyên được biết. Các sợi protein tạo nên các type
kháng nguyên đặc hiệu. Tất cả họ adenovirus có một type kháng nguyên đặc
hiệu chung được tạo ra từ protein vòng.
- Adenovirus có thể lây truyền quanh năm, nhưng nhiều hơn vào mùa
Đông và Xuân với đường lây trực tiếp từ dịch tiết hô hấp, nước, phân…
- Trẻ < 4 tuổi nhiễm Adenovirus có 2-7% bị bệnh đường hô hấp cấp,
trong đó 10% phải nhập viện với các triệu chứng của bệnh: VPQ, VTPQ,
Viêm phổi Tỉ lệ này cao hơn ở Argentina, tuỳ thuộc vào điều kiện của bệnh
viện. Đặc biệt nặng ở trẻ sơ sinh với tỉ lệ 16% và cao hơn - có liên quan đến
Adenovirus typ 3 và 7 .















Hình 1.1. Cấu trúc phân tử của Adenovirus
17

1.6.2.2. Virus cúm: [10,44,74]
- Là thành viên của họ orothomyxoviridae, gồm 3 type A, B, C. Virus
cúm A được chia thành nhiều phân type dựa trên bề mặt ngưng kết hồng cầu
Hemogglutimin (H) và neuramindase (N). Về hình thái học virus cúm A, B, C
tương tự nhau, các virus là những phân tử hình cầu bề mặt không đồng đều
đường kính 80 – 120 nm và có một lớp vỏ lipit trên bề mặt, nơi xuất hiện
những glycoprotein H và N. Kháng thể của kháng nguyên H là yếu tố quyết
định chủ yếu sự miễn dịch đối với virus cúm, trong khi những kháng thể của
kháng nguyên N lại giới hạn sự lây truyền và góp phần làm giảm nhiễm virus.
Bộ gen virus cúm A và B gồm 8 đoạn ARN đơn có 890 đến 2341 nucleotid,
mã hoá các protein cấu trúc và phi cấu trúc, virus cúm rất dễ biến dị nhất là
virus cúm A. Còn cúm C chỉ có 7 đoạn. Do biến dị nên virus cúm gồm nhiều
phân type. Mỗi lần virus biến dị kháng nguyên HA và NA bị biến đổi do đó
gây khó khăn trong việc sản xuất vắc xin phòng bệnh cúm. Có 16 loại kháng
nguyên H ( H
1
đến H
16
) và 9 loại kháng nguyên N ( N
1
đến N
9
) nghĩa là có tất

cả 144 tập hợp các loại virus cúm A.

18



Hình 1.2. Cấu trúc phân tử của virus Cúm
1.6.2.3. RSV ( Respiratory Syncytial Virus): [41,46,55,64].
- RSV được xếp vào Paramyxovirus hình cầu, đường kính 150 – 300nm
chứa sợi ARN, sợi đơn. RSV có vỏ bọc là lipid kép với cấu tạo 8 Protein cấu
trúc và 2 Protein không cấu trúc, thành phần RSV có ít nhất 10 loại Protein:
+ Protein N,P,L nằm bên trong nucleocapsid: Protein P,L có hoạt tính
polymeraza dùng cho phiên mã và sao chép,trong đó Protein P được
phosphorl hoá mạnh, còn Protein L có kích thước lớn(250kDal).Protein N có
kích thước trung bình, là Protein chính của nucleocapsid.
+ Protein F,G là gai bề mặt,trong đó có Protein G cần cho sự hấp
phụ,còn Protein F cần cho sự xâm nhập của virus vào tế bào.
+ RSV có 3 chuỗi Protein bề mặt: Protein bám dính,protein nhỏ kỵ
nước và Fusion Protein giúp cho virus hoạt động phá vỡ màng tế bào trong
môi trường nuôi cấy.
19

- Nhiều nghiên cứu cho rằng sự đáp ứng của các tế bào miễn dịch với
RSV có liên quan bệnh HPQ, đặc biệt tế bào Th2 và bạch cầu ưa acid [55,72].
1.6.3.Mối liên quan giữa nhiễm virus và HPQ: [14, 35]
85% các trường hợp HPQ nặng lên ở trẻ em tuổi học trò có liên quan
đến nhiễm virus đường hô hấp, trong đó có 2 loại Rhinovirus và coronavirus
là chủ yếu. Các nhiễm virus đường hô hấp cũng liên quan chặt chẽ với sự
nhập viện vì HPQ ở cả người lớn và trẻ em. Cơ chế thông qua nhiễm virus
đường hô hấp trên dẫn tới trầm trọng hơn HPQ vẫn còn chưa sáng tỏ hoàn

toàn. Các nghiên cứu thực nghiệm gần đây cho thấy nhiễm Rhinovirus dẫn tới
tăng số lượng bạch cầu ái toan và lymphote (CD
4+
) trong niêm mạc phế quản
ở cả đối tượng bình thường cũng như cơ địa dị ứng. Tuy nhiên ở những đối
tượng HPQ sự thâm nhiễm bạch cầu ái toan tồn tại dai dẳng tới ít nhất 6 tuần
sau khi nhiễm trùng, trong khi những đối tượng không phải HPQ số lượng
bạch cầu ái toan sẽ trở về mức cơ bản ở cùng thời điểm này. Kết quả này cho
thấy đáp ứng bệnh sinh khác nhau trong HPQ có thể giải thích được bằng sự
khác nhau trong vai trò của các Cytokin, của các lympho T giúp đỡ (TH)
được hoạt hoá bởi virus. Đồng thời các lympho T gây độc tế bào (CD
8
+) sẽ bị
hoạt hoá thông qua sự nhận diện các quyết định kháng nguyên của virus được
trình diện trong sự hạn chế bởi phức hợp MHC lớp I trên các tế bào bị nhiễm.
Hơn nữa các tế bào giết tự nhiên (NK) cũng bị mẫn cảm.
Sự lây nhiễm giới hạn ở biểu mô đường hô hấp, nơi giải phóng ra các yếu tố
trung gian, tạo nên sự đáp ứng miễn dịch và sinh lí bệnh đặc hiệu với từng
virus, gây hiện tượng viêm, co thắt phế quản và tăng đáp ứng đường thở [35].
1.7. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của hen phế quản
1.7.1. Lâm sàng:
- Triệu chứng lâm sàng đa dạng, tuỳ thuộc lứa tuổi của bệnh nhân và
20

từng thời điểm của bệnh. Thường khởi phát với những triệu chứng sau: ho,
khó thở, thở ngắn hơi, nặng ngực, trẻ nhỏ thường có khò khè. Ho nhất là vào
đêm về sáng, phải thức giấc ban đêm.
- Các triệu chứng này thường lặp đi lặp lại, có thể hết tự nhiên hoặc do
điều trị nhưng có khi nặng lên với các biểu hiện:
+ Khó thở liên tục, thường xuyên, chủ yếu khó thở ra, khò khè, cò cử.

+ Mạch nhanh.
+ Co kéo cơ hô hấp: rút lõm lồng ngực, rút lõi hõm ức.
+ Nghe phổi có ran rít, ran ngáy cuối thì thở ra, có thể có ran ẩm cả 2
thì thở vào và thở ra.
- Trong cơn khó thở nặng còn có các dấu hiệu ho liên tục, tím tái, vã
mồ hôi, đầu gật gù theo nhịp thở, khóc yếu, mạch đảo… Trường hợp nặng
hơn do các biến chứng: tràn màng phổi, tràn khí trung thất…
+ Trẻ có cơn hen kéo dài có những hậu quả lồng ngực hình “ ức gà”,
ngón tay dùi trống, chậm phát triển thể chất….
+ Ngoài ra có thể thấy triệu chứng: viêm mũi dị ứng ( hắt hơi, ngứa
mũi, chảy nước mũi), chàm, mày đay…[1,19,20,22,23,54]
+ Cơn hen thường xuất hiện nửa đêm về sáng, sau tiếp xúc với dị
nguyên hoặc thay đổi thời tiết, sau gắng sức, tiếp xúc khói bụi hoặc dùng
thuốc: aspirin…
- Triệu chứng lâm sàng của hen phế quản phản ánh mức độ tắc nghẽn
phế quản và tiểu phế quản làm thay đổi thông khí.
- Khai thác tiền sử cá nhân và gia đình phát hiện bệnh dị ứng kèm theo:
chàm, dị ứng thức ăn, viêm mũi dị ứng, viêm da… hoặc thành viên khác trong
gia đình cũng bị hen và các bệnh dị ứng ( đặc biệt là mẹ).
1.7.2. Cận lâm sàng
21

1.7.2.1. Thăm dò chức năng hô hấp:[4,11,54,63,70 ]
- Có giá trị trong việc đánh giá mức độ hen, mức độ tắc nghẽn hô hấp
mức độ rối loạn thông khí trong hen phế quản cũng như đánh giá hiệu quả
điều trị.
- Trẻ em từ 1 – 3 tuổi người ta tiến hành đo chức năng hô hấp trong khi
ngủ bằng Hidrat cloral, Nembutan. Thực hiện tiến hành không đo và có thể
tiến hành ngay khi bệnh nhân có tắc nghẽn phế quản vừa phải. Ở lứa tuổi này
người ta đã dùng phương pháp đo sức cản đường hô hấp. Thăm dò chức năng

bằng phế dung kế, trong cơn hen cấp các chỉ số PEF, FVC, FEV1, chỉ số
FEV
1
/FVC đều giảm ( PEF, FVC, FEV
1
đo được nhỏ hơn 80% số đối chiếu,
FEV
1
/FVC có trị giá nhỏ hơn 75%), biểu hiện rối loạn thông khí tắc nghẽn
phế quản nhỏ ( đường kính nhỏ hơn 2-3 mm), chỉ số PEF nhạy hơn FEV
1

FEV
1
/FVC. Các thông số FEF
25-75%
, MEF
50%
, MEF
25%
cũng giảm dưới 80%
số đối chiếu khi có tắc nghẽn phế quản nhỏ và vừa. Khi đợt cấp của bệnh hết,
bệnh nhân không khó thở, FVC và FEV
1
có thể tăng lên, nhưng PEF vẫn đáng
kể. Trong hen, nói chung PEF tương hợp với FEV
1
, chúng có giá trị như nhau
trong việc đánh giá mức độ tắc nghẽn đường thở của người bệnh. Khi PEF
hoặc FEV

1
< 50% giá trị lý thuyết, chứng tỏ tắc nghẽn nặng đường thở.
1.7.2.2. X quang phổi và 1 số xét nghiệm khác
- Hình ảnh chụp X quang phổi trong cơn khó thở cho thấy tình trạng
phổi quá sáng do ứ trệ khí, lồng ngực căng nếu bị lâu có tình trạng khí phế
thũng do dãn phế nang, tâm phế mãn…[19, 23].
- Phân tích khí máu trong cơn khó thở cho thấy SpO
2
và PaO
2
giảm.
Trường hợp khó thở nặng, kéo dài có biểu hiện tăng PaCO
2
, tình trạng rối
loạn thăng bằng kiềm toan. Ngoài cơn khó thở, các thông số khí máu có thể
trở về bình thường. [19,43]
22

- Một số xét nghiệm khác: [23]
+ Tăng bạch cầu ái toan, thường tăng lên 5%, có thể lên đến 30 – 40%
trong hen nặng, kéo dài…phù hợp mức độ nặng của bệnh.
+ Tăng IgE toàn phần trong máu: gặp 50% người lớn và 80% trẻ em bị
hen có giá trị trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị hen do Aspergillus.
+ Điện giải đồ: trong trường hợp hen nặng kéo dài, thường giảm.
+ Xét nghiệm đờm có nhiều bạch cầu ái toan, tinh thể Charcot – leyden
và vòng xoắn Cushman.
1.7.3. Chẩn đoán hen phế quản :Theo GINA 2009 [42]
1.7.3.1.Chẩn đoán bệnh HPQ:
- Chẩn đoán HPQ ở trẻ em dưới 5 tuổi rất khó khăn, chủ yếu dựa vào các
triệu chứng cơ năng, thực thể , yếu tố tiền sử, bệnh sử:

+Lâm sàng: Khò khè thường xuyên ( > 1 lần 1 tháng), không biến đổi theo
mùa, không liên quan đến các đợt nhiễm siêu vi.
Ho hay khò khè do vận động hoặc ho về đêm trong các đợt
không nhiễm siêu vi.
+ Tiền sử: Nếu trẻ có các biểu hiện dị ứng như chàm hoặc trong gia đình có
bố hoặc mẹ bị chàm hoặc có các cơ địa dị ứng khác thì khả năng trẻ bị hen
nhiều hơn. Một chỉ só lâm sàng đơn giản dựa trên việc xuất hiện khò khè
trước 3 tuổi và sự có mặt của một yếu tố nguy cơ chính ( tiền căn gia đình có
cha mẹ bị hen hay chàm) hay 2 trong 3 yếu tố nguy cơ phụ (tăng bạch cầu đa
nhân ái toan, khò khè trong đợt không bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng) là các
triệu chứng tiên đoán xuất hiện bệnh hen khi trẻ lớn hơn.
23

- Các triệu chứng trên thường xảy ra và nặng hơn về đêm, làm trẻ
thức giấc hoặc khi: Tiếp xúc với lông súc vật, hoá chất, thay đổi thời tiết,
bụi nhà, thuốc, chạy nhảy, khói thuốc lá, khói than, đặc biệt khi nhiễm
virus đường hô hấp.

1.7.3.2. Chẩn đoán mức độ nặng của cơn hen phế quản : Theo GINA 2009 [42]
Triệu chứng
Nhẹ
Nặng
1. Tinh thần
Bình thường
Kích thích, lơ mơ

2. SaO
2
≥ 94%
< 90%

3. Nói từng câu / từng từ
Từng câu
Từng từ
4. Mạch
< 100 lần/phút
>200 lần/phút ( 0 – 3 tuổi)
>180 lần/phút ( 4 – 5 tuổi)
5. Tím
Không

6. Sự thay đổi về khò khè
Có thay đổi
Yên lặng
- Chỉ cần 1 trong các dấu hiệu nặng thì được chẩn đoán là bệnh nặng.
- SaO
2
được đo trước khi thở oxy hoặc dùng thuốc dãn phế quản.
- Sự phát triển của trẻ bình thường.
1.7.3.3. Chẩn đoán phân biệt: Hen phế quản ở trẻ dưới 5 tuổi có thể nhầm với
một số bệnh sau:
- Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp
+ Viêm đường hô hấp xảy ra từng đợt, viêm mũi xoang mãn tính, lao.
- Bệnh bẩm sinh
+ Nhuyễn khí quản, Xơ nang tuỵ, Loạn sản phế quản phổi, dị dạng
bẩm sinh gây hẹp đường dẫn khí trong lồng ngực, HC rối loạn vận động thể
24

mi tiên phát, thiếu hụt miễn dịch, bệnh tim bẩm sinh .
- Các vấn đề cơ học
+ Trào ngược dạ dày thực quản.

1.8. Điều trị:
Cơ chế bệnh sinh của hen phế quản thực chất là viêm mãn tính đường
thở dẫn đến hậu quả co thắt phế quản và gia tăng tính phản ứng đường thở. Vì
vậy, vấn đề cơ bản trong điều trị hen phế quản là:
+ Các thuốc dãn phế quản để cắt cơn hen kịch phát.
+ Thuốc chống viêm để kiểm soát căn nguyên và dự phòng tái phát.
1.8.1.Thuốc giãn phế quản
1.8.1.1. Thuốc cường β2- Adrenergic
- Thuốc cường β2 chọn lọc: thuốc có tác dụng chọn lọc trên thụ thể β2,
được dùng rộng rãi trong điều trị HPQ hiện tại.
Thuốc làm giãn cơ trơn phế quản bằng cách kích thích lên thụ thể β2 ở tế
bào mặt cơ trơn của đường thở. Thuốc không có tác dụng co mạch như thụ
thể α và ít tác dụng phụ hơn trên hệ tim mạch như thụ thể β1 gây ra
[1][18][39].
+ Đường uống: bắt đầu tác dụng sau 30-60 phút và kéo dài 4-6 giờ. Hai
chế phẩm được sử dụng phổ biến là salbutamol và terbutalin.
+ Đường hô hấp: Ngày càng được sử dụng phổ biến trong điều trị cắt cơn
HPQ ở mọi mức độ.Thuốc được đưa trực tiếp vào đường hô hấp với hiệu
quả điều trị mạnh, thời gian tác dụng nhanh, tác dụng tối đa sau 30 phút, ít
tác dụng phụ toàn thân so với đường uống và đường tiêm truyền [39].
Thuốc được sử dụng qua đường hô hấp có 3 cách: khí dung, hít định liều,
hít bột khô.
+ Đường tiêm: Ít được sử dụng vì không an toàn và gây nhiều tác dụng phụ
25

so với đường hô hấp. Chỉ dùng trong cơn hen ác tính hoặc không thể dùng
được đường hô hấp, có thể tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch [18].
- Thuốc cường β không chọn lọc:
Các thuốc này tác động lên cả receptor β1, β2 và α nên có tác dụng giãn
phế quản mạnh. Hai chế phẩm hay được dùng là: Adrenalin ( nhiều tác dụng

phụ nên chỉ dùng trong cơn hen nặng) và Ephedrin (tác dụng yếu, nhiều tác
dụng phụ nên ít sử dụng ) [18].
1.8.1.2. Nhóm Xanthin.
Được sử dụng từ xa xưa như một thuốc giãn phế quản. Hai thuốc cơ bản:
Theophilin và Aminophilin [3][19][23].
1.8.1.3. Thuốc kháng Cholinergic.
Ipratropium bromid có tác dụng đối kháng cạnh tranh với acetylcholin
tại thụ thể Muscarinic và ức chế dây thần kinh phế vị. Thuốc dùng dạng hít và
khí dung. Thuốc dùng phổ biến là Combivent dạng khí dung [18].
1.8.2. Thuốc chống viêm.
Dùng để kiểm soát bệnh nguyên và dự phòng. Việc sử dung hàng ngày
loại thuốc này là phương tiện hiệu quả nhất trong kiểm soát phản ứng viêm
niêm mạc đường thở ở tất cả thể hen Các thuốc này có tác dụng tốt trong các
cơn cấp tính, khi tắc ngẽn đường dẫn khí không đỡ hoặc nặng hơn dù đã dùng
thuốc giãn phế quản với liều tối đa.
Có nhiều chế phẩm corticoid hít (ICS) có tác dụng tại chỗ mạnh và tạo
điều kiện cho sự giảm liều thuốc uống, đồng thời có thể thay thế cho thuốc
uống trong trường hợp hen có xu hướng nặng lên.Tuỳ mức độ nặng của bệnh
để lựa chọn chế phẩm và liều phù hợp [60].


×