Sử dụng Nghiệp vụ TTM trong việc điều hành CSTTQG ở VN Nhóm 4 - Đêm1 TCDN- K20
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp
Phòng Đào Tạo Sau DH
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI 9:
“Sử Dụng Nghiệp Vụ Thị Trường Mở
Trong Việc Điều Hành Chính Sách Tiền Tệ
Quốc Gia Ở Việt Nam Hiện Nay”
GV HD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn
Nhóm thực hiện: Nhóm 4
Lớp: Đêm 1 – TCDN K20
Tp. Hồ Chí Minh, Ngày 30 tháng 03 năm 2012
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 1
Sử dụng Nghiệp vụ TTM trong việc điều hành CSTTQG ở VN Nhóm 4 - Đêm1 TCDN- K20
DANH SÁCH NHÓM 4_ TCDN ĐÊM 1
STT Họ và tên Email Điện thoại Ghi chú
1 Lê Thị Ngọc Mai 0983922687
2 Nguyễn Thị Kim Hoàng 0983311480
3 Mai Thị Lệ Huyền 0983198703
Nhóm
trưởng
4 Nguyễn Thị Kim Oanh 0908070644
5 Phạm Ngọc Thảo 0902203488
6 Vương Văn Thuận 0919611228
7 Trần Thị Xuân Thùy 0979112434
Nhóm
phó
8 Nguyễn Thị Bích Thủy 0908628009
9 Đinh Thị Huyền Trâm 0985 44 91 99
10 Đặng Lê Hồng Trúc 0935410186
11 Nguyễn Định Tường 0938696009
LỜI MỞ ĐẦU
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 2
Sử dụng Nghiệp vụ TTM trong việc điều hành CSTTQG ở VN Nhóm 4 - Đêm1 TCDN- K20
Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng trong quá
trình điều hành các hoạt động của nền kinh tế. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ thực sự có ý
nghĩa và thể hiện đúng vai trò vị trí của mình hay không lại phụ thuộc vào quá trình sử
dụng các công cụ để thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Để thực hiện
vai trò và trách nhiệm đã được quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam đã sử dụng các công cụ tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự
trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở.
Sau một thời gian dài chuẩn bị về hàng lang pháp lý, trang thiết bị, nhân lực, …
nghiệp vụ thị trường mở đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức khai trương
vào ngày 12/7/2000. Trải qua hơn 10 năm hoạt động, nghiệp vụ thị trường mở đã được
thực hiện an toàn, góp phần quan trọng vào việc điều tiết và kiểm soát lượng tiền cung
ứng của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, cũng như các công cụ chính sách tiền tệ khác
của Ngân hàng nhà nước, nghiệp vụ thị trường mở đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Để
hiểu hơn về vấn đề này, nhóm 4, Lớp Tài Chính Đêm 1 đã nghiên cứu, tìm hiểu và thực
hiện đề tài “Sử dụng nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ quốc
gia ở Việt Nam hiện nay”.
Trong quá trình nghiên cứu không thề tránh khỏi những thiếu sót vì nguốn tài liệu
tìm kiếm còn hạn chế và kỹ năng phân tích còn non nớt, rất mong sự góp ý của Giáo viên
hướng dẫn và các bạn đọc để bài hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA
Tại bất kỳ một quốc gia nào có nền kinh tế thị trường, để đạt được các mục tiêu phát
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 3
Sử dụng Nghiệp vụ TTM trong việc điều hành CSTTQG ở VN Nhóm 4 - Đêm1 TCDN- K20
triển kinh tế vĩ mô đều phải sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài
chính, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại và chính sách tiền tệ (CSTT).
Thông qua việc điều hành các chính sách này để tác động đến các mục tiêu như tăng
trưởng, lạm phát, việc làm … Vì vậy, CSTT đóng vai trò là một bộ phận quan trọng và
không thể thiếu trong hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
1.1. Khái niệm về chính sách tiền tệ
CSTT là một chính sách kinh tế vĩ mô mà trong đó NHTW sử dụng các công cụ của
mình để điều tiết và kiểm soát các điều kiện tiền tệ của nền kinh tế nhằm đảm bảo sự ổn
định giá trị tiền tệ, tạo nền tảng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và duy trì các mục tiêu xã
hội hợp lý.
Theo nghĩa rộng, CSTT là chính sách điều hành toàn bộ khối lượng tiền tệ trong nền
kinh tế nhằm phân bổ một cách hiệu quả nhất các nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu
tăng trưởng, cân đối kinh tế trên cơ sở đó ổn định giá trị đồng tiền quốc gia. Theo nghĩa
hẹp, CSTT là chính sách đảm bảo sao cho khối lượng tiền cung ứng tăng thêm trong một
năm tương ứng với mức tăng trưởng kinh tế và chỉ số lạm phát nhằm ổn định giá trị của
đồng tiền, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
NHTW có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến
CSTT vì mọi hoạt động của NHTW và hệ thống ngân hàng đều ảnh hưởng đến hệ thống
điều kiện tiền tệ của nền kinh tế được thể hiện qua các chỉ tiêu như khối lượng tiền, tín
dụng, lãi suất, tỷ giá … Vì thế công t xây dựng và điều hành CSTT là trọng tâm hoạt động
của một NHTW.
1.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ
Nội dung của CSTT thể hiện thông qua việc thiết kế hệ thống mục tiêu của CSTT
trong từng thời kỳ bao gồm các mục tiêu tổng quát và hệ thống mục tiêu điều hành.
1.2.1. Mục tiêu tổng quát (mục tiêu cuối cùng)
Mục tiêu CSTT hầu như thống nhất ở các nước. Sự điều chỉnh lượng tiền cung ứng
nhằm mục tiêu trước hết là ổn định giá trị tiền tệ, trên cơ sở đó góp phần tăng trưởng kinh
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 4
Sử dụng Nghiệp vụ TTM trong việc điều hành CSTTQG ở VN Nhóm 4 - Đêm1 TCDN- K20
tế và tạo công ăn việc làm. Ngoài các mục tiêu vĩ mô trên, một số nước còn tập trung vào
các mục tiêu cụ thể, tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế phát triển đặc thù quốc gia. Tuy nhiên
do tính chất mâu thuẫn giữa các mục tiêu nên NHTW không thể theo đuổi tất cả các mục
tiêu trên trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này buộc NHTW phải có sự lựa chọn
và ưu tiên cho những mục tiêu quan trọng trong từng thời kỳ mặc dù mục tiêu ổn định giá
cả luôn là mục tiêu dài hạn của NHTW.
1.2.2. Mục tiêu điều hành
Các mục tiêu chính sách trên chỉ là mục tiêu cuối cùng mà các CSTT nhắm tới. Đây
là các mục tiêu mang tính định tính nên để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình điều
hành CSTT, các NHTW đều xây dựng hệ thống mục tiêu điều hành mang tính định lượng
cụ thể hơn.
Mục tiêu điều hành là các biến số tiền tệ có tác động mạnh theo một chiều nhất định
đến mục tiêu cuối cùng (mục tiêu chính sách) của CSTT. Căn cứ vào sự phát triển và diễn
biến của thị trường tiền tệ, NHTW các nước đều lựa chọn các mục tiêu điều hành của
CSTT. Mục tiêu điều hành của CSTT bao gồm mục tiêu trung gian và mục tiêu hoạt động.
Mục tiêu trung gian
NHTW không thể sử dụng các công cụ CSTT tác động trực tiếp và ngay lập tức đến
các mục tiêu cuối cùng của nền kinh tế. Ảnh hướng của CSTT chỉ xuất hiện sau một thời
gian nhất định. Để khắc phục hạn chế này, NHTW của tất cả các nước thường xác định
các chỉ tiêu cần đạt được trước khi đạt được mục tiêu cuối cùng.
Tiêu chuẩn của chỉ tiêu trung gian: (1) Có thể đo lường được một cách chính xác và
nhanh chóng, bởi vì các chỉ tiêu này chỉ có ích khi nó phản ánh được tình trạng của CSTT
nhanh hơn mục tiêu cuối cùng; (2) Có thể kiểm soát được để có thể điều chỉnh mục tiêu
đó cho phù hợp với định hướng của CSTT; (3) Có mối liên hệ chặt chẽ với mục tiêu cuối
cùng.
Cả tổng lượng tiền cung ứng và lãi suất đều thoả mãn các tiêu chuẩn trên, nhưng
NHTW không thể chọn cả hai chỉ tiêu trên làm mục tiêu trung gian mà chỉ có thể chọn
một trong hai chỉ tiêu đó. Bởi lẽ, nếu đạt được mục tiêu về tổng khối lượng tiền cung ứng
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 5
Sử dụng Nghiệp vụ TTM trong việc điều hành CSTTQG ở VN Nhóm 4 - Đêm1 TCDN- K20
thì phải chấp nhận sự biến động của lãi suất và ngược lại.
Mục tiêu hoạt động
Mục tiêu hoạt động là các chỉ tiêu có phản ứng tức thời với sự điều chỉnh của công
cụ CSTT đồng thời có mối quan hệ chi phối tới các mục tiêu trung gian. Việc lựa chọn hệ
thống chỉ tiêu thích hợp làm mục tiêu hoạt động có ý nghĩa quan trọng quyết định hiệu
quả tác động của CSTT. Hệ thống chỉ tiêu này vừa đóng vai trò phản ánh tình trạng CSTT
đồng thời phản ánh dấu hiệu về định hướng CSTT của NHTW.
Các tiêu chuẩn lựa chọn chỉ tiêu làm mục tiêu hoạt động cũng tương tự như tiêu
chuẩn lựa chọn mục tiêu trung gian, bao gồm: (1) Phải đo lường được nhằm tránh những
suy diễn thiếu chính xác làm sai lệch dấu hiệu của CSTT; (2) Phải có mối quan hệ trực
tiếp và ổn định với các công cụ của CSTT; (3) Phải có mối quan hệ chặt chẽ và ổn định
với mụcc tiêu trung gian được lựa chọn. Căn cứ vào tiêu chuẩn trên, các chỉ tiêu thường
được lựa chọn làm mục tiêu hoạt động của NHTW bao gồm: lãi suất liên ngân hàng và dự
trữ ngân hàng.
1.3. Các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ
Để thực hiện CSTT theo các mục tiêu đã xác định trong từng thời kỳ, NHTW sử dụng
một số công cụ CSTT nhằm tác động đến khối lượng tiền trong lưu thông và lãi suất (chi phí)
vay vốn. Công cụ CSTT là các hoạt động được thực hiện trực tiếp bởi NHTW nhằm tác động
trực tiếp tới các mục tiêu hoạt động, qua đó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới mục tiêu
trung gian, từ đó đạt được các mục tiêu cuối cùng của CSTT.
1.3.1. Các công cụ chủ yếu
Đây là nhóm công cụ tác động trước hết vào các mục tiêu hoạt động của CSTT như lãi
suất thị trường liên ngân hàng, dự trữ không vay, dự trữ đi vay, … và thông qua cơ chế thị
trường mà tác động này truyền tới các mục tiêu trung gian là khối lượng tiền cung ứng và lãi
suất. Nhóm công cụ này bao gồm:
Dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc (DTBB) là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trên một tài
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 6
Sử dụng Nghiệp vụ TTM trong việc điều hành CSTTQG ở VN Nhóm 4 - Đêm1 TCDN- K20
khoản tiền gửi tại NHTW trong một thời kỳ nhất định. DTBB được tính trên cơ sở tỷ lệ
DTBB do NHTW quy định đối với từng loại tiền gửi cấu thành nên nguồn vốn hoạt
động của một ngân hàng. Tỷ lệ DTBB do NHTW quy định và được xác định bằng một
tỷ lệ % nhất định trên tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại NHTM. Tỷ lệ DTBB được
áp dụng có phân biệt đối với các loại tiền gửi có thời hạn khác nhau, quy mô và tính chất
hoạt động của NHTM.
Chính sách chiết khấu
Chiết khấu là một trong những hình thức cho vay của NHTW đối với các NHTM. Khi
cấp một khoản tín dụng cho NHTM, một mặt NHTW đã làm tăng lượng tiền cung ứng, mặt
khác tạo cơ sở cho các NHTM tạo bút tệ cũng như khai thông được năng lực thanh toán của họ.
Chính sách chiết khấu bao gồm các quy định về hạn mức chiết khấu, lãi suất chiết khấu
và điều kiện cho vay của NHTW đối với các ngân hàng. NHTW cho vay ngắn hạn trên cơ sở
chiết khấu các chứng từ có giá của ngân hàng. NHTW kiểm soát công cụ này chủ yếu bằng
cách tác động tới giá cả khoản vay thông qua lãi suất chiết khấu căn cứ vào mục tiêu của CSTT
là thắt chặt hay nới lỏng, từ đó tác động tới lượng tiền trong lưu thông.
Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở (OMO) là hoạt động NHTW mua, bán GTCG như tín
phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, tín phiếu NHTW, chứng chỉ tiền gửi trên thị trường
tiền tệ, nhằm làm thay đổi cơ số tiền tệ mà đặc biệt là tiền dự trữ trong hệ thống ngân
hàng, qua đó tác động đến khối lượng tiền cung ứng. Do vậy, thị trường này có khả năng
tiếp nhận được một lượng rất lớn nghiệp vụ của NHTW mà không làm cho giá cả biến
động mạnh.
OMO là công cụ CSTT quan trọng của NHTW. Nghiệp vụ này là yếu tố quyết định
quan trọng nhất đối với những thay đổi trong cơ số tiền tệ và đó cũng là nguồn gốc chính
gây nên những biến động trong cung ứng tiền tệ.
OMO là một trong những cửa ngõ quan trọng để NHTW phát hành tiền vào lưu
thông hoặc rút bớt tiền trong lưu thông về thông qua mua hay bán các các loại GTCG.
Qua nghiệp vụ mua bán này NHTW làm tăng hay giảm dự trữ của các NHTM, tác động
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 7
Sử dụng Nghiệp vụ TTM trong việc điều hành CSTTQG ở VN Nhóm 4 - Đêm1 TCDN- K20
đến khả năng tín dụng của các ngân hàng này và từ đó làm tăng hay giảm lượng tiền cung
ứng.
1.3.2. Các công cụ bổ trợ
Bên cạnh những công cụ chủ yếu nêu trên thì NHTW còn sử dụng các công cụ bổ trợ để
thực hiện CSTT.
Lãi suất
Hạn mức tín dụng
Tỷ giá hối đoái
1.4. Khái quát về nghiệp vụ thị trường mở
1.4.1. Vai trò và sự cần thiết của nghiệp vụ thị trường mở
Đối với ngân hàng trung ương
Để thực hiện nhiệm vụ ổn định giá trị đồng tiền, NHTW đã xây dựng và thực thi các
công cụ CSTT nhằm đưa tiền ra và rút tiền về từ lưu thông theo tín hiệu thị trường. Trong
đó, OMO là công cụ CSTT gián tiếp quan trọng nhất tại nhiều quốc gia làm thay đổi cung
- cầu tiền tệ dẫn đến thay đổi lãi suất trên thị trường tiền tệ. Thông qua việc mua bán
GTCG tại thị trường mở, NHTW có thể mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng tiền dự trữ
trong hệ thống ngân hàng và tác động một cách tốt nhất đến cơ số tiền tệ, lượng tiền cung
ứng. Như vậy, OMO đã tạo điều kiện cho NHTW hạn chế sử dụng các công cụ mang tính
trực tiếp trong điều hành CSTT.
Bên cạnh mục đích điều tiết vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng, thông qua mua
bán GTCG trên thị trường mở, NHTW còn cấp tín hiệu cho thị trường về định hướng điều
hành CSTT trong tương lai là nới lỏng hay thắt chặt. Đặc biệt khi thực hiện OMO thường
xuyên và hiệu quả, lãi suất thị trường mở có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng,
chỉ đạo lãi suất thị trường và qua đó NHTW có thể hạn chế những biến động của lãi suất
thị trường.
OMO là một công cụ CSTT có tính chủ động cao. OMO do NHTW chủ động khởi
xướng, khác với các nghiệp vụ cho vay hỗ trợ vốn khác của NHTW thường do các ngân
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 8
Sử dụng Nghiệp vụ TTM trong việc điều hành CSTTQG ở VN Nhóm 4 - Đêm1 TCDN- K20
hàng có nhu cầu vay vốn chủ động khởi xướng. Như vậy, NHTW có thể chủ động thực
hiện OMO theo định kỳ hoặc vào các thời điểm cần thiết. OMO có thể được thực hiện linh
hoạt xét trên góc độ về khối lượng cũng như thời gian giao dịch. NHTW có thể thực hiện
OMO ở quy mô lớn/nhỏ (khối lượng mua bán GTCG lớn/nhỏ) với thời hạn dài/ngắn tuỳ
theo quyết định mua/bán GTCG.
OMO có thể khắc phục được những hạn chế của các công cụ kiểm soát tiền tệ trực tiếp
và các công cụ gián tiếp khác. Các giao dịch OMO có tính hai chiều, qua đó NHTW có
thể bơm thêm tiền vào lưu thông hoặc rút tiền từ lưu thông. Qua việc tính toán và dự báo
vốn khả dụng cũng như lượng tiền cung ứng, NHTW có thể biết chính xác được khối
lượng tiền cần bơm thêm hoặc rút về từ lưu thông.
Đối với các đối tác của ngân hàng trung ương
Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong cơ chế thị trường ngày càng đa dạng
dẫn đến hoạt động quản lý và sử dụng vốn khả dụng cần phải chủ động và linh hoạt hơn.
Hiện nay trong cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn
với thời gian dưới 12 tháng thường chiếm tỷ trọng từ 60-70%. Vì vậy, vấn đề cấp bách
hiện nay đối với các ngân hàng là làm thế nào để sử dụng vốn linh hoạt hiệu quả và giải
quyết được khó khăn tạm thời về vốn khả dụng trong thời gian ngắn, không gây ách tắc
trong thanh toán cũng như đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng.
Thị trường mở là nơi các đối tác của NHTW được chủ động tham gia mua bán
GTCG với NHTW và lãi suất thực sự là mang tính thị trường. Thông qua thị trường mở,
các ngân hàng có thể sử dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để đầu tư vào các GTCG
để thu được lợi tức và đáp ứng nhu cầu dự trữ thứ cấp. Khi cần thiết, các ngân hàng có thể
bán lại các GTCG này trên thị trường mở để giải quyết khó khăn về nguồn vốn. Các thành
viên tham gia thị trường mở thường là các đối tác có độ tin cậy cao, nên việc mua bán
GTCG trên thị trường mở có độ an toàn rất cao. Bên cạnh đó, những điều kiện về chủng
loại và chất lượng các GTCG được giao dịch trong OMO sẽ gián tiếp làm thay đổi danh
mục đầu tư GTCG của các ngân hàng, từ đó cải thiện theo hướng tích cực cơ cấu sử dụng
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 9
Sử dụng Nghiệp vụ TTM trong việc điều hành CSTTQG ở VN Nhóm 4 - Đêm1 TCDN- K20
vốn của ngân hàng, làm giảm dự trữ không sinh lợi và cải thiện bảng tổng kết tài sản của
ngân hàng.
Ngoài ra, OMO góp phần đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh của các TCTD. Các
TCTD không chỉ đơn thuần thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống như cho
vay, bảo lãnh, dịch vụ … mà còn sử dụng một nguồn vốn nhất định để thực hiện nghiệp
vụ kinh doanh mới là mua bán các GTCG. OMO cũng thúc đẩy các mối quan hệ mang
tính kinh doanh giữa các thành viên tham gia thị trường.
OMO do các ngân hàng tự nguyện tham gia thực hiện theo các nguyên tắc thị
trường, không mang tính chất bắt buộc như DTBB và cũng không có tác động như một
hình thức "đánh thuế" đối với hoạt động của các ngân hàng như DTBB. Lãi suất trên thị
trường mở cũng mang tính chất thị trường chứ không bị áp đặt như trong công cụ chiết
khấu GTCG của NHTW.
Như vậy, thị trường mở tạo điều kiện cho các ngân hàng sử dụng nguồn vốn tạm thời
nhàn rỗi hiệu quả hơn và đa dạng hoá thêm các nghiệp vụ kinh doanh của các ngân hàng.
Đối với nền kinh tế
Mặc dù thành viên của OMO chủ yếu là các tổ chức tín dụng, tài chính và NHTW
nhưng OMO cũng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế.
Thông qua việc phát hành, mua bán GTCG trên thị trường mở, các chủ thể của thị
trường mở đã làm tăng thêm tính thanh khoản cho các GTCG này. Điều này góp phần
thúc đẩy các thị trường tài chính phát triển. Từ đó, tạo điều kiện cho các trung gian tài
chính thu hút vốn trong nền kinh tế và thay đổi thói quen tiết kiệm, tiêu dùng của các hộ
gia đình trong nền kinh tế.
Thị trường mở có sự gắn kết chặt chẽ với các thị trường tiền tệ, đặc biệt là thị trường
nội tệ liên ngân hàng. Sự phát triển của thị trường mở tác động mạnh đến sự hoàn thiện và
phát triển của thị trường liên ngân hàng.
Mặt khác, hiện nay Việt Nam đang trong quá trình mở cửa và hội nhập vào nền kinh
tế thế giới. Việt Nam phải thực hiện các cam kết yêu cầu của các tổ chức tài chính, tiền tệ,
thương mại quốc tế hay các quốc gia phát triển, trong đó có yêu cầu về cải cách hệ thống
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 10
Sử dụng Nghiệp vụ TTM trong việc điều hành CSTTQG ở VN Nhóm 4 - Đêm1 TCDN- K20
ngân hàng và nâng cao tính minh bạch trong các hoạt động của NHTW. Tại các quốc gia
phát triển hay các quốc gia trong khu vực Đông Nam á đều sử dụng OMO trong điều hành
CSTT để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, việc sử dụng OMO là một
điều kiện cần thiết để hội nhập nền kinh tế vào khu vực và thế giới.
1.4.3. Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở
Thông qua hoạt động mua, bán các GTCG trên thị trường mở, NHTW đã tác động
trực tiếp đến dự trữ của các ngân hàng và ảnh hưởng gián tiếp đến các mức lãi suất trên thị
trường, từ đó tác động trực tiếp đến các mục tiêu của chính sách tiền tệ cả về mặt giá và
mặt lượng.
Về mặt lượng - Tác động vào dự trữ của hệ thống ngân hàng
Hành vi mua bán các GTCG trên thị trường mở của NHTW có khả năng tác động
ngay lập tức đến tình trạng dự trữ của các NHTM thông qua ảnh hưởng đến tiền gửi của
các ngân hàng tại NHTW (nếu các NHTM là đối tác tham gia OMO) và tiền gửi của
khách hàng tại hệ thống ngân hàng (nếu các khách hàng là đối tác tham gia OMO).
Sơ đồ 1.1. Cơ chế tác động của OMO tới dự trữ ngân hàng
Khi NHTW thực hiện bán GTCG cho các ngân hàng thì tiền gửi của ngân hàng tại
NHTW sẽ giảm xuống tương ứng với khối lượng GTCG mà NHTW bán ra. Trường hợp
người mua là các khách hàng của ngân hàng thì số tiền mua GTCG sẽ làm giảm số dư tiền
gửi của họ tại hệ thống ngân hàng. Kết quả là dự trữ của hệ thống ngân hàng giảm sút
tương ứng với khối lượng GTCG mà NHTW bán ra. Sự giảm sút dự trữ của hệ thống ngân
hàng sẽ làm giảm khả năng cho vay của ngân hàng và vì thế khối lượng tín dụng giảm dẫn
đến cung tiền sẽ giảm. Ngược lại, khi NHTW thực hiện mua GTCG trên thị trường mở,
kết quả làm dự trữ của các ngân hàng tăng lên. Như vậy, khi NHTW thực hiện nghiệp vụ
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 11
NHTW
bán
GTCG
Dự trữ
NH
giảm
Dự trữ mở
rộng cho
vay giảm
Khối
lượng TD
giảm
Cung
tiền
giảm
Sử dụng Nghiệp vụ TTM trong việc điều hành CSTTQG ở VN Nhóm 4 - Đêm1 TCDN- K20
thị trường nó sẽ tác động đến dự trữ của các ngân hàng, làm ảnh hưởng đến khối lượng tín
dụng, từ đó ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng.
Về mặt giá - Tác động qua lãi suất
Hành vi mua bán GTCG của NHTW trên thị trường mở có thể ảnh hưởng gián tiếp
đến mức lãi suất thị trường thông qua 2 con đường sau:
Thứ nhất, khi dự trữ của ngân hàng bị ảnh hưởng sẽ tác động đến cung cầu vốn
NHTW trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Đến lượt nó, cung cầu tiền trung ương thay
đổi sẽ dẫn đến lãi suất thị trường tiền NHTW thay đổi. Mức lãi suất ngắn hạn này, thông
qua dự đoán của thị trường và các hoạt động arbitrage về lãi suất, sẽ truyền tác động tới
các mức lãi suất trung và dài hạn trên thị trường tài chính. Tại một mức lãi suất thị trường
xác định, tổng cầu AD của nền kinh tế, và do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ được quyết
định.
Sơ đồ 1.2. Cơ chế tác động của OMO qua lãi suất
Thứ hai, việc mua bán GTCG sẽ làm ảnh hưởng ngay đến quan hệ cung cầu về loại
GTCG đó trên thị trường và giá cả của nó. Khi giá chứng khoán thay đổi, tỷ lệ sinh lời của
chúng cũng thay đổi. Nếu khối lượng chứng khoán này chiếm tỷ trọng lớn trong các giao
dịch trên thị trường tài chính thì sự thay đổi tỷ lệ sinh lời của nó sẽ tác động trở lại lãi suất
thị trường, và vì thế mà tác động đến tổng cầu AD và sản lượng.
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 12
Cung TPKB
tăng
NHTW bán
TPKB
Dự trữ NH
giảm
Đầu tư
giảm
Cung của quỹ
cho vay giảm
Lãi suất ngắn
hạn tăng
Lãi suất thị
trường tăng
Giá TPKB
giảm
LS thị trường
tăng
tăng
Sử dụng Nghiệp vụ TTM trong việc điều hành CSTTQG ở VN Nhóm 4 - Đêm1 TCDN- K20
Khi NHTW bán tín phiếu kho bạc sẽ làm giảm dự trữ của hệ thống ngân hàng. Điều
này làm giảm cung quỹ cho vay và sẽ ảnh hưởng đến lãi suất ngắn hạn, làm lãi suất ngắn
hạn có xu hướng tăng lên và tác động vào làm tăng các lãi suất thị trường. Bên cạnh đó
khi NHTW thực hiện bán tín phiếu kho bạc trên thị trường mở sẽ làm tăng cung tín phiếu
kho bạc trên thị trường, từ đó làm giảm giá của tín phiếu kho bạc. Điều này làm ảnh
hưởng đến tỷ suất sinh lời của tín phiếu kho bạc theo hướng tăng lên, dẫn đến sự chuyển
dịch vốn đầu tư sang tín phiếu kho bạc. Để cân bằng lãi suất và hạn chế sự dịch chuyển
vốn đầu tư, lãi suất thị trường sẽ tăng lên. Khi lãi suất thị trường tăng lên thì hoạt động
đầu tư của các chủ thể đối với nền kinh tế sẽ giảm xuống do tỷ suất sinh lời giảm. Từ đó
tổng cầu trên thị trường giảm xuống và góp phần làm giảm sản lượng, ảnh hưởng đến
lượng tiền cung ứng.
1.4.4. Thành viên nghiệp vụ thị trường mở
Thị trường mở là một thị trường có tính chất mở nên các thành viên thị trường rất đa
dạng với các mục đích khác nhau. Nhìn chung, mọi nhà đầu tư đều có thể là đối tác giao
dịch với NHTW trong các giao dịch OMO nếu thoả mãn những tiêu chuẩn cụ thể của
NHTW ở các nước. Các tiêu chuẩn này nhằm mục đích: (i) Các đối tác phải đảm bảo độ
tin cậy nhất định và (ii) Việc giao dịch với các đối tác phải có hiệu quả xét trên khía cạnh
can thiệp của NHTW. Thông thường, thành viên OMO bao gồm:
Ngân hàng trung ương
NHTW là người tổ chức, xây dựng và vận hành hoạt động của thị trường mở theo
các mục tiêu CSTT. NHTW là người quyết định lựa chọn sử dụng các loại OMO và tần
suất sử dụng OMO. NHTW tham gia thị trường thông qua việc mua bán các GTCG nhằm
tác động đến dự trữ của hệ thống ngân hàng để đảm bảo khả năng thanh toán và gián tiếp
tác động đến các lãi suất thị trường theo mục tiêu CSTT. NHTW cũng là người can thiệp
thị trường khi cần thiết thông qua thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng nhằm
kiểm soát tiền tệ, đảm bảo đủ phương tiện thanh toán cho các TCTD cũng như nhu cầu tín
dụng của nền kinh tế.
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 13
Sử dụng Nghiệp vụ TTM trong việc điều hành CSTTQG ở VN Nhóm 4 - Đêm1 TCDN- K20
Như vậy, NHTW tham gia thị trường mở không phải vì mục tiêu kinh doanh mà để
quản lý, chi phối, điều tiết thị trường làm cho CSTT được thực hiện theo các mục tiêu xác
định của nó.
Các đối tác của ngân hàng trung ương
Các ngân hàng thương mại
Các NHTM là thành viên chủ yếu tham gia OMO của NHTW và là đối tác quan
trọng của NHTW xét trên 2 phương diện độ tin cậy và tính hiệu quả. Các NHTM tham gia
thị trường nhằm điều hoà vốn khả dụng để đảm bảo khả năng thanh toán và đầu tư các
nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để hưởng lãi.
Sự tham gia của các NHTM trong các giao dịch OMO có ý nghĩa quan trọng xét trên
góc độ hiệu quả CSTT do: (i) NHTM là trung gian tài chính lớn nhất, có mạng lưới hoạt
động rộng. NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, nhất
là ở các nước đang phát triển; (ii) Hơn nữa NHTM vừa là người đi vay, vừa là người cho
vay trên thị trường tiền tệ.
Các tổ chức tài chính phi ngân hàng
Tại một số quốc gia, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng được tham gia OMO.
Các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tư, hội tiết kiệm … coi thị trường mở
như là nơi kiếm thu nhập thông qua việc sử dụng vốn nhàn rỗi để mua bán các GTCG.
Các nhà giao dịch sơ cấp
Các nhà giao dịch sơ cấp tham gia vào OMO với tư cách là người trung gian trong việc
mua bán các GTCG giữa NHTW và các đối tác khác. Các nhà giao dịch sơ cấp có thể là
các NHTM, công ty chứng khoán, công ty tài chính. Thực tế ở nhiều nước, 70% giao dịch
can thiệp của NHTW trên thị trường mở được thực hiện thông qua các nhà giao dịch sơ
cấp. Khi đó, NHTW chỉ thực hiện mua bán GTCG với các nhà giao dịch sơ cấp. Và để
thực hiện được vai trò này, các nhà giao dịch sơ cấp phải có nguồn vốn đủ mạnh đáp ứng
yêu cầu quy định của NHTW và phải sẵn sàng thực hiện vai trò người tạo lập thị trường
trong tất cả các phiên đấu thầu tín phiếu kho bạc.
1.4.5 Hàng hoá của nghiệp vụ thị trường mở
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 14
Sử dụng Nghiệp vụ TTM trong việc điều hành CSTTQG ở VN Nhóm 4 - Đêm1 TCDN- K20
Các loại GTCG được sử dụng trong các giao dịch OMO ở Việt Nam bao gồm những
loại chủ yếu sau:
Tín phiếu kho bạc
Tín phiếu kho bạc là loại chứng khoán Chính phủ được phát hành nhằm mục đích bù
đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách trong năm tài chính. Thời hạn của tín phiếu kho bạc
thường dưới 12 tháng. Đây là loại hàng hoá chủ yếu của OMO ở hầu hết thị trường mở vì
một số lý do sau: (i) Có tính thanh khoản cao, (ii) Được phát hành định kỳ với khối lượng
lớn và đáp ứng nhu cầu can thiệp của NHTW với mức độ và quy mô khác nhau.
Tín phiếu ngân hàng trung ương
Tín phiếu NHTW là loại GTCG ngắn hạn do NHTW phát hành để làm công cụ cho
OMO. Việc sử dụng tín phiếu NHTW làm hàng hoá trên thị trường mở có một số ưu điểm
như tăng cường tính độc lập của NHTW trong việc thực thi CSTT và là công cụ linh hoạt
cho việc quản lý vốn khả dụng
Trái phiếu Chính phủ
Trái phiếu chính phủ là giấy nhận nợ dài hạn do Chính phủ phát hành nhằm mục
đích huy động vốn cho ngân sách. Mặc dù là GTCG dài hạn có thời hạn lên đến 10-30
năm nhưng trái phiếu Chính phủ được sử dụng khá rộng rãi trong các giao dịch OMO ở
một số nước bởi tính an toàn, ổn định trong phát hành và khối lượng phát hành thường
lớn, có khả năng tác động trực tiếp giá cả trên thị trường tài chính.
Trái phiếu Chính quyền địa phương
Tương tự như trái phiếu Chính phủ, nhưng trái phiếu chính quyền địa phương khác
về thời hạn và các điều kiện ưu đãi về thuế thu nhập từ trái phiếu và thường do các chính
quyền địa phương lớn phát hành. Sự can thiệp của NHTW thông qua việc mua bán loại
trái phiếu này cũng tương tự như trái phiếu Chính phủ.
Chứng chỉ tiền gửi
Chứng chỉ tiền gửi (CCTG) là giấy nhận nợ của ngân hàng hay tổ chức tài chính phi
ngân hàng phát hành, xác nhận một món tiền đã được gửi vào ngân hàng với một kỳ hạn
và lãi suất nhất định. Thời hạn của CCTG thường là ngắn hạn.
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 15
Sử dụng Nghiệp vụ TTM trong việc điều hành CSTTQG ở VN Nhóm 4 - Đêm1 TCDN- K20
1.4.6. Phương thức giao dịch của thị trường mở
1.4.6.1. Các loại giao dịch của nghiệp vụ thị trường mở
Có 2 loại giao dịch trên thị trường mở là giao dịch không hoàn lại (mua bán hẳn) và
giao dịch (mua bán) có kỳ hạn.
• Giao dịch không hoàn lại (mua bán hẳn)
Giao dịch không hoàn lại (mua bán hẳn) là các giao dịch mua bán GTCG của
NHTW theo phương thức mua đứt, bán đoạn trên cơ sở giá thị trường. Theo phương thức
này, quyền sở hữu của GTCG là đối tượng giao dịch được chuyển sang cho NHTW hoặc
ngược lại cho các thành viên tham gia giao dịch. Do vậy tác động của giao dịch này đối
với dự trữ ngân hàng thường là dài hạn.
• Giao dịch mua bán có kỳ hạn
Phương thức giao dịch này thường được sử dụng cho mục đích giao dịch tạm thời
thông qua các hợp đồng mua lại (Repos) hoặc hợp đồng mua lại đảo ngược. Repos được
sử dụng khi NHTW thực hiện mua GTCG với thoả thuận là sau một thời gian ngắn trong
tương lai người bán sẽ mua lại các GTCG đó. Repos đảo ngược được sử dụng khi NHTW
thực hiện bán GTCG với thoả thuận người mua sẽ bán lại vào một ngày xác định trong
tương lai. Thông thường, Repos và Repos đảo ngược được sử dụng trong một khoảng thời
gian ngắn với mục đích điều tiết vốn khả dụng của các NHTM một cách linh hoạt. Giao
dịch theo hợp đồng Repos thực chất là một khoản cho vay của NHTW có bảo đảm bằng
các GTCG có tính thị trường cao.
Các giao dịch mua bán có kỳ hạn được sử dụng chủ yếu trong OMO do các lý do:
- Đây là công cụ có hiệu quả nhất để bù đắp hoặc triệt tiêu những ảnh hưởng không dự
tính trước đến dự trữ ngân hàng.
- Chi phí giao dịch thấp hơn các giao dịch mua bán hẳn
- Thích hợp trong trường hợp các định hướng của CSTT không hoàn hảo dẫn đến phải
sử dụng các giải pháp khắc phục.
- Làm giảm bớt thời gian thông báo, do đó mà giảm bớt biến động của thị trường
trước các quyết định hàng ngày của NHTW.
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 16
Sử dụng Nghiệp vụ TTM trong việc điều hành CSTTQG ở VN Nhóm 4 - Đêm1 TCDN- K20
1.4.6.2. Phương thức đấu thầu của nghiệp vụ thị trường mở
Các giao dịch OMO thường được thực hiện thông qua 2 phương thức đấu thầu là đấu
thầu khối lượng và đấu thầu lãi suất.
• Đấu thầu khối lượng
Đấu thầu khối lượng là phương thức đấu thầu với lãi suất được NHTW công bố
trước. NHTW công bố khối lượng tiền cần mua hoặc cần bán bằng phương thức đấu thầu
và ấn định mức lãi suất thực hiện. NHTW công bố điều kiện đặt thầu để các thành viên
đăng ký số tiền dự thầu trên cơ sở chấp thuận mức lãi suất đã xác định trước. Sau khi mở
thầu NHTW sẽ xác định tỷ lệ giá trị đạt thầu và phân bổ cho từng tổ chức tham gia đặt
thầu.
• Đấu thầu lãi suất
Theo phương thức đấu thầu lãi suất thì các thành viên tham gia tự đăng ký số tiền
ứng với mỗi mức lãi suất do tự mình lựa chọn.
- Trường hợp NHTW cần cung ứng tiền thêm vào lưu thông thông qua việc mua
GTCG, các đơn dự thầu được sắp xếp theo thứ tự và được phân bổ theo các mức lãi suất
từ cao xuống thấp. Nghĩa là những đơn dự thầu ứng với lãi suất cao sẽ được ưu tiên phân
bổ trước cho đến khi khối lượng phân phối được sử dụng hết.
- Trường hợp NHTW cần hút tiền từ lưu thông về thông qua việc bán GTCG thì các
quy trình diễn ra ngược lại.
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 17
Sử dụng Nghiệp vụ TTM trong việc điều hành CSTTQG ở VN Nhóm 4 - Đêm1 TCDN- K20
CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG VIỆC ĐIỀU
HÀNH CSTT QUỐC GIA HIỆN NAY
2.1 Sử dụng nghiệp vụ thị trường mở trong việc điều hành CSTT Quốc gia hiện nay
Ở Việt Nam, nghiệp vụ thị trường mở được biết tới từ lâu nhưng chính thức triển
khai kể từ khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt Đề án triển khai nghiệp vụ thị
trường mở theo Quyết định số 340/1999/QĐ- NHNN14 ngày 30/9/1999.
Đến năm 2007, Ngân hàng nhà nước ban hành quy chế nghiệp vụ thị trường mở với
Quyết định số 01/2007/QĐ – NHNN ngày 5 tháng 1 năm 2007. Theo điều 8 của quyết
định này, các loại giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận giao dịch qua
nghiệp vụ thị trường mở phải có đủ các điều kiện sau đây:
* Có thể mua, bán được và nằm trong danh mục các loại giấy tờ có giá được giao
dịch qua nghiệp vụ thị trường mở;
* Được phát hành bằng đồng Việt Nam
* Được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước trước khi đăng ký bán
* Giấy tờ có giá được mua hẳn hoặc bán hẳn có thời hạn còn lại tối đa là 90 ngày
Thực tế, các loại giấy tờ có giá được giao dịch phổ biến hiện nay trên thị trường mở chủ
yếu gồm 4 loại sau:
- Tín phiếu kho bạc
- Tín phiếu NHTW
- Trái phiếu chính phủ
- Trái phiếu chính quyền địa phương.
Do các loại trên có tính thanh khoản cao, độ an toàn tuyệt đối, khó có thể làm giả và mức
độ rủi ro thấp.
Mục tiêu ban đầu đặt ra là thông qua hoạt động của OMO, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam (NHNN) có thể chủ động điều tiết vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng
(TCTD) và kiểm soát lãi suất thông qua việc mua hoặc bán các chứng từ có giá, nhằm
thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ (CSTT) trong từng thời kỳ.
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 18
Sử dụng Nghiệp vụ TTM trong việc điều hành CSTTQG ở VN Nhóm 4 - Đêm1 TCDN- K20
Kết quả hoạt động nghiệp vụ thị trường mở tại Sở Giao dịch kể từ khi đưa vào sử
dụng đến nay có thể tạm chia thành hai thời điểm như sau:
• Thời gian từ năm 2000 - tháng 11/2007
Có thể nói, đây là giai đoạn nghiệp vụ thị trường mở bắt đầu triển khai và phát
triển tại Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới hoạt động nghiệp vụ thị
trường mở như việc mở tài khoản lưu ký cho thành viên, xây dựng văn bản hướng dẫn
quy trình nghiệp vụ thị trường mở, phối hợp với Cục Công nghệ tin học xây dựng và đưa
vào sử dụng phần mềm giao dịch phục vụ công tác xét thầu, phân bổ thầu và báo cáo kết
quả các phiên đấu thầu…
Thời gian đầu, khi nghiệp vụ thị trường mở được đưa vào giao dịch trên thị
trường tiền tệ là khoảng thời gian khó khăn đối với những cán bộ làm công tác nghiệp
vụ thị trường mở, do các văn bản quy phạm pháp luật mới ở giai đoạn đầu ban hành
nên vừa thực hiện, vừa phải điều chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện và phù hợp với tình
hình thành viên, xu hướng phát triển của thị trường. Hơn nữa, hệ thống công nghệ
thông tin phục vụ cho nghiệp vụ này còn đơn giản, một số thao tác vẫn phải thực
hiện bán thủ công. Số lượng thành viên tham gia chưa đông, chủ yếu tập trung vào một
số ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước và NHTM cổ phần lớn, do lượng nắm giữ
GTCG còn ít, khối lượng giao dịch chưa nhiều.
Do điều kiện về công nghệ ứng dụng trong công tác xét thầu, phân bổ thầu…
chưa hiện đại nên một số khâu vẫn còn phải thực hiện thủ công như việc thông báo kết
quả trúng thầu hay hợp đồng mua, bán lại GTCG… vẫn còn phải thực hiện bằng văn
bản. Việc in ấn, lưu trữ số liệu lịch sử từ cách chiết xuất các bảng biểu thống kê của các
phiên cũ cũng chưa thuận lợi do khó truy cập khi xuất hiện thông báo đấu thầu của
phiên hiện thời. Việc tổng hợp số liệu báo cáo còn phải thực hiện bằng thủ
công, tổng hợp số liệu từng phiên qua bảng Excel rất bất tiện,…
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 19
Sử dụng Nghiệp vụ TTM trong việc điều hành CSTTQG ở VN Nhóm 4 - Đêm1 TCDN- K20
Mặc dù nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ điều hành chính sách hoàn toàn
mới và được vận hành lần đầu tiên ở Việt Nam đã thu hút đông đảo thành viên là các
TCTD tham gia, chi tiết như sau: (Bảng 1)
BẢNG 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
(Từ năm 2000 đến năm 2007)
Đơn vị: Tỷ đồng
Thời
gian
Số
phiên
Khối lượng
chào thầu
KHỐI LƯỢNG TRÚNG THẦU
% năm
sau so
với
năm
trước
Lãi suất
trúng
thầu
Tổng
số
Trong đó
Mua
hẳn
Mua có
kỳ hạn
Bán hẳn
Bán
có kỳ
hạn
2000 17 2,450 1,904 480
87
4 550 - 4.5-4.9
2001 48 5,770 3,934 60
3,25
4 570
5
0 207% 3.4-5.15
2002 85 22,400 9,146
7,24
6
1,90
0 232% 4.5-5.1
2003 107 37,500 21,184
9,84
4
11,34
0 232% 1.58-5
2004 123 93,760 61,936
60,98
6
95
0 292% 3.25-5.45
2005 158 138,787 102,479
100,67
9
1,10
0
70
0 165% 3.7-7.4
2006 162 140,850 124,235
36,83
3
87,20
2
20
0 121% 0.8-7.1
2007 355 2,027,600 417,977
61,13
3
356,84
4 336% 3.75-8
Tổng số 1,055 2,469,117 742,795 540 280,849
459,50
6 1,900
Nhìn vào số liệu ở Bảng 1 cho thấy, kết quả hoạt động hết sức ấn tượng, cả về sự
đa dạng trong các phương thức giao dịch cũng như khối lượng trúng thầu tăng mạnh mẽ
qua từng năm. Cụ thể, năm 2000, khối lượng trúng thầu mới chỉ là 1.904 tỷ đồng, thì đến
năm 2007, khối lượng trúng thầu đạt 417.977 tỷ đồng. Trong 7 năm qua (2000 - 2007),
NHNN đã bơm tiền ra lưu thông qua việc mua kỳ hạn và mua hẳn GTCG là 281.389 tỷ
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 20
Sử dụng Nghiệp vụ TTM trong việc điều hành CSTTQG ở VN Nhóm 4 - Đêm1 TCDN- K20
đồng, hút tiền về từ lưu thông qua việc bán kỳ hạn và bán hẳn GTCG là 461.406 tỷ
đồng.
Trên cơ sở theo dõi sát diễn biến kinh tế và tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã điều
hành khá linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, điều tiết kịp thời cung - cầu vốn trên thị
trường tiền tệ và nhu cầu thiếu hụt vốn khả dụng của các NHTM.
• Thời gian từ tháng 11/2007 đến nay
Phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, thực hiện các nghị quyết của Chính phủ, trong
khoảng thời gian gần 5 năm qua, từ năm 2007 đến tháng 6/2011, Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) đã có những biện pháp từ “thắt chặt” cho đến “nới lỏng” trong điều hành chính
sách tiền tệ (CSTT) khoảng thời gian từ 2007 - 2008 nhằm giảm thiểu tác động của cuộc
khủng hoảng tài chính thế giới. Sau đó, CSTT được chuyển sang thắt chặt nhằm kiềm chế
lạm phát, từ tháng 11/2010 đến nay, được tiếp tục điều hành theo hướng thắt chặt, thận
trọng.
Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, NHNN đã hút được một lượng tương đối lớn vốn
khả dụng dư thừa của các TCTD, đồng thời vẫn điều tiết kịp thời sự thiếu hụt vốn mang
tính thời điểm của một số TCTD, đảm bảo duy trì ổn định tiền tệ, ổn định lãi suất thị
trường
Năm 2007-2008 đánh dấu thời điểm lạm phát “phi mã” sau nhiều năm tốc độ lạm
phát ở mức “vừa phải”. Trong điều hành CSTT, việc sử dụng công cụ OMO đôi khi có
những sai lầm không đáng có, làm cho mức độ lạm phát lại có xu hướng tăng. Đặc biệt là
trong năm 2008, do tỷ giá giữa USD/VND xuống thấp kỷ lục bởi đồng USD giảm giá do
ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế ở Mỹ và việc FED cắt giảm lãi suất cơ bản đồng USD
xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua (có lúc xuống 0,25%) khiến cho việc xuất khẩu
hàng hoá của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
Để khuyến khích xuất khẩu, NHNN đã quyết định mua vào hơn 7 tỷ USD, tương
đương với việc “bơm” thêm hơn 112.000 tỷ VND vào nền kinh tế làm cho lạm phát càng
thêm trầm trọng. Biện pháp mua vào 7 tỷ USD có mặt tích cực đó là gia tăng dự trữ ngoại
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 21
Sử dụng Nghiệp vụ TTM trong việc điều hành CSTTQG ở VN Nhóm 4 - Đêm1 TCDN- K20
hối quốc gia (còn đang ở mức rất thấp so với các nước trong khu vực), đồng thời nâng giá
trị đồng USD nhằm khuyến khích nền kinh tế xuất khẩu qua đó tạo điều kiện phát triển
sản xuất trong nước, điều chỉnh giảm bội chi cán cân thương mại. Mặc dù sau đó, NHNN
đã thực hiện nghiệp vụ thị trường mở để “hút" tiền trở lại nhưng chỉ thu hồi được hơn
82.000 tỷ. Tuy nhiên, việc làm này vẫn làm gia tăng áp lực lớn về lạm phát vì với một
khối lượng tiền quá lớn đã được NHNN cung vào nền kinh tế.
Thêm vào đó, thời điểm những tháng cuối năm 2008 đầu năm 2009 là thời kỳ nền
kinh tế trong nước chịu rất nhiều sự tác động tiêu cực bởi sự bất ổn tài chính của các
nước trên thế giới và vấn đề nợ công của khu vực Châu Âu. Các ngân hàn gặp khó khăn
về thanh khoản, khi đó, NHNN đã thực hiện cung một khối lượng tiền đáng kể để hỗ trợ
các ngân hàng. Có thời điểm, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lên tới hơn
40%/năm, NHNN kịp thời can thiệp thông qua nghiệp vụ thị trường mở bằng việc tăng
lượng cung tiền và áp dụng phương pháp đấu thầu khối lượng, dường như ngay lập tức,
lãi suất liên ngân hàng giảm quanh mức 20%/năm.
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 22
Năm
2008 2009 2010 2011
Cung
ứng
Hấp
thụ
Cung
ứng
ròng
Cung
ứng
Hấp
thụ
Cung
ứng
ròng
Cung
ứng
Hấp
thụ
Cung
ứng
ròng
Cung
ứng
Hấp
thụ
Cung
ứng
ròng
I
202.236 202.417
-181
52.553 46.994
5.559
327.868 279.340
48.528
1.285.146 1.202.215
82.931,9
II
445.000 421.002
23.998
76.883 68.618
8.265
413.952 348.306
65.646
1.014.916
1.084.791
-69.875,9
III
283.100 280.000
3.100
267.393 238.494
28.899
446.510 365.326
81.184
IV
83.860 10.273
73.587
570.050 489.943
80.107
920.385 821.439
98.946
Tổng 1.014.196 913.692 100.685 966.879 844.049 122.830
2.108.715 1.814.411
294.304
2.300.062 2.287.006 13.056
Sử dụng Nghiệp vụ TTM trong việc điều hành CSTTQG ở VN Nhóm 4 - Đêm1 TCDN- K20
Bảng 2: Lượng tiền cung ứng ròng qua nghiệp vụ thị trường mở
Đơn vị: Tỷ
đồng
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 23
Sử dụng Nghiệp vụ TTM trong việc điều hành CSTTQG ở VN Nhóm 4 - Đêm1 TCDN- K20
Biểu đồ 2: Lượng tiền cung ứng ròng qua nghiệp vụ thị trường mở
2,500,000
2,000,000
1,500,00
0
1,000,00
0
500,000
Cung
ứng
Hấp
thụ
Cung ứng
ròng
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn Trang 24
200820092010
Quý I, II/2011
Sử dụng Nghiệp vụ TTM trong việc điều hành CSTTQG ở VN Nhóm 4 - Đêm1 TCDN- K20
Qua bảng 2 cho thấy từ năm 2008, NHNN đã bơm ròng 100.685
tỷ
đồng; năm
2009 cũng bơm ròng tới 122.830 tỷ đồng; năm 2010, bơm
ròng
294.304 tỷ đồng, trong
khi đó, 6 tháng đầu năm 2011, chỉ bơm ròng 13.056 tỷ đồng. Điều này thể hiện NHNN
quyết tâm thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, nhằm mục đích kiềm chế lạm phát.
Nhìn vào biểu đồ 2 ta có thể thấy lượng tiền NHNN bơm ra giảm dần trong 6 tháng
đầu năm 2011. Lãi suất OMO tính đến hết tháng 6/2011, vẫn được giữ nguyên ở mức
15%/năm. Việc thắt chặt tiền tệ thông qua hút ròng trên nghiệp vụ thị trường mở của
NHNN cùng các chính sách điều tiết vĩ mô khác đã có những kết quả bước đầu khi CPI
tháng 6/2011 CPI tăng 1,09%, giảm so với mức tăng 2,21% của tháng 5/2011 đã mang
lại tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế.
Bảng 3: Doanh số giao dịch nghiệp vụ thị trường mở qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Doanh
số
mua
Doanh
số
b
á
n
Tổng
doanh số
giao dịch
% so
vớ
i
n
ă
m
t
rướ
c
Số
phi
ê
n
Doanh
số
bình
qu
â
n
/
phi
ê
n
2008 947.205,900 88.859 1.036.066 260,1% 402 2.577
2009 966.880,460 100,162 966.980
-
329 2.939
2010 2.101.420,401 7.294,919 2.108.715 211,5% 491 3.240
6 t
h
á
ng
2011
2.300.062
0
2.300.062 241 9.544
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Qua bảng số liệu 3 cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2011, NHNN đã thực hiện
241 phiên giao dịch mua có kỳ hạn. Để đảm bảo khả năng thanh khoản cho các TCTD
nên NHNN chỉ chào các phiên giao dịch mua có kỳ hạn và chủ yếu là kỳ hạn ngắn,
chỉ có 7 ngày và tất cả các phiên đều đấu thầu khối lượng.
Các chủ thể tham gia thị trường trong 6 tháng đầu năm 2011cũng tăng mạnh, gần
như các chủ thể đăng ký tham gia thị trường, nếu có đủ điều kiện đều được giao dịch và