VAI TRÒ CỦA TTCK ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN - KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG
1) Khái niệm
Thị trường chứng khoán(tiếng Latinh- nghĩa là cái ví tiền) là nơi mà cung va
cầu của các loại chứng khoán gặp nhau để xác định giá cả, số lượng của từng loại
chứng khoán được giao dịch trên thị trường.
Với cách hiểu như vậy thì thị trường chứng khoán bao gồm cả hoạt động
mua bán trong sở giao dịch và ngoài sở giao dịch, baogồm cả hoạt động mua bán
chính thức và không chính thức.
Như vậy khái niệm thị trường chứng khoán bao trùm lên khái niệm sở giao
dịch chừn khoán .Sở giao dịch chứng khoán thường gắn với một địa danh nào đó
như New York, Tokyo, Lndon, Paris . . .
Ngay từ khi sở giao dịch chứng khoán đầu tiên được thành lập năm 1531 tại
Anwerpen (Bỉ) tại toà trụ sở của nó đã có dòng chữ nổi tiếng "Phục vụ khách hàng
tất cả các dân tộc và tiếng nói khác nhau". Điều đó một phần nào giải thích phạm
vi và quy mô hoạt động của thị trường chứng khoán, nó không giới hạn trong một
không gian mà ngày từ đầu nó đã thể hiện tính chất quốc tế. Với sự thành lập của
hãng Hà Lan-Đông Ấn năm 1602 sở giao dịch chứng khoán Amsterdam (Hà Lan)
được thành lập, nó trở thành sở giao dịch chứng khoán quan trọng nhất trên thế
giới vào thời kỳ đó với kỹ thuật kinh doanh chứng khóan ở một trình độ khá cao.
Sau đó các sở giao dịch chứng khoán được thành lập ở một loạt nước như Đức vào
cuối thế kỷ 17, ở Anh và Mỹ thế kỷ 18, Thụy sĩ năm 1850, và ở Nhật bản năm
1878.
Ngày nay có khoảng 160 sở giao dịch chứng khoán ở 55 nước tư bản. Các sở
giao dịch chứng khoán này đều có mối liên hệ trực tiếp hoặc gian tiếp với nhau bởi
vì việc buôn bán chứng khoán đã từng bước được quốc tế hoá. Tuy có sở giao dịch
chứng khoán như vậy, nhưng chỉ có một số sở giao dịch chứng khoán như New
York, Tokyo, London, Frankfurt, Zurich và Paris. . . chiếm vị trí quan trọng nhất,
đặc biệt là sở giao dịch chứng khoán New York .
Khi một quốc gia bàn đến việc thiết lập thị trường chứng khoán , chúng ta
hiểu đó là việc thiết lập một thị trường chứng khoán có tổ chức (sở giao dịch chứng
khoán). Đó là ly do để người ta đồng nghĩa thị trường chứng khoán với Sở Giao
dịch chứng khoán. Nhiều người nghĩ rằng Sở Giao dịc chứng khoán là nơi mua vào
và bán ra các loại chứng khoán. Sở Giao dịch chứng khoán không phải là cơ quan
sở hữu chứng khoán, do đó nó không mua vào hoặc bán ra bất cứ một loại chứng
khoán nào cả. Sở Giao dịch chứng khoán là nơi gặp gỡ các nhà môi giới chứng
khoán, để thương lượng đấu giá mua bán chứng khoán, và là cơ quan phục vụ cho
hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán.
Như vậy sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán đã chứng tỏ sự
cần thiết của nó cho đời sống kính tế xã hội của các nước.
2) Chức năng của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán có chức năng cơ bản sau đây :
- Thứ nhất : TTCK được xem như các cầu vô hình nối liền giữa người thừa
vốn và người thiếu vốn, để họ giúp đỡ nhau thông qua việc mua bán cổ phiếu, hay
nói cách khác, thị trường chứng khoán sinh ra để huy động vốn nhàn rỗi trong nền
kinh tế, bỏ vào phát triển sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao
động, giảm thất nghiệp, góp phần ổn định đời sống dân cư, ổn định xã hội.
- Thứ hai : TTCK đóng vai trò tự động điều hoà vốn giữa nơi thừa sang nơi
thiếu vốn. Vì vậy, nó góp phần giao lưu và phát triển kinh tế. Mức độ điều hoà này
phụ thuộc vào quy mô hoạt động của thị trường chứng khoán. Chẳng hạn, những
thị trường chứng khoán lớn như London, New York, Paris, Tokyo v.v . . . thì phạm
vi ảnh hưởng của nó vượt ra ngoài khuôn khổ quốc gia vì đây là những thị trường
chứng khoán từ lâu được xếp vào loại hoạt động có tâm cỡ quốc tế. Cho nên biến
động của thị trường này không những tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế của bản
thân nước sở tại mà còn ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán nước khác.
- Thứ ba : TTCK bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời (cho các nhà đầu tư
và các nhà kinh doanh chứng khoán) về tình hình cung - cầu, thị giá của từng loại
chứng khoán trên thị trường mình và trên các thị trường chứng khoán hữu quan.
- Thứ tư : TTCK bảo đảm cho các loại chứng khoán được phép lưu hành có
nơi mua bán thuận tiện theo quy luật cung - cầu, như mọi hàng hoá khác. Tuy
nhiên, giá cả trên thị trường chứng khoán không còn do cung cầu trên thị trường
quyết định nữa mà do sự bùng nổ của cuộc cách mạng thông tin và viễn thông nên
giá cả của các loại chứng khoán do cung cầu trên nhiều thị trường chứng khoán
hữu quan quyết định. Vì vậy thị giá của cùng một loại chứng khoán trên các thị
trường khác nhau không chênh lệch nhau nhiều lắm, do đó làm giảm sự di chuyển
chứng khoán giữa các thị trường.
Tóm lại, thị trường chứng khoán hoạt động lấp đi hố ngăn cách giữa cung và
cầu về vốn, giữa người mua và bán chứng khoán. Đặc biệt thị trường chứng khoán
đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn dài hạn trong nền kinh tế vì các chứng khoán dài
hạn vẫn được các nhà đầu tư ngắn hạn mua, khi cần tiền họ có thể bán các chứng
khoán đó trên thị trường chứng khoán. Như vậy thị trường chứng khoán đã đáp
ứng được đồng thời nhiều yêu cầu tồn tại trong nền kimh tế.
II. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Sự tạo lập và phát triển thị trường chứng khoán có ý nghĩa rất quan trọng
trong sự nghiệp phát triển kinh tế của các nước có nền kinh tế phát triển. Nó là
kênh bổ sung các nguồn vốn trung và dài hàn cho Nhà nước và doanh nghiệp. Nó
là yêu tố hạ tầng quan trọng nhất, một công cụ có rất nhiều lợi thể. Chính vì vậy, ở
hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường đều tồn tại một thị
trường chứng khoán với các vai trò chủ yếu sau đây :
1). Tạo vốn cho sự phát triển kinh tế
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, không có khái niệm về giao lưu
vốn và cũng không tạo ra nhu cầu về tiền và vốn để đầu tư cho sản xuất kinh
doanh. Nền kinh tế của cơ chế này là nền kinh tế gần như đơn nhất, chỉ tồn tại chủ
yếu kinh tế quốc doanh hoạt động theo sự chỉ đạo tập trung thống nhất của nhà
nưóc. Nhà nước giao chỉ tiêu cho các xí nghiệp quốc doanh , xí nghiệp này làm ra
sản phẩm giao cho thương nghiệp quốc doanh là hoàn toàn kế hoạch. Bên cạnh đó,
cơ chế phân phối bình quân theo giá cả bao cấp cho cả sản xuất và tiêu dùng đã
làm tê liệt các chức năng của đồng tiền, phá vỡ mối quan hệ cung cầu và quy luật
giá trị. Trên thực tế, đồng tiền trong kế hoạch hoá tập trung không phản ánh được
bản chất của sự vận động kinh tế xã hội.
Khi chuyển sang cơ chế thị trường, xí nghiệp quốc doanh chủ động trong sản
xuất kinh doanh, mọi vấn đề về vốn được thay đổi sự phát triển các thành phần
kinh tế cùng với tự chủ tài chính trong khu vực kinh tế quốc doanh đã thực sự tạo
ra môi trường cạnh tranh cho tất cả các doanh nghiệp. Ở đây, nhu cầu giao lưu vốn
đã xuất hiện, phản ánh quan hệ cung cầu và quy luật giá trị. Nhu cầu này bắt nguồn
từ hai phía: phía những người cần vốn và phía những người có vốn.
Trong cơ chế thị trường, không chỉ bao gồm mối quan hệ cung cầu hàng hóa,
mà đã xuất hiện và ngay càng phát triển quan hệ về tiền và vốn. Quan hệ này tất
yếu sẽ dẫn đến nhu cầu vận động vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu. Sự vận động này
phụ thuộc vào nhịp độ tăng trưởng sản xuất và sự phát triển của nhu cầu đầu tư,
bao trùm toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, yêu cầu vận động của tiền vốn là hết sức
phức tạp, đa dạng và phong phú. Để thoả mãn nhu cầu này, phải có một hệ thống
các tổ chức tài chính ứng với các công cụ thuận lợi nhất để thực hiện giao lưu vốn
nói trên, đó là các loại chứng khoán. Thị trường vốn đỉnh cao là thị trường chứng
khoán là nơi tạo ra môi trường thuận lợi để dung hoà các lợi ích kính tế khác nhau
của các thành viên các nhau trên thị trường thông qua một cơ chế hoạt động hợp
pháp nhằm hạn chế những rủi ro.
Thị trường chứng khoán, như một trung tâm thu gom nguồn vốn tiết tiệm lớn
nhỏ của từng hộ dân cư, như một nam châm cực mạnh thu hút nguồn vốn to lớn từ
nước ngoài, thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, các tổ chức
tài chính , chính phủ tạo thành một nguồn vốn khổng lồ tài trợ cho nền kinh tế, mà
các phương thức khác không thể làm được. Nó tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp
có vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và thu được lợi nhuận nhiều hơn, đồng thời
nó góp phần quan trọng trong việc kích thích các doanh nghiệp làm ăn ngày càng
có hiệu quả hơn bằng cách vừa sản xuất kinh doanh hàng hóa vừa mua bán chứng
khoán tạo thêm lợi nhuận. Nó giúp nhà nước giải quyết vấn đề thiếu hụt ngân sách
trên thị trường trái phiếu, có thêm vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng. Nó cũng trực
tiếp cái thiện mức sống của người tiêu dùng bằng cách giúp họ chọn thời điểm cho
việc mua sắm của họ tốt hơn.
2) Công cụ để thúc đẩy sự phát triển và ổn định nền kinh tế
Thị trường chứng khoán là một định chế tài chính cực kỳ mạnh trong sự phát
triển và ổn định nền kinh tế, bởi vì nó có những vai trò sau đây :
_ Giúp nhà nước thực hiện chương trình phát triển kinh tế :
Bất kỳ một nhà nước nào cũng có nhiệm vụ ổn định và phat triển kinh tế.
Nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ này được lấy từ ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước càng lớn thì các chương trình phát triển kinh tế càng có điều
kiện thuận lợi để đạt được thành công. Nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước
là thuế. Nhưng thông thường, thuế không đủ để cho chính phủ chi tiêu vì vậy cần
thêm các khoản thu phụ khác đó là từ các kỳ phiếu, tín phiếu kho bạc. Xét về
phương diện kinh tế, đó là biện pháp tích cực. Nhà nước không phải thông qua
Ngân hàng trung ương để phát hành thêm tiền mặt mà phát hành kỳ phiếu vay vốn
trong dân cư cho nên lượng tiền mặt trong dân cư không tăng lên và không gây nên
lạm phát.
Hiện nay ở hầu hết các nước, nhà nước phát hành kỳ phiếu thông qua thị
trường chứng khoán. Không có thị trường chứng khoán thì nhà nước vẫn phát hành
được kỳ phiếu. Nhưng có thị trường chứng khoán thì nhà nước bán được một cách
dễ dàng. Vì kỳ phiếu của nhà nước cũng là một loại chứng khoán chuyển nhượng
được và có thể mua bán trên thị trường chứng khoán.
Vì vậy thị trường chứng khoán là một công cụ hữu hiện giúp nhà nước trong
việc huy động vốn cho việc thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội.
_ Điều tiết vốn đầu tư :
+ TTCK là công cụ thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài : thị trường
chứng khoán là công cụ cho phép vừa thu hút, vừa kiểm soát vốn đầu tư nước
ngoài một cách tốt nhất, vì nó hoạt động theo nguyên tắc công khai. Nghĩa là mọi
đối tượng tham gia mua bán chứng khoán phải công khai hóa và cập nhật hóa toàn