Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

117 Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Thuận đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.47 KB, 71 trang )




1
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Trang
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC
1.1. Các khái niệm ............................................................................................01
1.1.1 Dân cư và dân số ..........................................................................01
1.1.2 Nguồn nhân lực .............................................................................01
1.1.3 Phát triển nguồn nhân lực ............................................................05
1.2. Vai trò của của nguồn nhân lực................................................................06
1.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước ..................10
1.3.1 Kinh nghiệm của Mỹ........................................................................10
1.3.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản .............................................................12
1.3.3 Kinh nghiệm của Trung Quốc .........................................................13
1.3.4 Bài học kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các nước
thực hiện thành công CNH – HĐH ................................................16

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN
NHÂN LỰC TỈNH NINH THUẬN

2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tỉnh Ninh Thuận .17
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .........................................................................17
2.1.2. Kinh tế – xã hội tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 1995 – 2003 ..............20
2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Ninh Thuận ......23
2.2.1. Thực trạng dân số ..........................................................................23
2.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực ................27
2.2.3. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ...........................................33



CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC ĐẾN NĂM 2010

3.1. Cơ sở để xây dựng giải pháp ....................................................................41
3.1.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội, phát triển dân cư và
nguồn nhân lực tỉnh Ninh Thuận đến năm 2010 ...........................41
3.1.2. Dự báo ...........................................................................................41
3.2. Các quan điểm để xây dựng giải pháp ...................................................45
3.3. Các giải pháp .............................................................................................47
3.3.1. Nhóm giải pháp chung cho cộng đồng dân cư ...............................47



2
3.3.2. Nhóm giải pháp cho người lao động ..............................................52
3.3.3. Nhóm giải pháp nâng cao khả năng hội nhập thò trường
lao động ........................................................................................58
3.3.4. Nhóm giải pháp về chính sách .......................................................59

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
































3
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài:
I. Nguồn lực con người là động lưcï để tăng năng suất lao động,
nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dòch vụ của doanh
nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế, là yếu tố quyết đònh tăng trưởng

kinh tế vì chỉ có nguồn nhân lực mới có khả năng tiếp thu và áp dụng
tiến bộ khoa học- kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực vật chất khác, trở thành lực lượng đi đầu trong sự
nghiệp, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập.
II. Ninh Thuận là một tỉnh của vùng kinh tế Đông Nam Bộ; một
vùng kinh tế năng động, phát triển nhất cả nước; song đó lại là một
tỉnh có nền kinh tế thấp so với mức bình quân chung của cả nước. Vì
vậy, việc phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh là một yêu cầu bức thiết
nhằm phát triển kinh tế Tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
III. Với những kiến thức đã được trang bò trong quá trình học
tập, chúng tôi vận dụng vào luận văn Thạc só kinh tế: “Các giải pháp
phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2004 – 2010”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đưa ra cac giải pháp phát triển nguồn
nhân lực để đáp ứng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Ninh Thuận
đến năm 2010.
3. Phương pháp nghiên cứu:
IV. Luận văn được thực hiện trên cơ sở tổng hợp lý luận về vai
trò của con người trong phát triển kinh tế, kinh nghiệm phát triển
nguồn lực con người ở một số quốc gia, phân tích thống kê thực trạng
nguồn nhân lực tỉnh Ninh Thuận (so sánh thực trạng nguồn nhân lực
Tỉnh với các đòa phương khác), sử dụng mô hình toán học nhằm xác



4
đònh cung - cầu lao động đến năm 2010 và đưa ra một giải phát nhằm
phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh. Nguồn số liệu sử dụng trong luận
văn này được tổng hợp từ các niên giám thống kê của Tổng cục Thống

kê, Bộ Lao động, Thương binh – Xã hội, Cục Thống kê tỉnh Ninh
Thuận; quy họach phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Ninh Thuận và của
các ngành thuộc Tỉnh,… Phần mềm Eviews 4 được sử dụng để chạy các
mô hình.
4. Kết cấu của luận văn:
V. Luận văn được trình bày thành 3 chương:
- Chương I : Lý luận chung về nguồn nhân lực.
- Chương II : Thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Ninh Thuận.
- Chương III : Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Thuận
đến năm 2010.
Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng với kiến thức hạn chế, kinh nghiệm nghiên
cứu chưa toàn diện, nên luận văn này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Kính mong
nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy, cô để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện
hơn nữa vấn đề nghiên cứu và nâng cao hơn nữa kiến thức, kinh nghiệm nghiên
cứu.





















5
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC
1.1. CÁC KHÁI NIỆM
1.1.1. Dân cư và dân số
Dân cư là tập hợp những con người cùng cư trú trên một lãnh thổ nhất đònh.
Lãnh thổ ở đây có thể là xã, huyện, tỉnh, cả nước, một châu lục hay toàn bộ trái
đất.
Khi nói đến một dân cư nào đó thì thông tin quan trọng và cần thiết thường
được tìm hiểu đầu tiên là qui mô của nó, tức là tổng số dân. Để hiểu rõ hơn về
một dân cư, người ta lại phân chia tổng số dân thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau
căn cứ trên những tiêu thức nhất đònh nào đó. Đó là quá trình nghiên cứu cơ cấu
dân cư.
Dân số là dân cư được xem xét dưới hai góc độ: quy mô và cơ cấu.
Quy mô dân số được hiểu là tổng số dân sinh sống trên một vùng lãnh thổ
vào một thời điểm xác đònh.
Cơ cấu dân số là sự phân chia tổng số dân của một vùng lãnh thổ thành các
nhóm, các bộ phận theo một hay nhiều tiêu thức. Các tiêu thức thường được sử
dụng là giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, nơi
cư trú, dân tộc…
1.1.2. Nguồn nhân lực
1.1.2.1. Theo nghóa rộng
NNL của một vùng là tổng hợp những tiềm năng lao động của con người có
trong một thời kỳ xác đònh. Tiềm năng đó bao hàm tổng hoà thể lực, trí lực, nhân
cách của bộ phận dân số có thể tham gia vào các hoạt động KT-XH.

NNL theo quan niệm như trên gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình
thường và có độ tuổi từ giới hạn dưới của tuổi lao động trở lên.
Ở Việt Nam, theo quy đònh của Tổng cục Thống kê NNL bao gồm bộ phận
dân cư trong độ tuổi lao động (nam từ đủ 15 đến 60, nữ từ đủ 15 đến 55) có khả
năng lao động và bộ phận dân cư ngoài độ tuổi lao động có tham gia sản xuất.
Như vậy, giới hạn dưới của tuổi lao động ở Việt Nam là 15 và NNL theo
quy đònh của Việt Nam khác với các nước ở chỗ bao gồm cả lao động trẻ em có
tham gia lao động.
Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng, không nên tính số trẻ em dưới tuổi tham
gia lao động vào NNL vì vi phạm Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
1.1.2.2. Theo nghóa hẹp:
a.
Nguồn lao động:
- Theo từ điển thuật ngữ trong lónh vực lao động của Liên Xô (Matxcơva tái
bản năm 1997 – bản tiếng Nga): Nguồn lao động là toàn bộ những người lao



6
động dưới dạng tích cực (đang tham gia lao động) và tiềm tàng (có khả năng lao
động chưa tham gia lao động).
Khái niệm nguồn lao động như trên đồng nghóa với khái niệm NNL (vì các
nước đã không tính lao động trẻ em vào NNL).
- Theo quy đònh của Tổng cục Thống kê: Nguồn lao động gồm những người
từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động có khả
năng lao động nhưng đang thất nghiệp hoặc đang đi học hoặc đang làm nội trợ
cho gia đình mình hoặc chưa có nhu cầu làm việc. Nói khác đi:
Nguồn lao động =NNL – Lao động trẻ em
Khái niệm này phù hợp với qui đònh của Bộ Luật Lao động về độ tuổi lao động
và thống nhất quan điểm nhiều nước trên thế giới. Nó bao gồm những người lao

động ở dạng tích cực (đang tham gia lao động) và những người lao động còn đang ở
dạng tiềm tàng (có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động).
b.
Lực lượng lao động:
Lực lượng lao động là bộ phận của nguồn lao động đang tham gia hoạt
động kinh tế, không kể là có việc làm hay không có việc làm.
- Theo ILO: Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi qui
đònh thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp (không có việc làm và
có nhu cầu làm việc).
Trong khái niệm của ILO về lực lượng lao động nói trên, tuy không đề cập
đến phạm trù “Có khả năng lao động” nhưng chúng ta phải ngầm hiểu lực lượng
lao động chỉ gồm những người có khả năng lao động.
- Trong cuốn sách hướng dẫn nghiệp vụ chỉ tiêu xã hội ở Việt Nam của
Tổng cục Thống kê qui đònh: Lực lượng lao động là những người từ đủ 15 tuổi
trở lên có việc làm và không có việc làm.
- Theo quan niệm của ngành lao động Việt Nam: Lực lượng lao động gồm
những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang tham gia hoạt động kinh tế, không phân
biệt có việc làm hay đang thất nghiệp.
Khái niệm của ngành lao động Việt Nam về cơ bản thống nhất với quan
điểm của ILO và qui đònh hiện hành của Tổng cục Thống kê về lực lượng lao
động.
Lực lượng lao động là một bộ phận của nguồn lao động nhưng không đồng
nhất với nguồn lao động. Lực lượng lao động không bao gồm bộ phận dân số
trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không tham gia hoạt động
kinh tế như đang đi học, đang làm nội trợ cho gia đình mình hoặc chưa có nhu
cầu làm việc.
Với việc không tính lao động trẻ em vào NNL, ở một không gian và thời gian
xác đònh, xét về khả năng có thể sử dụng thì khái niệm NNL đồng nghóa với nguồn




7
lao động, nếu xét về tình trạng hoạt động thì khái niệm NNL đồng nghóa với lực
lượng lao động.
Mối quan hệ giữa dân số, NNL, nguồn lao động và lực lượng lao động theo
quan niệm của ngành lao động Việt Nam được minh họa trong sơ đồ1.1












Sơ đồ 1.1: MỐI LIÊN HỆ GIỮA DS-NNL-NLĐ-LLLĐ

Trên tuổi lao động không làm
việc
Dưới tuổi lao động không làm
việc
Lao động là trẻ em
Trên tuổi LĐ đang làm việc
Đang làm việc
Thất nghiệp
Đi học
Nội trợ

Không có nhu cầu VL
Tình trạng khác
Không có khả năng LĐ
Lực lượng vũ trang thường xuyên

N
GOÀI TUỔI
LĐ T
RONG TUỔI LAO ĐỘNG





Chú thích:
Lực lượng vũ trang thường xuyên không thuộc đối tượng thống kê dân sự.
Do vậy, trong hệ thống thống kê thường xuyên về thò trường lao động không bao
gồm lực lượng này.

LỰC LƯNG LĐ


NGUỒN LĐ XÃ HỘI


NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘI

DÂN SỐ



Ngoài các khái niệm cơ bản trên, trong thống kê lao động – việc làm hàng
năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội còn sử dụng một số khái niệm sau
để xác đònh quy mô lực lượng lao động ở một thời điểm.

Dân số hoạt động kinh tế:
Dân số hoạt động kinh tế chính là lực lượng lao động và được chia thành 2
loại:
- Dân số hoạt động kinh tế thường xuyên là những người thuộc dân số hoạt
động kinh tế trong 12 tháng qua có tổng số ngày làm việc và ngày có nhu cầu
làm thêm lớn hơn hoặc bằng183 ngày.
- Dân số hoạt động kinh tế không thường xuyên là những người thuộc dân
số hoạt động kinh tế trong 12 tháng qua có tổng số ngày làm việc và ngày có
nhu cầu làm thêm nhỏ hơn 183 ngày.

Dân số không hoạt động kinh tế:
Dân số không họat động kinh tế bao gồm toàn bộ số người từ đủ 15 tuổi trở
lên không thuộc bộ phận có việc làm và không có việc làm. Những người này



8
không hoạt động kinh tế vì các lý do: đang đi học; nội trợ; già cả; không có khả
năng lao động hoặc ở vào tình trạng khác.

Người có việc làm:
Người có việc làm là người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động
kinh tế trong tuần lễ trước thời điểm điều tra (gọi tắt là tuần lễ tham khảo):
- Đang làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng
tiền hay hiện vật.
- Đang làm công việc không được hưởng tiền lương, tiền công hay lợi

nhuận trong các công việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình mình.
- Đã có công việc trước đó, song trong tuần lễ trước điều tra tạm thời không
làm việc và sẽ trở lại tiếp tục làm việc ngay sau thời gian tạm nghỉ việc
Căn cứ vào số giờ thực tế làm việc và nhu cầu làm thêm của người được
xác đònh là có việc làm trong tuần lễ tham khảo; người có việc làm lại được chia
thành: người đủ việc làm và người thiếu việc làm:
- Người đủ việc làm: Người có số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo lớn
hơn hoặc bằng 40; hoặc những người có số giờ làm việc nhỏ hơn 40 nhưng không
có nhu cầu làm thêm; hoặc những người có số giờ làm việc nhỏ hơn 40 nhưng
bằng hoặc lớn hơn giờ quy đònh đối với người làm các công việc nặng nhọc, độc
hại.
- Người thiếu việc làm: Người có số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo
dưới 40 giờ, hoặc ít hơn giờ quy đònh đối với người làm các công việc nặng nhọc,
độc hại, có nhu cầu làm thêm giờ và sẵn sàng làm việc khi có việc.

Người thất nghiệp:
Người thất nghiệp là người từ đủ 15 tuổi trở lên thuộc nhóm dân số hoạt
động kinh tế mà trong tuần lễ tham khảo không có việc làm nhưng có nhu cầu
làm việc.
Căn cứ vào thời gian thất nghiệp, người thất nghiệp được chia thành:
- Thất nghiệp dài hạn: Người thất nghiệp liên tục từ 12 tháng trở lên tính từ
ngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ thời điểm điều tra trở về trước.
- Thất nghiệp ngắn hạn: Người thất nghiệp dưới 12 tháng tính từ ngày đăng
ký thất nghiệp hoặc từ thời điểm điều tra trở về trước.
Cơ cấu lực lượng lao động chia theo tình trạng việc làm được khái quát ở sơ
đồ 1.2:








9
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu lực lượng lao động theo tình trạng việc làm
Lực lượng lao động
Lao động có việc làm
Lao động thất nghiệp
Đủ việc làm
Thiếu việc làm
Thất nghiệp dài hạn Thất nghiệp ngắn hạn

1.1.3. Phát triển nguồn nhân lực:
- UNESCO quan niệm: Phát triển NNL là toàn bộ sự lành nghề của dân cư
trong mối quan hệ với sự phát triển của đất nước.
Quan niệm của UNESCO như trên giống với quan niệm phát triển NNL của
các nhà kinh tế, phát triển NNL phải gắn với phát triển sản xuất, và chỉ nên giới
hạn phát triển NNL trong phạm vi phát triển kỹ năng lao động và thích ứng với
yêu cầu về việc làm.
- ILO cho rằng: Phát triển NNL không chỉ ở phạm vi trình độ lành nghề hay
vấn đề đào tạo nói chung mà là sự phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó
của con người để tiến tới có được việc làm hiệu quả cũng như thoả mãn về nghề
nghiệp và cuộc sống cá nhân. Sự lành nghề được hoàn thiện nhờ bổ sung nâng
cao kiến thức trong quá trình sống và làm việc nhằm đáp ứng những kỳ vọng của
con người.
Quan niệm của ILO về NNL có phạm vi rộng hơn, phát triển NNL không
chỉ có sự chiếm lónh ngành nghề mà còn nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng năng
lực, thoả mãn về nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân trong xã hội.
Qua một số đònh nghóa nêu trên, có thể thấy rằng: phát triển NNL là quá
trình nâng cao năng lực của con người về mọi mặt để tham gia một cách hiệu

quả vào quá trình phát triển quốc gia.
- Theo UNDP, có 5 nhân tố “phát năng” của phát triển NNL là: giáo dục
và đào tạo; sức khoẻ và dinh dưỡng; môi trường (tự nhiên – kinh tế – xã hội);
việc làm và thu nhập; tự do chính trò và kinh tế. Những nhân tố phát năng này là
những nhân tố có khả năng tạo ra những giá trò cho sự phát triển NNL, chúng
gắn bó với nhau và tùy thuộc lẫn nhau, nhưng giáo dục và đào tạo là cơ sở của
tất cả các nhân tố khác, là nhân tố thiết yếu để cải thiện sức khoẻ và dinh
dưỡng, để duy trì một môi trường có chất lượng cao, để mở rộng và cải thiện lao
động, việc làm và để duy trì sự đáp ứng về kinh tế và chính trò nhằm giải phóng
con người.



10
Quan niệm của UNDP cho thấy, nội dung phát triển NNL bao gồm 3 mặt
chủ yếu và phải có chính sách phát triển đồng bộ, đó là các mặt: giáo dục – đào
tạo NNL, sử dụng – bồi dưỡng NNL và đầu tư nuôi dưỡng môi trường cần thiết
cho NNL.
1.2. VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC:
Quá trình phát triển nói chung, quá trình sản xuất nói riêng, trong mọi thời
đại đều do 3 yếu tố chủ yếu quyết đònh: tài nguyên, vốn và con người. Tuy vậy,
vai trò của các yếu tố này trong quá trình phát triển kinh tế thay đổi qua các thời
đại do sự thay đổi tương quan giữa 3 biến số đó.
Từ thời nguyên thủy cho đến chế độ phong kiến, tài nguyên là biến số chủ
yếu quyết đònh sản lượng và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tài nguyên dưới các thời
kỳ phát triển ban đầu của loài người được nhìn nhận chủ yếu là đất đai, bởi vì
ngành kinh tế lớn nhất lúc đó là nông nghiệp và đất đai với các điều kiện tự
nhiên của nó như độ màu mỡ, gần nguồn nước, khí hậu, thời tiết là yếu tố chính
quyết đònh năng suất nông nghiệp. Trong những thời kỳ này, vốn cũng chính là
đất đai; điều này được thể hiện rõ nét ở chỗ các quốc gia giàu có là các quốc gia

có nhiều lãnh đòa.
Vai trò của người lao động trong những thời kỳ này không được coi trọng do
năng suất lao động lúc này phụ thuộc vào bản thân anh ta ít hơn vào đất đai và
điều kiện tự nhiên của nó. Hơn nữa, dưới chế độ nô lệ, phong kiến, người lao
động phụ thuộc nặng nề vào chủ nô và điền chủ, họ chưa làm chủ được sức lao
động của họ.
Vậy, quá trình phát triển kinh tế trong các thời kỳ phát triển từ nguyên thủy
đến phong kiến chòu tác động của 3 yếu tố phát triển theo trật tự như sau: đất
đai, vốn, con người.
Dưới thời kỳ phát triển TBCN, quá trình phát triển kinh tế bước sang một
giai đoạn mới với tốc độ phát triển và mở rộng sản xuất nhanh hơn nhiều so với
các thời kỳ trước đó. Yếu tố khởi nguồn cho sự tăng tốc chính là sự thay đổi mối
quan hệ giữa 3 yếu tố tạo nên sự phát triển.
Các nhà kinh tế trước thế kỷ XX như Adam Smith và Các Mác đã đưa ra
những luận thuyết tích luỹ tư bản, khẳng đònh vai trò then chốt của tích luỹ tư
bản trong việc tạo ra tiến bộ kinh tế dưới thời CNTB sơ khai.
Theo A. Smith tăng trưởng kinh tế là tăng đầu ra tính theo bình quân đầu
người phụ thuộc vào 5 nhân tố và được biểu thò bởi hàm sản xuất tổng lượng như
sau: Y
t
= f(L
t
, I
t
, N
t
, T
t
, U
t

)
Trong đó: Y
t
: lượng sản phẩm đầu ra bình quân đầu người năm t.
L
t
, I
t
, N
t
, T
t
, U
t
: Lần lượt theo thứ tự là lao động, tư bản, đất đai, tiến
bộ kỹ thuật và môi trường chế độ kinh tế xã hội đầu vào năm t.



11
Trong 5 nhân tố đầu vào nói trên, A. Smith cho rằng Y
t
tăng chủ yếu do L
t
,
I
t
.
- L
t

đóng vai trò quyết đònh được biểu hiện ở số lượng, chất lượng lao động
đầu vào và tỷ lệ giữa lượng lao động sản xuất và lượng lao động phi sản xuất.
Ông đi đến kết luận để Y
t
tăng phải tăng số người lao động sản xuất và nâng cao
năng suất lao động.
- I
t
đóng vai trò quyết đònh được biểu hiện ở chỗ máy móc và công cụ được
cải tiến không ngừng và là cơ sở để tăng năng suất lao động.
A. Smith cho rằng: Để tăng số người lao động sản xuất phải đưa thêm máy
móc thiết bò vào sản xuất, phải cần một lượng lớn tư bản. Để cải tiến máy móc
thiết bò cũng cần thêm tư bản. Điều này khiến việc tích luỹ tư bản, vốn, trở thành
yếu tố chi phối quá trình sản xuất ra của cải vật chất.
Trong tác phẩm “Tư bản” nổi tiếng của mình, Các Mác đã chứng minh
rằng: Tích luỹ tư bản là yếu tố tiên quyết cho phép quá trình tái sản xuất mở
rộng. Tái sản xuất mở rộng chính là quá trình gia tăng của cải, mở rộng sản
xuất. Các Mác cho rằng: Giá trò thặng dư m nhà tư bản thu được phải được chia
thành 2 phần: m
1
và m
2
, một phần dùng cho tiêu dùng hiện tại của bản thân nhà
tư bản và gia đình, phần kia, thậm chí là phần lớn, dùng để tích luỹ và tiến hành
quá trình tái sản xuất mở rộng.
Như vậy, trật tự ưu tiên mới trong sự tác động tới quá trình phát triển kinh
tế dưới thời tư bản chủ nghóa là vốn, tài nguyên, con người.
Bên cạnh việc khẳng đònh vai trò chi phối của tích luỹ tư bản trong phát
triển sản xuất dưới CNTB, các nhà kinh tế trước thế kỷ XX đã có những nhìn
nhận ban đầu về vai trò của con người trong quá trình sản xuất. A. Smith cho

rằng, một người bỏ sức lực và thời gian để đạt đến khả năng làm việc có thể
sánh với một cái máy

phải hy vọng rằng anh ta sẽ thu về được khoản thù lao cao
hơn từ tiền lương thu được từ lao động không có chuyên môn. Đây cũng chính là
ý tưởng đầu tiên về sự phân chia lao động thành lao động phức tạp và lao động
giản đơn. Các Mác đã phát triển sâu hơn các ý tưởng của A. Smith về lao động
phức tạp và lao động giản đơn trong học thuyết về giá trò sức lao động. Mác cho
rằng, lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn, một lao động được coi
là cao hơn, phức tạp hơn đòi hỏi một chi phí đào tạo cao hơn, một thời gian lao
động dài hơn để sản xuất ra nó nên nó có giá trò cao hơn so với lao động giản
đơn.
Vai trò của NNL đối với tăng trưởng kinh tế được đề xuất đầu tiên bởi các
nhà kinh tế thuộc cách tiếp cận phần dư.
Phần dư được Robert Solow đưa ra dựa trên hàm sản xuất Cobb – Douglas.
Hàm sản xuất Cobb – Douglas: Y=AK
1-α
L
α




12

L
L
K
K
A

A
Y
Y Δ
+
Δ
−+
Δ
=
Δ
αα
)1(
⇒ G
Y
= λ +(1-α) G
K
+α G
L
Trong đó: G
Y
, G
K
, G
L
lần lượt là tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân, lao
động, tư bản.
α (0<α<1): mức co giãn đầu ra của sự tăng trưởng theo đầu vào lao
động.
λ: Tình trạng tiến bộ kỹ thuật hay tổng năng suất các nhân tố hoặc
phần dư Solow (phần chênh lệch không giải thích được giữa đầu ra và các yếu tố
đầu vào (lao động, tư bản)).

E. Denison là người đã phân tích chi tiết các nhân tố tăng trưởng kinh tế
trong mô hình R. Solow bằng cách chia các nhân tố tăng trưởng kinh tế thành 2
loại lớn và 7 phương diện. 2 loại lớn là lượng đầu vào của các yếu tố sản xuất và
năng suất các yếu tố sản xuất. 7 phương diện là: (1) số việc làm và kết cấu của
nó; (2) số giờ công đầu tư; (3) trình độ giáo dục của công nhân; (4) qui mô tư bản
hiện có; (5) sự tiến triển của tri thức; (6) bố trí nguồn lực, chủ yếu là giảm tỷ
trọng lao động được sử dụng với hiệu suất thấp; (7) kinh tế qui mô. E. Denison
đã dựa vào tỷ lệ tăng trưởng thực tế hàng năm của Mỹ giai đoạn 1948-1981 để
kiểm nghiệm và rút ra kết luận: “tri thức” phản ánh sự tiến bộ của kỹ thuật và
sự tiến bộ của các yếu tố khác cùng với trình độ giáo dục là phần đóng góp lớn
nhất trong số các nhân tố tăng trưởng.
Vai trò của con người trong tăng trưởng kinh tế được đề cao hơn trong
thuyết nguồn vốn con người và lý luận tăng trưởng mới.
Lý thuyết nguồn vốn con người do Schultze đưa ra từ những năm 1940. Lý
thuyết này coi giáo dục là một hình thức đầu tư và cho rằng quyết đònh của các
cá nhân đầu tư vào giáo dục là do sau khi so sánh chi phí – lợi ích, tính tỷ lệ thu
hồi vốn đầu tư của giáo dục và so sánh nó với các loại đầu tư khác. Theo lý
thuyết này: chi phí là những khoản bỏ ra trực tiếp hoặc gián tiếp trong thời gian
học tập, lợi ích được đo bằng nguồn thu tiềm năng tăng lên so với nguồn thu ban
đầu nếu không được tham gia học tập trong khoảng thời gian làm việc sau khi
học tập. Tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư giảm theo tuổi tác của một cá nhân được giáo
dục do thời gian gặt hái thành quả đầu tư bò rút ngắn lại.
Từ cuối những năm 80 thế kỷ XX, việc nghiên cứu lý luận tăng trưởng kinh
tế bước vào một giai đoạn mới với “Thuyết ưu thế của tư bản nhân lực”. Những
đại biểu cho trường phái này vạch rõ nguyên nhân căn bản của sự tăng trưởng
lâu dài của nền kinh tế nằm ở chỗ tích luỹ và tăng trưởng liên tục của tư bản
nhân lực. Hai học giả tiên phong của trường phái này là Romer và Lucass.
Năm 1986, Romer đưa ra “Mô hình tăng trưởng lâu dài với lợi ích tăng
dần”. Trái với các lý luận tăng trưởng kinh tế truyền thống thường chỉ xuất phát
từ tiền đề tư bản vật chất thuần tuý (không có tư bản nhân lực), thường giả đònh




13
tỷ lệ đầu ra cận biên của tư bản giảm dần (lợi ích giảm dần), trong mô hình của
Romer, đổi mới kỹ thuật không những đã được nội sinh hoá (với Solow tiến bộ
kỹ thuật là biến ngoại sinh), là biến nội sinh của tăng trưởng kinh tế, mà còn là
kết quả tích luỹ tri thức và tăng tư bản nhân lực. Tích luỹ tri thức và tăng tư bản
nhân lực chuyên môn hoá thay thế nhân tố vật, trở thành nhân tố chủ yếu và
động lực của tăng trưởng kinh tế. Chẳng những bản thân việc tích luỹ tri thức và
tư bản nhân lực có lợi ích tăng dần, hơn nữa nó còn có thể thông qua hiệu ứng
bên ngoài làm cho tư bản vật chất và các nhân tố khác cũng có lợi ích tăng dần,
từ đó khiến cho lợi ích quy mô của toàn bộ nền kinh tế tăng dần, thúc đẩy kinh
tế tăng trưởng lâu dài.
Năm 1988, nhà kinh tế học Mỹ Lucass trong bài luận văn “Bàn về cơ chế
phát triển kinh tế” đã trình bày một cách có hệ thống tư tưởng tăng trưởng kinh
tế của mình và minh hoạ bằng cách so sánh 3 mô hình tăng trưởng: mô hình cổ
điển mới nhấn mạnh tích luỹ tư bản vật chất và tiến bộ kỹ thuật của Solow; mô
hình nhấn mạnh tích luỹ tư bản nhân lực (được đào tạo chính qui và không chính
qui) của Schultze; mô hình nhấn mạnh tích luỹ tư bản nhân lực chuyên môn hóa
“Vừa học vừa làm” của Arrow. Ông cho rằng, mô hình tăng trưởng kinh tế
không nên chỉ để phù hợp với thực tế tăng trưởng kinh tế đã qua mà còn phải
vạch ra cơ chế động thái của sự tăng trưởng kinh tế; lý luận tăng trưởng kinh tế
không nên chỉ dự đoán tăng trưởng kinh tế trong vài chục năm sắp tới mà phải
vạch ra một cơ chế tăng trưởng lâu dài, nó không thể chỉ vạch ra sự tăng trưởng
kinh tế của một nước nào đó, mà phải suy nghó đến sự tăng trưởng kinh tế của
nhiều nước, thậm chí toàn cầu. Ông phê phán mô hình tăng trưởng cổ điển mới
của Solow, E. Denison; cho rằng, mô hình đó chỉ vạch ra các nhân tố chủ yếu
của sự tăng trưởng kinh tế Mỹ, không đưa ra một lý luận về tăng trưởng kinh tế.
Về cơ bản, mô hình tăng trưởng cổ điển là một mô hình khép kín, các nước đều

sản xuất cùng một loại sản phẩm. Do đó, mô hình có hai thiếu sót quan trọng
khiến nó không thể trở thành lý luận tăng trưởng. Một là, nó không thể giải thích
được sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước. Hai là, nó dự đoán mậu
dòch quốc tế sẽ bình quân hóa tỷ lệ tư bản – lao động và giá cả các yếu tố sản
xuất của các nước trên thế giới, đó là điều nghiêm trọng không phù hợp với thực
tế tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Lucass còn nghiên cứu về thương mại quốc tế và phát triển “Thuyết ưu thế
của tư bản vật chất” truyền thống thành “Thuyết ưu thế của tư bản nhân lực”.
Lucass cho rằng: các nước phải tập trung nguồn tài nguyên có hạn của mình để
sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có ưu thế về tư bản nhân lực vì tư bản
nhân lực có thể sản xuất ra lợi ích tăng dần.
Tóm lại, về mặt lý luận NNL đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh
tế của một quốc gia vì:



14
- Người lao động với khả năng, kinh nghiệm và sức lao động của mình là
yếu tố duy nhất kết hợp tư liệu lao động với đối tượng lao động để tạo ra sản
phẩm thỏa mãn nhu cầu xã hội và sự kết hợp đó có khuynh hướng hiệu quả ngày
càng cao.
- Trong quá trình sử dụng các nguồn vốn tự nhiên, vật chất sẽ cạn kiệt dần
nhưng nguồn vốn con người sẽ không ngừng phát triển nếu biết bồi dưỡng và sử
dụng hợp lý.
1.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước:
1.3.1. Kinh nghiệm của Mỹ:
Theo số liệu thống kê của Mỹ năm 2000, dân số nước này là 274 triệu
người, lực lượng lao động chiếm 67% dân số, người có việc làm chiếm 64,3%
dân số, thất nghiệp khoảng 4,2% lực lượng lao động.
Trong những năm 90 thế kỷ XX, với chính sách phát triển kinh tế của chính

quyền tổng thống Bill Clinton, nền kinh tế Mỹ có sự tăng trưởng liên tục trong
10 năm, số việc làm trong 2 nhiệm kỳ của tổng thống Bill Clinton tăng trên 22
triệu với cơ cấu việc làm của 9 ngành lớn biến đổi theo ba hướng chính như sau:
các ngành có xu hướng giảm: nông nghiệp, khai thác mỏ, CN chế tạo, hành
chính công; các ngành biến động không lớn: XD, giao thông vận tải, TM, tài
chính – bảo hiểm – bất động sản; ngành có xu hướng tăng mạnh: DV.
Như vậy, dưới thời Bill Clinton các ngành đòi hỏi chuyên môn cao, tạo ra
nhiều giá trò thặng dư và bảo đảm cho nền kinh tế phát triển mạnh được quan
tâm phát triển.
Thành quả trên không phải ngẫu nhiên mà xuất phát từ những điều chỉnh
lớn của Chính phủ về giáo dục và phát triển NNL. Sau đây là một số chính sách
tiêu biểu.
a.
Chính sách về giáo dục:
Xác đònh giáo dục tiểu học và trung học là bước khởi đầu quan trọng để
phát triển NNL. Chính sách của Mỹ trong lónh vực này bao gồm:
+ Tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với công nghệ giáo dục mới như
Chương trình máy tính trong học tập, Chương trình trợ cước phí điện tử. Chỉ trong
3 năm 1998 – 2000, Chính phủ Mỹ đã chi 5,7 tỷ USD cho hai chương trình này.
+ Thực hiện giảm qui mô lớp học: Chỉ trong 2 năm 2000 – 2001, Chính
phủ Mỹ đã chi 1,3 tỷ USD cho đào tạo, thuê giáo viên đủ năng lực đảm bảo cho
việc giảm qui mô lớp học những năm đầu tiểu học xuống còn trung bình 18 học
sinh / lớp.
+ Nâng cao chất lượng giáo viên: Trong năm tài chính 2000, Chính phủ
Mỹ đã chi 98 triệu USD cho Chương trình trợ cấp nâng cao chất lượng giáo viên.
+ Tạo điều kiện cho học sinh nghèo, học sinh học kém được tiếp cận sự
trợ giúp của giáo viên nhằm tiếp thu bài tốt hơn thông qua Chương trình tạo cơ




15
hội học tập ngoài giờ và học hè. Chương trình này đã được chi 453 triệu USD
cho năm tài chính 2000 và khoảng 1 tỷ USD cho năm 2001.
Chính phủ Mỹ tạo điều kiện, mở ra nhiều cơ hội cho học sinh, công dân Mỹ
học ĐH, CĐ và nâng cao trình độ trong quá trình làm việc với 3 hướng nổi bật
sau:
+ Hỗ trợ học sinh thi vào ĐH: Bằng Chương trình GEAR UP (Gaining
Early Awareness And Readiness For Undergraduate Programs) nhằm trang bò
cho học sinh nghèo, học sinh có kiến thức, trình độ thấp những kiến thức để thi
vào ĐH thông qua Chương trình dạy kèm, tư vấn, chỉ dẫn thông tin,… Năm 2001,
Chính phủ Mỹ đã chi 325 triệu USD cho chương trình này.
+ Hỗ trợ tài chính cho giáo dục ĐH: Chính phủ Mỹ đã đưa ra nhiều
chương trình để hỗ trợ cho giáo dục ĐH như Chương trình học bổng HOPE cho
những sinh viên học giỏi (5 tỷ USD năm 2000), Chương trình PELL với Quỹ tài
trợ cho cơ hội giáo dục căn bản (7,6 tỷ USD năm 2000) cung cấp tài chính trực
tiếp cho sinh viên chi trả các chi phí học ĐH.
b.
Chính sách đào tạo nghề và xúc tiến việc làm:
Việc đào tạo nghề được tiến hành ở các trường ĐH, trường dạy nghề,
trường lớp của các công ty và của một số tổ chức xã hội, đòa phương. Nguồn kinh
phí học nghề do cá nhân tự trang trải, Chính phủ tài trợ hoặc công ty chi.
Cá nhân tự trang trải để học nghề thường được gọi là cá nhân tự đào tạo.
Nhìn chung, Người Mỹ ít đầu tư toàn phần cho học nghề, vì ngại nghề mới hoặc
nghề được nâng cao chưa chắc đưa lại mức lương cao hơn, hoặc sẽ bò lỗi thời do
công nghệ phát triển nhanh, họ thường học nghề ở một công ty và gánh trả một
phần chi phí, phần còn lại do công ty chi.
Công ty đào tạo là hình thức phổ biến ở Mỹ. Công ty tiến hành để có được
nhân viên có tay nghề và kỹ năng theo nhu cầu. Hiện nay các công ty Mỹ đầu tư
khoảng trên 60 tỷ USD/năm cho giáo dục – đào tạo nâng cao tay nghề.
Chính phủ đào tạo được tiến hành theo chương trình. Các chương trình này

hoạt động theo hướng: một là, đào tạo lại và nâng cao tay nghề; hai là, xúc tiến
việc làm và tuyển dụng. Hàng năm Chính phủ chi khoảng 5,5 tỷ USD cho mục
đích này.
Chính phủ Mỹ đã đề ra 3 chương trình quốc gia cho đào tạo lại: Luật đầu tư
cho lực lượng lao động, Chương trình hỗ trợ điều chỉnh nghề nghiệp và chương
trình hỗ trợ điều chỉnh Hiệp đònh Thương mại tự do Bắc Mỹ. Đây là những
chương trình giúp người lao động mất việc làm, kỹ năng thấp, nghiệp vụ lỗi thời
được đào tạo nâng cao tay nghề, tìm kiếm nơi làm việc, chỗ ở, hỗ trợ kinh phí
học nghề.
Chính phủ Mỹ còn có nhiều chương trình xúc tiến việc làm như Chương
trình từ phúc lợi đến việc làm để thúc đẩy và hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người



16
có thu nhập thấp, giảm nghèo; Chương trình trung tâm đào tạo việc làm để hỗ
trợ việc làm cho thanh niên; Chương trình tổ chức xúc tiến việc làm tăng thu
nhập cho thanh niên và giảm tệ nạn xã hội do cam kết của những người tự
nguyện tham gia chương trình.
Thực tế ở Mỹ cho thấy, nước này đã thực hiện kết hợp hỗ trợ việc làm đi
kèm với các chương trình đào tạo giáo dục, bên cạnh việc đào tạo và hỗ trợ việc
làm cho lực lượng lao động cũ đã lỗi thời hoặc cần nâng cấp, chú trọng việc
nâng cao trình độ giáo dục, tay nghề, hỗ trợ việc làm cho lực lượng lao động
mới. Kết quả là đưa lại xã hội ngày càng phát triển tốt hơn.
1.3.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản:
Nhật Bản là nước thuộc nhóm quốc gia phát triển nhất trên thế giới và khu
vực châu Á, có qui mô dân số khoảng 127,286 triệu người (năm 2002). Tỷ lệ dân
số tham gia lực lượng lao động có xu hướng ngày càng giảm, sau 40 năm (từ
1960 tới 2000) tỷ lệ này đối với nam là 85% và 74,9%, đối với nữ là 50,9% và
48,1%. Năm 2000, dân số Nhật Bản từ 15 tuổi trở lên khoảng 108,36 triệu, trong

đó tham gia lao động có 67,66 triệu người chiếm 62,45. Cơ cấu lao động theo
hình thức việc làm chia ra: khai thác mỏ 0,1%; XD 10%; sản xuất CN 24,8%;
công ích 0,5%; vận tải, viễn thông 7,6%; thương nghiệp, thực phẩm và đồ uống
28,1%; tài chính, bảo hiểm 4,3%; kinh doanh bất động sản 0,9%; DV 23,7%.
Tình trạng lao động thất nghiệp có xu hướng tăng lên.
Quá trình tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản từ sau Thế chiến II tương ứng
với 3 thời kỳ phát triển NNL. Vào thời kỳ đầu, kinh tế nước Nhật chưa phát
triển, yêu cầu đặt ra lúc này là phải tiếp thu công nghệ và kỹ thuật nước ngoài,
do đó, phải nhanh chóng nâng cao dân trí và tạo ra một đội ngũ lao động trình độ
đồng đều và phù hợp để tiếp thu công nghệ và kỹ thuật nhập khẩu. Thời kỳ đầu
này, Nhật Bản chú trọng phổ cập giáo dục tiểu học.
Thời kỳ tiếp theo là thời kỳ phát triển CN, từ nửa sau những năm 60 và
những năm 70, Nhật Bản ưu tiên phổ cập giáo dục THCS và đào tạo nghề
nghiệp cấp trung học.
Từ những năm 80 thế kỷ XX, Nhật Bản bước vào thời kỳ phát triển nền
kinh tế tri thức, đòi hỏi phải phát triển nhanh đội ngũ lao động trình độ cao; do
đó, Nhật Bản tiến hành cải cách giáo dục dựa trên cơ sở xây dựng cơ sở vật chất
cho một xã hội học tập suốt đời.
Nhật Bản xây dựng và phát triển một hệ thống tư vấn nghề nghiệp rộng rãi
trong các trường phổ thông, nhờ đó tỷ lệ học sinh theo học nghề ở cấp THPT
thường rất cao (khoảng 30% tổng số học sinh trung học). Vai trò của nhà nước
trong đào tạo nghề rất rõ và rất quan trọng. Tháng 12/1998, Nhật Bản thành lập
“Hệ thống trợ cấp giáo dục và đào tạo” trợ giúp trực tiếp cho người lao động để
họ chi trả khi tham gia tự nguyện vào chương trình giáo dục và đào tạo có chọn



17
lọc. Nhật Bản cũng có “Trung tâm xúc tiến phát triển nghề nghiệp suốt đời” đặt
trong Bộ Lao động, Y tế và Xã hội. Những năm gần đây, Nhật Bản hình thành

“Hệ thống hỗ trợ để giành kỹ năng nghề nghiệp” nhằm hỗ trợ người lao động
từng bước và có hệ thống đạt được kỹ năng và chuyên môn nghề nghiệp. Đặc
biệt, Nhật Bản có dự án “Xúc tiến sử dụng kỹ năng kỹ thuật cao” để trợ giúp
việc áp dụng và áp dụng thành công các kỹ năng, kỹ thuật tinh xảo, trình độ cao.
Nhật Bản phát triển rất mạnh các “Văn phòng đảm bảo việc làm” do nhà
nước thành lập. Những năm gần đây, các tổ chức này giới thiệu và cung cấp các
DV sau:
- Ngân hàng NNL: Các “Văn phòng đảm bảo việc làm” đã thành lập 26
ngân hàng NNL ở các thành phố lớn để giới thiệu, cung ứng nhân lực cho các
công ty vừa và nhỏ và xúc tiến việc làm cho người cao tuổi.
- Ngân hàng và các điểm vệ tinh việc làm bán thời gian: Các “Văn phòng
đảm bảo việc làm” đã thiết lập 85 ngân hàng và 105 điểm vệ tinh ở các vùng
thuận lợi như cửa ngõ các thành phố lớn để giới thiệu, cung ứng việc làm bán
thời gian.
- DV hội chợ thông tin việc làm: Từ năm 1999, các “Văn phòng đảm bảo
việc làm” mở hội chợ thông tin việc làm ở từng quận để giúp người tìm việc dễ
dàng và nhanh chóng có được việc làm, những thông tin về việc làm.
- Trung tâm hỗ trợ việc làm toàn diện/ Phòng tư vấn cho sinh viên: Các
“Văn phòng đảm bảo việc làm” triển khai DV này để trợ giúp việc làm cho sinh
viên tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp/ ĐH.
Thành công lớn nhất của Nhật Bản trong phát triển NNL là đào tạo lao
động tại các công ty. Ở Nhật Bản, một khi người lao động gia nhập công ty, họ
được đào tạo để trở thành những thành viên thực sự của đơn vò bằng nhiều hình
thức. Người lao động cứ 5 năm lại được đào tạo lại để nâng cao hoặc bồi dưỡng
thêm kỹ năng mới do áp dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào sản xuất.
Một xã hội học tập suốt đời là chìa khóa giúp cho Nhật Bản đạt được đỉnh
cao trong phát triển kinh tế. Đó cũng chính là chính sách phát triển NNL hiện tại
và trong tương lai của Nhật Bản.
1.3.3. Kinh nghiệm Trung Quốc:
Trung Quốc là nước có dân số đông nhất thế giới, đến cuối năm 2002 là

khoảng 1,3 tỷ người, chiếm 20,7% dân số toàn cầu.
Trung Quốc là nước có tốc độ tăng GDP hàng năm vào loại cao nhất thế
giới và tương đối ổn đònh trong nhiều năm (trên 7%), GDP bình quân đầu người
năm 2000 đạt 855,4 USD. Cơ cấu ngành trong GDP có sự thay đổi theo hướng
tích cực. Năm 2000, giá trò nông nghiệp trong GDP là 15,9%; CN và XD chiếm
50,9%; DV chiếm 33,2%. Cơ cấu việc làm cũng có sự thay đổi tích cực. Năm
2000, lao động trong khu vực nông nghiệp chiếm 50%, CN và XD chiếm 22,5%,



18
DV chiếm 27,5%. Trung Quốc là nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, có nhiều
vấn đề bức xúc trong phát triển NNL, lao động, việc làm tương tự như Việt Nam.
Để tạo việc làm, Chính phủ Trung Quốc nỗ lực phát triển các doanh nghiệp
hương trấn. Năm 2000, lượng lao động trong các doanh nghiệp hương trấn là
128,195 triệu, trong đó 38,328 triệu là lượng lao động trong các doanh nghiệp
tập thể hương trấn; 32,525 triệu là lượng lao động trong các doanh nghiệp tư
nhân hương trấn; 57,342 triệu là lượng lao động trong các doanh nghiệp cá thể
hương trấn. Tuy nhiên, mức thất nghiệp ở Trung Quốc, khu vực thành thò khoảng
3,6% năm 2000 và tăng lên khoảng 5% vào cuối năm 2001, khu vực nông thôn
khoảng 150 triệu lao động thiếu việc làm.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, Trung
Quốc chủ trương nâng cao chất lượng NNL. Xác đònh với nền kinh tế mở, nhất là
sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Trung Quốc phải chòu sự cạnh tranh
quốc tế quyết liệt, đòi hỏi người lao động không chỉ có kỹ năng nghề nghiệp ở
trình độ cao, mà còn phải có nhiều kỹ năng khác nhau. Từ đó, vấn đề bức xúc
đặt ra là phải thay đổi kỹ năng nghề nghiệp truyền thống, cập nhật thêm các kỹ
năng mới như sử dụng công nghệ thông tin, viễn thông, kỹ năng giải quyết các
vấn đề, sự cố phát sinh, kỹ năng làm việc theo nhóm,…. Điều đó được coi là một
phần quan trọng của cải cách hướng vào xây dựng một đội ngũ lao động mới

trong một xã hội dựa trên nền kinh tế tri thức. Để nâng cao trình độ văn hoá và
kỹ năng cho lực lượng lao động, Chính phủ Trung Quốc đã xúc tiến tất cả các
loại hình đào tạo thông qua nhiều kênh khác nhau và nhấn mạnh sự cân bằng về
khả năng, trình độ học thức với kỹ năng, chất lượng ngành nghề.
Hiện nay, hệ thống giáo dục bắt buộc 10 năm đã bao trùm lên 85% tổng số
dân và tỷ lệ mù chữ trong số người trẻ tuổi và trung niên giảm xuống ở mức 5%.
Trung Quốc đã đạt được tiến bộ quan trọng trong giáo dục phổ thông cho người
lao động, 100% người lao động đều biết chữ, trong đó 12% được xoá mù, 36% có
trình độ tiểu học, 49% có trình độ văn hóa THCS, 3% có trình độ THPT. Trung
Quốc với mục tiêu xây dựng một hệ thống giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật,
đào tạo toàn diện nhiều cấp độ, đang phát triển các trường đào tạo nghề và kỹ
thuật bậc ĐH, các trường trung học nghề và trung học kỹ thuật, các trường trung
học bách khoa, các trường kỹ thuật, các trung tâm đào tạo nghề, các tổ chức đào
tạo nghề do cộng đồng đảm nhận và các trung tâm đào tạo nghề tại nơi làm việc
do các doanh nghiệp tổ chức, do đó đã tăng cường công tác đào tạo cho lao động
mới vào nghề, những người đang làm việc và những người thôi việc. Trung Quốc
cũng đã, đang hình thành một cơ chế cho “thò trường dẫn dắt việc đào tạo và đào
tạo thúc đẩy việc làm”. Một hệ thống danh mục kỹ năng nghề đang được giới
thiệu và một hệ thống trình độ nghề đã được xây dựng cho những người lao
động. Đặc biệt, Trung Quốc hưởng ứng chương trình việc làm toàn cầu được



19
thông qua tại “Diễn đàn việc làm thế giới” do ILO tổ chức tháng 11/2001 tại
Giơnevơ bằng cam kết gắn chặt việc làm với chính sách xã hội với 4 nội dung:
- Gắn kết xúc tiến việc làm với xoá đói giảm nghèo ở nông thôn.
- Gắn kết xúc tiến việc làm với phát triển hệ thống an sinh xã hội.
- Gắn kết tạo việc làm với điều chỉnh chiến lược kinh tế.
- Gắn kết tạo việc làm với xây dựng nguồn lực con người.

Những năm gần đây, Trung Quốc tập trung mạnh vào điều chỉnh cơ cấu
việc làm. Cùng với việc điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, Chính phủ hướng dẫn
phát triển mạnh các ngành, các lónh vực có khả năng tạo nhiều việc làm. Bên
cạnh việc tăng đầu tư, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc chú trọng
phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt, Trung Quốc xúc tiến xây
dựng một cơ chế tạo việc làm theo đònh hướng thò trường, coi trọng tự tạo việc
làm của người lao động, khuyến khích đảm bảo việc làm thông qua cạnh tranh
bình đẳng, khuyến khích chủ sử dụng lao động tạo nhiều việc làm và việc làm
có chất lượng cho người lao động.
Trung Quốc xây dựng và thực hiện một kế hoạch tổng thể việc làm cho các
khu vực thành thò và nông thôn với hai chính sách cơ bản là:
- Khuyến khích người lao động nông thôn tạo và tìm việc làm tại đòa
phương; điều chỉnh mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn; phát triển
các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn, hướng dẫn các doanh nghiệp hương trấn
phát triển cùng với việc đô thò hoá, xây dựng các thành phố, thò trấn nhỏ; tăng
cường giáo dục tiểu học và đào tạo nghề ở nông thôn.
- Hướng dẫn người lao động nông thôn tìm việc làm ở vùng khác bằng cách
tăng cường mạng thông tin, xây dựng các tổ chức DV việc làm, đào tạo cho
người lao động trước khi chuyển đổi nghề nông, tổ chức các luồng đưa lao động
nông thôn đi làm việc tại vùng khác. Hiện tại, Trung Quốc có khoảng 1000 cơ sở
được thành lập ở 100 thành phố và thò trấn để phân tích nhu cầu lao động và
thường xuyên cung cấp thông tin để hướng dẫn nguồn lao động nông thôn di
chuyển, tìm việc làm ở các vùng đô thò một cách hợp lý.
Từ năm 1998, Chính phủ thực hiện giai đoạn đầu của chương trình “mười
triệu trong 3 năm”, đó là chương trình đào tạo để tái tạo việc làm, với mục đích
đào tạo lại 10 triệu người bò mất việc làm (chủ yếu từ các doanh nghiệp nhà
nước loại ra do cơ cấu lại sản xuất) trong vòng 3 năm. Thực tế, từ 1998 đến
2000, hơn 13 triệu người bò mất việc làm và thất nghiệp trong cả nước đã được
đào tạo lại và mức tái tạo việc làm sau 6 tháng đào tạo đạt tới 60%. Chính phủ
đã bắt đầu giai đoạn hai của chương trình đào tạo để tái tạo việc làm vào năm

2001. Ngoài ra, cho tới nay đã có 30 thành phố thực hiện chương trình đào tạo
“khởi sự doanh nghiệp” để đào tạo người bò mất việc do cải cách doanh nghiệp
nhà nước và những người thất nghiệp khác có nguyện vọng thành lập doanh



20
nghiệp, kinh doanh nhỏ, giúp họ đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý nhà
nước và vay các món vay nhỏ sau khi kết thúc khoá học. Do vậy, tăng cơ hội tái
tạo việc làm.
1.3.4. Bài học kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các nước thực
hiện thành công công nghiệp hoá – hiện đại hoá:
Lý luận và thực tiễn ở các nước phát triển nói chung; Mỹ, Nhật Bản, Trung
Quốc nói riêng; cho thấy, các nguồn lực thúc đẩy CNH-HĐH có nhiều (nguồn
lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học,
công nghệ,…) và giữa chúng có mối quan hệ với nhau trong quá trình phát triển
CNH-HĐH. Nhưng trong đó, NNL được xem là năng lực nội sinh quan trọng chi
phối quá trình phát triển của mỗi quốc gia. So với các nguồn lực khác, NNL với
yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám, có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bò cạn
kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù
nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy tác dụng khi kết hợp
được với nguồn lực con người một cách có hiệu quả.
Nếu coi NNL là tiềm năng con người, thì phát triển NNL là quá trình biến
đổi của NNL nhằm phát huy, khơi dậy những tiềm năng của con người; là phát
triển toàn bộ nhân cách và từng bộ phận trong cấu trúc nhân cách; phát triển
năng lực vật chất và năng lực tinh thần, tạo dựng và ngày càng nâng cao về đạo
đức và tay nghề, về tâm hồn và hành vi từ trình độ chất lượng này lên trình độ
chất lượng khác cao hơn, hoàn thiện hơn.
Trong quá trình CNH-HĐH việc tìm kiếm những cách thức và giải pháp
nhằm phát huy có hiệu quả tiềm năng nhân lực của các nước có khác nhau trong

từng giai đoạn cụ thể và tùy thuộc vào tình hình KT-XH, nhưng xu hướng có tính
phổ biến của phát triển NNL là:
- Con người được coi là nguồn lực cơ bản để tăng trưởng và phát triển KT-
XH.
- Khai thác tiềm năng trí tuệ, phát huy năng lực sáng tạo của con người trở
thành yêu cầu chủ yếu của phát triển KT-XH.
- Ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục – đào tạo nhằm nâng cao chất
lượng NNL.
- Sử dụng NNL mềm dẻo với hiệu quả ngày càng cao.
- Hợp tác quốc tế trong lónh vực sử dụng và phát triển NNL.
Với hoàn cảnh nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh CNH-HĐH, phát
triển NNL phải chiếm vò trí trung tâm và đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong
chiến lược phát triển KT-XH như Nghò quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VIII đã xác đònh: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản
cho sự phát triển nhanh và bền vững” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại



21
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trò quốc gia, Hà Nội, 1996, trang
85).



22
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC
TỈNH NINH THUẬN
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI
TỈNH NINH THUẬN

2.1.1. Điều kiện tự nhiên:
2.1.1.1. Vò trí đòa lý:
Ninh Thuận được tách ra từ tỉnh Thuận Hải vào năm 1992. Tỉnh ở phía nam
vùng duyên hải miền Trung, có tọa độ đòa lý từ 11
0
18’14” đến 11
0
09’15” vó độ
Bắc và từ 108
0
09’08” đến 109
0
14’25” kinh độ Đông. Phía bắc giáp tỉnh Khánh
Hòa, phía nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng, phía đông
giáp biển Đông.
2.1.1.2. Vò trí kinh tế:
Ninh Thuận thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm của
cả nước, với vò trí đòa lý nằm ở trung điểm của 3 vùng: Nam Tây Nguyên, Nam
Trung Bộ, Đông Nam Bộ. Có 3 trục giao thông chiến lược chạy qua là quốc lộ
1A, tuyến đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 27 lên Tây Nguyên. Cách Nha Trang
105 km, cảng Cam Ranh 50 km, Đà Lạt 110 km, Tp. Hồ Chí Minh 350 km.
Tổng chiều dài đòa giới và biển Đông 498 km, trong đó chiều dài bờ biển
105 km. Diện tích đất tự nhiên 3.360,06 km
2
. Có 3 dạng đòa hình: miền núi,
đồng bằng và vùng ven biển, thuận lợi để phát triển KT-XH theo hướng kết hợp:
kinh tế biển – kinh tế đồng bằng – kinh tế vùng núi. Đồng thời có điều kiện
thuận lợi giao lưu kinh tế với các vùng xung quanh, với các tỉnh trên toàn quốc.
2.1.1.3. Điều kiện tự nhiên:
a.

Khí hậu, thời tiết:
Nằm trong khu vực khô hạn, nắng nóng nhất nước, có nền khí hậu nhiệt đới
gió mùa, với đặc trưng là khô nóng, gió nhiều, lượng bốc hơi cao từ 670 – 1.827
mm. Nhiệt độ trung bình năm là 27
0
C. Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 –
11, mùa khô từ tháng 12 – 8, lượng mưa trung bình từ 705 mm ở Phan Rang và
tăng dần theo độ cao trên 1.100 mm ở vùng miền núi. Độ ẩm không khí từ 71 –
75%, lượng nắng bức xạ mặt trời lớn, tổng tích ôn 9.500 – 10.000
0
C.
Mùa khô kéo dài là điều kiện thích hợp cho trồng trọt nhiều vụ trong năm
với năng suất và chất lượng cao. Nền nhiệt độ cao quanh năm và ít biến động,
không có mùa đông lạnh, trừ vùng núi cao trên 1.000 m, là điều kiện thuận lợi
cho cây trồng phát triển nhanh và điều kiện đảm bảo để tăng vụ, phát triển chăn
nuôi gia súc nhiệt đới, nhất là đại gia súc (bò, dê, cừu,…). Tuy nhiên, mùa khô
kéo dài đã gây nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Để đẩy mạnh thâm
canh tăng vụ, mở rộng diện tích canh tác nhằm tăng năng suất và sản lượng cây
trồng phải chủ động điều hoà nước thông qua đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi.



23
b.
Tài nguyên đất:
Đất đai được phân thành 10 nhóm. Trừ nhóm đất phù sa (diện tích 8.340,6
ha, chiếm 2,58% diện tích đất tự nhiên) có độ phì tương đối tốt và hiện nay chủ
yếu được sử dụng để trồng cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày (bông vải,
mía, thuốc lá,…), cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả (nho, xoài, mít,
điều,…); còn lại phần lớn là đất nghèo dinh dưỡng. Trong 336.006,04 ha

(3.360,06 km2) đất tự nhiên có: 60.372,77 ha đất nông nghiệp, 157.301,94 ha đất
lâm nghiệp, 11.517,90 ha đất chuyên dùng, 2.680,84 ha đất ở và 104.132,59 ha
đất chưa sử dụng.
Nhìn chung, đất chưa sử dụng ở Ninh Thuận còn khá nhiều (30,99% diện
tích đất tự nhiên), trong thời gian tới cần tập trung khai hoang phục hóa để thu
hẹp diện tích loại đất này.
c.
Tài nguyên rừng:
Diện tích đất có rừng hiện nay là 157.301,94 ha, chiếm 46,82% diện tích tự
nhiên, chủ yếu là rừng nghèo. Trong đó diện tích rừng tự nhiên là 152.304,02 ha
(rừng phòng hộ 120.454,39 ha), rừng trồng 4.997,92 ha (rừng phòng hộ 4.140,87 ha).
Trong những năm gần đây, nhờ công tác quản lý bảo vệ rừng tốt, tổ chức
khai thác gỗ hợp lý, đặc biệt là công tác giao đất khoán rừng và chính sách đònh
canh đònh cư nên đã hạn chế được nạn phá rừng, đốt rừng làm rẫy. Sản lượng
khai thác gỗ tròn các loại giảm từ 10.813 m
3
năm 1996 xuống còn 4.689 m
3
năm
2000.
d.
Tài nguyên biển:
Bờ biển Ninh Thuận dài 105 km với vùng lãnh hải rộng khoảng 18.000 km
2

có ba cửa biển là Đông Hải, Cà Ná, Khánh Hải là một trong bốn ngư trường lớn
nhất và giàu nguồn lợi nhất về các loại hải sản của cả nước, có nhiều tiềm năng
phát triển du lòch và phát triển công nghiệp khai thác thủy sản và khoáng sản
biển. Tổng trữ lượng hải sản 120.000 tấn/năm, trong đó lượng cá đáy là 70 – 80
ngàn tấn/năm, cá ổi 30 – 40 ngàn tấn/năm, có nhiều loại cá có giá trò cao: cá

hồng, cá ngừ, cá mú, cá thu, tôm hùm, mực nang, mực ống,… nhiều nhất là mực
nang trên 3.500 tấn/năm. Ngoài biển còn có các bãi ven biển, đầm, hồ với tổng
diện tích trên 3.000 ha, thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất muối với qui
mô lớn như Đầm Nại, Cà Ná, Vónh Huy, Sơn Hải, Phú Thọ.
Nằm trong vùng có nhiệt độ cao, cường độ bức xạ lớn là điều kiện thuận lợi
để sản xuất muối công nghiệp. Diện tích ruộng muối có khả năng phát triển tới
3.500 – 4.000 ha với sản lượng 400 – 500 ngàn tấn/năm tập trung ở khu vực
Đầm Vua, Cà Ná, Quán Thẻ, Khánh Hội, Phương Cựu và vùng ven biển thò trấn
Khánh Hải. Bờ biển Ninh Thuận có các bãi tắm nổi tiếng như : Ninh Chữ – Bình
Sơn, Cà Ná, gắn liền với các công trình văn hoá Chàm nổi tiếng tạo thuận lợi
cho phát triển ngành du lòch, DV.



24

e.
Tài nguyên nước:
Tổng diện tích lưu vực các sông là 3.600 km
2
với tổng chiều dài 430 km,
gồm 2 hệ thống sông chính:
- Hệ thống sông cái và các nhánh bao gồm sông Mê Lam, sông Sắt, sông
Ông, sông Chá ở vùng trung lưu (thuộc huyện Ninh Sơn, Bác i); sông Lu, sông
Quao ở vùng hạ lưu (thuộc huyện Ninh phước).
- Hệ thống các sông, suối nhỏ, phân bố ở phía bắc và phía nam tỉnh gồm
sông Quán Thẻ (Ninh Phước); sông Trâu, suối Bà Râu (Ninh Hải).
Hệ thống sông, suối của Ninh Thuận ngắn và dốc, độ dốc bình quân lưu vực
từ 7 – 15%. Nguồn nước tập trung chủ yếu ở phía nam tỉnh, vùng trung tâm, còn
vùng phía bắc và ven biển thiếu nước nghiêm trọng. Hiện nay, trên các hệ thống

sông, suối đã xây dựng các công trình thuỷ lợi để cung cấp nước tưới cho cây
trồng như hệ thống đập 19/5, Krông Pha, Nha Trinh – Lâm Cấm,… các công trình
cung cấp nước cho sinh hoạt có nhà máy nước Tháp Chàm với công suất 12.000
m
3
/ngày- đêm, nhà máy nước Phước Dân (Ninh Phước), Tân Mỹ (Ninh Sơn) với
công suất mỗi nhà máy là 1.000 m
3
/ngày - đêm. Ngoài ra, trên toàn tỉnh đã xây
dựng 30 hệ thống cấp nước sinh hoạt tự chảy hoặc bơm từ các sông, suối với
công suất bình quân 150 m
3
/ngày * hệ thống.
Nguồn nước ngầm ít, bò nhiễm mặn, phèn, không đảm bảo cho sản xuất và
sinh hoạt vào mùa khô. Độ sâu mực nước ngầm trong khoảng 4 – 12 m. Hiện
nay, các xã ven biển đã khai thác nước ngầm (đào giếng) để tưới cho khoảng
400 ha đất canh tác (chủ yếu là đất trồng màu, hành, tỏi,…). Khai thác nước
ngầm phục vụ sinh hoạt chỉ có nhà máy nước Phước Dân với công suất
1.000m
3
/ngày đêm, còn lại chủ yếu là đào, khoan giếng. Vùng ven biển nguồn
nước ngầm ít và bò nhiễm mặn nên thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Nhìn chung, Ninh Thuận là tỉnh có nguồn nước hạn chế, cộng thêm lượng
mưa ít, lượng bốc hơi lớn, nên các công trình thuỷ lợi ngoài ý nghóa giữ nước đầu
nguồn, điều hoà nguồn nước mùa khô; còn có ý nghóa quan trọng trong phát
triển kinh tế – xã hội của Tỉnh.
f.
Khoáng sản:
Khoáng sản ở Ninh Thuận phong phú về chủng loại: Nhóm kim loại có
Wolfram, núi Đất, molipđen, thiếc gốc ở núi đất; nhóm khoáng sản phi kim loại

có thạch anh tinh thể, cát thủy tinh, sét gốm; muối khoáng; nguyên liệu sản xuất
vật liệu xây dựng có cát kết vôi, đá vôi san hô, CaO, sét phụ gia, đá xây dựng …
Thuận lợi cho phát triển cho các ngành khai thác muối khoáng sản xuất muối
công nghiệp, khai thác nước khoáng, khai thác các khoáng sản để sản xuất xi
măng, làm gạch ngói, đá xây dựng …



25
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của tỉnh Ninh Thuận khá khắc nghiệt đối
với điều kiện sống của con người, đó là vùng cằn cỗi, khô hạn ít mưa, nóng bức,
thiếu nguồn nước, thảm thực vật và chủng loại động vật nghèo nàn. Điều kiện tự
nhiên như trên đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển KT-XH của Tỉnh.
2.1.2. Kinh tế – xã hội tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 1995-2003:
2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế:
a.
Tăng trưởng kinh tế:
GDP theo giá so sánh của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 1995 – 2003 được cho
bởi bảng 2.1 :
Bảng 2.1 : Tổng sản phẩm theo giá so sánh 1994
Đơn vò: tỷ đồng

Trong đó
Năm Tổng số
Nông lâm
thủy sản
CN-XD TM-DV
1995 925,6 514,1 111,2 300,3
1996 1.022,2 566,0 125,5 330,7
1997 1.103,6 630,0 137,2 336,4

1998 1.118,8 587,9 159,2 371,7
1999 1.176,3 640,2 161,8 374,3
2000 1.252,3 668,4 176,3 407,6
2001 1.366,6 722,1 198,0 446,5
2002 1.494,0 751,1 258,3 484,6
2003 1.597,0 768,5 310,0 518,5
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận 2002, 2003)
Qua bảng trên ta thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh Ninh
Thuận giai đoạn 1995 – 2003 là 7,06%; trong đó bình quân giai đoạn 1996 -2000
là 5,21% (cả nước 6,36%), không đạt chỉ tiêu Nghò quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh
lần IX đề ra (10 – 11%); bình quân giai đoạn 2001 – 2003 là 8,10%, đạt chỉ tiêu
Nghò quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần X đề ra (7 – 8%).
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Ninh Thuận chậm. Để phát triển
kinh tế, ổn đònh xã hội Tỉnh cần có những chính sách thích hợp để khai thác hết
các thế mạnh của mình.
b.
Chuyển dòch cơ cấu kinh tế theo ngành:
Cơ cấu ngành theo GDP của tỉnh Ninh Thuận được cho bởi bảng 2.2:
Bảng 2.2: Cơ cấu ngành theo GDP Đơn vò tính: %
Năm Tổng Nông, lâm Thuỷ sản CN
XD
TM-DV
1995 100,0 42,2 13,3 8,6 3,4 32,4
2000 100,0 34,6 18,8 10,8 3,3 32,5
2001 100,0 32,1 20,8 11,2 3,3 32,6
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận 2002, 2003)

×