TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
Chủ đề
CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM
Thực hiện: NHÓM 7 lớp HP 1311101003402
GV hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Bích Trâm
Bộ môn: Marketing căn bản
Năm học 2013-2014
[CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM]
NHÓM 7
I. KHÁI NIỆM SẢN PHẨM VÀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM:
1) Khái niệm về sản phẩm:
Sản phẩm là mọi thứ có thể chào bán trên thị trường để chú ý, mua, sử dụng hay tiêu
dùng, có thể thỏa mãn được một mong muốn hay nhu cầu.
2) Phân loại sản phẩm:
a) Phân loại sản phẩm tiêu dung:
• Phân loại theo thời gian sử dụng sản phẩm
Sản phẩm tiêu dung dài hạn: Sp có thời gian sử dụng lâu ( nhà cửa, ô tô, xe, tủ
lạnh … )
Sản phẩm tiêu dùng ngắn hạn: Sp sử dụng trong thời gian ngắn, tần suất mua
cao ( tập vở, thức ăn… )
• Phân loại sản phẩm theo thói quen mua sắm:
Sản phẩm tiêu dung thông thường: Sp được sử dụng thường xuyên, mua theo
thói quen
Sản phẩm mua tùy hứng: là sp mua
không định trước
Sản phẩm mua theo vụ : chẳng hạng
như như sản phẩm du lịch, áo mưa,
áo ấm…
Sản phẩm mua có lựa chọn: sp mà
khi mua khách hàng thường cân
nhắc, xem xét chất lượng , công
dụng, kiểu dáng…. Thường là sp cao
cấp co thời gian sử dụng dài
Sản phẩm mua theo nhu cầu đặc biệt: sp có đặc tính độc đáo má khách hàng
sẵn sàng mua ( sp quý hiểm, đồ cổ…)
Sản phẩm mua theo nhu cầu thụ động: người mua biết hoặc không biết nhưng
nghỉ đến việc mua sp ( bảo hiểm)
• Phân loại theo tính chất tồn tại của sản phẩm:
Sản phẩm hữu hình: có thể đánh giá trực tiếp hay tiếp cận khi sử dụng sản
phẩm
Sản phẩm dịch vụ: không thể kiểm tra sp trước khi mua vì vậy họ đánh giá vào
uy tín, chất lượng của DN
GVHD:NGUYỄN NGỌC BÍCH TRÂM Page 2
Hình minh họa : Sản phẩm rất
[CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM]
NHÓM 7
• Phân loại theo đặc tính mục đích sử dụng:
Sản phẩm tiêu dung: sp dung cho mục đích cá nhân
Sản phẩm tư liệu sản xuất: phục vụ cho nhu cầu sản xuất
b) Phân loại sản phẩm tư liệu sản xuất:
Nguyên liệu và cấu kiện: sp là nguyên liệu thô, đã được chế biến ( phụ tùng, linh
kiện……)
Tài sản cố định: các công trình, trang thiết bị
Vật tư phụ và dịch vụ: sp hỗ trợ cho hoạt động của DN
3) Chiến lược sản phẩm:
a) Khái niệm chiến lược của SP:
Là định hướng liên quan đến SX và KD để đảm bảo thõa mãn nhu cầu KH trong
từng giai đoạn KD và các mục tiêu marketing của DN
b) Vai trò của chiến lược sản phẩm:
Chiến lược SP là công cụ cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp
Thực hiện tốt chiến lược SP thì các chiến lược định giá, phân phối và chiêu thị
mới triển khai và phối hợp một cách hiệu quả
Triển khai chiến lược SP là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp thực hiện
tốt các mục tiêu marketing được đặt ra từng thời kì
II. NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM
1) Kích thước tập hợp sản phẩm (product mix )
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần xác định rõ kích thước tập hợp
sản phẩm mà họ dự định thỏa mãn cho thị trường.
a) Khái niệm kích thước tập hợp sản phẩm:
Kích thước của tập hợp sản phẩm là số loại sản phẩm cùng với số lượng chủng
loại và mẫu mã sản phẩm.
Kích thước tập hợp sản phẩm gồm các số đo:
• Chiều rộng của tập hợp sản phẩm
• Chiều dài của tập hợp sản phẩm
• Chiều sâu của tập hợp sản phẩm
GVHD:NGUYỄN NGỌC BÍCH TRÂM Page 3
[CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM]
NHÓM 7
Ba số đo về kích thước tập hợp sản phẩm trở thành cơ sở để doanh nghiệp đưa ra
các quyết định về tập hợp sản phẩm tùy thuộc vào tình hình thị trường, đối thủ cạnh
tranh và khả năng của doanh nghiệp.
b) Các quyết định liên quan đến tập hợp sản phẩm:
Quyết định về danh mục sản phẩm kinh doanh:
• Hạn chế doanh mục sản phẩm kinh doanh: qua phân tích tình hình thị
trường và khả năng của mình, doanh nghiệp quyết định loại bỏ những nhóm
hàng hoặc loại sản phẩm mà họ cho rằng ít hoặc không có hiệu quả.
• Mở rộng sản phẩm: ngoài những ngành hàng hoặc loại sản phẩm kinh
doanh, doanh nghiệp quết định mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh khác hoặc
mở rộng thêm danh mục sản phẩm kinh doanh.
Quyết định về dòng sản phẩm:
• Thu hẹp dòng sản phẩm: khi doanh nghiệp nhận thấy một số chủng loại sản
phẩm không thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, không đem lại lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
• Mở rộng dòng sản phẩm kinh doanh: nhằm tăng khà năng lựa chọn sản phẩm,
thỏa mãn nhu cầu cho những nhóm khách hàng khác nhau.
• Hiện đại hóa dòng sản phẩm : loại trừ những hàng hóa lạc hậu, cải
tiến và giới thiệu những sản phẩm mới hơn.
Hoàn thiện và nâng cao đặc tính sử dụng của sản phẩm nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của người tiêu dùng
• Hoàn thiện cấu trúc kĩ thuật của sản phẩm.
• Nâng cao thông số kĩ thuật của sản phẩm.
• Tăng cường tính hữu dụng của sản phẩm.
2) Nhãn hiệu sản phẩm (Brand)
Là thành phần cực kì quan trọng trong chiến lược sản phẩm.
Là tài sản có giá trị của doanh nghiệp, giúp người mua nhận diện được sản phẩm của
doanh ngiệp và phân biệt vs doanh nghiệp khác.
GVHD:NGUYỄN NGỌC BÍCH TRÂM Page 4
Hình minh họa Bài toán chiến lược
[CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM]
NHÓM 7
a) Khái niệm
Nhãn hiệu sản phẩm là tên gọi, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc tổng hợp những
yếu tố trên nhằm xác nhận sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp và phân biệt vs
sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Nhãn hiểu sản phẩm bao gồm các thành phần cơ bản
sau:
- Tên gọi nhãn hiệu (brand name)
- Biểu tượng nhãn (symbol)
- Nhãn hiệu đã đăng ký (trade mmark)
- Bản quyền (Copy right)
Nhãn hiệu có thể nói
lên:
● Đặc tính sản phẩm
● Những lợi ích mà sản
phẩm có thể mang lại
● Sự cam kết và những
quan điểm của doanh
nghiệp
● Nhân cách và cá tính của người sử dụng
b) Giá trị tài sản thương hiệu (Brand equity)
Giá trị thương hiệu được hiểu là những giá trị đặc thù mà thương hiệu mang lại cho
những đối tượng liên quan (bản thân doanh nghiệp, khách hàng, cổ đông, nhân viên…).
c) Các quyết định có liên quan đến nhãn hiệu
i. Quyết định về cách đặt tên nhãn
- Đặt tên theo từng sản phẩm riêng biệt
- Đặt 1 tên cho tất cả các sản phẩm
- Đặt tên theo từng nhóm hàng
- Kết hợp tên doanh nghiệp và tên nhãn hiệu
Nhãn hiệu được xem là lý tưởng khi:
● Dễ đọc, dễ nhận dạng và dễ nhớ
GVHD:NGUYỄN NGỌC BÍCH TRÂM Page 5
Hình minh họa: Một số nhãn hiệu sản phẩm
[CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM]
NHÓM 7
● Tạo sự liên tưởng đế đặc tính sản phẩm
● Nói lên chất lượng sản phẩm
● Gây ấn tượng
● Tạo sự khác biệt
ii. Quyết định về người đứng tên nhãn hiệu
Có 3 cách chọn:
- Do nhà sx quyết định
- Của nhà phân phối
- Dưới hình thức nhượng quyền
iii. Nâng cao uy tính nhãn hiệu
● Chất lượng sản phẩm
● Dịch vụ sau bán hàng
● Chiến lược định vị sản phẩm
● Giá cả
3) Quyết định liên quan đến đặc tính sản phẩm
a) Quyết định chất lượng sản phẩm
Khi triển khai một hiệu hàng,doanh nghiệp sẽ phải lựa chọn một mức chất
lượng,thuộc tính để đáp ứng yêu cầu của định vị thương hiệu mà họ đã lựa chọn
Chiến lược quản lý chất lượng theo thời gian được triển khai theo các hướng:
• Doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu để cải tiến,nâng cao chất lượng.
• Duy trì chất lượng sản phẩm.
• Giảm chất lượng sản phẩm
b) Đặc tính sản phẩm
Các doanh nghiệp thường nghiên cứu thị trường,hành vi khách hàng để đưa vào sản
phẩm những đặc tính mới.
c) Thiết kế sản phẩm
Thiết kế sản phẩm bảo đảm tính chất,kiểu dáng,công dụng và độ tin cậy của sản phẩm.
Thiết kế tốt không chỉ thể hiện ở hình thức mà còn giúp người mua cảm thấy an toàn,sử
GVHD:NGUYỄN NGỌC BÍCH TRÂM Page 6
[CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM]
NHÓM 7
dụng dễ dàng,thuận tiện,hưởng được những dịch vụ tốt.Doanh nghiệp đạt hiệu quả cao
trong sản xuất, kinh doanh.
4) Thiết kế bao bì sản phẩm
- Thiết kế bao bì là những việc liên quan đến việc thiết kế và sản xuất những bao gói hay
đồ đựng sản phẩm.
Bao bì thường có ba lớp:
• Bao bì tiếp xúc: Lớp bao bì trực tiếp đựng hoặc gói sản phẩm.
• Bao bì ngoài: Nhằm bảo vệ lớp bao bì tiếp xúc,bảo đảm an toàn cho sản phẩm và
gia tăng tính thẩm mỹ cho bao bì.
• Bao bì vận chuyển: Được thiết kế để bảo quản,vận chuyển sản phẩm thuận tiện
* Một thành phần không thể thiếu trên bao bì là nhãn và thông tin gắn trên bao bì hoặc
sản phẩm
- Bao bì là công cụ đắc lực trong hoạt động Marketing với 4 chức năng cơ bản:
• Cung cấp những thông tin
cần thiết về sản phẩm
• Bảo vệ sản phẩm tránh bị
hư hỏng,biến chất trong
quá trình vận chuyển,tiêu
thụ sản phẩm.
• Thể hiện hình ảnh về
nhãn hiệu,công ty,ý tưởng
định vị của sản phẩm.
• Tác động qua hành vi
khách hàng qua hình
thức,màu sắc,thông tin trên bao bì.
Trong quá trình thiết kế bao bì,doanh nghiệp sẽ có những quyết định cơ bản như chọn
nguyên liệu,thiết kế hình dáng kích cỡ ,thiết kế nhãn bao bì (tuân theo quy định của
chính phủ và yêu cầu của khách hàng)
5) Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm
- Ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng về sản phẩm
GVHD:NGUYỄN NGỌC BÍCH TRÂM Page 7
Hình minh họa: Bao bì sản phẩm có vai trò quan
[CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM]
NHÓM 7
- Như công cụ cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường
Các doanh nghiệp có thể lựa chọn những dịch vụ sau để hỗ trợ sản phẩm:
• Bảo hành,bảo trì,sửa chữa sản phẩm
• Chuyên chở lắp đặt sản phẩm
• Cung ứng chi tiết,phụ tùng thay thế
• Tư vấn tiêu dùng
• Sử dụng sản phẩm
Các nhà sản xuất có thể trực tiếp cung cấp dịch vụ hoặc chuyển dần cho những nhà
phân phối và bán hàng chính thức của mình để bảo đảm cung ứng kịp thời các dịch vụ hỗ
trợ của khách hàng.
6) Phát triển sản phẩm mới
Phát triển sản phẩm mới là một vấn đề cực kì quan trọng trong chiến lược sản phẩm
của doanh nghiệp cũng như là yêu cầu cần thiết đối với doanh nghiệp. Qúa trình phát
triển sản phẩm mới trải qua 6 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Giai đoạn hình thành và lựa chọn ý tưởng sản phẩm
Các doanh nghiệp tìm kiếm ý tưởng sản phẩm qua các nguồn sau:
- Khách hàng
- Nguồn thông tin nội bộ
- Các đối thủ cạnh tranh
- Từ các đơn vị nghiên cứu bên ngoài
Giai đoạn 2: Soạn thảo và thẩm định dự án
Giai đoạn 3: Thiết kế chiến lược marketing cho sản phẩm
Giai đoạn 4: Thiết kế sản phẩm
Giai đoạn 5: Giai đoạn thử nghiệm
Giai đoạn 6: Chế tạo hàng loạt và tung sản phẩm mới ra thị trường
GVHD:NGUYỄN NGỌC BÍCH TRÂM Page 8
[CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM]
NHÓM 7
7) Chu kỳ sống sản phẩm ( PLC – Product life cycle)
Chu kì sống của sản phẩm mô tả sự biến đổi về sản lượng và doanh số của quá trình
kinh doanh sản phẩm từ lúc sản phẩm ra mắt đến khi rút lui khỏi thị trường. Bao gồm 4
giai đoạn cơ bản:
• Giới thiệu hay phát triển sản phẩm trên thị trường.
• Phát triển hay tăng cường.
• Chín muồi.
• Suy thoái.
a) Giai đoạn giới thiệu trên thị trường (introduction stage)
Trong giai đoạn này:
- Doanh nghiệp cần đầu tư nhiều thời
gian và chi phí để sản phẩm thâm nhập vào
thị trường.
- Sản lượng và doanh thu tăng chậm do
thói quen của người tiêu dùng, đòi hỏi
doanh nghiệp đẩy mạnh chiêu thị, tổ chức
hệ thống tiêu thụ hợp lí.
- Chi phí hoàn thiện sản phẩm và
marketing cao, doanh nghiệp thường chịu lỗ
hoặc lợi nhuận thấp.
- Doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược marketing lấn áp hoặc marketing thận
trọng tùy vào từng hoàn cảnh.
b) Giai đoạn phát triển/ tăng trưởng (growth stage)
- Lượng tiêu thụ sản phẩm tăng mạnh do thị trường đã chấp nhận sản phẩm mới, cạnh
tranh cũng bắt đầu.
- Chi phí sản xuất và giá thành giảm đáng kể, doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận và xem
xét giá bán. Trong giai đoạn này doanh nghiệp có thể thực hiện các quyết định sau:
• Mở rộng thị trường, tấn công các phân khúc thị trường mới.
• Tăng cường dịch vụ khách hàng, mở rộng thêm chủng loại, mẫu mã sản phẩm.
• Xem xét lại giá bán sản phẩm.
GVHD:NGUYỄN NGỌC BÍCH TRÂM Page 9
Hình minh họa: Giới thiệu sản phẩm
[CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM]
NHÓM 7
• Phát triển kênh phân phối, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến trong kênh.
• Tập trung vào xây dựng uy tín và thương hiệu sản phẩm.
c) Giai đoạn chín muồi (maturity stage)
- Sản lượng tiêu thụ và doanh thu đạt tối đa nhưng mức độ tăng trưởng rất chậm do
nhu cầu bão hòa.
- Để duy trì khả năng cảnh tranh và phát triển, doanh nghiệp thường xem xét các vấn
đề như:
• Thị trường: cố gắng duy trì mức tiêu thụ tại thị trường hiện có và khai thác thị
trường mới.
• Hoạt động marketing: cải tiến sản phẩm, củng cố kênh phân phối hiện có và
phát triển kênh mới, tăng cường hoạt động chiêu thị, giảm giá bán.
d) Giai doạn suy thoái (decline stage)
- Lượng tiêu thụ và lợi nhuận giảm mạnh. Giai đoạn suy thoái có thể diễn ra từ từ
hoặc rất nhanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
• Loại sản phẩm.
• Hành vi tiêu dùng.
• Tốc độ tiến bộ khoa học kĩ thuật và khả năng ứng dụng trong sản xuất – kinh
doanh.
• Cạnh tranh.
• Khả năng marketing của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp phải thường xuyên thu thập thông tin thị trường, doanh số và lợi
nhuận nhằm xác định diễn biến chu kì sống của sản phẩm để đưa ra chiến lược rút khỏi
thị trường phù hợp, tránh tổn thất.
- Để tránh bất lợi, doanh nghiệp thường áp dụng chiến lược gối đầu: nghiên cứu và
tung sản phẩm mới trong khi vẫn kinh doanh sản phẩm hiện tại, trước khi chúng chuyển
sang giai đoạn suy thoái trên thị trường.
GVHD:NGUYỄN NGỌC BÍCH TRÂM Page 10
[CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM]
NHÓM 7
III. TÌNH HUỐNG
Tóm tắt tình huống
Bob Young là một nhà hóa học thương mại. Răng và lợi của ông bị tổn thương nặng nên
ông đã thử dùng các loại kem đánh răng đặc biệt như Sensodyle, Close up nhưng không
hiệu quả. Răng ông càng ngày càng bị ố bởi thuốc lá và cà phê.
Sau đó ông đã chế tạo ra một loại kem đánh răng kết hợp giữa cây lô hội, tá dược, thuốc
làm bóng và một số thành phần của kem đánh răng thông thường.
Ông đem mẫu kem đánh răng cho những người bạn từng bị tình trạng giống như ông
dùng thử, và được phản hồi rất tích cực. Ở tuổi 64, ông quyết định dành hết khả năng cho
việc tạo ra kem đánh răng mà ông gọi là Crew.
Sau khi thiết kế được mẫu mã thu hút, ông đã đã 400000 ống vác các hộp các tông và
thuê công ty sản xuất và đóng gói. Không có ngân sách quảng cáo và không được hội nha
khoa Hoa Kì giúp đỡ, ông đã tiến hành phân phối tại các siêu thị và hiệu thuốc.
Doanh số của Crew tăng mạnh và được nhiều người tin dùng dù giá cao hơn Sensodyle.
Khi bắt đầu có lợi nhuận, ông đã quyết định dành tiền cho quảng cáo để nổi bật tính ưu
việt của Crew và trở thành người dẫn đầu thị trường.
Trả lời câu hỏi
1. Phân tích quá trình phát triển sản phẩm mới của Bob Young
Trả lời:
Quá trình phát triển sản phẩm mới của Bob Young trải qua 6 giai đoạn:
• Giai đoạn 1: Hình thành và lựa chọn ý tưởng sản phẩm
Xuất phát từ nhu cầu của bản thân ( khắc phục vấn đề về răng và lợi bị tổn
thương )
• Giai đoạn 2: Nghiên cứu chế tạo sản phẩm
Bob Young tiến hành chế tạo ra 1 loại kem đánh răng sử dụng phương pháp cổ
truyền có thể khắc phục vấn đề mà răng và lợi của ông đang gặp phải.
Cụ thể ông đã nghiên cứu và chế tạo kem đánh răng từ sự kết hợp giữa cây lô hội,
tá dược , thuốc làm bóng và một số thành phần trong kem đánh răng thông thường
• Giai đoạn 3: Thử nghiệm thị trường
Bob Young đã đem cho những người bạn từng bị tình trạng giống ông dùng thử
kem đánh răng do ông chế tạo
• Giai đoạn 4 : Hoàn thiện sản phẩm
GVHD:NGUYỄN NGỌC BÍCH TRÂM Page 11
[CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM]
NHÓM 7
Sau khi nhận phản hồi tích cực sau đợt thử nghiệm sản phẩm, Bob Yong đã tiến
hành thiết kế mẫu mã có sức thu hút. Hoàn thiện các đặc tính kỹ thuật.
Giai đoạn 5 : Triển khai sản xuất hàng loạt, tung sản phẩm ra thị trường
-Bob Young đã đặt 40000 ống vác các hộp các tông và thuê công ty sản xuất và
đóng gói
-Bob Young tiến hành phân phối sản phẩm ở siêu thị và hiệu thuốc
Giai đoạn 6: Tiếp tục triển khai chiến lược quảng bá sản phẩm
Young quyết định dành lợi nhuận vừa kiếm được để quảng cáo làm nổi bật tính ưu
việt của Crew và thành người dẫn đầu thị trường.
2. Mục tiêu đưa Crew thành người dẫn đầu thị trường cho thấy chiến lược Marketing
nào mà Bob sẽ theo đuổi?
Trả lời :
Như chúng ta đã được học ở chương 5, khi đã nhận dạng được các khúc thị trường
một cách rõ ràng các doanh nghiệp có những chiến lược về thị trường mục tiêu. Doanh
nghiệp có thể chọn đi theo chiến lược marketing phân biệt, tập trung hoặc không phân
biệt, đồng thời để tạo một vị trí khác biệt của sản phẩm trên thị trường và trong nhận
thức của khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải định vị cho sản phẩm của mình. Doanh
nghiệp có thể lựa chọn những chiến lược định vị dựa vào đặc tính sản phẩm, lợi ích mà
sản phẩm có thể đem đến cho khách hàng, định vị so sánh…
Muốn Crew thành thương hiêu dẫn đầu thì phải để mọi người biết đến nhiều hơn
và bán được nhiều sp hơn. Với mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận và bảo vệ thị phần. Vì
vậy, cần thực hiện các chiến lược marketing, quảng bá sản phẩm , đó là các chiến lược
về sản phẩm, định giá, phân phối và chiêu thị.
Sản phẩm
• Đa dạng hóa và cải tiến sản phẩm : Từ đầu , Crew được nhận định là kem
đánh răng dành cho người có răng dễ bị tổn thương, vết thương bị sưng hoặc
răng bị ố. Bây giờ Bob Young nên đa dạng hóa sản phẩm bằng cách đưa ra
thêm các loại kem dành riêng cho từng độ tuổi, kem đánh răng với từng chức
năng riêng, đa dạng hóa hình thức ( tuýp, ống, kích cỡ to nhỏ, màu sắc v.v )
Kèm theo là gia tăng chất lượng sản phẩm tăng độ tin cậy nơi người tiêu dùng.
Định giá
• Mặc dù được yêu thích hơn Sensodyle, nhưng vì giá cao hơn sensodyle nên
nhiều lúc khách hàng chọn sensodyle thay vì Crew. Vì thế khi đã có lợi nhuận,
GVHD:NGUYỄN NGỌC BÍCH TRÂM Page 12
[CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM]
NHÓM 7
Young nên giảm giá thành ở mức phù hợp nếu có thể để tăng sức mua của
khách hàng, cạnh tranh với các sản phẩm khác
Phân phối
• Young cần tăng cường củng cố hệ thống phân phối. Mở rộng hệ thống phân
phối tại các cửa hàng nhỏ lẻ, tạp hóa.
• Khai thác thị trường mới,kể cả thị trường người tiêu dùng không có vấn đề về
răng miệng , khai thác thị trường nước ngoài
• Mở rộng thị trường cho SP để tìm thị trường tiềm năng, CHẲNG HẠN: khi
các SP nổi tiếng khác đã chiếm lĩnh thị trường ở thành phố lớn thì CREW
đánh vào TỈNH LẺ, NÔNG THÔN ( đây cũng là nơi dân cư tập trung đông
đúc, nhu cầu cũng cao) -> tạo độ phủ rộng cho xuất hiện của SP-> người tiêu
dùng sẽ biết đến nhiều hơn.
Chiêu thị
Tăng cường hoạt động chiêu thị để làm nổi bật sự ưu việt và lợi ích của sản phẩm
• Tăng cường, rầm rộ quảng cáo trên các kênh truyền hình vào giờ ăn trưa hay
ăn tối vì lúc này mọi người đều có mặt đông đủ ( lúc này tâm lí người xem
thoải mái, vui vẻ nhất). Khi ăn nếu có người bị đau nướu thì Crew xuất hiện để
nhắc nhở mọi người quan tâm đến SP. Tăng cưởng quảng cáo trên poster, áp
phích, tạp chí người tiêu dùng, các quầy trưng bày SP ở siêu thị. Đặc biệt, trên
Internet tổ chức các diễn đàn chăm sóc sức khỏe răng miệng
• Đăng bài quảng cáo trên báo giành cho phụ nữ ( vì người phụ nữ trong gia đình
sẽ mua loại Sp nhiều nhất).
• Khuyến mãi: có thể tăng kèm theo kem đánh răng CREW là bàn chải đánh
răng, hoăc tuýp kem nhỏ hơn…. Hoặc cơ hội bốc thăm trúng thưởng…
• Nên tổ chức các buổi khám và kiểm tra răng nướu miễn phí để mọi người tập
trung vào tính năng của SP hoặc dán quảng cáo tại các phòng khám răng…
3. Nhận xét rút ra từ tình huống
Trả lời:
- Quá trình phát triển sản phẩm mới là vẫn đề cực kì quan trọng trong chiến lược sản
phẩm
- Trong quá trình phát triển sản phẩm mới, cần thực hiện các giai đoạn phù hợp cần
thiết để giảm bớt rủi ro có thể gặp phải.
- Tùy vào chu kì sống của sản phẩm mà thực hiện các chiến lược sản phẩm và quyết
định Marketing phù hợp để có thể tối đa lợi nhuận và bảo vệ thị phần
GVHD:NGUYỄN NGỌC BÍCH TRÂM Page 13
[CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM]
NHÓM 7
- Để xây dựng chiến lược sản phẩm doanh nghiệp cần hiểu rõ khái niệm sản phẩm
trên quan điểm Marketing.
THE END
Thực hiện: Nhóm 7 Lớp HP 402
1. Hoàng Văn Lộc
2. Hồ Văn Quý
3. Giang Thành Đạt
4. Nguyễn Thị Bảo Kim
5. Phùng Thanh Liêm
6. Dư Ngọc Quang
7. Trần Ngọc Khánh Hà
8. Nguyễn Thị Minh Châu
9. Trần Thị An Phương
10. Phạm Khánh Diệu
MỤC LỤC
GVHD:NGUYỄN NGỌC BÍCH TRÂM Page 14