Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn Rèn kĩ năng giao tiếp thông qua môn kể chuyện cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.41 KB, 13 trang )

Rèn kĩ năng giao tiếp thông qua môn kể chuyện cho học sinh lớp 2.



 !"#$%&'"(
)*#Rèn kĩ năng giao tiếp thông qua môn kể chuyện cho học sinh lớp 2.
+,-,.
+,-,.


/012
345!#67)%
348"#9:;<=""#>?#@A'"B%>6';$%C9?
D#EFAG
&3H"%IEJ#
G3H";K;=3
+,LMN
+,LMN
NO.P0Q2
34 R:;<=""#>?#@A'"B%>6';$%C9?D#EFAG3
34SD(T#9AUA:E%C9;< =""#>?#@A ?D#B%>AV
6';$%C9EFAG3
&3R:E%C9;<=""#>?#@AB%>WX;$%C9Y?>
G3R:E%C9;<=""#>?#@AB%>WX;$%C9TZ"S#?#["#>?
#@A3
\3R:E%C9;<=""#>?#@AB%>WX;$%C9AV>#
+,5.]
+,5.]


3^O.N_.^L`.


3abL
3cd2e.Q
Trần Thị Bích Hạnh Trang 1
Rèn kĩ năng giao tiếp thông qua môn kể chuyện cho học sinh lớp 2.
+,-,.
+,-,.
?&@
/012
345!#67)%3
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước đòi hỏi phải đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông. Nhân tố quyết định thắng lợi là nguồn lực con người
Việt Nam trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao, cho nên trước hết phải chăm lo
phát triển nguồn lực con người, chuẩn bị lớp người lao động có những phẩm chất và
năng lực phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Điều này cần
được bắt đầu từ giáo dục phổ thông.
Năm 2003 - 2004 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã áp dụng thay sách giáo khoa lớp 2
trên toàn quốc. Ở chương trình tiểu học cùng với các phân môn như Tập đọc, Tập làm
văn phân môn kể chuyện có mối quan hệ gắn bó, quan hệ chặt chẽ với nhau. Nó có sự
gắn bó không chỉ ở sự phân bố giờ học mà còn ở nội dung dạy, thể hiện rõ quan điểm
tích hợp, tạo ra một phong cách mới trong dạy học phân môn kể chuyện. Việc lấy văn
bản ở bài Tập đọc làm ngữ liệu cho giờ kể chuyện, giúp giáo viên tiết kiệm được khá
nhiều thời gian, giúp học sinh tìm hiểu truyện; ghi nhớ cốt truyện. Do đó, chương
trình đã dành được nhiều thời gian cho việc rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh.
Phân môn kể chuyện ở tiểu học có một vị trí quan trọng. Nó góp phần bồi
dưỡng tâm hồn, đem lại niềm vui, trau dồi vốn sống và vốn văn học, phát triển tư duy
và ngôn ngữ cho học sinh. Ngoài ra nó còn nhằm nâng cao năng lực trí tuệ, đồng thời
rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ. Chính vì vậy tiết kể chuyện
đòi hỏi giáo viên vừa biết kể chuyện hấp dẫn, vừa biết dạy cho học sinh tập giao tiếp -
tập kể chuyện và phát triển ngôn ngữ, bước đầu tập dùng ngôn ngữ của bản thân để
diễn tả (tập kể chuyện). Qua mỗi tiết kể chuyện, học sinh được tiếp xúc với một văn

bản truyện kể khá lý thú, cảm nhận được nội dung và thu hoạch được những bài học
bổ ích nhưng điều quan trọng hơn là các em học được cách dùng từ ngữ, câu văn để
diễn đạt một ý, liên kết các ý trong một đoạn, một bài. Đây chính là yêu cầu rèn kỹ
năng giao tiếp giữa tập thể cho học sinh.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn nội dung: “Rèn kĩ năng giao tiếp thông
qua môn kể chuyện cho học sinh lớp 2””
Trần Thị Bích Hạnh Trang 2
Rèn kĩ năng giao tiếp thông qua môn kể chuyện cho học sinh lớp 2.
348"#9:;<=""#>?#@A'"B%>6';$%C9?
D#EFAG
Năm học 2010 – 2011 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy
lớp 2D. Tổng số học sinh là 30 trong đó 14 HS nam, 16 HS nữ.
&3H"%IEJ#
Tất cả học sinh được sự quan tâm chăm sóc chu đáo của gia đình; học sinh có
đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập. Được sự quan tâm của các lực lượng gáio dục ở
địa phương.
Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo được yêu cầu Dạy - Học của giáo
viên và học tập của học sinh.
Giáo viên có lòng nhiệt tình, luôn tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu đáp ứng kịp
thời nhiệm vụ dạy học; quan tâm đến mọi đối tượng học sinh.
G3H";K;=3
Trong những năm vừa qua hầu hết giáo viên vẫn còn bị ảnh hưởng theo lối dạy
truyền thống “thầy giảng trò nghe”, giờ kể chuyện giáo viên kể mẫu xong chỉ đặt các
câu hỏi như: Câu chuyện này có mấy nhân vật? là những nhân vật nào? để cho các em
nhớ lại cốt truyện, sau đó là để các em kể lại theo đoạn và cả câu chuyện. Với hình
thức dạy kể chuyện như vậy nhiều khi học sinh không thể nắm bắt được cốt truyện
ngay trên lớp, trừ một số em đã đọc truyện đó ở nhà một hai lần. Do đó hạn chế kỹ
năng kể lại và nhận xét bạn kể của các em. Điều đó cũng ảnh hưởng đến việc rèn khả
năng giao tiếp cho em. Khi tổ chức các hoạt động dạy trong giờ kể chuyện chưa phát
huy được tính tích cực, sáng tạo, năng động của học sinh. Chưa linh hoạt khi xử lí các

tình huống giao tiếp có vấn đề khi dạy giờ kể chuyện.
Ở phân môn kể chuyện trong bộ SGK không có quyển Truyện kể dùng riêng
cho các giờ Kể chuyện. Trên lớp, học sinh chỉ kể lại hoặc dựng lại dưới hình thức hoạt
cảnh những câu chuyện đã học trong tiết tập đọc đầu tiên trong tuần.
Trong quá trình dạy học giáo viên chưa động viên kịp thời học sinh, chưa giúp
các em nhập vai vào các nhân vật khi kể dẫn đến giờ học hiệu quả chưa cao. Việc
chuẩn bị bài của học sinh chưa chu đáo, tình trạng học sinh không nắm được yêu cầu,
nội dung câu chuyện cần kể còn hạn chế.
Do số học sinh phần lớn là con em gia đình nghèo, đời sống kinh tế còn khó
khăn nên vấn đề quan tâm của gia đình đến việc học tập của con em vẫn bị hạn chế.
Phụ huynh học sinh chưa có điều kiện để giúp đỡ con em về phương pháp học tập.
Trần Thị Bích Hạnh Trang 3
Rèn kĩ năng giao tiếp thông qua môn kể chuyện cho học sinh lớp 2.
+,LMN
+,LMN
?&@
NO.P0Q2
34 R:;<=""#>?#@A'"B%>6';$%C9?D#EFAG3
1 Rèn luyện kĩ năng giao tiếp qua hình thức kể chuyện theo tranh:
2. Rèn luyện kĩ năng giao tiếp qua hình thức kể chuyện bằng hội thoại, giao
tiếp.
3. Rèn luyện kĩ năng giao tiếp qua hình thức kể chuyện phân vai:
34SD(T#9AUA:E%C9;< =""#>?#@A ?D#B%>AV
6';$%C9EFAG3
Trong cấu trúc SGK Tiếng Việt lớp 2, các câu chuyện được phân bố như sau:
$E?#%C9
(
E J"
%C9
Thần thoại

Truyền thuyết
2
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Chuyện quả bầu
Cổ tích và cổ tích
mới
5
Sự tích cây vú sữa
Hai anh em
Bà cháu
Tìm ngọc
Ông Mạnh thắng Thần Gió
Ngụ ngôn 6
Có công mài sắt có ngày nên
kim
Chuyện bốn mùa
Một trí khôn hơn trăm trí
khôn
Kho báu
Câu chuyện bó đũa
Quả tim khỉ
Trần Thị Bích Hạnh Trang 4
Rèn kĩ năng giao tiếp thông qua môn kể chuyện cho học sinh lớp 2.
$E?#%C9
(
E J"
%C9
Danh nhân lịch sử 3
Ai ngoan sẽ được thưởng
Chiếc rễ đa tròn

Bóp nát quả cam
Sinh hoạt 11
Phần thưởng
Bím tóc đuôi sam
Chiếc bút mực
Mẩu giấy vụn
Người thầy cũ
Người làm đồ chơi
Bông hoa niềm vui
Sáng kiến của bé Hà
Con chó nhà hàng xóm
Những quả đào
Người mẹ hiền
Đồng thoại 4
Bạn của Nai nhỏ
Chim Sơn ca và bông cúc
trắng
Bác sĩ Sói.
Tôm càng và cá con
&3R:E%C9;<=""#>?#@AB%>WX;$%C9Y?>
fO%CW F"gh
- Cho học sinh quan sát từng tranh.
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý.
- Cho từng học sinh kể.
- Sau mỗi lần cho một học sinh kể, cho lớp nhận xét:
+ Về nội dung: Kể đã đủ ý chưa? Kể có đúng trình tự không?
+ Về cách diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không? Đã biết kể
bằng lời của mình chưa(mức độ cao)?
Trần Thị Bích Hạnh Trang 5
Rèn kĩ năng giao tiếp thông qua môn kể chuyện cho học sinh lớp 2.

+ Về cách thể hiện: Kể có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ,
nét mặt chưa? Giọng kể có thích hợp không?
f$Y?>&
Câu hỏi gợi ý:
+ Cậu bé đang làm gì? Cậu đọc sách như thế nào?
+ Em hãy nhớ lại truyện đã đọc: Cậu bé tập viết như thế nào?
- Ví dụ về lời kể có sáng tạo: Ngày xưa có một cậu bé làm gì cũng chóng chán.
Cứ cầm đến quyển sách, đọc được vài ba dòng là cậu đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi gục
đầu ngủ lúc nào không biết. Lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi
viết nguệch, viết ngoạc cho xong chuyện.
f$Y?>G
Câu hỏi gợi ý:
- Tranh vẽ bà cụ đang làm gì?
- Cậu bé hỏi bà cụ điều gì?
- Bà cụ trả lời thế nào?
-C ậu bé có tin lời bà cụ nói không?
f$Y?>\
Câu hỏi gợi ý:
- Bà cụ trả lời thế nào?
- Sau khi nghe bà cụ giảng giải, cậu bé làm gì?
Học sinh có thể tách lời giảng giải của bà cụ thành nhiều câu ngắn:
Hôm nay bà mài. Ngày mai bà lại mài. Mỗi ngày thỏi sắt nhỏ lại một ít. Chắc
chắn có ngày nó sẽ thành cái kim
f$Y?>i
Câu hỏi gợi ý:
- Em hãy nói lại câu tục ngữ.
- Câu tục ngữ khuyên em điều gì?
Như vậy, ta thấy: đối với những câu chuyện kèm theo lời gợi ý, sách giáo viên
đã hướng dẫn khá kĩ. Vì vậy, giáo viên nhìn hệ thống câu hỏi gợi ý này có thể điều
Trần Thị Bích Hạnh Trang 6

Rèn kĩ năng giao tiếp thông qua môn kể chuyện cho học sinh lớp 2.
hành một tiết kể chuyện dễ dàng, còn học sinh thì dựa vào hệ thống câu hỏi đó có thể
tự mình kể được câu chuyện.
Vậy là hình thức kể chuyện theo tranh đã phát huy được tác dụng của nó, đó là
việc rèn luyện kĩ năng khi giao tiếp giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh với
giáo viên .
G3R:E%C9;<=""#>?#@AB%>WX;$%C9TZ"S#?#[
"#>?#@A3
Kể chuyện là khả năng sử dụng ngôn ngữ có tính nghệ thuật. Đây là một dạng
đặc biệt của đối thoại. Kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp là hình thức kể chuyện sử
dụng dàn ý, câu hỏi gợi ý để hướng dẫn học sinh kể chuyện. Trong tất cả các hình
thức kể chuyện thì đây là hình thức dễ nhất vì các tình tiết, diễn biến câu chuyện đã
được ghi lại (trong dàn ý hoặc câu trả lời), học sinh dựa vào đó để kể lại truyện. Với
các câu chuyện dài, nhiều tình tiết, giáo viên sử dụng hình thức kể chuyện này sẽ giúp
học sinh dễ dàng kể lại câu chuyện.
Ví dụ như truyện “Kho báu” (lớp 2-tập 2). Nói chung đây cũng là một truyện
khá dài, nhưng nếu giáo viên dùng hình thức hội thoại, giao tiếp trong tiết kể chuyện
sẽ giúp học sinh kể được câu chuyện dễ dàng hơn, đồng thời giúp học sinh phát huy
được khả năng giao tiếp của mình. Giáo viên có thể dùng dàn ý dưới đây để giúp học
sinh kể lại câu chuyện:
- Đoạn 1: Hai vợ chồng chăm chỉ.
+ Thức khuya dậy sớm.
+ Không lúc nào ngơi tay.
+ Kết quả tốt đẹp.
- Đoạn 2: Dặn con.
+ Tuổi già.
+ Hai người con lười biếng.
+ Lời dặn của người cha.
- Đoạn 3: Tìm kho báu.
+ Đào ruộng tìm kho báu.

+ Không thấy kho báu.
+ Hiểu lời dặn của cha.
Trần Thị Bích Hạnh Trang 7
Rèn kĩ năng giao tiếp thông qua môn kể chuyện cho học sinh lớp 2.
Hướng dẫn học sinh kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp.
Kể lại sự xuất hiện của nhân vật.
Ví dụ truyện Người thầy cũ(Tiếng Việt 2-tập 1), yêu cầu: Câu chuyện gồm có
mấy nhân vật? Kể lại sự xuất hiện của nhân vật chính(chú bộ đội) ở đoạn 1, sách giáo
viên đã hướng dẫn như sau:
Dạy theo quy trình đã hướng dẫn. Chú ý:
+ Ý nghĩ của Dũng.
- Các nhân vật trong câu chuyện: Dũng, chú bộ đội tên là Khánh (bố của Dũng)
và là thầy giáo.
- Mở đầu câu chuyện: sự xuất hiện của nhân vật chính-chú bộ đội. Những chi
tiết chính cần kể:
+ Địa điểm diễn ra câu chuyện: trường của Dũng.
+ Thời gian diễn ra câu chuyện: giờ ra chơi.
+ Nhân vật: chú bộ đội.
+ Lí do xuất hiện của nhân vật: đến thăm thầy giáo cũ, cũng chính là thầy giáo
của con mình (Dũng).
- Kết thúc câu chuyện:
+ Bố của Dũng chào thầy giáo, ra rể.
Như vậy, cũng giống như dạng bài tập trên, ở dạng bài tập này, sách giáo viên
cũng hướng dẫn khá kĩ. Chắc chắn khi nhìn vào những gợi ý này học sinh sẽ kể được
truyện.
Dạng bài tập dựa vào gợi ý, kể laị từng đoạn câu chuyện.
Ví dụ truyện “Chim sơn ca và bông cúc trắng” (lớp 2 –tập 2), yêu cầu: Dựa vào
các gợi ý dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện trên bằng lời của em; sách giáo viên
đã hướng dẫn như sau:
Trước khi kể từng đoạn, giáo viên cho học sinh đọc thầm toàn bộ dàn ý câu

chuyện trong sách giáo khoa, trả lời:
- Truyện có mấy đoạn? Nôị dung chính của từng đoạn?
Truyện có 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Cuộc sống tự do, sung sướng của Sơn Ca và Cúc.
Trần Thị Bích Hạnh Trang 8
Rèn kĩ năng giao tiếp thông qua môn kể chuyện cho học sinh lớp 2.
+ Đoạn 2: Sơn Ca bị cầm tù.
+ Đoạn 3: Trong tù.
+ Đoạn 4: Sự hối hận muộn màng.
- Giáo viên viết nội dung từng đoạn lên bảng.
Qua đây ta thấy: ở dạng bài tập này, sách giáo viên cũng đã hướng dẫn khá kĩ.
Điều đó giúp giáo viên rất nhiều trong giờ lên lớp tiết kể chuyện. Bởi giáo viên không
mất nhiều thời gian trong việc chuẩn bị giáo án, hơn nữa lại giúp học sinh rèn kĩ năng
giao tiếp tốt.
\3R:E%C9;<=""#>?#@AB%>WX;$%C9AV>#
Đây là hình thức thu hút được đông đảo học sinh tham gia. Không chỉ các em tham
gia đóng vai có thể hiện tính cách của nhân vật mà các em ngồi dưới theo dõi, cổ vũ hết
sức nhiệt tình. Chính sự hứng thú của học sinh là điều kiện tốt để giáo viên rèn luyện kĩ
năng giao tiếp cho các em trong giờ kể chuyện.
Ví dụ khi phân vai dựng lại câu chuyện Quả tim khỉ (Lớp 2-tập 2) gọi 3 em:
một em đóng vai người dẫn chuyện, một em đóng vai Khỉ, và một em đóng vai Cá
sấu. Giọng người dẫn chuyện chậm rãi, nhẹ nhàng; giọng Khỉ ân cần lúc hỏi han Cá
Sấu và bình thản khi biết âm mưu của Cá Sấu; giọng Cá Sấu buồn một cách giả dối,
đặc biệt là con mắt của Cá Sấu thỉnh thoảng lại liếc sang Khỉ để dò thái độ. Sau khi
hướng dẫn xong, có thể giáo viên làm mẫu cho học sinh xem.
Như vậy, những dạng bài tập hình thức kể chuyện phong phú đã thu hút, lôi
cuốn các em trong giờ kể chuyện, làm cho các em như sống lại với những nhân vật
trong truyện. Với niềm say mê của học sinh cũng như sự dạy dỗ tận tình của giáo viên
và phương pháp dạy học phù hợp thì giờ kể chuyện sẽ là một môi trường tốt để rèn
luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nói cho học sinh.

Trần Thị Bích Hạnh Trang 9
Rèn kĩ năng giao tiếp thông qua môn kể chuyện cho học sinh lớp 2.
+,5.]
+,5.]
?&@
3^O.N_.^L`.3
Việc áp dụng một số biện pháp để rèn kỹ năng giao tiếp trong giờ kể chuyện
cho học sinh ở lớp 2A5 do tôi chủ nhiệm đã có rất nhiều tiến bộ. Ở mỗi tiết kể chuyện,
các em đã biết kể lại câu chuyện ở các mức độ: kể bằng lời trong văn bản, kể bằng lời
của mình, kể bằng lời của nhân vật trong câu chuyện. Hầu hết các em đều kể rất tốt,
lưu loát, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện, bước đầu biết sử
dụng điệu bộ, cử chỉ để hỗ trợ cho lời kể. Khi kể, các em biết thay thế, thêm bớt các từ
ngữ làm cho câu chuyện sinh động hơn. Hầu hết học sinh đã biết trước được nội dung
của câu chuyện nên có rất nhiều thời gian để rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Đặc
biệt khi dùng dàn ý hoặc câu hỏi, rất ít em phải nhìn vào dàn ý đó để kể lại.
Chất lượng khảo sát tháng 5/2011 về khả năng giao tiếp của học sinh trong giờ
kể chuyện như sau:
Tốt: 10 em = 33,33 %
Khá: 15 em = 50,00 %
TB: 5 em = 16,66%
Yếu: 0 em = 0,00 %
3abL
Với phương châm lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người chỉ đạo, hướng
dẫn, còn học sinh là người thực hiện triển khai công việc, tôi nghĩ trong giờ dạy, giáo viên
nên tạo ra trong lớp học một không khí sôi nổi thoải mái.
Trong giờ kể chuyện học sinh phải được phát huy tối đa khả năng giao tiếp của
mình. Giáo viên nên dùng các hình thức động viên, khuyến khích các em, đặc biệt là
Trần Thị Bích Hạnh Trang 10
Rèn kĩ năng giao tiếp thông qua môn kể chuyện cho học sinh lớp 2.
đối với những em rụt rè, chưa tự tin. Ngoài ra, để hình thành kỹ năng kể chuyện cho

học sinh còn phụ thuộc vào phương pháp, hình thức tổ chức của giáo viên. Dạy phân
môn kể chuyện giáo viên phải đưa ra và lựa chọn những phương pháp, hình thức tổ
chức phù hợp cho việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp của học sinh. Chẳng hạn về phương
pháp: có phương pháp kể chuyện bằng tranh, phương pháp đàm thoại, phương pháp
nhập vai, phân vai. Về hình thức tổ chức: hình thức lớp - bài, hình thức học theo
nhóm trong đó hình thức học theo nhóm là chủ yếu. Hình thức học này giúp học
sinh bình tĩnh, tự tin hơn và mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình. ở đây, học sinh được
tham gia giao tiếp nhiều hơn, được phát huy khả năng giao tiếp của mình. Bởi lẽ ai
cũng biết, hoạt động giao tiếp là hoạt động có ý nghĩa sống còn đối với xã hội. Giao
tiếp đối với học sinh tiểu học là vô cùng cần thiết. Việc rèn kĩ năng giao tiếp trong giờ
kể chuyện cũng vậy, nó giúp các em khi tiếp xúc với bạn bè, với thầy cô, với người
thân một cách tự nhiên hơn, thân mật hơn và tự tin hơn rất nhiều.
3cd2e.Q
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân được rút ra trong quá trình dạy
phân môn kể chuyện ở lớp 2. Tôi đã áp dụng những kinh nghiệm trên và đã có hiệu
quả nhất định và đây là kinh nghiệm của cá nhân.
Trong quá trình viết sáng kiến chắc chắn còn những khiếm khuyết, tôi rất mong
được sự góp ý của Hội đồng khoa học nhà trường và đồng nghiệp để sáng kiến của tôi
sát thực tế hơn và có giá trị trong dạy học kể chuyện lớp 2.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Sông Đốc, ngày 20 tháng 08 năm 2011
Người thực hiện
Trần Thị Bích Hạnh
Trần Thị Bích Hạnh Trang 11
Rèn kĩ năng giao tiếp thông qua môn kể chuyện cho học sinh lớp 2.
+,]eje+5klLm_cn
cnk_bLejo.PLLLQ+3
Tên đề tài : “Rèn kĩ năng giao tiếp thông qua môn kể chuyện cho học sinh lớp
2”
Tác giả: Trần Thị Bích Hạnh

pL.P^q Rrs
Nội dung Xếp loại Nội dung Xếp loại
Đặt vấn đề.
Biện pháp.
Kết quả phổ biến ứng dụng.
Tính khoa học.
Tính sáng tạo.
Đặt vấn đề.
Biện pháp.
Kết quả phổ biến ứng dụng.
Tính khoa học.
Tính sáng tạo.
Xếp loại chung:
Ngày tháng năm 20
Tổ trưởng
Xếp loại chung:
Ngày tháng năm 20
Hiệu trưởng
+touR,0vs
Nội dung Xếp loại
Đặt vấn đề.
Biện pháp.
Kết quả phổ biến ứng dụng.
Tính khoa học.
Tính sáng tạo.
Xếp loại chung:
Ngày tháng năm 20
Trưởng phòng
Trần Thị Bích Hạnh Trang 12
Rèn kĩ năng giao tiếp thông qua môn kể chuyện cho học sinh lớp 2.

SỞ GIÁO GD& ĐT CÀ MAU
Nội dung Xếp loại
Đặt vấn đề.
Biện pháp.
Kết quả phổ biến ứng dụng.
Tính khoa học.
Tính sáng tạo.
Trần Thị Bích Hạnh Trang 13

×