Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CÔNG NGHỆ SÀI GÒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 90 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************


CAO HÀ THU THỦY



PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM
CÔNG NGHỆ SÀI GÒN





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI





Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

2


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************


CAO HÀ THU THỦY



PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM
CÔNG NGHỆ SÀI GÒN


Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: THẦY MAI HOÀNG GIANG



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

3

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp khoa Kinh Tế, trường Đại Học

Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CÔNG
NGHỆ SÀI GÒN”, do Cao Hà Thu Thủy, sinh viên khóa 33, ngành Quản Trị Kinh
Doanh Thương Mại, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày




Thầy MAI HOÀNG GIANG
Người hướng dẫn,



Ngày tháng năm 2011




Ch
ủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo



Ngày tháng năm 2011 Ngày tháng năm 2011


4


LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên con xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cha Mẹ đã sinh
thành và dưỡng dục con nên người.
Với lòng biết ơn chân thành, tôi xin bày tỏ lòng tri ân đến với Ban Giám Hiệu
cùng toàn thể quý thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, những
người đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tại
trường. Đó là hành trang, là nền tảng vững chắc để tôi có thể tự tin bước vào
đời.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy Mai Hoàng Giang giảng viên khoa
Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình hoàn thành khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên các
phòng ban trong công ty Cổ Phần Thực Phẩm Công Nghệ Sài Gòn, đặc biệt là chú Hải
- phòng Kế Hoạch Thị Trường và cô Hương - phòng Kinh Doanh đã tạo điều kiện
thuận lợi và hết lòng giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa luận tố
t nghiệp một cách tốt nhất.
Xin chúc sức khỏe và hạnh phúc đến toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty,
kính chúc quý công ty ngày càng phát triển lớn mạnh.
Cảm ơn những người bạn luôn bên cạnh, giúp đỡ và động viên tôi trong những
lúc khó khăn.
Cuối cùng tôi xin chúc mọi người luôn khỏe mạnh, hạnh phúc và thành đạt.



Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07/2011
Sinh viên
Cao Hà Thu Thủy


5



NỘI DUNG TÓM TẮT

CAO HÀ THU THỦY. Tháng 07 năm 2011. “Phân Tích Hiệu Quả Hoạt
Động Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Công Nghệ Sài Gòn”.
CAO HA THU THUY. July 2011. “Analyse The Effect Of The Business
Activities At The Saigon Industrial Foodstuffs Joint Stock Company”.
Khóa luận phân tích và tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
trong thời gian qua, những nguyên nhân tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của công ty. Trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của công ty.
Trong quá trình phân tích tôi đã sử dụng phương pháp thu th
ập và xử lý số liệu,
phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn. Qua phân tích hoạt động kinh
doanh của công ty trong 2 năm 2009 - 2010 cho thấy tuy doanh thu và lợi nhuận tăng
nhưng các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn và các chỉ số
sinh lợi giảm. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2010
giảm so với năm 2009. Công ty cần chú ý hơn về công tác quản lý chi phí, giảm thi
ểu
các khoản nợ khó đòi, xem xét tình hình sử dụng vốn và các loại tài sản. Từ đó, giúp
hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty được nâng cao và công ty ngày càng phát
triển vững mạnh hơn.
Đề tài chủ yếu tập trung vào một số chỉ tiêu như: tình hình doanh thu, chi phí,
lợi nhuận, tình hình sử dụng lao động, tình hình sử dụng tài sản cố định, và tài chính
để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Với kết quả
phân tích được,
đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho
công ty và phấn đấu trở thành một nhà phân phối chuyên nghiệp trong tương lai.


vi


MỤC LỤC

Trang
Danh mục các chữ viết tắt x
Danh mục các bảng xi
Danh mục các hình xii
Danh mục phụ lục xiii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
1.4. Cấu trúc luận văn 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN 4
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 4
2.1.1. Tổng quan về công ty 4
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 5
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh 6
2.2. Chức nă
ng và nhiệm vụ của công ty 6
2.2.1. Chức năng 6
2.2.2. Nhiệm vụ 7
2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 7
2.3.1. Cơ cấu tổ chức 7
2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban, đơn vị trực thuộc 10
a) Đại hội cổ đông 10

b) Hội đồng quản trị 10
c) Ban kiểm soát 10
d) Ban giám đốc 10
vii

e) Phòng kế toán 11
f) Phòng kinh doanh 11
g) Phòng kế hoạch thị trường 12
h) Phòng tổ chức hành chính 12
i) Các đơn vị kinh doanh trực thuộc 13
2.4. Tình hình nhân sự của công ty 16
2.5. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty 16
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1. Cơ sở lý luận 19
3.1.1. Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 19
3.1.2. Ý nghĩa 20
3.1.3. Nhiệm vụ 21
3.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh 21
a) Môi trường bên trong 21
b) Môi trường bên ngoài 23
3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 25
3.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp 25
3.2.2. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản trong
hoạt động kinh doanh 26
a) Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực 26
b) Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản cố định 26
c) Chỉ tiêu về hiệu qu
ả sử dụng vốn 27
d) Chỉ tiêu về khả năng thanh toán 28
3.3. Phương pháp nghiên cứu 29

3.3.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 29
3.3.2. Phương pháp so sánh 29
3.3.3. Phương pháp thay thế liên hoàn 30
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
4.1. Tình hình tiêu thụ TPCN của VN trong những năm gần đây 31
4.1.1. Khái niệm thực phẩm công nghệ 31
4.1.2. Tình hình tiêu thụ thực phẩm công nghệ của Việt Nam 31
viii

4.2. Phân tích kết quả HĐKD của công ty qua 2 năm 2009 - 2010 32
4.2.1. Phân tích kết quả HĐKD của công ty qua 2 năm 2009 - 2010 33
4.2.2. Phân tích tình hình doanh thu, lợi nhuận của công ty
qua 2 năm 2009 - 2010 34
4.3. Phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh 40
4.4. Phân tích các yếu tố của quá trình hoạt động kinh doanh 42
4.4.1. Phân tích tình hình sử dụng lao động tại công ty 42
a) Tình hình lao động của công ty qua 2 năm 2009 - 2010 42
b) Phân tích hiệu quả sử dụng lao động 43
c) Phân tích khoản mục chi phí tiền lương 44
d) Phân tích năng suất lao động t
ại công ty 46
4.4.2. Phân tích tình hình trang bị và sử dụng tài sản cố định 46
a) Phân tích tình hình biến động cơ cấu tài sản cố định 47
b) Phân tích tình trạng kĩ thuật của TSCĐ qua 2 năm 2009 - 2010 48
c) Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định 49
4.4.3. Phân tích tình hình chi phí của công ty qua 2 năm 2009 - 2010 50
a) Kết cấu chi phí của công ty qua 2 năm 2009 - 2010 51
b) Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí của công ty 52
4.5. Phân tích tình hình tài chính của công ty 53
4.5.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn qua 2 năm 2009 - 2010 54

4.5.2. Hiệu suất và hiệu quả
sử dụng vốn 55
4.5.3. Phân tích số vòng quay hàng tồn kho 56
4.5.4. Phân tích khả năng thanh toán của công ty 57
a) Khả năng thanh toán ngắn hạn (R
c
) 58
b) Khả năng thanh toán nhanh (R
q
) 58
4.5.5. Phân tích các chỉ số sinh lợi 60
a) Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) 60
b) Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) 61
4.6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 61
4.6.1. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 61
4.6.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 62
ix

a) Mở rộng thị trường tiêu thụ 62
b) Đẩy mạnh hoạt động phân phối các mặt hàng truyền thống 66
c) Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 68

d) Giải pháp tiết kiệm chi phí 69
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
5.1. Kết luận 71
5.2. Kiến nghị 71
5.2.1. Đối với công ty 71
5.2.2. Đối với nhà nước 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC

















x

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

B/q: Bình quân
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
ĐKKD: Đăng kí kinh doanh
DN: Doanh nghiệp
GĐ: Giám đốc
HĐTC: Hoạt động tài chính
HQHĐKD: Hiệu quả hoạt động kinh doanh
LN: Lợi nhuận
MMTB: Máy móc thiết bị
NSLĐ: Năng suất lao động

QĐ-UB: Quyết định Ủy Ban
QLDN: Quản lý doanh nghiệp
SXKD: Sản xuất kinh doanh
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TP: Thực phẩm
TPCN: Thực phẩm công nghệ
TSCĐ: Tài sản cố định
TSLĐ: Tài sản lưu động
TTTH: Tính toán tổng hợp
UBND: Ủy Ban Nhân Dân
VCĐ: Vốn cố định
VLĐ: Vốn lưu động
VN: Việt Nam
XHCN: Xã Hội Chủ Nghĩa


xi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Các Đơn Vị Kinh Doanh Trực Thuộc Công Ty 14
Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Công Ty qua 2 Năm 2009 - 2010 33
Bảng 4.2. Tình Hình Biến Động của Doanh Thu và Lợi Nhuận
Sau Thuế qua 3 Năm 2008 - 2010 35
Bảng 4.3. Số Lượng Tiêu Thụ của Công Ty qua 2 Năm 2009 - 2010 36
Bảng 4.4. Các Nhân Tố Ảnh Hưởng đến Lợi Nhuận 38
Bảng 4.5. Các Chỉ Tiêu Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Công Ty
qua 2 Năm 2009 - 2010 40

Bảng 4.6. Kết Cấu Lao Động c
ủa Công Ty qua 2 Năm 2009 - 2010 42
Bảng 4.7. Hiệu Quả Sử Dụng Lao Động qua 2 Năm 2009 - 2010 43
Bảng 4.8. Khoản Mục Chi Phí Tiền Lương của Công Ty qua 2 năm 2009 - 2010 44
Bảng 4.9. Năng Suất Lao Động của Công Ty qua 2 Năm 2009 - 2010 45
Bảng 4.10. Tình Hình Biến Động Cơ Cấu Tài Sản Cố Định
qua 2 Năm 2009 - 2010 47
Bảng 4.11. Tình Trạng Kĩ Thuật của Tài Sản Cố Định trong 2 Năm 2009 - 2010 48
Bảng 4.12. Tình Hình Sử Dụng Tài Sản Cố Định qua 2 Năm 2009 - 2010 49
Bảng 4.13. Kết Cấu Chi Phí của Công Ty qua 2 Năm 2009 - 2010 50
Bảng 4.14. Hiệu Quả Sử Dụng Chi Phí của Công Ty trong 2 Năm 2009 - 2010 52
Bảng 4.15. Cơ Cấu Nguồn Vốn của Công Ty qua 2 Năm 2009 - 2010 54
Bảng 4.16. Hiệu Suất và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn của Công Ty
qua 2 Năm 2009 - 2010 55
Bảng 4.17. Số Vòng Quay Hàng Tồn Kho qua 2 Năm 2009 - 2010 57
Bảng 4.18. Khả Năng Thanh Toán Ngắn Hạn của Công Ty 58
qua 2 Năm 2009 - 2010
Bảng 4.19. Phân Tích Khả Năng Thanh Toán Nhanh của Công Ty 59
qua 2 năm 2009 - 2010
B
ảng 4.20. Các Chỉ Số Sinh Lợi của Công Ty qua 2 Năm 2009 - 2010 60
Bảng 4.21. Thị Trường Bán Hàng của Các Đơn Vị Trực Thuộc ở Địa Bàn Tp.HCM 64
xii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý của Công Ty 9
Hình 2.2. Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý Đơn Vị, Cửa Hàng 15

Hình 4.1. Biểu Đồ Tình Hình Tiêu Thụ Thực Phẩm tại Việt Nam 31
Hình 4.2. Biểu Đồ Biến Động Doanh Thu 35
Hình 4.3. Biểu Đồ Biến Động Lợi Nhuận Sau Thuế 37


















xiii


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng Cân Đối Kế Toán Năm 2010
Phụ lục 2: Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Năm 2010
Phụ lục 3: Bảng Cân Đối Kế Toán Năm 2009
Phụ lục 4: Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Năm 2009

Phụ lục 5: Số Liệu Thực Hiện Bán Qua Các Năm Từ 2008 Đến 2010














1



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Trong bất kỳ một quốc gia, một vùng lãnh thổ hay một địa phương nào, khi nói
đến phát triển kinh tế không thể không nói tới vai trò của các doanh nghiệp. Muốn có
một nền kinh tế mạnh thì phải có doanh nghiệp phát triển và có sức cạnh tranh mạnh.
Vì vậy, trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và
phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh ph
ải có lãi. Để đạt được kết quả cao

nhất trong sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng
mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng tốt các nguồn nhân lực, vật lực. Muốn vậy,
các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động
của từng nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Đi
ều này chỉ thực hiện được trên
cơ sở của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Trong cơ chế thị trường như hiện nay, các doanh nghiệp phải luôn đối đầu với
rất nhiều khó khăn. Đặc biệt đối với doanh nghiệp thương mại thì việc tìm nguồn cung
cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm là rất quan trọng, đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ
động tìm các phươ
ng án tối ưu để việc kinh doanh có hiệu quả. Thị trường luôn mở ra
các cơ hội kinh doanh mới, nhưng đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ đe dọa
cho các doanh nghiệp. Để có thể đứng vững trước qui luật cạnh tranh khắc nghiệt của
cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải vận động, tìm tòi một hướng đi
cho phù hợp. Do đó, vi
ệc nghiên cứu và xem xét vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh
là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh hiện nay.
Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đang là một bài toán khó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp
đều phải quan tâm đến.

2

Vì thế, tôi đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là: “PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CÔNG
NGHỆ SÀI GÒN” nhằm phản ánh phần nào tình hình hoạt động kinh doanh của công
ty, đồng thời kiến nghị một số giải pháp để khắc phục những khó khăn và phát huy tối
đa những thế mạnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh củ
a công ty. Tuy
nhiên, thời gian thực tập tại công ty và lượng kiến thức của tôi có hạn nên đề tài không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp quý báu từ thầy

cô, các cô chú, anh chị trong công ty và các bạn của tôi để đề tài được hoàn thiện và có
giá trị thực tiễn hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Thông qua việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ Phần
Thực Phẩm Công Nghệ
Sài Gòn để đánh giá đúng thực trạng hoạt động của công ty.
Từ đó, phát huy những mặt tích cực đồng thời kiến nghị một số giải pháp khắc phục
những mặt hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh mà công ty đạt được qua 2 năm 2009 -
2010 thông qua phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
kinh doanh của công ty.
Dựa trên những lý luận và thực tế của công ty đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại công ty Cổ Phần Thực Phẩm Công Nghệ Sài Gòn trên
cơ sở những số liệu thu thập được qua 2 năm 2009 - 2010.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 28/2/2011 đến ngày 15/5/2011.




3

1.4. Cấu trúc luận văn
Đề tài gồm 5 chương với bố cục như sau:

Chương 1: Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu và cấu trúc của đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của công ty; nêu lên chức
năng, nhiệm vụ của công ty cũng như các phòng ban trong công ty, tình hình nhân sự,
nhữ
ng thuận lợi và khó khăn mà công ty gặp phải.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày những khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ có liên quan đến việc phân tích;
các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả hoạt động kinh doanh và các phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Dựa trên những cơ sở lý luận và tình hình thực tế của công ty, tôi đi sâu vào
nghiên cứu các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm 2009 - 2010 từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Nêu lên kết luận tổng quát về hoạt động kinh doanh của công ty đồng thời đưa
ra một số kiến nghị đối với công ty và nhà nước để hoàn thiện hơn nữa hoạt động kinh
doanh của công ty.











2.1.
Q
2.1.1.
hình
t
phần,
Xã H

hiệu l

Q
uá trình
h
Tổn
g
qua
n
Công ty
C
t
hức chuyể
n
được tổ c
h

i Chủ Ng
h

c thi hàn
h

Tên công
Tên quốc
Tên viết t

Logo côn
g




Trụ sở ch
í
- Địa
c
- Điệ
n
- Fax:
- Em
a
- We
b
- Mã
s
- Giấ
y
h
ình thành
n
về côn
g


t
C
ổ Phần T
h
n
từ DN N
h
h
ức và hoạt
h
ĩa Việt N
a
h
từ ngày 0
1
ty: Công t
y
tế: Saigon

t: INFOO
D
g
ty:
í
nh công t
y
c
hỉ: 103-1
0

n
thoại: (84
(84 - 08) 3
a
il: infoodc
o
b
site: www.
s
ố thuế : 0
3
y
chứng nh

C
H
TỔ
N
và phát tr
i
ty

h
ực Phẩm
C
h
à nước (C
ô
động theo
a

m khóa X
I
1
/07/2006.
y
Cổ Phần
T
Industrial
F
D
CO

y
:
0
5 Nguyễn
T
- 08) 3832
4
8324974 -
o
@hcm.vn
n
infoodco.c
o
3
0 1 0 1 7
5

n ĐKKD

s
4
H
ƯƠN
G
N
G QU
A
i
ển của cô
n
C
ông Nghệ
ô
ng ty Thự
c
Luật doan
h
I
kỳ họp th

T
hực Phẩm
F
oodstuffs
J

T
hị Minh
K

4
966 - 383
9
39254398
-
n
.vn
o
m.vn
5
6 8
s
ố: 410300
4
G
2
A
N
ng
t
y

Sài Gòn l
à
c
Phẩm Cô
n
h
nghiệ
p

do

8 thông
q
Công Ngh

J
oint Stock
K
hai, P.Bến
9
0923 - 38
3
-
39250887
4
207
à
DN được
n
g Nghệ) t
h
Quốc hội
n
q
ua ngày 2
9

Sài Gòn
Company

Thành, Q
u
3
24980

thành lậ
p

h
ành công
t
n
ước Cộng
9
/11/2005
v
u
ận 1, Tp.H
C
dưới
t
y cổ
Hòa
v
à có
C
M
5

- Ngày cấp: 29/12/2005

- Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tp.HCM
- Người đại diện pháp lý của doanh nghiệp: Ông Từ Minh Huy
Vốn điều lệ: 30.000.000.000 VNĐ, chia thành 3.000.000 cổ phần, mỗi cổ phần
có mệnh giá 10.000 đồng. Cơ cấu vốn điều lệ như sau:
- Vốn Nhà nước: 15.300.000.000 VNĐ, tương ứng với 1.530.000 cổ phần,
chiếm 51% vốn
điều lệ.
- Vốn cổ đông CBCNV: 4.568.850.000 VNĐ, tương ứng với 456.885 cổ phần,
chiếm 15,23% vốn điều lệ.
- Vốn cổ đông khác: 10.131.150.000 VNĐ, tương ứng với 1.013.115 cổ phần,
chiếm 33,7% vốn điều lệ.
(Nguồn: www.infoodco.com.vn
)
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tiền thân của công ty Cổ Phần Thực Phẩm Công Nghệ Sài Gòn là công ty Thực
Phẩm và Nông Sản Thành Phố Hồ Chí Minh, được thành lập vào giữa năm 1975 sau
khi Miền Nam hoàn toàn được giải phóng.
Ngày 25/05/1976 UBND Tp.HCM ra quyết định số 329/QĐ-UB cho phép
thành lập công ty Thực Phẩm II với số vốn ban đầu là 300.000.000 đồng, có trụ sở tại
116 Võ Văn Tần, quận 3, Tp.HCM. Công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng TPCN
chủ yếu như: đường, sữa, bia, nướ
c giải khát và các TP đóng hộp khác.
Đến ngày 29/09/1992 theo quyết định số 14/QĐ-UB của UBND Tp.HCM và
Nghị định 388/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng về việc thành lập lại DN Nhà nước,
công ty Thực Phẩm II được chuyển đổi và thành lập lại với tên mới là công ty Thực
Phẩm Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, có trụ sở chính tại 103 - 105 Nguyễn Thị
Minh Khai, quận 1, Tp.HCM với chức năng kinh doanh chuyên ngành hàng TPCN,
xuất nhập khẩ
u hàng nông sản, hải sản khô …
Tháng 05/2005 công ty tiến hành tổ chức Đại hội Công Nhân Viên Chức để

thảo luận dự thảo phương án cổ phần hóa, điều lệ của công ty cổ phần.
Ngày 04/08/2005 ban đổi mới quản lý DN Tp.HCM ra thông báo kết luận
“Cuộc họp xét thông qua đề án cổ phần hóa công ty Thực Phẩm Công Nghệ
6

Tp.HCM”, thống nhất với phương án cổ phần hoá toàn bộ DN của công ty Thực Phẩm
Công Nghệ Tp.HCM.
Ngày 30/08/2005 UBND Tp.HCM có thông báo số 4468/QĐ-UB về phê duyệt
phương án và chuyển công ty Thực Phẩm Công Nghệ Tp.HCM thành công ty Cổ Phần
Thực Phẩm Công Nghệ Sài Gòn.
Tháng 09/2005 công ty tiến hành bán đấu giá cổ phần ra bên ngoài công chúng.
Ngày 01/12/2005 công ty Thực Phẩm Công Nghệ Tp.HCM tiến hành Đại hội
trù bị. Ngày 03/12/2005 chính thức tiến hành Đại hội cổ đông thành lập công ty Cổ
Phần Thự
c Phẩm Công Nghệ Sài Gòn.
Ngày 01/01/2006 công ty Cổ Phần Thực Phẩm Công Nghệ Sài Gòn chính thức
đi vào hoạt động theo hình thức là công ty cổ phần có vốn Nhà nước chiếm 51% chi
phối.
Từ đó cho đến nay, công ty đã không ngừng phát triển hoạt động kinh doanh
của mình, ngày càng mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm cũng như gia tăng mặt
hàng, chủng loại để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu củ
a người tiêu dùng.
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Mua bán và đại lý: Ủy thác, đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa; mua bán nông
lâm sản nguyên liệu, lương thực, thực phẩm, đồ uống, rượu, bia, thuốc lá và sản phẩm
từ sợi thuốc lá; mua bán giấy, vở, bìa các tông, văn phòng phẩm.
Sản xuất: Giấy nhãn và bao bì; tập vở, giấy văn phòng phẩm
In: In và các dịch vụ liên quan đến in; in bao bì, sách báo, xuất bản phẩm, biểu
mẫu kinh doanh, hóa đơn ch
ứng từ, các nhãn mang tính thương mại; các dịch vụ liên

quan đến in.
Dịch vụ: Vận tải hàng hóa bằng xe tải liên tỉnh và nội tỉnh; dịch vụ kho vận;
kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế; kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc
đi thuê; cho thuê nhà ở, nhà phục vụ các mục đích kinh doanh; các hoạt động đóng
gói.
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.2.1. Chức n
ăng
- Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Công Nghệ Sài Gòn chuyên kinh doanh các mặt
hàng TPCN, chủ yếu là các mặt hàng như: đường, sữa, bia, nước giải khát, bánh kẹo,
7

bột ngọt, mì ăn liền, TP đóng hộp… để đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố,
cung cấp hàng hóa cho các tỉnh bạn.
- Trực tiếp và ủy thác xuất khẩu hàng nông sản, hải sản khô, TP đóng hộp, bánh
kẹo, cao su, cà phê…
- Nhập khẩu và nhận ủy thác nhập khẩu vật tư nguyên liệu, phục vụ sản xuất
hàng TPCN phục vụ cho tiêu dùng.
- Hợp tác liên doanh và đầu t
ư với các DN sản xuất kinh doanh trong và ngoài
nước.
- Sản xuất, mua bán tập học sinh, văn phòng phẩm, bao bì giấy và các sản phẩm
khác thuộc ngành giấy.
2.2.2. Nhiệm vụ
- Đăng kí kinh doanh và kinh doanh đúng ngành đã đăng ký.
- Chấp hành đúng các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính của Nhà
nước.
- Tổ chức bán sỉ và lẻ cho mọi thành phần kinh tế.
- Tìm kiếm và mở rộng thị trườ
ng.

- Tổ chức mua hàng TP từ các đơn vị sản xuất kinh doanh và cung ứng cho các
đơn vị.
- Hạch toán báo cáo trung thực mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
- Đảm bảo cho hoạt động của công ty có hiệu quả và thực hiện đúng nghĩa vụ
đối với Nhà nước.
- Sử dụng và quản lý tốt tiền vốn, tài sản, trang thiết bị của công ty.
2.3. Cơ cấu tổ ch
ức bộ máy của công ty
2.3.1. Cơ cấu tổ chức
Gồm có 4 phòng chức năng và 8 đơn vị kinh doanh trực thuộc:
Phòng chuyên môn: Có chức năng tham mưu và là bộ máy giúp việc cho GĐ
trực tiếp điều hành chuyên môn theo chức năng và theo sự chỉ đạo của GĐ, bao gồm:
 Phòng Tổ chức – Hành chính
 Phòng Kế toán – Tài chính
 Phòng Kinh doanh
 Phòng Kế hoạch – Thị trường
8

Đơn vị kinh doanh trực thuộc: Là những đơn vị trực tiếp sản xuất, hoạt động
kinh doanh dưới sự quản lý của Ban GĐ gồm:
 Cửa hàng Thực Phẩm Công Nghệ số 1
 Cửa hàng Thực Phẩm Công Nghệ số 2
 Cửa hàng Thực Phẩm Công Nghệ số 4
 Cửa hàng Thực Phẩm Công Nghệ số 36
 Cửa hàng Thực Phẩm Công Ngh
ệ số 191
 Cửa hàng Thực Phẩm Công Nghệ Miền Đông
 Xí nghiệp Giấy Thanh Bình
 Tổ Phân Phối Dầu Ăn






9

Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý của Công Ty
















: Quan hệ lãnh đạo, quản lý (Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường)
: Quan hệ liên đới, phối hợp

PHÓ GĐKINH DOANH
PHÓ GĐ NỘICHÍNH
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
CỬA
HÀNG
TPCN
SỐ 2
CỬA
HÀNG
TPCN
SỐ 4
CỬA
HÀNG
TPCN
SỐ 36
CỬA
HÀNG
TPCN
191
CỬA
HÀNG
TPCN
MIỀN
ĐÔNG

NGHIỆP
GIẤY
THANH
BÌNH
TỔ
PHÂN

PHỐI
DẦU
ĂN
CỬA
HÀNG
TPCN
SỐ 1
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG KẾ
TOÁNTÀI
CHÍNH
PHÒNG KẾ
HOẠCH THỊ
TRƯỜNG
PHÒNG TỔ
CHỨC HÀNH
CHÍNH
10

2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban, đơn vị trực thuộc
a) Đại hội cổ đông
- Quyết định các vấn đề liên quan đến cổ phiếu công ty như: phát hành, bán,
mua dự trữ, cổ tức,…
- Quyết định các vấn đề về bán, chia tách, sát nhập, hợp nhất, tổ chức lại, tuyên
bố phá sản, gia hạn hoạt động của công ty.
- Quyết định các d
ự án đầu tư trên 30% vốn điều lệ; bán tài sản có giá trị bằng
hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản còn lại được ghi trong sổ kế toán của công ty

(nhưng không vượt quá vốn điều lệ của công ty tại thời điểm đó).
- Quy định thù lao hoạt động của các thành viên và các quyền, nhiệm vụ khác
quy định theo Luật doanh nghiệp và điều lệ công ty.
b) Hội
đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, toàn quyền nhân danh công ty
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn
đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
c) Ban kiểm soát
- Ban kiểm soát là những người thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động
quản tr
ị và điều hành kinh doanh của công ty.
- Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông về sai phạm gây thiệt
hại cho công ty trong khi thực hiện nhiệm vụ.
d) Ban Giám đốc
 Giám đốc
Giám đốc là người tổ chức và điều hành mọi hoạt động của công ty, thay mặt
công ty trong mọi hoạt động giao dịch với các cơ quan và các đơn vị kinh tế khác, chịu
trách nhiệm trướ
c Hội đồng quản trị về thực hiện các nghĩa vụ được giao, chịu trách
nhiệm trước pháp luật.
 Phó Giám đốc
Phó Giám đốc kinh doanh: Là người giúp việc của GĐ, được GĐ phân công
ủy nhiệm và quản lý điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty chịu trách nhiệm
về công việc kinh doanh hằng ngày, quản lý và điều hành phòng kinh doanh, tham
mưu đóng góp ý kiến giúp GĐ có những quyết định đúng đắn trong việc đề ra chiến
11

lược kinh doanh. Thay mặt GĐ giải quyết công việc khi GĐ vắng mặt, cùng chịu trách
nhiệm liên đới với GĐ trước Hội đồng quản trị về các phần việc được phân công hoặc

ủy nhiệm.
Phó Giám đốc nội chính: Cũng là người giúp việc của GĐ đảm nhiệm lĩnh
vực được GĐ phân công và ủy nhiệm quản lý, chịu trách nhiệm về công tác tổ chức
hành chính, quản lý lao động phát triển nguồn nhân lực, quản lý và điều hành phòng
Kế hoạch thị trường. Thay mặt GĐ giải quyết những công việc được ủy nhiệm khi GĐ
vắng mặt, cùng chịu trách nhiệm liên
đới với GĐ trước Hội đồng quản trị về các phần
việc được phân công ủy nhiệm.
e) Phòng kế toán tài chính
- Trợ giúp GĐ trong lĩnh vực kinh tế, tài chính đảm bảo hoạt động kinh doanh
đạt hiệu quả cao nhất theo quy định của pháp luật.
- Theo dõi các hoạt động kinh doanh của công ty, giải quyết công nợ và phát
lương.
- Thực hiện cân đối thu chi tài chính, tính toán và phản ánh số liệu tiề
n vốn, xác
định, phân tích và đánh giá kết quả kinh doanh của công ty kịp thời, chính xác.
- Tổng hợp và lập các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
- Trích lập và sử dụng các quỹ đúng chính sách và đúng mục đích.
f) Phòng kinh doanh
- Xây dựng chiến lược kinh doanh, tham mưu cho Ban GĐ thực hiện những
mục tiêu đã đề ra.
- Là bộ phận chuyên môn chịu sự chỉ đạo trực tiếp c
ủa Giám đốc, Phó Giám
đốc kinh doanh.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh, tham mưu cho ban Giám đốc thực hiện
những mục tiêu đã đề ra, trực tiếp tham gia kinh doanh.
- Thu thập thông tin tình hình thị trường, tìm kiếm và tiếp xúc khách hàng để
mở rộng kênh phân phối.
- Bộ phận chuyên môn xuất nhập khẩu, tổ chức và chịu trách nhiệm trong thủ
tục xuất nhập khẩu, kinh doanh hàng thực phẩm công nghệ đến các siêu thị và Metro.

-
Soạn thảo bộ chứng từ theo dõi hợp đồng xuất nhập khẩu, tiến độ thực hiện
hợp đồng.
12

- Phối hợp phòng Kế hoạch thị trường để đảm bảo tiến độ nhận hàng nhập khẩu
và chuyển về kho bãi.
g) Phòng kế hoạch thị trường
- Tham mưu giúp cho Ban GĐ trong việc lãnh đạo, điều hành thực hiện công
tác kế hoạch và đầu tư phát triển kinh doanh của công ty.
- Lập kế hoạch và theo dõi thực hiện kế hoạch của toàn công ty, của đơn v
ị trực
thuộc về công tác kinh doanh hàng tháng, quý, năm, báo cáo tổng tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty.
- Xây dựng các chính sách bán hàng, phát triển mặt hàng; chương trình chăm
sóc khách hàng; chương trình hỗ trợ bán hàng; chương trình khuyến mãi; chương trình
marketing… phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh trên thị trường và sự phát triển
của công ty.
- Hoạch định việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển m
ạng
lưới, mở rộng các điểm bán hàng trong công ty.
- Trợ giúp GĐ trong việc giao dịch với khách hàng từ việc hỏi giá đến việc
chuẩn bị thủ tục ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng mua hàng.
- Tổ chức tiếp nhận nguồn hàng, quản lý kho công ty, điều hành và phân phối
hàng hóa toàn công ty thông qua quỹ hàng hóa theo sự chỉ đạo của Ban GĐ.
- Tổ chức nghiên c
ứu và điều tra các mặt hoạt động của thị trường hàng hóa,
chính sách bán hàng của các nhà sản xuất, các nhà cung cấp lớn đối với mặt hàng công
ty kinh doanh.
- Thực hiện các hoạt động tiếp thị, quảng bá hình ảnh các sản phẩm của công

ty. Đăng ký mẫu mã, mã số vạch, chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu của công ty.
h) Phòng tổ chức hành chính
- Quản lý, tuyển dụng và điều độ
ng nhân sự, phục vụ đời sống xã hội của các
CBCNV.
- Tổ chức, sắp xếp lại công tác cho CBCNV phù hợp với trình độ khả năng,
đồng thời nghiên cứu, sắp xếp lại tổ chức trong nội bộ công ty.
- Thực hiện việc chi trả, xét nâng lương cho CBCNV toàn công ty và bổ sung
nhân lực khi các phòng ban có nhu cầu.

×