Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Luận văn: ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO XÂM NHẬP MẶN TẠI HUYỆN CẦN GIỜ TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 84 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ





CAO THỊ LAN


ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO XÂM NHẬP MẶN TẠI
HUYỆN CẦN GIỜ TP. HỒ CHÍ MINH



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

\


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ





CAO THỊ LAN



ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO XÂM NHẬP MẶN TẠI
HUYỆN CẦN GIỜ TP. HỒ CHÍ MINH


Ngành: Kinh tế tài nguyên môi trường


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN THỊ Ý LY


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2011

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá tổn hại do
xâm nhập mặn tại huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh.” do Cao Thị Lan sinh viên
khóa 33, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày





Th.S NGUYỄN THỊ Ý LY
Người hướng dẫn,


Ngày tháng năm 2011






Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo





Ngày tháng năm 2011 Ngày tháng năm 2011



LỜI CẢM TẠ

Để hoàn thành khóa luận này, trước hết con xin cảm ơn Bố, Mẹ cùng các Anh
Chị trong gia đình đã nuôi dưỡng, quan tâm, chăm sóc và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho con được học hành và có được kết quả như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy cô khoa Kinh Tế trường Đại Học

Nông Lâm, Tp Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến
thức quý báu, nền tảng vững chắ
c trong bốn năm học tại trường.
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Ý Ly đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn các bác, các cô chú, anh chị phòng tài nguyên môi
trường, phòng nông nghiệp phát triển nông thôn, UBND xã Bình Khánh và An Thới
Đông của huyện Cần Giờ đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thu
ận lợi cho em trong suốt
quá trình thực tập tại địa phương.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn đến tất cả bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07/2011
Sinh Viên

CAO THỊ LAN










NỘI DUNG TÓM TẮT

CAO THỊ LAN. Tháng 07 năm 2011. “Đánh Gía Tổn Hại Do Xâm Nhập

Mặn Tại Huyện Cần Giờ Thành Phố Hồ Chí Minh”.

CAO THI LAN. July 2011. “Evaluating the Damage Caused by the Salinity
Intrusion in Can Gio District, Ho Chi Minh City”.

Khóa luận đánh giá tổn hại do xâm nhập mặn tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ
Chí Minh nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục và giảm thiểu tác động do xâm nhập
mặn gây ra. Bằng phương pháp áp dụng giá thị trường và phương pháp thay đổi năng
suất, khóa lu
ận đã tính tổn hại do xâm nhập mặn gây ra đối với sản xuất nông nghiệp,
nguồn nước sinh hoạt 9,144 tỷ đồng/năm. Đây là con số thiệt hại lớn hơn gấp 571 lần
so với tổng thu nhập bình quân của hộ gia đình trong một năm tại huyện Cần Giờ.
Bên cạnh đó, khóa luận cũng phân tích được khả năng thích ứng của người dân
nhằm đề
xuất một số biện pháp để ứng phó, giải quyết vấn đề xâm nhập mặn… Tuy
nhiên để giảm thiểu tác hại do nhiễm mặn, cần phải chủ động phối hợp ở các địa
phương, các ban ngành chức năng để có những biện pháp thích ứng với xâm nhập
mặn.

v
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1. Địa bàn nghiên cứu 2
1.3.2. Thời gian nghiên cứ
u 2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.4. Nội dung nghiên cứu 3
1.4. Cấu trúc khóa luận 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 4
2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 4
2.2. Giới thiệu tổng quan về huyện Cần Giờ 5
2.2.1. Điều kiện tự nhiên 5
2.2.2. Tài nguyên 7
2.2.3. Đặc điể
m kinh tế - xã hội 8
2.3. Giới thiệu tổng quan về xã Bình Khánh 9
2.3.1. Điều kiện tự nhiên 9
2.3.2. Điều kiện xã hội 9
2.3.3. Điều kiện kinh tế 10
2.4. Giới thiệu tổng quan về xã An Thới Đông 11
2.4.1. Điều kiện tự nhiên 11
2.4.2. Điều kiện xã hội 12
2.4.3. Điều kiện kinh tế 12
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

vi
3.1. Cơ sở lý luận 14
3.2. Phương pháp nghiên cứu 20
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 20
3.2.2. Phương pháp xử lí số liệu 20
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 20
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25

4.1. Mô tả tình hình nhiễm mặn tại huyện Cần Giờ 25
4.2. Nguyên nhân gây nhiễm mặn tại huyện Cần Giờ
27
4.3. Kết quả nghiên cứu thông qua cuộc điều tra 28
4.3.1. Về nhân khẩu 28
4.3.2.Về độ tuổi 29
4.3.3. Trình độ học vấn 29
4.3.4. Thu nhập 31
4.3.5. Quy mô diện tích đất canh tác 331
4.4. Nhận thức của người dân về xâm nhập mặn 32
4.5. Xác định thiệt hại kinh tế do xâm nhập mặn 333
4.5.1. Thiệt hại về hệ sinh thái 333
4.5.2. Thiệt hại về nước sinh hoạt 34
4.5.3. Thiệt hại về nông nghiệp 35
4.5.4. Hiệu quả nuôi tôm 42
4.6. Phân tích khả năng thích ứng của người dân đối với xâm nhập mặn 50
4.7. Các giải pháp và đề xuất 52
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 544
5.1. Kết luậ
n 54
5.2. Kiến nghị 54
5.2.1. Đối với các cấp chính quyền địa phương 55
5.2.2. Đối với người dân 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
PHỤC LỤC



vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BĐKH Biến đổi khí hậu
TP Thành phố
TPHCM Thành Phố Hồ Chí Minh
LHQ Liên Hợp Quốc
NN & PTNT Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn
UBND Uỷ ban nhân dân
ĐVT Đơn vị tính
KHKT Khoa học kỹ thuật
BVTV Bảo vệ thực vật
HĐV Hệ động vật

viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.2. Biến Động Nhóm Đất Nông Nghiệp Giai Đoạn 2005 – 2010 11
Bảng 2.3. Biến Động 03 Nhóm Đất Chính Của Xã An Thới Đông ( 2005-2010) 12
Bảng 2.4. Biến Động Nhóm Đất Nông Nghiệp Giai Đoạn 2005 – 2010 13
Bảng 3.1. Giải Thích Và Kỳ Vọng Dấu 22
Bảng 3.2. Giải Thích Và Kì Vọng Dấu
244
Bảng 4.1. Kết Quả Quan Trắc Độ Mặn Vùng Nuôi Cần Giờ (Tháng 03/2010) 26
Bảng 4.2. Mối Quan Hệ giữa Độ M
ặn và Sự Suy Giảm Năng Suất Lúa 266
Bảng 4.3. Kết Quả Nhân Khẩu Qua Điều Tra 28
Bảng 4.4.Tỷ Lệ Thu Nhập Bình Quân Của Các Hộ/Tháng 31
Bảng 4.5. Qui Mô Diện Tích Đất Của Nông Hộ 311
Bảng 4.6. Kết Quả Nhận Thức Của Người Dân Về Các Yếu Tố Bị Ảnh Hưởng Bởi
Xâm Nhập Mặn 322
Bảng 4.7. Năng Suất Lúa Của Huyệ
n Từ Năm 2005 – 2010 32

Bảng 4.8. Sự Biến Động Số Lượng Loài Trong HĐV Năm 2005 – 2009 344
Bảng 4.9. Kết Quả Ước Lượng Các Thông Số Trong Hàm Sản Xuất Lúa 366
Bảng 4.10. Kết Quả Ước Lượng Các Thông Số Trong Hàm Sản Xuất Lúa 366
Bảng 4.11. Hệ Số Xác Định R
2
aux
Của Mô Hình Bổ Sung 388
Bảng 4.12. Các Thông Số Ước Lượng Của Hàm Năng Suất Tôm 433
Bảng 4.13. Hệ Số Xác Định R
2
aux
Của Mô Hình Bổ Sung 444
Bảng 4.14. Kiểm Tra Kỳ Vọng Dấu Của Mô Hình 455
Bảng 4.15. Tổng Giá Trị Thiệt Hại Và Hiệu Quả Khi Có Xâm Nhập Mặn 49
Bảng 4.16. Quan Điểm Thực Hiện Biện Pháp Thích ứng Với Xâm Nhập Mặn Của
Người Dân 50
Bảng 4.17. Năng Suất Tôm Từ Năm 2005 Đến Năm 2010 của Huyện Cần Giờ 51
Bảng 4.18. Năng Suất Trung Bình C
ủa Hộ Dân Trồng Lúa Luôn Canh 2 Vụ Năm 2009
– 2010 52

ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Bản Đồ Hành Chính Huyện Cần Giờ - Thành Phố Hồ Chí Minh 6
Hình 4.1. Cơ Cấu Tuổi Của Các Chủ Hộ 29
Hình 4.2. Cơ Cấu Trình Độ Học Vấn Của Chủ Hộ 30
Hình 4.3. Đồ Thị Thể Hiện Hàm Năng Suất Của Lúa Khi Có Nhiễm Mặn .41
Hình 4.4. Đồ Thị Thể Hiện Hàm Năng Suất Của Tôm Khi Có Nhiễm Mặn 47





CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vấn đề biến đổi khí hậu
đang ngày càng diễn biến phức tạp ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống và sản xuất của
một bộ phận nhân dân sống tại những vùng ven biển. Biến đổi khí hậu sẽ tạo ra các
trạng thái khí hậu cực đoan, thiên tai sẽ xuất hiện nhiều hơn, không tuân theo quy luật
thường có, đặc biệt vấn đề nước biển dâng sẽ trở thành thách thức lớn đối với Việt
Nam. Ngoài ra, do mực nước biển dâng cao làm chế độ dòng chảy ven bờ thay đổi gây
xói lở bờ. Đối với hệ thống đê sông, đê bao và bờ bao, mực nước biển dâng cao làm
cho khả năng tiêu thoát nước ra biển giảm, kéo theo mực nước các con sông dâng lên,
kết hợp với sự gia tăng dòng chảy lũ t
ừ thượng nguồn sẽ làm cho đỉnh lũ tăng thêm, uy
hiếp sự an toàn của các tuyến đê sông, đê bao và bờ bao. Nước biển dâng làm mặn
xâm nhập sâu vào nội địa, các cống hạ lưu ven sông sẽ không có khả năng lấy nước
ngọt vào đồng. Những tác động do xâm nhập mặn gây ra đã ít nhiều ảnh hưởng tới đời
sống của bà con nông dân vùng ven biển.
Cần Giờ là một huyện tiêu biểu b
ị ảnh hưởng bởi hiện tượng xâm nhập mặn. Đã
nhiều năm nay, mặn đã nhiễm sâu vào đất liền dẫn tới nguồn nước sinh hoạt của cả
huyện bị ảnh hưởng, người dân nơi đây không còn dùng nước từ các ao, hồ được nữa
mà phải vận chuyển nước từ thành phố về để sử dụng. Các nhà máy lọc nước trong
huyện không đủ
công suất để phục vụ cho bà con nông dân, nước trở nên khan hiếm
với mức giá rất cao. Bên cạnh đó, do đất nông nghiệp bị nhiễm mặn quá sâu nên diện

tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp, bà con nông dân phải từ bỏ nghề trồng lúa để
chuyển sang nuôi trồng thủy hải sản. Tuy nuôi trồng thủy hải sản mang lại hiệu quả
kinh tế song việc từ bỏ trồng lúa do nhiễm mặn đang là m
ột mối de dọa lớn tới vấn đề

2
giải quyết lương thực của địa phương. Vì vậy, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh Giá Tổn Hại Do Xâm Nhập Mặn Gây Ra Tại Huyện Cần Giờ Thành Phố Hồ
Chí Minh” để xác định một cách chính xác các mức thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra,
đồng thời xem xét khả năng thích ứng của người dân cũng như đưa ra các biện pháp,
chính sách giúp chính quyền, người dân địa phương khắc phục nh
ững thiệt hại do hiện
tượng xâm nhập mặn gây ra và cải thiện đời sống cho người dân trong vùng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài tập trung đánh giá tác động ảnh hưởng do xâm nhập mặn gây ra tại hai xã
Bình Khánh và An Thới Đông, huyện Cần Giờ TP. HCM nhằm đề xuất các giải pháp
khắc phục và giảm thiểu tác động.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng nhiễm mặn và xác đị
nh nguyên nhân gây xâm nhập mặn
tại khu vực nghiên cứu.
- Tìm hiểu nhận thức của người dân về xâm nhập mặn tại huyện Cần Giờ.
- Đánh giá mức tổn hại do xâm nhập mặn gây ra đối với nông nghiệp, nước sinh
hoạt, hệ sinh thái.
- Phân tích khả năng đối phó với xâm nhập mặn của người dân.
- Đề ra các chính sách, biện pháp để khắc phục hậu quả và cách đối phó với
xâm nhậ
p mặn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại xã Bình Khánh và xã An Thới Đông huyện Cần Giờ
Thành Phố Hồ Chí Minh.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong thời gian 4 tháng: Từ ngày 20/02/2011 đến ngày
20/06/2010. Trong đó từ 20/02/2011 đến 31/03/2011 thực tập, thu thập số liệu thứ cấp,
tiếp sau đó điều tra thử và điều tra chính thức thu thập thông tin từ các hộ gia
đình và
nhập số liệu từ ngày 01/04/2011 đến 15/04/2011. Thời gian còn lại tập trung vào xử lý
số liệu và viết báo cáo.


3
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
60 hộ dân tại hai xã Bình Khánh và An Thới Đông, huyện Cần Giờ, TP HCM.
1.3.4. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu về tình hình xâm nhập mặn tại xã Bình Khánh và xã An Thới
Đông. Nhận dạng những ảnh hưởng của nó đến nguồn nước sinh hoạt, năng suất trồng
lúa, hệ sinh thái, phân tích khả năng thích ứng của người dân khi có xâm nhập mặn.
Bên cạnh đó đề tài cũng đề xuất các biệ
n pháp, chính sách để khắc phục hậu quả của
xâm nhập mặn ở hiện tại cũng như trong tương lai.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Luận văn gồm có 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của đề tài, lí do vì sao chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và cấu trúc của luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về tài li
ệu tham khảo, trình bày về điều kiện tự nhiên, kinh

tế xã hội, đặc điểm thủy văn của huyện Cần Giờ, đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội
của xã Bình Khánh và xã An Thới Đông.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu và phương pháp
để tiến hành nghiên cứu trong đề tài.
Chương 4: Kết quả và thảo lu
ận
Trong chương này sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu mà đề tài đã đạt được
bao gồm những thông tin về nguyên nhân gây xâm nhập mặn, tình trạng xâm nhập
mặn, tình hình sản xuất trên địa bàn hai xã và xác định mức thiệt hại do xâm nhập mặn
gây ra.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt lại các kết quả đã nghiên cứu được và đưa ra những kiến nghị nhằm
khắc phục và h
ạn chế xâm nhập mặn trên địa bàn huyện.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Xâm nhập mặn đang là một vấn đề thời sự nóng bỏng, hậu quả mà xâm nhập
mặn gây ra là ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, thiếu nước sinh hoạt trầm trọng,
giảm năng suất cây trồng vật nuôi, đe dọa hệ sinh thái… vì vậy, tôi đã đi tìm hiểu
những khía cạnh liên quan tới nguyên nhân, hiện trạng và hậu quả do xâm nhập m
ặn
gây ra tại huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại trên địa bàn huyện Cần Giờ

chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề xâm nhập mặn nên trong quá trình nghiên
cứu, tôi đã tham khảo các tài liệu liên quan tới chuyên ngành kinh tế tài nguyên môi
trường, nông nghiệp, thủy lợi, cũng như các nghiên cứu liên quan tới vấn đề xâm nhập
mặn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Nguyễn Thị Thảo Nguyên (2010) đ
ã đánh giá tổn hại do xâm nhập mặn
tại xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Tác giả đã sử dụng nhiều
phương pháp như phương pháp thống kê mô tả, phương pháp tham vấn chuyên gia,
phương pháp tham vấn cộng đồng, phương pháp giá thị trường để đo lường thiệt hại
do nhiễm mặn nguồn nước thông qua việc tính toán sự ảnh hưởng hay những tác hại
của nó đối với nă
ng suất cây trồng, chi phí mua nước sinh hoạt và chi phí xây dựng
các cống hồ chứa dự trữ nước ngọt. Qua điều tra và tính toán, tác giả đã ước tính tổng
thiệt hại của toàn xã là 3,423 tỷ đồng (2009). Tình trạng thiếu nước vào mùa khô ngày
càng trầm trọng, nước sông bị nhiễm mặn, toàn xã có đến 83% số hộ dân phải mua
nước sinh hoạt và nguồn nước được mua về cũng không bảo đảm vệ sinh.
Qua đó tác giả
cũng đề ra được một số biện pháp để giải quyết vấn đề xâm nhập
mặn như xây dựng đê ngăn mặn, tăng cường trồng rừng ven biển để giữ đất, phối hợp
giữa người dân và cơ quan nhà nước để nâng cao nhận thức về mặn cho người dân

5
cũng như các biện pháp phòng chống mặn nhà nước đặt ra được dân quan tâm và thực
hiện.
Theo Nguyễn Thị Anh Thư (2010), xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng là
một biểu hiện của BĐKH ở nước ta. Hiện tượng này đã gây thiệt hại không nhỏ cho
hoạt động sinh kế của người dân nơi đây, nhất là khu vực cửa sông, ven biển như suy
giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, thiếu n
ước sinh hoạt…Vì vậy, tác giả đã tiến hành
nghiên cứu, đánh giá hiệu quả các biện pháp thích ứng với hiện tượng xâm nhập mặn

tại xã Bình Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Tác giả đã dùng phương pháp
phân tích lợi ích chi phí để so sánh hiệu quả hai mô hình chuyên canh lúa trong đê và
mô hình tôm lúa luân vụ. Đề tài đã đánh giá nhận thức của người dân địa phương về
hiện tượng xâm nhập mặn cũng như B
ĐKH, tìm hiểu và đánh giá hiệu quả kinh tế của
hai mô hình canh tác nông nghiệp ở địa phương nhằm thích ứng với xâm nhập mặn là
đắp đê ngăn mặn chuyên canh 2 vụ lúa và mô hình tôm - lúa luân vụ. Ngoài ra đề tài
còn tham vấn ý kiến người dân về mô hình canh tác phù hợp với họ. Kết quả cho thấy,
mô hình đắp đê chuyên canh lúa đã mang lại hiệu quả cao hơn và cũng được người dân
nơi đây mong muốn tiếp tục duy trì bở
i tính bền vững của nó.
Trên cơ sở tham khảo những nghiên cứu trên, tôi đã áp dụng phương pháp giá
thị trường và phương pháp thay đổi hàm năng suất để đánh giá các thiệt hại do xâm
nhập mặn gây ra. Bên cạnh đó cũng phân tích được khả năng thích ứng của người dân
khi đối phó với xâm nhập mặn, đồng thời đưa ra các chính sách và biện pháp giúp
chính quyền địa phương khắc phục.
2.2. Giới thiệu t
ổng quan về huyện Cần Giờ
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Huyện Cần Giờ là huyện ven biển, nằm về phía Đông Nam của Thành phố,
cách trung tâm Thành phố 50 km, chiều dài từ Bắc xuống Nam là 35 km, từ Đông sang
Tây là 30 km.
Tọa độ địa lý:
- Từ 10 độ 22’14” đến 10 độ 40’00” vĩ độ Bắc.
- Từ 106 độ 46’12” đến 107 độ 00’50” Kinh độ Đông.
Tứ c
ận:

6

- Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai
- Phía Nam giáp biển Đông
- Phía Đông giáp biển Đông và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Phía Tây giáp huyện Nhà bè, tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang
Tổng diện tích tự nhiên huyện Cần Giờ là 70.421,58 ha, chiếm 1/3 diện tích
thành phố, được bao bọc trong vùng các cửa sông: Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia (phía
Đông Bắc), sông Soài Rạp, Đồng Tranh (phía Tây Nam). Có đường bờ biển dài 15 km
chạy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc.
Hình 2.1: Bản Đồ Hành Chính Huyện Cần Giờ - Thành Phố Hồ Chí Minh

Nguồn: Thu thập và tổng hợp
b) Địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng
Dạng trũng thấp, lầy: Độ cao phổ biến từ 1 - 2 m, phân bố phía Bắc huyện Cần
Giờ. Trầm tích cấu tạo nên các bề mặt có nhiều nguồn gốc khác nhau, chủ yếu là các
trầm tích trẻ (tuổi Holocen). Đây là khu vực có nền đất yếu (chủ yếu đất phèn mặn,
nhất là đất phèn mặ
n thường xuyên), không thuận lợi cho việc xây dựng cơ bản và
phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

7
Dạng trũng thấp mới hình thành ven biển: Dạng địa hình này có độ cao phổ biến
khoảng 0 - 1 m, nhiều nơi có độ cao thấp hơn mực nước biển, nhìn chung đa số chịu
ảnh hưởng của thuỷ triều hàng ngày.
Đặc điểm nổi bậc về thổ nhưỡng của Cần Giờ là phèn và mặn. Vùng ngập mặn
chiếm tới 56,7% diện tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ng
ập mặn độc đáo,
trong đó chủ yếu là cây đước, cây bần, mắm …
c) Khí hậu
Cần Giờ có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, trung bình khoảng 25

0
C
đến 29
0
C. Độ ẩm trung bình từ 73% đến 85%, độ bốc hơi từ 3,5 đến 6 mm/ngày.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000mm – 1.402mm, trong mùa mưa lượng mưa
tháng thấp nhất khoảng 100mm, tháng nhiều nhất 240mm. Mùa mưa hướng gió chính
là Tây – Tây Nam, mùa khô hướng gió Bắc – Đông Bắc.
d) Thủy văn
Huyện Cần Giờ nằm trong vùng cửa sông - rạch chằng chịt với mật độ dòng
chảy cao nhất so với các huyện khác trong thành phố. Mặ
t nước có diện tích trên
23.000 ha, chiếm 25% diện tích của toàn huyện với các sông lớn: Soài Rạp, Lòng Tàu
cùng các chi lưu của chúng là Gò Gia, Đồng Tranh, Dinh Bà, Vàm Sát,… đổ thẳng ra
biển. Toàn bộ sông rạch chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, mỗi
ngày xuất hiện 2 lần nước lên và nước xuống, số lần nhật triều trong tháng hầu như
không đáng kể. Trong ngày, hai đỉnh triều thường xấp xỉ nhau, nhưng hai chân triề
u lại
chênh lệch nhau rất xa. Biên độ triều nói chung khá lớn và có xu thế giảm dần từ phía
cửa sông lên phía thượng lưu. Vùng phía Nam biên độ lớn hơn vùng phí Bắc từ 0,6 m
– 1 m. Mực nước cao nhất trong năm thường xuất hiện vào tháng 10, 11 và thấp nhất
vào tháng 5, 6.
2.2.2. Tài nguyên
a) Tài nguyên đất
Đất cát: Đất cát có diện tích 6.704 ha, chiếm 9,52% diện tích đất tự nhiên của
huyện Cần Giờ, 3,2% diện tích tự nhiên của thành phố. Đất cát có tỷ lệ c
ấp hạt cát cao
(76 - 85%), trong đó cấp hạt cát mịn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các cấp hạt (47 -

8

53%), tỷ lệ cấp hạt sét và limon rất thấp (15 – 17%). Đất cát nghèo mùn, đạm, lân và
kali.
Đất mặn: Với diện tích 25.559 ha, chiếm 36,29% diện tích đất tự nhiên huyện
Cần Giờ, chiếm khoảng 12,2% diện tích đất tự nhiên của thành phố.
Loại đất này hình thành trên trầm tích sông, biển và đầm lầy biển bị xâm nhập
mặn hơi chua ở tầng mặt (pH < 5), các tầng ở dưới ít chua đến trung tính, đạt trị số
pH
6,5 – 7 ở độ sâu trên 100cm.
Đất phèn: Đất phèn được hình thành trên trầm tích đầm lầy biển (đầm mặn).
Phần lớn đất phèn của huyện Cần Giờ nằm ở tầng sinh phèn và tầng phèn nông , hàm
lượng lưu huỳnh và các độc tố Fe
2+
, Fe
3+
, Al
3+
rất cao, có độ pH thấp, hàm lượng Cl
-

và các muối hòa tan rất cao vì đất thường xuyên chịu ảnh hưởng của nước biển làm
cho đất phèn trở nên phức tạp và diễn biến nhanh chóng theo chiều hướng bất lợi cho
sản xuất cũng như môi trường.
b) Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của huyện Cần Giờ rất phong phú nhưng lại khan hiếm về
nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cho tr
ồng trọt.
Diện tích mặt nước huyện Cần Giờ lên đến gần 23.000 ha và chiếm 32,6% tổng diện
tích đất tự nhiên của huyện.
2.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a) Về kinh tế

Tổng giá trị sản xuất (GCĐ.94) tăng 62% so với cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch. Trong
đó:
- Thủy sản tăng 12% so với cùng kỳ và tăng 2% kế hoạch.
-
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tăng 24% so với cùng kỳ và tăng 16% so
với kế hoạch.
- Thương mại - dịch vụ tăng 37 % so với cùng kỳ và tăng 05% kế hoạch.
- Xây dựng tăng 90% so với cùng kỳ và bằng 96% kế hoạch.
- Giao thông – bưu điện tăng 32 % so với cùng kỳ và tăng 2% kế hoạch.
- Nông - lâm nghiệp tăng 19 % so với cùng kỳ và tăng 5% kế
hoạch.
- Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 49.622 triệu đồng tăng 4% so với cùng kỳ và đạt
93% dự toán thu.

9
- Chi ngân sách địa phương thực hiện đạt 481.900 triệu đồng, tăng 17% so với
năm 2009 và tăng 99,8% dự toán chi, trong đó chi đầu tư phát triển 166.454 triệu
đồng, tăng 15% chiếm 34,5% tổng chi.
b) Về văn hóa - xã hội
Dân số: Tổng dân số toàn huyện là 70.532 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
0,906%.
Giáo dục: Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, t
ỷ lệ tốt
nghiệp trung học cơ sở đạt 99,38% (tăng gần 01% so với năm học 2008-2009), tỷ lệ tốt
nghiệp trung học phổ thông đạt 90,08 % (tăng 0,74% so với năm học 2008-2009), tỷ lệ
tốt nghiệp trung học bổ túc đạt 13,95 %, (tăng 6,91% so với năm học 2008-2009).
Y tế: Bình quân 5 bác sĩ/10.000 dân, công tác khám chữa bệnh cho người dân
ngày càng được quan tâm.
Lao động: Giải quyết việc làm cho 4.656 lượt lao
động, tỷ lệ lao động qua đào

tạo nghề đạt 34,5%.
2.3. Giới thiệu tổng quan về xã Bình Khánh
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
- Diện tích tự nhiên: 4.345,28 ha
- Vị trí địa lý: Nằm về phía Nam của ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, cách
trung tâm thành phố khoảng 16 km. Phía Bắc giáp xã Phú Xuân của huyện Nhà Bè,
phía Nam giáp xã An Thới Đông của huyện Cần Giờ, Phía Đông giáp xã Phước Khánh
của huyện Nhơn Trạch - tỉnh Đồng Nai, Phía Tây giáp xã Hiệ
p Phước của huyện Nhà
Bè.
- Về địa hình: địa bàn có địa hình bằng phẳng, cao trình tự nhiên từ 0,70 đến
1,20 m.
- Thời tiết khí hậu: Nằm trong khu vực gió mùa cận xích đạo. Trong năm có
một mùa mưa và một mùa nắng. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, bắt đầu khoảng
20-25/5, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, bắt đầu khoảng 20-25/12.
2.3.2. Điều kiện xã hội
- Dân số: Toàn xã có 18.690 nhân khẩu, mật độ dân s
ố bình quân 430
người/km
2
.

10
- Lao động: Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ 71,02% dân số, chủ
yếu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và thương mại - dịch vụ, số
người dưới và ngoài độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ 28,98%.
- Giáo dục: Tổng số trường học là 07 trường, 01 trường mầm non, 04 trường
tiểu học, 01 trường trung học cơ sở và 01trường trung họ
c phổ thông.
- Y tế: Trên địa bàn xã có 01 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, 01 trạm y tế ấp

(ấp Bình Lợi) phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
2.3.3. Điều kiện kinh tế
Điều kiện khí hậu và nguồn tài nguyên tự nhiên của xã thuận lợi cho nuôi trồng
thủy sản, trồng lúa và phát triển du lịch nhà vườn, các dịch vụ thương mại, du lịch.
Ngành nông nghiệp chiếm 24,99%, công nghiệp - tiểu th
ủ công nghiệp, đầu tư xây
dựng chiếm 11,9%, ngành thương mại dịch vụ chiếm 63,11%.
Thu nhập bình quân đầu người: 16,78 triệu đồng/người/năm.
Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí 12 triệu đồng/người/năm): là 1.802 hộ, chiếm
40,36% tổng số hộ toàn xã.
Bảng 2.1. Biến Động 03 Nhóm Đất Chính Của Xã Bình Khánh (2005 – 2010)
ĐVT: Ha
Nhóm đất Diện tích năm 2005 Diện tích năm 2010
Tổng diện tích tự nhiên 4.345,28 4.345,28
Đất nông nghiệp 2.129,82 2.123,28
Đất phi nông nghiệp 2.214,90 2.222,00
Đất chưa sử dụng 0,56 0
Nguồn: Ban thống kê xã Bình Khánh
Diện tích đất nông nghiệp năm 2010 giảm so với năm 2005 là 6,54 ha nguyên
nhân chính là do mở rộng tuyến đường rừng sác và do quá trình đất bị xâm nhập mặn.
Đất phi nông nghiệp tăng 8,0 ha so với năm 2005 do triển khai một số đường
giao thông, dự án khu dân cư
Hiện nay trên địa bàn xã không còn đất chưa sử dụng, diện tích đất chưa sử
dụng năm 2005 là 0,56 ha đã được đưa vào sử dụng trong đất nông nghi
ệp và đất phi
nông nghiệp.


11
Bảng 2.2. Biến Động Nhóm Đất Nông Nghiệp Giai Đoạn 2005 – 2010

ĐVT: Ha
Mục đích sử dụng Diện tích năm 2005 Diện tích năm 2010
Đất nông nghiệp 2.129,82 2.123,28
1. Đất sx nông nghiệp 1.404,70 1.161,27
- Đất trồng cây hàng năm 986,34 478,7
Đất trồng lúa 899,26 337,68
Đất trồng cây hàng năm khác 87,08 141,02
- Đất trồng cây lâu năm 418,36 682,57
2. Đất nuôi trồng thủy sản 785,12 962,01
Nguồn:Ban thống kê xã Bình Khánh
Đất trồng cây hàng năm giảm 707,64 ha, trong đó đất trồng lúa giảm 761,58 ha,
đất trồng cây hàng năm khác tăng 53,94 ha do chuyển từ đất trồng lúa sang. Diện tích
đất trồng lúa giảm mạnh là do nội đồng bị xâm nhập mặn, diện tích đất trồng lúa
chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản. Đất trồng cây lâu năm tăng 2.64,21 ha và đất
nuôi trồng thủy sản tăng 354,89 so với năm 2005 chủ yếu do di
ện tích đất trồng lúa
chuyển sang.
2.4. Giới thiệu tổng quan về xã An Thới Đông
2.4.1. Điều kiện tự nhiên
- Diện tích đất tự nhiên:10.372,48 ha
- Vị trí địa lý: Nằm về phía Bắc của huyện Cần Giờ. Phía Đông giáp với xã
Tam Thôn Hiệp của huyện, phía Tây giáp với sông Soài Rạp, phía Nam giáp với xã
Long Hòa và Lý Nhơn, phía Bắc giáp xã Bình Khánh.
- Về địa hình: Địa bàn có địa hình bằng phẳng, cao trình tự nhiên từ 0,70 đế
n
1,20m
- Thời tiết khí hậu: Nằm trong khu vực gió mùa cận xích đạo. Trong năm có
một mùa mưa và một mùa nắng. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, bắt đầu khoảng
20-25/5, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, bắt đầu khoảng 20-25/12.


12
2.4.2. Điều kiện xã hội
- Dân số: Toàn xã có 13.415 nhân khẩu, mật độ bình quân 130 người/km
2
.
- Lao động: Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ 61,75% dân số, số
người ngoài tuổi và dưới tuổi lao động chiếm tỷ lệ 32,45%
- Giáo dục: Toàn xã có 01 trường mẫu giáo, 03 trường tiểu học, 02 trường
trung học cơ sở và 01 trường trung học phổ thông.
- Y tế: Trên địa bàn xã có 01 trạm y tế, 01 bác sĩ và 07 y tá thực hiện công tác
chăm lo sức khỏe cho người dân.
2.4.3. Đi
ều kiện kinh tế
Địa bàn xã có điều kiện khí hậu và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển
nuôi trồng thủy sản và trồng lúa. Trong năm qua ngành thủy sản tăng 34% so cùng kỳ,
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 8%, nông - lâm nghiệp tăng 44%.
Bảng 2.3. Biến Động 03 Nhóm Đất Chính Của Xã An Thới Đông ( 2005-2010)
ĐVT: Ha
Nhóm đất Diện tích năm 2005 Diện tích năm 2010
Tổng diện tích tự nhiên 10.372,48 10.372,48
Đất nông nghiệp 8.250,69 8.330,54
Đất phi nông nghiệp 2.088,82 2.041,94
Đất chưa sử dụng 32,97 0
Nguồn: Ban thống kê xã An Thới Đông
Năm 2010, trong nhóm đất nông nghiệp chủ yếu là đất lâm nghiệp với diện tích
5.762,88 ha chiếm tỷ lệ 69% so với diện tích đất nông nghiệp.
Hiện nay trên địa bàn xã không còn đất chưa sử dụng, diện tích đất chưa sử
dụng năm 2005 là 32,97 ha đã được đưa vào sử dụng trong diện tích đất nông nghiệp
và phi nông nghiệp.



13
Bảng 2.4. Biến Động Nhóm Đất Nông Nghiệp Giai Đoạn 2005 – 2010
ĐVT: Ha
Mục đích sử dụng Diện tích năm 2005 Diện tích năm 2010
Đất nông nghiệp 8.250,69 8.330,54
1. Đất sx nông nghiệp 1.589,57 1.732,65
- Đất trồng cây hàng năm 382,46 605,43
Đất trồng lúa 329,09 509,74
Đất trồng cây hàng năm khác 53,37 95,69
- Đất trồng cây lâu năm 1.207,11 1.127,22
2. Đất nuôi trồng thủy sản 1.012,90 835,01
3. Đất lâm mghiệp 5.648,22 5.762,88
Nguồn: Ban thống kê xã An Thới Đông
Diện tích đất sx nông nghiệp tăng 143,08 ha so với đợt kiểm kê năm 2005 trong
đó:
Đất trồng cây hàng năm cũng tăng 222,97 ha một phần là do nuôi tôm kém hiệu
quả, một số hộ gia đình đã san lấp chuyển đổi cây trồng vật nuôi sang cây ăn trái.
Đất trồng cây lâu năm giảm 79,89 ha và đất nuôi trồng thủy sản giảm 177,89 ha
so với năm 2005.


14


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Cơ sở lý luận

a) Khái niệm về biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những
biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể
đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của hệ sinh thái tự nhiên và được
quản lý hoặc đến ho
ạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và
phúc lợi của con người. (Theo công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu).
Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động
tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí
nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nh
ằm hạn
chế sự biến đổi khí hậu, nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà
kính chủ yếu bao gồm: CO
2
, CH
4
, N
2
O, HFC
S
,

PFC
S
và SF
6
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu
- Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống

của con người và các sinh vật trên trái đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất
thấp và các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác
nhau củ
a trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái
và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình
tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.

15
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần
của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
- Ảnh hưởng đến môi trường
+ Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ trái đất nóng lên nên các lớp băng tuyết sẽ
bị tan nhanh trong những thập niên tới. Nước băng tan mang theo các lớp cặn lắng
khiến các dòng chảy tr
ở nên nông cạn hơn. Hiện tượng triều cường, mực nước biển
dâng cao gây sạc lở bờ biển, bờ sông, ngập lụt, nhiễm mặn nguồn nước.
+ Trong mùa khô, lượng mưa tăng, giảm không rõ rệt, có xu hướng giảm nhiều
hơn. Số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn, mùa bão kết thúc muộn hơn và nhiều
cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn. Sau bão thườ
ng là mưa lũ, sạt lở đất, lũ
quét, lũ ống.
+ Đất vốn đã bị thoái hoá do quá lạm dụng phân vô cơ, hiện tượng khô hạn, rửa
trôi do mưa tăng sẽ dẫn tới tình trạng thoái hoá đất trầm trọng hơn.
+ Nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển
các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái nước ngọ
t, làm thay đổi

cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng, một số loài có nguồn gốc ôn đới
và á nhiệt đới có thể bị mất đi dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học.
+ Biến đổi khí hậu làm cho chất lượng môi trường xấu đi (ô nhiễm không khí,
tăng nhiệt độ không khí…)
+ Ảnh hưởng đến sinh quyển (thay đổi lý sinh học, thay đổi chu trình thủy vă
n)
- Ảnh hưởng đến con người
+ Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến
gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh.
+ Tình trạng nóng lên làm thay đổi cấu trúc mùa nhiệt hàng năm, mùa đông sẽ
ấm lên, dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con người.
+ BĐKH làm t
ăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét, sốt xuất
huyết, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật
chủ mang bệnh, làm tăng số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan.

×