Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Bản nháp báo cáo tổng hợp kiểm toán TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV DÂN THẮNG.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.4 KB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÁO CÁO TỔNG HỢP

LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày nay,với cơ chế hạch toán kinh
doanh, để tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh sôi động, các cơ sở , đơn vị
sản xuất nói chung và các đơn vị sản xuất kinh doanh cá nhân nói riêng phải
đảm bảo tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động có lãi. Thực
hiện yêu cầu đó bắt buộc các doanh nghiệp phải quan tâm hơn tới tất cả các
khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, từ khi bỏ vốn đến khi thu hồi vốn về.
Để quản lý vốn hiệu quả và tốt nhất, đối với các hoạt động sản xuất kinh
doanh hay dịch vụ của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói
chung đều phải sử dụng đồng loạt các công cụ quản lý khác nhau, trong đó kế
toán được coi là công cụ hữu hiệu nhất và không thể thiếu trong nền kinh tế thị
trường.Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển tốt trong nền kinh tế thị
trường ngày nay cần quan tâm tới nhiều vấn đề như nghiên cứu thị trường,tổ
chức sản xuất kinh doanh,quảng cáo,xúc tiến bán hàng… Tuỳ theo loại hình
doanh nghiệp, điều kiện kinh tế xã hội ở từng nơi và loại hình doanh
nghiệp,ngành nghề kinh doanh khác nhau mà đơn vị có thể chú trọng hơn vào
khâu nào trong hoạt động kinh doanh của mình.Những chi phí liên quan đến
khâu tiêu thụ là chi phí bán hàng, những chi phí liên quan tới quản lý là chi phí
quản lý .Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Để thực hiện mục
tiêu đó doanh nghiệp cần tối thiều hoá chi phí và tăng lợi nhuận.Trong thời gian
qua, em được thực tập tại Công ty TNHH MTV Dân Thắng, đối diện với thực
trạng quản lý kinh tế, kết hợp với lý luận và sự tìm hiểu thực tế quá trình hạch
toán kế toán tại công ty đã giúp em có cái nhìn thực tế hơn về hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp ngày nay.
Em xin chân thành cảm ơn !
GVHD : PGS-TS Nguyễn Thị Lời -1- Sinh viên : Lê Thị Kiểm
Lớp : Kế toán 2- K12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÁO CÁO TỔNG HỢP


PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ
MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TNHH MTV DÂN THẮNG.
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Tên công ty : Công ty TNHH MTV Dân Thắng
Địa chỉ : Định tường - Yên định – Thanh hóa
Giám đốc : Đinh Quang Dân
Mã số thuế :2801161080
Vốn điều lệ ban đầu : 4 000 000 000 VNĐ
Số giấy phép kinh doanh: 2604000045
SĐT : 037 869 389
Công ty TNHH MTV Dân Thắng thành lập trong bối cảnh nền kinh tế
Thanh Hóa đang chuyển dịch từng bước phát triển đi lên.Với nhiều chính sách
khuyến khích ưu đãi các doanh nghiệp tư nhân trong tỉnh phát triển.Thời gian
đầu mới thành lập điều kiện cơ sở vật chất, bố trí nhân sự, máy móc thiết bị,
công nghệ chế biến chưa cao.
Tuy nhiên chỉ hơn 8 năm xây dựng và phát triển công ty đã đề ra kế
hoạch phát triển sản xuất kinh doanh cho từng thời điểm với mục tiêu, nội dung
và bước đi cụ thể, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản
phẩm.Đến nay tình hình của công ty đã đi vào ổn định năng lực sản xuất kinh
doanh cao hơn lúc mới thành lập gấp nhiều lần.
Trải qua 8 năm hoạt động quy mô của công ty ngày càng phát triển và
mở rộng, cùng với nhiều doanh nghiệp góp phần đưa nền kinh tế ngày càng
vững mạnh trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế.Công ty đã xuất khẩu các
sản phẩm công ty sản xuất gồm :
Khay tre, tre ghép, mây, guột, bèo, cói, sứ
Bát đĩa bằng: tre, tre ghép, guột, bèo, cói, sứ, mây.
Lọ hoa bằng tre, mây, guột, tre ghép, cói, sứ, bèo.
GVHD : PGS-TS Nguyễn Thị Lời -2- Sinh viên : Lê Thị Kiểm

Lớp : Kế toán 2- K12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÁO CÁO TỔNG HỢP

Các loại lãng đựng hoa quả, trái cây làm từ mây, tre, guột, bèo, cói.
Đồ trang trí, các SP sơn mài…
Nguyên liệu và bán thành phẩm mây tre, cọc tre phục vụ cho sản xuất các
mặt hàng nội thất trang trí.
Công ty TNHH MTV Dân Thắng là đơn vị sản xuất với chức năng xuất
khẩu trực tiếp hàng hoá.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TNHH MTV DÂN THẮNG
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
1.2.1.1 Chức năng
+ Công ty thực hiện chức năng sản xuất ,kinh doanh với mặt hàng chủ
yếu là đồ thủ công.
+ Có đầy đủ tư cách pháp nhân và có con dấu riêng.
+ Góp phần tạo công ăn việc làm , phát triển kinh tế địa phương, đảm
bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước.
1.2.1.2 Nhiệm vụ
+ Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân
thủ nghiêm chỉnh quy định của pháp luật.
+ Không ngừng nghiên cứu thị trường mới, tìm cách thỏa mãn nhu cầu
thị yếu của khách hàng.
+ Về mặt tài chính luôn đảm bảo số vốn để thanh toán các khoản chi
tiêu hợp lý tiết kiệm và hiệu quả.
+ Nghiêm chỉnh thực hiện những cam kết trong hợp đồng kinh doanh
của Công ty.
+ KD đúng mặt hàng, theo đúng ngành nghề đã đăng ký và mục đích
chung của Công ty.

+ Đào tạo bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ nghiệp vụ
chuyên môn đảm bảo đáp ứng được nhu cầu phát triển của Công ty và xu thế hội
GVHD : PGS-TS Nguyễn Thị Lời -3- Sinh viên : Lê Thị Kiểm
Lớp : Kế toán 2- K12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÁO CÁO TỔNG HỢP

nhập chung của đất nước.
+ Nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, nâng cao
trình độ tổ chức quản lý, phát huy năng lực kinh doanh, tăng năng suất lao động,
thực hiện cả về chiều rộng và chiều sâu. Góp phần vào nâng cao đời sống xã hội
chung của địa phương.
+ Thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước
+ Xây dựng an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường.
+ Xây dựng chiến lược phát triển, có kế hoạch phát triển ngành nghề
kinh doanh phù hợp.
+ Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động, phân phối thu nhập hợp
lý, chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động.
1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ với nguyên liệu
chính là mây, tre, nứa, lục bình, mây nhựa. Các sản phẩm là giỏ đựng bánh, giỏ
đựng hoa quả, giỏ và túi đi chợ, khay đựng, lãng hoa, tấm lót bàn ăn, lót cốc,
mành sáo và mành cuốn bằng tranh làm từ tre.
Nguyên liệu và bán thành phẩm: mây tre, cọc tre phục vụ cho sản xuất các
mặt hàng trang trí nội thất.
+ Đặc điểm SP của Công ty:
Thứ nhất, hầu hết các sản phẩm của Công ty có xuất xứ từ thiên nhiên,
thông qua bàn tay khéo léo của người lao động chúng trở thành những SP có
công dụng, hình dáng và kích thước khác nhau.
Thứ hai, các sản phẩm của Công ty dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, dễ bị
biến dạng trong quá trình di chuyển.

Thứ ba, sản phẩm của Công ty được hoàn thiện qua nhiều bước: nhúng
keo, hấp sấy, phun sơn,… nhằm bảo vệ sản phẩm khỏi mối mọt và tăng tuổi thọ
cho sản phẩm.
GVHD : PGS-TS Nguyễn Thị Lời -4- Sinh viên : Lê Thị Kiểm
Lớp : Kế toán 2- K12
Phó giám đốc
Xưởng
gia công
tre
Xưởng gia
công mây
Xưởng gia
công nứa
Phòng kỹ
thuật
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÁO CÁO TỔNG HỢP

Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ tổ chức sản xuất của công ty

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận :
Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt
động của các bộ phận khác trong công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc.
Phòng kỹ thuật: là phòng nghiên cứu và đưa ra các biện pháp kỹ thuật nhằm
hoàn thiện sản phẩm, tạo ra mẫu mã cho sản phẩm, đảm bảo về máy móc trong
quá trình sản xuất sản phẩm.
- Xưởng gia công tre: là xưởng chuyên gia công các sản phẩm làm từ tre,
hoạt động dưới sự giám sát của quản lý trưởng.
- Xưởng gia công mây: xưởng chuyên gia công các sản phẩm từ mây,
cũng hoạt động dưới sự giám sát của quản lý xưởng.
- Xưởng gia công nứa: xưởng chuyên gia công các sản phẩm từ nứa, hoạt

động dưới sự giám sát của quản lý xưởng.
Các bộ phận hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ của mình nhưng có
mối liên hệ với nhau và cùng hoạt động dưới sự giám sát của Giám đốc công ty,
nhằm ổn định và phát triển, nâng cao hiệu quả trong sản xuất.
1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Để sản xuất sản phẩm, quy trình sản xuất phải trải qua nhiều bước từ khâu
chọn mua nguyên liệu phơi tái. Sau đó cho vào bể ngâm hoá chất chống mối mọt
thời gian ngâm 10 ngày để cho tre ngấm đều hoá chất, khi ta vớt tre ra để nghiến
GVHD : PGS-TS Nguyễn Thị Lời -5- Sinh viên : Lê Thị Kiểm
Lớp : Kế toán 2- K12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÁO CÁO TỔNG HỢP

mấu cạo vỏ dùng giấy giáp đánh bóng, phơi tre thô, sau đó ta đưa tre vào lò,
dùng rơm, rạ hoặc lá tre để hun lấy mầu, công việc hun lấy mầu đã song, ta đưa
tre ra khỏi lò để cho nguội, đưa lên uốn thẳng, muốn sản phẩm mầu nâu tây hay
nâu đen, do thị hiếu của khách hàng có yêu cầu. Khi đi vào đóng đồ những
người thợ cả, chọn nguyên vật liệu để cắt ra các mặt hàng sao cho phù hợp .
Màu sắc của sản phẩm có nhiều loại màu nâu tây, bóng mờ, mầu đen là cách pha
chế sơn PU.
Ví dụ : Quy trình sản xuất lãng hoa

Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ tóm tắt quy trình gia công lãng hoa:
GVHD : PGS-TS Nguyễn Thị Lời -6- Sinh viên : Lê Thị Kiểm
Lớp : Kế toán 2- K12
Cắt ngắn nguyên
vật liệu thô theo
yêu cầu để xử lý
Đánh trấu
Dóc nguyên vật
liệu

Sản xuất lắp ghép
tạo sản phẩm
Cắt ngắn để sản
xuất từng loại theo
yêu cầu
Quét dầu
bóng
Đóng gói, bao bì
sản phẩm
Ngâm xử lý chống
mối,mọt, mốc
Uốn lần 1 để tạo
hình sản phẩm
Phơi thô sản
phẩm
Uốn lần 2
Đánh mẫu (cắt gọt
các mấu, phần
thừa không cần
thiết)
Phơi nguyên vật
liệu sau khi ngâm
Nghiến gọt mày,
mấu
Cạo tinh
Hun lấy màu sản
phẩm theo yêu cầu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÁO CÁO TỔNG HỢP

Bước 1: Nguyên liệu tre, nứa sau khi nhập về tiến hành chặt bỏ đầu mặt,

phân loại và bó thành từng bó. Ngâm tre nứa trong vòng 6-12 tháng để xử lý
nước ngọt và khử mối mọt.
Bước 2: Sau khi ngâm, vớt tre nứa lên, phơi khô
Bước 3: Tước bỏ phần dư thừa, chẻ thành từng nan mỏng.
Bước 4: Trần nan và làm sản phẩm thô theo mẫu mã và thiết kế. Dùng keo,
cốn, bột đá để gắn kết các nan với nhau. Sau đó dùng máy trà, giấy giáp bào mài
làm nhẵn sản phẩm từ 5-7 lần. Trong đó mỗi lần mài lại thực hiện keo, cốn, bột
đá.
Bước 5: Thực hiện phun PU hoặc tinh dầu theo màu sắc và mẫu đặt hàng.
Đối với hàng gắn trứng, thực hiện làm sạch vỏ trứng bằng phương pháp nướng
hoặc đốt cổ truyền.
Bước 6: Sản phẩm đã được hoàn thiện tiến hành kiểm tra chất lượng lần
cuối, chọn lọc những sản phẩm đạt tiêu chuẩn, tiến hành đóng gói và xuất kho.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV DÂN THẮNG.
1.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý :
Công ty TNHH một thành viên Dân Thắng là tổ chức kinh tế có tư cách
pháp nhân, có con dấu hoạt động riêng, đã mở tài khoản tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để giao dịch.
Công ty tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp theo phương thức
trực tuyến chức năng. như sau :
1.3.2 Sơ đồ bộ máy quản lý

GVHD : PGS-TS Nguyễn Thị Lời -7- Sinh viên : Lê Thị Kiểm
Lớp : Kế toán 2- K12
Phó giám đốc
Phòng
TCHC
P QH đối
tác

Phòng
KD
Phòng
TCKT
Phòng kỹ
thuật
xưởng
gia công
tre
Giám đốc
Xưởng
gia công
mây
Xưởng
gia công
nứa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÁO CÁO TỔNG HỢP

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy quản lý
1.3.3 Chức năng, nhiệm vụ , mỗi quan hệ giữa các phòng ban bộ phận trong
công ty:
- Giám đốc: giám đốc có chứng năng và nhiệm vụ điều hành hoạt động
của công ty theo pháp luật, điều lệ công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm trước
pháp luật về các giao dịch, các quan hệ trong điều hành hoạt động của công ty.
- Phó giám đốc: do giám đốc điều hành chọn lựa và có nhiệm vụ giúp việc
cho giám đốc theo từng công việc được phân công. Phó giám đốc chịu trách
nhiệm trước giám đốc và pháp luật về các công việc được giao.
- Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho giám đốc về công tác nhân sự,
quản lý chất lượng cán bộ công nhân viên, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ công
GVHD : PGS-TS Nguyễn Thị Lời -8- Sinh viên : Lê Thị Kiểm

Lớp : Kế toán 2- K12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÁO CÁO TỔNG HỢP

nhân viên cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Quản lý thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của nhà nước với người lao
động, quản lý các công việc thuộc về hành chính của công ty.
- Phòng kinh doanh: lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, nghiên cứu thị
trường, đưa ra chiến lược, sách lược tham mưu với giám đốc, kịp thời có biện
pháp cụ thể để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Phòng tài chính kế toán: Quản lý tài chính của Công ty và điều phối vốn
kịp thời cho các hoạt động kinh doanh của công ty.Theo dõi thực hiện thu chi tài
chính của công ty.Tiến hành phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ,tổng hợp
báo cáo tài chính, báo cáo định kỳ theo đúng nguyên tắc quản lý, thực hiện công
tác quản lý lưu trữ hồ sơ. Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế kiểm tra thanh tra tài
chính do nhà nước quy định. Tham mưu cho công ty về công tác tổ chức bộ máy
kinh tế, hạch toán trong toàn công ty theo đúng các quy định của nhà nước về
luật kế toán, chuẩn mực kế toán mới áp dụng cho doanh nghiệp.
- Phòng quan hệ đối tác: có chức năng giúp việc cho giám đốc trong việc
ký kết hợp đồng, liên kết với khách hàng trong các quan hệ làm ăn.
- Các xưởng gia công: là bộ phận trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Mỗi
xưởng điều có ban quản lý và hoạt động dưới sự giám sát của ban quản lý.
Mỗi phòng ban, bộ phận của công ty có chức năng và nhiệm vụ riêng
nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng phục vụ cho quản lý, điều hành
của công ty. Mọi hoạt động của các đơn vị sản xuất đều có sự kiểm tra giám sát
chặt chẽ từ phía công ty. Giám đốc giao việc cho từng cá nhân, bộ phận bằng
giấy giao việc, từ đó tạo hiệu quả hoạt động cho công ty.
1.4 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TNHH MTV DÂN THẮNG
Kết quả kinh doanh một số năm gần đây :
GVHD : PGS-TS Nguyễn Thị Lời -9- Sinh viên : Lê Thị Kiểm

Lớp : Kế toán 2- K12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÁO CÁO TỔNG HỢP

Bảng biểu 1.1: Kết quả kinh doanh một số năm gần đây
ĐVT : 1000 (VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch
Năm 2010/2009 Năm 2011/2010
+/- % +/- %
A 1 2 3 4=(2-1) 5=4/1 6=(3-2) 7=6/2
Doanh thu thuần 9.785.217 12.557.30
0
15.985.463 2.772.083 28,33 3.428.163 27,3
GVHB 7.860.550 10.072.85
4
12.759.230 2.212.304 28,14 2.686.376 26,67
Lợi nhuận gộp 1.924.667
2.484.446
3. 226.233 559.779 29,08 741.787 29,85
Chi phí kinh
doanh
897.785 990.270 1.176.900 92.485 10,30 186.630 18,84
Lợi nhuận KT
trước thuế
1.026.882 1.494.176 2.049.333 467.294 45,51 555.157 37,15
Thuế TNDN 256.720,5 373.544 512.333,25 116.823,5 45,51 138.789,25 37,15
Lợi nhuận sau
thuế
770.151,5 1.120.632 1.536.999,7
5

350.480,5 45,51 416.367,75 37,15
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2010 tăng so với năm 2009 là
467.294 (nghìn đồng),năm 2011 tăng so với năm 2010 là 555.157 (nghìn đồng).
Sử dụng phương pháp so sánh ngang ,so sánh dọc ta lần lượt xét các nhân tố ảnh
hưởng đến sự biến động của lợi nhuận như sau :
So sánh ngang :
Doanh thu thuần năm 2010 tăng, làm cho lợi nhuận năm 2010 so với năm
2009 tăng 2.772.083 (nghìn đồng).Doanh thu thuần năm 2011 tăng làm cho lợi
nhuận năm 2011 so với năm 2010 tăng 3.428.163(nghìn đồng).
Giá vốn hàng bán năm năm 2010 tăng làm cho lợi nhuận năm 2010 so
với năm 2009 giảm 2.212.304 (nghìn đồng). Giá vốn hàng bán năm 2011 tăng
làm cho lợi nhuận năm 2011 giảm so với năm 2010 là 2.686.376 (nghìn đồng).
GVHD : PGS-TS Nguyễn Thị Lời -10- Sinh viên : Lê Thị Kiểm
Lớp : Kế toán 2- K12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÁO CÁO TỔNG HỢP

Chi phí kinh doanh khác năm 2010 tăng làm cho lợi nhuận năm 2010
giảm so với năm 2009 là 92.485 (nghìn đồng). Chi phí kinh doanh khác năm
2011 tăng so với năm 2010 làm cho lợi nhuận năm 2011 giảm 186.630 (nghìn
đồng) .
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng lại ta có :
So sánh năm 2010 với năm 2009 :
(2.772.083 – 2.212.304 – 92.485) = 467.294 (nghìn đồng)
So sánh năm 2011 với năm 2010 :
(3.428.163 – 2.686.376 – 186.630 ) = 555.157 (nghìn đồng).
So sánh dọc :
Trong khi doanh thu thuần năm 2010 tăng 28,33 (%) so với năm 2009,
thì lợi nhuận năm 2010 so với năm 2009 tăng 45,51 (%). Doanh thu thuần năm
2011 tăng 27,3 (%) so với năm 2010, trong khi lợi nhuận tăng 37,3(%).Chứng tỏ
các khoản chi phí của công ty đã giảm. Cụ thể là :

Giá vốn hàng ban là khoản chi phí chiếm tỉ trọng lớn nhất. Năm 2010
tăng 28,14 (%) so với năm 2009, năm 2010 tăng so với năm 2010 là 26,67 (%).
Tốc độ tăng khá cao nhưng tốc độ tăng của giá vốn thấp hơn so với tốc độ tăng
của doanh thu. Chứng tỏ trong 2 năm công ty đã cố gắng để tiết kiệm chi phí, hạ
giá thành sản phẩm.
Chi phí kinh doanh khác tăng .Năm 2010 so với năm 2009 là 10,3 (%),
năm 2011 tăng so với năm 2010 là 18,84 (%), ta thấy năm 2011 tăng mạnh, tuy
nhiên tốc độ tăng vẫn thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu.
Qua xem xét ta thấy trong 3 năm công ty đã có nhiều cố gắng trong việc
tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí để cải thiện lợi nhuận cũng như hiệu quả sản
xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên vẫn cần phải xây dựng chính sách quản
lý chi phí tốt hơn vì các khoản chi phí của công ty tăng tỉ lệ cao.
Tình hình tài chính một số năm gần đây

GVHD : PGS-TS Nguyễn Thị Lời -11- Sinh viên : Lê Thị Kiểm
Lớp : Kế toán 2- K12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÁO CÁO TỔNG HỢP

Bảng biểu 1.2: Tình hình tài chính một số năm gần đây
ĐVT : 1000 (VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch
Năm 2010/2009 Năm 2011/2010
+/- % +/- %
A 1 2 3 4=(2-1) 5=4/1 6=(3-2) 7=6/2
NVKD 8.570.690 9.350.720 11.630.750 780.030 9,1 2.280.030 24,38
LĐ bình
quân
100
( người)

108 (người) 121 (người) 8 (người) 8 13 (người) 12,04
TN bình
quân
1.985 2.135 2.325 150 7,56 190 8,9
Tổng tài
sản
22.225.028 30.198.404 35.754.589 7.973.376 35,87 5.556.185 18,4
Tổng
NVCSH
5.662.752 6.056.503 8.141.900 393.751 6,9 2.085.397 34,43
¬
Nguồn vốn kinh doanh năm 2010 so với năm 2009 tăng 780.030 (nghìn
đồng) ,tương ứng với tốc độ tăng 9,1 (%). Năm 2011 so với năm 2010 tăng
2.280.030 (nghìn đồng ), tương ứng tốc độ tăng 24,38 (%). Chứng tỏ quy mô
của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng.
Doanh thu tăng , lao đông quân tăng qua các năm là điều hợp lý. Cụ thể
năm 2010 so với năm 2009 là 8 (người ),tương ứng với tốc độ tăng 8(%). Năm
2011tăng 13 người, tương ứng với tốc độ tăng 12,04 (%).
Thu nhập bình quân qua các năm đã tăng.Cụ thể năm 2010 so với năm
2009 tăng 150 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ tăng 7,56 (%). Năm 2011 tăng
190 nghìn đồng so với năm 2010, tương ứng với tốc độ tăng 8,9 (%). Chứng tỏ
công ty đã có chính sách quan tâm đến đời sống của công nhân viên nhiều hơn.
Tổng tài sản của công ty tăng qua các năm. Tuy nhiên tốc độ tăng không
đều. Năm 2010 so với năm 2009 tăng 35,87 (%), năm 2011 so với năm 2010
tăng 18,4 (%).Ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tuy đã tăng qua các
GVHD : PGS-TS Nguyễn Thị Lời -12- Sinh viên : Lê Thị Kiểm
Lớp : Kế toán 2- K12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÁO CÁO TỔNG HỢP

năm những vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn. Điều này ảnh hưởng đến

tính tự về tài chính của công ty .
Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty phát triển tốt,
đảm bảo tốt quyền và nghĩa vụ của mình với người lao động và nhà nước.
GVHD : PGS-TS Nguyễn Thị Lời -13- Sinh viên : Lê Thị Kiểm
Lớp : Kế toán 2- K12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÁO CÁO TỔNG HỢP

PHẦN 2
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG
TY TNHH MTV DÂN THẮNG
2.1 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH MTV DÂN
THẮNG.
2.1.1 Mô hình tổ chức
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành và quan hệ tương tác trong
bộ máy kế toán :
- Kế toán trưởng: 1 người, Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán
phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty ,có trách nhiệm phụ trách
công tác kế toán cho toàn công ty, cũng là người giám sát các chế độ về kinh tế,
tài chính của công ty. Chỉ đạo phòng tài vụ, hướng dẫn kế toán viên hạch toán
đầy đủ chính xác các thông tin.Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước công
ty.Là người báo cáo trực tiếp các thông tin kinh tế tài chính lên giám đốc và các
cơ quan có thẩm quyền khi họ yêu cầu.Tham gia lập kế hoach sản xuất kinh
doanh.
- Kế toán vật tư, công cụ, dụng cụ, TSCĐ: 1 người, có trách nhiệm ghi
chép, phân loại, tổng hợp số liệu đầy đủ số hiện có và tình hình biến động tăng
GVHD : PGS-TS Nguyễn Thị Lời -14- Sinh viên : Lê Thị Kiểm
Lớp : Kế toán 2- K12
Kế toán trưởng

Kế toán
vật tư,
công cụ,
dụng
cụ,
TSCĐ
Kế toán
lương
và các
khoản
trích
theo
lương
Thủ
quỹ
Kế toán
thanh
toán
vốn
bằng
tiền,
công nợ
Kế toán
tập hợp
chi phí
và tính
giá
thành,
xác địch
KQKD

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÁO CÁO TỔNG HỢP

giảm vật tư – công cụ, dụng cụ, máy móc thiết bị trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh, cân đối xuất - nhập - tồn ở các kho kể cả số lượng và giá trị.
- Kế toán lương và các khoản trích theo lương: 1 người, có nhiệm vụ tính
tiền lương và các khoản có liên quan cho từng người lao động trong công ty theo
đúng chế độ nhà nước. Tính toán và phân bổ chính xác hợp lý chi phí tiền lương,
các khoản trích theo lương, theo đúng đối tượng sử dụng có liên quan.
- Thủ quỹ: 1 người, có nhiệm vụ quản lý thu chi và tồn quỹ tiền mặt tại
công ty,có trách nhiệm bảo quản tiền và các giấy tờ có giá trị như tiền, các
chứng từ thu chi. Đối chiếu số tồn quỹ với kế toán bằng tiền vào cuối ngày.
- Kế toán thanh toán vốn bằng tiền: 1người, có nhiệm vụ phản ánh sự biến
động của từng loại vốn bằng tiền, theo dõi các khoản phải thu. Phản ánh chính
xác, đầy đủ và kịp thời các khoản nợ phải trả và tình hình thanh toán với từng
chủ nợ.
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, xác định KQKD: 1
người, có nhiệm vụ ghi chép và tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm, cung
cấp những thông tin về chi phí, giá thành sản phẩm theo yêu cầu quản trị, làm
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH MTV DÂN
THẮNG
2.2.1.Chính sách kế toán áp dụng tại công ty TNHH MTV Dân Thắng
- Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 về việc
ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp.
- Niên độ kế toán là từ ngày 1/1/N đến ngày 31/12/N.
- Để thuận tiện cho việc theo dõi và báo cáo cho cơ quan quản lý Nhà
Nước cũng như quản trị trong doanh nghiệp, kế toán trong doanh nghiệp lập báo
cáo theo tháng và theo quý.
- Phương pháp tính thuế GTGT là theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp kế toán tài sản cố định: Nguyên tắc đánh giá là theo

nguyên giá và giá trị còn lại, khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
GVHD : PGS-TS Nguyễn Thị Lời -15- Sinh viên : Lê Thị Kiểm
Lớp : Kế toán 2- K12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÁO CÁO TỔNG HỢP

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:Nguyên tắc tính giá hàng tồn kho
là theo giá gốc; phương pháp kế toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên;
Phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho: phương pháp nhập trước – xuất trước.
- Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ, có sử dụng phần mềm
kế toán máy.
- Tỷ giá sử dụng trong qui đổi ngoại tệ: theo giá giao dịch tại ngân
hàng Vietcombank Hà Nội .
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ được sử dụng tại Công ty như sau:
* Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
Chứng từ sử dụng bao gồm: Bảng chấm công; Bảng chấm công thêm giờ;
Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội; Phiếu nhập kho sản phẩm hoàn thành; Phiếu
xác nhận sản phẩm hoàn thành; Bảng thanh toán tiền lương; Bảng thanh toán
tiền làm thêm giờ; Bảng thanh toán tiền thưởng; Bảng thanh toán tiền ăn ca;
Bảng kê trích nộp các khoản phải nộp nhà nước; Bảng phân bổ tiền lương và
khoản trích theo lương.
* Chứng từ liên quan tới Tài sản cố định:
+ Chứng từ hạch toán tăng TSCĐ bao gồm: Biên bản đấu thầu; Biên
bản nghiệm thu; Biên bản quyết toán; Hóa đơn GTGT; Biên bản giao nhận tài
sản cố định; Chứng từ thanh toán (phiếu chi, GBC); Biên bản thanh lý hợp đồng
kinh tế; Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định.
+ Chứng từ hạch toán giảm TSCĐ bao gồm: Quyết định thanh lý
nhượng bán TSCĐ; Biên bản đấu giá, đấu thầu; Hợp đồng kinh tế; Hóa đơn
GTGT; Chứng từ thanh toán (phiếu thu, GBC); Biên bản giao nhận TSCĐ; Biên
bản thanh lý tài sản cố định:

* Chứng từ liên quan tới tiền tệ: Phiếu thu; phiếu chi, GBN, GBC
* Hệ thống chứng từ của các nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho:
+ Chứng từ nhập nguyên vật liệu bao gồm: Hợp đồng kinh tế; Hóa đơn
GTGT; Hóa đơn cước phí vận chuyển; Biên bản kiểm nghiệm vật tư,hàng hóa;
GVHD : PGS-TS Nguyễn Thị Lời -16- Sinh viên : Lê Thị Kiểm
Lớp : Kế toán 2- K12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÁO CÁO TỔNG HỢP

Phiếu nhập kho; Chứng từ thanh toán (phiếu chi ,GBN); Phiếu báo vật tư còn lại
cuối kỳ; Bảng kê mua hàng; Bảng phân bổ nguyên liệu, công cụ dụng cụ.
+ Chứng từ xuất nguyên vật liệu bao gồm: Phiếu xuất kho; Phiếu xuất kho
kiêm vận chuyển nội bộ; Biên bản kiểm nghiệm vật tư.
* Chứng từ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
+ Chứng từ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Phiếu xuất kho; Hóa đơn GTGT; Hóa đơn bán hàng thông thường; Hóa đơn
lẻ; Cuối kỳ lập bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
+ Chứng từ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Bảng thanh toán lương; Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ; Bảng thanh
toán tiền ăn ca; Bảng kê trích các khoản theo lương; Cuối kỳ lập bảng tổng hợp
chi phí nhân công trực tiếp.
+ Chứng từ hạch toán chi phí sản xuất chung
Bảng thanh toán lương ,phụ cấp, tiền ăn ca ,tiền thưởng của nhân viên quản
lý phân xưởng; Bảng kê trích các khoản theo lương; Phiếu xuất kho vật
liệu,công cụ dụng cụ; Bảng tính phân bổ khấu hao TSCĐ; Hóa đơn GTGT, hóa
đơn bán hàng thông thường,hóa đơn lẻ; Cuối kỳ lập bảng tổng hợp chi phí sản
xuất chung; Cuối kỳ lập bảng tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh, Lập
thẻ tính giá thành, Bảng tổng hợp chi tiết giá thành sản phẩm.
* Hệ thống chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ bán hàng:
Biên bản đấu thầu đấu giá; Hợp đồng kinh tế; Hoá đơn giá trị gia tăng;
Giấy báo có.

2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Công ty TNHH MTV Dân Thắng sử dụng hệ thống tài khoản kế toán
theo quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006.
Doanh nghiệp chi tiết các tài khoản theo từng sản phẩm hàng hoá và
theo từng khách hàng.
Ví dụ :
TK 112 Tiền gửi ngân hàng
GVHD : PGS-TS Nguyễn Thị Lời -17- Sinh viên : Lê Thị Kiểm
Lớp : Kế toán 2- K12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÁO CÁO TỔNG HỢP

TK 1121 Tiền Việt nam
TK 1121NN Tiền gửi ở ngân hàng nông nghiệp ,phát triển nông thôn
huyện Yên Định.
TK 1121VCB Tiền gửi ở ngân hàng VietComBank Hà nội
TK 131 Phải thu của khách hàng
TK 131THV (Tâm hồn việt)
TK 131VVA (Vũ Việt Anh)…
TK 152 Nguyên liệu,vật liệu
TK 1521 Nguyên vật liệu chính
TK 1521N (Nứa)
TK 1521M (mây)
TK 1521TR (tre)
TK 1522 Nguyên vật liệu phụ
TK 1522SĐ (Sơn màu đen)
TK 1522SN (sơn màu nâu)
TK 1522K328 (Keo 328)
TK 1523 Nhiên liệu
TK 1523X (xăng )
TK 1523D (dầu)

TK 1524 Phụ tùng thay thế
TK 1525 Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản
TK 153, TK 155 chi tiết cho từng công cụ dụng cụ, từng thành phẩm
TK 331 chi tiết cho từng người bán.
Hệ thống tài khoản ban hành theo quyết định 48/2006/QĐ –BTC ngày
14/09/2006 ,doanh nghiệp không sử dụng các tài khoản sau :
TK 156 Hàng hóa
TK 221, TK 229.
TK 419 Cổ phiếu quỹ
GVHD : PGS-TS Nguyễn Thị Lời -18- Sinh viên : Lê Thị Kiểm
Lớp : Kế toán 2- K12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÁO CÁO TỔNG HỢP

2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán
+ Doanh nghiệp áp dụng ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ nên các loại
sổ tổng hợp bao gồm sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái, có sử dụng phần mềm
kế toán máy
+ Các loại sổ chi tiết mà doanh nghiệp sử dụng bao gồm:
- sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
- Sổ chi tiết hàng tồn kho.
- Sổ chi tiết tài sản cố định.
- Sổ chi tiết thanh toán lương.
- Sổ chi tiết phải thu của khách hàng
- Sổ chi tiết thanh toán với người bán
- Sổ chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
+ Quy trình ghi sổ kế toán như sau:
GVHD : PGS-TS Nguyễn Thị Lời -19- Sinh viên : Lê Thị Kiểm
Lớp : Kế toán 2- K12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÁO CÁO TỔNG HỢP


Sơ đồ 2.2: Quy trình ghi sổ kế toán
Ghi chú:
Ghi hàng ngày :
Ghi cuối tháng, định kỳ :
Quan hệ đối chiếu :
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập
chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi
sổ sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ
lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
GVHD : PGS-TS Nguyễn Thị Lời -20- Sinh viên : Lê Thị Kiểm
Lớp : Kế toán 2- K12
Sổ thẻ kế toán
chi tiết
Sổ thẻ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Chøng tõ gèc
Chứng từ gốc
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Sổ đăng ký chứng

từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Sổ cái
Bảng cân đối số
phát sinh
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÁO CÁO TỔNG HỢP

Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát
sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ
vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh
Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi
tiết được dùng để lập báo cáo tài chính
Quy trình ghi sổ trên máy tính (sử dụng phần mềm kế toán).
Theo quy định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của bộ tài chính về việc
phản ánh các nghiệp vụ kinh tế trên phần mềm máy tính sẽ được thể hiện trên sơ đồ
sau:
Sơ đồ 2.3 Quy trình ghi sổ trên phần mềm kế toán

Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính.
- Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp
chứng từ kế toán đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài

khoản ghi Nợ, ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng biểu được
thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán các thông tin được tự động cập nhật
vào sổ kế toán và các sổ thẻ chi tiết liên quan.
- Cuối tháng kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập các báo cáo tài
chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện tự
động . Nhân viên kế toán đối chiếu số liệu kế toán giữa sổ và báo cáo tài chính
sau khi đã in ra giấy.
GVHD : PGS-TS Nguyễn Thị Lời -21- Sinh viên : Lê Thị Kiểm
Lớp : Kế toán 2- K12
Chứng từ kế toán
Phần mềm kế
toán
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
cùng loại
- Báo cáo tài chính
- báo cáo KT quản
trị
-Sổ kế toán tổng
hợp
- Sổ kế toán chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÁO CÁO TỔNG HỢP

Thực hiện các thao tác để in báo cáo theo quy định. Cuối tháng, cuối
năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển
và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
2.2.5.Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Tại Công ty TNHH MTV Dân Thắng , hệ thống báo cáo kế toán được
lập theo quý, theo năm.

Bộ phận kế toán sẽ tiến hành lập báo cáo tài chính , sau đó xin xét duyệt
của cấp trên.Trách nhiệm lập thuộc về kế toán trưởng.
Hệ thống báo cáo tài chính năm bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DNN)
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02-DNN)
+ Bảng cân đối tài khoản (mẫu số F01- DNN)
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B03-DNN)
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B09-DNN).
Doanh nghiệp lập báo cáo tài chính theo năm dương lịch.
Thời hạn nộp báo cáo tài chính muộn nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc
kỳ kế toán.
Báo cáo tài chính được lập và cung cấp cho Chi cục thuế tỉnh Thanh Hóa. ,
Phòng Kế hoạch Kinh tế và Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh hóa.
2.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ
2.3.1 Tổ chức hạch toán kế toán nguyên vật liệu
2.3.1.1 Chứng từ sử dụng :
+ Chứng từ nhập nguyên vật liệu:
- Hợp đồng kinh tế
- Hóa đơn GTGT
- Hóa đơn cước phí vận chuyển
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư,hàng hóa
- Phiếu nhập kho:
- Chứng từ thanh toán (phiếu chi, GBN)
GVHD : PGS-TS Nguyễn Thị Lời -22- Sinh viên : Lê Thị Kiểm
Lớp : Kế toán 2- K12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÁO CÁO TỔNG HỢP

- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ:
- Bảng kê mua hàng
- Bảng phân bổ nguyên liệu, công cụ dụng cụ

- Biên bản kiểm kê vật tư,sản phẩm hàng hóa
+ Chứng từ xuất nguyên vật liệu:
- Phiếu xuất kho:
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư
2.3.1.2 Tài khoản sử dụng :
TK 152 Nguyên liệu vật liệu
TK 153 công cụ dụng cụ
2.3.1.3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu:
Đơn vị hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp thẻ song song.
Phương pháp ghi thẻ song song nghĩa là tiến hành theo dõi chi tiết vật tư ở cả
kho và phòng kế toán theo từng thứ vật liệu với cách ghi chép gần như nhau chỉ
khác ở chỗ thủ kho chỉ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu theo chỉ
tiêu số lượng còn kế toán theo dõi cả chỉ tiêu giá trị:
Ở kho khi nhận được chứng từ nhập xuất NVL thủ kho kiểm tra tính
hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi chép vào chứng từ ,sổ kho số
thực nhập thực xuất.Cuối ngày thủ kho tính ra số tồn kho rồi ghi luôn vào thẻ
kho. Định kỳ 5 ngày thủ kho gửi chứng từ về phòng kế toán.
Thủ kho phải thường xuyên đối chiếu số liệu tồn kho trên sổ với số vật liệu
thực tế tồn kho,thường xuyên đối chiếu số dư vật liệu với định mức dự trữ vật liệu
của công ty,cung cấp số liệu này cho phòng kinh doanh biết để lập kế hoạch.
Ở phòng kế toán :phòng kế toán mở sổ chi tiết cho từng vật liệu có kết
cấu giống thẻ kho nhưng có thêm cột phản ánh giá trị nguyên vật liệu.Khi nhận
được chứng từ nhập xuất từ thủ kho kế toán vật tư tiến hành kiểm tra chứng từ,
GVHD : PGS-TS Nguyễn Thị Lời -23- Sinh viên : Lê Thị Kiểm
Lớp : Kế toán 2- K12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÁO CÁO TỔNG HỢP

sau đó ghi đơn giá, tính ra số tiền trên các chứng từ nhập xuất vật liệu, sau đó
lập chứng từ ghi sổ, vào sổ chi tiết vật liệu có liên quan.

Cuối tháng kế toán vật tư tính ra tính ra tổng số nhập xuất tồn của từng
loại vật liệu, đối chiếu với thẻ kho của thủ kho. Ngoài ra kế toán vật liệu phải
tổng hợp số liệu từ các sổ chi tiết vật liệu, lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn để
đối chiếu số liệu với kế toán trưởng.
Sơ đồ 2.4 : Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song
song của Công ty TNHH MTV Dân Thắng
(1) (1)

(3)

(2) (2)
(4)
Ghi chú
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
- Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu sử dụng các loại sổ chi tiết sau :
+ Sổ chi tiết nguyên liệu, vật liệu
+ Thẻ kho
+ Bảng tổng hợp nhập xuất tồn
GVHD : PGS-TS Nguyễn Thị Lời -24- Sinh viên : Lê Thị Kiểm
Lớp : Kế toán 2- K12
Sổ kế toán tổng hợp
Thẻ kho
Chứng từ xuất
Chứng từ nhập
Sổ kế toán chi tiết
Bảng kê tổng hợp
nhập-xuất-tồn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÁO CÁO TỔNG HỢP


2.3.1.4 Hạch toán tổng hợp :
Đơn vị áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ.
Sổ kế toán tổng hợp: Lập chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ,
sổ cái tài khoản 152.
Quy trình luân chuyển và ghi chép vào sổ kế toán nguyên vật liệu
Sơ đồ 2.5 Quy trình luân chuyển và ghi chép vào sổ kế toán nguyên vật liệu
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Quan hệ đối chiếu
Giải thích sơ đồ :
Từ chứng từ gốc là PNK, PXK,… hàng ngày kế toán nguyên vật liệu
tiến hành phân loại vào chứng từ ghi sổ, thẻ kho và sổ kế toán chi tiết nguyên
vật liệu. Từ chứng từ ghi sổ hàng ngày kế toán lên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Cuối tháng, từ chứng từ ghi sổ kế toán lên sổ cái TK152. Từ sổ cái, kế toán vào
bảng cân đối số phát sinh và lên báo cáo kế toán. Từ sổ kế toán chi tiết cuối
tháng kế toán lên bảng tổng hợp N – X – T. Sổ cái TK152 làm căn cứ đối chiếu
với Bảng tổng hợp N – X – T, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ được đối chiếu với
bảng cân đối phát sinh của kế toán trưởng lập. Sổ cái TK 152 cuối tháng chuyển
về cho kế toán trưởng kiểm tra, lập các báo cáo kế toán.
GVHD : PGS-TS Nguyễn Thị Lời -25- Sinh viên : Lê Thị Kiểm
Lớp : Kế toán 2- K12
Sổ thẻ, kế toán
chi tiết 152
Chứng từ ghi
sổ
Sổ đăng ký
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK 152

PNK, PXK, Bảng phân
bổ NVL
Bảng tổng hợp
N - X - T
Thẻ kho

×