Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG SINH KHỐI CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.96 KB, 8 trang )


1
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN
NĂNG LƯỢNG SINH KHỐI CỦA VIỆT NAM
(Báo cáo tại Hội thảo Phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam)
Nguyễn Quang Khải
Giám đốc Trung tâm Năng lượng và Môi trường
1. Mở đầu
Năng lượng sinh khối (NLSK) là nguồn năng lượng cổ xưa nhất đã được con
người sử dụng khi bắt đầu biết nấu chín thức ăn và sưởi ấm. Củi là nguồn năng lượng
chính cho tới đầu thế kỷ 20 khi nhiên liệu hoá thạch thay thế nó.
Trong những năm gần đây sự chú ý tới các công nghệ NLSK hiện đại nói riêng
và năng lượng tái tạo nói chung đ
ã tăng mạnh trên toàn cầu để thay thế các nguồn năng
lượng hoá thạch vì hai lý do. Một là do các nguồn năng lượng hoá thạch đang ngày
càng cạn kiệt dần (dự trữ dầu như được đánh giá cuối năm 2002 vào khoảng 40 năm
tiêu thụ với mức độ tiêu thụ như hiện nay) và hai là các nguồn này gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng. Khác với các công nghệ năng lượng tái tạo khác, công nghệ năng
lượng sinh khố
i không chỉ thay thế năng lượng hoá thạch mà nhiều khi còn góp phần
xử lý chất thải vì chúng tận dụng các nguồn chất thải để sản xuất năng lượng.
Hiện nay trên quy mô toàn cầu, sinh khối là nguồn năng lượng lớn thứ tư, chiếm
tới 14-15% tổng năng lượng tiêu thụ của thế giới. Ở các nước đang phát triển, sinh
khối thường là nguồn năng lượng lớn nh
ất, trung bình đóng góp khoảng 35% trong
tổng cung cấp năng lượng. Vì vậy NLSK giữ một vai trò quan trọng trong các kịch bản
năng lượng soạn thảo bởi nhiều tổ chức quốc tế và có khả năng sẽ giữ vai trò sống còn
trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế giới trong tương lai.
Nguồn sinh khối rất phong phú và đa dạng. Do vậy công nghệ NLSK cũng rất đa
d
ạng. Trong báo cáo này chúng tôi chỉ đề cập tới một số nguồn và công nghệ quan


trọng đối với Việt Nam trong tương lai không xa.
Trong cách dùng phổ biến hiện nay, hiểu theo nghĩa nhiên liệu thì sinh khối
(biomas) là nhiên liệu rắn trên cơ sở sinh khối, còn nhiên liệu sinh học (biofuel) là
những nhiên liệu lỏng được lấy từ sinh khối và khí sinh học (biogas) là sản phẩm của
quá trình phân giải yếm khí của các chất hữu cơ. Trong báo cáo này, chúng tôi s
ẽ xét
cả ba dạng trên.
2. Tiềm năng năng lượng sinh khối của Việt Nam
2.1. Sinh khối
Nguồn sinh khối chủ yếu gồm gỗ và phụ phẩm cây trồng. Tiềm năng các nguồn
này theo đánh giá của Viện Năng lượng được trình bày ở các bảng sau.
Bảng 1- Tiềm năng sinh khối gỗ năng lượng
Nguồn cung cấp Tiềm năng
(triệu tấn)
Quy dầu tương
đương (triệu
toe)
Tỷ lệ
(%)
Rừng tự nhiên 6,842 2,390 27,2
Rừng trồng 3,718 1,300 14,8
Đất không rừng 3,850 1,350 15,4
Cây trồng phân tán 6,050 2,120 24,1

2
Cây công nghiệp và ăn quả 2,400 0,840 9,6
Phế liệu gỗ 1,649 0,580 6,6
TỔNG 25,090 8,780 100,0
Nguồn: [4]
Bảng 2- Tiềm năng sinh khối phụ phẩm nông nghiệp

Nguồn cung cấp Tiềm năng (triệu
tấn)
Quy dầu tương
đương (triệu toe)
Tỷ lệ
(%)
Rơm rạ 32,52 7,30 60,4
Trấu 6,50 2,16 17,9
Bã mía 4,45 0,82 6,8
Các loại khác 9,00 1,80 14,9
TỔNG 53,43 12,08 100,0
Nguồn: [4]
2.2. Khí sinh học
Tổng tiềm năng lý thuyết từ nguồn nguyên liệu chính là phụ phẩm nông nghiệp
được cho ở bảng 3 (tác giả tính theo số liệu NGTK 2003)
Bảng 3- Tiềm năng lý thuyết KSH từ phụ phẩm nông nghiệp
Nguồn nguyên liệu Tiềm năng
(triệu m3)
Quy dầu tương
đương (triệu
toe)
Tỷ lệ
(%)
Phụ phẩm cây trồng:
Rơm rạ 1470,133 0,735 30,2
PP các cây trồng khác 318,840 0,109 6,5
Tổng từ PP cây trồng 1788,973 0,894 36,7
Từ chất thải của gia súc:
Trâu 441,438 0,221 8,8
Bò 495,864 0,248 10,1

Lợn 2118,376 1,059 44,4
Tổng từ CT của gia súc 3055,678 1,528 63,3
TỔNG 4844,652 2,422 100,0
2.3. Nhiên liệu sinh học
Hiện chưa có số liệu đánh giá đầy đủ tiềm năng sản xuất etanol và bio-đizen ở
Việt Nam.
Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Vinh, khả năng sản xuất etanol của cả nước như
sau:
Bảng 4- Tiềm năng etanol
Nguyên liệu Tiềm năng (triệu Quy dầu tương đương Tỷ lệ

3
lít/năm) (triệu toe) (%)
Tinh bột 17 10,56 19,5
Rỉ đường 70 46,20 80,5
Tổng 87 57,42 100,0
Nguồn: [2]
Về dầu thực vật, theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và đầu tư, hiện nay chúng ta
mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nguyên liệu, còn phải nhập 90% nguyên liệu từ
nước ngoài.
Trong các quy hoạch phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát và ngành Dầu
thực vật tới năm 2010 không đề cập tới vấn đề sản xuất nhiên liệu sinh học.
3. Hiện trạng nă
ng lượng sinh khối của Việt Nam
3.1. Sinh khối
Trong tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc, NLSK vẫn chiếm tỷ lệ lớn, tới trên
một nửa. Mặc dù giá trị tuyệt đối vẫn không ngừng tăng nhưng tỷ lệ giảm dần do năng
lượng thương mại tăng nhanh hơn.
Bảng 5- Vai trò của năng lượng sinh khối trong tổng tiêu thụ năng lượng
Tiêu thụ năng l

ượng
(ktoe)
Tỷ lệ trong tổng NL
(%)

Năm
Tổng tiêu thụ
năng lượng
(koe)
Gỗ củi Tổng SK Gỗ củi Tổng SK
1985 14.286 4.748 10.766 33 75
1986 14.976 5.086 11.069 34 74
1987 15.929 5.280 11.492 33 72
1988 15.683 5.355 11.655 34 74
1989 15.904 5.532 12.039 35 75
1990 16.879 5.693 12.390 34 73
1991 17.108 5.830 12.678 34 74
1992 18.026 6.339 12.938 35 71
1993 19.312 7.030 13.564 36 70
1994 19.088 7.700 13.600 40 71
1995 20.735 8.430 13.630 40 65
Tốc độ
tăng
trưởng
85/95
42,9% 5,65% 1,78%
Nguồn: [1]
Mặc dù không có những số liệu cập nhật mới hơn nhưng có thể ước tính nguồn
sinh khối hiện vẫn chiếm tỷ lệ trên 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc.
Các bảng tiếp theo cho thấy các lĩnh vực sử dụng NLSK hiện nay.

Bảng 6- Sử dụng sinh khối theo lĩnh vực
Lĩnh vực Tổng tiêu thụ
(koe)
Tỷ lệ
(%)
Gia đình 10667 76,2
CN-TTCN 3333 23,8
Tổng 14000 100,0

4
Nguồn: [1]
Bảng 7- Sử dụng sinh khối theo năng lượng cuối cùng
Năng lượng cuối cùng Tổng tiêu thụ
(koe)
Tỷ lệ
(%)
Bếp đun 10667 76,2
Lò nung 903 6,5

Nhiệt
Lò đốt 2053 14,7
Điện Đồng phát 377 2,7
Tổng 14000 100,0
Nguồn: [1]
Các bảng 5, 6 và 7 cho thấy trên ba phần tư sinh khối hiện được sử dụng phục vụ
đun nấu gia đình với các bếp đun cổ truyền hiệu suất thấp. Bếp cải tiến tuy đã được
nghiên cứu thành công nhưng chưa được ứng dụng rộng rãi mà chỉ có một vài dự án
nhỏ, lẻ tẻ ở một số địa phương.
Một phầ
n tư sinh khối còn lại được sử dụng trong sản xuất:

- Sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ hầu hết dùng các lò tự thiết kế theo kinh
nghiệm, đốt bằng củi hoặc trấu, chủ yếu ở phía Nam.
- Sản xuất đường, tận dụng bã mía để đồng phát nhiệt và điện ở tất cả 43 nhà
máy đường trong cả nước với trang thi
ết bị nhập từ nước ngoài. Mới đây Viện Cơ điện
nông nghiệp đã nghiên cứu thành công dây chuyền sử dụng phụ phẩm sinh khối đồng
phát điện và nhiệt để sấy. Viện đã lắp đặt được 7 hệ thống và hiện đang triển khai ứng
dụng ở các tỉnh.
- Sấy lúa và các nông sản: hiện ở Đồng bằng Cửu long có hàng vạ
n máy sấy
đang hoạt động. Những máy sấy này do nhiều cơ sở trong nước sản xuất và có thể
dùng trấu làm nhiên liệu. Riêng dự án Sau thu hoạch do Đan Mạch tài trợ triển khai từ
2001 đã có mục tiêu lắp đặt 7000 máy sấy.
- Công nghệ cacbon hoá sinh khối sản xuất than củi được ứng dụng ở một số
địa phương phía Nam nhưng theo công nghệ truyền thống, hiệu suất thấp.
-
Một số công nghệ khác như đóng bánh sinh khối, khí hoá trấu hiện ở giai đoạn
nghiên cứu, thử nghiệm.
3.2. Khí sinh học
Công nghệ KSH trong những năm qua chủ yếu phát triển ở quy mô gia đình.
Hiện nay chưa có thống kê chính xác nhưng theo đánh giá của chương trình mục tiêu
quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thì hiện có khoảng 7% chuồng
trại chăn nuôi có xử lý chất thải (mục tiêu đề ra là 30%). Kế
t quả tổng điều tra nông
thôn, nông nghiệp & thuỷ sản 2001 cho biết tổng số hộ chăn nuôi trên 11 triệu. Tạm
lấy con số này thì ước tính hiện nay có khoảng trên 770 nghìn chuồng trại chăn nuôi có
xử lý chất thải. Riêng Dự án hỗ trợ chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi do
Cục Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, Hà Lan tài trợ trong giai đoạn
2003 – 2005 đã xây dựng được 18 nghìn công trình KSH gia đình.
Công nghệ được ứng dụng

đều do Việt Nam phát triển. Công nghệ phổ biến nhất
hiện nay là thiết bị KSH nắp cố định vòm cầu xây gạch do Viện Năng lượng phát triển
trước đây. Công nghệ này đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng
thành thiết kế mẫu trong bộ tiêu chuẩn ngành về công trình KSH nhỏ.

5
Sử dụng cuối cùng chủ yếu là dùng KSH để đun nấu. Thắp sáng và phát điện
cũng được ứng dụng nhưng không phổ biến.
Hiện nay nhu cầu ứng dụng công nghệ ở quy mô trang trại và công nghiệp đang
trở nên cấp bách nhưng chưa được đáp ứng.
3.3. Nhiên liệu sinh học
Việc sử dụng etanol và dầu thực vật làm nhiên liệu chưa được áp dụng ở
Việt
Nam. Hiện nay dùng etanol pha với xăng đã được nghiên cứu thử nghiệm thành công
nhưng chỉ dừng lại ở nghiên cứu.
4. Những cơ hội và thách thức đối với việc phát triển năng lượng sinh
khối của Việt Nam
Triển vọng phát triển năng lượng sinh khối hiện đại ở Việt Nam có những cơ hội
và thách thức sau.
4.1. Cơ hội
4.1.1. Tiềm năng lớn chưa được khai thác
Việt Nam là một nước nhiệt đới nhiều nắng và mưa nên sinh khối phát triển
nhanh. Ba phần tư lãnh thổ là đất rừng nên tiềm năng phát triển gỗ lớn. Là một nước
nông nghiệp nên nguồn phụ phẩm nông nghiệp phong phú. Nguồn này ngày càng tăng
trưởng cùng với việc phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp.
4.1.2. Nhu cầu ngày càng phát triển
Cùng vớ
i sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước, nhu cầu ứng dụng các
công nghệ NLSK ngày càng phát triển. Thí dụ việc phát triển trồng lúa làm nảy sinh
nhu cầu xử lý trấu ở các nhà máy xay xát, nhu cầu sấy thóc sau thu hoạch. Chính

những nhu cầu này đã kích thích việc phát triển các máy xấy và công nghệ đồng phát
sử dụng sinh khối. Việc phát triển chăn nuôi đã tạo ra nhu cầu xử lý chất thải vật nuôi,
thúc đẩy công nghệ
khí sinh học phát triển mạnh mẽ.
4.1.3. Các chính sách và thể chế đang từng bước hình thành tạo thuận lợi cho
phát triển năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng sinh khối nói riêng
Mặc dù chưa có chính sách năng lượng nói chung và năng lượng tái tạo nói riêng
nhưng từng bước năng lượng tái tạo đã được đề cập đến trong các văn bản nhà nước.
Gần đây nhất là Quyết định của Thủ
tướng chính phủ số 176/2004/QĐ-TTg ban hành
ngày 05 tháng 10 năm 2004 về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành Điện Việt
Nam giai đoạn 2004 – 2010, định hướng đến năm 2020 và Luật Điện lực được Quốc
hội thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004 đều có ghi sử dụng nguồn năng lượng mới,
tái tạo để cung cấp điện cho vùng nông thôn, miền núi hay hải đảo.
Chỉ thị của Thủ tướ
ng chính phủ số 35/2005/CT-TTg ban hành ngày 17 tháng 10
năm 2005 về việc tổ chức thực hiện nghị định thư Kyoto thuộc công ước khung của
Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu cũng là một cơ sở pháp lý thuận lợi cho năng
lượng tái tạo.
4.1.4. Môi trường quốc tế thuận lợi
- Năng lượng tái tạo ngày càng được quan tâm và đầu tư phát triển. Đến cuối
năm 2005, ít nhất
đã có 43 nước (trong đó có 25 nước Cộng đồng Châu Âu
và 10 nước đang phát triển: Ai Cập, Ấn Độ, Bra-xin, Cộng hoà Đô-mi-nic,
Ma-lai-xi-a, Ma-li, Nam Phi, Phi-lip-pin, Thái Lan và Trung Quốc) có mục

6
tiêu quốc gia về năng lượng tái tạo, 48 nước (34 nước phát triển và có nền
kinh tế đang chuyển đổi, 14 nước đang phát triển) có chính sách khuyến
khích phát triển điện tái tạo.

- Kế hoạch hành động năng lượng giai đoạn 2005 – 2010 của các nước
ASEAN trong đó có đề ra mục tiêu đạt ít nhất 10% điện tái tạo trong cơ cấu
sản xuất điện.
- Nhiều t
ổ chức quốc tế đang quan tâm phát triển công nghệ NLSK ở Việt
Nam: họ tổ chức nhiều hội thảo, tài trợ nhiều dự án phát triển NLSK ở nước
ta. Các dự án NLSK có cơ hội tận dụng cơ chế phát triển sạch (CDM) để thu
hút vốn đầu tư.
- Nhiều công nghệ đã được hoàn thiện, ứng dụng thương mại nên Việt Nam
có thể nhập và ứng dụ
ng, tránh được rủi ro về công nghệ.
4.2. Thách thức
4.2.1. Sự cạnh tranh về nhu cầu nguyên liệu sinh khối
Một trong những điều không biết chắc được khi phát triển NLSK là sự cạnh
tranh về nguyên liệu. Thí dụ rơm rạ còn làm thức ăn cho trâu bò, giấy phế liệu có thể
tái chế, gỗ phế liệu và mùn cưa có thể làm gỗ ép. Ngô khoai, sắn để sản xuất etanol,
đậu tương, lạc, vừng, dừa để sản xuất biodiezen còn dùng làm l
ương thực, thực phẩm
cho người và gia súc.
4.2.2. Sự cạnh tranh về chi phí của các công nghệ
Hiện nay nhiều công nghệ sinh khối còn đắt hơn công nghệ truyền thống sử dụng
nhiên liệu hoá thạch cả về trang thiết bị lẫn nhiên liệu nên việc đưa công nghệ mới vào
Việt Nam còn gặp trở ngại lớn.
Việt Nam còn là một nước nghèo nên thiếu kinh phí đầu tư phát triển công nghệ
mớ
i là một rào cản rất lớn. Thí dụ bếp đun cổ truyền hiệu suất thấp nhưng đầu tư
không đáng kể, đôi khi bằng không, trong khi đầu tư để có một bếp cải tiến phải tốn
vài chục nghìn đồng. Đây là một khoản đầu tư lớn đối với người dân ở nông thôn khi
mà một ngày công của họ chỉ được vài nghìn đồng.
4.2.3. Trở ngạ

i về môi trường
Năng lượng sinh khối có một số tác động môi trường.
Khi đốt, các nguồn sinh khối phát thải vào không khí bụi và khí sulfurơ (SO
2
).
Mức độ phát thải tuỳ thuộc vào nguyên liệu sinh khối, công nghệ và biện pháp kiểm
soát ô nhiễm.
Việc phát triển quy mô lớn các cây năng lượng để sản xuất nhiên liệu sinh học
(biofuel) có thể dẫn tới gia tăng sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón, gây tác hại đối với
động vật hoang dã và môi trường sống.
Sản xuất năng lượng từ gỗ có thể gây thêm áp lực cho rừng
Đây là tất cả
những vấn đề cần xem xét kỹ lưỡng khi phát triển năng lượng sinh
khối.
4.2.4. Thiếu nhận thức của xã hội về năng lượng sinh khối
Hiện nay khi nói tới năng lượng thường người ta chỉ nghĩ tới điện, than, dầu khí.
Các nhà hoạch định chính sách thường không quan tâm tới NLSK. Một thí dụ điển

7
hình là ngành điện có dự án Năng lượng nông thôn nhưng thực ra đây là chỉ là dự án
điện khí hoá nông thôn.
Do thiếu nhận thức nên hầu như không có các doanh nhân kinh doanh trong lĩnh
vực NLSK. Người ứng dụng các công nghệ mới gặp rất nhiều khó khăn trong việc mua
sắm trang thiết bị, tìm kiếm dịch vụ hậu mãi. Thí dụ Dự án Khí sinh học xây dựng
18.000 công trình nhưng không có màng lưới cung cấp các dụng cụ sử dụng khí nh
ư
bếp, đèn Thị trường thường mới phát triển phía nhu cầu, còn phía cung cấp chưa
được quan tâm.
4.2.5. Thiếu các chính sách và thể chế cụ thể của chính phủ
Hiện nay Việt Nam chưa có chính sách năng lượng nói chung và chính sách năng

lượng tái tạo nói riêng. Năng lượng tái tạo không có các mục tiêu cụ thể trong kế hoạch
phát triển của nhà nước trung ương và địa phương. Hiện cũng chưa có một cơ quan nhà
nước nào ch
ịu trách nhiệm quản lý lĩnh vực này (Ấn Độ có hẳn một bộ riêng).
5. Kết luận
Năng lượng sinh khối hiện chiếm một tỷ lệ lớn trong tiêu thụ năng lượng toàn
quốc nhưng lâu nay không được quan tâm. Việc khai thác sử dụng còn theo lối cổ
truyền nên hiệu quả thấp: hiệu suất thấp và gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề cấp bách
để phát triển năng lượng sinh khố
i nói riêng và năng lượng tái tạo nói chung hiện nay
là cần có chiến lược phát triển, những chính sách, thể chế và quy hoạch cụ thể của nhà
nước. Trên cơ sở đó có biện pháp huy động vốn đầu tư từ các nguồn nhà nước, tư
nhân, quốc tế cho nghiên cứu triển khai và phát triển ứng dụng.
Trong các công nghệ NLSK hiện nay, cần tập trung vào một số công nghệ: bếp
cải tiến, sấy và phát điệ
n dùng sinh khối, khí sinh học. Đặc biệt với tỷ lệ sinh khối sử
dụng trong đun nấu hiện lớn nhất nên việc xây dựng một dự án quốc gia về bếp cải tiến
sẽ mang lại hiệu quả rất lớn về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Chúng tôi rất hy vọng rằng sau hội thảo này, năng lượng tái tạo sẽ có cơ hộ
i phát
triển tốt hơn, góp phần vào việc phát triển năng lượng bền vững của Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
[1] A case study on wood energy data collection and assessment and
decentralized wood energy planning in Vietnam; Instutute of Energy; Hanoi, 2001.
[2] Potentials of fuel ethanol production and use in Vietnam; Nguyen Thi Thu
Vinh; Seminar “Capacity Building in Clean Technologies in the Industry and Transport
Sectors”; held by Britcham, VITO and RCEE; Ha Long, 22 – 24 February 2006.
[3] Renewables 2005 Global Status Report; REN21 - Renewable Energy Policy
Network for the 21st Century;
[4] Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài Nghiên cứu định lượng tính khả

thi của việc sử dụng năng lượng mặt trời, thuỷ điện nhỏ và sinh khối quy mô công
nghiệp ở Việt Nam; Viện Năng lượng; chủ
nhiệm đề tài: Ts. Phạm Khánh Toàn; Hà
Nội-7/2005.
[5] Công nghệ năng lượng sinh khối trong khuôn khổ năng lượng nông thôn; Báo
cáo hợp phần trong đề tài cấp nhà nước mã số KHCN 09-09 “Chiến lược và chính sách
phát triển năng lượng cho nông thôn và miền núi Việt Nam”; Chủ nhiệm đề tài: Ts.
Đặng Đình Thống; người thực hiện: Nguyễn Quang Khải và các cộng sự; Hà Nội -
1998.

8
[6] Dự thảo báo cáo kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 1999-2005, đề xuất kế hoạch giai đoạn
2006-2010; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
[7] Đánh giá khả năng liên kết, trao đổi và xuất khẩu về năng lượng mới và tái
tạo với các nước trong khu vực; Báo cáo hợp phần trong đề tài cấp nhà nước mã số
KHCN 09-03 “Đánh giá kh
ả năng liên kết, trao đổi và xuất khẩu về năng lượng với các
nước trong khu vực”; Chủ nhiệm đề tài: Ts. Đặng Ngọc Tùng; người thực hiện:
Nguyễn Quang Khải và các cộng sự; Hà Nội – 6/1999.
[8] Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ và thiết bị năng lượng mới và tái tạo; Báo
cáo hợp phần trong đề tài cấp nhà nước mã số KHCN 09-06 “Đổi mới, hiện đại hoá
công nghệ và thiết b
ị năng lượng”; Chủ nhiệm đề tài: Ts. Đặng Ngọc Tùng; người thực
hiện: Nguyễn Quang Khải; Hà Nội – 1998.
[9] Đồng bằng sông Cửu Long: Máy sấy lúa "nóng lên" trong mùa mưa; Thanh
Hoàng; Quốc tế điện tử số 32 (499) ra ngày 8/8/2002;
[10] Luật Điện lực và Nghị định hướng dẫn thi hành; Nxb. Chính trị quốc gia; Hà
Nội – 2006.
[11] Máy sấy lúa; VietLinh:vietnamese website for aquaculture, agriculture ;

www.vietlinh.com.vn/
[12] Ngành dầu thực vật; Thông tin kinh tế - xã hội; Bộ Kế hoạch và đầu t
ư;

[13] Quy hoạch phát triển ngành Dầu thực vật Việt Nam đến năm 2010; Bộ Công
nghiệp;
[14] Quy hoạch phát triển ngành Rượu – Bia – Nước giải khát Việt Nam đến
năm 2010; Bộ Công nghiệp;
[15] Quy hoạch tổng thể nguồn năng lượng mới giai đoạn 2000 – 2005 - 2010;
Viện Năng lượng; chủ nhiệm dự án: Nguyễn Quang Khải; Hà Nội-10/2001
[16] Quyết định số: 176/2004/QĐ-TTg ban hành ngày 05 tháng 10 năm 2004 của
Thủ t
ướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai
đoạn 2004 – 2010, định hướng đến năm 2020.
[17] Sản xuất điện từ vỏ trấu, mùn cưa; KHOAHOC.com.vn; 14/3/2006;
www.khoahoc.com.vn/
[18] Sử dụng năng lượng từ chất phế thải sinh khối; Trang tin ngành điện;
29/5/2006;

×