Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

tiểu luận môn công nghệ bao bì đóng gói thực phẩm tìm hiểu về mã số mã vạch của hàng hóa bán lẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.27 KB, 38 trang )

Nhóm 2 GVHD: Đỗ Vĩnh Long
MỤC LỤC
MỤC LỤC ……………………………………………………………………31
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………34
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA CÁC THÀNH VIÊN
STT Họ và tên Nhiệm vụ thực hiện
Mức độ
tham gia
Ký tên
1
Nhóm 2 GVHD: Đỗ Vĩnh Long
1
Lâm Hoàng
Quân
- Tìm tài liệu.
- Làm power point.
- Thuyết trình
Tích cực
2 Tống Thùy Vân
- Tìm tài liệu.
- Làm word.
- Thuyết trình
Tích cực
3
Nguyễn Mai
Huyền Trân
- Tìm tài liệu.
- Làm word.
- Thuyết trình.
Tích cực
4


Nguyễn Thị Mỹ
Duyên
- Tìm tài liệu.
- Làm power point.
- Thuyết trình.
Tích cực
5
Nguyễn Thị
Phương Uyên
- Tìm tài liệu.
- Làm power point.
- Thuyết trình.
Tích cực
6
Hoàng Thị Thùy
Nhi
- Tìm tài liệu.
- Làm power point.
- Thuyết trình
Tích cực
LỜI MỞ ĐẨU
2
Nhóm 2 GVHD: Đỗ Vĩnh Long
Theo thời đại phát triển, số lượng sản phẩm trên thị trường ngày càng đa dạng và
phong phú từ đó vấn đề quản lý, nhận biết sản phẩm được đặt ra và giải pháp của các
nhà quản lý đó chính là “mã số, mã vạch”.
Mã số, mã vạch ra đời đã tạo ra một hệ thống quản lý hang hóa mang tính chất toàn
cầu, đơn giản hóa việc nhập và quản lý kho, phương tiện hóa việc tính tiền trong các
trung tâm mua bán hiện đại, giúp quản lý và thu hồi sản phẩm khi sản phâm có vấn
đề.

Để hiểu hơn về mã số, mã vạch một phát minh cố ý nghĩa phục vụ cho cuộc sống này
nhốm chúng tôi đã nghiên cứu một số tài liệu và rút ra được các điểm chính trong bài
báo cáo. Mông rằng thông qua bài này mọi người sễ hiểu hơn ý nghĩa của mã số, mã
vạch.
(Nhóm 2)
3
Nhóm 2 GVHD: Đỗ Vĩnh Long
1. Lịch sử phát triển của MSMV :
1.1. Lịch sử :
Ý tưởng về mã vạch được phát
triển bởi Norman Joseph
Woodland và Bernard Silver.
Năm 1948 Bernard Silver là một nghiên
cứu sinh tại Viện Công nghệ Drexel ở
Philadelphia (Pennsylvania). Tại đây, một
chủ cửa hàng thực phẩm địa phương đã
làm một yêu cầu gửi đến Viện Drexel yêu cầu nghiên cứu một phương pháp đọc
thông tin về sản phẩm tự động trong khi thanh toán. Bernard Silver đã cùng với một
người bạn cùng là nghiên cứu sinh có tên Joseph Woodland nghiên cứu giải quyết vấn
đề. Một trong những ý tưởng đầu tiên của họ là sử dụng mã Morse để in những vạch
rộng hay hẹp thẳng đứng (sử dụng mực nhạy ánh sáng cực tím). Nhóm này đã tạo ra
một mẫu làm việc đầu tiên nhưng sau đó quyết định là hệ thống này không phù hợp
và quá đắt. Sau đó, họ chuyển sang sử dụng dạng "điểm đen" của mã vạch với các
vòng tròn đồng tâm. Họ đã gửi đến cơ quan quản lý sáng chế Mỹ ngày 20 tháng
10 năm 1949 công trình Classifying Apparatus and Method (Thiết bị và phương pháp
phân loại) để lấy bằng sáng chế. Bằng sáng chế đã được phát hành ngày 7 tháng
10 năm 1952.
Năm 1960, tiểu bang Sylvania đã áp dụng MSMV vào việc kiểm soát các toa
xe lửa, đáp ứng thời kỳ phát triển của kỹ thuật điện tử .
Về phương diện thương mại, mã vạch được sử dụng lần đầu tiên năm 1966 và

nhanh chóng trở thành chuẩn chung.
Vào năm 1970, ủy ban Thành phố Mỹ đã ứng dụng MSMV đầu tiên vào việc
mua bán, phân phối, kiểm tra hàng hóa thực phẩm: đưa máy scanner và máy thu tiền
4
Hình 1: nghiên cứu hình thành mã
EAN
Nhóm 2 GVHD: Đỗ Vĩnh Long
kết hợp, giảm thiểu số lượng nhân viên bán hàng, đem lại hiệu quả kinh tế cao do
quyết toán nhanh và tránh được sai sót nhằm lẫn. Như vậy, MSMV đã được áp dụng
và nhanh chóng đạt được thành công lớn.
Vào ngày 26 tháng 6 năm 1974, sản phẩm bán lẻ đầu tiên (gói 10 thanh kẹo
cao su Juicy Fruit của Wrigley) đã được bán bằng cách sử dụng đầu đọc mã vạch
tại siêu thị Marsh ở Troy, Ohio. (Gói kẹo cao su này hiện nay nằm trong Viện bảo
tàng quốc gia Hoa Kỳ ở Smithsonian).
1.2. Các hệ thống mã vạch :
Năm 1973 hiệp hội công nghiệp Mỹ thống nhất thành lập Hiệp hội UCC
(Uniform Code Council) có nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp thông tin và điều lệ của
UCC, phổ biến áp dụng MSMV UPC (Universal Product Code). Cho đến nay, mã
UPC vẫn được sử dụng chủ yếu ở Mỹ và Canada.
Năm 1974, các nhà sản xuất và cung cấp hàng hóa của 12 nước Châu Âu đã
cùng nhau thành lập hội đồng đặc biệt để nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống
MSMV của Châu Âu gọi là EAN (European Article Numbering) được thiết lập dựa
trên cơ sở của MSMV UPC.
Tháng 12 năm 1977 tổ chức EAN chính thức được thành lập và đặt trụ sở tại
Bỉ và do Bỉ làm tổng thư ký. Mục đích chính của EAN là phất triển MSMV tiêu
chuẩn toàn cầu để phân định sản phẩm, dịch vụ và địa điểm nhằm cung cấp ngôn ngữ
chung cho thương mại quốc tế. Mục đích của tổ chức được ủng hộ nhanh chóng và
mở rộng ra ngoài phạm vi Châu Âu đến các châu lục khác như Châu Úc, Châu Á. Đến
năm 1992 ,tổ chức EAN trở thành tổ chức quốc tế (EAN International).
Hiện nay, EAN quốc tế có các thành viên là tổ chức EAN của các quốc gia, có

nhiệm vụ hỗ trợ và thông tin đầy đủ về MSMV của EAN đến các công ty, xí nghiệp
của các quốc gia thành viên.
5
Nhóm 2 GVHD: Đỗ Vĩnh Long
Các loại mã số dùng trong hệ thống GS1:
- Mã địa điểm toàn cầu GLN.
- Mã thương phẩm toàn cầu GTIN.
- Mã container vận chuyển theo seri SSCC.
- Mã toàn cầu phân định tài sản GRAI & GIAI.
- Mã toàn cầu phân định quan hệ dịch vụ GSRN.
- Mã toàn cầu phân định loại tài liệu GDTI.
Các loại MSMV tiêu chuẩn đang được áp dụng hiện nay:
- Mã vạch EAN/UPC.
- Mã vạch ITF-14.
- Mã vạch GS1-128.
- Mã vạch GS1 DataBar (vạch dữ liệu GS1) xếp chồng đa hướng.
- Mỗi loại MSMV được thiết kế chỉ để ứng dụng cho một đối tượng đặc thù
nên không thể thống nhất thành một được.
2. Hệ thống EAN quốc tế và ứng dụng vào các ngành
2.1. Hệ thống EAN quốc tế
Hệ thống MSMV EAN chính là một hình thức thông tin hiệu quả, là chìa khóa
của sự thành công trong quản lý và thương mại quốc tế. Nhờ vào hệ thống MSMV
tiêu chuẩn, các nhà sản xuất công nhiệp , kinh doanh có thể trao đổi thông tin kiểm tra
thương mại quốc tế về số lượng chủng loại hàng hóa một cách chính xác, nhanh
chóng và kinh tế .
6
Nhóm 2 GVHD: Đỗ Vĩnh Long
EAN quốc tế dẫn đầu cho một giải pháp toàn cầu nhờ hệ thống đánh số đơn lẻ
và hệ thống thông tin điện tử. Lợi ích của hệ thống này đã được chứng minh: cốt lõi là
đã thành lập một hệ thống trao đổi thông tin hiệu quả, hòa nhập được các bên thương

mại trong mạng lưới cung cấp với ngôn ngữ chung cho thương mại toàn cầu và quản
lý xã hội có hiệu quả.
Trong hệ thống mã số EAN cho sản phẩm bán lẻ có hai loại, một loại sử dụng
13 con số (EAN-13) và loại kia sử dụng 8 con số (EAN-8).
2.2.Ứng dụng MSMV vào các ngành
Hiện nay, MSMV đã và đang áp dụng rộng rãi và có hiệu quả trong các ngành sau:
- Mậu dịch:
• Nhập kho và kiểm kê.

• Tính tiền và ghi hóa đơn nhanh chóng cho
khách hàng.
- Sản xuất hàng hóa tại xí nghiệp:
• Nhập và quản lý nguyên liệu.
• Quản lý sản phẩm tại quy trình sản xuất.
• Quản lý sản phẩm xuất nhập kho.
• Quản lý nhân sự.
- Ngành y dược:

• Sản xuất thuốc và dược liệu.
• Quản lý hồ sơ bệnh nhân trong bệnh viện.
- Bưu điện:

• Phát chuyển nhanh.
• Tra tìm hàng thất lạc.
- Hàng không: quản lý hành lý, hàng hóa.
- Thư viện: quản lý độc giả và sách.
- Ngoài ra, MSMV còn được ứng dụng
trong các ngành khác như: giao thông vận tải, thể
dục thể thao, nội vụ, quốc phòng,…
3. Tổ chức EAN Việt Nam (EAN – VN) và áp dụng công nghệ MSMV ở Việt

Nam
7
Hình 2:Ứng dụng MSMV khi
tính tiền cho khách hàng
Hình 3:Ứng dụng
MSMV cho ngành y
Hình 4:Ứng dụng
MSMV trong bưu điện
Nhóm 2 GVHD: Đỗ Vĩnh Long
EAN – VN là tổ chức MSMV vật phẩm quốc gia của Việt Nam được thành lập
tháng 3/1995 và được công nhận là thành viên chính thức của EAN quốc tế tháng
5/1995, được giao nhiệm vụ quản lý và triển khai hoạt động MSMV ở Việt Nam:
- Hướng dẫn cấp mã số vật phẩm.
- Xây dựng và ban hành bộ TCVN về MSMV cho Việt Nam.
- Đào tạo chuẩn bị các dự án áp dụng công nghệ MSMV.
- Tham gia các hoạt động của EAN quốc tế.
- Cấp và quản lý MSMV của toàn thể doanh nghiệp tai Việt Nam như: đăng ký
sử dụng mạng toàn cầu về các cơ sở dữ liệu thông tin sử dụng MSMV, viết tắt
tiếng anh là GEPIR (Global Electronic Party Information Registry); cấp mã số
sử dụng nước ngoài như mã UPC để xuất khẩu.
Để quản lý mã mặt hàng, doanh nghiệp phải hệ thống tất cả sản phẩm của
mình, các sản phẩm hiện có cũng như các sản phẩm sẽ có trong tương lai (2 – 3 năm
tới. Trong hệ thống này có thể có các mục như số thứ tự , đặc điểm, bao gói, trọng
lượng, …và mã số ứng với từng loại sản phẩm để khi cần có thể tra cứu ngay.
Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng phổ biến MSMV EAN - 13, DUN – 14, ITF
– 14 trong hệ thống quản lý hàng hóa thực phẩm.
Trong tương lai, Việt Nam sẽ áp dụng MSMV UPC/EAN 128 để hội nhập
quốc tế trong quản lý chất lượng thực phẩm ngay từ nguồn gốc.
Một số căn cứ pháp lý về MSMV ở Việt Nam :
- Quyết định số 45/2002/QĐ-TTg ngày 27/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ

quy định nội dung quản lý nhà nước về mã số mã vạch.
8
Nhóm 2 GVHD: Đỗ Vĩnh Long
- Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa
học và Công nghệ quy định về việc cấp và quản lý mã số mã vạch.
- Thông tư 88/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002 của Bộ Tài chính quy định chế
độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch.
- Thông tư số 36/2007/TT-BTC ngày 11/4/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung Thông tư 88/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ
thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch.
4. Lợi ích của MSMV
Thuận lợi khi quản lý, phân phối; biết được xuất xứ, nguồn gốc của mỗi
loại sản phẩm trong giao dịch mua bán, kiểm soát được hàng, mẫu mã, quy cách,
giá cả xuất, nhập kho hàng không bị nhằm lẫn và nhanh chóng, thuận tiện bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng.
Các sản phẩm cùng loại có thể lưu thông toàn cầu mà vẫn biết được lai lịch
chính xác về giá cả và thời gian giao dịch.
• Những điểm mới của EAN – VN:
- Triển khai đưa vào áp dụng các công nghệ và mã tiêu chuẩn mới:
• Áp dụng công nghệ nhận dạng bằng tần số radio (RFID – Radio
Frequency Identification) trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
• Phổ biến áp dụng mã điện tử sản phẩm (EPC – Eectronic Product Code)
phục vụ cho công nghệ RFID.
• Tổ chức triển khai hoạt động đáp ứng có hiệu quả cho khách hàng (ECR
– Efficicence Customer Response) để hội nhập hoạt động của khu vực –
ECR Asia.
• Phổ biến áp dụng các loại mã số và mã vạch mới được tiêu chuẩn hóa
và chấp nhận bởi quốc tế.
- Xây dưng cơ sở dữ liệu quaoóc gai vè doanh nghiệp và sản phẩm của Việt
Nam:

• Thiết lập cơ sở dữ liệu các doanh nghiệp sử dụng MSMV, bằng tiếng
anh và tiếng việt.
• Tham gai đăng ký thông tin toàn cầu của GS1 – mạng GEPIR Global.
• Thiết lập Catalô điện tử sản phẩm sử dụng MSMV của Việt Nam.
9
Nhóm 2 GVHD: Đỗ Vĩnh Long
• Hỗ trợ các doanh nghiệp Viêt Nam chuẩn bị đăng ký tham gia các mạng
toàn cầu – GR (Global Registry); GDSN (Global Data Synchronizaiton
Netword), EPC Global.
- Ứng dụng MSMV trong các hoạt động của các:
• Ứng dụng mã QR cho quản lý nhân sự (quản lý công chức, thẻ chứng
minh nhân dân,…).
• Ứng dụng MSMV trong quản lý và truy tìm nguồn gốc thực phẩm đã
chế bién hoặc tươi sống như thủy sản, rau quả,…
• Ứng dụng MSMV để quản lý bệnh nhân trong ngành y tế, chăm sóc sức
khỏe cộng đồng.
• Mở rộng ứng dụng MSMV trong các hoạt động công cộng.
• Các đặc tính ưu việt của MSMV:
- Hiệu suất cao.
- Chính xác .
- Thông tin nhanh.
- Thỏa mãn khách hàng.
- Nâng cao lợi ích kinh tế và uy tín thương mại của Doanh nghiệp.
- Là công cụ hữu ích trong việc quản lý hoạt động nội bộ của Doanh
nghiệp.
• Để có MSMV, các doanh nghiệp phải:
- Muốn có mã số mã vạch trên hàng hoá để xuất khẩu hay bán tại các siêu
thị, trước tiên các doanh nghiệp phải đăng ký với Tổng cục Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) để được cấp mã doanh nghiệp
GS1.

- Sau đó, doanh nghiệp tự lập mã mặt hàng (mã I) cho từng sản phẩm của
mình. Thủ tục đăng ký sử dụng MSMV được quy định tại Quyết định số
15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006.
• Cách đăng ký MSMV ở Việt Nam:
- Bước 1: Đăng ký sử dụng MSMV.
- Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV.
- Bước 3: Thẩm nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
MSMV.
- Bước 4: Hướng dẫn sử dụng MSMV.
5. Đặc diểm MSMV
10
Nhóm 2 GVHD: Đỗ Vĩnh Long
5.1. MSMV là gì
MSMV vật phẩm là loại ký mã (dấu hiệu), để phân định vật phẩm: có thể phân
tích, định lượng được vật phẩm. Nhờ vào MSMV, hệ thống máy tính với
chương trình đọc riêng mã, có thể nhận biết một cách
nhanh chóng sản phẩm về công nghệ, nguyên liệu, đặc
tính, khối lượng, thể tích, bao bì, số lượng hàng hóa.
Mã số mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần:
- Mã số của hàng hoá là một dãy các con số tự nhiên từ 0 – 9 được sắp xếp theo
quy tắc.
- Mã vạch là phần thể hiện mã số bằng vạch để cho máy đọc, nhận biết, gồm các
vạch có độ sáng tối khác nhau biểu thị cho các con số của mã số.
Trên thế giới không có sự trùng hợp các mã số mã vạch với các loại hàng hóa,
mặc dù không có MSMV đại diện cho từng loại hàng hóa.
Mã số của hàng hoá là một dãy con số dùng để phân định hàng hoá, áp dụng
trong quá trình luân chuyển hàng hoá từ người sản xuất, qua bán buôn, lưu kho, phân
phối, bán lẻ tới người tiêu dùng. Nếu thẻ căn cước giúp ta phân biệt người này với
người khác thì mã số hàng hoá là “thẻ căn cước” của hàng hoá, giúp ta phân biệt được
nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau.

MSMV thường được in trên nhãn hệu ở vị trí góc bên phải và gần cạnh đáy của
nhã hiệu bao bì. Nhưng hiện nay, người ta thường đặt MSMV ở vị trí thuận tiện cho
việc bố trí các thông tin trên nhãn và cho máy scanner nhận biết mã vạch dễ dàng, để
biết mã số và phân định nhanh chóng.
Chủng loại hàng hóa: sản phẩm chỉ khác nhau về một đặc tính thì tạo nên một
chủng loại hàng hóa (như rượu lên men đều có những tính chất hóa lý khác nhau về
mùi hương hay khác nhau nhưng chỉ khác nahu về mùi hương hay khác nhau về màu
cũng tạo nên một chủng loại mang MSMV riêng).tương tự như vậy đối với các hàng
hóa có thứ hạng khác nhau hoặc được ứng dụng công nghệ chế biến khác nhau,như
rượu vang, rượu trái cây cùng nồng độ cồn, cùng loại nguyên liệu quả từ ban đầu
11
Hình 5: MSMV
Nhóm 2 GVHD: Đỗ Vĩnh Long
nhưng khác nhau về công nghệ sản xuất cũng tạo nên những loại hàng hóa có MSMV
khác nhau. Bên cạnh đó, chủng loại sản phẩm cũng được tạo nên do:
- Vật liệu bao bì khác nhau.
- Hình dạng, cấu tạo bao bì khác nhau mặc dù cùng loại vật liệu bao bì, thể tích
hay khối lượng.
- Số lượng, thể tích bao bì chứa đựng khác nhau, như trường hợp bao bì trực tiếp
trực tiếp tiếp xúc với bao bì ngoài để vận chuyển, phân phối đều có một
MSMV riêng biệt.
• Ví dụ: nước tinh khiết cùng chất lượng, cùng công ty sản xuất, loại sản
phẩm 250 và 1000ml mang 2 loại MSMV khác nhau.
Bao bì vận chuyển chứa số lượng hàng hóa khác nhau thì cũng có MSMV
riêng biệt.
• Ví dụ: trường hợp cùng một loại sản phẩm 1000ml nhưng được đóng vào 2
loại thùng vận chuyển với số lượng 12 chai và 24 chai thì thùng có MSMV
phân biệt.
5.2.Tính chất của MSMV :
- Nó là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hoá. Mỗi loại hàng hoá được nhận

diện bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hoá.
- MSMV được ghi trên bao bì hàng hóa không nhằm để người tiêu dùng đọc,
phân định hàng hóa khi mua mà cho hệ thống máy scanner đọc và máy tính ghi nhận
vào bộ nhớ, từ đó sao lục đặc tính, quy cách hàng hóa, giá cả, số lượng nhập, xuất, lưu
kho, và thời gian tương ứng.
6. Cấu tạo MSMV EAN – 13 và EAN – 8 của hàng hóa bán lẻ
6.1. Cấu tạo MSMV EAN – 13 và EAN – 8
Mã số EAN cho sản phẩm bán lẻ gồm 2 loại: EAN – 13 và EAN – 8.
6.1.1. Mã số EAN – 13
12
Nhóm 2 GVHD: Đỗ Vĩnh Long
Mã EAN-13, gồm 13 chữ số tự nhiên, có cấu tạo như sau, từ trái sang phải.
- Mã quốc gia : hai hoặc ba con số đầu.
- Mã doanh nghiệp (mã M): có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số (hoăc bảy
chữ số nếu mã quốc gia có hai chữ số), và được bắt đầu bằng chữ số tương ứng
là bốn, hoặc năm, sáu, bảy, cho biết người cung cấp sản phẩm.
- Mã mặt hàng (mã I): có thể là năm, bốn, hoặc ba con số, tùy thuộc vào mã
doanh nghiệp và mã quốc gia, cho biết về sản phẩm.
- Số cuối cùng là số kiểm tra (C): được sử dung để làm đảm bảo rằng máy đọc
mã vạch tại quầy thanh toán có thể đọc mã sản phẩm một cách chính xác.
Để đảm bảo tính thống nhất và tính đơn nhất của mã số, mã quốc gia phải do tổ
chức mã số vật phẩm quốc tế cấp cho các quốc gia là thành viên của tổ chức này. Mã
số quốc gia của Việt Nam là 893. Danh mục mã số quốc gia của các nước trong phụ
lục kèm theo.
- Mã doanh nghiệp (mã M) do tổ chức mã số vật phẩm quốc gia cấp cho các nhà
sản xuất là thành viên của họ. Ở Việt Nam, mã doanh nghiệp do EAN-VN cấp
cho các doanh nghiệp thành viên của mình.
- Mã mặt hàng (mã I) do nhà sản xuất quy định cho hàng hoá của mình. Nhà sản
xuất phải đảm bảo mỗi mặt hàng chỉ có một mã số, không được có bất kỳ sự
nhầm lẫn nào.

- Số kiểm tra (C) là một con số được tính dựa vào 12 con số trước đó, dùng để
kiểm tra việc ghi đúng những con số nói trên.
Từ năm 1995 đến tháng 3/1998, EAN-VN cấp mã M gồm bốn con số và từ
tháng 3/1998, theo yêu cầu của EAN quốc tế, EAN-VN bắt đầu cấp mã M gồm 5 con
số và hiện nay đã lên đến 6 chữ sốdoanh nghiệp đăng ký sử dụng MSMV càng tăng
cao.
• Ví dụ: mã EAN – 13 của cá doanh nghiệp Việt Nam có các dạng như
sau:
13
Nhóm 2 GVHD: Đỗ Vĩnh Long
 Đối với các doanh nghiệp được cấp mã M gồm 4 con số :
893 4065 01001 C
(mã quốc gia) (mã doanh nghiệp) (mã mặt hàng) (số kiểm tra)
(mã M) (mã I)
 Đối với các doanh nghiệp được cấp mã M gồm 5 con số:
893 4065 01001 C
(mã quốc gia) (mã doanh nghiệp) (mã mặt hàng) (số kiểm tra)
(mã M) (mã I)
6.1.2. Mã số EAN-8 :
Gồm 8 con số có cấu tạo từ trái sang phải như sau:
- Ba số đầu là mã số quốc gia giống như EAN-13.
- Bốn số sau là mã mặt hàng.
- Số cuối cùng là số kiểm tra.
Mã EAN-8 chỉ sử dụng trên những sản phẩm có kích thước nhỏ, không đủ chỗ
ghi mã EAN-13 (ví dụ như thỏi son, chiếc bút bi). Các doanh nghiệp muốn sử dụng
mã số EAN-8 trên sản phẩm của mình cần làm đơn xin mã tại Tổ chức mã số quốc gia
(EAN-VN). Tổ chức mã số quốc gia sẽ cấp trực tiếp và quản lý mã số mặt hàng (gồm
4 con số) cụ thể cho doanh nghiệp.
• Ví dụ :
893 0130 C

( mã quốc gia ) ( mã mặt hàng ) ( số kiểm tra )
6.1.3. Cách tính số kiểm tra mã EAN -13 và mã EAN – 8
- Bước 1: Từ phải sang trái, cộng tất cả các con số ở vị trí lẻ (trừ số kiểm tra C).
- Bước 2. Nhân kết quả bước 1 với 3.
14
Nhóm 2 GVHD: Đỗ Vĩnh Long
- Bước 3. Cộng giá trị của các con số còn lại (các con số từ bên phải ở vị trí
chẵn).
- Bước 4. Cộng kết quả bước 2 với bước 3.
- Bước 5. Lấy bội số của 10 lớn hơn và gần kết quả bước 4 nhất trừ đi kết quả
bước 4, kết quả là số kiểm tra C.
- Ví dụ:
Tính số kiểm tra cho mã: 893456501001 C
Bước 1: 1 + 0 + 0 + 6 + 4 + 9 = 20
Bước 2: 20 x 3 = 60
Bước 3: 8 + 3 + 5 + 5 + 1 + 0 = 22
Bước 4: 60 + 22 = 82
Bước 5: 90 – 82 = 8
Mã EAN-13 hoàn chỉnh là : 893456501001 8
6.2.Cấu tạo mã vạch của EAN – 13 và EAN – 8
Mã vạch thể hiện mã số EAN gọi là mã vạch EAN. Trong mã vạch EAN, mỗi
con số thể hiện hai vạch và hai khoảng trống . Mỗi khoảng trống hay vạch có chiểu
rộng tử 1÷ 4 mô đun có chiều rộng tiêu chuẩn là 0.33mm.
Mã vạch EAN là mã đa chiều rộng, tức là mỗi vạch (hay khoảng trống) có thể
có chiều rộng từ 1 ÷ 4 mô đun. Do vậy, mật độ mã hóa cao cần có sự chú ý đặc biệt
khi in mã.
Mã vạch có cấu tạo như sau:
15
Hình 7:Cấu tạo MSMV EAN - 8
Hình 6:Cấu tạo MSMV EAN - 13

Nhóm 2 GVHD: Đỗ Vĩnh Long
- Mã vạch EAN -13: Kể từ trái, khu vực để trống không ghi ký hiệu nào cả, ký hiệu
bắt đầu (hai vạch dài đầu trên), ký hiệu dãy số bên trái, ký hiệu phân cách (hai
vạch dài hơn), ký hiệu dãy số bên phải, số kiểm tra, ký hiệu kết thúc (hai vạch dài
sau cùng), sau đó là khoảng trống bên phải. Toàn bộ khu vực mã vạch EAN – 13
tiêu chuẩn có chiểu dài 37.29mm và có chiều cao 25.93mm .
Bảng 1: Kích thước mã EAN – 13 và EAN – 8 với độ phóng đại M
Độ
phóng đại
EAN- 13 EAN - 8
Chiều rộng
( mm )
Chiều cao
( mm)
Chiều rộng
( mm )
Chiều cao
( mm )
16
Nhóm 2 GVHD: Đỗ Vĩnh Long
(M)
0.8 29.83 20.74 21.38 17.05
0.9 33.56 23.34 24.06 19.18
1.0 37.29 25.93 26.73 21.31
1.1 41.02 28.52 29.4 23.44
1.2 44.75 31.12 32.08 25.57
1.5 55.94 38.9 40.1 31.97
1.7 63.39 44.08 45.44 36.23
2.0 74.58 51.86 53.46 42.62
Mã vạch EAN – 8 có cấu tạo tương tự nhưng chỉ có chiều dài tiêu chuẩn là

26.73mm và chiều cao là 21.31mm.
17
Hình 8 : Các cấp độ phóng đại của MSMV
Nhóm 2 GVHD: Đỗ Vĩnh Long
Độ phóng đại của mã vạch EAN – 13 và EAN – 8 nằm trong khoảng từ 0.8 –
2.0. Thông thường trên các sản phẩm bán lẻ người ta dùng mã EAN có độ phóng đại
0.9 và 1.0 .
6.3.Sự khác biệt cơ bản giữa EAN-13 và EAN-8
- EAN-13 : Tính chất pháp lý nằm ở mã công ty, mã quốc gia.
- EAN-8 : Tính chất pháp lý nằm ở mã quốc gia và mã số sản phẩm mà mã số
sản phẩm này đã được lưu trữ thành CSDL.
Cần chú ý là mã sản phẩm trong EAN-8 không phải là mã sản phẩm trong
EAN-13.
EAN-8 được gán trực tiếp bởi cơ quan có chức năng gán mã số cho sản phẩm.
Bất kỳ công ty nào cũng có quyền yêu cầu cấp cho 1 mã số EAN-8 mà không cần
quan tâm tới mã doanh nghiệp hay mã sản phẩm trong EAN-13. Cơ quan có thẩm
quyền cấp mã số EAN-8 phải lưu trữ mã số này trong một cơ sở dữ liệu biệt lập. Khi
cần tra cứu mã số EAN, cơ quan có trách nhiệm sẽ truy xuất từ CSDL này từ đó biết
được nguồn gốc của sản phẩm. Như vậy ta thấy rằng trong mã số EAN-8 không cần
đến mã công ty, cũng không cần đến mã sản phẩm của EAN-13.
6.4.Phân biệt mã số và mã số doanh nghiệp
Mã số doanh nghiệp là mã số được cấp bởi tổ chức EAN hoặc UCC (khu vực
Bắc Mỹ). Ở Việt Nam, mã số doanh nghiệp được cấp bởi Tổ chức mã số mã vạch
Việt Nam (gọi tắt là EAN Việt Nam), là thành viên của EAN quốc tế.
Còn mã số nói chung là bất cứ con số nào mà chúng ta muốn mã hoá nó.
• Ví dụ: nếu chúng ta quản lý nhân viên bằng thẻ mã vạch thì mã số của nhân
viên sẽ được mã hoá thành mã vạch tương ứng và in lên thẻ. Mã số này không
phải do EAN cấp mà do phòng nhân sự của công ty tự đặt ra (gọi là mã số cục
bộ) dùng để quản lý nhân viên của mình. Do đó, mã số doanh nghiệp là loại mã
18

Nhóm 2 GVHD: Đỗ Vĩnh Long
số có tính pháp lý và được cấp độc nhất cho mỗi công ty. Chúng ta thường hay
nói Mã số mã vạch (MSMV) là muốn ám chỉ loại mã số có tính chất pháp lý
như mã số doanh nghiệp chứ không có ý nói đến loại mã số cục bộ.
Còn "mã vạch" như chúng ta vẫn thường nói chính là "ký mã vạch", là ký hiệu
dùng để mã hoá mã số. Bất cứ mã số nào cũng có thể chuyển đổi được thành 1 loại
mã vạch. EAN chỉ cấp cho doanh nghiệp mã số, còn việc chuyển đổi mã số này thành
mã vạch là việc của công ty phải làm, nhưng lưu ý là mã số được EAN cấp phải được
mã hoá bằng loại mã vạch EAN mới có thể hợp pháp lưu hành trên thị trường được, vì
lẽ ta có thể mã hoá mã số EAN bằng 1 loại mã vạch khác như Code39, Code128,
v.v cũng vẫn được như thường. Trường hợp ngược lại, 1 mã số bất kỳ không phải
do EAN cấp vẫn có thể được mã hoá bằng loại mã vạch EAN-13 (nếu đủ 13 ký số),
hoặc EAN-8 (nếu đủ 8 ký số). Nhưng mã vạch EAN trong trường hợp này chỉ được
lưu hành cục bộ.
• Ví dụ: 1 siêu thị có thể mã hoá các mặt hàng của mình bằng loại mã vạch
EAN-13, trong đó mã số được mã hoá là mã mặt hàng do siêu thị tự đặt ra.
6.5.Đọc mã vạch và ứng dụng mã vạch trong bán hàng
Để đọc mã vạch người ta dùng một máy scanner, trong máy scanner có một
nguồn sáng lazer, một bộ phận cảm biến quang điện, một bộ giải mã. Máy quét được
nối với máy tính bằng dây dẫn hoặc bộ phận truyền tín hiệu vô tuyến.
19
Nhóm 2 GVHD: Đỗ Vĩnh Long
Nguyên tắc hoạt động như sau: nguồn sáng lazer
phát ra một chùm tia sáng hẹp quét lên khu vực mã vạch, bộ cảm biến quang điện
nhận ánh sáng phản xạ từ vùng in mã vạch và chuyển nó thành dòng điện có cường độ
20
Nhóm 2 GVHD: Đỗ Vĩnh Long
biến đổi theo ánh sáng phản xạ đó. Tín hiệu điện được dưa qua bộ giải mã và chuyển
về máy tính.
• Một ví dụ về áp dụng MSMV ở cửa hàng: máy quét cùng với máy tính để tính

tiền và in hóa đơn bán hàng đặt tại các cửa ra vào của cửa hàng. Các máy tính
lại được nối với một máy tính trung tâm.
Khách hàng mang hàng ra quầy tính tiền, nhân viên dùng máy tính tiền và đọc
mã vạch của hàng hóa để nhận dạng từng loại hàng (công việc tốn khoảng 5 giây cho
một hàng hóa). Trong bộ nhớ của máy tính đã có giá của từng loại hàng, vì vậy máy
tính nhanh ra số tiền khách hàng phải trả, in ra hóa đơn cho khách hàng, đồng thời
cũng giữ lại số lượng đã bán ra, số lượng hàng hóa còn lại của từng loaih hàng.hẹ
thống máy tính của các cửa hàng trong toàn công ty nối mạng với nhau, vì vậy người
quản lý của công ty có thể biết được một cách nhanh chóng và chính xác loại hàng, số
lượng, chủng loại, mặt hàng đã bán.
6.6.In mã vạch trên hàng hóa
Việc chuyển mã số thành mã vạch theo tiêu
chuẩn mã hóa được thực hiện bằng máy in mã
vạch với chương trình điều khiển thích hợp. Có ba
phương pháp để in mả vạch lên sản phẩm:
- In phun hàng loạt MSMV bằng một thiết bị
chuyên dùng.
- In trên giấy rồi dán lên sản phẩm.
- In offset thông thường với chế bản phim mã
vạch đồng thời với khi in nhãn hàng hóa
bao bì gọi là film master. Đó là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh
dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi
21
Hình 10: sơ đồ hoạt động của máy scanner và bộ giải mã
Hình 9 : máy quét
scanner
Nhóm 2 GVHD: Đỗ Vĩnh Long
mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử
dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh
được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in. Hiện nay, in opset là cách in

dễ và rẻ nhất.

Trên film thể hiện cả mã số lẫn mã vạch, mã vạch được cấu tạo căn cứ vào
MSMV để cho máy scanner đọc. Khung đen để đánh dấu ranh giới khung nhưng thực
tế không thể hiện đường viền. Chiều rộng của mã EAN tương ứng với từng độ phóng
đại là cố định. Chiều cao của mã có thể thay đổi trong giới hạn cho phép nên khi chế
tạo film master, các kỹ thuật viên có thể thay đổi cho phù hợp với kích thước của sản
phẩm.
• Các đặc điểm cần lưu ý khi in MSMV EAN :
- Không in chữ hay bất kỳ hình vẽ vào diện tích xung quanh mã (đánh dấu bằng
khung đen trên film master).
- Màu lý tưởng để in mã vạch là màu đen trên nền trắng. Có thể in một số màu
nền và màu vạch khác để bao bì đẹp hơn, khi đó phải tuân thủ theo bảng các
màu nền và màu vạch tiêu chuẩn do tổ chức EAN quốc gia cấp.
- Mã vạch nên đặt đứng, các vạch vuông góc với mặt phẳng đáy sản phẩm.
- Đối với sản phẩm hình trụ đứng (chai, lọ,…) hay các bề mặt cong có đường
kính nhỏ hơn 7.5 cm, mã vạch cần đặt ngang (các vạch song song với mặt đáy
sản phẩm); nếu đường kính lớn hơn 7.5.cm, có thể đặt mã vãch theo chiều
đứng hoặc chiều ngang.
7. Cấu tạo MSMV của đơn vị gửi đi (hay đơn vị gửi đi)
Hàng hóa được vận chuyển phân phối trong các thùng to khối chữ nhật làm
bằng giấy bìa gợn sóng được gọi là bao bì vận chuyển hay còn gọi là bao bì đơn vị
gửi đi, có MSMV để tiện quản lý xuất nhập kho.
7.1.Mã số các đơn vị gửi đi EAN-14 hoặc DUN-14:
Ngày nay, hàng hoá được đóng trong các thùng to, có MSMV để người quản lý
xuất nhập dễ dàng bằng máy vi tính và máy scanner. Do đó,trong việc quản lý số
22
Hình 11: kĩ thuật in opset
Nhóm 2 GVHD: Đỗ Vĩnh Long
lượng hàng hoá trong kho trở nên giản hơn, nhanh chóng chính xác mà không tốn

nhiều công sức.
Mã EAN-13 của đơn vị tiêu thụ được dùng làm cơ sở để lập mã đơn vị gửi đi
EAN - 14. Người ta thêm vào mã này 1 chữ số VL (số này gọi là Logical Variant) tạo
thành một mã mới có dạng tiêu chuẩn gồm:
- 1 chữ số mới (VL – Logical Variant) gồm 3 loại: 0; 1-8; và 9.
- 12 chữ số vật phẩm của đơn bán lẻ, không tính số kiểm tra C (bao gồm mã
quốc gia, mã doanh nghiệp và mã mặt hàng).
- 1 chữ số kiểm tra C tính toán dựa trên 13 số trước theo 5 bước của EAN-13.
• Số VL là 0 đối với trường hợp 1 mặt hàng chỉ có 1 loại đơn vị gửi đi, và đơn vị
gửi đi này cóc thể bán lẻ tại quầy hàng .
Ví dụ: một thùng bia 24 lon.
• Số VL từ 1-8 đối với loại hàng hóa có nhiều loại đơn vị gửi đi. Số VL càng lớn
khi số lượng bên trong vật phẩm bên trong đơn vị gửi đi càng tăng.
• Ví dụ: có 2 loại đơn vị gửi đi có số lương là 50 và 100 hộp keo thì số
VL sẽ là: 1 và 2 cho đơn vị gửi đi.
• Số VL là 9 trong các trường hợp:
 Kiện hàng chứa nhiều loại mặt hàng khác nhau.
 Hàng hóa trong thùng sẽ được phân chia lại thành đơn vị bán lẻ mới.
 Nhà cung cấp các đơn vị gửi đi cần cung cấp cho các đối tác buôn bán của
mình danh sách các số VL này và mô tả chi tiết ý nghĩa của nó.
• Ví dụ: rau quả tươi sống, vải sợi, thủy sản, thịt gai súc, gia cầm tươi,…
sau khi thu hoạch được phân loại sơ bộ và đóng bao bì, phân phối đến
các công ty bán sỉ và lẻ. Từ đó, các mặt hàng này được xử lý cắt nhỏ
hơn đóng bao bì thành sản phẩm.
• Số VL càng lớn có nghĩa là sẽ có nhiều đơn vị tiêu thụ bên trong đơn vị gửi đi.
• Số VL được thêm vào đầu tiên bên trái của mã EAN-13 hay EAN-8 (EAN-8 đã
thêm 5 số 0 vào phía trước).
Cấu tạo của mã EAN – 14:
VL xxxxxxxxxxxx C
Số VL 12 chữ số mã vật phẩm EAN – 13

(số kiểm tra)
Không kể số kiểm tra
23
Nhóm 2 GVHD: Đỗ Vĩnh Long
- Nhà cung cấp các đơn vị gửi đi cần cung cấp cho các đối tác buôn bán của
mình danh sách các số VL này và mô tả chi tiết ý nghĩa của nó.
- Mỗi số VL có ý nghĩa khác nhau về số lượng hàng hóa trong các loại đơn vị
gửi đi. Số VL lớn có nghĩa là nhiều đơn vị tiêu thụ ở bên trong bao bì đơn vị
gửi đi, được thêm vào vị trí đầu tiên bên trái của mã EAN 13.
• Ví dụ: lập mã các đơn vị gửi đi của một mặt hàng kẹo:
Bảng 2: Lập mã các đơn vị gửi đi của một mặt hàng kẹo.
TT
Tên sản
phẩm
Đặc điểm
hoặc kích
thước thùng
Bao gói hoặc
số vật phẩm
đóng (gói)
Khối
lượng 1
đơn vị
Mã EAN – 13
hoặc mã EAN -
14
1 Kẹo gói 30 viên kẹo 120g 893521600011C
2
Hộp
nhỏ

20x200x5 50gói/thùng 6.0kg 1893521600011C
1
3 Hộp lớn 400x200x150 100gói/thùng 12.00kg 2893521600011C
2
C
1
, C
2
là số kiểm tra mới sẽ được tính theo 13 số EAN 14 (DUN – 14).
Cách tính số kiểm tra cho mã EAN/DUN 14 trên các đơn vị gửi đi giống như
cách tính số C đối với mã EAN 13.
Mã QG Mã M Mã I Mã kiểm tra
VL xxx ooooo xxxx C
1 chữ số 3 chữ số 5 chữ số 4 chữ số 1 chữ số
Đối với mã mặ hàng mã EAN – 8, thì bao bì đơn vị phân phối của mã mặt
hàng mang mã số EAN – 14 như sau: thêm 5 chữ số 0 vào vị trí mã M, phía trước
mã mặt hàng I và ngay sau mã quốc gia.
7.2. Mã vạch các đơn vị gửi đi dùng mã ITF-14, ITF-6 bổ trợ
7.2.1. Mã vạch ITF
Thực tế, hàng hoá phân phối hay đơn vị gửi đi đã sử dụng phổ biến một loại
mã vạch gọi là mã ITF (Interleave two of five – tức là 2,5 xen kẽ).
Trong mã vạch này mỗi con số được thể hiện bằng 5 vạch (hoặc khoảng trống),
trong đó có 2 vạch rộng (hoặc khoảng trống rộng).
24
Nhóm 2 GVHD: Đỗ Vĩnh Long
Tỷ lệ độ rộng giữa chiều rộng của vạch to so với vạch nhỏ là 2÷3 lần. mã này
mã hóa từng cặp 2 con số, 1 con số thể hiện bằng 1 hoặc 2 vạch, và một khoảng trống
đặt xen vào nhau. Mã ITF có thể được in trên các bề mặt bao bì chất lượng xấu.
Mã vạch ITF mã hóa một số chẵn các con số, trong đó mã vạch ITF mã hóa 14
con số được sử dụng rộng rãi nhất nên có tên riêng là mã ITF-14.

• Ví dụ: thùng bìa chứa giấy gợn sóng.
7.2.2. Dùng mã vạch ITF – 14 thể hiện mã số EAN/DUN – 14
Mã EAN – 13 đòi hỏi chất lượng in cao, nên khi in trên các vật liệu thô như
giấy kraft dùng làm vật liệu đóng gói đơnvị gửi đi (thùng chứa bằng bìa cứng gợn
sóng) thì chất lượng in khó đảm bảo. Do đó, khi in trên các vật liệu đơn vị gửi đi
người ta sẽ dùng mã ITF-14 thay thế cho mã EAN-14 vì mã EAN-14 đòi hỏi chất
lượng in cao.
Khi in mã ITF-14, để chỉ thị chất lượng in của MV người ta dùng chữ H. Nếu 2
nét đứng của chữ H này dính vào nhau thì chứng tỏ rằng chất lượng in không đạt yêu
cầu và phải in lại.
7.2.3. Cấu trúc mã ITF
Mã ITF có cấu trúc tổng thể
như hình vẽ, từ trái sang phải,
gồm:
- Vùng trống.
- Vùng vạch thể hiện các cặp con số.
- Vùng trống.
Mã được viền xung quanh bằng một
khung đen. Khung này có chiều dày cố định là 4.8mm. Khung viền mã tạo điều kiện
thuận lợi khi in mã và giảm nguy cơ quét lệch mã.
7.2.4. Kích thước và độ phóng đại mã ITF
25
Hình 12 :Mã số EAN/DUN – 14 và
mã vạch ITF - 14

×