Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

CHUYÊN ĐỀ : KỸ THUẬT SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH TỪ PHẾ THẢI TRỒNG NẤM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 24 trang )

1

QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH
TỪ PHẾ THẢI TRỒNG NẤM

Thành phố Đà Nẵng được xác định là trung tâm kinh tế
của miền Trung và trên cả nước với mức tăng trưởng kinh tế
nhanh, liên tục
và khá ổn định
gắn liền với
các tiến bộ
trong đời sống
xã hội: cơ sở
hạ tầng phát
triển, các kết
quả về phát
triển giáo dục,
y tế, văn hóa,
xã hội được quan tâm, có chuyển biến đáng kể và hệ thống
chính trị vững mạnh. Trong đó, việc thực hiện tốt những giải
pháp trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới đã thay đổi tổng thể về kinh tế - xã hội của nhiều địa
phương, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông
thôn ngày một tốt hơn.
Công tác đổi mới, phát triển mô hình sản xuất có hiệu
quả đã mang lại nhiều thành tựu góp phần nâng cao thu nhập
bình quân đầu người khu vực nông thôn. Với định hướng phát
triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, nông nghiệp đô thị áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào
2


lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tạo nghề mới trên cơ sở nguồn
tài nguyên và lao động sẵn có, thành phố Đà Nẵng đã có chủ
trương phát triển ngành trồng nấm do nghề này mang hiệu
quả kinh tế cao cho người dân nhưng quy trình sản xuất đơn
giản, ít tốn diện tích đất canh tác, và nguyên liệu sử dụng các
nguyên liệu là phế phẩm của ngành nông nghiệp như rơm rạ,
mùn cưa Dưới sự khuyến khích chuyển đổi, tuyên truyền và
mở các lớp kỹ thuật nuôi trồng nấm cho các hộ nông dân,
ngành trồng nấm tại Đà Nẵng ngày càng có nhiều hộ nông
dân tham gia và đã đạt được nhiều mô hình trồng nấm rơm,
nấm sò thành công. Đi đôi với sự thành công của ngành trồng
nấm, với nhiều hộ gia đình tham gia vào hợp tác xã, tổ hợp
tác sản xuất chuyên canh nấm hình thành thì nguồn bã thải
trồng nấm sẽ rất lớn. Nguyên liệu trồng nấm là hỗn hợp được
phối trộn từ mùn cưa, rơm rạ với một số thành phần khác như
cám gạo, bột ngô… và được nấm sử dụng hoai mục một
phần. Vì vậy, bã thải trồng nấm vẫn còn lượng lớn các chất
hữu cơ chậm phân hủy như cellulose, lignin… nếu được xử lý
đúng cách bã thải trồng nấm sẽ là nguồn phân hữu cơ phục vụ
cho sản xuất hoa và rau an toàn.
Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón có một vai trò
quyết định về chất lượng, sản lượng thu hoạch. Trước đây
phân hóa học được sử dụng nhiều trong trồng trọt, vì khi bón
phân hóa học cây sử dụng được ngay chất dinh dưỡng trong
phân, nên có tác dụng nhanh, nhưng qua thời gian dài sử dụng
phân hóa học đã làm cho đất bị bạc màu, không những thế mà
giá thành phân hóa học ngày càng tăng. Trong khi đó, phân
3

hữu cơ vi sinh có thành phần chủ yếu là bã thải thực vật, động

vật mà thông qua hoạt động trực tiếp hay gián tiếp có định
hướng của vi sinh vật sống đã qua tuyển chọn, có hoạt tính
sinh học cao, góp phần nâng cao chất lượng và năng suất của
sản phẩm, nhờ trong phân hữu cơ có chứa chất mùn làm đất
tươi xốp, giúp cải tạo và giữ ẩm đất tốt, tác dụng lâu dài, cung
cấp chất dinh dưỡng dưới dạng dễ tiêu (P, N, K….), tăng
dung lượng hấp thu khoáng, độ phì nhiêu của đất, tác dụng tốt
đến hệ vi sinh vật có ích trong đất, tăng khả năng chống chịu
sâu bệnh của cây trồng.
Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón mà các hộ nông dân
có thể tự làm từ các loại phế thải như: Chất thải người, gia
súc, gia cầm; rơm rạ, thân cây ngô, đậu, lạc, mía; cây phân
xanh được ủ với chế phẩm vi sinh dùng để bón vào đất làm
tăng độ phì nhiêu, giảm ô nhiễm môi trường. Vì vây, có thể
xem đây là một trong những giải pháp để phát triển nền nông
nghiệp xanh, sạch, chất lượng cao và bền vững.
I. PHÂN HỮU CƠ VI SINH VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
PHÂN HỮU CƠ VI SINH
1. Khái niệm về phân hữu cơ vi sinh
Phân hữu cơ vi sinh là sản phẩm được sản xuất từ các
nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau, nhằm cung cấp chất
dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất, chứa một hay nhiều
chủng vi sinh vật sống được tuyển chọn với mật độ đạt tiêu
chuẩn quy định, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng
nông sản. Phân hữu cơ vi sinh không gây ảnh hưởng xấu đến
4

người, động vật, thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng
nông sản.
2. Hiệu quả sản xuất phân hữu cơ vi sinh

Có thể nói việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh mang lại
nhiều hiệu quả cả về kinh tế và xã hội.
a. Hiệu quả xã hội
- Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh sẽ thay thế dần việc
bón phân hoá học trên đồng ruộng, đất trồng trọt mà vẫn đảm
bảo được nâng cao năng suất thu hoạch.
- Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh về lâu dài sẽ dần dần
trả lại độ phì nhiêu cho đất như làm tăng lượng phospho và
kali dễ tan trong đất canh tác, cải tạo, giữ độ bền của đất đối
với cây trồng nhờ khả năng cung cấp hàng loạt các chuyển
hoá chất khác nhau liên tục do nhiều quần thể vi sinh vật khác
nhau tạo ra.

5

- Phân hữu cơ vi sinh khắc phục được những tác hại do
phân hóa học gây ra:
+ Là loại phân sạch không gây độc hại cho con người,
động vật và thực vât;
+ Tốt cho cả đất và cây trồng: Làm tăng độ màu mỡ
của đất đai, tăng lượng muối khoáng, chất vi lượng, làm cho
đất tơi xốp; giúp cây trồng được nuôi dưỡng bằng các chất
dinh dưỡng tự nhiên do các vi sinh tạo ra có kháng thể tốt,
không cần phải sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực
vật nào nên không xuất hiện những hóa chất gây ô nhiễm môi
trường; nhờ đó, nông phẩm sẽ sạch hơn, không chứa những
hóa chất có thể gây bệnh cho con người;
+ Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu dùng phân
hữu cơ liên tục trong ba năm sẽ giảm được 30% lượng phân
hóa học đối với cây trồng.

b. Hiệu quả kinh tế
- Nếu các hộ nông dân ứng dụng quy trình làm phân
hữu cơ vi sinh để bón cho cây trồng trên đồng ruộng thì chi
phí đầu tư sẽ giảm đáng kể mà năng suất lại tăng;
- Quy trình đơn giản, dễ làm, dễ chấp nhận, không đòi
hỏi nhiều nhân công;
- Giảm được một phần chi phí ngoại tệ nhập khẩu phân
hoá học do cây trồng được bón bằng phân hữu cơ vi sinh thì
tỷ lệ sâu bệnh ít hơn, nhất là các loại bệnh như bọ trĩ, tuyến
trùng….
- Nguyên liệu trong làm phân hữu cơ vi sinh là nguồn
nguyên liệu sẵn có (phế thải trồng nấm).
6

Từ đó thấy rằng, các phụ, phế phẩm nông nghiệp, nếu
được xử lý đúng cách thì đó sẽ là một nguồn phân hữu cơ vi
sinh rất tốt cho cây trồng. Ngoài những hiệu quả về kinh tế,
việc tận thu các phụ, phế phẩm nông nghiệp cũng giúp cải
thiện môi trường ở nông thôn. Tuy nhiên, cái “lợi” quan trọng
nhất mà mô hình mang lại vẫn là nâng cao trình độ cho người
nông dân trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản
xuất nông nghiệp.
II. QUY TRÌNH KỸ THUẬT SỬ DỤNG CHẾ PHẨM
ENCHOICE SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC
TỪ PHẾ THẢI TRỒNG NẤM
1. Giới thiệu về chế phẩm sinh học Enchoice
EN-Solutions là hợp chất đa enzyme hữu cơ được sản
xuất tại Hoa Kỳ dưới dạng đậm đặc thông qua quá trình lên
men lạnh. Bao gồm:
- Các enzyme hữu cơ, các chất hoạt động bề mặt hữu

cơ hoạt tính mạnh và các nguyên tố vi lượng.
- Là sản phẩm hữu cơ tự phân huỷ 100%, hoàn toàn
không gây độc hại với con người, môi trường và các hệ sinh
thái.
EN-Solutions có tác dụng tăng tốc quá trình phân hủy
hữu cơ của các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, chế biến
thực phẩm hoặc xử lý nước thải. EN-Solutions xúc tác giúp
nhanh chóng phân huỷ trong ứng dụng sản xuất phân bón
hoặc thức ăn gia súc từ các loại chất thải nông nghiệp, công
nghiệp và các ngành chế biến thực phẩm.
7

Ngoài ra, EN-Solutions còn có khả năng xử lý mùi
bằng các cơ chế hóa sinh học dẫn đến hiệu quả khử mùi cao.
Enchoice hoạt động tối ưu trong điều kiện ủ hiếu khí.
Do đó, trong quá trình ủ, cần thỉnh thoảng đảo trộn đống ủ để
tránh tạo điều kiện yếm khí phát triển.
Sử dụng Enchoice trong quá trình ủ phân bón hữu cơ
thúc đẩy quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn so với sử dụng
phương pháp ủ truyền thống, đồng thời khống chế được mùi
hôi, ruồi và ấu trùng sinh ra trong quá trình ủ, không gây ô
nhiễm môi trường sản xuất và tuyệt đối an toàn cho người lao
động.
2. Quy trình sản xuất phân hữu cơ từ bã thải trồng nấm
bằng chế phẩm sinh học Enchoice (45-52 ngày)
a. Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ (cho hầm ủ
2m
3
):
- Nguyên liệu làm phân là rơm, mùn thải ra từ quá trình

trồng nấm. Nguyên
liệu được xé tơi
hoặc dàn đều tạo ẩm
trước đó 10 - 12h.
- Chế phẩm
Enchoice solutions
(200mL);
- Bình phun
8L;
- Nước sạch
(100L);
8

- Trang bị bảo hộ: chỉ cần trang phục bình thường của
công nhân, không cần bất cứ bảo hộ đặc biệt nào khác vì chế
phẩm EC hoàn toàn không độc hại với con người, không cháy
nổ.
- Cào, cuốc, xẻng, nhiệt kế.
- Vật liệu để làm mái che: có thể dùng các loại vật liệu
sẵn có như bạt, bao tải, nilon che đậy và các loại lá để làm
mái tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, giữ nhiệt cho đống ủ.
b. Bước 2: Chọn nơi ủ
Hầm ủ được xây tại vị trí thuận tiện cho việc lấy
nguyên liệu và sử dụng, hầm ủ phải được lát nền xi măng,
khô ráo hoặc lót nền đất bằng vải nilon. Nên rạch rãnh xung
quanh cho nước chảy vào hố gom nhỏ tránh nước ủ phân
chảy ra ngoài khi tưới ẩm quá. Có thể ủ trong nhà kho,
chuồng nuôi không còn sử dụng.
- Xây hầm ủ:
+ Kích thước: Dài: 2m; Rộng: 1m; Sâu: 1m.

+ Tường xây dày 10 cm
+ Hầm được xây chìm dưới đất, miệng hầm cao
hơn mặt nền khoảng 10-20 cm để giữ nhiệt độ ổn định trong
quá trình ủ phân và không cho nước mưa chảy vào hầm, ảnh
hưởng đến quá trình phân huỷ của nguyên liệu.
9



10

- Chú ý: Ở những nơi thấp, dễ bị ngập lụt trong mùa
mưa thì có thể xây hầm nổi. Tuy nhiên, trong quá trình ủ phân
phải thường xuyên kiểm tra để đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm
của đống ủ.
c. Bước 3: Pha chế dung dịch Enchoice solutions
Sử dụng EC Solutions như sau:
Tỷ lệ pha: 1:500 (1L EC Solutions pha với 500L
nước). Lượng nước sử dụng có thể thay đổi cho phù hợp với
độ ẩm của phân và không khí.
d. Bước 4: Tiến hành ủ và đảo ủ nguyên liệu
Chia thành 3 giai đoạn và hoàn thành đợt ủ trong khoảng
45- 52 ngày.
- Giai đoạn 1: Ủ nguyên liệu với dung dịch enchoice lần
một.
+ Pha 80ml chế phẩm Enchoice với 40 lít nước
(dung dịch Enchoice)
+ Phun dung dịch Enchoice đã pha chế vào nguyên
liệu ủ phân và tiến hành đảo trộn đều nguyên liệu. Kiểm tra
độ ẩm bằng cách dùng tay nắm chặt nguyên liệu, bóp nhẹ, có

hơi nước trong lòng bàn tay là được.
+ Nguyên liệu sau khi đảo trộn với chế phẩm
Enchoice được đưa vào hầm ủ theo từng lớp dày 0,2m; giữa
hai lớp liền nhau được phun dung dịch Enchoice, lần lượt cho
đến đầy hầm, trên mặt lớp trên cùng phun dung dịch
Enchoice, sau đó phủ bạt ủ kín.
+ Thời gian ủ trong giai đoạn 1 là 10 ngày.
11

Lưu ý: Trước khi đưa nguyên liệu vào hầm ủ, có thể
tiến hành phun 1 lần dung dịch Enchoice đã pha xung quanh
thành và nền hầm ủ cho thấm ướt đều.
- Giai đoạn 2: Đảo ủ lần một
+ Lấy nguyên liệu ra khỏi hầm ủ, đánh tơi và tiếp
tục xử lý với dung dịch enchoice. Ủ lại bằng cách cho lớp
ngoài vào trong, lớp dưới lên trên xong phủ bạt ủ đống.
+ Thời gian ủ trong giai đoạn này là 20-25 ngày.
- Giai đoạn 3: Đảo ủ lần hai.
+ Pha tiếp 40 ml chế phẩm Enchoice với 20 lít
nước, sau đó tiến hành phun và đảo trộn tương tự giai đoạn 2.
+ Thời gian ủ trong giai đoạn này là 15 ngày.
Sau giai đoạn này, phân đã có màu nâu thâm đồng
nhất, tơi và chín đều. Khi đó có thể đóng gói thành phẩm và
sử dụng được.
3. Một số lưu ý trong sản xuất phân hữu cơ sinh học và
chế phẩm enchoice
Đối với nguyên liệu khô nên tưới ẩm bằng nước sạch
trước khi ủ ít nhất 12 giờ.
a. Chọn nơi ủ
- Nên ủ ở những nơi thuận tiện cho việc sử dụng và thu

gom nguyên liệu, hầm ủ có nền đất nện hoặc xi măng, khô
ráo hoặc lót nền đất bằng vải nilon. Nên rạch rãnh xung
quanh cho nước chảy vào hố gom nhỏ tránh nước ủ phân
chảy ra ngoài khi tưới ẩm quá. Có thể ủ trong nhà kho,
chuồng nuôi không còn sử dụng Nếu có điều kiện thì tốt
nhất là nên xây hầm ủ.
12

- Chế phẩm sau khi đã pha với nước theo tỷ lệ nhất
định được tưới đều cho rơm sao cho rơm ướt đều và nước
không bị ngấm chảy ra xung quanh đống ủ, độ ẩm đạt khoảng
55 – 60 %.
b. Che phủ và bảo quản
- Sau khi ủ xong, cần phải đậy hầm ủ bằng bạt, bao tải
dứa hoặc nilon.
- Để đảm bảo tốt hơn và tránh ánh nắng trực tiếp đống
ủ nên che thêm tấm che bằng lá hoặc mái lợp.
- Vào mùa đông, cần phải che đậy kỹ để nhiệt độ đống
ủ được duy trì ở mức 40-50
0
C.
c. Kiểm tra độ ẩm
Thử độ ẩm thích hợp bằng cách bóp nguyên liệu ủ
trong nắm tay vừa ướt, vón cục nhưng không chảy nước.
Trong quá trình ủ, cứ 7-10 ngày nên tiến hành kiểm tra
nhiệt độ (>50ºC), đảo trộn đều, nếu thấy đống ủ khô thì có thể
tưới thêm nước để đảm bảo độ ẩm.
4. Lợi ích của quy trình sản xuất phân hữu cơ từ phế thải
trồng nấm
- Về kinh tế: Giảm chi phí sản xuất.

+ Giảm từ 30-40% lượng phân hóa học và thuốc bảo
vệ thực vật thông thường.
+ Giá thành rẻ hơn rất nhiều so với phân hữu cơ vi
sinh sản xuất ở quy mô công nghiệp.
- Về môi trường: Giảm ô nhiễm môi trường.
+ Giảm sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực
vật.
13

+ Tận dụng triệt để phế thải trồng nấm và phế thải
nông nghiệp.
+ Trả lại độ phì nhiêu cho đất canh tác.
5. Phương pháp bón phân hữu cơ vi sinh cho một số cây
trồng
STT
Loại
cây
trồng
Lượng phân
hữu cơ vi sinh
bón (kg/sào)
Lượng NPK giảm (% so
với lượng bón thông
thường)
Vụ 1
Vụ 2
Vụ 3
1
Lúa
100-150

10
20
40-45
2
Rau màu
100-150
10
25
40
3
Chè
120-170
10
15
30-40
Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón hiệu quả chậm,
nên được sử dụng chủ yếu để bón lót với liều lượng như trên.
Đối với phân NPK, tùy thuộc vào tập quán bón phân và thực
tế canh tác có thể giảm đến 40-45% vào vụ thứ 3 khi sử dụng
phân hữu cơ vi sinh, từ vụ thứ 4 trở đi có thể duy trì mức
giảm 40-50% lượng NPK thông thường. Với thuốc bảo vệ
thực vật từ vụ thứ 2 trở đi người nông dân tùy tình hình thực
tế có thể giảm 20-35% so với lượng sử dụng thông thường.






14



Quy trình sản xuất phân hữu cơ từ bã thải trồng nấm bằng
chế phẩm sinh học Enchoice (45- 52 ngày)











Xử lý nguyên liệu
(làm tơi, tạo ẩm trước 12h)
Ủ nguyên liệu với chế
phẩm (10 - 12 ngày)
Chuẩn bị hầm ủ (2m
3
)
(2 x 1 x 1m)
Đảo lần 1, ủ đống
(20 - 25 ngày)

Đảo lần 2, ủ đống
(15 ngày)

15




Chế phẩm Enchoice được pha với nước theo tỷ lệ quy định
16















Phun dung dịch Enchoice đã pha cho thấm đều vào nguyên
liệu và thành và nền hầm ủ
17


Cho nguyên liệu đã được phun chế phẩm Enchoice vào bể ủ,
nén chặt
18



Phun dung dịch Enchoice lần cuối trên bề mặt nguyên
liệu và đậy kín hầm ủ
19

QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ
VI SINH TỪ PHẾ THẢI NÔNG NGHIỆP
KẾT HỢP VỚI PHÂN CHUỒNG TƯƠI

1. Nguyên liệu sản xuất
- Phế thải nông nghiệp: Rơm, bá mía, bã sắn,
- Phân chuồng tươi
2. Quy trình kỹ thuật sản xuất
a. Xây dựng hầm phân hữu cơ vi sinh

- Cấu tạo hầm ủ (đối với hầm ử 2m
3
)
+ Kích thước (trong lòng)
Dài: 02m
Rộng: 01m
20

Cao: 01m
+ Tường xây: dày 0,1m
+ Nắp hầm: được dùng bạt nhựa để phủ đậy miệng
hầm, có thể dùng mái che bằng lợp tôn tráng kẽm hoặc tôn
fibroximăng hoặc lợp lá để hạn chế ảnh hưởng của mưa nắng
và giữ độ ẩm, nhiệt độ ổn định cho hầm ủ.
- Yêu cầu kỹ thuật
+ Tường xây bằng gạch đặc M75, vữa xi măng

M75
+ Đáy hầm lót đá và tô bằng vữa xi măng
+ Hầm được xây nổi có lỗ thoát nước và có cửa
nhằm thuận tiện cho qus trình thao tác trong suốt quá trình ủ
và được bao kín bởi bạt che không thấm nước nhằm giữ nhiệt
độ ổn định trong quá trình ủ.
b. Thực hiện quá trình ủ rơm và phân chuồng tươi
- Chuẩn bị hầm ủ.
Phun ướt xung quanh bên trong hầm ủ kể cả đáy bằng
chế phẩm P.MET với liều lượng 0,2 lít/m
2

- Quá trình ủ nguyên liệu.
+ Nguyên liệu: 50% rơm phế thải và 50% phân
chuồng tươi (số lượng tương ứng với thể tích hầm ủ). Với
hầm ủ 2m
3
lượng rác là 1.370kg.
+ Tập trung nguyên liệu về sân vườn và được phun
ẩm bằng nước, đảo trộn đều và ủ khoảng 6 - 8 tiếng ngoài trời
(thoáng, mát).
+ Trước khi cho vào hầm ủ, nguyên liệu được trộn
đều phun chế phẩm EM với liều lượng 01 lít/m
3
nguyên liệu.
21

+ Đưa nguyên liệu vào hầm ủ theo từng lớp dày
0,2m, giữa hai lớp liền nhau được phun EM với liều lượng
0,4 lít/m

2
(lần lượt cho đến đầy hầm). Mặt lớp trên cùng phun
EM với liều lượng 0,4 lít/m
2
, sau đó dùng bạt đậy phủ kín.
+ Trong quá trình ủ, định kỳ 10 ngày một lần, xáo trộn đều
nguyên
liệu kết
hợp với
bổ sung
chế phẩm
EM với
liều lượng
02
lít/01lần.
Quá trình
ủ được
thực hiện
trong suốt
50 – 60
ngày.
- Kết thúc quá trình
+ Nguyên liệu đã được phân hủy, sau khi ủ khoảng
50 ngày (ủ hiếm khí và hiếu khí) được bốc ra sàng phân loại
với mắc lưới 1cm x 1cm, lượng hữu cơ dễ phân hủy chiếm
khoảng 95%, 5% rác hữu cơ khó phân hủy.
+ Lượng rác đã phân hủy: mùn hữu cơ dùng bón
cây hoặc tiếp tục nghiền tinh trước khi đóng gói ra sản phẩm
22


+ Lượng rác hữu cơ khó phân hủy: được băm nhỏ
và tiếp tục ủ từ 7 - 10 ngày sau đó trộn lẫn với phân hữu cơ dễ
phân hủy.
Như vậy, với hầm ủ 2m
3
ban đầu với khối lượng phân
chuồng tươi và rơm phế thải ban đầu là 1.370kg, sử dụng chế
phẩm PMET lượng 19,4 lít PMET, quá trình ủ hoàn tất
khoảng 60 ngày, thu được khoảng 885kg (chiếm 64% trước
khi ủ và 91% sau khi ủ) phân hữu cơ vi sinh, còn lại là 88kg
khó phân hủy (chiếm 6% so với trước khi ủ hay 9% sau khi
ủ).

















23


MỤC LỤC
QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH TỪ
PHẾ THẢI TRỒNG NẤM 1
I. PHÂN HỮU CƠ VI SINH VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
PHÂN HỮU CƠ VI SINH 3
1. Khái niệm về phân hữu cơ vi sinh 3
2. Hiệu quả sản xuất phân hữu cơ vi sinh 4
II. QUY TRÌNH KỸ THUẬT SỬ DỤNG CHẾ PHẨM
ENCHOICE SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC
TỪ PHẾ THẢI TRỒNG NẤM 6
1. Giới thiệu về chế phẩm sinh học Enchoice 6
2. Quy trình sản xuất phân hữu cơ từ bã thải trồng nấm
bằng chế phẩm sinh học Enchoice (45-52 ngày) 7
3. Một số lưu ý trong sản xuất phân hữu cơ sinh học và chế
phẩm enchoice 11
4. Lợi ích của quy trình sản xuất phân hữu cơ từ phế thải
trồng nấm 12
5. Phương pháp bón phân hữu cơ vi sinh cho một số cây
trồng 13
QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ
VI SINH TỪ PHẾ THẢI NÔNG NGHIỆP 19
KẾT HỢP VỚI PHÂN CHUỒNG TƯƠI 19
1. Nguyên liệu sản xuất 19
2. Quy trình kỹ thuật sản xuất 19


24



×