Đề tài : Quản Lý Tuyển Sinh Đại Học
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
&
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Xây Dựng Chương Trình Quản lý tuyển sinh đại học.
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Phạm thị Thuận.
Sinh viên thực hiện : Lê Xuân Sơn.
Lớp : CDTT 03-01.
Hà nội, tháng 6 năm 2012
Đề tài : Quản lý Tuyển sinh đại học
Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………1
Danh mục bảng biểu Danh sách hình vẽ:…………………………….… 3
Chương 1: Mở đầu………………………………………………… 3
1.1 Giới thiệu đề tài quản lý công tác tuyển sinh…………………………3
1.2 Nhận xét ưu khuyết điểm của hệ thống cũ và chuyển sang hệ thống
mới……………………………………………………………………… 3
1.3 Nhiệm vụ của hệ thống mới………………………………………… 3
1.4 Ngôn ngữ sử dụng cho project ……………………………………….4
Chương 2: Phân tích hệ thống ………………………………………5
2.1 Các ký hiệu sử dụng trong mô hình luồng dữ liệu:………………… 5
2.2. Các yêu cầu về xử lý của hệ thống hiện hành. ………………….… 7
2.3. Phân tích các yêu cầu về dữ liệu ………………………… …….… 7
2.4. Các yêu cầu về chức năng ……………………………… ….9
2.4.1 Biểu đồ phân rã chức năng: ……………… ………….… 9
2.4.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh:…………………… 11
2.4.3 Biểu đồ dữ liệu mức đỉnh:………………………… ……….12
2.4.4 Biểu đồ dữ liệu mức dưới đỉnh………………….……… ….13
Chương 3: Thiết kế hệ thống …………………………………….…17
3.1.Phân tích hệ thống về dữ liệu:…………………………….………… 17
3.1.1 Xác định các thực thể:………… ………… ……………….…17
3.1.2. Xác định kiểu liên kết:……………………………….…… 17
3.1.3. Lập biểu đồ cấu trúc dữ liệu theo mô hình quan hệ:………….20
3.2. Các bảng dữ liệu……………………………………… ………….…21
3.3 Thiết kế giao diện ……………………………………………….… 23
3.3.1. Thiết kế các biểu mẫu thu nhập thông tin…….…………… 23
3.3.2 .Mã hoá thông tin…………………………………………… 23
3.3.3. Thiết kế màn hình…………… ……………………………….24
3.3.4. Thiết kế menu chính………………………………………… 24
3.3.5 Thiết kế cơ sở dữ liệu …………………………………… 25
3.3.6 Thiết kế đầu xuất …… …………………………………….…26
Lê Xuân Sơn lớp : CDTT – 03 - 01
2
Đề tài : Quản lý Tuyển sinh đại học
3.3.7 Thiết kế các module chương trình ……… ………….…….… 26
Chương 4: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng…… .…… ………… …30
4.1. Hướng dẫn cài đặt…………………………………………… 30
4.2. Hướng dẫn sử dụng……………………………………… 30
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Lê Xuân Sơn lớp : CDTT – 03 - 01
3
Đề tài : Quản lý Tuyển sinh đại học
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay tin hoc là một ngành mũi nhọn trong mọi hoạt động xã hội, nó đã
trở thành một bộ phận không thể thiếu trong thời đại “ Khoa học kỹ thuật”. Nó đã
và đang đi vào mọi lĩnh vực của cuộc sống. Với sự phát triển không ngừng, nó đã
mở ra một trang lịch sử mới cho nhân loại, đánh dấu một bước ngoặt mới của xã
hội. Tin học ngày nay đã phát triển rộng khắp thế giới, nó xâm nhập vào tất cả mọi
lĩnh vực: xã hội, kinh tế, chính trị, quốc phòng… mà đặc biệt nó làm thay đổi toàn
bộ bề mặt của nền khoa học kỹ thuật của chúng ta.
Trong công tác quản lý, việc sử dụng máy tính đóng một vai trò quan trọng,
nó không những giúp quản lý công việc tốt mà còn nhanh chóng đưa ra các phương
án lựa chọn để tham khảo lấy làm cơ sở định hướng cho công việc. Hàng ngày, việc
quản lý thông tin quá cồng kềnh chưa nói đến việc phải cập nhật, sửa chữa và xuất
những thông tin tổng hợp từ những mảng thông tin rời rạc khi cần thiết. Trước đây
một khối lượng lớn công việc nếu quản lý bằng tay, thì nay công việc đã trở nên
nhàn rỗi, chính nhờ vào công nghệ thông tin mà chính xác đó là máy tính, một công
cụ thu nhập, lưu trữ và xử lý số liệu. Vì vậy, việc đưa máy tính vào áp dụng trong
quản lý là điều đáng làm và cấp thiết.Với 1 lượng lớn thí sinh đến dự thi vào 1
trường đại học nếu quản lý mà không chính xác thì sẽ gây ra 1 vấn đề lớn rất bất
cập.Vì vậy việc xây dựng 1 phần mềm quản lý tuyển sinh cho 1 trường đại học là
hết sức cần thiết.Nhà trường sẽ chủ động hơn trong việc quản lý 1 lượng thí sinh
lớn. Em xin vận dụng những kiến thức đã học để thiết kế chương trình quản lý
tuyển sinh đại học với đề tài: " Xây dựng phần mềm quản lý tuyển sinh đại
học".Vì thời gian có hạn, chắc chắn trong bài tập còn có nhiều thiếu xót. Chúng em
rất mong sự giúp đỡ và góp ý của cô để chương trình được hoàn thiện, cho chúng
em được tích luỹ kinh nghiệm để phục vụ sau này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn .
Lê Xuân Sơn lớp : CDTT – 03 - 01
4
Đề tài : Quản lý Tuyển sinh đại học
Danh mục bảng biểu Danh sách hình vẽ:
STT Số thứ tự Nội dung Số trang
1 Hình 3.1 Sơ đồ phân cấp chức năng 10
2 Hình 3.2 Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ
cảnh
11
3 Hình 3.3 Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 12
4 Hình 4.1 Sơ đồ quan hệ thực thể 18
5 Hình 5.1 Form chính 27
6 Hình 5.2 Giao diện nhập hồ sơ 27
7 Hình 5.3 Giao diện nhập SBD,phòng
thi,địa điểm thi
28
8 Hình 5.4 Quản lý điểm 29
Chương 1: Mở đầu
Lê Xuân Sơn lớp : CDTT – 03 - 01
5
Đề tài : Quản lý Tuyển sinh đại học
1.1. Giới thiệu đề tài quản lý công tác tuyển sinh.
Công tác tuyển sinh là một vấn đề mang tính thực tế sâu sắc. Xuất phát từ
những yêu cầu thực tế về công tác tuyển sinh trong những năm qua ta thấy: có nhiều
thành phần và thông tin cần quản lý. Thực sự có khối lượng công việt rất lớn rất cần
đến sự trợ giúp của máy tính .
Các chương trình đang sử dụng đã hỗ trợ phần nào những khó khăn trong
việc tuyển sinh nhưng nói chung vẫn chưa thoả mãn được nhu cầu rất cần thiết
trong khi công tác tuyển sinh ngày càng có nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh như hiện
nay. Vì vậy trong đồ án này chúng em muốn đưa ra một cách tiếp cận mới và giải
quyết vấn đề này với mục tiêu tự động hoá công việc tính toán, xử lí tài liệu, cách
thức truy xuất thông tin giảm thiểu công tác xử lý thủ công. Giảm thiểu nhiệm vụ
của con người trong hệ thống tạo nên sự thống nhất các chức năng thành một hệ
thống thống nhất có tổ chức chặt chẽ.
1.2. Nhận xét ưu khuyết điểm của hệ thống cũ và chuyển sang hệ thống
mới.
Qua quá trình khảo sát, tìm hiểu về công tác tuyển sinh vào các trường đại
học chúng em thấy hệ thống lúc này còn nhiều vấn đề yếu kém, hệ thống tuyển sinh
đại học bây giờ chỉ đơn thuần là sắp xếp dữ liệu trên máy tính, in các giấy báo thi
cho từng thí sinh. Ở hệ thống này còn quá nhiều khâu mà phải tính thủ công dễ dẫn
đến nhầm lẫn về điểm số giữa các thí sinh. Vấn đề tìm kiếm thông tin ở hệ thống
này có nhiều khó khăn mất nhiều thời gian.Với những yếu kém trên ban tuyển sinh
quyết định cải tiến hệ thống tuyển sinh nhằm rút ngắn thời gian xử lý tránh cho thí
sinh phải đợi kết quả thi trong thời gian dài.Đảm bảo cho xử lý dữ liệu nhanh
chóng, công tác xử lý thông tin diễn ra nhanh chóng. Cho phép trao đổi thông tin
nhanh chóng giữa các bộ phận của hệ thống.
Hệ thống cho phép tra cứu nhanh chóng các thông tin, điểm số in danh sách,
giấy báo thi, báo điểm.
1.3. Nhiệm vụ của hệ thống mới
Lê Xuân Sơn lớp : CDTT – 03 - 01
6
Đề tài : Quản lý Tuyển sinh đại học
Qua những vấn đề mang nhiều tính khái quát trên ta đã có thể xác định được
nhiệm vụ cơ bản của hệ thống quản lý công tác tuyển sinh vào các trường đại học.
Mục tiêu cơ bản của hệ thống mới là phát huy những điểm tích cực của hệ
thống đã có, khắc phục những vấn đề còn thiếu xót để tạo nên hệ thống mới hoàn
thiện hơn đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết của thực tế. Các máy tính trong hệ
thống có nhiệm vụ cập nhật hồ sơ tuyển sinh của các thí sinh phải phân loại theo
từng khu vực tuyển sinh, đối tượng dự tuyển và các mức ưu tiên cho thí sinh. Toàn
bộ thông tin về thí sinh đăng kí dự thi sẽ được lưu trong cơ sở dữ liệu tại máy chủ
khi đã kiểm tra về thông tin dự thi hợp lệ hệ thống tuyển sinh sẽ lên danh sách
phòng thi, số báo danh địa điểm dự thi đồng thời in ra giấy báo thi (tài liệu xuất ) và
gửi cho từng thí sinh đăng kí dự thi. Khi thí sinh đã nộp bài thi thì ban tuyển sinh sẽ
rọc phách và chuyển bài cho cán bộ chấm thi. Còn thông tin về số báo danh, số
phách sẽ được lưu lại để thuận lợi cho việc khớp điểm sau này. Khi cán bộ chấm thi
trả bài cho ban tuyển sinh thì hệ thông thực hiện nhiệm vụ lên điểm theo phách
(ghép phách ) của từng môn thi. Dựa vào những thông tin như số báo danh, số
phách để thực hiện việc ghép phách và lên kết quả. Sau khi tính toán hệ thống đưa
ra và thông báo về kết quả tuyển sinh của các thí sinh ở dạng sau :
SBD Họ và tên Hộ khẩu Môn 1 Môn 2 Môn 3 Tổng điểm
3452 Nguyễn văn A KV1 7 9 1 25
1873 Bùi thị X KV2 6 10 2 27
…. … … …. … … ….
Sau khi đã có toàn bộ điểm của bài thi từng thí sinh, dựa vào chỉ tiêu xét tuyển và
quy chế tuyển sinh hệ thống xác định được điểm xét tuyển của trường. Đến đây hệ
thống có thể in giấy báo điểm cho thí sinh.
Vậy hệ thống mới đảm bảo cho công tác tìm kiếm kết quả thuận lợi, cụ thể là
các tiêu chí như: tìm kiếm theo số báo danh, tên, trường.
1.4 Ngôn ngữ sử dụng cho project
Lê Xuân Sơn lớp : CDTT – 03 - 01
7
Đề tài : Quản lý Tuyển sinh đại học
C# là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được phát triển bởi Microsoft,
là phần khởi đầu cho kế hoạch .NET của họ. Tên của ngôn ngữ bao gồm ký tự
thăng theo Microsoft nhưng theo ECMA là C#, chỉ bao gồm dấu số thường.
Microsoft phát triển C# dựa trên C++ và Java. C# được miêu tả là ngôn ngữ có
được sự cân bằng giữa C++, Visual Basic, Delphi và Java. C# được thiết kế chủ yếu
bởi Anders Hejlsberg kiến trúc sư phần mềm nổi tiếng với các sản phẩm Turbo
Pascal, Delphi, J++.
Đặc điểm ngôn ngữ :
C#, theo một hướng nào đó, là ngôn ngữ lập trình phản ánh trực tiếp nhất
đến .NET Framework mà tất cả các chương trình .NET chạy, và nó phụ thuộc mạnh
mẽ vào Framework này. Mọi dữ liệu cơ sở đều là đối tượng, được cấp phát và hủy
bỏ bởi trình dọn rác Garbage-Collector (GC), và nhiều kiểu trừu tượng khác chẳng
hạn như class, delegate, interface, exception, v.v, phản ánh rõ ràng những đặc trưng
của .NET runtime.
Lê Xuân Sơn lớp : CDTT – 03 - 01
8
Đề tài : Quản lý Tuyển sinh đại học
Tại sao nên sử dụng ngôn ngữ C#
Ngôn ngữ C# là một ngôn ngữ được dẫn xuất từ C và C++, nhưng nó được tạo từ
nền tảng phát triển hơn. Microsoft bắt đầu với công việc trong C và C++ và thêm
vào những đặc tính mới để làm cho ngôn ngữ này dễ sử dụng hơn. Nhiều trong số
những đặc tính này khá giống với những đặc tính có trong ngôn ngữ Java. Không
dừng lại ở đó, Microsoft đưa ra một số mục đích khi xây dựng ngôn ngữ này.
Những mục đích này được được tóm tắt như sau:
C# là ngôn ngữ đơn giản.
C# là ngôn ngữ hiện đại.
C# là ngôn ngữ hướng đối tượng.
C# là ngôn ngữ mạnh mẽ và mềm dẻo.
C# là ngôn ngữ có ít từ khóa.
C# là ngôn ngữ hướng module.
C# sẽ trở nên phổ biến.
Lê Xuân Sơn lớp : CDTT – 03 - 01
9
Đề tài : Quản lý Tuyển sinh đại học
C# là ngôn ngữ đơn giản
C# loại bỏ một vài sự phức tạp và rối rắm của những ngôn ngữ như Java và c++,
bao gồm việc loại bỏ những macro, những template, đa kế thừa, và lớp cơ sở ảo
(virtual base class). Chúng là những nguyên nhân gây ra sự nhầm lẫn hay dẫn đến
những vấn đề cho các người phát triển C++. Nếu chúng ta là người học ngôn ngữ
này đầu tiên thì chắc chắn là ta sẽ không trải qua những thời gian để học nó. Nhưng
khi đó ta sẽ không biết được hiệu quả của ngôn ngữ C# khi loại bỏ những vấn đề
trên.
Ngôn ngữ C# đơn giản vì nó dựa trên nền tảng C và C++. Nếu chúng ta thân
thiện với C và C++ hoặc thậm chí là Java, chúng ta sẽ thấy C# khá giống về diện
mạo, cú pháp, biểu thức, toán tử và những chức năng khác được lấy trực tiếp từ
ngôn ngữ C và C++, nhưng nó đã được cải tiến để làm cho ngôn ngữ đơn giản hơn.
Một vài trong các sự cải tiến là loại bỏ các dư thừa, hay là thêm vào những cú pháp
thay đổi. Ví dụ như, trong C++ có ba toán tử làm việc với các thành viên là ::, . , và
->. Để biết khi nào dùng ba toán tử này cũng phức tạp và dễ nhầm lẫn. Trong C#,
chúng được thay thế với một toán tử duy nhất gọi là . (dot). Đối với người mới học
thì điều này và những việc cải tiến khác làm bớt nhầm lẫn và đơn giản hơn.
Ghi chú: Nếu chúng ta đã sử dụng Java và tin rằng nó đơn giản, thì chúng ta
cũng sẽ tìm thấy rằng C# cũng đơn giản. Hầu hết mọi người đều không tin rằng
Java là ngôn ngữ đơn giản. Tuy nhiên, C# thì dễ hơn là Java và C++.
C# là ngôn ngữ hiện đại
Điều gì làm cho một ngôn ngữ hiện đại? Những đặc tính như là xử lý ngoại lệ,
thu gom bộ nhớ tự động, những kiểu dữ liệu mở rộng, và bảo mật mã nguồn là
những đặc tính được mong đợi trong một ngôn ngữ hiện đại. C# chứa tất cả những
đặc tính trên. Nếu là người mới học lập trình có thể chúng ta sẽ cảm thấy những đặc
tính trên phức tạp và khó hiểu.
Ghi chú: Con trỏ được tích hợp vào ngôn ngữ C++. Chúng cũng là nguyên nhân
gây ra những rắc rối của ngôn ngữ này. C# loại bỏ những phức tạp và rắc rối phát
sinh bởi con trỏ. Trong C#, bộ thu gom bộ nhớ tự động và kiểu dữ liệu an toàn được
tích hợp vào ngôn ngữ, sẽ loại bỏ những vấn đề rắc rối của C++.
C# là ngôn ngữ hướng đối tượng
Những đặc điểm chính của ngôn ngữ hướng đối tượng (Object-oriented
language) là sự đóng gói (encapsulation), sự kế thừa (inheritance), và đa hình
(polymorphism). C# hỗ trợ tất cả những đặc tính trên.
Lê Xuân Sơn lớp : CDTT – 03 - 01
10
Đề tài : Quản lý Tuyển sinh đại học
C# là ngôn ngữ mạnh mẽ và cũng mềm dẻo
Như đã đề cập trước, với ngôn ngữ C# chúng ta chỉ bị giới hạn ở chính bởi bản
thân hay là trí tưởng tượng của chúng ta. Ngôn ngữ này không đặt những ràng buộc
lên những việc có thể làm. C# được sử dụng cho nhiều các dự án khác nhau như là
tạo ra ứng dụng xử lý văn bản, ứng dụng đồ họa, bản tính, hay thậm chí những trình
biên dịch cho các ngôn ngữ khác.
C# là ngôn ngữ ít từ khóa
C# là ngôn ngữ sử dụng giới hạn những từ khóa. Phần lớn các từ khóa được sử
dụng để mô tả thông tin. Chúng ta có thể nghĩ rằng một ngôn ngữ có nhiều từ khóa
thì sẽ mạnh hơn. Điều này không phải sự thật, ít nhất là trong trường hợp ngôn ngữ
C#, chúng ta có thể tìm thấy rằng ngôn ngữ này có thể được sử dụng để làm bất cứ
nhiệm vụ nào. Bảng sau liệt kê các từ khóa của ngôn ngữ C#.
C# là ngôn ngữ hướng module
Mã nguồn C# có thể được viết trong những phần được gọi là những lớp, những
lớp này chứa các phương thức thành viên của nó. Những lớp và những phương thức
có thể được sử dụng lại trong ứng dụng hay các chương trình khác. Bằng cách
truyền các mẫu thông tin đến những lớp hay phương thức chúng ta có thể tạo ra
những mã nguồn dùng lại có hiệu quả.
C# sẽ là một ngôn ngữ phổ biến
C# là một trong những ngôn ngữ lập trình mới nhất. Nhưng ngôn ngữ này có một
số lý do để trở thành một ngôn ngữ phổ biến. Một trong những lý do chính là
Microsoft và sự cam kết của .NET .
Lê Xuân Sơn lớp : CDTT – 03 - 01
11
Đề tài : Quản lý Tuyển sinh đại học
Chương 2: Phân tích hệ thống
2.1 Giải thích các ký hiệu sử dụng trong mô hình luồng dữ liệu:
: Biểu thị luồng thông tin:
: Trong sơ đồ này được chỉ ra một chức năng hoặc một quá trình.
Chức năng quan trọng trong mô hình luồng dữ liệu là biến đổi thông tin, nghĩa là
thay đổi thông tin vào theo một cách tạo nào đó, như tổ chức lại thông tin hoặc
tạo thông tin mới.
: Biểu thị cho tác nhân ngoài.
Tác nhân ngoài là: các tổ chức hoặc cá nhân nằm ngoài hệ thống nhưng có
trao đổi trực tiếp với hệ thống, sự có mặt của các nhân tố này trên sơ đồ chỉ ra
giới hạn của hệ thống định rõ mối quan hệ của hệ thống với thế giới bên ngoài.
: Biểu thị kho dữ liệu.
Biểu diễn cho thông tin cần cất giữ sau đó một hoặc nhiều chức năng sử
dụng chúng.
Quan hệ 1-1:
A B
Mỗi đại diện cho lớp thực thể A chỉ tương ứng với một đại diện cho lớp thực
thể B và ngược lại.
Lê Xuân Sơn lớp : CDTT – 03 - 01
12
Đề tài : Quản lý Tuyển sinh đại học
Quan hệ 1- nhiều:
A < B
Mỗi đại diện trong lớp thực thể A có thể tương ứng với một hoặc nhiều đại
diện của lớp thực thể B, ngược lại mỗi một đại diện trong lớp thực thể B chỉ có thể
tương ứng với một đại diện trong lớp thực thể A.
Quan hệ nhiều- nhiều:
A > < B
Mỗi đại diện trong lớp thực thể A tương ứng với nhiều đại diện của lớp thực
thể B và ngược lại.
2.2. Các yêu cầu về xử lý của hệ thống hiện hành.
Trong quá trình xây dựng hệ quản trị trên máy tính, phân tích là công
việc đầu tiên không thể thiếu. Không thể đưa tin học hoá vào công tác quản lý
mà không qua quá trình phân tích. Hiệu quả mang lại phụ thuộc vào độ nông
sâu của quá trình phân tích ban đầu.
Để hệ thống mang tích thực tế đáp ứng được những nhu cầu của người dùng
dựa vào quá trình khảo sát hiện trạng và xác lập dự án chúng em xin đưa ra
những luồng thông tin cơ bản có thể đáp ứng được nhu cầu của hệ thống:
• Dữ liệu: hệ thống tuyển sinh chú trọng vào công tác xử lý, hồ sơ tuyển sinh,
xác định rõ các đối tượng ưu tiên, và cơ bản dựa vào điểm số của các bài thi
của từng thí sinh.
• Luồng thông tin vào: những thông tin nhận được từ lãnh đạo,ban tuyển sinh,
quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
• Luồng thông tin ra là các loại văn bản, báo cáo: Giấy báo thi, giấy báo điểm,
thông báo phòng thi, số báo danh, địa điểm thi, giấy dán phòng thi, sơ đồ
phòng thi( nếu cần), và kết quả thi.
Lê Xuân Sơn lớp : CDTT – 03 - 01
13
Đề tài : Quản lý Tuyển sinh đại học
2.3. Phân tích các yêu cầu về dữ liệu
Biểu mẫu đầu vào:
2.4. Các yêu cầu về chức năng
Lê Xuân Sơn lớp : CDTT – 03 - 01
14
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Độc lập_Tự do_Hạnh phúc
PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ THI (ĐKDT) Phiếu số 1
ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG NĂM 2008
1,Số phiếu:(Thí sinh không ghi mục này.Khi thu phiếu
trước khi đánh số phiếu,các đơn vị cần đọc kỹ hướng dẫn của Bộ )
2,Trường đăng ký dự thi:
Tên trường:……………………….
Ký hiệu trường khối thi mã ngành
3,Họ, chữ đệm và tên của thí sinh:
……………………………………………… Giới(nữ ghi 1,nam ghi 0)
4,Ngày tháng và 2 số cuối của năm sinh:
(Nếu ngày và tháng sinh nhỏ hơn 10 thì
Ghi số 0 vào đầu ô)
Ngày tháng năm
5,Nơi sinh(Ghi rõ xã, phường, huyện,quận, tỉnh, thành phố):……………………………
6,Dân tộc(Ghi bằng chữ):……………………………………………………………………
7,Thuộc khu vực nào thì khoanh tròn vào ký hiệu của đối tượng đó:01,02,03,04,05,06
07.Sau đó ghi ký hiệu vào 2 ô.Nếu không thuộc diện ưu tiên thì để trống
8,Hộ khẩu thường trú :………………………………….
………………………………………………………
Mã tỉnh Mã huyện
9,Nơi học THPT hoặc tương đương
Năm lớp 10:…………………………
Năm lớp 11:…………………………
Năm lớp 12:…………………………
Mã tỉnh Mã trường
10,Thuộc khu vực nào thì khoanh tròn vào ký hiệu khu vực đó(KV1,KV2-NT,KV2,KV3)
11,Nơi nộp hồ sơ đăng ký dự thi:……………………… Mã đơn vị ĐKDT
12,Giấy chứng minh số:
(Ghi mỗi số 1 ô)
13,Gửi giấy báo dự thi,giấy chứng nhận kết quả thi,phiếu báo điểm cho ai,theo địa chỉ nào ?:
………………………………………………….Điện thoại……………………
Tôi xin cam đoan những lời khai trong phiếu DDKDT này là đúng sự thật.Nếu sai tôi xin chịu xử lý
theo Quy chế Tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngày tháng năm 2008
Chữ ký của thí sinh
Đề tài : Quản lý Tuyển sinh đại học
2.4.1 Biểu đồ phân rã chức năng:
Chứng năng duy nhất của hệ thống mang tên “quản lý tuyển sinh ĐH”
Trong biểu đồ phân rã chức năng thì chức năng chung này được phân rã
thành các chức năng con:
Xử lý hồ sơ
Làm số báo danh, phòng thi
Xử lý bài thi
Khớp điểm
Lên điểm theo phách
Tìm kiếm thống kê
In ấn.
Biểu đồ phân rã chức năng:
Lê Xuân Sơn lớp : CDTT – 03 - 01
15
Đề tài : Quản lý Tuyển sinh đại học
Hình 3.1 Sơ đồ phân cấp chức năng
2.4.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh:
Lê Xuân Sơn lớp : CDTT – 03 - 01
QL
Tuyển
Sinh
Quản lý hồ
sơ
Quản lý điểm
Thống Kê
Báo Cáo
Cập nhật hồ
sơ
Xếp phòng
Đánh số báo
danh
Làm phách
Ghép phách
Lên điểm theo
phách
Danh sách
phòng thi
Phiếu báo điểm
Danh sách
trúng tuyển
Lập giấy báo
dự thi
Tìm kiếm
Tìm kiếm theo
tên
Tìm kiếm theo
số báo danh
16
Quản Lý Tuyển
Sinh
Thí sinh
Cán bộ
chấm thi
Ban tuyển sinh
Đề tài : Quản lý Tuyển sinh đại học
Mức khung cảnh tương ứng với mức 0 của biểu đồ phân cấp chức năng. Ta coi
nó như một “hộp đen”, mọi thông tin từ môi trường ngoài đi vào hệ thống sẽ là
thông tin đầu vào. Mọi thông tin từ hệ thống đưa ra bên ngoài là các thông tin đầu
ra. Nhiệm vụ của hệ thống là phải xử lý, biến đổi các thông tin đầu vào thành kết
quả đầu ra.
Hồ sơ Quy chế ts
Yêu cầu
Bài thi
Báo cáo kq
Đơn phúc tra
Giấy báo thi
Điểm thi ts
Bài thi
Hình 3.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh
Các tác nhân ngoài: -Thí sinh: người dự thi
-Ban tuyển sinh: Ban lãnh đạo công tác tuyển sinh
đưa ra các quy chế xét tuyển.
2.4.3 Biểu đồ dữ liệu mức đỉnh:
Lê Xuân Sơn lớp : CDTT – 03 - 01
17
Hồ sơ
Lưu trữ
Trường đại học
1.Xử lý
hs
2.Lên
SBD,
phòng thi
3.Xử lý
bài thi
Cán bộ
chấm thi
Khớp điểm
6.In kết quả
Lên điểm
theo phách
Đề tài : Quản lý Tuyển sinh đại học
Hồ sơ
Thí sinh
Bài ,
thi
Đã làm phách
Bài
thi đã
chấm
đối tượng
ưu tiên
Quy
chế
Ban tuyển
sinh
Thí sinh
Kết quả ts
Thống kê
Hình 3.3 Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
Lê Xuân Sơn lớp : CDTT – 03 - 01
18
Hồ sơ
Hồ sơ
Môn thi/phách/ SBD
Môn/SBD/Điểm
SBD/phòng/thí sinh
Môn/Phách/Điểm
Thí sinh
Tiếp nhận
hồ sơ
KiÓm tra
Hồ sơ
Nhập số
báo
danh và
phòng
In thông
báo phòng
thi
Đánh
SBD xếp
phòng
Đề tài : Quản lý Tuyển sinh đại học
2.4.4 Biểu đồ dữ liệu mức dưới đỉnh
a) Chức năng 1 : Tiếp nhận hồ sơ(thủ công)
Chức năng xử lý hồ sơ có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký dự
tuyển của từng thí sinh. Hồ sơ hợp lệ được lưu vào kho “Hồ sơ”.
b) Chức năng 2:Lên số báo danh và xếp phòng thi
Chức năng lên số báo danh phòng thi lấy thông tin từ kho hồ sơ, chức năng
dựa vào hồ sơ đăng ký dự thi của các thí sinh từ đó lập số báo danh sắp
xếp phòng thi. Sau khi lên số báo danh và phòng thi thì lưu số báo danh
, phòng thi của từng thí sinh vào kho “Số Báo Danh/ Phòng/ Thí sinh”
Lê Xuân Sơn lớp : CDTT – 03 - 01
19
Hồ sơ
SBD/phòng/thí sinh
Thí Sinh
Dọc
phách
Nhập
số
phách
Cán bộ
chấm thi
Cán bộ
chấm thi
Lên
Điểm
Nhập theo
điểm
phách
Ghi nhận
điểm
Đề tài : Quản lý Tuyển sinh đại học
c) Chức năng 3 : Xử lý bài thi
Bài thi
Bài thi đã dọc phách .
d) Chức năng “xử lý bài thi”. Nhận bài thi của thí sinh thực hiện việc tạo phách
và lưu vào kho “ Môn thi/ Phách/ Số báo danh” . Đồng thời gửi bài thi đã dọc
phách cho cán bộ chấm thi.
e) Chức năng 4 : Khớp điểm
Bài thi đã chấm
Chức năng khớp điểm. Chức năng này dựa vào số phách sẽ tổng hợp tất cả các
môn thi và tổng hợp được điểm, sau đó lưu thông tin vào kho “Môn/ Phách/ Điểm”.
Lê Xuân Sơn lớp : CDTT – 03 - 01
20
Môn thi/phách/ SBD
Môn thi/phách/ Điểm
Ghép phách
Đối
chiếu
Xử lý ưu tiên
Đề tài : Quản lý Tuyển sinh đại học
e) Chức năng 5: Lên điểm theo phách
Bài thi đã ghép phách
Đối tượng
ưu tiên
Ban tuyển sinh Điểm các bài thi
Quy chế
Điểm của thí sinh
Chức năng lên điểm theo phách. Chức năng này lấy thông tin từ hai kho
“Môn thi/ Phách/ SBD” và “ Môn/ Phách/ Điểm”. Tại đây sẽ tổng hợp toàn bộ điểm
thi của các môn thi và sử lý kết quả tính toán điểm ưu tiên của từng thí
sinh dự thi theo số báo danh.
Lê Xuân Sơn lớp : CDTT – 03 - 01
21
Môn thi/phách/ SBDMôn thi/phách/ Điểm Môn thi/SBD/Điểm
Hồ sơ
Trêng §H
In
điểm
thi
In giấy báo thi
Thí sinh
Lưu trữ
Thống
kê
Trường ĐH
Thí sinh
Đề tài : Quản lý Tuyển sinh đại học
Chức năng 6: Chức năng in ấn
Địa chỉ TS Báo cáo
Giấy báo
thi
điểm
Giấy báo điểm Điểm của thí sinh
Chức năng in ấn: Lấy thông tin từ các kho Hồ sơ, Số báo danh, phòng thí
sinh, Môn/ Phách/ Điểm và trả thông tin về các tài liệu xuất như giấy báo thi,
giấy báo điểm, kết quả và các loại báo cáo.
g) Chức năng 7: Chức năng tìm kiếm thống kê.
Điểm của ts
điểm
Yêu cầu
trả
Ban tuyển sinh lời
yêu
cầu
Chức năng tìm kiếm thống kê: Lấy thông tin đã được lưu trữ từ kho hồ sơ và điểm
của thí sinh để thống kê số thí sinh, điểm của thí sinh từ đó đưa ra điểm chuẩn.
Lê Xuân Sơn lớp : CDTT – 03 - 01
22
Hồ sơ
SBD/Phòng/Thí sinh
Hồ sơ
Đề tài : Quản lý Tuyển sinh đại học
Chương 3: Thiết kế hệ thống
3.1.Phân tích hệ thống về dữ liệu:
Phần trên ta đã xem xét các luồng thông tin di chuyển vào và ra khỏi hệ thống
cũng như các luồng thông tin truyền giữa các chức năng của hệ thống.
Phần này ta đi sâu vào phân tích nội dung của các luồng thông tin và mối liên
hệ về ý nghĩa dữ liệu giữa chúng.
Ta sử dụng mô hình thực thể quan hệ, một công cụ hiệu quả dùng trong mô
hình hoá dữ liệu để cấu trúc hoá dữ liệu để cấu trúc hoá dữ liệu và thể hiện tính tổ
chức dữ liệu của hệ thống. Theo mô hình này các thông tin được đưa vào các đối
tượng gọi là thực thể. Tính chất của nó được mô tả bởi các thuộc tính, mối quan hệ
giữa các thực thể thể hiện bằng quan hệ. Sơ đồ tổng thể gồm các thực thể của hệ
thống và mối quan hệ giữa chúng chính là sơ đồ thực thể liên kết sẽ cho ta hình ảnh
toàn vẹn về sơ đồ của hệ thống.
3.1.1 Xác định các thực thể:
Thực thể là các đối tượng mà hệ thống cần lưu trữ các thông tin nó có thể phụ thuộc
vào các nguồn:
Tài nguyên (người, đối tượng vật lý,địa điểm): thí sinh
Các giao dịch : hồ sơ tuyển sinh
Thông tin có cấu trúc: giấy báo thi, giấy báo điểm, danh sách thí sinh dán
phòng thi, giấy thống kê các học sinh thi.
Các thực thể của hệ thống gồm:
Hồ sơ tuyển sinh.
Hộ khẩu.
Đối tượng ưu tiên.
Đơn vị đăng kí.
Lê Xuân Sơn lớp : CDTT – 03 - 01
23
Đề tài : Quản lý Tuyển sinh đại học
Trường thi.
Ngành thi.
SBD/Tên/Phòng thi.
Môn/phách/SBD.
Môn/Phách/Điểm.
Kết quả thi.
3.1.2. Xác định kiểu liên kết:
Liên kết 1-1: Liên kết tầm thường, ít xảy ra trừ trường hợp cần bảo mật thông
tin, thường được tách thành 2 thực thể.
Liên kết 1-n: Là liên kết hay gặp nhất, mối liên quan thường được diễn tả
bằng các giới từ sở hữu “ cho, thuộc, của, là, có ”.
Liên kết n-n: phổ biến nhưng thường được thể hiện bằng liên kết 1-n bằng
cách thêm một thực thể trung gian.
Các thuộc tính:
Thuộc tính khoá nhận diện(còn gọi là khoá chính): xác định sự duy nhất thể
hiện của thực thể trong kiểu thực thể. (trong biểu đồ thể hiện bằng ký hiệu #)
Với các thực thể thuộc loại tài nguyên, khoá chính thường là một ID được sinh
gắn liền với đối tượng. Chẳng hạn khoá chính của thực thể Hồ sơ tuyển sinh là Số
hồ sơ, khoá chính của thực thể Trường là Mã trường.
Với các thực thể thuộc loại giao dịch, các giao dịch là những sự kiện xảy ra
với một đối tượng nào đó, lặp lại theo định kỳ tại một thời điểm nhất định nên nó
thường có ít nhất 2 khoá: một khoá xác định đối tượng nhận sự kiện, khoá kia xác
định thời điểm xảy ra sự kiện đó.
Với các thực thể thuộc loại thông tin cấu trúc hoá: khoá chính là các thông tin
xác định tính duy nhất của mỗi bản ghi trong tệp đó.
Lê Xuân Sơn lớp : CDTT – 03 - 01
24
Hồ sơ tuyển sinh
Đối tượng ưu tiên
Ngành thi
Môn/Phách/Điểm
Hộ khẩu
Đề tài : Quản lý Tuyển sinh đại học
Thuộc tính mô tả: xuất hiện ở mỗi kiểu thực thể, dùng mô tả các đặc trưng
của thực thể, đó là thuộc tính cố hữu. (trong biểu đồ thể hiện bằng ký hiệu @ ).
Thuộc tính kết nối(còn gọi là khoá ngoài) : là thuộc tính thể hiện vai trò kết
nối giữa 2 kiểu thực thể. Nó là thuộc tính khoá nhận diện của thực thể này đồng thời
là thuộc tính mô tả ở thực thể khác.
Sơ đồ quan hệ thực thể:
> <
Đơn vị đăng kí Trường thi
SBD/Tên/phòng
Môn/phách/SBD
^
< Kết quả >
Lê Xuân Sơn lớp : CDTT – 03 - 01
25